Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 54/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Quang Trung, Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 29/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

 

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 54/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 54/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU, MỨC TRỢ CẤP VÀ MỨC SINH HOẠT PHÍ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP VÀ SINH HOẠT PHÍ TỪ NGUỒN KINH PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thực hiện khoản 1, Điều 2, Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tại công văn số 4483/LĐTBXH-TL ngày 28/12/1999 và của Ban Tổ chức Trung ương tại công văn số 1368CV/TCTW ngày 27/12/1999, Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, bao gồm những người được tuyển dụng, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang làm việc, đi học, thực tập, công tác điều trị, điều dưỡng trong và ngoài nước cụ thể:

- Cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các tổ chức sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

- Cán bộ, công chức trong biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

- Cán bộ, công chức được điều động đang làm việc ở xã, phường, thị trấn;

- Cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước được biệt phái hoặc điều động làm việc ở các Hội, các dự án và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà tiền lương do ngân sách Nhà nước đài thọ.

2. Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ xã) đang công tác theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998, Nghị định 40/1999/NĐ-CP ngày 23/06/1999, Nghị định 35/CP ngày 14/06/1996 của Chính phủ và cán bộ xã già yếu nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Riêng cán bộ xã nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả thực hiện theo hướng dẫn của Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính;

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại khoản 2, Điều 48, Quy chế hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 301 NQ/UBTVQH ngày 25/6/1996 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

II. CÁCH TÍNH LẠI MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤPVÀ SINH HOẠT PHÍ

Các đối tượng tại mục I nêu trên được tính lại mức lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí như sau:

1. Đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể.

Căn cứ vào hệ số mức lương và mức phụ cấp hiện hưởng quy định tại Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69/QĐTW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư TW, Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức tiền lương tối thiểu được điều chỉnh lại theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ để tính lại mức lương và mức phụ cấp như sau:

a. Công thức tính lại mức lương:

Mức lương thực hiện từ 01/01/2000


=

Mức lương tối thiểu 180.000 đồng/tháng


x

Hệ số mức lương hiện hưởng

b. Công thức tính lại mức phụ cấp:

- Đối với các khoản phụ cấp tính trên mức tiền lương tối thiểu:

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/01/2000


=

Mức lương tối thiểu 180.000 đồng/tháng


x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp tính trên tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ (chức vụ dân cử, bầu cử):

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/01/2000


=

Mức lương
thực hiện từ 01/01/2000


x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

Riêng khoản phụ cấp của các chức danh bầu cử chuyên trách Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành với mức lương chức vụ tương đương của đoàn thể cùng cấp.

c. Công thức tính lại mức tiền lương của hệ số chênh lệch bảo lưu:

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) thực hiện từ 01/01/2000


=

Mức lương tối thiểu 180.000 đồng/tháng


x

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng

d. Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

2. Mức sinh hoạt phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ xã) đang công tác và đã nghỉ việc hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước tính cụ thể như sau:

a. Mức sinh hoạt phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Căn cứ vào hệ số mức sinh hoạt phí hiện hưởng đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 2, Điều 48, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 301 NQ/UBTVQH ngày 25/6/1996 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính lại mức sinh hoạt phí được hưởng từ 01/01/2000 theo công thức sau:

Mức sinh hoạt phí thực hiện từ 01/01/2000


=

Mức lương tối thiểu 180.000 đồng/tháng


x

Hệ số mức sinh hoạt phí hiện hưởng

b. Mức sinh hoạt phí đối với cán bộ xã đang công tác.

- Đối với chức danh bầu cử theo nhiệm kỳ và chức danh khác thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ:

+ Bí thư Đảng uỷ xã (Bí thư chi bộ nơi chưa có Đảng uỷ xã), từ 270.000 đồng/tháng lên 337.500 đồng/tháng;

+ Phó Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, từ 260.000 đồng/tháng lên 325.000 đồng/tháng;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, Thưởng trực Đảng uỷ xã (nơi Bí thư hoặc Phó Bí thư kiêm chức danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân), Chủ tịch Mặt trận, trưởng các đoàn thể nhân dân xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã, trưởng Công an xã, từ 240.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng;

+ Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã, từ 230.000 đồng/tháng lên 287.500 đồng/tháng;

+ Các chức danh khác thuộc Uỷ ban nhân dân, từ 210.000 đồng/tháng lên 262.500 đồng/tháng.

- Đối với các chức danh bầu cử và các chức danh khác thuộc Uỷ ban nhân dân nêu trên khi được tái cử hoặc được tiếp tục công tác (tính từ năm thứ 6 trở đi) được hưởng chế độ phụ cấp 5% tính theo mức sinh hoạt phí đã điều chỉnh tại Thông tư này.

- Đối với cán bộ chuyên môn.

+ Cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn (tư pháp - hộ tịch, địa chính, tài chính - kế toán, văn phòng Uỷ ban nhân dân ở cấp xã) đã được vận dụng xếp mức sinh hoạt phí theo hệ số của ngạch, bậc quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì áp dụng công thức tính lại mức sinh hoạt phí như sau:

Mức sinh hoạt phí thực hiện từ 01/01/2000

=

Mức lương tối thiểu 180.000 đồng/tháng

x

Hệ số mức sinh hoạt phí hiện hưởng đã được vận dụng xếp theo tiền lương công chức

Việc nâng mức sinh hoạt phí tương ứng với bậc và hệ số mức lương đối với bốn chức danh chuyên môn này thực hiện theo quy định tại điểm 1.2, mục 1, phần II, Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT ngày 19/5/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cán bộ chuyên môn chưa có bằng cấp chuyên môn qua đào tạo do Nhà nước cấp, không được vận dụng xếp mức sinh hoạt phí theo hệ số ngạch, bậc công chức, thì áp dụng công thức tính lại mức sinh hoạt phí như sau:

Mức sinh hoạt phí thực hiện từ 01/01/2000


=

Mức sinh hoạt phí đã hưởng tháng 12/1999 theo quy định


x


1,25 lần

- Cán bộ xã được phân công nhiều chức danh khác nhau thì được hưởng mức sinh hoạt phí và phụ cấp (nếu có) của một chức danh có mức sinh hoạt phí và phụ cấp cao nhất. Khi không kiêm nhiệm, thì đảm nhận chức danh nào hưởng sinh hoạt phí và phụ cấp (nếu có) theo chức danh đó.

c. Mức trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) do ngân sách Nhà nước đài thọ:

- Mức trợ cấp của nguyên Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, từ 135.000 đồng/tháng lên 168.800 đồng/tháng;

- Mức trợ cấp của nguyên Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng uỷ, Uỷ viên thư ký Hội đồng nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, trưởng công an xã, từ 130.000 đồng/tháng lên 162.500 đồng/tháng;

- Mức trợ cấp của các chức danh còn lại, từ 120.000 đồng/tháng lên 150.000 đồng/tháng.

3. Đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện việc điều chỉnh mức tiền lương và phụ cấp như đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp theo cách tính quy định tại điểm 1, phần II Thông tư này.

III. TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO, XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÁT QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP VÀ SINH HOẠT PHÍ TĂNG THÊM NĂM 2000

1. Trình tự lập báo cáo, xét duyệt quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2000.

Để có cơ sở xét duyệt quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm, căn cứ vào hướng dẫn đối tượng và cách tính lại mức lương, phụ cấp, trợ cấp, và sinh hoạt phí nêu tại phần I và phần II của Thông tư này và thực tế đối tượng có mặt đến 31/12/1999, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương (dưới đây gọi chung là Bộ, ngành Trung ương), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo đề nghị xét duyệt quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm theo quy định như sau:

a. Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể.

Các Bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch quỹ tiền lương, quỹ phụ cấp của các đối tượng (kể cả số lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước và nhu cầu quỹ tiền lương tăng thêm năm 2000 theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư này. Sau đó các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kết quả của cả Bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (cũng tổng hợp theo mẫu số 1) và có công văn gửi Liên Bộ (mỗi Bộ 1 bản) đề nghị quỹ tiền lương, phụ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2000.

Đối với hệ thống Ngân hàng Nhà nước, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hệ thống công đoàn việc lập báo cáo vẫn thực hiện theo quy định này, những quỹ tiền lương và phụ cấp tăng thêm được chi trong kế hoạch tài chính của hệ thống, ngân sách Nhà nước không cấp phát.

b. Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang công tác và đã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước (kể cả cán bộ y tế xã, phường, thị trấn) và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh lập kế hoạch quỹ sinh hoạt phí đối với đại biều Hội đồng nhân dân các cấp và cán bộ xã, phường, thị trấn đang công tác hưởng sinh hoạt phí theo mẫu số 2a; quỹ trợ cấp đối với cán bộ xã già yếu nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo mẫu 2b và quỹ lương đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo mẫu số 2c. Sau đó Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp kết quả của cả tỉnh, thành phố (cũng theo các mẫu 2a, 2b và 2c kèm theo Thông tư này) và có công văn gửi lên Bộ (mỗi Bộ 1 bản) đề gnhị duyệt quỹ tăng thêm năm 2000.

2. Cấp phát quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2000.

a. Về nguyên tắc quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm được bố trí trong dự toán ngân sách của các cấp ngân sách, do vậy quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm sau khi được xét duyệt của các đối tượng thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm.

Riêng năm 2000, do chưa phân bổ quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm do ngân sách các Bộ, ngành Trung ương và địa phương vì vậy sẽ thực hiện như sau:

- Đối với các đơn vị do Trung ương quản lý: ngân sách trung ương cấp bổ sung ngoài dự toán đã giao năm 2000 cho các đơn vị để chi trả.

- Đối với các đơn vị do địa phương quản lý: ngân sách Trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đề chi trả cho đơn vị.

b. Trước mắt, để các đối tượng kịp được hưởng mức lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư này ngay từ tháng 01 năm 2000, Bộ Tài chính sẽ tạm cấp quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm của quý I năm 2000 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Từ quý II năm 2000 trở đi, Bộ Tài chính chỉ cấp quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm cho các Bộ, ngành Trung ương và địa phương sau khi có kết quả xét duyệt của Liên Bộ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, Liên Bộ yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Theo chức năng và nhiệm vụ quy định, ở cấp Bộ, ngành, đảng, đoàn thể Trung ương, bộ phận tổ chức cán bộ (Vụ, Ban hoặc phòng) phối hợp với cấp uỷ Đảng, công đoàn; ở cấp tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra số đối tượng hưởng lương, phụ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước thực có mặt trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao đến 31/12/1999 và số đối tượng hưởng trợ cấp và sinh hoạt phí theo quy định của Chính phủ, loại bỏ những trường hợp hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí không đúng quy định. Trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm theo hướng dẫn tại Thông tư này, trình lãnh đạo Bộ, Ban, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công văn gửi về Liên Bộ chậm nhất vào ngày 15/2/2000 để Liên Bộ xét duyệt, làm cơ sở để Bộ Tài chính cấp quỹ tăng thêm từ quý II năm 2000.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và quản lý chặt chẽ số lượng biên chế, số lượng đối tượng hưởng trợ cấp, hưởng sinh hoạt phí và quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, sinh hoạt phí tăng thêm theo quy định tại Thông tư này.

2. Khi chi trả mức lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí được điều chỉnh đối với các đối tượng nêu trên, thì phải thu ngay tiền baỏ hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước trên cơ sở mức lương, phụ cấp và sinh hoạt phí đã được tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác Liên Bộ để giúp Liên Bộ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính và Ban Tổ chức Trung ương kiểm tra biên chế, đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước, xét duyệt quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và quỹ sinh hoạt phí tăng thêm năm 2000 của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000.

Đối với đối tượng là người có công và công nhân, viên chức trong các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp của nhà nước không hưởng lương từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ (Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ làm đầu mối) nghiên cứu để giải quyết.

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 54/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 29/12/1999 hướng dẫn điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và mức sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc Ngân sách Nhà nước do Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.558

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.172.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!