Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1418/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững Lâm Đồng

Số hiệu: 1418/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 10/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1418/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2030 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 165/TTr-SNN ngày 29/7/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030 định hướng đến năm 2050, với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung: Phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững có giá trị gia tăng cao; góp phần phục hồi, tăng độ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ổn định dân cư, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2030 nâng diện tích trồng Mắc ca toàn tỉnh đạt 26.000 ha, sản lượng 34.000 tấn; tỷ lệ sơ chế, chế biến đạt 90% trở lên.

- Định hướng đến năm 2050 đạt 39.500 ha, sản lượng 71.000 tấn.

II. Nội dung

1. Kế hoạch phát triển Mắc ca:

a) Trên đất nông nghiệp: Tiếp tục phát triển diện tích Mắc ca tại địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc; ổn định diện tích tại thành phố Đà Lạt và huyện Cát Tiên; phấn đấu đến 2030 diện tích đạt 16.600 ha, trong đó trồng thuần 470 ha, trồng xen 16.130 ha. Định hướng đến 2050 diện tích đạt 24.800 ha, trong đó trồng thuần 700 ha, trồng xen 24.100 ha.

b) Trên đất lâm nghiệp: Tiếp tục phát triển Mắc ca tại các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt; phn đu đến 2030 diện tích đạt 9.400 ha (trồng thuần 1.250 ha, trồng xen 8.150 ha); định hướng đến năm 2050 diện tích đạt 14.700 ha (trồng thuần 2.000 ha, trồng xen 12.700 ha).

(Chi tiết theo Phụ lục 01 và 02 đính kèm)

2. Sản xuất giống phục vụ phát triển Mắc ca:

a) Bộ giống mắc ca chủ lực trên địa bàn tỉnh gồm: QN1, 246, 508, 695, 741, 788, 800, 816, 842, 849, 900, A38, Daddow; tiếp tục phối hợp với cơ quan nghiên cứu các dòng mắc ca mới, triển vọng phù hợp với từng vùng sinh thái cho năng suất cao, chất lượng tốt.

b) Giai đoạn 2022 - 2030, nhu cầu giống phục vụ sản xuất 2.400.000 cây.

c) Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Mắc ca, đảm bảo diện tích Mắc ca trồng mới đều được trồng bằng cây giống ghép từ các dòng có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái.

3. Xây dựng, hoàn thiện quy trình, tập huấn kỹ thuật sản xuất Mắc ca

a) Đánh giá các biện pháp kỹ thuật và phương thức canh tác Mắc ca phù hợp với từng vùng sản xuất và theo từng đối tượng cây trồng chính trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

b) Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật về trồng xen Mắc ca trên đất nông nghiệp; trồng thuần và trồng xen trên đất lâm nghiệp; quy trình ghép cải tạo Mắc ca thực sinh.

c) Đào tạo tập huấn 60 lớp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân về kỹ thuật trồng thâm canh, thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm Mắc ca đảm bảo hiệu quả và bền vững.

4. Phát triển chế biến Mắc ca

a) Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu, quy mô công suất hệ thống chế biến phù hợp với khả năng đáp ứng của vùng sản xuất nguyên liệu, ưu tiên công nghệ chế biến sâu, hiện đại với những sản phẩm cao cấp, có giá trị cao.

- Đến năm 2030, phát triển thêm 14 cơ sở chế biến, nâng tổng số cơ sở sơ chế, chế biến đạt 50 cơ sở (10 cơ sở sơ chế và 40 cơ sở chế biến); nâng cao công suất sơ chế, chế biến nguyên liệu 20.000 tấn quả/năm; khối lượng sản phẩm sau chế biến đạt 10.000 tấn chủ yếu là quả khô sấy nứt, nhân hạt sấy khô, tinh dầu, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đến năm 2050, phát triển thêm 50 cơ sở chế biến, nâng tổng số cơ sở sơ chế, chế biến đạt 100 cơ sở (20 cơ sở sơ chế và 80 cơ sở chế biến); công suất sơ chế, chế biến nguyên liệu 50.000 tấn quả/năm; khối lượng sản phẩm sau chế biến đạt 25.000 tấn.

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển 06 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ Mắc ca bền vững (từ khâu cung cấp giống, vật tư, canh tác đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm); sản lượng sản phẩm Mắc ca tiêu thụ trong các chuỗi đạt trên 60% tổng sản lượng Mắc ca của tỉnh.

b) Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại chế biến các sản phẩm từ mắc ca có giá trị gia tăng cao (tinh dầu, bánh, kẹo ...) với công suất chế biến đạt 10.000-20.000 tấn Mắc ca/năm.

5. Xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm

a) Lồng ghép các chương trình, kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm Mắc ca Lâm Đồng.

b) Xây dựng các sản phẩm OCOP gắn với chỉ dẫn địa lý của địa phương về sản phẩm Mắc ca.

IV. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

1. Kinh phí lồng ghép theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021-2025; các chương trình, dự án khác của ngành nông nghiệp để hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch.

2. Kinh phí từ nguồn vốn huy động hp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định.

V. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về vốn đầu tư:

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển bền vững Mắc ca theo hướng xã hội hóa; chủ yếu là vốn của doanh nghiệp, người dân và các vốn hp pháp khác để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mắc ca.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển mắc ca thông qua lồng ghép tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện quy trình canh tác Mắc ca; đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất.

2. Giải pháp phát triển vùng trồng Mắc ca:

- Trên đất nông nghiệp: trồng thuần loài thay thế các diện tích cây dài ngày, vườn tạp kém hiệu quả; trồng xen Mắc ca trong vườn cây công nghiệp đảm bảo canh tác bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

- Trên đất lâm nghiệp: Trồng trên diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp thuộc quy hoạch lâm nghiệp nhằm phục hồi, tăng độ che phủ rừng góp phần thực hiện đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1836/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

3. Giải pháp kỹ thuật:

- Rà soát, hoàn thiện và ban hành các quy trình kỹ thuật trồng xen, trồng thuần mắc ca trên đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp; quy trình ghép cây Mắc ca thực sinh kém hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất giống mắc ca đáp ứng quy định về sản xuất, kinh doanh giống: tiếp tục bình tuyển cây đầu dòng; xây dựng, thiết lập vườn cây đầu dòng; hỗ trợ công tác nghiên cứu chọn lọc, nhập khẩu, khảo nghiệm các giống mới có năng suất chất lượng cao có khả năng kháng sinh vật hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Đào tạo tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến sản phẩm mắc ca đảm bảo đồng bộ các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình kỹ thuật góp phần đẩy mạnh phát triển ngành hàng mắc ca.

4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Lồng ghép các giải pháp vào Đề án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch phát triển thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng và các chương trình, đề án, kế hoạch ngành nông nghiệp có liên quan.

5. Giải pháp cơ chế chính sách: Áp dụng các chính sách của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến Kế hoạch, gồm: tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung chính sau:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch, đảm bảo các mục tiêu đề ra; hàng năm tiến hành rà soát, kịp thời tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các nội dung Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn và các quy định liên quan đến quy hoạch sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp (nếu có).

b) Tăng cường công tác quản lý sản xuất giống và phối hợp với các địa phương quản lý đảm bảo chất lượng, nguồn cung giống Mắc ca thực hiện Kế hoạch sản xuất hàng năm.

c) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình sản xuất Mắc ca trồng thuần, trồng xen trên đất nông nghiệp và lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.

d) Lồng ghép các nguồn kinh phí và thực hiện xã hội hóa để xây dựng các mô hình: vườn mẫu, vùng sản xuất Mắc ca bền vững, hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời triển khai các nội dung liên quan sản xuất, chế biến, tiêu thụ mắc ca trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021-2025 (phê duyệt tại Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh).

2. Các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Hội Nông dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung Kế hoạch tại địa phương (tích hp vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương); hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hp pháp để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương theo quy định.

c) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, nâng cao năng lực sản xuất cây giống, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, cơ sở sản xuất giống công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống mắc ca theo quy định.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Hội Nông dân t
nh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 01:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Hạng mục

ĐVT

Kế hoạch giai đoạn năm 2022 - 2030

Đến năm 2050

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

 

Tổng cộng diện tích

Ha

7.802

10.592

13.324

16.604

18.435

20.298

22.169

24.091

26.000

39.500

 

Diện tích kinh doanh

Ha

2.081

2.681

3.461

5.536

6.455

7.293

10.037

12.752

15.727

30.410

 

Sản lượng

Tấn

3.007

4.189

5.302

8.687

12.576

14.929

21.050

27.323

34.000

71.000

 

Diện tích trồng mới

Ha

406

2.720

2.735

3.284

1.833

1.865

1.872

1.923

1.908

13.516

 

- Diện tích trồng thuần

Ha

509

643

795

917

1.052

1.212

1.368

1.563

1.720

2.700

 

Diện tích kinh doanh

Ha

142

148

152

185

387

457

599

741

888

1.824

 

Sản lượng

Tấn

321

346

364

433

902

1.160

1.510

1.874

2.248

4.804

 

Diện tích trồng mới

Ha

44

139

152

125

135

161

157

196

157

980

 

- Diện tích trồng xen

Ha

7.293

9.949

12.529

15.687

17.383

19.087

20.801

22.528

24.280

36.800

 

Diện tích kinh doanh

Ha

6.371

8.946

11.522

14.675

16.366

18.064

19.773

21.495

23.241

35.479

 

Sản lượng

Tấn

3.091

4.488

5.822

9.982

11.675

13.769

19.540

25.450

31.752

66.196

 

Diện tích trồng mới

Ha

362

2.581

2.583

3.159

1.697

1.704

1.715

1.727

1.752

12.536

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất nông nghiệp

Ha

4.933

6.973

8.947

11.086

12.193

13.302

14.412

15.522

16.600

24.800

 

Diện tích kinh doanh

Ha

1.757

2.257

2.937

4.344

4.502

5.050

7.123

9.067

11.009

20.324

 

Sản lượng

Tấn

2.907

4.086

5.198

8.300

8.983

10.678

15.504

20.117

24.907

47.956

2

Đất Lâm nghiệp

Ha

2.869

3.619

4.377

5.518

6.242

6.996

7.757

8.569

9.400

14.700

 

Diện tích kinh doanh

Ha

324

424

524

1.193

1.953

2.243

2.914

3.686

4.718

10.086

 

Sản lượng

Tấn

100

103

104

387

3.593

4.251

5.546

7.206

9.093

23.044

 

PHỤ LỤC 2.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA BỀN VỮNG TỈNH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Địa phương

Tổng kế hoạch đến năm 2030

Trên đất nông nghiệp

Trên đất lâm nghiệp

Diện tích (ha)

Diện tích kinh doanh (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Diện tích kinh doanh (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Diện tích kinh doanh (ha)

Sản lượng (tấn)

 

TNG CỘNG

26.000

15.727

34.000,0

16.600

11.009

24.907

9.400

4.718

9.093

 

Tng trồng thuần

1.720

888

2.248

470

263

750

1.250

625

1.498

 

Tổng trồng xen

24.280

14.839

31.752

16.130

10.746

24.157

8.150

4.093

7.595

1

Huyện Lâm Hà

9.533

5.609

12.754

7.000

4.567

10.413

2.533

1.042

2.341

 

- Trồng thuần

-

-

-

-

-

-

 

 

 

 

- Trồng xen

9.533

5.609

12.754

7.000

4.567

10.412,8

2.533

1.042

2.341

2

Huyện Di Linh

5.297,0

3.881

8.882

2.879

2.350

6.102

2.418

1.531

2.780

 

- Trồng thuần

51

47

143

51

47

143

 

 

 

 

- Trồng xen

5.246

3.834

8.739

2.828

2.303

5.959

2.418

1.531

2.780

3

Huyện Bảo Lâm

2.956

1.753

4.186

1.361

853

2.046

1.595

900

2.140

 

- Trồng thuần

762

420

1.092

32

20

52

730

400

1.040

 

- Trồng xen

2.194

1.333

3.094

1.329

833

1.994

865

500

1.100

4

Huyện Đức Trọng

3.654

2.005

2.753

2.003

1.515

2.163

1.651

490

591

 

- Trồng thuần

532

243

382

185

133

217

347

110

165

 

- Trồng xen

3.122

1.762

2.371

1.818

1.382

1.945

1.304

380

426

5

Huyện Đam Rông

2.822

1.377

3.455

2.024

842

2.601

798

535

854

 

- Trồng thuần

248

115

224

130

45

126

118

70

98

 

- Trồng xen

2.574

1.262

3.231

1.894

797

2.475

680

465

756

6

Huyện Lạc Dương

924

640

770

924

640

770

-

-

-

 

- Trồng thuần

50

-

-

50

-

-

 

 

 

 

- Trồng xen

874

640

770

874

640

770

-

-

-

7

Thành phố Bảo Lộc

286

153

427

286

153

427

 

 

 

 

- Trồng thuần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trồng xen

286

153

427

286

153

427

 

 

 

8

Thành phố Đà Lạt

248

123

254

33

33

66

215

90

188

 

- Trồng thuần

17

17

49

2

2

4

15

15

45

 

- Trồng xen

231

106

205

31

31

62

200

75

143

9

Huyện Đơn Dương

230

165

491

40

35

291

190

130

200

 

- Trồng thuần

60

46

358

20

16

208

40

30

150

 

- Trồng xen

170

119

133

20

19

83

150

100

50

10

Huyện Đạ Tẻh

50

21

29

50

21

29

 

 

 

 

- Trồng thuần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trồng xen

50

21

29

50

21

29

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1418/QĐ-UBND ngày 10/08/2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030 định hướng đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.333

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.175.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!