Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL sửa đổi 02/2010/TT-BVHTTDL cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Số hiệu: 23/2014/TT-BVHTTDL Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 22/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2014/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 02/2010/TT-BVHTTDL NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH; CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH; TIÊU CHUẨN CỦA NHÂN VIÊN TƯ VẤN; CẤP THẺ NHÂN VIÊN TƯ VẤN; CHỨNG NHẬN NGHIỆP VỤ CHĂM SÓC, TƯ VẤN VÀ TẬP HUẤN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình;

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL) quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình, như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL như sau:

1. Khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

6. Nộp hai bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi Bưu điện cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh); cho Phòng Văn hoá và Thông tin (nếu thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là của Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 5. Quy trình thủ tục cấp lại, đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình bị mất, bị rách hoặc hư hỏng thì cơ sở được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

a) Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động gồm:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M8a; Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu số M8b của phụ lục kèm theo Thông tư này;

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).

b) Nộp trực tiếp hoặc gửi Bưu điện một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây viết tắt là Nghị định số 08/2009/NĐ-CP). Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M6a2, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu số M6b2 của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL. Nếu không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Cơ sở được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp lại) cho cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này để theo dõi, quản lý.

2. Trong trường hợp cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, người đứng đầu, nội dung hoạt động thì cơ sở được đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

a) Hồ sơ đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bao gồm:

Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M8a1; Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu số M8b1 của phụ lục kèm theo Thông tư này;

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;

Quy chế hoạt động của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung);

Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở), mỗi loại 01 bản.

b) Nộp trực tiếp hoặc gửi Bưu điện một bộ hồ sơ đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định tới Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP để đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP có trách nhiệm đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M6a1, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu số M6b1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL. Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

đ) Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.

3. Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP là cơ quan có thẩm quyền giải thể cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Theo đề nghị của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Khoản 2,4 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc; Thẻ nhân viên tư vấn bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tư vấn theo mẫu số M9b; Thẻ nhân viên chăm sóc theo mẫu số M9a của phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc hoặc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm.

d) Hồ sơ được lập thành một bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi Bưu điện cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi cấp Thẻ.

4. Trường hợp thẻ bị mất, bị rách hoặc hư hỏng, thì nhân viên chăm sóc, tư vấn được cấp lại thẻ nhân viên tư vấn theo mẫu số M1a2; nhân viên chăm sóc theo mẫu số M1b2 ban hành kèm theo của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL. Thời hạn cấp lại thẻ là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ cấp lại thẻ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên tư vấn theo mẫu số M9a1; Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên chăm sóc theo mẫu số M9b1 của phụ lục kèm theo Thông tư này.

b) Thẻ cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);

c) Bản sao Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc hoặc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

d) 02 ảnh cỡ 3 x 4cm

đ) Hồ sơ được lập thành một bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi Bưu điện cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi cấp Thẻ.

5. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi như sau:

2. Điều kiện của người được cấp chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn và phải qua kỳ thi đạt điểm tối thiểu là 50 điểm trở lên trong thang điểm 100 của mỗi môn thi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

6. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan.

2. Chương trình và nội dung tập huấn

Chương trình và nội dung tập huấn của các cơ quan Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể ở trung ương phải được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chương trình và nội dung tập huấn của đoàn thể, tổ chức có liên quan ở địa phương phải được sự đồng ý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi cơ sở tổ chức tập huấn.

Học viên hoàn thành khóa tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cấp Giấy chứng nhận theo biểu mẫu số M3aM3b ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL.

3. Giảng viên của khóa tập huấn về nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải có trình độ đại học trở lên về lĩnh vực xã hội và y tế, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực gia đình hoặc về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Hình thức và thời gian tập huấn

a) Hình thức tập huấn được tổ chức tập trung.

b) Thời gian tập huấn

Tập huấn lần đầu: ít nhất 03 ngày đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL; ít nhất 05 ngày đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL;

Tập huấn định kỳ: các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL phải được tập huấn định kỳ ít nhất 01 năm một lần với thời gian tập huấn ít nhất 01 ngày để bổ sung, cập nhật thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức mới về phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Kinh phí tổ chức tập huấn

a) Kinh phí tập huấn cho các đối tượng quy định khoản 1 Điều 13 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL được lấy từ ngân sách cấp tỉnh dành cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Kinh phí tập huấn cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này do cơ sở cử học viên tham gia hoặc cá nhân tham gia chi trả theo quy định;

c) Việc thu, chi và quản lý tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc Hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Uỷ ban Giám sát tài chính QG;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ TP;
- Bộ trưởng Bộ, các thứ trưởng VHTTDL;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Sở VHTTDL các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Lưu: VT, GĐ, VQ (400).

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh

Mẫu số M8a:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kính gửi:………………………………………………..

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):.............................................................................

- Năm sinh:.................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:...................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:………………..ngày cấp:..................................

nơi cấp.......................................................................................................................

Quốc tịch:...................................................................................................................

- Đại diện Cơ sở:........................................................................................................

Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị …………………..(mất, rách nát, hư hỏng).

Cam kết của Cơ sở:

- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;

- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.

Đại diện tổ chức, cá nhân xin đăng ký hoạt động của cơ sở
(ký tên)

Mẫu số M8a1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kinh gửi:………………………………

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):..............................................................................

- Năm sinh:..................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:....................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………………..ngày cấp:...........................

nơi cấp........................................................................................................................

Quốc tịch:....................................................................................................................

- Đại diện Cơ sở:.........................................................................................................

Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ......................................................

(tên gọi, người đứng đầu, địa điểm của trụ sở).

Cam kết của Cơ sở:

- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;

- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.

Đại diện tổ chức, cá nhân xin đăng ký hoạt động của cơ sở
(ký tên)

Mẫu số M8b:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kính gửi:……………………………….

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):.............................................................................

- Năm sinh:.................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:...................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………………..ngày cấp:...........................

nơi cấp........................................................................................................................

Quốc tịch:....................................................................................................................

- Đại diện Cơ sở:.........................................................................................................

Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………..(mất, rách nát, hư hỏng).

Cam kết của Cơ sở:

- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;

- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.

Đại diện tổ chức, cá nhân xin đăng ký hoạt động của cơ sở
(ký tên)

Mẫu số M8b1:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kinh gửi:……………………………………….

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):...............................................................................

- Đại diện Cơ sở:..........................................................................................................

- Năm sinh:...................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:.....................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………………..ngày cấp:.............................

nơi cấp.........................................................................................................................

Quốc tịch:.....................................................................................................................

- Đại diện Cơ sở:.........................................................................................................

Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ......................................................

(tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở).

Cam kết của Cơ sở:

- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;

- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.

Đại diện tổ chức, cá nhân xin đăng ký hoạt động của cơ sở
(ký tên)

Mẫu số M9a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP THẺ NHÂN VIÊN CHĂM SÓC NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kính gửi: ………………………..

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):...............................................................................

- Năm sinh:...................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:.....................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………….ngày cấp:.....................................

nơi cấp.........................................................................................................................

Quốc tịch: ....................................................................................................................

Tôi viết đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

Người viết đơn
(Ký và viết đầy đủ họ, tên)

Mẫu số M9a1:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI THẺ NHÂN VIÊN CHĂM SÓC NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kính gửi: ………………………..

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):..............................................................................

- Năm sinh:..................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:....................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………….ngày cấp:....................................

nơi cấp.........................................................................................................................

- Quốc tịch: ..................................................................................................................

Tôi viết đơn này đề nghị cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

Lý do: Thẻ của tôi không sử dụng được do bị ……………….. (thất lạc hoặc rách hoặc hư hỏng).

Tôi cam đoan lý do trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người viết đơn
(ký và viết đầy đủ họ, tên)

Mẫu số M9b

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP THẺ NHÂN VIÊN TƯ VẤN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kính gửi:……………………………………………………

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):..............................................................................

- Năm sinh:..................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:....................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………….ngày cấp:....................................

nơi cấp........................................................................................................................

Quốc tịch: ...................................................................................................................

Tôi viết đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Thẻ nhân viên tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Người viết đơn
(ký và viết đầy đủ họ, tên)

Mẫu số M9b1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

(Khổ giấy 210mm x 297mm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI THẺ NHÂN VIÊN TƯ VẤN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Kính gửi:……………………………………………………

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):..............................................................................

- Năm sinh:..................................................................................................................

- Địa chỉ thường trú:....................................................................................................

- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………….ngày cấp:....................................

nơi cấp........................................................................................................................

- Quốc tịch: ................................................................................................................

Tôi viết đơn này đề nghị cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình.

Lý do: Thẻ của tôi không sử dụng được, vì lý do: ……………………… (thất lạc hoặc rách hoặc hư hỏng).

Tôi cam đoan lý do trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người viết đơn
(ký và viết đầy đủ họ, tên)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 sửa đổi Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.018

DMCA.com Protection Status
IP: 44.200.94.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!