BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
12/LB-TT
|
Hà
Nội , ngày 02 tháng 6 năm 1993
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ
12/LB-TT NGÀY 2 THÁNG 6 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG
MỚI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Thi hành Nghị định số 26/CP ngày
23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong các
doanh nghiệp, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn
chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân, viên chức trong các doanh
nghiệp như sau:
I. PHẠM VI VÀ
ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi
a. Áp dụng đối với các doanh
nghiệp, đơn vị, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành
lập và đã được cấp giấy phép hoạt động hoặc tạm thời hoạt động, gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt
động theo cơ chế hạch toán kinh tế thuộc các ngành khí tượng thuỷ văn, địa chất,
đo đạc bản đồ, duy tu bảo dưỡng cầu, đường...
- Doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ
trong cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, Đảng, đoàn thể,
hội quần chúng đã tách khỏi quỹ lương do ngân sách Nhà nước trả theo Điều 11
Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993.
b. Không áp dụng đối với doanh
nghiệp, đơn vị, tổ chức hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo
Nghị định số 233/HĐBT ngày 22/6/1990 về ban hành quy chế lao động đối với các
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Nghị định số 389/HĐBT ngày 10/11/1990 về
ban hành quy chế cho thuê nhà, thuê lao động đối với người nước ngoài, người gốc
Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam.
2. Đối tượng
a. Áp dụng đối với công nhân,
viên chức trong các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi áp dụng kể
trên, bao gồm:
- Những người thực hiện hợp đồng
lao động theo quy định tại Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/5/1992 về quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động;
- Những người chưa thực hiện
giao kết hợp đồng lao động nhưng thuộc danh sách trả lương hoặc trả công của
doanh nghiệp;
- Những người được Nhà nước bổ
nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp quốc doanh và những người được
Hội đồng quản trị thuê điều hành doanh nghiệp;
- Những người thuộc các đối tượng
nêu trên đang đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong và ngoài
nước) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của doanh nghiệp.
b. Không áp dụng đối với các đối
tượng sau:
- Những người đang làm việc theo
hợp đồng lao động có tính chất mùa, vụ hoặc theo việc;
- Những người đang chờ việc, nghỉ
việc, đã có quyết định thôi việc;
- Những người bị đình chỉ công
tác, đang bị kỷ luật chưa được giao việc;
- Những người bị tạm giam.
Riêng những người trong thời
gian tập sự, thử việc thực hiện theo Điều 6 Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của
Chính phủ.
II. NGUYÊN TẮC
CHUYỂN XẾP LƯƠNG
Tiến hành chuyển xếp lương cũ
sang lương mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Các doanh nghiệp, tổ chức
kinh doanh, dịch vụ phải sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động phù
hợp với quy trình công nghệ, có phương án giải quyết việc làm cho công nhân,
viên chức.
2. Làm công việc gì, chức vụ gì
thì xếp bậc lương theo công việc đó, chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động và
thoả ước lao động tập thể đã thoả thuận. Thay đổi công việc, thay đổi chức vụ
thì xếp lương theo công việc mới, chức vụ mới, không bảo lưu bậc lương cũ.
Cơ sở để xếp lương đối với công
nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh là danh mục nghề và tiêu chuẩn cấp
bậc kỹ thuật; đối với viên chức là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; đối với
viên chức quản lý doanh nghiệp là chức vụ hiện giữ và hạng mới của doanh nghiệp
được cấp có thẩm quyền quyết định, không giản đơn chuyển ngang lương cũ sang
lương mới.
Các chức vụ quản lý từ trưởng
phòng, phó trưởng phòng và tương đương trở xuống xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ
và hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng mới của doanh nghiệp. Khi thôi giữ chức vụ
thì không được hưởng phụ cấp chức vụ.
3. Những người xếp không đúng
khung, bậc lương của thang lương, bảng lương kèm Nghị định số 235/HĐBT ngày
18/9/1985 thì phải xếp đúng vào khung, bậc cũ rồi mới thực hiện việc chuyển xếp
lương theo thang lương, bảng lương mới
III. CÁCH
CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
1. Hệ thống thang lương, bảng
lương mới của công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp lần này có những đặc
điểm cơ bản như sau:
a. Hệ thống thang lương công
nhân được xây dựng theo ngành hoặc nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với
các nghề cụ thể. Trong mỗi thang lương có các nhóm hệ số mức lương thể hiện điều
kiện lao động nặng nhọc, độc hại khác nhau thay thế các khoản phụ cấp có tính
chất bù đắp điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định trước
đây.
b. Hệ thống bảng lương công nhân,
nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, các bậc lương được xác định đối với
nghề hoặc công việc không thể chia được nhiều mức độ phức tạp.
c. Bảng lương viên chức chuyên
môn, nghiệp vụ, nhân viên, thừa hành, phục vụ được xây dựng tương quan với viên
chức chuyên môn, nghiệp vụ khu vực hành chính, sự nghiệp.
d. Bảng lương viên chức quản lý
doanh nghiệp chỉ xây dựng mức lương chức vụ cho ba chức danh: Giám đốc, Phó
giám đốc, kế toán trưởng theo 5 hạng doanh nghiệp. Sự xếp hạng trên cơ sở các
tiêu chuẩn, không phân biệt doanh nghiệp và cấp trên doanh nghiệp như công ty
và tổng công ty, xí nghiệp và liên hiệp các xí nghiệp (tiêu chuẩn xếp hạng
doanh nghiệp có hướng dẫn riêng).
2. Cách chuyển xếp lương cũ sang
lương mới.
a. Đối với công nhân xếp lương
theo thang lương:
- Nếu thang lương mới có số bậc
bằng số bậc của thang lương cũ thì căn cứ vào bậc lương hiện trả và đối tượng
áp dụng nhóm mức lương của từng thang lương mới, tạm thời chuyển xếp ngang bậc
của thang lương cũ sang bậc tương ứng của thang lương mới. Sau dó tiến hành kiểm
tra sát hạch lại theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công việc đang làm để
chuyển lại cho phù hợp với bậc công việc đảm nhận. Những người đang hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung cũng chỉ được xếp vào bậc cao nhất của thang lương mới.
Ví dụ: Thợ tiện hiện đang được xếp
bậc 5 theo thang lương cơ khí 7 bậc cũ thì tạm thời chuyển sang bậc 5 nhóm 2
thang lương cơ khí 7 bậc mới, sau khi kiểm tra sát hạch lại nếu công việc đang
làm chỉ đạt 4 bậc thì xếp lại lương theo bậc 4.
- Nếu thang lương mới có số bậc
nhiều hơn số bậc của thang lương cũ thì căn cứ vào bậc lương hiện trả và đối tượng
áp dụng nhóm mức lương của từng thang lương mới, cũng tạm thời chuyển xếp ngang
sang thang mới như trường hợp trên. Riêng những người đang hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung có thể xem xét xếp vào bậc mới cao hơn. Sau đó tiến hành kiểm
tra sát hạch lại theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công việc đang làm để
chuyển lại cho phù hợp với bậc công việc đảm nhận.
- Nếu thang lương mới có số bậc
ít hơn số bậc thang lương cũ thì căn cứ vào bậc lương hiện trả và đối tượng áp
dụng nhóm mức lương của từng thang lương mới, cũng tạm thời chuyển xếp bậc 1 và
bậc 2 của thang lương cũ sang bậc 1 của thang lương mới, các bậc còn lại từ bậc
3 đến bậc 7 và các trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của thang
lương cũ xếp tương ứng từ bậc 2 đến bậc 6 của thang lương mới. Sau đó tiến hành
kiểm tra sát hạch lại theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đang làm để chuyển lại
cho phù hợp với bậc công việc đảm nhận.
- Những người hưởng phụ cấp thợ
đặc biệt giỏi và những người đã xếp bậc cao nhất của thang lương cũ đang hưởng
phụ cấp thâm niên vượt khung, từ nay trở đi được giải quyết trong chế độ trả
lương của doanh nghiệp do Giám đốc quy định.
b. Đối với công nhân, nhân viên
trực tiếp sản xuất, kinh doanh xếp lương theo bảng lương thì việc chuyển xếp
lương cũ sang lương mới phải căn cứ vào nghề hoặc công việc đang làm, cụ thể:
- Nếu số bậc lương của bảng
lương mới bằng số bậc lương của bảng lương cũ, thì xếp chuyển bậc lương cũ sang
bậc lương mới tương ứng.
Ví dụ: Bảng lương tài xế, phụ
tài xế tàu hoả có số bậc lương của bảng lương mới bằng số bậc lương của bậc
lương cũ, thì bậc 1, bậc 2, bậc 3 cũ xếp tương ứng sang bậc 1, bậc 2, bậc 3 mới.
- Nếu số bậc lương của bảng
lương mới nhiều hơn số bậc lương của bảng lương cũ thì việc chuyển xếp cũng như
trường hợp trên. Riêng những người đã xếp bậc lương cao nhất của bảng lương cũ
và đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xem xét để xếp vào bậc lương mới
cao hơn.
Ví dụ: Bảng lương công nhân,
nhân viên sản xuất điện có số bậc lương của bảng lương mới nhiều hơn 2 bậc so với
bảng lương cũ, thì bậc 1, bậc 2, bậc 3 cũ cũng chỉ được xếp tương ứng sang bậc
1, bậc 2, bậc 3 mới. Riêng những người đã xếp bậc 3 cũ và đang hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể xét xếp lên bậc 4.
c. Đối với công nhân, nhiên viên
trực tiếp sản xuất, kinh doanh trước đây áp dụng thang lương này chuyển sang áp
dụng bảng lương, thì bậc 1 và bậc 2 của thang lương cũ xếp vào bậc 1 của bảng
lương mới, các bậc còn lại khi chuyển xếp phải căn cứ vào nội dung công việc
đang làm và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Bậc cao nhất của thang lương cũ (kể cả
phụ cấp thâm niên vượt khung) tối đa cũng chỉ được xếp vào bậc lương cao nhất của
bảng lương mới
Ví dụ: Công nhân khai thác bưu
chính và phát hành báo chí của ngành bưu điện trước đây áp dụng thang lương 6 bậc,
nay chuyển sang áp dụng bảng lương mới 5 bậc, thì bậc 1 và bậc 2 của thang
lương cũ xếp vào bậc 1 của bảng lương mới, bậc 6 của thương lương cũ (kể cả phụ
cấp thâm niên vượt khung) tối đa cũng chỉ được xếp vào bậc 5 của bảng lương mới.
d. Đối với công nhân, viên chức
trực tiếp sản xuất, kinh doanh trước đây áp dụng bảng lương nay chuyển sang áp
dụng thang lương thì căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và bậc công việc đảm
nhận, kiểm tra sát hạch tay nghề để xếp bậc lương mới cho phù hợp.
e. Đối với viên chức chuyên môn,
kỹ thuật, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ, áp dụng cách chuyển xếp
lương cũ sang lương mới như phụ lục kèm theo Thông tư này. Sau đó căn cứ vào
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền xét duyệt để xếp lương
cho phù hợp.
f. Đối với viên chức quản lý
doanh nghiệp: Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải theo đúng hạng mới của
doanh nghiệp. Bậc lương cũ được xếp tương ứng bậc lương theo hạng mới của doanh
nghiệp.
Trường hợp viên chức quản lý
doanh nghiệp hiện nay xếp mức lương không đúng lương chức vụ cán bộ quản lý xí
nghiệp, thì cũng phải xếp lại lương theo quy định trên.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt việc chuyển xếp
lương cũ sang lương mới theo đúng quy định và bảo đảm sự thống nhất trong cả nước,
các doanh nghiệp, Bộ, ngành, địa phương phải tiến hành các công việc sau:
1. Các doanh nghiệp phải thành lập
Hội đồng chuyển xếp lương do Giám đốc làm Chủ tịch, có đại diện Đảng uỷ, Công
đoàn, Thanh niên, Phòng tổ chức lao động, Phòng tài chính kế toán và một số
thành viên khác.
Kết quả chuyển xếp lương được tổng
hợp và báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu doanh nghiệp do địa
phương quản lý) Bộ, ngành Trung ương (nếu doanh nghiệp do Trung ương quản lý) để
theo dõi kiểm tra và tổng hợp báo cáo với liên Bộ.
Nội dung báo cáo gồm:
- Đánh giá kết quả chuyển xếp
lương, trong đó nêu rõ số công nhân, viên chức được chuyển xếp; hệ số mức lương
mới bình quân của doanh nghiệp; những trường hợp còn vướng mắc chưa xử lý được...
- Phân tích các điều kiện đã có
để thực hiện tiền lương mới doanh nghiệp.
- Phương án tài chính để thực hiện
tiền lương mới.
Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện
thực hiện chế độ tiền lương mới, bảo đảm nghĩa vụ đối với Nhà nước không thấp
hơn mức quy định hiện hành (bao gồm cả thuế lợi tức), kết quả chuyển xếp được sử
dụng làm căn cứ để tính đơn giá tiền lương theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Tài chính; đối với doanh nghiệp chưa đủ điều kiện tiền
lương mới phải tổ chức lại sản xuất, soát xét lại định mức và chi phí để hạ giá
thành, phí lưu thông tạo nguồn trả lương và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
không thấp hơn mức quy định hiện hành (bao gồm cả thuế lợi tức). Các doanh nghiệp
này khi thực hiện tiền lương mới phải được cơ quan chủ quản xem xét.
2. Các Bộ, ngành và địa phương
thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương mới để chỉ đạo các doanh nghiệp
rà soát và sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, định biên, đánh giá công nhân, viên chức;
hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới; hướng dẫn xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh có hiệu quả để có nguồn chi trả tiền lương sau khi chuyển xếp,
xử lý vướng mắc trong quá trình chuyển xếp lương của các doanh nghiệp; xét duyệt
cho phép thực hiện đối với các doanh nghiệp phải có phương án tạo nguồn thực hiện
được tiền lương mới, tổng hợp kết quả của Bộ, ngành, địa phương (theo mẫu kèm
Thông tư) gửi về liên Bộ để theo dõi kiểm tra và tổng hợp báo cáo Nhà nước.
Thành phần Ban chỉ đạo gồm:
- Ở Trung ương: Do Bộ trưởng hoặc
Thứ trưởng làm Trưởng ban; đại diện Ban cán sự Đảng, Công đoàn và một số thành
viên khác do Bộ trưởng quyết định.
- Ở địa phương: Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban, đại diện cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan tổ chức
chính quyền. Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Liên đoàn lao động và
một số thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Đối với các doanh nghiệp trước
đây đã được Nhà nước cho phép thí điểm chế độ tiền lương mới thì nay phải căn cứ
vào hệ thống thang lương, bảng lương mới do Nhà nước ban hành để chuyển xếp
lương theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này. Các văn bản cho phép thực hiện thí
điểm tiền lương đều bãi bỏ.
4. Bãi bỏ các chế độ bù tiền điện,
tiền học, tiền nhà ở, hệ số trượt giá và chế độ thanh toán tiền tàu xe đi làm
việc hàng ngày và đi phép hàng năm.
5. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/4/1993. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp phản ánh về liên
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính để xem xét giải quyết.
Hồ
Tế
(Đã
ký)
|
Trần
Đình Hoan
(Đã
ký)
|