Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1373/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Võ Kim Cự
Ngày ban hành: 19/05/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1373/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1908/SNN-KHTC ngày 19/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới (có Đề án kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TTr: Tỉnh y, HĐND tỉnh;
- Các đng chí Thường vụ Tỉnh ủy;
- Chủ tịch/các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh;
- Chi nhánh các Ngân hàng: CSXH, Phát triển, Nông nghiệp và PTNT;
- Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh;
- TTr: HU, HĐND, UBND các huyện, TP, TX;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Các chuyên viên VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NL.
Gửi VB giấy và điện tử.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Kim Cự

 

ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Thực hiện Nghị quyết s26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tỉnh đã xác định sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống đề án, quy hoạch, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện một bước tái cơ cấu Ngành và đạt được nhng kết quả quan trọng; một số lĩnh vực tạo được sự phát triển đột phá, hướng tới nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, phát triển bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, rõ nét cả về chiều rộng và đi vào chiều sâu, đã có 07 xã đạt chun, chỉ còn 19 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nhng năm qua, đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện đời sống của người nông dân, bảo đảm an sinh, n định chính trị, xã hội ở nông thôn.

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhìn chung quy mô còn nhỏ, manh mún, nhiều sản phẩm chưa gắn kết với thị trường; chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao; chưa khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Để tiếp tục đưa Nghị quyết 26-NQ/TW, 08-NQ/TU vào chiều sâu, thực tiễn cuộc sống và cụ thể hóa Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án “Táicấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới”.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP QUA HƠN 3 NĂM THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN, QUY HOẠCH, CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 08-NQ/TU

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng khá cao, cấu nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực

Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 4,4%/năm, riêng năm 2013 đạt 4,64%. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 58,8% năm 2011 xuống 54,6% năm 2013), tăng tỷ trọng chăn nuôi (từ 38,2% lên 41,3%), lâm nghiệp (từ 6,7% lên 7,9%) và thủy sản (từ 10,4% lên 11,4%); giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng từ 46% lên 49,6% trong tng giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Trồng trọt: Cơ bản bỏ trà Xuân sớm, tăng diện tích Xuân muộn (chiếm 83%), bố trí hợp lý trà Xuân trung; đưa nhanh các giống mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đi khí hậu vào sản xuất diện rộng, diện tích lúa hàng hóa đạt 21.100 ha, chiếm 22% tổng diện tích, tăng 40% so năm 2011. Thực hiện thành công mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa ven bin; mở rộng diện tích cam chất lượng cao, chuyn giao kỹ thuật khắc phục tình trạng suy thoái vườn bưởi và tăng khả năng ra hoa, đậu quả. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 62 triệu đồng/ha, tăng 6,9% so với năm 2011.

- Chăn nuôi: Tập trung tái cơ cấu đàn lợn giống theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng nhất, có năng suất, chất lượng cao, lấy doanh nghiệp để xây dựng và phát triển nguồn ging, hình thành 06 cơ sở lợn nái quy mô từ 400-2.000 con; phát triển nhanh gia trại, trang trại quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp, đến nay có 118 cơ sở quy mô từ 300-6.000 con/lứa; tng bước tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vng. Hình thức nuôi bò Zêbu gia trại, vỗ béo hướng thịt quy mô từ 10-40 con tăng nhanh, từ 83 lên 281 cơ sở; nuôi bò Charolaise chất lượng cao đạt kết quả bước đầu. Nuôi hươu thâm canh quy mô 10-70 con tăng nhanh, từ 3 lên 234 cơ sở.

- Lâm nghiệp: Chuyn hướng từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội; hình thành các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung; áp dụng công nghệ mới về giống, từng bước phát triển chế biến tinh, sâu, giảm dần chế biến thô. Độ che phủ rừng năm 2013 đạt 50%.

- Thủy sản: Phát triển nhanh hình thức nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, nuôi cá lồng bè; chuyển mạnh từ nuôi hộ gia đình sang tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghiệp công nghệ cao đạt 300 ha, tăng gp 02 ln so với năm 2011. Khai thác thủy sản chuyn dịch nhanh theo hướng tích cực, đội tàu đánh bắt xa bờ đạt 114 chiếc, tăng 75 chiếc; sản phẩm khai thác thủy sản có giá trị kinh tế cao tăng 19,6% so với năm 2011.

2. Thực hiện một bước tổ chức lại mô hình sản xuất theo hướng doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư

Sau hơn 3 năm, đã hình thành mới 2.521 mô hình sản xuất có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (trong đó có 280 mô hình doanh thu trên 01 tỷ đồng/năm); thành lập mới 98 doanh nghiệp nông nghiệp (nâng tổng số DN lên 368), 175 hợp tác xã (nâng s HTX lên 717), 80 tổ hợp tác (nâng số THT lên 210), 70 trang trại theo tiêu chí mới (nâng số trang trại lên 141); nhiều doanh nghiệp lớn mở rộng đầu tư vào nông nghiệp, như: Tng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Tập đoàn CP, Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh, Công ty TNHH Sao Đại Dương... Hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, thợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị, như: Chăn nuôi lợn, rau củ quả trên cát, chè, cao su, gỗ nguyên liệu rừng trồng; sản xuất lúa theo cánh đồng lớn, cơ sở chế biến rượu; một số khâu trong nuôi tôm, cá lồng bè... Tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng từ 12% năm 2011 lên 18% năm 2013 trong tng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

3. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi ruộng đất lần 2, tạo thêm động lực mới đẩy nhanh tiến độ gii hóa nông nghiệp; nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, công nghệ đã được chuyn giao, ứng dụng

- Sau chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp giảm 45% số thửa, diện tích bình quân một thửa tăng từ 250m2 lên 500m2; đã cấp, đi được 62,7% giy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất đạt 55,7%, tăng 12%; thu hoạch đạt 43,5%, tăng 13%; vận chuyển đạt 54,4%, tăng 16% so với năm 2011.

- Các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng, như: Giống lúa, rau củ quả mới, lợn siêu nạc, bò thịt chất lượng cao, tôm thẻ chân trắng, cá đặc sản... ng dụng quy trình kỹ thuật nuôi lợn trang trại quy mô lớn; công nghệ thụ tinh nhân tạo giống bò; nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao, nuôi cá lồng bè; quy trình sản xuất rau, củ, quả sạch, chất lượng cao trên vùng đất cát hoang hóa ven biển; kỹ thuật khai thác thủy sản tiên tiến...

4. Bảo quản, chế biến và ngành nghề nông thôn có bước chuyển biến tích cực

- Nâng cấp công nghệ, thiết bị các nhà máy chế biến chè, cao su, gỗ rừng trồng; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến súc sản theo công nghệ hiện đại của Châu Âu; hình thành các cơ sở mới chế biến bột cá, nhung hươu, rượu, hệ thống kho lạnh tại các cảng cá, cải tiến hầm bảo quản trên các tàu cá...

- Toàn tỉnh có 13 làng nghề, tạo việc làm cho khoảng 4.300 lao động, với thu nhập bình quân 22 triệu đồng/người/năm.

5. Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh; kết cấu hạ tầng được tăng cường, từng bước hoàn thiện

- Tng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2013 đạt 16,09 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,8% vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2013 đạt 6.153 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2011, chiếm 10,6% vốn đầu tư toàn xã hội.

- Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường, trong 3 năm đã nhựa, bê tông hóa 5.351km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa được 693 km kênh mương; xây dựng 906 km đường điện, nâng cấp 184 trường học đạt chuẩn; xây dựng 54 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 297 nhà văn hóa và khu thể thao thôn; xoá bỏ 7.654 nhà tạm; xây dựng, nâng cấp 55 khu nghĩa trang và 78 khu xử lý rác thải...

- Cơ sở hạ tầng sản xuất từng bước được đầu tư hoàn thiện, trong 3 năm đã hình thành 20 vùng nuôi trồng thủy sản, 08 vùng chăn nuôi tập trung; xây dựng mới 02 cảng cá, 04 khu neo đậu tránh trú bão; các cơ sở sản xuất giống lúa, tôm, cây lâm nghiệp, cây ăn quả; các công trình hạ tầng thiết thực phục vụ triển khai Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

6. Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp trong hơn 3 năm qua đã góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đi sống người nông dân

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 đạt 16,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,75%, giảm 6,69% so với năm 2011. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản còn 53,4% (giảm bình quân 1,5%/năm), tăng lao động công nghiệp lên 17,6%, lao động dịch vụ lên 29%.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; diện tích nuôi tôm thâm canh, sản xuất rau củ quả, cam, bưởi chất lượng cao, sản lượng chăn nuôi lợn, bò, hươu, thủy sản đánh bắt xa bờ... còn thấp; diện tích đất trồng lúa, cao su, rừng nguyên liệu kém hiệu quả còn khá lớn. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh còn thấp, rủi ro còn cao; một số địa phương có tình trạng nông dân bỏ ruộng.

2. Liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều, một số còn thiếu bền vững và đang chủ yếu với các gia trại, trang trại quy mô lớn; liên kết, hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn.

3. Công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp sạch, hữu cơ... chỉ mới ứng dụng ở một số sản phẩm; việc áp dụng các thành tựu về giống, công nghệ đtạo khối lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa lớn, đồng nhất chưa nhiều.

4. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề, dịch vụ thương mại nông thôn phát triển chậm; sản phẩm của hộ nông dân, hợp tác xã đang chủ yếu ở dạng thô, sơ chế, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá trị gia tăng thấp; động lực thị trường chưa rõ nét cho phát triển sản xuất trên nhiều sản phẩm.

5. Đời sống của người nông dân nhìn chung còn ở mức thấp và ngày càng chênh lệch giữa các vùng có lợi thế khác nhau. Tình trạng lạm dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, an toàn thực phẩm, ô nhiễm, suy thoái môi trường... đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách.

III. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân thành công

Nghị quyết 26-NQ/TW và Nghị quyết 08-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, sớm đi vào cuộc sống và đã tạo được sức lan tỏa lớn. Tỉnh đã xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống các đề án, quy hoạch, chính sách và ưu tiên cao nguồn lực; tập trung chỉ đạo quyết liệt, với cách làm chủ động, sáng tạo, thiết thực, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc.

2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Về khách quan: Xuất phát điểm nông nghiệp thấp, tập quán sản xuất quy mô nhỏ; động lực phát triển của mô hình kinh tế hộ trong nông nghiệp giảm mạnh. Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua của thị trường; môi trường cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư, phát triển bền vững.

- Về chủ quan: Việc triển khai thực hiện các đề án, chính sách đã ban hành ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, nhiều nơi còn lúng túng, chưa tập trung đúng mức tháo gỡ những nút thắt, khó khăn; một số cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là cấp xã, thôn chưa tâm huyết, trách nhiệm cao trong chỉ đạo phát triển sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Mạng lưới cán bộ nông nghiệp cơ sở, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn thiếu và yếu; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt thấp, trong khi chương trình đào tạo nghề đạt kết quả còn hạn chế.

IV. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Thứ nhất: Với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực và tập trung chỉ đạo phát triển, khai thác đúng lợi thế, dư địa tăng trưởng của từng sản phẩm, địa phương; tổ chức lại mô hình sản xuất theo phương châm doanh nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp, liên kết hóa trong sản xuất và xã hội hóa nguồn lực đầu tư, tạo quy mô sản phẩm lớn, đồng nhất, giá trị gia tăng cao, là định hướng đúng trong Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Thứ hai: Ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách bảo đảm vai trò dẫn dắt, kích hoạt, huy động các nguồn lực cho sự phát triển, hướng tới một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nâng cao thu nhập cho đa số người nông dân.

- Thứ ba: Tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ mọi rào cản trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục đầu tư để thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khắc phục những tồn tại, khó khăn của mô hình kinh tế hộ, hợp tác xã, ruộng đất manh mún, tạo điều kiện cho xu thế phát triển một nền nông nghiệp tập trung, quy mô.

- Thứ tư: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn và phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đến từng xã, thôn xóm... Phải tạo được động lực lợi ích từ người dân và sự đồng thuận của toàn xã hội. Mỗi địa phương lựa chọn một số sản phẩm và ưu tiên chỉ đạo, phát triển để rút kinh nghiệm từng bước, trước hết là sản phẩm có lợi thế, có doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế lo được khâu “đầu ra”.

Phần thứ ba

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

1.1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, gắn chặt với tái cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến, thương mại và chuyn dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

1.2. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân, bảo vệ môi trường và lợi ích người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

1.3. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cung cấp thông tin, dịch vụ; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh.

1.4. Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quá trình tái cơ cấu; nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Tranh thủ thu hút tối đa mọi nguồn lực, cơ hội đầu tư từ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng bình quân giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản trên 5%/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 40.150 tỷ đồng; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt trên 135 triệu đồng/ha; cơ cấu các lĩnh vực: Nông nghiệp 71% (trong đó: Trồng trọt 37%, chăn nuôi 60%, dịch vụ 3%), thủy sản 19%, lâm nghiệp 10%.

b) Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 65 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3-4%/năm. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản còn khoảng 33%, trong đó: Nông nghiệp 69%, lâm nghiệp 19%, thủy sản 12%; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nông nghiệp, dịch vụ và thương mại, công nghiệp và xây dựng, đạt tỷ lệ: 1:1:1. Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới 20% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2020.

c) Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường; nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đến năm 2020, hộ gia đình ở nông thôn cơ bản được sử dụng nước sạch, có công trình phụ hợp vệ sinh; rác thải cơ bản được thu gom và xử lý, các cơ sở sản xuất đều đạt tiêu chuẩn về xử lý chất thải. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 52% vào năm 2015 và 56% vào năm 2020.

II. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU

1. Định hướng chung

1.1. Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh; trong đó, ưu tiên các sản phẩm có lợi thế, như: Lợn, bò, hươu, tôm, rau củ quả, cam, bưởi; gắn với khai thác lợi thế so sánh theo 03 vùng sinh thái:

- Vùng trung du, miền núi (các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê; các xã vùng trà sơn của huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ), sản phẩm chủ lực: Bò, lợn, hươu, gà, cam, bưởi Phúc Trạch, chè, lạc, nấm, cao su, gỗ nguyên liệu rừng trồng.

- Vùng đồng bằng (các huyện Đức Thọ, Can Lộc; các xã đồng bằng của huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh; khu vực nông thôn của thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh), sản phẩm chủ lực: Lợn, bò, lúa, rau củ quả, nấm, gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

6- Vùng ven bin (các xã ven biển của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), sản phẩm chủ lực: Tôm nuôi, rau củ quả, các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, lợn, bò, lạc, nấm.

1.2. Tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao giá trị gia tăng. Ưu tiên hướng vào phát triển hình thức tổ chức sản xuất vừa tập trung, vừa phân tán, đa dạng hóa các loại hình liên kết, bảo đảm sản phẩm của hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra đều gắn kết chặt chẽ với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, các doanh nghiệp lớn, với thị trường. Mỗi sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực hình thành ít nhất một doanh nghiệp mạnh giữ vai trò “đầu kéo”, tạo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từ "sản xuất đến bàn ăn".

1.3. Xác định khoa học công nghệ là động lực then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.

2. Tái cấu trong các lĩnh vực

Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn nuôi, rau củ quả trong nội ngành nông nghiệp, giá trị thủy sản trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản.

- Trồng trọt: Phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đi khí hậu. Tập trung chuyển đổi khoảng 10.450 ha đất lúa kém hiệu quả ở các vùng miền núi, bãi ngang ven biển, vùng thiếu nước... sang trồng lạc (1.000 ha), rau củ quả (4.500 ha), cây thức ăn chăn nuôi (4.485 ha), nuôi trồng thủy sản (465 ha). Đến năm 2020, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt đạt 10.470 tỷ đồng; trong đó, các sản phẩm chủ lực chiếm 78%, gồm: Lúa hàng hóa 19%, rau củ quả 42% (rau củ quả thực phẩm 16%, cam 16%, bưởi 6%, nấm 4%), lạc 15%, chè 2%.

- Chăn nuôi: Hình thành các vùng chăn nuôi cách xa khu dân cư ở những địa bàn có điều kiện đảm bảo về môi trường, vùng trà sơn, miền núi; đồng thời chỉnh trang vườn hộ, bố trí lại hợp lý chuồng trại, quy mô sản xuất, đảm bảo môi trường cho chăn nuôi vừa và nhỏ; kết hợp chăn nuôi với trồng cây nông, lâm nghiệp; thực hiện tt Đề án phòng chống một số dịch bệnh nguy him thường gặp. Đến năm 2020, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi đạt 17.079 tỷ đồng; trong đó, các sản phẩm chủ lực chiếm 94%, gồm: Lợn: 60%; bò: 15%; hươu: 5%; gia cầm: 14%.

- Lâm nghiệp: Quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có; tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non, sản xuất gỗ dăm xuất khẩu, sang khai thác gỗ lớn, gắn với chế biến tinh, sâu. Khảo sát diện tích đất rừng sản xuất có đủ điều kiện đquy hoạch phát triển chè công nghiệp (2.000 ha), cây ăn quả (1.550 ha), trang trại nông lâm kết hợp (15.850 ha). Đến năm 2020, giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp đạt 4.041 tỷ đồng, trong đó các sản phẩm chủ lực chiếm 80%, gồm: Gỗ nguyên liệu rừng trồng 57%, cao su 23%.

- Thủy sản: Tăng nhanh tỷ trọng giá trị nuôi trồng; đến năm 2020, giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản đạt 7.655 tỷ đồng, trong đó: Nuôi trồng 77%, khai thác 21%, dịch vụ 2%; các sản phẩm chủ lực chiếm 82%, gồm: Tôm nuôi 69%, hải sản đánh bắt có giá trị kinh tế cao 13%.

3. Tái cấu trên từng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực

3.1. Ưu tiên cao, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có lợi thế (lợn, bò, hươu, tôm, rau củ quả, cam, bưởi)

- Lợn: Tăng tổng đàn từ 400.000 con lên trên 765.000 con vào năm 2020, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 171.000 tấn, giá trị sản xuất 10.310 tỷ đồng. Tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4111/KH-UBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh về phát triển giống lợn, bảo đảm chủ động nguồn giống chất lượng cao cho tổ chức sản xuất sản phẩm đồng nhất, trên quy mô diện rộng. Tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn liên kết theo chuỗi giá trị khép kín với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn. Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng bền vững; tập trung cao, chỉ đạo phát triển mạnh liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ thông qua thợp tác, hợp tác xã, theo chuỗi giá trị khép kín hoặc một số khâu. Ưu tiên chỉ đạo phát triển liên kết với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, bảo đảm nguyên liệu cho Nhà máy chế biến súc sản.

- Bò: Tăng tổng đàn từ 162.000 con lên 290.000 con vào năm 2020, trong đó bò sữa 5.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.400 tấn, sản lượng sữa 25.000 tấn; giá trị sản xuất 2.500 tỷ đồng. Tập trung chuyển chăn nuôi truyền thng, kiêm dụng sang chăn nuôi thâm canh chuyên thịt trong các nông hộ, gia trại; hình thành cộng đồng làng, xã chăn nuôi bò hướng thịt liên kết với doanh nghiệp, cơ sở thu mua đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung, các đầu mối tiêu thụ lớn. Triển khai Đề án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu đạt trên 4.000 con vào năm 2015; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bò thịt chất lượng cao (Charolaise...) với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, bò sữa với Công ty Vinamilk...

- Hươu: Tăng tổng đàn từ 34.200 con lên 102.000 con vào năm 2020, sản lượng nhung hươu 38 tấn, giá trị sản xuất 774 tỷ đồng. Phát triển đàn hươu nuôi thâm canh trong các nông hộ, gia trại; tăng cường bình tuyn, chọn lọc, nâng cao chất lượng đàn hươu giống tại các địa phương nuôi hươu truyền thống của huyện Hương Sơn; xây dựng Trung tâm giống hươu, để cùng với việc phát triển đàn hươu ging trong các nông hộ, cung ứng đủ nguồn giống cho mục tiêu phát triển đàn hươu; thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi hươu trang trại công nghiệp. Từng bước xây dựng chuỗi liên kết với các cơ sở chế biến sâu nhung hươu thành các sản phẩm đông dược, thực phẩm chức năng, rượu; với các đầu mối tiêu thụ nhung tươi, sơ chế... bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm nhung hươu cho người chăn nuôi.

- Tôm: Tăng diện tích nuôi tôm từ 2.050 ha lên 3.050 ha vào năm 2020 (trong đó nuôi thâm canh, công nghệ cao 1.200 ha), sản lượng 30.000 tấn; giá trị sản xuất 5.248 tỷ đồng. Tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất “sạch”, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng, phát triển nuôi tôm trên cát công nghệ cao theo quy hoạch. Rà soát, đánh giá lại trên 2.000 ha diện tích nuôi tôm mặn, lợ; tập trung củng cố, nâng cấp hệ thống hạ tầng; xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả, cộng đồng nuôi an toàn dịch bệnh; chuyn mạnh từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh, thâm canh công nghiệp, công nghệ cao... Phát huy các cơ sở ương giống đã có, tập trung hoàn thành xây dựng Trại sản xuất tôm giống tại Nghi Xuân, bảo đảm chủ động về nguồn giống chất lượng cao trên địa bàn. Từng bước hình thành chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.

- Rau, củ, quả: Tăng diện tích rau, củ, quả thực phẩm các loại từ 9.930 ha lên 20.000 ha vào năm 2020, sản lượng 240.000 tấn, giá trị sản xuất 1.654 tỷ đồng. Phát huy thành công mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa ven biển, soát xét các quy hoạch, mở rộng theo hướng: Bố trí diện tích sản xuất rau, củ, quả trên cát tại các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Kỳ Anh đạt khoảng 650 ha trên diện tích chưa quy hoạch, những vùng đã quy hoạch khai thác khoáng sản, du lịch, nuôi trồng thủy sản, rừng phòng hộ... nhưng chưa sử dụng trong khoảng 05 năm tới. Ưu tiên giao quỹ đất đủ lớn cho Tổng Công ty Khoáng sản và TM tổ chức chuỗi giá trị khép kín, xây dựng thương hiệu “Rau tươi sạch Hà Tĩnh”, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trở thành doanh nghiệp chủ lực trong tổ chức sản xuất, liên kết mở rộng quy mô.

Rà soát diện tích rau, củ, quả thực phẩm trên đất bãi bồi ven sông huyện Đức Thọ, Hương Sơn, các vùng sản xuất truyền thống, như: Thiên Lộc, Thạch Liên, Tượng Sơn..., quy hoạch và tổ chức lại sản xuất theo hướng: Hình thành các vùng rau, củ, quả thực phẩm tập trung, chất lượng cao, vùng rau an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, kết nối với thị trường các đô thị lớn, siêu thị, khu kinh tế, thông qua việc khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết.

Mở rộng diện tích cam, chất lượng cao từ 2.360 ha lên 4.050 ha, sản lượng 54.000 tấn, giá trị sản xuất 1.648 tỷ đồng; diện tích bưởi Phúc Trạch từ 1.200 ha lên 2.200 ha, sản lượng 25.200 tấn, giá trị sản xuất 582 tỷ đồng. Phát triển liên kết giữa các vùng có điều kiện tương đồng, vùng chỉ dẫn địa lý; thực hiện tốt việc bảo tồn quỹ gen, khôi phục và nhân giống cam chanh chất lượng cao, cam bù, bưởi Phúc Trạch. Áp dụng giải pháp quản lý, kỹ thuật tạo giống cam, bưởi đặc sản, kỹ thuật thâm canh, quy trình đảm bảo ổn định ra hoa, đậu quả, tạo khối lượng sản phẩm lớn, đồng nhất về chất lượng trên địa bàn toàn tỉnh. Khuyến khích phát triển chuỗi liên kết sản xuất với các gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, gắn với xây dựng nhãn mác, thương hiệu các sản phẩm với doanh nghiệp kết nối thị trường tiêu thụ.

3.2. Cơ cấu hợp lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực khác (lúa, lạc, chè, nấm, gia cầm, gỗ nguyên liệu rừng trồng, cao su, thủy hải sản nuôi, đánh bắt có giá trị kinh tế cao)

- Cây lúa: Giảm diện tích gieo cấy từ 98.610 ha xuống còn khoảng 85.000 ha vào năm 2020, đạt sản lượng trên 46 vạn tấn/năm, giá trị sản xuất trên 3.056 tỷ đồng; trong đó, diện tích lúa hàng hóa 51.000 ha, sản lượng trên 28 vạn tấn, giá trị sản xuất trên 1.998 tỷ đồng. Đổi mới, cng cố, phát triển các loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành đa dạng chuỗi liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất theo cánh đồng lớn. Phát triển doanh nghiệp, tư thương theo hướng chủ động gắn kết lâu dài với sản xuất của các hộ nông dân. Nâng cao năng lực quản trị sản xuất, kinh doanh, giảm giá thành các khâu trong chuỗi liên kết, tăng giá trị gia tăng, bảo đảm liên kết hiệu quả, bền vững.

- Cây lạc: Tăng diện tích lạc từ 17.470 ha lên 20.500 ha vào năm 2020, sản lượng 59.000 tấn, giá trị sản xuất 1.552 tỷ đồng. Tiếp tục phát huy, mở rộng các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu sản phẩm lạc đã có tại các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà...; xúc tiến hình thành doanh nghiệp chế biến sâu; khuyến khích phát triển hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân theo chuỗi giá trị khép kín, hoặc một số khâu; chú trọng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.

- Chè công nghiệp: Tăng diện tích từ 1.170 ha lên 3.600 ha vào năm 2020, sản lượng 25.700 tấn chè búp tươi, giá trị sản xuất 193 tỷ đồng. Phát huy lợi thế chuỗi giá trị sản xuất của Công ty cphần chè Hà Tĩnh, rà soát quy hoạch, đổi mới cơ cấu giống, mở rộng diện tích chè tập trung; phát triển chuỗi liên kết thông qua thợp tác, hợp tác xã; khuyến khích Công ty đổi mới công nghệ chế biến, tạo sản phẩm xuất khẩu vào thị trường khó tính, nâng cao giá trị gia tăng.

- Nấm: Đến năm 2020, sản lượng 25.000 tấn nấm tươi các loại, giá trị sản xuất đạt 450 tỷ đồng; có 350 cơ sở sản xuất nấm có quy mô từ 200 m2 lán trại trở lên; hình thành doanh nghiệp khoa học sản xuất giống, cung cấp, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất nấm theo quy mô công nghiệp, phát triển trở thành đầu mối liên kết thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ nấm.

- Gia cầm: Tăng tổng đàn từ 6 triệu con lên 7,9 triệu con vào năm 2020, sản lượng thịt 12.000 tấn, sản lượng trứng 287 triệu quả, giá trị sản xuất 2.462 tỷ đồng. Phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm gia trại, trang trại vườn, đồi, vùng đất cát ven biển; tổ chức lại hình thức nuôi nông hộ, gắn với việc hình thành cộng đồng vùng nuôi, an toàn dịch bệnh; sử dụng các giống gia cầm địa phương, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng thức ăn chủ yếu từ lương thực, tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành thấp; từng bước hình thành chui liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, kết nối với các đầu mối tiêu thụ lớn.

- Gỗ nguyên liệu rng trồng: n định diện tích rng trồng nguyên liệu tập trung thâm canh khoảng 40.000 ha vào năm 2020, gồm: Rừng trồng gỗ lớn 15.000 ha, rừng trồng gỗ nhỏ 25.000 ha (có 10.000 ha được cấp chứng chỉ rừng FSC); giá trị sản xuất 2.316 tỷ đồng. Từng bước thay thế những diện tích rừng trồng kém hiệu quả, tăng diện tích thâm canh các loại giống có năng suất cao, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, rừng nguyên liệu gỗ lớn, cây bản địa; khuyến khích phát triển lâm nghiệp đa chức năng, mô hình kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả với trồng rừng và khai thác rừng bền vững, du lịch sinh thái. Đổi mới, phát triển các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ: Chúc A, Hương Sơn theo Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, chuyển hướng sang sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gỗ nguyên liệu rừng trồng, lâm sản ngoài gỗ, từng bước xây dựng chuỗi liên kết với các hộ dân, phát huy nguồn lợi từ kinh tế rng.

- Cao su: Đến năm 2020, ổn định 15.400 ha cao su đứng, sản lượng mủ 11.000 tấn, giá trị sản xuất 944 tỷ đồng. Chỉ phát triển cây cao su ở vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão (Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ...). Trồng mới cây cao su phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Riêng cao su tiểu điền, khuyến khích phát triển liên kết với các công ty theo hình thức người sản xuất góp cphần bằng quyền sử dụng đất và hưởng lợi theo tỷ lệ cphần, nhằm hạn chế rủi ro cho người dân. Rà soát lại quy hoạch cao su tiu điền, chuyn diện tích không thực hiện liên kết, sang phát triển trang trại nông - lâm nghiệp, trồng rừng nguyên liệu.

- Thủy sản nuôi trồng, đánh bắt có giá trị kinh tế cao: Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng đạt trên 6.000 tấn, giá trị sản xuất 320 tỷ đồng; sản lượng khai thác thủy sản đạt 35.000 tấn, giá trị sản xuất 1.633 tỷ đồng, với đội tàu 3.400 chiếc.

Nhân rộng hình thức nuôi lồng bè trên sông, hồ đập với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, như: Cá chẽm, cá mú, cá hồng mỹ, cá lăng, cá leo, ba ba, nhuyễn thể..., tiếp tục khảo nghiệm các đối tượng mới, tng bước xây dựng chuỗi liên kết với các đầu mối tiêu thụ. Tiếp tục cải hoán, đóng mới, phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ, đạt trên 300 chiếc, nâng tỷ trọng sản phẩm khai thác vùng khơi lên trên 35%, vùng lộng 40%, giảm dần tỷ trọng khai thác ven bờ xuống dưới 25%. Thành lập các HTX, tđội sản xuất, nghiệp đoàn, dịch vụ hậu cần nghề cá trên bin; khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ. Phát triển các nghề mới, chuyn hướng khai thác hải sản sang các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt. Tập trung đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch, sớm hoàn thiện các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở các cửa biển: Cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Hội, cửa Khẩu; thu hút tàu thuyền công suất lớn trong và ngoài tỉnh vào neo đậu, giao thương; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh tại cảng cá, khu tiu thủ công nghiệp đã được quy hoạch; phát triển các chợ đầu mối, mạng lưới tư thương thu mua, bảo quản, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá.

4. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn

4.1. Công nghiệp chế biến

Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, sâu; đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GHP, GMP, HACCP, ISO...), kết hợp tổ chức sản xuất, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng.

- Sản phẩm trồng trọt: Chuyển giao dây chuyền, thiết bị máy thu hoạch, sấy, bóc tách vỏ, đóng gói. Xúc tiến đầu tư các nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại về xay xát lúa, gạo, bảo quản hạt giống; nhà máy chế biến dầu, bơ phụ gia thực phẩm từ lạc; hệ thống kho lạnh, kho bảo ôn, các cơ sở bảo quản, chế biến rau, củ, quả, nấm ăn, nấm dược liệu; nâng cấp thiết bị, công nghệ chế biến chè hiện đại...

- Sản phẩm chăn nuôi: Nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch; sớm hoàn thành Nhà máy chế biến súc sản Mitraco; xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến sâu sản phẩm nhung hươu; nâng cấp công nghệ Nhà máy thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, gắn với liên kết phát triển vùng nguyên liệu (ngô, sắn)...

- Sản phẩm thủy sản: Đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến; cải tiến công nghệ bảo quản đông cho nhóm sản phẩm có giá trị cao, công nghệ bảo quản thủy sản tươi sống bằng phương pháp sục khí oxy, ngủ đông... Phát triển các nhà máy sản xuất bột cá, xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khu...

- Sản phẩm lâm sản: Đổi mới công nghệ, thiết bị của các cơ sở hiện có, sản xuất các sản phẩm theo hướng chế biến tinh, sâu; sớm chấm dứt xuất khu sản phẩm dăm gỗ. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, như: Ván MDF, ván ép thanh, ván sàn, ván ốp tường, bột giấy, đồ gỗ xuất khẩu...

4.2. Ngành nghề nông thôn

Phấn đấu đến năm 2020, có 13 làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý, đủ sức cạnh tranh, phù hợp với điều kiện từng địa phương; gắn kinh tế làng nghề với du lịch, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất, hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiu ô nhiễm môi trường làng nghề; các thành phần kinh tế tham gia chế biến nông sản và ngành nghề phải đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải, bảo vệ môi trường.

5. Đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

- Điều chỉnh lại Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tổ chức thực hiện có hiệu quả, từng bước bổ sung nguồn lực cho thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới một cách bền vững. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng các khu quy hoạch sản xuất tập trung, phúc lợi thiết yếu về y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường...

- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở; bảo tồn và phát huy các giá trị, di sản văn hóa; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng tổ chức chính trị, xã hội nông thôn vững mạnh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và người nông dân, nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, sang phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, là yêu cầu khách quan, với quan điểm: “Tổ chức lại sản xuất theo hướng doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư; thực hiện mô hình vừa tập trung, vừa phân tán, đồng nhất về giống, công nghệ sản xuất, để tạo sự đồng nhất về sản phẩm, tăng quy mô và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, xây dựng thương hiệu, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường”.

2. Điều chỉnh, bổ sung và tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt, bổ sung các quy hoạch mới theo yêu cầu Tái cơ cấu ngành, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch nội ngành, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch.

3. Tổ chức lại sản xuất theo phương châm doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư

a) Doanh nghiệp hóa sản phẩm

Thực hiện doanh nghiệp hóa để từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của nông dân, gắn với thương hiệu các doanh nghiệp và kết nối thị trường, theo các hướng: Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ nông dân hình thành các gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản thành lập doanh nghiệp, chủ động gắn kết với sản xuất của hộ nông dân; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất hình thành các chuỗi giá trị, hoặc liên kết một số khâu.

b) Liên kết hóa trong sản xuất

- Liên kết giữa những người sản xuất: Các hộ gia đình góp vốn, ruộng đất hình thành các thợp tác, hợp tác xã, phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung thâm canh, quy mô lớn, tđội đánh bắt trên biển... nhằm phát huy lợi thế trong ứng dụng cơ giới hóa, quy trình sản xuất tiên tiến, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là thực hiện tốt khâu tiêu thụ.

- Liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, theo hướng phát triển cả 03 loại hình: Quy mô lớn, vừa và nhỏ; ưu tiên hỗ trợ phát triển liên kết với sản xuất nông hộ, thợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp cung ứng đầu vào (giống, vật tư, quy trình kỹ thuật), tổ chức đầu ra (thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm), đảm bảo phân chia hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.

- Liên kết vùng: Các vùng, địa phương có điều kiện tương đồng liên kết với nhau về sản xuất giống, công nghệ, đào tạo nhân lực... đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, cùng mang lại hiệu quả cao hơn. Thành lập các hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong sản xuất - kinh doanh.

c) Xã hội hóa đầu tư

- Nhà nước chịu trách nhiệm về quy hoạch, giao đất; xây dựng các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ công; hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ bản; quản lý các công trình thủy lợi đầu mối; nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ... tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân.

- Hỗ trợ đầu tư, tăng tỷ lệ vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển đối tác công tư, hợp tác công tư (PPC, PPP), khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, như: Chợ, trung tâm thương mại, nhà máy nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, khu hậu cần nghề cá; dự án sản xuất giống lúa, rau củ quả trên cát công nghệ cao; các cơ sở chế biến lúa gạo, súc sản, nhung hươu, thủy sản đông lạnh, gỗ MDF; sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh...

d) Nâng cao năng lực kinh tế tập thể

Tổ chức thực hiện tốt Đề án phát triển kinh tế tập thể đến năm 2020; trong đó, ưu tiên tập trung chỉ đạo tổ chức lại hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã, hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã mẫu đnhân ra diện rộng; tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã trong tiếp cận tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường; phát triển hợp tác xã đa dịch vụ, từ cung ứng đầu vào đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, song hành cùng với doanh nghiệp.

4. ng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, chủ động kiểm soát dịch hại và đưa nhanh cơ gii hóa vào sản xuất, bảo quản, chế biến

Tập trung tạo bước chuyn mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyn giao khoa học và công nghệ, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp; trước mắt, tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn: Giống, công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Ưu tiên thỏa đáng cho công tác giống, đảm bảo chủ động nguồn giống có chất lượng cao, an toàn dịch bệnh cho phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, đồng nhất về chất lượng, kết nối với khu vực, cả nước, xuất khẩu. Chuyển giao, nhân rộng công nghệ sản xuất giống lợn, bò, tôm, lúa, rau, củ, quả... chất lượng cao; giống cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch; áp dụng công nghệ mô, hom sản xuất giống cây lâm nghiệp... Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ, chuyn giao công nghệ sản xuất, cung cấp giống mới.

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, quy trình sản xuất hiện đại, như: Chăn nuôi lợn, bò thịt, nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, trồng rau, củ, quả trên đất cát ven biển, vùng bãi bồi; chuyển giao công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi quy mô nhỏ; áp dụng quy trình sản xuất VietGAP; hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm hạt nhân lan tỏa, thúc đẩy chuyn giao khoa học, công nghệ cho các vùng sản xuất thâm canh.

- Ưu tiên phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp liên kết phát triển sản xuất với người dân theo chuỗi sản phẩm.

- ng dụng công nghệ sinh học để chủ động kiểm soát dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản và xử lý môi trường. Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lập, quản lý quy hoạch, công tác bảo vệ rừng, bản đồ dịch tễ...

- Nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, gắn với việc tích tụ, tập trung ruộng đất, sản xuất quy mô lớn.

- Đổi mới công tác khuyến nông kịp với yêu cầu tái cơ cấu Ngành; tổ chức tt các dịch vụ về chuyn giao khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý từ tỉnh đến cơ sở, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận nhanh chóng với các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý, thông tin thị trường...

5. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với chuyn dịch cơ cấu lao động nông thôn

- Khuyến khích, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn, gắn với đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm; thu hút lao động nông thôn vào các khu kinh tế trọng điểm, các hoạt động dịch vụ, tiu thủ công nghiệp; tạo động lực thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Phấn đấu mỗi năm chuyển khoảng 4.800 lao động nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại, công nghiệp và xây dựng.

- Tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng, trọng tâm hướng vào tháo gỡ có hiệu quả những tồn tại, khó khăn của hình thức kinh tế hộ và HTX hiện nay; hỗ trợ, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, mùa vụ, ứng dụng khoa học, công nghệ; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất với nông dân thông qua HTX, tổ hợp tác, mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Thực hiện hoàn thành theo kế hoạch việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thuê đất phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm trên cát công nghệ cao. Kiên quyết khắc phục tình trạng lãng phí, chậm phát huy hiệu quả và việc giao, cho thuê đất manh mún, nhỏ lẻ ở những vùng đất còn có tiềm năng phát triển.

6. Đổi mới công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nhanh chóng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật; hình thành đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghiên cứu thị trường tại các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.

- Tăng cường phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong việc đào tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả, thiết thực chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo 02 hướng: Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp về ng dụng khoa học công nghệ, kiến thức quản lý, khởi sự, quản trị doanh nghiệp, cập nhật chế độ chính sách, pháp luật... nhằm tạo ra năng suất, chất lượng, sản phẩm hàng hóa cao hơn, trong đó ưu tiên đối tượng đào tạo là nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại. Đồng thời, đào tạo nghề mới để chuyển đổi nghề ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyn dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp, dịch vụ. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.

7. Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, tăng cường quản lý và sử dụng đầu tư công

- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa đầu tư nhằm huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, NGO, FDI).

- Hàng năm rà soát lại nguồn vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác đtập trung đầu tư thỏa đáng cho lĩnh, vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực: Hạ tầng nuôi tôm tập trung thâm canh, công nghiệp, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; hạ tầng vùng chăn nuôi lợn tập trung; sản xuất giống; đường lâm nghiệp; bảo quản, chế biến, giảm tn thất sau thu hoạch; chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường; các công trình thủy lợi đa chức năng, thủy lợi cho thủy sản, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều và an toàn hồ chứa.

- Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, thiếu đồng bộ; tập trung đầu tư dứt điểm các công trình, sớm đưa vào khai thác, phục vụ sản xuất. Nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng đầu tư công và các nguồn hợp tác phát triển.

8. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm

- Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất nghiên cứu thông tin, dự báo, điều chỉnh phương án sản xuất gắn với thị trường. Đối với các sản phẩm đang có thị trường thuận lợi, có giá trị gia tăng cao, như: Bò, tôm, thủy hải sản, cam, bưởi, chè... tận dụng cơ hội thị trường để tổ chức phát triển sản xuất, mở rộng quy mô; với các sản phẩm còn khó khăn về thị trường, như: Lúa gạo, lợn, gia cm, nhung hươu, rau củ quả... xây dựng chuỗi liên kết phát triển sản xuất, chế biến sâu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần sản phẩm.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển thương mại nông thôn, gắn xây dựng nông thôn mới, trọng tâm hướng vào: Đổi mới mô hình tổ chức quản lý, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng các chợ và trung tâm thương mại; cng cố, phát triển chợ nông thôn, mạng lưới thu mua, bán lẻ, hình thành các chợ đầu mối... khơi thông thị trường hàng hóa nông sản.

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế.

- Tập trung cao, chấn chỉnh có hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, công tác giết mổ, vệ sinh thú y và vật tư nông nghiệp; chỉ đạo nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi...

9. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành, nhất là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/QĐ-TTg của Chính phủ.

- Bổ sung chính sách, ưu tiên thỏa đáng cho việc đưa giống, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là các giống, công nghệ tạo bước đột phá cho phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh, như: Giống lợn, bò, hươu, tôm, rau củ quả, lúa; công nghệ chế biến súc sản, nhung hươu, rau củ quả, hạt giống lúa...

- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phát triển thành hợp tác xã, doanh nghiệp.

- Rà soát, điều chỉnh chính sách phát triển sản xuất theo hướng:

Sản phẩm phù hợp với sản xuất nông hộ và có ảnh hưởng đến đông đảo hộ nông dân hưởng lợi, như: Bò, hươu, lợn quy mô vừa và nhỏ, gia cầm, lúa, lạc, cam, bưởi, gỗ nguyên liệu rừng trồng, chè, rau, củ, quả, tôm nuôi, cá lồng bè, hải sản khai thác... tập trung hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay vốn mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ chuyển giao giống mới, công nghệ mới, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, chế biến, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất... tạo bước đột phá về tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, gia trại, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sản phẩm có đối tượng hưởng lợi diện hẹp hơn, nhưng có thể mở rộng quy mô, phát triển nhanh hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, như: Nuôi lợn trang trại quy mô lớn, sản xuất rau củ quả công nghệ cao, nuôi tôm công nghiệp... có cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch, thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất; hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào, ứng dụng công nghệ cao, giống mới... tạo bước đột phá về thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm.

10. Một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2015

- Tuyên truyền, thực hiện chương trình đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới gắn với chuyên đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao về những kết quả, kinh nghiệm đạt được trong hơn 03 năm qua và nội dung Đề án cần được tập trung chỉ đạo triển khai.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, cơ chế, chính sách; phê duyệt lại Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn phù hợp với yêu cầu thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Tập trung cao xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã và chỉ đạo nhân ra diện rộng; đến năm 2015, mỗi xã có ít nhất 03 mô hình lớn, 15 mô hình vừa, trên một sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có lợi thế, có 05 hợp tác xã, 07 doanh nghiệp trở lên; mỗi thôn có tối thiểu 01 tổ hợp tác và nhiều mô hình nông hộ ở quy mô nhỏ (ít nhất 30-35% số hộ sản xuất có liên kết).

- Trên các lĩnh vực cụ thể:

+ Trồng trọt: Chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, có phương án cụ thể khắc phục hiệu quả tình trạng nông dân bỏ ruộng; hình thành doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm lạc; thực hiện thành công sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát ven biển cả về công nghệ, thị trường và mô hình quản lý; đồng nhất giống cam chanh chất lượng cao trên diện rộng; phcập kỹ thuật thâm canh, ổn định ra hoa, đậu quả ở bưởi Phúc Trạch; mở rộng khoảng 500 ha chè công nghiệp trong chuỗi giá trị hiện có.

+ Chăn nuôi: Đưa Nhà máy chế biến súc sản Mitraco đi vào hoạt động, tạo chuỗi giá trị khép kín; xây dựng và triển khai Đề án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, phát triển diện rộng quy mô 05-10 con/hộ, kết chuỗi với các đầu mối tiêu thụ lớn; hình thành trung tâm giống hươu, cơ sở chế biến sâu sản phẩm nhung hươu mang thương hiệu Hà Tĩnh; xây dựng được một số vùng chăn nuôi gà đồi, gà vườn có thương hiệu.

+ Lâm nghiệp: Hoàn thành Đề án giao đất, giao rừng; triển khai xây dựng cơ sở chế biến sâu nguyên liệu gỗ rừng trồng, xây dựng mô hình cấp chứng chỉ FSC, dịch vụ môi trường rừng.

+ Thủy sản: Tháo gỡ hiệu quả những vướng mắc trong giao, cho thuê đất nuôi tôm trên cát; phấn đấu diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao đạt trên 500 ha; hình thành trại giống tôm chất lượng cao 3,5-5 tỷ con tại Nghi Xuân; mở rộng nuôi cá lng bè ra các vùng có lợi thế và xây dựng được chuỗi liên kết với

……………………….

- Sở Nội vụ: Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án.

- Sở Lao động - TBXH: Thực hiện tốt các chương trình đào tạo nghề, việc làm; đặc biệt là Chương trình việc làm - dạy nghề năm 2014 và những năm tiếp theo; đi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Sở Y tế: Chủ trì thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tái cơ cấu.

- Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh: Tham mưu lồng ghép nguồn kinh phí, gắn các nội dung Đán vào quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện triển khai Đán có hiệu quả.

4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn, triển khai các chương trình tín dụng thực hiện Đán; chủ trì tổ chức đánh giá, tham mưu điều chỉnh chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất. Ngân hàng Chính sách xã hội, Phát triển, Nông nghiệp và PTNT và các ngân hàng thương mại, cphần khác trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tt Đề án.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, phê duyệt lại Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, hoàn thành trong quý IV năm 2014; tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt đến tận thôn xóm, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế...

- Căn cứ các chính sách của tỉnh để tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phát triển sản xuất; đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chỉ đạo phát triển mạnh loại hình sản xuất quy mô vừa và nhỏ liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp thông qua THT, HTX.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1373/QĐ-UBND ngày 19/05/2014 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.673

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.224.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!