ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 196/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN
2019-2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông
nghiệp hữu cơ tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội
theo quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về
Nông nghiệp hữu cơ và bộ tiêu chuẩn quốc gia có liên quan;
- Xây dựng một số mô hình và chuyển
giao nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố, phấn
đấu đến năm 2020, toàn Thành phố có từ 200-250 ha sản xuất bằng công nghệ nông
nghiệp hữu cơ.
2. Yêu cầu
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu phát triển
và điều kiện tự nhiên đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các địa
phương, làm căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển theo quy định.
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với
chuỗi giá trị, chuỗi kết nối cung cầu, cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
hữu cơ theo quy định.
II. NỘI DUNG, GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung kế
hoạch
1. Khảo sát, lựa chọn áp dụng quy
trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, bảo đảm nguyên tắc phù hợp hệ sinh
thái, không sử dụng chất hóa học tổng hợp, công nghệ biến đổi gen, phóng xạ hay
công nghệ có hại khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo các quy
định về tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ.
2. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ
kỹ thuật, quản lý có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu
cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. 100% số hộ nông dân, người sản xuất trực
tiếp trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Thành phố được tập huấn
về kỹ thuật, kỹ năng, nhận thức hiểu biết về tiêu chuẩn, tiêu chí nông nghiệp hữu
cơ.
3. Xây dựng 5-10 mô hình sản xuất
nông nghiệp hữu cơ với quy trình kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát chặt chẽ,
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định, sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng
nhận theo quy định quốc gia, quốc tế về nông nghiệp hữu cơ.
4. Đầu tư, nâng cấp Trung tâm Phân
tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đủ năng lực triển
khai sản xuất, kiểm định, cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, đạt tiêu
chuẩn hữu cơ theo yêu cầu trong nước và quốc tế.
5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào sản xuất, sơ chế,
chế biến, bảo quản sản phẩm.
6. Xây dựng, trình duyệt cơ chế chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố.
2. Giải pháp thực
hiện
2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các
văn bản, quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ đến cán bộ, đảng viên, nhân
dân và các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội biết, chủ động tham gia phối hợp
phát triển sản xuất (Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về
nông nghiệp hữu cơ, một số văn bản hướng dẫn; Bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông
nghiệp hữu cơ: TCVN 11041-1:2017, TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-3:2017; TCVN
12134:2017); một số tiêu chuẩn quốc tế, như IFOAM, USDA-NOP, JAS,...)
2.2. Tăng cường công tác quản lý
nhà nước
- Quản lý chặt chẽ các quy hoạch, kế
hoạch liên quan phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
- Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế
chính sách của Trung ương, Thành phố về khuyến khích phát triển sản xuất, sơ chế,
chế biến, bảo quản. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển vật tư
nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra, xử lý các vi phạm theo đúng quy định pháp luật;
2.3. Tổ chức xây dựng, chuyển giao
các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiên tiến trên địa bàn Thành phố
Tăng cường đánh giá khách quan các mô
hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả, để chuyển giao, nhân rộng trên địa
bàn Thành phố.
2.4. Tăng
cường hợp tác trong nước và quốc tế, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào lĩnh vực quản lý, sản xuất, sơ chế,
chế biến, bảo quản sản phẩm
2.5. Tổ chức phát triển sản xuất gắn
kết phát triển các chuỗi giá trị
Phát triển sản xuất gắn phát triển
liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhằm tăng hiệu quả đầu
tư, cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế.
2.6. Công bố tiêu chuẩn áp dụng,
ghi nhãn, lo gô, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ
- Thực hiện đánh giá sự phù hợp quá
trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu
cơ (TCVN 11041:2017) hoặc các tiêu chuẩn tương đương
- Giám sát sau chứng nhận: Các cơ sở
đã được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, thực hiện giám sát định kỳ 1 lần/năm, hoặc
giám sát đột xuất, đảm bảo hiệu lực duy trì áp dụng các nội dung, yêu cầu của
tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất hữu cơ; kết hợp lấy mẫu sản phẩm hậu kiểm
sau chứng nhận để đánh giá chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ triển khai ghi nhãn, mã số,
mã vạch, nhãn sản phẩm hữu cơ, chỉ dẫn địa lý, sở hữu tập thể, sở hữu hàng
hóa...
2.7. Mở rộng năng lực chứng nhận
nông nghiệp hữu cơ
- Từng bước nâng cao năng lực kiểm
nghiệm và chứng nhận hữu cơ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
+ Tổ chức một số đoàn tham quan, học
tập trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý, phát triển sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đánh giá xu hướng thị trường trong
nước và quốc tế để hoạch định kế hoạch, lộ trình phát triển sản xuất nông nghiệp
hữu cơ phù hợp.
+ Từng bước chuẩn hóa năng lực chứng
nhận theo chuẩn mực chứng nhận nông nghiệp hữu cơ quốc tế cho 5-10 chuyên gia
chứng nhận và kiểm nghiệm sản phẩm hữu cơ được tổ chức quốc tế công nhận.
+ Chuyên gia chứng nhận và kiểm nghiệm,
sau khi hoàn thành bồi dưỡng, tập huấn và tích lũy kinh nghiệm, được kiểm tra,
sát hạch năng lực.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu,
công cụ công nghệ thông tin để phát triển năng lực quản lý hoạt động chứng nhận
nông nghiệp hữu cơ
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu,
trang bị công cụ công nghệ thông tin, được tích hợp theo dõi, quản lý, giám sát
các hoạt động từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;
2.8. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ,
thúc đẩy chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
định kỳ hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới,
Kinh tế đô thị, in ấn tờ rơi, pano, áp phích,... về nội dung, kết quả phát triển
sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp hữu cơ tại các địa phương; kết nối các doanh
nghiệp phân phối, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các hộ kinh doanh, ... với
các cơ sở, vùng sản xuất đã được chứng nhận, nhằm đẩy mạnh, hỗ trợ và thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở, vùng sản xuất
nông nghiệp hữu cơ tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương tại Hà
Nội và một số vùng, địa phương để tăng thêm cơ hội phân phối, quảng bá sản phẩm
hữu cơ được chứng nhận tới người tiêu dùng trong cả nước, các hệ thống phân phối
lớn tại Việt Nam.
2.9. Kinh phí thực hiện kế hoạch
Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí
thực hiện kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân Thành phố, trình Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt.
2.10. Chế độ thông tin báo cáo:
Định kỳ 6 tháng, một năm, hoặc đột xuất
theo yêu cầu, UBND các huyện, thị xã báo cáo kết quả gửi Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố (kèm theo Phụ lục chi tiết).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện kế
hoạch theo quy định.
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật sản
xuất nông nghiệp hữu cơ để các địa phương và nhân dân thực hiện đúng quy định tại
Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ.
- Phối hợp các sở ngành đơn vị liên
quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và
các vấn đề liên quan. Kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hữu cơ; thanh
tra, truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý sản phẩm hữu cơ (bao gồm thực phẩm hữu
cơ, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác) không đảm bảo
chất lượng đúng quy định.
- Nâng cao năng lực chứng nhận của
Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội, đủ điều
kiện thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn
Việt Nam và tiêu chuẩn tương đương theo quy định.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, tổ chức
sản xuất, chứng nhận sản phẩm hữu cơ hướng tới thị trường xuất khẩu.
- Phối hợp Sở Công thương và các địa
phương phát triển, đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ, xây dựng các giải pháp tăng cường kết nối với các doanh nghiệp sơ chế,
chế biến, kinh doanh nông sản để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu
cơ.
2. Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp để đưa sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ Hà Nội có chứng nhận vào các thị trường nội địa đảm bảo bền
vững, tăng cường kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản thực phẩm hữu cơ của
thành phố Hà Nội hàng năm, hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội vào các kênh
phân phối, tiến tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất
ổn định, bền vững.
3. Sở Y tế
Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản
xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm
quyền quản lý theo quy định. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công thương triển khai các nội dung thanh tra, truy xuất nguồn gốc làm minh bạch
sản phẩm hữu cơ.
4. Các sở, ngành, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị,
phối hợp các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo
thực hiện phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo bảo sản phẩm nông nghiệp hữu
cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô và
tiến tới xuất khẩu.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan thống nhất lựa chọn vùng phát triển
sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tổ chức chỉ đạo thực hiện theo yêu cầu tiêu chuẩn
quốc gia về nông nghiệp hữu cơ; tích cực lựa chọn, ứng dụng các quy trình, công
nghệ tiên tiến vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm.
- Công khai danh sách, địa chỉ các
vùng, các đơn vị, các hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận; thông tin
về thị trường, giá cả, ... trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân
dân, doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng biết.
- Tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể,
cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên địa bàn, tham gia
các chương trình Xúc tiến thương mại trong, ngoài nước do Thành phố, các Bộ,
ngành Trung ương tổ chức.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các
sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị
liên quan tổ chức, triển khai thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ
đạo theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bí thư Thành ủy;
- TT Thành ủy;
- TT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các phó chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PVP Phạm Chí Công, TBKT, KT;
- Lưu: VT, KT(Túy 2b)-34576.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
TT
|
Nhiệm
vụ
|
Chủ
trì
|
Phối
hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến
thức, quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã
|
2019-2020
|
2
|
Tăng cường công tác quản lý nhà
nước
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Các Sở:
Công thương; Y tế; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
|
2019-2020
|
2.1
|
Tăng cường thanh, kiểm tra tình
hình sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ
|
2.2
|
Tăng cường thanh, kiểm tra tình hình
sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
|
3
|
Tổ chức xây dựng, chuyển giao
các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiên tiến trên địa bàn Thành phố
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Hội
Nông dân TP, Liên minh hợp tác xã TP, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
|
2019-2020
|
3.1
|
Khảo sát, xác định các vùng đủ điều
kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ
|
|
|
|
-
|
Lấy mẫu và phân tích mẫu để khảo
sát (đất trồng, nước tưới, thức ăn chăn nuôi, nước uống chăn nuôi, nước thải
chăn nuôi, ...)
|
|
|
|
3.2
|
Phát triển sản xuất hữu cơ tại các
vùng lựa chọn
|
|
|
|
-
|
Tập huấn, huấn luyện nông dân
|
|
|
|
-
|
Xây dựng các vùng sản xuất hữu cơ
theo tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ
|
|
|
|
+
|
Triển khai, xác định vùng sản xuất
hữu cơ
|
|
|
|
+
|
Hỗ trợ tổ chức sản xuất, canh tác hữu
cơ:
|
|
|
|
+
|
Hướng dẫn xây dựng và áp dụng bộ
tài liệu quản lý chất lượng nội bộ, đánh giá nội bộ, kiểm soát mối nguy, ....
|
|
|
|
+
|
Tổ chức nhóm PGS giám sát quá trình
sản xuất hữu cơ
|
|
|
|
+
|
Tổ chức các lớp tập huấn hiện trường
về áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ
|
|
|
|
+
|
Kiểm tra, thử nghiệm chất lượng cho
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
|
|
|
|
4
|
Tăng cường hợp tác trong nước và
quốc tế, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
công nghệ cao vào lĩnh vực quản lý, sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản
phẩm
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Các
Sở: Khoa học & Công nghệ, Công thương, Tài chính; Liên minh Hợp tác xã
TP, Hội Nông dân TP; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã,...
|
2019-2020
|
|
Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo,
thăm quan, học tập để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao vào lĩnh vực quản lý, sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ
|
|
|
|
5
|
Tổ chức phát triển sản xuất gắn
kết phát triển các chuỗi giá trị
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Liên
minh Hợp tác xã TP, Hội Nông dân TP; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã,...
|
2019-2020
|
|
Tổ chức các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh sản phẩm hữu cơ, áp dụng chính sách khuyến khích phát triển tại
Chương VI - Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ của Nghị định
số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.
|
|
|
|
6
|
Công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi
nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ
|
|
|
|
-
|
Thực hiện đánh giá chứng nhận nông
nghiệp hữu cơ
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Ủy
ban nhân dân các quận, huyện, thị xã...
|
2020
|
-
|
Thực hiện giám sát sau chứng nhận
|
-
|
Hỗ trợ ghi nhãn, lô gô, truy xuất
nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, sở hữu tập thể,…
|
7
|
Mở rộng năng lực chứng nhận nông
nghiệp hữu cơ
|
|
|
|
7.1
|
Nâng cao năng lực kiểm nghiệm
và chứng nhận hữu cơ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Một
số đơn vị chuyên môn phối hợp
|
|
-
|
Tổ chức tham quan học tập trong và
ngoài nước
|
2019-2020
|
-
|
Bồi dưỡng, tập huấn nước ngoài theo
các chuẩn mực nông nghiệp hữu cơ quốc tế
|
2019-2020
|
-
|
Tích lũy ngày công đánh giá
(man-day) quốc tế cho chuyên gia chứng nhận
|
2019-2020
|
-
|
Kiểm tra, sát hạch năng lực theo
chuẩn mực chứng nhận quốc tế
|
2020
|
7.2
|
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu,
công cụ công nghệ thông tin để phát triển năng lực quản lý hoạt động chứng nhận
nông nghiệp hữu cơ
|
2019-2020
|
7.3
|
Đầu tư, nâng cao năng lực
phân tích đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo yêu cầu trong nước và quốc tế
|
2019-2020
|
8
|
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ,
thúc đẩy chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
|
Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Các
Sở: Công thương; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP; Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thị xã
|
2019-2020
|
-
|
Thông tin, tuyên truyền định kỳ
trên truyền hình, báo, đài
|
-
|
Tờ rơi, pano, áp phích, ấn phẩm
tuyên truyền
|
-
|
Tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp
tiêu thụ với cơ sở, vùng sản xuất được chứng nhận
|
-
|
Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
|