BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/2021/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 12 năm 2021
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật An
toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An
toàn vệ sinh lao động:
Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh
lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định 140/2018/NĐ-CP
ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng
6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường
y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt
động đào tạo chuyên môn về y tế lao động,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn nội dung, chương trình, tài
liệu, thời gian đào tạo và việc quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên
môn về y tế lao động được quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật An
toàn, vệ sinh lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng
trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định
số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh
lao động.
2. Cơ sở giáo dục có chức năng hoặc được giao nhiệm
vụ đào tạo trong khối ngành sức khỏe, cơ sở đào tạo nhân lực y tế (sau đây gọi
tắt là cơ sở đào tạo).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên lãnh thổ
Việt Nam.
Điều 3. Yêu cầu đối với nội
dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
1. Nội dung đào tạo:
a) Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ
sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh;
c) Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
d) Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm
tại nơi làm việc;
e) An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
g) Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng
chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ
sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
i) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người
lao động.
Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại
Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ
lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chương trình, tài liệu đào tạo:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và
ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban
hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo
trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục
bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
3. Thời gian và hình thức đào tạo:
a) Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận
chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
đánh giá;
b) Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được
thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao
động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời
gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
c) Hình thức đào tạo: Tập trung.
Điều 4. Quản lý đào tạo cấp chứng
chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ
chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại Khoản
3 Điều 3 Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên
môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo tham khảo Mẫu Chứng chỉ chứng
nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số
02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện thống nhất sau khi người
tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật
về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp
chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế:
a) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra
hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động trên phạm vi toàn
quốc;
b) Đăng tải thông tin các cơ sở đào tạo cấp chứng
chỉ chuyên môn về y tế lao động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc
Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý môi trường y tế trên cơ sở báo cáo của
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) và
các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, ngành;
c) Tổ chức tập huấn, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ
cho giảng viên đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
2. Trách nhiệm của Sở Y tế:
a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý;
b) Đăng tải thông tin các cơ sở đào tạo cấp chứng
chỉ chuyên môn về y tế lao động thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trên Cổng
thông tin điện tử của Sở Y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường
y tế) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin của cơ sở
đào tạo;
c) Báo cáo công tác quản lý đào tạo cấp chứng chỉ
chuyên môn về y tế lao động hàng năm trên địa bàn quản lý gửi về Bộ Y tế (Cục
Quản lý môi trường y tế) trước ngày 01 tháng 02 năm sau theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo:
a) Căn cứ nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo
và yêu cầu thực tiễn, cơ sở đào tạo bố trí người có chuyên môn bảo đảm đúng
chuyên ngành để tham gia đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế
lao động theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở
đào tạo;
b) Gửi báo cáo các thông tin về hoạt động đào tạo cấp
chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của cơ sở về Sở Y tế (đối với
các đơn vị thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối
với các đơn vị thuộc quản lý của các Bộ, ngành) trước khi tổ chức hoạt động đào
tạo lần đầu để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cục Quản lý
môi trường y tế và Sở Y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục số
05 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, công bố trên cổng
thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ
chức khóa đào tạo và gửi kế hoạch đào tạo cho Sở Y tế (đối với các đơn vị thuộc
quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các đơn vị
thuộc quản lý của các Bộ, ngành) và Sở Y tế nơi cơ sở đào tạo tổ chức khóa đào
tạo để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra;
d) Quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động đào tạo cấp
chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động theo quy định của pháp luật về đào tạo và
lưu trữ;
đ) Xây dựng quy chế quản lý và kiểm tra, đánh giá đối
với các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục;
e) Báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo cấp chứng chỉ
chuyên môn về y tế lao động định kỳ hàng năm về Sở Y tế (đối với các cơ sở đào
tạo thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các
cơ sở đào tạo thuộc quản lý của các Bộ, ngành) trước ngày 15 tháng 01 năm sau
theo Mẫu số 02 Phụ lục số 05 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức thực hiện và hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02 năm
2022.
2. Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh
văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc
Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ
chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để
nghiên cứu, xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban xã hội của Quốc hội (để giám
sát);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, MT(03).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
PHỤ LỤC SỐ 01
NỘI DUNG CHI TIẾT ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN
CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bài
1: Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức
khỏe người lao động
1. Tên bài học:
|
Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ
sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
|
2. Thời gian:
|
180 phút lý thuyết.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống
HIV/AIDS;
3.2. Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an
toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
3.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y
tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Nắm vững và trình bày được các quy định có
liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống
HIV/AIDS.
|
- Trình bày hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành tại Việt Nam;
- Trình bày một số nội dung liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống
HIV/AIDS;
- Trình bày một số văn bản hướng dẫn luật.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
40 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc
nghiệm.
|
2. Trình bày được nội dung cơ bản của các văn bản
dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe,
phòng chống bệnh nghề nghiệp.
|
Trình bày một số chế độ chính sách được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong ngành y tế.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
120 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc
nghiệm.
|
3. Trình bày được yêu cầu và nhiệm vụ của người
làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
|
Trình bày nội dung Điều 73 Luật An toàn vệ sinh
lao động và các văn bản dưới luật có liên quan.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
20 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc
nghiệm.
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
2: Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường
lao động
1. Tên bài học:
|
Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
|
2. Thời gian:
|
180 phút lý thuyết.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu
tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người
lao động và các nguyên tắc phòng chống;
3.2. Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức
quan trắc môi trường lao động.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoat động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu
tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người
lao động và các nguyên tắc phòng chống.
|
- Định nghĩa và phân loại yếu tố có hại, yếu tố
nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc;
- Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố có hại
thường gặp đến sức khỏe người lao động;
- Nguyên tắc phòng chống yếu tố có hại tại nơi
làm việc;
- Các nhóm giải pháp an toàn, vệ sinh lao động
phòng chống yếu tố có hại tại nơi làm việc.
|
Thuyết giảng
Thảo luận nhóm
|
120 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc
nghiệm.
|
2. Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức
quan trắc môi trường lao động.
|
- Nội dung quan trắc môi trường lao động;
- Quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.
|
Thuyết giảng
Thảo luận nhóm
|
60 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc
nghiệm.
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
3: Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp
1. Tên bài:
|
Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
|
2. Thời gian:
|
270 phút lý thuyết.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày được một số khái niệm và phân loại
bệnh nghề nghiệp;
3.2. Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng;
3.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe
trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
3.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định
y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao
động;
3.5. Trình bày nguyên tắc bố trí vị trí việc làm
phù hợp sức khỏe người lao động.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh
nghề nghiệp.
|
- Khái niệm chung về bệnh nghề nghiệp, bệnh nghề
nghiệp đặc thù, bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;
- Danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;
- Phân loại các nhóm bệnh nghề nghiệp theo quy định
hiện hành.
|
Thuyết giảng
|
45 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến
khích phương pháp trắc nghiệm.
|
2. Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng.
|
Một số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thường gặp
(bệnh bụi phổi và phế quản, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bệnh do yếu tố vật
lý, bệnh đa nghề nghiệp, bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp);
- Nguyên nhân gây bệnh;
- Ngành nghề nguy cơ cao; Các biện pháp dự phòng
bệnh nghề nghiệp (biện pháp kỹ thuật, cá nhân, y tế, tổ chức lao động) theo
các nhóm bệnh nghề nghiệp:
- Bệnh lây qua đường hô hấp;
- Bệnh nhiễm độc hóa chất;
- Bệnh truyền nhiễm.
|
Thuyết giảng
Thảo luận nhóm
|
90 phút
|
Trả lời câu hỏi;
Trình bày bài tập nhóm
|
3. Xây dựng được kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe
trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề
nghiệp.
|
- Giới thiệu các nội dung về chăm sóc, quản lý sức
khỏe người lao động;
- Nguyên lý, phương pháp tổ chức hoạt động khám sức
khỏe (khám bố trí việc làm, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp).
|
Thuyết giảng
Thảo luận nhóm
|
45 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
4. Xây dựng được kế hoạch và tổ chức khám giám định
y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao
động.
|
- Các nội dung quy định về giám định y khoa bệnh
nghề nghiệp, tai nạn lao động;
- Quy trình nộp/ thực hiện hồ sơ giám định y khoa
bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
- Nội dung điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người
lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
|
Thuyết giảng
Thảo luận nhóm
|
45 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
5. Trình bày được nguyên tắc bố trí vị trí việc
làm phù hợp sức khỏe người lao động.
|
- Đánh giá tình trạng sức khỏe người lao động dựa
trên số liệu sẵn có về sức khỏe người lao động;
- Xác định vị trí làm việc phù hợp vời điều kiện
sức khỏe của người lao động và các bước cần thực hiện để bố trí công việc.
|
Thuyết giảng
Thảo luận nhóm
|
45 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
4: Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc
1. Tên bài học:
|
Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
|
2. Thời gian:
|
90 phút lý thuyết + 270 phút thực hành.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch
đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
3.2. Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ
bản tại nơi làm việc.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch
đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
|
Kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại
nơi làm việc
- Quy trình xử lý tai nạn lao động/ tình huống
nguy hiểm cần xử lý;
- Quy trình khai báo tai nạn lao động/ tình huống
nguy hiểm cần xử lý;
- Sơ cấp cứu trong tình huống khẩn cấp, thảm họa.
Tổ chức sơ cấp cứu
- Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu;
- Nội dung cần chuẩn bị;
- Nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế).
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
90 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
2. Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản
tại nơi làm việc.
|
Một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản:
- Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim;
- Sơ cứu choáng, sốc;
- Băng bó;
- Sơ cứu vết thương phần mềm, chảy máu;
- Sơ cứu gãy xương;
- Sơ cứu bỏng;
- Sơ cứu điện giật;
- Sơ cứu khi bị ngộ độc;
- Sơ cứu khi bị say nắng, say nóng.
|
Thuyết giảng
Thực hành
|
270 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. Thực hành
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
5: Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc
1. Tên bài học:
|
Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm
tại nơi làm việc.
|
2. Thời gian:
|
135 phút lý thuyết.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ
chức phòng chống dịch tại nơi làm việc;
3.2. Trình bày các bệnh không lây nhiễm thường gặp,
yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày được các bệnh lây nhiễm thường gặp
và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc.
|
- Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch thường gặp
tại nơi làm việc;
- Tổ chức phòng chống các nhóm dịch bệnh:
ü Lây qua đường hô hấp;
ü Lây qua đường tiêu hóa;
ü Lây qua đường máu, dịch,...
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
75 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
2. Trình bày được các bệnh không lây nhiễm thường
gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.
|
- Một số bệnh không lây nhiễm thường gặp tại nơi
làm việc.
- Yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng các bệnh
không lây: cơ xương khớp, tâm thần, bệnh chuyển hóa, tim mạch, v.v...
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
60 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
6: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc
1. Tên bài học:
|
An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc.
|
2. Thời gian:
|
180 phút lý thuyết.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện
an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực
phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc;
3.2. Trình bày nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động;
3.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi
làm việc.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện
an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực
phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc.
|
- Điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập
thể tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm;
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn tập thể và
các biện pháp phòng chống;
- Kế hoạch/ biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
do bếp ăn tập thể, xác định rõ các nguồn lực cần thiết và vai trò của các bên
liên quan;
- Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm theo hướng dẫn
hiện hành của Bộ Y tế.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
90 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
2. Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng cho người
lao động.
|
- Nguyên tắc, nội dung, phương pháp bổ sung dinh
dưỡng cho người lao động theo nhu cầu năng lượng.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
45 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
3. Tổ chức thực hiện được việc bồi dưỡng hiện vật
tại nơi làm việc.
|
- Quy định về bồi dưỡng hiện vật;
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các bên liên
quan thực hiện bồi dưỡng cho người lao động.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
45 phút
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
7: Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp,
chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc
1. Tên bài học:
|
Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng
chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc.
|
2. Thời gian:
|
135 phút lý thuyết.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày được các nội dung về nâng cao sức
khỏe tại nơi làm việc;
3.2. Trình bày được các phương pháp truyền thông
vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày được các nội dung về chăm sóc, nâng
cao sức khỏe tại nơi làm việc.
|
- Định nghĩa, mục đích và sự cần thiết phải chăm
sóc, nâng cao sức khỏe nơi làm việc;
- Các nguyên tắc nâng cao sức khỏe nơi làm việc;
- Các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
45 phút
|
Trả lời câu hỏi, khuyến
khích phương pháp trắc nghiệm.
|
2. Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ
sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.
|
- Một số khái niệm:
+ Thông tin;
+ Truyền thông;
+ Giáo dục.
- Mục đích, vai trò của truyền thông, giáo dục;
- Phương pháp truyền thông và các phương tiện
truyền thông:
+ Trực tiếp
+ Gián tiếp
- Đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp
truyền thông;
- Nội dung truyền thông phù hợp theo đối tượng,
phương pháp truyền thông, chủ đề cần truyền thông;
- Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục tại nơi
làm việc.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
90 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
8: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh
nghề nghiệp tại cơ sở lao động
1. Tên bài học:
|
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ
sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động.
|
2. Thời gian:
|
90 phút lý thuyết + 90 phút thực hành.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Trình bày được các nội dung của kế hoạch an
toàn vệ sinh lao động;
3.2. Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối
hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác
lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;
3.3. Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp
lập kế hoạch an toàn Vệ sinh lao động.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
1. Trình bày được các nội dung kế hoạch an toàn vệ
sinh lao động.
|
- Các nội dung yêu cầu của kế hoạch an toàn vệ
sinh lao động.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
30 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
2. Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp,
chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập
và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.
|
- Các bên liên quan trong việc lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;
- Chức năng, nhiệm vụ của từng bên và cách thức
phối hợp;
- Trang thiết bị cần thiết cho công tác an toàn vệ
sinh lao động.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
60 phút
|
3. Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập
kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.
|
- Lập kế hoạch liên quan đến cấu phần an toàn vệ
sinh lao động theo quy định hiện hành.
|
Thực hành
|
90 phút
|
Trình bày cá
nhân/nhóm
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
Bài
9: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động
1. Tên bài học:
|
Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người
lao động.
|
2. Thời gian:
|
90 phút lý thuyết + 90 phút thực hành.
|
3. Mục tiêu học tập:
|
3.1. Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi
trường lao động;
3.2. Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao
động;
3.3. Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.
|
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động dạy học
|
Thời lượng
|
Lượng giá học
viên
|
4.1. Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi
trường lao động.
|
- Những nội dung trong hồ sơ vệ sinh môi trường
lao động; - Lập danh mục thông tin về vệ sinh môi trường lao động cần quản
lý.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
30 phút
|
Trả lời câu hỏi,
khuyến khích phương pháp trắc nghiệm.
|
4.2. Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao
động.
|
- Nội dung quy định của hồ sơ sức khỏe người lao
động;
- Lập hồ sơ sức khỏe (hồ sơ sức khỏe, hồ sơ khám,
hồ sơ theo dõi tai nạn lao động...).
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
30 phút
|
4.3. Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.
|
- Các nội dung vệ sinh lao động cơ sở sản xuất
kinh doanh cần báo cáo;
- Quy định về nội dung, tần suất, hình thức, đơn
vị tiếp nhận báo cáo theo quy định.
|
Thuyết giảng
Thảo luận
|
30 phút
|
4.4. Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi
trường lao động.
|
Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường
lao động.
|
Thực hành
|
90 phút
|
Trình bày cá nhân/
nhóm
|
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/
làm việc nhóm.
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
……(1)……
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Số:……/CCCN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN
MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Chứng nhận ông/bà: …………………………………………………………………………
Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………..
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………………………………………………………………
Nơi cấp: ……………………………… ngày cấp …………………………………………...
Đã hoàn thành
khóa đào tạo cấp chứng chỉ
chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
Tổng số: …………… giờ đào tạo (bằng chữ
……………………………………………...)
Từ ngày …… tháng …… năm 20……, đến ngày …… tháng
…… năm 20……
Chứng chỉ chứng nhận có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
|
Nơi cấp, ngày … tháng … năm 20…
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)
|
_________________________
[1] Ghi theo
đơn vị chủ quản
Kích thước Chứng chỉ chứng nhận: 19x27 cm - khổ ngang
PHỤ LỤC SỐ 03
MẪU SỔ THEO DÕI CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
…TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO…
SỔ THEO DÕI CẤP
CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Năm 20……
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh
|
Trình độ chuyên
môn
(ghi rõ)
|
Nơi làm việc
|
Thời gian đào tạo
Từ ngày ……….
Đến ngày ………
|
Kết quả
|
Số CCCN
|
Chữ ký của người
được đào tạo
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người vào sổ
(Ký tên)
|
PHỤ LỤC SỐ 04
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG
NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỞ Y TẾ ……
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…………., ngày ……
tháng …… năm ……
|
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
NĂM ……….
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Kính gửi: Cục Quản
lý môi trường y tế, Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh/thành phố ………… báo cáo công tác quản
lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận (CCCN) chuyên môn về y tế lao động trên địa
bàn như sau:
I. Thông tin về cơ sở đào tạo trên địa bàn quản
lý
TT
|
Tên cơ sở
đào tạo
|
Địa chỉ,
Điện thoại, Fax, Email
|
Người đại diện
pháp lý
|
Ngày đăng ký hoạt
động đào tạo cấp CCCN chuyên môn về y tế lao động
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
II. Thống kê kết quả hoạt động đào tạo, cấp chứng
chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Kết quả hoạt động của các cơ sở đào tạo trên địa
bàn quản lý
TT
|
Đối tượng đào tạo
|
Số người được đào
tạo
|
Số người được cấp
chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
|
Ghi chú
|
1
|
Bác sỹ
|
|
|
|
2
|
Bác sỹ y tế dự phòng
|
|
|
|
3
|
Cử nhân điều dưỡng
|
|
|
|
4
|
Y sỹ
|
|
|
|
5
|
Điều dưỡng trung học
|
|
|
|
6
|
Hộ sinh viên
|
|
|
|
7
|
Khác
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
2. Thông tin quản lý người làm công tác y tế tại
các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã được cấp chứng chỉ chứng nhận
chuyên môn về y tế lao động
TT
|
Người làm công tác
y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
|
Tổng số
|
Số người được cấp
chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Bác sỹ
|
|
|
|
2
|
Bác sỹ y tế dự phòng
|
|
|
|
3
|
Cử nhân điều dưỡng
|
|
|
|
4
|
Y sỹ
|
|
|
|
5
|
Điều dưỡng trung học
|
|
|
|
6
|
Hộ sinh viên
|
|
|
|
7
|
Khác
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
III. Đề xuất, kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC SỐ 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BYT ngày
24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mẫu 1: THÔNG TIN CƠ SỞ
ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
……(1)……
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THÔNG TIN CƠ SỞ
ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Kính gửi: …………………………….(2)………………………………
1. Tên cơ sở đào tạo:
…………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính:
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………. Email:
............................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật:
……………………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………. Email:
............................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)
|
(1) Ghi theo đơn vị chủ quản
(2) Gửi: - Sở Y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc
quản lý của địa phương)
- Cục Quản lý môi trường y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc quản lý của Bộ,
ngành)
Mẫu 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
……(1)……
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN
CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG NĂM ……
Kính gửi:
…………………………….(2)………………………………
I. Kết quả đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận
chuyên môn YTLĐ:
TT
|
Đối tượng được đào
tạo
|
Số người được đào
tạo
|
Số người được cấp
chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
|
Ghi chú
|
1
|
Bác sỹ
|
|
|
|
2
|
Bác sỹ y tế dự phòng
|
|
|
|
3
|
Cử nhân điều dưỡng
|
|
|
|
4
|
Y sỹ
|
|
|
|
5
|
Điều dưỡng trung học
|
|
|
|
6
|
Hộ sinh viên
|
|
|
|
7
|
Khác
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
II. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Ghi theo đơn vị chủ quản
(2) Gửi: - Sở Y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc
quản lý của địa phương)
- Cục Quản lý môi trường y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc quản lý của Bộ,
ngành)