HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/2016/NQ-HĐND
|
Ninh
Thuận, ngày 19 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
33/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận 05 năm 2016 - 2020;
Thực hiện Quyết định số
1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Thực hiện Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững;
Thực hiện Quyết định số
2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến
lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Thực hiện Quyết định
1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết số 09-NQ/TU
ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Xét Tờ trình số 156 /TTr-UBND
ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh
về cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững, giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân
sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục
tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu
1. Mục tiêu: khai thác tốt nhất các lợi thế của vùng tiểu khí hậu khô hạn, để phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Thu hút và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh thông qua sự khác biệt và đa dạng
hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia
tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường; nâng cao thu nhập và cải thiện điều
kiện sống cho cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
- Đến năm 2020: tốc độ tăng giá
trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cao hơn giai đoạn trước, đạt bình quân 6 - 7%/năm, tốc độ tăng giá trị
sản xuất đạt 7 - 8%/năm. Từng bước
ứng dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu, phấn đấu nông, lâm nghiệp chiếm
49% (trong nông nghiệp trồng trọt chiếm 68%, chăn nuôi 28,2%, dịch vụ 3,8%, lâm
nghiệp 0,3%), thủy sản 51%; có 2 - 3 doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư ứng dụng
công nghệ cao, nâng giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp chủ động nước tăng ít
nhất 1,5 lần; có 50% số xã và 1 - 2 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; thu nhập
bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,8 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ
nghèo nông thôn giảm 2%/năm; trồng rừng mới đạt 3.580ha (trong đó rừng phòng hộ:
1.660ha và rừng sản xuất: 1.920ha) và chăm sóc rừng trồng đạt 4.122ha; dân cư
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%.
- Đến năm 2030: tốc độ tăng giá trị
gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản cao hơn giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở ứng
dụng rộng rãi công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp thông minh, thích ứng
cao với biến đổi khí hậu. Hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, có
tính đặc thù địa phương với vai trò đầu tàu là các doanh nghiệp lớn liên kết với
các tổ chức hợp tác của nông dân. Phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người
khu vực nông thôn tăng gấp 3 lần năm 2020. Xây dựng nông thôn mới hiện đại theo
hướng bền vững.
3. Các khâu đột
phá
- Một là, thu
hút đầu tư công, đầu tư của các nhà tài trợ, đầu tư của doanh nghiệp tư nhân để
phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực thích ứng để hạn
chế tác động biến đổi khí hậu; trong đó chú trọng cơ cấu lại ngành thủy lợi
theo hướng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, liên thông các hồ chứa, liên
thông các hệ thống tưới để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước.
- Hai là, ứng dụng nhanh các
thành tựu khoa học công nghệ mới, công nghệ cao gắn với đào tạo nghề cho nông
dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản; thu hút, khuyến khích đầu tư của các
doanh nghiệp vào các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các sản
phẩm đặc thù của tỉnh gắn với các cụm liên kết ngành hàng theo chuỗi giá trị.
- Ba là, tổ chức lại sản xuất
theo hướng thu hút đầu tư của doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân trung tâm, liên
kết với các tổ chức hợp tác của nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
- Bốn là, nâng cao nhận thức,
tư tưởng, tích cực tham gia có hiệu quả trong việc thực hiện Nghị quyết và các
chủ trương, chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi
khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cho cán bộ các Sở, ban, ngành,
đoàn thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, đến cộng đồng và người
dân, nhất là người dân khu vực nông thôn, tạo sự thống nhất, chỉ đạo tập trung
góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Điều 2. Định
hướng và nhiệm vụ
1. Trồng trọt
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng
theo hướng tăng tỷ trọng của cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rau đậu; giảm tỷ
trọng cây lương thực. Chú trọng phát triển các ngành hàng có
lợi thế cạnh tranh cao và trung bình (nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây, mía, sắn; giống
lúa, ngô); nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, xây dựng thương hiệu, gắn kết với tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường
cho xuất khẩu. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang
phát triển các cây trồng chống chịu khô hạn, cây trồng phục vụ phát triển chăn
nuôi. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, trước mắt đối với các cây trồng
chủ lực (nho, táo, rau, mía) để hạn chế thiệt hại do hạn hán. Phấn đấu chuyển đổi
khoảng trên 8 ngàn ha đất trồng lúa kém hiệu quả thuộc khu vực tưới các hồ thủy
lợi nội tỉnh, trong đó chuyển đổi 2.000 ha trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm
2020, diện tích đất trồng lúa 18.633 ha, trong đó đất chuyên trồng
lúa nước 15.900 ha, sản lượng khoảng 275 ngàn tấn. Mở rộng
diện tích trồng bắp luân canh trên đất lúa, trên đất chuyển đổi từ đất lúa kém
hiệu quả và các cây hoa màu khác, diện tích gieo trồng bắp đạt 25 ngàn ha, sản lượng đạt 100 ngàn tấn vào năm 2020. Phát triển diện tích
nho, táo đạt quy mô 3.200 ha, sản lượng khoảng 50 ngàn tấn nho, 55 ngàn tấn
táo. Mở rộng diện tích trồng mía đạt quy mô 5.000 ha, sản lượng 300 ngàn tấn, đầu
tư theo hướng thâm canh, cơ giới hóa, tưới tiết kiệm; ổn định diện tích cây sắn
2.500 -3.000 ha, sản lượng 60 ngàn tấn và sẽ chuyển đổi sang cây trồng khác có
hiệu quả cao hơn khi giải quyết được thủy lợi. Đầu tư phát triển một số vùng sản
xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm
như các vùng rau, quả, các vùng nho, táo ứng dụng công nghệ cao ven thành phố
Phan Rang-Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn. Phát triển các cây
trồng mới gắn ứng dụng công nghệ cao, có thị trường tiềm năng như cây măng tây
đạt 500 ha, cây nha đam đạt 500 ha vào năm 2020.
2. Chăn nuôi
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng
tỷ trọng chăn nuôi bò, dê, cừu; ổn định đàn heo và gia cầm, theo hướng nâng cao
chất lượng, áp dụng giống mới năng suất cao, tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt 50%; đàn
dê, cừu lai giống mới đạt 90%; tỷ lệ nạc hóa đàn heo 90%. Từng bước chuyển từ
chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh
nghiệp và chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng cạn, cỏ chăn nuôi chất lượng
cao, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh, an toàn dịch bệnh, tổ
chức chăn nuôi khép kín các khâu trong chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản
xuất, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên phát triển các con nuôi có
lợi thế đến năm 2020 tổng đàn trâu, bò đạt 144.000 ngàn con, dê cừu đạt 255
ngàn con, phát triển đàn heo theo hướng các trang trại công nghiệp đạt quy mô tổng
đàn 110 ngàn con. Ổn định tổng đàn gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp đạt
quy mô 2 triệu con; thu hút các dự án đầu tư chăn nuôi bò thịt cao sản, dê thịt,
dê sữa quy mô lớn từ 20-30 ngàn con/trang trại tại các vùng tưới các hồ thủy lợi
nội tỉnh gắn với việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cỏ chất lượng cao, các hộ
nông dân là vệ tinh hoặc cho doanh nghiệp thuê đất lâu dài.
3. Thủy sản
- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng
tăng tỷ trọng của sản xuất giống, khai thác hải sản xa bờ.
- Phát triển
nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả,
đảm bảo vệ sinh an toàn và cân bằng sinh thái môi trường; mở rộng nuôi trồng
trên biển. Từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao trình độ công nghệ
nuôi, cấu trúc lại hệ thống ao đìa thành các khu vực chuyên ứng dụng công nghệ
cao và các khu vực nuôi sinh thái bền vững. Diện tích nuôi đạt 2.350 ha, sản lượng
nuôi 18-20 ngàn tấn vào 2020; trong đó tôm trên 1.000 ha, sản lượng tôm nuôi là
12 ngàn tấn. Quy hoạch lại và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống; khuyến
khích các cơ sở sản xuất nhỏ liên kết hình thành các tập đoàn đầu tư công nghệ
hiện đại, giữ vững vị thế là trung tâm giống chất lượng cao của cả nước, sản lượng
đạt 36 tỷ con vào 2020. Tiếp tục quy hoạch lại và đầu tư hoàn thiện hạ tầng các
vùng sản xuất giống tập trung và vùng nuôi thủy sản thương phẩm An Hải, Sơn Hải;
đầu tư giai đoạn II dự án đầu tư CSHT và cấp thoát nước đầm Nại; đầu tư mới hạ
tầng vùng sản xuất giống Nhơn Hải để tạo điều kiện cho các các doanh nghiệp đầu
tư mở rộng quy mô, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để ứng dụng công nghệ
cao.
- Đẩy mạnh khai thác xa bờ, chuyển
đổi cơ cấu sang các nghề lưới vây, nghề câu, nghề chụp, lưới rê để khai thác
các sản phẩm vùng khơi có giá trị kinh tế cao, gắn với bảo vệ an ninh-quốc
phòng. Tiếp tục thực hiện Đề án tổ chức lại nghề khai thác hải sản gắn với thực
hiện các chính sách phát triển thủy sản; khuyến khích đầu tư tàu thuyền công suất
lớn, khai thác xa bờ. Đến 2020 tổng số tàu thuyền khoảng 2.900 chiếc, có tổng
công suất 380 ngàn cv, khai thác đạt 75-80 ngàn tấn hải sản/năm. Đầu tư các cảng
cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt:
Đông Hải, Ninh Chữ, Cà Ná, các bến cá Mỹ Tân, Sơn Hải để phát triển khai thác
đánh bắt xa bờ theo hướng đầu tư đồng bộ hạ tầng, dịch vụ đóng sửa chữa tàu
thuyền, phát triển dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
4. Lâm nghiệp
Thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững 202.484ha rừng và đất rừng vào năm 2020; trong đó rừng đặc dụng
41.811ha, rừng phòng hộ 116.462ha, rừng sản xuất 39.611ha và rừng ngoài quy hoạch
3 loại rừng 4.600ha gắn với việc tổ chức lại các đơn vị lâm nghiệp do Nhà nước
thành lập; Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng,
dịch vụ lâm nghiệp; phấn đấu nâng độ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020 bằng nhiều
giải pháp như khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng tại hai Vườn quốc gia gắn với phát triển du
lịch sinh thái, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử. Trồng rừng
phòng hộ, đặc dụng tại các khu vực xung yếu ven biển, các khu rừng đầu nguồn
các hồ, đập thủy lợi với các loại cây trồng bản địa và cây đã thích nghi như
cây neem, cây trôm. Phát triển rừng sản xuất theo hình thức Nhà nước hỗ trợ một
phần với các đối tượng cây trồng mới ứng dụng công nghệ mô, hom cho năng suất
cao gắn với phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, phát triển theo mô hình nông
lâm kết hợp để hạn chế tác động tiêu cực của hạn hán; từng bước phát triển công
nghiệp chế biến gỗ rừng trồng. Đối với lâm sản ngoài gỗ, trước mắt hướng tới
phát triển các loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như mủ trôm, lá và quả neem, các
cây dược liệu khác.
5. Diêm nghiệp
Sản xuất muối công nghiệp đến 2020
ổn định diện tích 3.460 ha, sản lượng khoảng 450 ngàn tấn; đầu tư xây dựng các
nhà máy chế biến muối và các sản phẩm sau muối với trang thiết bị và công nghệ
sản xuất hiện đại trở thành trung tâm sản xuất, chế biến muối và hóa chất từ muối
hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết, xử lý có hiệu quả diện tích bị
nhiễm mặn, không cho lan ra diện rộng. Phát triển các cơ sở chế biến muối hiện
có trên cơ sở đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ổn định vùng sản
xuất muối diêm dân, muối thực phẩm sạch phát triển tập trung tại huyện Ninh Hải
480 ha; xây dựng chuỗi ngành hàng theo hướng tăng cường liên kết giữa hộ sản xuất
với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến muối và thị trường thông qua tổ hợp
tác/hợp tác xã. Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối với các
công nghệ phủ bạt ô kết tinh, phương pháp trải bạt trên nền ô kết tinh, công
nghệ tuyển rửa muối ngay sau thu hoạch. Từng bước đầu tư cơ giới hóa ở các đồng
muối tập trung có đủ điều kiện thực hiện cơ giới hóa.
6. Cơ cấu ngành thủy lợi theo hướng
ứng dụng công nghệ mới, sử dụng tiết kiệm nước, ứng phó có hiệu quả với biến đổi
khí hậu
- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thủy
lợi đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 theo hướng tính toán cân bằng lại nguồn nước
thích ứng với biến đổi khí hậu để đảm bảo nhu cầu dùng nước trong giai đoạn tới
của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế khác.
- Điều chỉnh nhu cầu dùng nước của
ngành nông nghiệp bằng các giải pháp:
+ Xây dựng đề án và tập trung nguồn
lực để chuyển đổi trên 8 ngàn ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng sử dụng ít
nước, cây trồng cạn như rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả sang trồng cây có
hiệu quả hơn, gắn với việc áp dụng công nghệ mới (nhất là công nghệ tưới tiết
kiệm), đổi mới kỹ thuật canh tác, tổ chức lại sản xuất theo cánh đồng lớn, liên
kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức của nông dân trong sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm.
+ Ứng dụng các giải pháp và xây dựng
chính sách sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước: Ứng dụng và ban hành chính sách
khuyến khích, hỗ trợ nhân rộng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Phấn đấu đến năm
2020 có 50% diện tích nho, táo và sản xuất rau, củ, cỏ chăn nuôi, được áp dụng
tưới nhỏ giọt hoặc phun mưa; trên 50% diện tích sản xuất lúa được áp dụng công
nghệ “1 phải 5 giảm”. Ứng dụng và nhân rộng các giải pháp chống bốc hơi nước để
giảm tưới nước, giảm làm cỏ cho cây trồng.
+ Nghiên cứu quy hoạch, xây dựng
các công trình liên thông các hồ chứa, liên thông các hệ thống tưới để tăng hiệu
quả sử dụng nguồn nước:
Trong giai đoạn đến 2020 tập trung
hoàn thành hồ sông Than, hồ sông Cái và đập Tân Mỹ, đập hạ lưu sông Dinh; đầu
tư các hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 tại các khu vực tưới hồ chứa đang và sẽ
xây dựng đưa năng lực tưới đạt 60% diện tích đất nông nghiệp.
Liên thông các hồ chứa bằng đường ống để đưa vào quy hoạch xây dựng trong
giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2030, đó là: Kết nối
liên thông đưa nước từ hồ Sông Cái - Đập Tân Mỹ về các khu vực phía Bắc tỉnh
như hồ Thành Sơn, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh; kết nối liên thông lưu vực Hồ
Cho Mo với lưu vực suối Ngang hồ Phước Trung; kết nối liên thông hồ Tân Giang về
hồ Sông Biêu và hồ Suối Lớn; kết nối liên thông hồ Sông Than về hồ Lanh Ra, Tà
Ranh, Bầu Zôn, Suối Lớn, CK7.
Quy hoạch, xây dựng các tuyến công
trình liên thông hệ thống tưới như kết nối hệ thống tưới Tân Mỹ với các hệ thống
tưới phía Bắc tỉnh, kết nối hệ thống tưới hồ Sông Than với hệ thống tưới các tiểu
vùng lưu vực Sông Quao và Sông Lu.
Điều 3. Nguồn
vốn thực hiện
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội để
thực hiện các mục tiêu của đề án cho khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và nghề
muối theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016 - 2020 là 12.098 tỷ
đồng.
- Nguồn vốn thực hiện: ngân sách
Trung ương, Trái phiếu Chính phủ, ODA, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và
các nguồn huy động khác.
Điều 4. Các
nhóm giải pháp
1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng các
vùng chuyên canh sản xuất, phát triển ngành các ngành hàng có lợi thế. Rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới gắn với phát triển vùng chuyên canh
và xây dựng chuỗi giá trị các ngành hàng. Xây dựng quy hoạch khu, vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng các chuỗi giá trị ngành nông
nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ
sung các cơ chế, chính sách hiện có, đảm bảo kịp thời, phù hợp tình hình thực tế
địa phương và nghiên cứu ban hành các nhóm chính sách để tập trung cho các khâu
đột phá, góp phần thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đó là:
- Chính sách thu hút đầu tư
tư nhân: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết
định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2015 của tỉnh để khuyến khích, thu
hút đầu tư tư nhân vào sản xuất nông nghiệp, chế biến sâu. Xây dựng, ban hành
chương trình thu hút đầu tư doanh nghiệp vào phát triển các khu, vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao; vùng chuyên canh; phát triển chế biến nông, lâm,
thủy sản. Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa doanh nghiệp và các cơ
quan quản lý Nhà nước, các cơ quan Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp, tập
trung giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; rà soát lại quy hoạch
làng nghề để thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ vào phát triển làng nghề. Tăng cường
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng
nông sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh,
gia tăng giá trị.
- Chính sách khoa học công nghệ:
tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho các
lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm nước. Ban hành chính
sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước, trước mắt đối với các cây trồng
chủ lực như nho, táo, nha đam, măng tây, rau củ; rà soát sửa đổi, ban hành
chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa công nghệ có hiệu quả gắn
với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Chính sách
phát triển liên kết với doanh nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, phát triển
trang trại: nghiên cứu ban hành (hoặc cụ thể hóa) chính sách khuyến khích phát
triển liên kết giữa các hộ nông dân để hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác và
liên kết giữa hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp
sản xuất, chế biến theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; chính sách khuyến khích,
hỗ trợ người dân góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để tạo quỹ đất hình thành
vùng sản xuất quy mô lớn, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.
- Chính sách
đào tạo nguồn nhân lực: ban hành hoặc cụ thể hóa chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp đào tạo nông dân trên cơ sở hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ
chức hợp tác của nông dân (THT, HTX). Tổ chức tập huấn các kỹ thuật và giải
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp.
Chú trọng đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả
trên địa bàn. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng
lao động tại doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn.
- Chính sách đất
đai: ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất; ban hành
chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình khi thực hiện chuyển đổi đất lúa nước thiếu
nước tưới sang cây trồng khác hiệu quả hơn.
- Chính sách xúc tiến thương mại và quản lý chất lượng: tiếp tục hỗ trợ
xây dựng, quản lý và phát triển tốt chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn
hiệu tập thể các ngành hàng có lợi thế. Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến
thương mại và phát triển thị trường theo hướng các hiệp hội ngành hàng, doanh
nghiệp và hợp tác xã tổ chức thực hiện, tỉnh hỗ trợ thông qua cơ chế, chính
sách. Ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp trong tổ chức và tham gia các
sự kiện, hội thảo, hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm nông
sản.
3. Đổi mới về
phương thức huy động, thu hút đầu tư công thông qua phát triển các hình thức
liên kết công tư để nâng cao hiệu quả đầu tư công; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của
Trung ương, các nhà tài trợ hỗ trợ cho tỉnh ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu
tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tập trung, ưu tiên đầu tư công cho
phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vùng chuyên canh các ngành
hàng có lợi thế và các ngành hàng mới có tiềm năng (như cây nha đam, măng tây).
Ưu tiên đầu tư công hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm nước,
công nghệ sạch, thân thiện môi trường vào sản xuất nông nghiệp. Nhân rộng các
mô hình tổ hợp tác dùng nước (PIM) gắn với Công ty khai thác công trình thủy lợi
để nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
4. Thúc đẩy cải cách hành chính,
đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI), tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân vào nông
nghiệp.
5. Triển khai các giải pháp để
nâng cao năng lực, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đó là: xây dựng kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp cho các vùng thiếu nước tưới,
vùng bị nhiễm mặn; điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo mục tiêu tái cơ cấu nông
nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu; tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển,
rừng phòng hộ đầu nguồn; triển khai các quy trình canh tác bền vững, công nghệ
tưới tiết kiệm nước, hệ thống quản lý kiểm soát nguy cơ ô nhiễm đất, nước từ chất
thải chăn nuôi và phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ chất thải của ngành
chăn nuôi; tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống rủi ro thiên tai và
biến đổi khí hậu.
6. Nâng cao năng lực quản
lý, chỉ đạo, điều hành, chú trọng công tác phối hợp, đảm bảo tính đồng bộ, chặt
chẽ trong việc triển khai thực hiện giữa các sở ngành và các cơ quan hữu quan của
tỉnh với chính quyền địa phương các cấp, để thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu
ngành nông nghiệp và gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
7. Tăng cường công tác thông
tin tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đầy đủ, sâu, rộng nội dung Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. Tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống
chính trị, các doanh nghiệp và nông dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập
quán sản xuất. Tăng cường phát huy dân chủ trong thực hiện vai trò chủ thể của
người nông dân, xây dựng Hội nông dân là trung tâm và nòng cốt trong các phong
trào nông dân, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Điều 5. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ
nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết; hàng năm gắn báo cáo tình
hình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong báo cáo kinh tế - xã hội của
tỉnh và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa X kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 13 tháng 12 năm
2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2016./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Thanh
|