Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 254/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Thào Xuân Sùng
Ngày ban hành: 12/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 254/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 12 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số khoản, Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 81/2005/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của HĐND tỉnh phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010); Nghị quyết số 231/2008/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2008 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp trong Nghị quyết số 81/2005/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Nghị quyết số 179/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc phê chuẩn định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 162/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc xin phê chuẩn Quy hoạch phát triển trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 426/BC-KTNS ngày 07 tháng 12 năm 2008 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về thẩm tra lĩnh vực kinh tế - ngân sách tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khoá XII; tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.

(Có báo cáo tóm tắt quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức công bố công khai và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban, các vị đại biểu HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tăng cường tuyên truyền, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khoá XII, kỳ họp lần thứ 11 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH, VPCP, VP CT nuớc;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và ĐT; Bộ TN và Môi trường;
- Vụ Hoạt động ĐBVP Quốc hội, Vụ 3 VPCP;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMT TQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Tập đoàn Cao su Việt Nam;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, thành phố;
- TT Công báo tỉnh; Trung tâm Lưu trữ tỉnh;
- Lãnh đạo, chuyên viên VP Tỉnh uỷ, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, Châu (230 b).

CHỦ TỊCH




Thào Xuân Sùng

 

TÓM TẮT

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 254/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cao su là cây đa mục tiêu, ngoài chức năng bảo vệ môi trường sinh thái, sản phẩm từ cây cao su như mủ, gỗ đều có giá trị kinh tế cao.

Thời gian qua, nhiều đoàn công tác của tỉnh đã đi thăm, học tập tại một số địa phương trong và ngoài nước về trồng và kinh doanh cây cao su, đồng thời phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam nghiên cứu thị trường, điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao… của một số tiểu vùng trong tỉnh, khẳng định cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt trên đất Sơn La.

Vì vậy, để chương trình phát triển cây cao su trở thành cây xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhân dân các dân tộc vùng nông nghiệp nông thôn gắn với việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực; chuyển đổi một số đất nông lâm nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang trồng, kinh doanh cây cao su; dần chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp trong vùng quy hoạch sang làm công nhân cao su và dịch vụ, xây dựng mô hình làng công nhân, bản công nhân là thực sự cần thiết, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

A. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP;

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số khoản, điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Nghị quyết số 44/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010;

Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Quyết định số 1160/QĐ-BNN-LN ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc;

Chỉ thị số 1339/CT-BNN-TT ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển cây cao su trong thời gian tới;

Chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững trong thời gian tới;

Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn quy hoạch sản xuất Nông - Lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư của tỉnh Sơn La;

Nghị quyết số 81/2005/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của HĐND tỉnh phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010);

Cam kết giữa tỉnh Sơn La và Tập Đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam trong chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La tại Biên bản họp ngày 23 tháng 3 năm 2007; Biên bản họp ngày 02 tháng 8 năm 2007 và Văn bản số 1191/CSVN-HTĐT của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày 14 tháng 9 năm 2007 về phát triển cao su tại Sơn La;

Nghị quyết số 179/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La về việc phê chuẩn định hướng quy hoạch - kế hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020;

Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La về việc Phê chuẩn chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011;

Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020;

Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011;

Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) tỉnh Sơn La theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc cho phép lập dự án quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020;

Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 01 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề cương - dự toán quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.

B. NỘI DUNG DỰ ÁN QUY HOẠCH

Phần thứ nhất

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG QUY HOẠCH DỰ ÁN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Vùng dự án quy hoạch phát triển cây cao su bao gồm 87 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Đặc điểm địa hình

Vùng dự án được bao bọc bởi những hệ dông cao, chia cắt phức tạp, địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo chiều dòng chảy của sông Đà và sông Mã; các dãy núi phần lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo nên vùng thung lũng có độ phì nhiêu để phát triển nông, lâm nghiệp.

3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỉ lệ 1/100.000 vùng dự án có các nhóm đất sau:

a) Nhóm đất Feralit điển hình vùng nhiệt đới ẩm

- Đất Feralit đỏ vàng, nâu tím trên đá sét (FS). Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, mùn trung bình đến nghèo, tầng đất dày > 80cm, đất chặt hạn chế xói mòn, rửa trôi giữ được ẩm. Đất này phân bố nhiều ở Sốp Cộp, Sông Mã, Thuận Châu, Quỳnh Nhai.

- Đất Feralit vàng nhạt trên đá cát (Fq) có thành phần cơ giới nhẹ, mùn ít, tầng đất dầy > 80cm, đất tơi xốp nhưng khô và rời rạc dễ bị xói mòn rửa trôi. Đất này có ở Sông Mã, Quỳnh Nhai, Mộc Châu.

- Đất Feralit màu vàng, trên đá Macma axit (FS), thành phần cơ giới trung bình, tầng dầy > 90cm. Đất này phân bố ở Mường La, Sông Mã, Bắc Yên.

- Đất Feralit màu đỏ, nâu vàng trên đá vôi (FV), thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn trung bình, thuộc loại đất tốt, tầng đất dầy > 150cm. Phân bố đều ở các huyện nhưng tập trung nhất là ở Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên.

- Đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất (FJ) đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dầy > 90cm, hàm lượng mùn trung bình. Đất này phân bố nhiều ở Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên.

- Đất Feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá mác ma trung tính và bazic (FK, FU), đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, hàm lượng mùn trung bình. Đất này phân bố nhiều ở Mộc Châu, Thuận Châu, Sông Mã, tầng dầy > 80 cm.

- Đất Feralit nâu vàng trên sa cổ.

b) Nhóm đất phù sa sông suối (P)

Chủ yếu có dọc 2 bên bờ sông Đà, sông Mã và các con suối lớn. Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, tầng dầy đất >80 cm.

c) Nhóm đất đen (RK)

Nhóm đất này có ở Quỳnh Nhai, Sông Mã, chủ yếu có ở một số điểm ven các con suối, thành phần cơ giới nhẹ, mùn nhiều, độ sâu tầng đất >80 cm.

4. Khí hậu thuỷ văn

a) Khí hậu: Vùng dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm khí hậu Tây Bắc, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.

Nhiệt độ trung bình năm: 21,60C; Lượng mưa trung bình năm: 1.448mm (thường tập trung các tháng 5, 6, 7, 8, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm); Độ ẩm không khí trung bình năm: 80%; Lượng bốc hơi bình quân năm: 947mm.

b) Thuỷ văn: Trong vùng quy hoạch có các chi lưu của hệ thống sông Đà và sông Mã. Chiều dài sông Mã chảy qua địa phận tỉnh Sơn La khoảng 70km, chủ yếu là qua huyện Sông Mã; Sông Đà chảy qua các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên và huyện Mộc Châu với chiều dài 230 km.

5. Hiện trạng sử dụng đất đai

Qua điều tra rà soát thực tế đất đai năm 2007 tổng diện tích tự nhiên của vùng dự án 523.465 ha chiếm 36,73 % tổng diện tích đất toàn tỉnh.

a) Nhóm đất Nông nghiệp

Tổng diện tích 315.682 ha, trong đó đất sản xuất Nông nghiệp 99.608 ha (đất trồng cây hàng năm 85.372 ha, đất trồng cây lâu năm 14.236 ha), đất Lâm nghiệp 215.042 ha (đất rừng sản xuất 26.999 ha, đất rừng phòng hộ 177.212 ha, đất rừng đặc dụng 10.833 ha), đất nuôi trồng Thuỷ sản 1.015 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác.

b) Nhóm đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích 17.568 ha, trong đó đất ở 2.823 ha, đất chuyên dùng 6.193 ha, còn lại là các loại đất khác.

c) Nhóm đất chưa sử dụng

Tổng diện tích đất chưa sử dụng 190.214 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 173.231 ha, chủ yếu là diện tích đất trống đã được quy hoạch vào mục đích lâm nghiệp và một phần diện tích đã sản xuất nông nghiệp cũ bỏ hoang chưa đưa vào sử dụng; đất núi đá không có rừng cây 16.982 ha.

Nhận xét: Qua số liệu hiện trạng đất đai ở trên ta thấy diện tích các loại đất có khả năng chuyển sang trồng cây cao su khoảng 145.341 ha (trong đó đất trồng cây hàng năm khác 73.363 ha, đất trồng cây lâu năm 14.235 ha, đất chưa sử dụng 57.743 ha) với quỹ đất như trên sẽ có khả năng bố trí đủ diện tích trồng cây Cao su mà mục tiêu của dự án đề ra (phụ lục 1).

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dân tộc, dân số và lao động

- Dân số: Theo số liệu thống kê tổng dân số trong vùng quy hoạch là 222.155 người; mật độ dân số bình quân 71 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%/năm.

- Dân tộc: Vùng quy hoạch có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc Thái, Kinh, Mường, Lào, Dao, Sinh Mun.

- Lao động: Tổng số lao động trên địa bàn quy hoạch 103.704 người chiếm 46,7% dân số, lao động trong ngành nông lâm nghiệp 87.478 người chiếm 78,6% tổng số lao động, lực lượng lao động phổ thông là chủ yếu.

2. Tình hình sản xuất và đời sống

a) Tình hình tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng dự án đã có sự phát triển đáng kể, cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông lâm nghiệp toàn vùng đạt 4,6% /năm; đến hết năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.096.890 triệu đồng, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 385.655 triệu đồng; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 95.458 triệu đồng.

b) Tình hình sản xuất Nông, Lâm nghiệp

Sản xuất Nông, Lâm nghiệp trong những năm qua có sự phát triển khá trên cơ sở phát huy các lợi thế của một tỉnh miền núi tạo ra sự chuyển dịch quan trọng sản xuất theo hướng hàng hoá. Đã xác định được một số mặt hàng chủ lực có giá trị kinh tế cao (ngô, chè, cà phê, mía, sắn…), trong chăn nuôi chủ yếu phát triển gia súc ăn cỏ; bình quân lương thực có hạt đạt trên 600 kg/người/năm.

Về Lâm nghiệp, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ thông qua các dự án, chương trình mục tiêu, công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng được đẩy mạnh, thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, độ che phủ của rừng trong vùng dự án đạt trên 44%.

c) Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

+ Trong vùng quy hoạch hiện có một nhà máy tinh bột sắn, một nhà máy đường và một số xưởng chế biến nhỏ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ là chính, sản xuất gạch, sản xuất các đồ gia dụng, dệt vải thủ công, chế biến đậu phụ, xay sát nông sản, khai thác vật liệu xây dựng các công trình.

+ Dịch vụ, thương mại: Ngành dịch vụ, thương mại không ngừng được phát triển, mạng lưới giao thông vận tải, bưu chính được mở rộng đến xã. Các điểm bán hàng phân bố khắp toàn vùng đảm bảo các mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân cũng như vật tư nông nghiệp.

+ Thu nhập và đời sống: Trong những năm đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, tuy nhiên so với mặt bằng chung còn thấp so với bình quân cả nước, thu nhập của dân cư nông thôn thấp hơn so với dân thành thị.

3. Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Hệ thống đường giao thông trong những năm qua đã từng bước được đầu tư, đường trục chính đã được nhựa hoá, chỉ có một số bản vùng xa, vùng khó khăn việc đi lại vẫn khó khăn, nhất là về mùa mưa, đường đất và đường cấp phối là chủ yếu.

- Đường thủy: Vùng dự án có 2 tuyến đường sông chính chảy qua là tuyến sông Đà và sông Mã với chiều dài khoảng 350 km, hiện tại khả năng sử dụng và phát huy giao thông đường thủy còn thấp.

b) Hệ thống điện

Tất cả các xã, phường trong vùng dự án đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, chỉ còn một số bản vùng sâu, vùng xa hiện tại đang được lắp đặt hạ thế và đường dây.

c) Hệ thống nước sinh hoạt

Bằng các nguồn vốn khác nhau, trong vùng dự án đã đầu tư xây dựng 367 công trình nước sạch tự chảy, bể chứa, giếng khơi; tính đến hết năm 2007 số hộ nông thôn được dùng nước sinh hoạt thông qua các hệ thống công trình đạt trên 67%, một số hộ còn lại do điều kiện về nguồn nước vẫn còn sử dụng nước mó và nước suối để sinh hoạt.

d) Hệ thống Thuỷ lợi

Công tác thuỷ lợi trong những năm qua đã được quan tâm, từng bước kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi tạo chủ động trong tưới tiêu, trên 90% diện tích lúa đã được tưới tiêu chủ động. Tuy nhiên phần lớn các công trình hiện nay chưa được xây dựng đồng bộ từ công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương và chịu nhiều tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người nên đã bị xuống cấp.

4. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến dự án

a) Thuận lợi

- Về điều kiện khí hậu, đất đai bước đầu qua khảo sát và trồng thử nghiệm nhận thấy phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su.

- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đồi chưa sử dụng qua điều tra khảo sát hiện trạng sử dụng đất có khả năng đủ để phát triển cây cao su.

- Vùng dự án thuộc địa hình núi cao nằm sâu trong đất liền ít chịu ảnh hưởng của gió lớn và bão.

- Về hạ tầng cơ sở như giao thông, điện, nước nhìn chung bước đầu có thuận lợi.

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã và bản đã có sự đồng thuận, người dân nhiệt tình tham gia dự án.

- Môi trường đầu tư thông thoáng, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị luôn được giữ vững, người dân luôn chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của của Đảng và Nhà nước.

b) Khó khăn

- Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, không thuận lợi cho việc khai hoang cơ giới trong quá trình làm đường lô, khoảnh và điều kiện sản xuất sau này.

- Mùa khô hanh kéo dài, có gió lào; chênh lệch nhiệt độ trong ngày và theo mùa lớn, thường có giá rét và sương muối ở một số tiểu vùng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.

- Trình độ dân trí hạn chế, khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây cao su sẽ gặp khó khăn.

Phần thứ hai

NỘI DUNG QUY HOẠCH TRỒNG CÂY CAO SU

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Phát triển cây cao su phải có bước đi phù hợp, có giải pháp đồng bộ, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn, gắn với công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có sức cạnh tranh; phát triển cao su phải được sự đồng thuận của người dân, không chủ quan nóng vội, phát triển tự phát theo phong trào dễ dẫn đến rủi ro thất bại.

2. Mục tiêu

Phát triển vùng trồng cây cao su trở thành cây xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhân dân các dân tộc vùng nông nghiệp, nông thôn gắn với việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực; chuyển đổi một phần diện tích đất nông - lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng, kinh doanh cây cao su, dần chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp trong vùng sang làm công nhân cao su và dịch vụ. Xây dựng mô hình làng công nhân, bản công nhân, phấn đấu trồng đến năm 2011 có 20.000 ha và 50.000 ha vào năm 2020.

II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2011 có 20.000 ha cây cao su, đến năm 2020 có 50.000 ha với yêu cầu cơ bản sau:

1. Diện tích đất quy hoạch trồng cao su phải đảm bảo liền vùng liền khoảnh có quy mô vùng tập trung từ 30 - 50 ha trở lên; đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ cao nhỏ hơn 600 m so với mực nước biển; một số nơi với những điều kiện cho phép có thể phát triển đến độ cao 700 m; độ dốc từ 300 trở xuống, những nơi cần liền vùng có thể xem xét bố trí đến 350, đất có tầng dầy trên 70 cm.

2. Quy hoạch trồng cây cao su trên diện tích các loại đất nông lâm nghiệp đã giao cho cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức và đất giao cho các nông - lâm trường đủ tiêu chuẩn trồng cao su.

- Đất rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh không thành rừng, đất có rừng trạng thái IIa, IIb, IIIa1, với diện tích nhỏ manh mún trong vùng quy hoạch.

- Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm hiệu quả kinh tế thấp.

- Đất chưa sử dụng trạng thái Ia, Ib, Ic, đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn trồng cao su.

3. Quy hoạch 5 vùng nguyên liệu tập trung gắn với 5 nhà máy chế biến với tổng diện tích 50.000 ha gồm:

- Vùng I: 4.700 ha tại huyện Mường La, Thành phố Sơn La.

- Vùng II: 10.000 ha tại các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu.

- Vùng III: 16.000 ha tại các huyện Sông Mã, Sốp Cộp.

- Vùng IV: 10.300 ha tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu.

- Vùng V: 9.000 ha tại các huyện Phù Yên, Bắc Yên và Mộc Châu.

* Chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoan 1: Từ năm 2007 đến năm 2011 quy hoạch 3 vùng nguyên liệu với 3 nhà máy chế biến, tổng diện tích 20.000 ha.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 đến năm 2020 quy hoạch phát triển toàn tỉnh 5 vùng nguyên liệu gắn với 5 nhà máy chế biến, tổng diện tích 50.000 ha.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch đất trồng cây cao su

a) Kết quả rà soát đất quy hoạch đất trồng cây cao su

- Đất trồng cây ăn quả: Chủ yếu trồng cây nhãn và xoài, diện tích này nằm tại 6 huyện với diện tích nhỏ lẻ manh mún nhiều nhất là huyện Sông Mã với diện tích khoảng 1.000 ha. Những năm gần đây do sản lượng thấp, giá cả thị trường không ổn định, nguyện vọng của nhân dân nhất trí chuyển đổi sang trồng cây cao su.

- Đất trồng cây hàng năm: gồm đất trồng sắn, ngô, lúa nương, cây họ đậu… Nằm ở các khu vực có độ dốc chủ yếu từ 8o - 250 có diện tích lớn tập trung liền vùng liền khoảnh, gần đường giao thông, gần khu dân cư thuận lợi cho trồng, chăm sóc, khai thác và vận chuyển sản phẩm phân bố 6 huyện, tập trung chủ yếu ở huyện Sông Mã, Yên Châu, Thuận Châu, Quỳnh Nhai… khu vực quy hoạch phát triển cây cao su, do điều kiện nhân dân canh tác nhiều năm đất bị xói mòn rửa trôi, bón phân không hợp lý, dẫn đến tầng đất canh tác chai cứng, năng xuất, sản lượng cây trồng thấp.

- Đất trống (Ia, Ib, Ic), nhóm đất này chủ yếu nằm trên đai cao có độ dốc từ 200 đến <300. Trong những năm gần đây đã đầu tư bằng nhiều chương trình trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ nhưng chưa thành rừng vì vậy chuyển đổi sang trồng cây cao su để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, đồng thời phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đất rừng trồng: Đất này chủ yếu do các dự án đầu tư và một số ít diện tích do dân tự trồng với diện tích nhỏ lẻ, manh mún nằm rải rác trong vùng quy hoạch, chuyển sang trồng cây cao su, đảm bảo sự liền vùng, liền khoảnh thuận lợi cho việc làm đất, làm đường lô, đường khoảnh, công tác trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hoạch sản phẩm.

- Đất rừng tự nhiên: Ở các trạng thái IIIa1, IIa, IIb và rừng tre; diện tích các loại rừng này chia thành những lô nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng rừng kém, rải rác khắp 6 huyện trên địa bàn tỉnh.

b) Quy hoạch giai đoạn I (2007 - 2011)

- Diện tích quy hoạch 20.000 ha được bố trí 6 huyện: Mường La 4 xã, 1 thị trấn 1.700 ha; Quỳnh Nhai 6 xã 4.200 ha; Thuận Châu 9 xã 3.500 ha; Yên Châu 7 xã 4.300 ha; Sông Mã 7 xã 5.300 ha; Mai Sơn 3 xã 1.000 ha, bao gồm các loại diện tích sau:

+ Đất trồng cây ăn quả: Diện tích khoảng 1.109 ha chiếm 5,5 % tổng diện tích vùng quy hoạch.

+ Đất trồng cây hàng năm: Diện tích khoảng 12.726 ha chiếm 63,63% diện tích vùng quy hoạch.

+ Đất trống (Ia, Ib, Ic): Diện tích đất khoảng 4.404 ha chiếm 22,02% diện tích vùng quy hoạch.

+ Đất rừng trồng: Diện tích khoảng 869 ha chiếm 4,35% diện tích vùng quy hoạch.

+ Đất rừng tự nhiên: ở các trạng thái IIIa1, IIa, IIb và rừng tre diện tích khoảng 1.227 ha chiếm 6,14 % diện tích vùng quy hoạch.

- Diện tích quy hoạch phân theo trạng thái đất (Phụ lục 02).

- Diện tích quy hoạch phân theo chủ quản lý (Phụ lục 03).

- Diện tích quy hoạch phân theo độ cao, độ dốc và tầng dầy đất (Phụ lục 04).

- Dự kiến kế hoạch trồng cao su giai đoạn I (2007 - 2011). (Phụ lục 05).

c) Quy hoạch giai đoạn II (2012 - 2020)

Tổng diện tích quy hoạch 30.000 ha bao gồm 11 huyện, thành phố: Mường La (2 xã thị trấn) 944 ha; Quỳnh Nhai (4 xã) 2.140 ha; Thuận Châu (4 xã ) 1.053 ha; Yên Châu (1 xã) 430 ha; Sông Mã (11 xã) 5.903 ha; Mai Sơn (9 xã) 3456 ha; Sộp Cộp (7 xã) 6.500 ha; Phù Yên (6 xã) 2.500 ha; Mộc Châu (6 xã) 2.717 ha; Bắc Yên (7 xã) 3.000 ha; Thành phố Sơn La (2 phường, 5 xã) 1.357 ha.

2. Quy hoạch xây dựng vườn ươm

a) Giai đoạn 1 (2007 - 2011)

Tổng diện tích vườn ươm 18 ha được bố trí quy hoạch Mường La 3 vườn, Thuận Châu 4 vườn, Yên Châu 3 vườn, Mai Sơn 1 vườn, Sông Mã 4 vườn, Quỳnh Nhai 3 vườn.

b) Giai đoạn 2 (2012 - 2020)

Tổng diện tích vườn ươm xây dựng bổ sung 24 ha, được quy hoạch các huyện Quỳnh Nhai 2 vườn, Mai Sơn 3 vườn, Sông Mã 2 vườn, Sốp Cộp 4 vườn, Mộc Châu 3 vườn, Phù yên 4 vườn, Bắc Yên 3 vườn, Thành phố Sơn La 3 vườn.

3. Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến

Giai đoạn I (2007 - 2011): Đầu tư xây dựng 3 nhà máy tại các huyện Thuận Châu, Yên Châu, Sông Mã.

Giai đoạn II (2012 - 2020): Đầu tư xây dựng tiếp 2 nhà máy ở huyện Mường La và Phù Yên.

4. Dự kiến một số giống cao su trồng trong vùng quy hoạch

Các giống cao su dự kiến trồng tại Sơn La, VM 515, RRIV 1, GT1, RRim 600, PB 260, đây là những giống do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trồng các vùng miền trong nước và đã thử nghiệm tại Sơn La, là những giống sinh trưởng phát triển tốt, năng xuất cao ổn định kháng bệnh tốt, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tuyển chọn các giống mới có nhiều ưu thế, phù hợp và tìm nhập các loại giống chịu lạnh, có thể trồng ở độ cao hơn từ nước ngoài về.

5. Phương án tiêu thụ sản phẩm

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đảm bảo việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ 100% sản phẩm chính từ cây cao su như: mủ, gỗ cao su...

6. Chương trình dự án đầu tư trọng điểm

a) Các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

- Lập dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu.

- Đo đạc quy chủ các loại đất bàn giao cho công ty.

- Xây dựng vườn ươm cây giống.

b) Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

c) Dự án đầu tư nâng cấp đường giao thông trong vùng nguyên liệu (Gồm 17 dự án).

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tổ chức

Công bố công khai dự án quy hoạch về phát triển trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011và tầm nhìn đến năm 2020 khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ưu tiên cho phát triển cao su đại diện do Công ty cổ phần Cao su Sơn La thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trực tiếp đầu tư.

Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách về: Góp giá trị quyền sử dụng đất, tuyển dụng công nhân, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện công bằng xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân trong tỉnh gắn với chương trình phát triển cây cao su.

Xây dựng quy trình và tập trung đẩy nhanh việc thực hiện đo đất, quy chủ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình góp giá trị quyền sử dụng đất, làm thủ tục bàn giao đất giữa các hộ dân với Công ty và giao đất cộng đồng cho Công ty theo quy định.

Tổ chức quản lý, giám sát, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và các quy định của địa phương ban hành.

2. Giải pháp sản xuất giống và tuyển chọn giống

Tập trung lựa chọn những loại giống phù hợp điều kiện khí hậu tự nhiên từng vùng, độ cao thích hợp, có năng xuất mủ cao, đảm bảo việc cung ứng kế hoạch giống trồng hàng năm.

3. Giải pháp về cơ chế chính sách

Chính sách về đất quy hoạch trồng cây cao su: Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, nông lâm trường tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất được hỗ trợ một lần sau khi đã hoàn thành thủ tục góp đất có xác nhận của Công ty cổ phần Cao su Sơn La: Đất trồng cây lâu năm 5 triệu đồng/ha, đất trồng cây hàng năm 3 triệu đồng/ha. Đất trồng rừng bằng vốn tự có hoặc vốn vay của các cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ 2 triệu đồng/ha. Đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh chưa được hưởng nguồn đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm thì được hỗ trợ một lần là 50.000 đồng/ha/năm.

Chính sách hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng quy hoạch trồng cao su: Cá nhân hộ gia đình trong vùng quy hoạch tự nguyện di chuyển nhà ở để dành phần đất tham gia trồng và kinh doanh cao su mức hỗ trợ di chuyển là 2 triệu đồng/hộ.

Có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Trụ sở làm việc của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, giao thông, nước sạch vệ sinh môi trường, xây dựng bản công nhân, làng công nhân cao su… trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su.

4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực: Lực lượng chính là công nhân, cán bộ kỹ thuật của công ty được tuyển chọn theo quy định, ngoài ra những công việc thủ công mang tính thời vụ có thể thuê khoán nguồn lao động sẵn có tại địa phương các cơ quan doanh nghiệp trong tỉnh.

Công tác đào tạo: Theo báo cáo kết quả làm việc giữa tỉnh Sơn La với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đối với con em các dân tộc Sơn La đã tốt nghiệp Trung cấp, Đại học Nông Lâm nghiệp khi có nhu cầu và đủ điều kiện theo Quy chế của Công ty thì Công ty Cao su Sơn La sẽ tuyển dụng và có kế hoạch bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ cao su. Nếu có nhu cầu đào tạo về lĩnh vực cao su Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ tạo điều kiện để thi tuyển vào học tại các trường kỹ thuật, nghiệp vụ trong và ngoài Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Phối hợp liên doanh, liên kết với Trường Đào tạo nghề của tỉnh để đào tạo công nhân cho Công ty để tiết kiệm chi phí đi lại và tận dụng cơ sở vật chất hiện có.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ

Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ khoa học của các nước trên thế giới, khu vực và các tỉnh trong nước đã được áp dụng vào điều kiện thực tế trong vùng quy hoạch.

Trong quá trình triển khai dự án các kết quả khảo nghiệm giống, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được ứng dụng kịp thời vào việc xác định giống cây trồng có khả năng đem lại kết quả tốt và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp.

Tăng cường biện pháp bảo vệ phòng chống cháy, phòng chống sâu bệnh và gia súc phá hoại; Có các giải pháp về chống xói mòn để đảm bảo canh tác bền vững trên đất dốc.

Mở các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình điểm… để phổ cập tuyên truyền chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công nhân và người dân .

6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật của ngành bảo vệ thực vật trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây cao su và các loại cây trồng khác xen canh.

Áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng các thiết bị hiện đại cả trong dây chuyền chế biến cũng như xử lý chất thải nhằm tận dụng tối đa sản phẩm mủ đạt khối lượng và chất lượng tốt đồng thời đảm bảo môi trường.

7. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan

Để thực hiện tốt dự án phát triển trồng cây cao su, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà đầu tư với các cấp chính quyền địa phương, các sở ban ngành trong tỉnh có liên quan; phân công trách nhiệm rõ ràng và hợp lý và có sự phối kết hợp chặt chẽ từ tỉnh đến các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Tăng cường hợp tác với các cấp chính quyền từ huyện, xã đến thôn, bản nhằm bảo vệ rừng cao su như phòng chống gia súc phá hoại, phòng chống cháy rừng…

Trên cơ sở diện tích đất đã quy hoạch, xây dựng các dự án đầu tư đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức sản xuất và gắn với các chủ trương cơ chế chính sách của tỉnh ban hành.

Đối với người dân và các doanh nghiệp (nông lâm trường) góp vốn bằng đất: được trở thành cổ đông của Công ty theo luật định, được chia lợi tức theo lợi nhuận của Công ty, có trách nhiệm chấp hành tốt Điều lệ của Công ty và của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, pháp luật Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác của Công ty, có tinh thần trách nhiệm bảo quản cây cao su, bảo vệ các công trình đầu tư của công ty và Nhà nước…

IV. VỐN ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 3.875.725 triệu đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách: 215.232 triệu đồng;

- Vốn của chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Cao su Sơn La): 3.660.493 triệu đồng.

Ngoài ra còn có vốn đóng góp quyền sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.

3. Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn

- Giai đoạn I: 1.241.720 triệu đồng. Trong đó: Vốn ngân sách: 202.732 triệu đồng; Vốn nhà đầu tư: 1.038.988 triệu đồng.

- Giai đoạn II: 2.634.031 triệu đồng. Trong đó: Vốn ngân sách: 12.500 triệu đồng; Vốn nhà đầu tư: 2.621.505 triệu đồng.

(Có biểu chi tiết kèm theo).

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH ĐẤT VÙNG QUY HOẠCH TRỒNG CÂY CAO SU

TT

Hạng mục

Diện tích ( ha)

Cơ cấu ( %)

Ghi chú

 

Tổng diện tích tự nhiên

523.465,20

100

 

I

 Đất Nông nghiệp

315.681,50

60,31

 

1

Đất sản xuất Nông nghiệp

99.608,08

31,55

 

a)

Đất trồng cây hàng năm, trong đó

85.372,30

85,71

 

 

- Đất trồng lúa

11.739,28

13,75

 

 

- Đất trổng cỏ

270,10

0,32

 

 

- Đất trồng cây hàng năm khác

73.362,92

85,93

 

b)

Đất trồng cây lâu năm

14.235,78

14,29

 

2

Đất lâm nghiệp

215.042,05

68,12

 

 

Đất rừng sản xuất

26.996,25

12,55

 

 

Đất rừng phòng hộ

177.212,48

82,41

 

 

Đất rừng đăc dụng

10.833,32

5,04

 

3

Đất nuôi trồng Thuỷ sản

1.015,38

0,32

 

4

Đất Nông nghiệp khác

15,99

0,01

 

II

Đất phi Nông nghiệp

17.568,93

3,36

 

1

Đất ở

2.823,24

16,07

 

 

- Đất ở tại nông thôn

2.609,99

92,45

 

 

- Đất ở tại đô thị

213,25

7,55

 

2

Đất chuyên dùng

6.193,2

35,25

 

 

- Đất trụ sở, cơ quan, CT sự nghiệp

176,36

2,85

 

 

- Đất quốc phòng - an ninh

718,23

11,60

 

 

- Đất sản xuất kinh doanh phi Nông nghiệp

498,39

8,05

 

 

- Đất có mục đích công cộng

4.800,22

77,51

 

3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

 

 

 

4

Đất nghĩa địa nghĩa trang

1.118,84

6,37

 

5

Đất sông suối

7.299,00

41,54

 

6

Đất phi nông nghiệp khác

134,65

0,77

 

III

Đất chưa sử dụng

190.214,77

36,34

 

1

Đất bằng chưa sử dụng

0

 

 

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

173.231,93

91,07

 

3

Núi đá không có rừng cây

16.982,84

8,93

 

 

PHỤ LỤC 02

DIỆN TÍCH ĐẤT QUY HOẠCH PHÂN THEO TRẠNG THÁI

Giai đoạn I (2007 - 2012)

TT

Trạng thái

Tổng cộng (ha)

Phân theo các huyện ( ha)

Quỳnh Nhai

Mai Sơn

Mường La

Sông Mã

Thuận Châu

Yên Châu

 

Tổng

20.000

4.200

1.000

1.700

5.300

3.500

4.300

I

Đất Nông nghiệp

12.606

1.094

939

1.168

4.246

1.649

3.510

1

Cây hàng năm

10.707

608

904

867

3.265

1.591

3.472

2

Cây ăn quả

902

28

35

12

807

 

19

3

Đất trống (Ia, Ib, Ic)

684

421

 

202

14

43

5

4

Rừng trồng

231

37

 

6

160

15

13

5

Tre

5

 

 

5

 

 

 

6

LNC

70

 

 

70

 

 

 

7

IIIa1

6

 

 

6

 

 

 

II

Đất Lâm nghiệp

7.393

3.106

60

531

1.054

1.851

790

1

Cây hàng năm

2.019

470

 

109

663

626

150

2

Cây ăn quả

207

2

 

 

199

7

 

3

Đất trống (Ia,Ib, Ic)

3.310

2.053

27

338

78

606

208

4

Rừng trồng

639

90

 

19

80

100

349

5

IIa

735

247

24

14

18

431

 

6

IIb

40

40

 

 

 

 

 

7

Tre

442

204

9

50

16

80

83

 

PHỤ LỤC 03

 DIỆN TÍCH ĐẤT QUY HOẠCH PHÂN THEO CHỦ QUẢN LÝ

TT

Trạng thái

Tổng cộng

 (ha)

Phân theo các huyện (ha)

Mường La

Quỳnh Nhai

Thuận Châu

Yên Châu

Mai Sơn

Sông Mã

 

Tổng

20.000

1.700

4.200

3.500

4.300

1.000

5.300

1

Hộ gia đình

16.225

1.070

3.030

2.268

3.723

898

5.327

2

Cộng đồng

2.683

300

1.061

1.081

228

13

 

3

Tổ chức

519

310

 

58

 

89

63

4

BQLDA

571

20

109

93

350

 

 

 

PHỤ LỤC 04

DIỆN TÍCH PHÂN THEO ĐỘ CAO, ĐỘ DỐC VÀ TẦNG DẦY ĐẤT

STT

Địa bàn

Phân theo độ cao

Độ dốc

<30 0 (ha)

Độ dầy tầng đất

> 0,8 m (ha)

Tổng (ha)

< 600m (ha)

600 – 700 m (ha)

 

Tổng

20.000

19.522

447

20.000

20.000

1

Huyện Mường La

1.700

1.700

 

1.700

1.700

2

Huyện Quỳnh Nhai

4.200

4.117

83

4.200

4.200

3

Huyện Thuận Châu

3.500

3.360

140

3.500

3.500

4

Huyện Yên Châu

4.300

4.300

 

4.300

4.300

5

Huyện Mai Sơn

1.000

1.000

 

1.000

1.000

6

Huyện Sông Mã

5.300

3.360

140

3.500

3.500

 

PHỤ LỤC 05

DIỆN TÍCH ĐÃ TRỒNG ĐẾN NĂM 2008 VÀ KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN I (2009 - 2011)

Đơn vị: Ha

TT

Đơn vị (huyện)

Tổng cộng

(ha)

Năm thực hiện

2007

(đã trồng )

2008

(đã trồng)

2009

2010

2011

 

 Tổng cộng

20.000

70

2.109

5.000

6.000

6.821

1

Muờng La

1.700

70

262,6

500

500

367,4

2

Quỳnh Nhai

4.200

 

711,3

700

800

1988

3

Thuận Châu

3.500

 

558,1

800

900

1242

4

Yên Châu

4.300

 

488,8

1.100

1.600

1.111

5

Sông Mã

5.300

 

 

1.300

2.000

2.000

6

Mai Sơn

1.000

 

88,5

600

200

111,5

 

PHỤ LỤC 06

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM

TT

Địa điểm (huyện)

Tổng

Giai đoạn (2007 - 2011 )

Giai đoạn (2012 - 2020)

2008

2009

 

Tổng cộng

42

9

9

24

1

 Mường La

3

1

2

 

2

 Quỳnh Nhai

5

2

1

2

3

 Thuận Châu

4

2

2

 

4

 Yên Châu

3

1

2

 

5

 Mai Sơn

4

1

 

3

6

 Sông Mã

6

2

2

2

7

 Sốp Cộp

4

 

 

4

8

 Mộc Châu

3

 

 

3

9

 Phù Yên

4

 

 

4

10

 Bắc Yên

3

 

 

3

11

 Thành phố Sơn La

3

 

 

3

 

PHỤ LỤC 07

DỰ KIẾN PHÂN KỲ KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ

TT

Năm đầu tư

Nguồn vốn (triệu đồng)

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn nhà đầu tư

 

Tổng số

3.875.724

215.232

3.660.492

I

Giai đoạn I (2007-2011)

1.241.612

202.665

1.038.974

1

2007

4.339

260

4.079

2

2008

182.654

22.932

159.792

3

2009

320.449

63.504

256.945

4

2010

355.065

58.204

296.861

5

2011

379.213

57.832

321.381

II

Giai đoạn II (2012-2020)

2.634.031

12.500

2.621.504

1

2012

182.342

12.500

169.842

2

2013

171.561

 

171.561

3

2014

263.896

 

263.896

4

2015

379.088

 

379.088

5

2016

492.106

 

492.106

6

2017

572.506

 

572.506

7

2018

572.506

 

572.506

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 254/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 thông qua Quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.855

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.183.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!