Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1357/QĐ-UBND 2017 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nam 2025 2035

Số hiệu: 1357/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Nguyễn Xuân Đông
Ngày ban hành: 28/08/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1357/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 28 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng: Quyết định số 1226/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 8/4/2016 của Tỉnh ủy về việc Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035 và Kế hoạch số 1281/KH-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TW;

Căn cứ Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2025, định hướng 2035;

Theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 5/8/2015 về việc phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2025, định hướng năm 2030; Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 về Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2025, định hướng đến 2030; Quyết định số 511/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 154/TTr-SNN ngày 03 tháng 8 năm 2017, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1248/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, với một số nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

2. Phạm vi thực hiện: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam.

4. Quan điểm, định hưng, mục tiêu phát triển

4.1. Quan điểm, phương hướng phát triển

a) Quan điểm phát triển:

- Quy hoạch nông nghiệp của tỉnh phải gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp của cả nước, của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng thủ đô và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển của quốc gia, vùng Đng bng sông Hng, tỉnh.

- Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả trên cơ sở khai thác những thế mạnh điều kiện tự nhiên của từng vùng (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, cơ cấu con giống, nguồn thức ăn...) đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

b) Định hướng phát triển:

- Về địa bàn và các sản phẩm chủ lực:

+ Huyện Lý Nhân và Bình Lục là hai huyện trọng điểm phát triển nông nghiệp, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như: lúa hàng hóa, rau củ quả chất lượng cao; các sản phẩm chăn nuôi tập trung: bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm....

+ Huyện Duy Tiên và Thanh Liêm phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ven đô với các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho khu vực đô thị và các khu công nghiệp; phát triển nông nghiệp kết hợp với bảo quản, chế biến nông sản.

+ Huyện Kim Bảng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch, phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái phục vụ du lịch.

+ Thành phố Phủ Lý phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, tức là quy mô không lớn mà chủ yếu là những mô hình điển hình ứng dụng khoa học công nghệ, với các sản phẩm rau củ, nấm, cây ăn quả, hoa cây cảnh...

- Về phương thức sản xuất:

+ Chuyển dần từ phương thức sản xuất hộ cá thể (chủ thể sản xuất) là chủ yếu sang sản xuất theo hình thức nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.

+ Tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân, nhóm hộ, tổ hợp tác sản xuất với các hợp tác xã, các doanh nghiệp để tăng cường khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy tính kế hoạch trong sản xuất và tiêu thnông sản phẩm.

4.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp hợp lý, tăng tỷ trọng chế biến, dịch vụ; nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập và mức sông của người lao động khu vực nông thôn nói chung, người nông dân nói riêng. Tập trung phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ truyền thống sang phương thức liên kết chuỗi giá trị với các sản phẩm chủ lực có thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,3%/năm (theo giá so sánh 2010).

+ Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản: Trồng trọt - lâm nghiệp 35,2%, Chăn nuôi - thủy sản 57,8%, Dịch vụ nông nghiệp 7,0% (theo giá hiện hành).

+ Giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác: Giá trị sản xuất bình quân lĩnh vực trồng trọt đạt 250 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất bình quân lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đạt 310 triệu đồng/ha (theo giá hiện hành).

+ Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2020 là 46.956 ha.

- Đến năm 2025:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 4,0%/năm (theo giá so sánh 2010).

+ Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản: Trồng trọt - lâm nghiệp 30,0%; Chăn nuôi - thủy sản 60,0%; Dịch vụ nông nghiệp 10,0% (theo giá hiện hành).

+ Giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác: Giá trị sản xuất bình quân lĩnh vực trồng trọt đạt 350 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất bình quân lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đạt 500 triệu đồng/ha (theo giá hiện hành).

+ Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025 là 43.550,0 ha.

- Định hướng đến năm 2035:

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2026 - 2035 đạt 3,5%/năm (theo giá so sánh 2010).

+ Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản: Trồng trọt - lâm nghiệp 25,0%; Chăn nuôi - thủy sản 64,5%; Dịch vụ nông nghiệp 10,5% (theo giá hiện hành).

+ Giá trị sản xuất trên diện tích canh tác: 500 triệu đồng/ha/năm (theo giá hiện hành).

5. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

5.1. Quy hoạch phát triển trồng trọt:

a) Sản xuất lúa: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng cả năm là 59.300 ha năng suất đạt 60,4 tạ/ha, sản lượng đạt 358.100 tn. Đến năm 2025: diện tích gieo trồng 54.700 ha, năng suất đạt 60,5 tạ/ha, sản lượng đạt 331.000 tấn. Tập trung phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, theo hướng tăng dần về din tích đến năm 2025 đạt 27.500 ha chiếm khoảng 50% diện tích gieo trồng; tập trung phần lớn trên địa bàn các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm và một số xã trên địa bàn huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Phủ Lý.

b) Sản xuất ngô: Phát triển theo hướng sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến và làm thức ăn tươi cho chăn nuôi bò sữa. Đến năm 2020: diện tích gieo trng là 9.050 ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, sản lượng đạt 49.700 tấn. Đến năm 2025: diện tích gieo trồng đạt 9.400 ha, năng suất đạt 58,2 tạ/ha, sản lượng khoảng 54.700 tấn. Tập trung trồng ngô vùng bãi ven sông ở các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Bình Lục, Duy Tiên.

c) Rau, đậu thực phẩm: Tiếp tục xây dựng, mở rộng vùng rau chuyên canh có quy mô tập trung, tạo cơ sở thuận lợi để đẩy mạnh đầu tư sản xuất theo hướng ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học- công nghệ, sản xuất rau an toàn, rau chất lượng cao. Đến năm 2020, diện tích gieo trồng là 8.900 ha, năng sut đạt 191,7 tạ/ha, sản lượng đạt trên 170.000 tấn. Đến năm 2025: diện tích gieo trồng là 10.100 ha, năng suất đạt 207,7 tạ/ha, sản lượng đạt 209.800 tấn. Bố trí các vùng sản xuất tập trung tại các huyện Lý Nhân, Bình Lục và Kim Bảng...

d) Cây ăn quả, hoa, cây cảnh và các loại cây trồng khác: Được bố trí ổn định, phù hợp theo thế mạnh vùng sản xuất của từng địa phương. Chú trọng phát triển một số loại sản phẩm có giá trị và nhu cầu cao trên thị trường.

5.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi:

a) Chăn nuôi lợn: Phát triển theo hướng ổn định tổng đàn song song với việc tăng dần về sản lượng thịt xuất chuồng. Đến năm 2020 đạt 720 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 85.300 tấn. Đến năm 2025 đạt 730 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 95.000 tấn. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại tập trung xa khu dân cư, chủ yếu tại huyện Bình Lục, Lý Nhân.

b) Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa:

- Đến năm 2020: Đàn trâu toàn tỉnh là 3.580 con, sản lượng thịt hơi xuất chung 155 tn; đàn bò thịt 36.000 con, sản lượng khoảng 2.750 tấn; quy mô đàn bò sữa 15.000 con, sản lượng sữa khoảng 72 triệu lít/m.

- Đến năm 2025: Đàn trâu giảm còn 3.350 con, sản lượng khoảng 150 tấn; quy mô đàn bò thịt tăng lên 50.000 con, sản lượng khoảng 4.000 tấn; quy mô đàn bò sữa tăng lên 20.000 con, sản lượng sữa đạt khoảng 100 triệu lít/năm.

- Định hướng phát triển đàn bò sữa tập trung tại các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm.

c) Chăn nuôi gia cầm: Đến năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt 7,35 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 19.400 tấn. Đến năm 2025 đạt khong 8,05 triệu con, sn lượng thịt xuất chung là 22.000 tấn. Địa bàn trọng điểm chăn nuôi gia cm tại các huyện: Bình Lục, Lý Nhân, Kim Bảng, Duy Tiên; đến năm 2025 tỷ lệ gia cầm được chăn nuôi tập trung đạt trên 70%.

d) Các vật nuôi khác: Xây dựng một số mô hình con nuôi mới trên địa bàn các huyện: chăn nuôi ong ở Duy Tiên, Bình Lục, Kim Bảng; rắn, baba ở Duy Tiên. Phát triển đàn dê, tiến tới xây dựng thương hiệu dê núi Hà Nam: Đến năm 2020, tng đàn đạt 20.000 con; đến năm 2025, tổng đàn đạt 30.000 con. Với cơ cấu đàn: ging dê Bách Thảo, dê lai chiếm 70% tng đàn; dê c chiếm 30% tng đàn... Tập trung chủ yếu ở huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.

5.3. Quy hoạch phát triển thủy sản:

- Phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng thâm canh cao trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật nuôi, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, nhằm tăng năng suất và đa dạng hóa loài nuôi. Sản phẩm chủ lực là các loại cá truyền thống (trắm cỏ, chép lai...), bên cạnh đó phát triển thủy đặc sản nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, như cá Diêu hng, Trm đen, cá Lăng, Ba ba, Lươn... Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản là 4.690 ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha, sản lượng nuôi trồng đạt 23.450 tấn. Đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản còn là: 4.430 ha, năng sut bình quân 5,5 tn/ha, sản lượng nuôi trồng đạt 24.500 tấn.

- Phát triển các vùng nuôi cá Trắm đen cung cấp nguyên liệu chế biến đặc sản cá kho Nhân Hậu tại huyện Lý Nhân và một số xã của huyện Bình Lục. Nuôi cá lồng với các giống đặc sản tại các xã ven sông Hồng của huyện Duy Tiên và Lý Nhân.

5.4. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp:

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thống nhất giữa bản đồ và thực địa, xây dựng khu bảo tồn; chú trọng công tác trồng mới, trồng lại rừng sau khai thác, trồng cây phân tán...Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2020 là 4.888,86 ha, năm 2025 là 4.216,61 ha. Giai đoạn 2016- 2020: bảo vệ 3.774,8 ha, khai thác và trồng lại 300 ha rừng sản xuất, trồng cây phân tán 1,5 triệu cây. Giai đoạn 2021 - 2025: bảo vệ 4.216,6 ha, khai thác và trồng lại 500 ha rừng sản xuất, trồng cây phân tán 1,5 triệu cây.

5.5. Quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

- Giai đoạn 2016- 2020: Quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 500 ha là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Giai đoạn 2021- 2025: Tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (rau an toàn, chăn nuôi, thủy sản...). Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân trên 2,5 tỷ đồng/ha, đến năm 2035 đạt trên 3,5 tỷ đồng/ha.

Quy diện tích vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 khoảng 1.000 ha, đến năm 2025 nhân rộng ra khoảng 2.000 ha và định hướng đến năm 2035 với tổng diện tích khoảng 3.000 ha, chủ yếu tại huyện Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

6.1. Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ

- Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 của UBND tỉnh và các Quyết định điều chỉnh, bổ sung quyết định số 15/2011/QĐ-UBND về cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đu tư các xã xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục đổi mới xây dựng các cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khác theo các chương trình, đề án, dự án cụ thể.

6.2. Giải pháp về đổi mới phương thức tổ chức sản xuất:

- Xây dựng, nhân rộng mô hình “Liên kết 4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Phát huy hiệu quả mô hình sản xuất đa canh trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các đơn vị, ban ngành liên quan, có quy hoạch đề án cụ thể đối với từng địa phương đquản lý, phát triển đúng hướng.

6.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở phát triển các sản phẩm sạch áp dụng công nghệ, canh tác kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh. Tăng cường công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản...trước khi cho phép hoạt động.

6.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

- Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển các sản phẩm có lợi thế. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những mô hình sản xuất mới, phù hợp với từng địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất tiến bộ cho người nông dân, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất giỏi; Xây dựng các mô hình trình diễn có quy mô phù hợp với quy mô sản xuất của người nông dân, hướng dẫn tại chỗ tng khâu kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.

6.5. Giải pháp về mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiếp cận thị trường cả trong nước và quốc tế, tạo đu ra cho nông sản hàng hóa. Xây dựng thương hiệu hàng hóa, mở rộng thị trường đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực tỉnh có ưu thế và sức cạnh tranh trên thị trường như: sữa sạch, thịt lợn sạch, rau, củ, quả sạch....

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường; xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin, đáp ứng yêu cầu về thông tin thương mại hàng nông sản cho doanh nghiệp; tích cực hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đăng ký thương hiệu cho các mặt hàng nông sản, tăng cường khả năng xúc tiến thương mại; giới thiệu, quảng bá sản phẩm của tỉnh thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm phát triển xuất khẩu.

6.6. Giải pháp về đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

Thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nội đng... Khuyến khích, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt hạ tầng của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

6.7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Thay đổi phương thức đào tạo lao động trong sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp với nhu cầu thực tế, chương trình đào tạo bám sát với quá trình thực hiện sản xuất nông nghiệp của người nông dân.

- Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn: tăng cường thu hút sinh viên được đào tạo tại các trường đại học có năng lực, trình độ về làm việc tại các vùng nông thôn.

7. Nhu cầu vốn đầu tư, phân kỳ và nguồn vốn đầu tư

7.1. Tổng vốn đầu tư: 42.470,6 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2016-2020: 9.810,8 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030: 12.480,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2035: 20.179,3 tỷ đồng

7.2. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn ODA, vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, trái phiếu Chính phủ) và vốn tư nhân, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước là: 7.081,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,7% tng vn đầu tư.

- Nguồn vốn tư nhân: 35.389 tỷ đồng, chiếm khoảng 83,3% tổng vốn đầu tư.

(Có phụ lục 01 chi tiết kèm theo)

8. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

a) Hiệu quả kinh tế

- Khai thác có hiệu quả quỹ đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần đạt được mục tiêu đề ra (Đến năm 2020; giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 250 triệu đồng/ha/năm; Năm 2025 đạt 350 triệu đồng/ha/năm; Năm 2035 đạt 500 triệu đồng/ha/năm)

b) Hiệu quả xã hội

Chuyển dịch cơ cấu lao động (Đến năm 2020, lao động nông nghiệp <30%; Năm 2025 <20%). Nâng cao được trình độ, tay nghề cho nông dân và tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động góp phần cải thiện cuộc sng của các hộ nông dân ở nông thôn (Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 52 triệu đồng; Năm 2025 là 100 triệu đồng; Năm 2035 tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2025).

c) Hiệu quả môi trường

ng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển trồng trọt theo hướng bền vững sẽ giảm thiểu lượng phân vô cơ và thuốc BVTV, cũng như các độc tố khác trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường.

9. Danh mục các dự án, đề án ưu tiên đầu tư

(Chi tiết có phụ lục 02 kèm theo)

10. Tổ chức thực hiện

10.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch này theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phi hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, ban, ngành, UBND huyện, thành phố nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đthu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Chủ trì phối hợp với Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu lập, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, dự án thuộc danh mục ưu tiên đầu tư kịp thời, đúng tiến độ.

- Cập nhật các thông tin và kết quả thực hiện quy hoạch, từ đó kịp thời đề xuất với UBND tỉnh những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung cho sát với thực tế.

10.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu tham mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút tối đa nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, đề xuất UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm, đảm bảo thực hiện các đề án, dự án ưu tiên, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của các quy hoạch.

10.3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu huy động nguồn lực, lồng ghép và bố trí nguồn vốn để thực hiện quy hoạch.

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệm thu, thanh toán nguồn kinh phí theo đúng quy định.

10.4. Các sở, ngành liên quan

- Sở Xây dựng: Phối hợp các Sở, ngành, địa phương lập quy hoạch chi tiết vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện và quản lý quy hoạch đã được phê duyệt.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Bố trí hợp lý nguồn kinh phí Khoa học Công nghệ và đxuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan hỗ trợ, tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao Khoa học Công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì tham mưu, đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai như tích tụ ruộng đất, bảo vệ môi trường nông thôn theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo có hiệu quả.

- Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thiện cứng hóa đường trục chính, giao thông nội đồng.

- Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản; hỗ trợ xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh tiêu thụ nông sản từ các dự án lớn. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương chủ trì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để chuyển dịch lao động sang sản xuất phi nông nghiệp, thúc đẩy đưa công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, du nhập nghề mới vào nông thôn; giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

- Các Sở, ngành liên quan khác: căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ cụ thể để tổ chức các hoạt động phù hợp hỗ trợ thực hiện các đề án, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp.

10.5. UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện 5 năm, hàng năm. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, HTX DVNN thực hiện; tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu tránh nhiệm thi hành quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực H
ĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu VT, NN.

C-NN/2017

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đông

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên đề án

Thời gian thực hiện

I

Về lĩnh vực trồng trọt:

 

1

Đề án phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dng công nghệ cao.

2017-2020

2

Đề án ứng dụng một số giống cây trồng mới chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô tập trung gắn với thtrường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2017-2020.

2017-2020

3

Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất màu, đất trồng lúa cốt cao khó khăn về nước tưới tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020.

2017-2020

4

Quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đt chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm đsử dụng hiêu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.

2017-2020

5

Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

2017-2025

II

Về chăn nuôi:

 

1

Đề án Phát triển chăn nuôi lợn xã Ngọc Lũ và các xã lân cận theo hướng VietGAHP, phát triển nhãn hiệu lợn sạch Ngọc Lũ

2017-2025

2

Đề án phát triển vùng chăn nuôi gắn với xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà Móng Tiên Phong.

2017-2025

3

Đề án Phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao

2017-2020

4

Đề án phát triển bò sữa

2017-2020

5

Đề án Đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi.

2020-2025

III

Về Thủy sản:

 

1

Đề án Phát triển nuôi thâm canh tại các khu NTTS tập trung và các vùng ruộng trũng chuyển đổi

2017-2025

2

Đề án Phát triển nuôi cá trắm đen hàng hóa và nguyên liệu đặc sản.

2017-2035

IV

Về Lâm nghiệp

 

1

Đề án Xây dựng một số khu vực làm dịch vụ từ rừng phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của xã hội (khu hồ Tam Chúc, hồ Ba Hang, chùa Ông, Chùa Bà Đanh- Kim Bảng; khu núi Kẽm Trng,...).

2025-2035

2

Đề án bảo vệ đàn Vooc Mông trắng tại khu rừng tự nhiên huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam diện tích khoảng 1.500-2.000 ha

2017-2025

3

Đề án nâng cao năng lực công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Hà Nam

2017-2025

V

Các đề án chính khác

 

1

Đán ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

2017-2035

2

Đ án tích tụ ruộng đất cho 1 hộ hoặc nhóm hộ thực hiện

2017-2025

3

Đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

2017-2035

4

Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu th nông sản an toàn.

2017-2025

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

ĐVT: tỷ đồng

TT

Hạng mục vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2035

Tổng

Vốn Ngân sách nhà nước

Vốn của dân, DN và vốn khác

Tổng

Vốn Ngân sách nhà nước

Vốn của dân, DN và vốn khác

Tổng

Vốn Ngân sách nhà nước

Vốn của dân, DN và vốn khác

Tổng

Vốn Ngân sách nhà nước

Vốn của dân, DN và vốn khác

1

Phát triển nông nghiệp ƯDCNC

2.349,10

326,4

2.022,70

1.200,90

162,4

1.038,40

286,8

41,6

245,2

861,4

122,3

739,1

2

Phát triển bò sữa

3.428,00

127,9

3.300,10

1.135,70

49,6

1.086,10

1.149,30

35,3

1.114,00

1.143,00

43

1.100,00

3

Phát triển bò thịt chất lượng cao

368

98

270

101,5

32

69,5

143,5

33

110,5

123

33

90

4

Phát triển chăn nuôi lợn sạch xã Ngọc Lũ và các xã lân cận

453,8

63,2

390,6

138,7

18,5

120,2

164,1

23,7

140,4

151

21

130

5

Phát triển gà Móng Tiên Phong

65,7

12,7

53

20,5

4,5

16

23,2

4,2

19

22

4

18

6

Sản xuất thâm canh thủy sản tập trung

152,2

24

128,2

42,5

7,5

35

58,7

8,5

50,2

51

8

43

7

Phát triển trồng trọt khác

5.935,30

596,8

5.338,50

1.187,10

120

1.067,10

1.780,60

180

1.600,60

2.967,70

296,8

2.670,90

8

Phát triển chăn nuôi khác

9.380,00

939

8.441,00

1.876,00

190

1.686,00

2.814,00

280

2.534,00

4.690,00

469

4.221,00

9

Phát triển thủy sản khác

2.235,00

223,8

2.011,30

447

45

402

670,5

67

603,5

1.117,50

111,8

1.005,80

10

Phát triển lâm nghiệp

270

27,5

242,5

54

6

48

81

8

73

135

13,5

121,5

11

Hạ tầng sản xuất và đầu tư khác

17.800,00

4.608,90

13.191,10

3.600,00

1.008,90

2.591,10

5.300,00

1.400,00

3.900,00

8.900,00

2.200,00

6.700,00

12

Đào tạo nghề LĐNN

33,5

33,5

 

7

7

 

8,8

8,8

 

17,7

17,7

 

 

Tng số (tỷ đồng)

42.470,60

7.081,60

35.389,00

9.810,80

1.651,40

8.159,40

12.480,50

2.090,10

10.390,30

20.179,30

3.340,00

16.839,20

 

Cơ cấu (%)

100

16,7

83,3

100

16,8

83,2

100

16,7

83,3

100

16,6

83,4

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1357/QĐ-UBND ngày 28/08/2017 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.790

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.251.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!