Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH kiến thức tối thiểu đạt được tốt nghiệp trình độ trung cấp báo chí

Số hiệu: 19/2019/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Quân
Ngày ban hành: 23/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2019/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, BÁO CHÍ VÀ THÔNG TIN

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:

1. Ngành, nghề: Điêu khắc;

2. Ngành, nghề: Nghệ thuật biểu diễn dân ca;

3. Ngành, nghề: Diễn viên kịch - điện ảnh;

4. Ngành, nghề: Diễn viên múa;

5. Ngành, nghề: Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;

6. Ngành, nghề: Thiết kế công nghiệp;

7. Ngành, nghề: Kỹ thuật sơn mài - khảm trai;

8. Ngành, nghề: Báo chí;

9. Ngành, nghề: Thư viện.

Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2020.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, BÁO CHÍ VÀ THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: ĐIÊU KHẮC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điêu khắc trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của nghề tác động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra tác phẩm nghệ thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người và những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc;

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu dùng trong điêu khắc như gỗ, đá, thạch cao;

- Phân tích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu;

- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Phân tích được quy trình điêu khắc phù điêu, tượng con giống, tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao;

- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao;

- Trình bày được quy trình thiết kế mẫu điêu khắc bằng dụng cụ thủ công và bằng máy vi tính;

- Phân tích được đặc điểm của từng thể loại tác phẩm điêu khắc, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm điêu khắc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp khắc;

- Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người;

- Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu;

- Điêu khắc được các loại phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật;

- Thiết kế được một số mẫu phù điêu, tượng con giống, tượng người đương đại, tượng người theo tích cổ;

- Điêu khắc được các tác phẩm do mình sáng tác bằng dụng cụ thủ công, bằng máy đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Tổ chức, quản lý, giám sát được công việc của tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị, dụng cụ;

- Tự tổ chức, điều hành được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

- Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhạc cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trong phạm vi công việc được giao;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điêu khắc phù điêu gỗ;

- Điêu khắc phù điêu đá;

- Điêu khắc phù điêu thạch cao;

- Điêu khắc tượng con giống gỗ;

- Điêu khắc tượng con giống đá;

- Điêu khắc tượng con giống thạch cao;

- Điêu khắc tượng người gỗ;

- Điêu khắc tượng người đá;

- Điêu khắc tượng người thạch cao;

- Thiết kế mẫu điêu khắc.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Điêu khắc trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B. TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điêu khắc trình độ trung cấp là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của nghề tác động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra sản phẩm nghệ thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người và những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc;

- Mô tả được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu như gỗ, đá, thạch cao;

- Trình bày được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu;

- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc;

- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Trình bày được quy trình điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao;

- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân loại được một số loại vật liệu thường dùng trong nghề điêu khắc;

- Xác định được kích thước mẫu sản phẩm điêu khắc cần tạo phôi theo bản vẽ thiết kế;

- Mài được các loại đục thủ công và lưỡi cắt của máy dùng trong nghề điêu khắc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

- Tháo, lắp, căn chỉnh được lưỡi cắt cho các máy chuyên dụng dùng trong nghề điêu khắc;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người;

- Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu;

- Điêu khắc được một số phù điêu, tượng con giống theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Điêu khắc được một số tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

- Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện công việc đã định sẵn, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần với nhóm trong phạm vi công việc được giao;

- Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng dụng cụ và thiết bị được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điêu khắc phù điêu gỗ;

- Điêu khắc phù điêu đá;

- Điêu khắc phù điêu thạch cao;

- Điêu khắc tượng con giống gỗ;

- Điêu khắc tượng con giống đá;

- Điêu khắc tượng con giống thạch cao;

- Điêu khắc tượng người gỗ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Điêu khắc trình độ trung cấp tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

2.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN CA

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghệ thuật biểu diễn dân ca là ngành, nghề liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễn các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền của dân tộc Việt Nam. Các công việc chủ yếu của ngành Nghệ thuật biểu diễn dân ca bao gồm: Biểu diễn đơn ca, biểu diễn kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát ca múa nhạc dân tộc, nhà hát sân khấu truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, đoàn nghệ thuật truyền thống; các trung tâm văn hoá, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ dân ca – dân nhạc …

Để biểu diễn được các làn điệu, tác phẩm dân ca - kịch hát, người học phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp;

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 110 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân ca, những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững;

- Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung, ngành ca múa nhạc kịch truyền thống và ngành âm nhạc cổ truyền, kiến thức về dân ca vùng miền, về dân nhạc, dân vũ;

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, hòa âm, hình thức - thể loại; kiến thức về sân khấu;

- Phân biệt được đặc trưng, bản sắc các thể loại dân ca Việt Nam, liệt kê và nêu đặc trưng được các loại hình dân ca và hiểu được các làn điệu, bài vở sân khấu kịch hát truyền thống;

- Phân tích được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các Nhà hát Ca múa nhạc chuyên nghiệp, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở, ...;

- Phân loại được các trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ phụ trợ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa kịch chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở;

- Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa;

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch các hoạt động biểu diễn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của đơn vị;

- Mô tả được các công việc cơ bản trong quản lý chuyên môn, nhân sự, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị như: bài vở, đạo cụ, phục trang, quản lý tài chính... Đánh giá chất lượng hoạt động biểu diễn, nghiên cứu sưu tầm, truyền dạy, quảng bá, biên kịch, …;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Biểu diễn thuần thục thể loại dân ca được đào tạo và một số làn điệu đặc trưng của thể loại dân ca thuộc vùng miền khác bằng hình thức biểu diễn đơn ca, phối hợp biểu diễn trong tốp nhạc, diễn viên sân khấu kịch hát dân tộc;

- Biểu diễn tốt các kỹ thuật hát thuộc thể loại dân ca được đào tạo, thể hiện được nét đặc trưng của chất liệu âm nhạc vùng miền cũng như thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật;

- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch biểu diễn, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đạo cụ, kế hoạch phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện,…;

- Thiết kế và tổ chức được các hoạt động chuyên môn như: Tập huấn, biểu diễn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, ...;

- Thiết kế và thực hiện được đề cương, kịch bản âm nhạc, nội dung, chương trình cho các hoạt động chuyên môn;

- Quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và chất lượng tại các bộ phận làm việc; kết quả hoạt động âm nhạc của các bộ phận trong từng thời điểm; đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động âm nhạc;

- Quản lý, kiểm tra và đánh giá vấn đề sử dụng đúng, hiệu quả, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn như: Sân khấu biểu diễn, hệ thống âm thanh ánh sáng, đạo cụ biểu diễn, phục trang biểu diễn,... theo quy định;

- Áp dụng được các giải pháp xử lý tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn, truyền dạy và các hoạt động âm nhạc khác;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động;

- Thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy tinh hoa của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam qua tuyên truyền, tham gia các hoạt động diễn xướng dân gian; phát hiện, bồi dưỡng và truyền dạy thế hệ trẻ trong lĩnh vực chuyên môn của mình;

- Xác định được xu hướng và thị hiếu thưởng thức của khán giả để áp dụng vào hoạt động chuyên môn;

- Tạo lập hoặc phối hợp tổ chức hoạt sự kiện cho các đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp;

- Tích hợp được các kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp để thực hiện tốt các công việc được giao;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học, tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị;

- Tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản bài vở, đạo cụ - phục trang biểu diễn và các tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Biểu diễn đơn ca;

- Biểu diễn kịch hát dân tộc;

- Tổ chức biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật;

- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở;

- Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghệ thuật biểu diễn dân ca, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghệ thuật biểu diễn dân ca là ngành, nghề liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễn các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền của dân tộc Việt Nam. Các công việc chủ yếu của ngành Nghệ thuật biểu diễn dân ca bao gồm: Biểu diễn đơn ca, biểu diễn kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát ca múa nhạc dân tộc, nhà hát sân khấu truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, đoàn nghệ thuật truyền thống; các trung tâm văn hoá, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ dân ca - dân nhạc …

Để biểu diễn được các làn điệu, tác phẩm dân ca - kịch hát, người học phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp;

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 85 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân ca, những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững;

- Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung, ngành ca múa nhạc kịch truyền thống và ngành âm nhạc cổ truyền, kiến thức về dân ca vùng miền, về dân nhạc, dân vũ;

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, hòa âm, hình thức - thể loại; kiến thức về sân khấu;

- Phân biệt được đặc trưng, bản sắc các thể loại dân ca Việt Nam, liệt kê được các loại hình dân ca và hiểu được các làn điệu, bài vở sân khấu kịch hát truyền thống;

- Mô tả được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các Nhà hát Ca múa nhạc chuyên nghiệp, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống,

Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở...;

- Phân loại được các trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ phụ trợ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa kịch chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở…

- Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Biểu diễn thành thạo thể loại dân ca được đào tạo và một số làn điệu đặc trưng của thể loại dân ca thuộc vùng miền khác bằng hình thức biểu diễn đơn ca, biểu diễn sân khấu kịch hát dân tộc;

- Biểu diễn tốt các kỹ thuật hát thuộc thể loại dân ca được đào tạo, thể hiện được nét đặc trưng của chất liệu âm nhạc vùng miền;

- Thực hiện được đề cương, kịch bản âm nhạc, nội dung, chương trình cho các hoạt động chuyên môn;

- Sử dụng đúng, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Sân khấu, đạo cụ, phục trang,...;

- Áp dụng được các giải pháp xử lý tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn và các hoạt động âm nhạc khác;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động;

-Thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá, phổ biến về ngành học, tham gia các hoạt động diễn xướng dân gian nhằm góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc;

- Phối hợp, tham gia tổ chức sự kiện cho các đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp;

-Tích hợp được các kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp để thực hiện tốt các công việc được giao;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học, tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị;

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản bài vở, trang phục, đạo cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Chịu trách nhiệm của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Vị trí việc làm người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Biểu diễn đơn ca;

- Biểu diễn kịch hát dân tộc;

- Tổ chức biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật;

- Tổ chức và thực hiện các hoạt động văn hóa ở cơ sở;

- Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghệ thuật biểu diễn dân ca, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

3.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: DIỄN VIÊN KỊCH - ĐIỆN ẢNH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Diễn viên kịch - điện ảnh trình độ cao đẳng là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình…; đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các nhà hát, sân khấu xã hội hoá; Chương trình Nghệ thuật tổng hợp, chương trình sân khấu truyền hình, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị; Lễ hội, Festival, Sự kiện mang tính chất trình diễn trong nước và Quốc tế; Diễn viên tự do, MC hoạt động trong các show diễn, tour diễn, TVC quảng cáo, MV ca nhạc, Diễn viên lồng tiếng cho các phim truyền hình, điện ảnh.

Công việc chủ yếu của nghề diễn viên là thực hiện các vai trong vở diễn sân khấu, phim truyền hình, phim điện ảnh, tham gia lồng tiếng, người dẫn chương trình truyền hình; ngoài ra nghề diễn viên còn tham gia các sân khấu, hãng phim tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường… tùy theo nhu cầu tuyển dụng.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ, tương đương 90 tín chỉ

2. Kiến thức

- Xác định được vị trí, vai trò của diễn viên đảm nhận một hoặc một số vai diễn trong vở kịch, bộ phim điện ảnh, truyền hình; những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;

- Nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành như âm nhạc sân khấu, phân tích tác phẩm sân khấu, hóa trang, múa (vũ đạo)…

- Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật hình thể; tiếng nói sân khấu, điện ảnh; kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh;

- Xác định được kiến thức, phương pháp sáng tác, quy trình thực hiện và các kỹ năng phân tích kịch bản sân khấu, điện ảnh;

- Lựa chọn được các yếu tố cơ bản liên quan đến nghệ thuật sân khấu điện ảnh như: đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật (sân khấu, điện ảnh, truyền hình), họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, âm thanh, âm nhạc, kỹ thuật dựng phim….;

- Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình tùy theo từng thể loại sân khấu, tác phẩm kịch/điện ảnh cụ thể;

- Nắm được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh, hình ảnh chuyên dụng trong ngành/nghề và giải thích công dụng của chúng;

- Lựa chọn được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch - điện ảnh;

- Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng sáng tạo và mở rộng;

- Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật;

- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại...; bộ phim điện ảnh, truyền hình...;

- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim;

- Diễn đạt được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại..., bộ phim điện ảnh, truyền hình...;

- Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;

- Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;

- Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Diễn viên kịch sân khấu;

- Diễn viên điện ảnh, truyền hình;

- Diễn viên lồng tiếng;

- Người dẫn chương trình (MC).

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Diễn viên kịch điện ảnh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Diễn viên kịch - điện ảnh trình độ trung cấp là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình…; đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh - truyền hình, các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Công việc chủ yếu của nghề diễn viên là thực hiện các vai trong vở diễn sân khấu, phim truyền hình, phim điện ảnh; ngoài ra nghề diễn viên còn tham gia các sân khấu, hãng phim tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường… tùy theo nhu cầu tuyển dụng.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ, tương đương 60 tín chỉ

2. Kiến thức

- Liệt kê được kiến thức cơ bản về lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành như âm nhạc sân khấu, Mô tả tác phẩm sân khấu, hóa trang, múa (vũ đạo)…

- Mô tả được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật hình thể; tiếng nói sân khấu, điện ảnh; kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh;

- Xác định được kiến thức, phương pháp sáng tác, quy trình thực hiện và các kỹ năng Mô tả kịch bản sân khấu, điện ảnh;

- Trình bày được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại..., bộ phim điện ảnh, truyền hình...;

- Chỉ ra được chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình như: đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật (sân khấu, điện ảnh, truyền hình), họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, âm thanh, âm nhạc, kĩ thuật dựng phim….;

- Lựa chọn được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh, hình ảnh chuyên dụng trong ngành/nghề và giải thích công dụng của chúng;

- Phân biệt được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch - điện ảnh;

- Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống;

- Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật;

- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại...; bộ phim điện ảnh, truyền hình...;

- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim;

- Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể;

- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình;

- Lập được kế hoạch làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…;

- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về sáng tạo nghề nghiệp;

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học;

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc cá nhân và một phần kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Diễn viên kịch sân khấu;

- Diễn viên điện ảnh, truyền hình;

- Diễn viên lồng tiếng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Diễn viên kịch điện ảnh trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

4.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: DIỄN VIÊN MÚA

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Diễn viên múa trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và thực hành các dòng múa như cổ điển châu Âu, dân gian dân tộc Việt Nam, đương đại, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các dòng múa nêu trên là những dòng múa được sử dụng trong các tác phẩm múa chuyên nghiệp và không chuyên tại các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật, có đặc tính, vị trí khác nhau về mọi mặt trong trình diễn nghệ thuật múa. Người học có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, thực hiện các công việc: lập kế hoạch biểu diễn, thực hành các tác phẩm múa; luyện tập kỹ thuật cá nhân; thực hành biểu diễn múa (với các hình thức múa khác như máu đơn, máu đôi, múa tập thể...); thực hiện biểu diễn theo yêu cầu của biên đạo, tapsc phẩm; nghiên cứu xu hướng phát triển của nghệ thuật máu để phát triển kiến thức cho ngành nghề.

Người học sau khi tốt nghiệp ngành diễn viên múa trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, đảm nhiệm về văn hóa văn nghệ tại các trung tâm văn hóa, các đơn vị, sự nghiệp... và tiếp tục học ở trình độ cao hơn. Có thể biểu diễn ở các chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình; các chương trình lễ hội, festival múa trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng;

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 119 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được vị trí, vai trò của nghệ sỹ biểu diễn múa tham gia trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành múa như phân tích tác phẩm múa, phân tích tác phẩm âm nhạc, giải phẫu học…;

- Phân tích được kiến thức cơ bản và hệ thống về kỹ thuật biểu diễn múa, về các dòng múa như cổ điển châu Âu, đương đại, dân gian dân tộc Việt Nam và các phương pháp kỹ thuật biểu diễn;

- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, biểu diễn được các tác phẩm biểu diễn múa theo yêu cầu đề ra;

- Trình diễn các yêu cầu kỹ thuật, kỹ xảo trong các tác phẩm múa đơn, múa đôi, múa tập thể... thuộc các dòng múa;

- Trình bày, phân tích được các kỹ thuật, kỹ xảo biểu diễn cơ bản của các dòng múa để luyện tập và thực hiện các kỹ thuật đó;

- Mô tả được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;

- Mô tả được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của nghệ sỹ biểu diễn trên sân khấu tùy theo từng thể loại múa, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;

- Liệt kê được các loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ chuyên dụng trong thực hành và biểu diễn nghệ thuật múa và giải thích công dụng của chúng;

- Trình bày được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, phương pháp khai thác các phần mềm, ứng dụng phục vụ cho ngành, nghề;

- Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc khai thác và xử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân loại các dòng khi tham gia luyện tập và biểu diễn;

- Thực hành tốt các kỹ thuật, kỹ xảo cơ bản của ngành, nghề; các phương pháp để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

- Luyện tập được thành thạo các kỹ thuật cơ bản của múa;

- Thể hiện được kỹ thuật, kỹ năng cơ bản biểu diễn múa với các thể loại múa khác nhau như: múa một người, hai người và tập thể;

- Biểu diễn được tác phẩm múa theo đúng đề tài, nội dung, hình thức của tác phẩm;

- Tiếp cận linh hoạt các thể loại, hình thức biểu diễn múa;

- Biểu diễn, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm múa; ứng tác được với các nghệ sỹ biểu diễn khác;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ luyện tập và biểu diễn múa, , khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn;

- Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng, khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động;

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

- Phối hợp với các nghệ sỹ thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước biên đạo múa, chỉ huy đêm diễn, tổng đạo diễn chương trình, lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ;

- Chủ động đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của cá nhân và các nghệ sỹ khác;

- Có tác phong chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Biểu diễn múa cổ điển châu Âu;

- Biểu diễn múa dân gian dân tộc Việt Nam;

- Biểu diễn múa đương đại.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Diễn viên múa, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tư tưởng, tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, mang tính khái quát nghệ thuật cao để diễn đạt những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng tới khán giả.

Diễn viên múa đã dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc và tạo ra phong cách cho màn trình diễn. Diễn viên múa dựa và các kỹ thuật, nhịp điệu và thực hiện theo ý tưởng của người biên đạo múa. Do vậy, cơ thể của người Diễn viên múa rất uyển chuyển, họ biết cách điều hòa nhịp thở, đứng và di chuyển cơ thể. Diễn viên múa thường biểu diễn trong các nhà hát, sân khấu và đài truyền hình.

Diễn viên biểu diễn múa trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các môn múa ở nước ngoài và trong nước như: múa cổ điển châu Âu, múa đương đại, múa dân gian Việt Nam, múa cổ điển Việt Nam, múa đôi (Duo), múa tính cách nước ngoài, kỹ thuật biểu diễn trong tác phẩm múa, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Diễn viên biểu diễn Kịch múa sau khi tốt nghiệp trở thành diễn viên múa trong các nhà hát chuyên về lĩnh vực múa Ba lê và đương đại, tham gia biểu diễn tại các dàn nhạc giao hưởng, các chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình nghệ thuật; các chương trình cấp quốc gia và tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng của Nhà nước và tư nhân..v.v.

Diễn viên biểu diễn múa Dân gian Dân tộc sau khi tốt nghiệp trở thành diễn viên múa hoạt động trong các Nhà hát, Đoàn Ca Múa Nhạc tổng hợp hoặc thành lập nhóm riêng hoạt động tự do trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo của các doanh nghiệp của Nhà nước và tư nhân..v.v...

Khối lượng kiến thức tối thiểu:

2. Kiến thức

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lịch sử múa Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như: xướng âm, hình thức âm nhạc, nhạc lý cơ bản;

- Có kiến thức cơ bản về biểu diễn múa cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa đôi (Duo) và múa Tính cách của nước ngoài; về biểu diễn múa Dân gian Việt Nam và múa cổ điển Việt Nam trong chương trình đào tạo Trung cấp chính quy của khóa học;

- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật múa của chuyên ngành cơ bản để luyện tập, thực hiện được các vai diễn trong tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa đạt yêu cầu đề ra;

- Nắm được các kỹ thuật cơ bản của ngành, nghề, các kỹ thuật kỹ xảo trong biểu diễn múa để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

- Có kỹ năng về các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật hóa trang, trang phục...;

- Liệt kê được các loại trang thiết bị phục vụ cho biểu diễn và luyện tập chuyên ngành múa, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại đạo cụ chủ yếu sử dụng trong biểu diễn múa.

- Biết được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn;

-Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện được các kỹ thuật, kỹ xảo cơ bản của các môn múa đã được học trong chương trình đào tạo;

- Trình diễn được các kỹ thuật cơ bản trong các thể loại múa đơn, múa đôi, múa ba người và múa tập thể;

- Thể hiện được kỹ năng, kỹ thuật cơ bản thành thạo trong biểu diễn tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa...;

- Biểu diễn được các tác phẩm múa trong và ngoài nước với nhiều phong cách khác nhau;

- Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh, phần mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn;

- Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Có kỹ năng sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học;

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động biểu diễn chuyên môn ở quy mô trung bình.

- Phối hợp với các thành viên trong nhóm luyện tập và biểu diễn múa; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước biên đạo múa hoặc trưởng nhóm múa.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc:

- Diễn viên múa cổ điển châu Âu;

- Diễn viên múa Đương đại;

- Diễn viên múa Dân gian Việt Nam;

- Diễn viên múa cổ điển Việt Nam.

Tham gia hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức xã hội.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên múa chuyên nghiệp, trình độ Trung cấp và có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

5.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề:

Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng là ngành, nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, truyền dẫn, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các thể loại chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 5 trong Khung trình độ quốc giaViệt Nam.

Phạm vi hoạt động của nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trải dài và xuyên suốt toàn bộ quá trình sáng tạo ra một tác phẩm truyền hình, từ tiền kỳ cho đến hậu kỳ, phát sóng.

Nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình là một công việc mang tính tập thể cao, sản phẩm cuối cùng bao giờ cũng là kết quả làm việc của cả một ekip. Tính chất công việc đòi hỏi người làm nghề phải có tính kỷ luật, sự kiên trì, đồng thời phải có tư duy thẩm mĩ và óc sáng tạo.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng làm việc tại các đài, các kênh truyền hình, các trung tâm báo chí truyền thông trong cả nước. Họ có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm, thực hiện các công việc như: Kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, dựng hình, kỹ thuật đồ họa, phụ trách trường quay…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2000 giờ (tương đương 71 tín chỉ)

2. Kiến thức:

- Phân tích được qui trình sản xuất tiền kỳ;

- Phân tích được qui trình sản xuất hậu kỳ;

- Phân tích được qui trình sản xuất truyền hình lưu động;

- Mô tả được tính năng, tác dụng, qui trình vận hành, bảo quản máy quay và các thiết bị hỗ trợ;

- Mô tả được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, lưu trữ dữ liệu;

- Phân tích được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, phụ trách trường quay;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ thống thiết bị đường hình tại trường quay và trên xe truyền hình lưu động;

- Trình bày khái quát về kỹ thuật âm thanh trong sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ; Mô tả được các thiết bị đường tiếng Mircro, Audio Mixer, tăng âm, các thiết bị xử lý (EQ, Compressor,…), các loại giắc và cáp tín hiệu âm thanh;

- Trình bày được việc cài đặt, khai thác các chức năng cơ bản và nâng cao trong các phần mềm dựng phim chuyên dụng; liệt kê, cập nhật được những phần mềm dựng phim mới;

- Trình bày được thông số kỹ thuật và chức năng của các thiết bị chiếu sáng;

- Phân tích được cấu trúc sơ đồ hệ thống các thiết bị trên xe truyền hình lưu động; Mô tả được cấu tạo, chức năng của các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình lưu động;

- Giải thích được nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật của máy phát hình kỹ thuật số mặt đất theo tiêu chuẩn Châu âu DVB- T;

- Trình bày được kỹ thuật xử lý tín hiệu cơ bản trong máy phát hình kỹ thuật số mặt đất;

- Mô tả được hệ thống mạng và cách thức phát sóng tự động sử dụng server;

- Giải thích một cách cơ bản nguyên lý tạo hình ảnh, xử lý và truyền hình ảnh;

- Trình bày được lý thuyết về không gian ba chiều, các phương pháp tạo hình cơ bản, bố trí camera, nguồn sáng,…;

- Trình bày được các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trên các phương tiện, thiết bị, phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình;

- Trình bày được qui trình và các quy định về công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn điện trong sản xuất các chương trình truyền hình;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định.

3. Kỹ năng:

- Thành thạo trong việc khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ;

- Thành thạo trong việc dựng được các tác phẩm thuộc thể loại tin tức và phóng sự truyền hình;

- Sử dụng thành thạo phần mềm dựng âm thanh Adobe Audition CC để thực hiện thu âm, dựng âm thanh, mixing, lồng tiếng;

- Sử dụng thành thạo các loại đèn để thiết lập chiếu sáng sản xuất các chương trình truyền hình; Khắc phục sự cố của các loại đèn chiếu sáng; cài đặt một số chương trình chiếu sang cơ bản tại bàn điều khiển ánh sáng;

- Thực hiện được việc sử dụng kỹ xảo truyền hình hoàn thiện tác phẩm;

- Thực hiện được các thao tác cơ bản trong phần mềm 3D Max, thiết kế được logo, hình hiệu, trường quay ảo cho các chương trình truyền hình;

- Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị đường tiếng trong sản xuất tiền kỳ như: đấu nối, điều chỉnh, xử lý được hệ thống thiết bị đường tiếng trong Audio Studio, trong Video Studio và trong các sự kiện;

- Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong hệ thống thiết bị đường hình; đấu nối, kiểm tra thiết bị, khắc phục những sự cố thông thường;

- Thực hiện được việc khai thác, bảo quản thiết bị lưu động; đấu nối và vận hành thiết bị lưu động để sản xuất chương trình truyền hình;

- Vận hành khai thác phần mềm phát sóng chuyên dụng, lập lịch phát sóng theo yêu cầu;

- Phân tích và xử lý thông tin: Có khả năng tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành;

- Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, chịu áp lực công việc;

- Kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;

- Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong ekip;

- Xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định; khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học vào công việc chuyên môn của nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động;

- Chấp hành tốt những qui định của Nhà nước, địa phương và cơ quan nơi làm việc;

- Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ;

- Có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Chủ động đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành;

- Có tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, khoa học và cẩn thận trong công việc;

- Có tác phong chuyên nghiệp, nghiêm chỉnh tuân thủ sự chỉ đạo của đạo diễn, cấp trên.

5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kỹ thuật máy quay và các thiết bị hỗ trợ;

- Kỹ thuật ánh sáng;

- Thu thanh tiền kỳ;

- Dựng hình;

- Âm thanh hậu kỳ;

- Kỹ thuật đồ họa;

- Phụ trách trường quay;

- Kỹ thuật xe màu lưu động.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ trung cấp là nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình là một công việc mang tính tập thể cao, sản phẩm cuối cùng bao giờ cũng là kết quả làm việc của cả một ekip. Tính chất công việc đòi hỏi người làm nghề phải có tính kỷ luật, sự kiên trì, đồng thời phải có tư duy thẩm mĩ và óc sáng tạo.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ trung cấp làm việc tại các đài, các kênh truyền hình, các trung tâm báo chí truyền thông trong cả nước. Họ có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm, thực hiện các công việc như: Kỹ thuật máy quay, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, dựng hình, phụ trách trường quay…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Phân tích được qui trình sản xuất tiền kỳ;

- Phân tích được qui trình sản xuất hậu kỳ;

- Mô tả được tính năng, tác dụng, qui trình vận hành, bảo quản máy quay và các thiết bị hỗ trợ;

- Mô tả được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, lưu trữ dữ liệu;

- Phân tích được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, phụ trách trường quay;

- Trình bày khái quát về kỹ thuật âm thanh trong sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ; Mô tả được các thiết bị đường tiếng Mircro, Audio Mixer, tăng âm, các thiết bị xử lý (EQ, Compressor,…), các loại giắc và cáp tín hiệu âm thanh ;

- Trình bày được việc cài đặt, khai thác các chức năng cơ bản và nâng cao trong các phần mềm dựng phim chuyên dụng; liệt kê, cập nhật được những phần mềm dựng phim mới;

- Trình bày được thông số kỹ thuật và chức năng của các thiết bị chiếu sáng như: Các loại đèn, Dimmer, bàn điều khiển ánh sáng, các phụ kiện chiếu sáng…

- Trình bày được lý thuyết về không gian ba chiều, các phương pháp tạo hình cơ bản, bố trí camera, nguồn sáng,…

- Trình bày được các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trên các phương tiện, thiết bị, phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình;

- Trình bày được qui trình và các quy định về công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn điện trong sản xuất các chương trình truyền hình;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện được việc khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ;

- Dựng được các tác phẩm thuộc thể loại tin tức và phóng sự truyền hình;

- Sử dụng được phần mềm dựng âm thanh Adobe Audition CC để thực hiện thu âm, dựng âm thanh, mixing, lồng tiếng;

- Sử dụng thành thạo các loại đèn để thiết lập chiếu sáng sản xuất các chương trình truyền hình;

- Thực hiện được các thao tác cơ bản trong phần mềm 3D Max, thiết kế được logo, hình hiệu, trường quay ảo cho các chương trình truyền hình;

- Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị đường tiếng trong sản xuất tiền kỳ như: đấu nối, điều chỉnh và xử lý được hệ thống thiết bị đường tiếng trong Audio Studio, trong Video Studio và trong các sự kiện;

- Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong hệ thống thiết bị đường hình; đấu nối, kiểm tra thiết bị, khắc phục những sự cố thông thường;

- Thực hiện được việc khai thác, bảo quản thiết bị lưu động; đấu nối và vận hành thiết bị lưu động để sản xuất chương trình truyền hình;

- Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, chịu áp lực công việc;

- Kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;

- Xử lý được các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định; khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học vào công việc chuyên môn của nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động;

- Chấp hành tốt những qui định của Nhà nước, địa phương và cơ quan nơi làm việc;

- Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ;

- Chủ động đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành;

- Có tinh thần chủ động, tích cực và cẩn thận trong công việc;

- Có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của đạo diễn, biên tập và cấp trên.

5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kỹ thuật máy quay và các thiết bị hỗ trợ;

- Kỹ thuật ánh sáng;

- Thu thanh tiền kỳ;

- Dựng hình;

- Âm thanh hậu kỳ;

- Phụ trách trường quay.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

6.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)

Thiết kế công nghiệp trình độ cao đẳng là một nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng bao gồm từ việc nghiên cứu các thông tin liên quan đến sản phẩm, xác định bài toán thiết kế, lên ý tưởng, thiết kế kỹ thuật, chế tạo mẫu thử nghiệm để tạo ra một sản phẩm có giá trị nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, kiểu dáng, ... của sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Sản phẩm của ngành rất đa dạng trong xã hội từ đồ gia dụng, đồ điện tử, phương tiện giao thông, thiết bị máy móc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề này làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp, dịch vụ tư vấn thiết kế sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi người hành nghề phải có khả năng sáng tạo, tư duy phân tích, tổng hợp thông tin, làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2330 giờ (tương đương 89 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Mô tả được vị trí, vai trò và chức năng ngành thiết kế công nghiệp đối với nhu cầu xã hội;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về xã hội học, tâm lý học, marketing;

- Phân loại được nhu cầu thị trường, thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử sản phẩm;

- Mô tả được nội dung cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, cơ sở tạo hình, nguyên lý thị giác … trong thiết kế công nghiệp;

- Lựa chọn được các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế công nghiệp (Solidwork, rihno,...);

- Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế;

- Mô tả được quy trình thiết kế các sản phẩm công nghiệp;

- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân tích, nghiên cứu về khách hàng;

- Phác thảo được ý tưởng sản phẩm;

- Phân tích và lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu;

- Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm;

- Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp;

- Giải quyết được các vấn đề cơ bản về thiết kế sản phẩm, tạo mẫu sản phẩm, ...;

- Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ;

- Tạo hình được mẫu thật và mô hình hóa sản phẩm;

- Xây dựng được quy trình thiết kế, quy trình tạo mẫu và quy trình đánh giá của sản phẩm;

- Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm thiết kế;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

- Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tư duy sáng tạo trong công việc;

- Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ phục vụ, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Cần cù chịu khó, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong xử lý các tình huống công việc;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thiết kế sản phẩm công nghiệp;

- Tạo mẫu sản phẩm;

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế công nghiệp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)

Thiết kế công nghiệp trình độ trung cấp là một nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng bao gồm từ việc tiếp nhận các thông tin liên quan đến sản phẩm để tiến hành tham gia hỗ trợ thiết kế và chế tác mẫu thử nghiệm để tạo ra một sản phẩm có giá trị nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, kiểu dáng, ... của sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Sản phẩm của ngành rất đa dạng trong xã hội từ đồ gia dụng, đồ điện tử, phương tiện giao thông, thiết bị máy móc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề này làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp, dịch vụ tư vấn thiết kế sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi người hành nghề phải có khả năng sáng tạo trong việc sử dụng các trang thiết bị, có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1480 giờ (tương đương 57 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các nội dung cơ bản về xã hội học, tâm lý học, marketing;

- Mô tả được nội dung cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, cơ sở tạo hình, nguyên lý thị giác … trong thiết kế công nghiệp;

- Phân biệt được công dụng và chức năng của các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế công nghiệp (solidwork, rihno,...);

- Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế;

- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm công nghiệp cơ bản;

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp;

- Giải quyết được các vấn đề cơ bản về thiết kế sản phẩm, tạo mẫu sản phẩm, ...;

- Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ;

- Tạo hình được mẫu thật và mô hình hóa sản phẩm;

- Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm thiết kế;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm;

- Khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

- Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm;

- Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ phục vụ, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Cần cù chịu khó, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong xử lý các tình huống công việc;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thiết kế sản phẩm công nghiệp;

- Tạo mẫu sản phẩm;

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế công nghiệp trình độ trun cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

7.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SƠN MÀI VÀ KHẢM TRAI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật sơn mài và khảm trai trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng mà người học không chỉ được học cách để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật bằng việc sử dụng các chất liệu chủ yếu từ tự nhiên, sơ chế tùy theo mục đích sử dụng để gắn, trang trí lên nền vóc, nền gỗ và sự hỗ hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy và thiết bị chuyên dùng của nghề mà còn được học cách để thiết kế ra các mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai đáp ứng nhu cầu của thị trường, của xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Người hành nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 90 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ; các vật liệu khác dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Mô tả cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của dụng cụ, thiết bị, máy chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Phân tích được đặc tính của các loại sơn dùng trong nghề Sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được qui trình kỹ thuật pha chế sơn;

- Trình bày được các yêu cầu khi lựa chọn nguyên liệu dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được qui trình kỹ thuật làm vóc;

- Phân tích được bố cục tổng thể mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được qui trình thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài;

- Trình bày được qui trình vẽ, trang trí hoàn thiện sản phẩm sơn mài;

- Trình bày được qui trình khảm theo mẫu;

- Trình bày được qui trình xen lọng theo mẫu;

- Trình bày được quy trình hoàn thiện sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được quy trình thiết kế mẫu sản phẩm khảm trai;

- Phân tích và giải thích được các nguyên nhân sai hỏng trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện tốt các nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Phân biệt và lựa chọn được một số loại gỗ thường dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Áp dụng các nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản để vẽ, thiết kế các sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất để tổ chức sản xuất;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công và các loại máy, thiết bị chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Mài, sửa chữa được dụng cụ thủ công dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy và thiết bị dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Lựa chọn được các nguyên vật liệu phù hợp dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Làm được vóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Phân biệt và lựa chọn được các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Pha chế được các loại sơn và tinh chế được các nguyên liệu cần thiết để gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính để thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài;

- Phân biệt được các họa tiết hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống, kiến trúc, người thông thường và nâng cao;

- Xác định được hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết cần trang trí trên các sản phẩm sơn mài và khảm trai dựa trên mẫu có sẵn;

- Khảm được các sản phẩm khảm trai đơn giản và nâng cao theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Xen lọng được các họa tiết cơ bản và nâng cao theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Hoàn thiện sản phẩm khảm trai đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật;

- Thiết kế được mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai theo yêu cầu của khách hàng;

- Xử lý, khắc phục được các sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài, khảm trai;

- Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất;

- Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Pha chế sơn;

- Làm vóc;

- Vẽ, trang trí và hoàn thiện sản phẩm sơn mài;

- Thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài;

- Khảm theo mẫu;

- Xen lọng theo mẫu;

- Trang sức sản phẩm khảm trai;

- Thiết kế mẫu sản phẩm khảm trai.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B. TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật sơn mài và khảm trai trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng mà người học được học cách để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật bằng việc sử dụng các chất liệu chủ yếu từ tự nhiên, sơ chế tùy theo mục đích sử dụng để gắn, trang trí lên nền vóc, nền gỗ và sự hỗ hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy và thiết bị chuyên dùng của nghề, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Người hành nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1590 giờ (tương đương 60 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ; các vật liệu khác dùng trong nghề kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Mô tả cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của dụng cụ, thiết bị, máy chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Phân tích được đặc tính của các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được qui trình kỹ thuật pha chế sơn;

- Trình bày được các yêu cầu khi lựa chọn nguyên liệu dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được qui trình kỹ thuật làm vóc;

- Phân tích được bố cục tổng thể mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được qui trình vẽ, trang trí hoàn thiện sản phẩm sơn mài;

- Trình bày được qui trình khảm theo mẫu;

- Trình bày được qui trình xen lọng theo mẫu;

- Trình bày được quy trình hoàn thiện sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Phân tích và giải thích được các nguyên nhân sai hỏng trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện tốt các nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Phân biệt và lựa chọn được một số loại gỗ thường dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài khảm trai;

- Vận dụng được kiến thức về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất để tổ chức sản xuất;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công và các loại máy, thiết bị chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Mài, sửa chữa được dụng cụ thủ công dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy và thiết bị dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Lựa chọn được các nguyên vật liệu phù hợp dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Làm được vóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Phân biệt và lựa chọn được các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai;

- Pha chế được các loại sơn và tinh chế được các nguyên liệu cần thiết để gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Phân biệt được các họa tiết hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống, thông thường và nâng cao;

- Xác định được hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết cần trang trí trên các sản phẩm sơn mài và khảm trai dựa trên mẫu có sẵn;

- Khảm được các sản phẩm khảm trai đơn giản theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Xen lọng được các họa tiết cơ bản theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Hoàn thiện sản phẩm khảm trai đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật;

- Xử lý, khắc phục được các sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài, khảm trai;

- Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sơn mài và khảm trai;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi giới hạn của vị trí việc làm;

- Chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao;

- Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện công việc đã định sẵn;

- Chủ động đánh giá kết quả thực hiện của cá nhân và một phần công việc của nhóm theo sự phân công;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Pha chế sơn;

- Làm vóc;

- Vẽ, trang trí và hoàn thiện sản phẩm sơn mài;

- Khảm theo mẫu;

- Xen lọng theo mẫu;

- Trang sức sản phẩm khảm trai.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

8.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BÁO CHÍ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Báo chí trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề báo chí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học ngành Báo chí được trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí, kiến thức thực tế và trải nghiệm thực tiễn lao động báo chí. Bên cạnh đó, người học được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực báo chí truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao.

Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông và quảng cáo hay bộ phận truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động ngành báo chí sẽ tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 71 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được vị trí, vai trò của báo chí, đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí, hiệu ứng xã hội và tác động của sản phẩm báo chí đối với công chúng;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan - đơn vị có hoạt động truyền thông; mô tả được các mối quan hệ công việc thông thường trong lĩnh vực báo chí truyền thông;

- Phân tích được quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông: lên kế hoạch đề tài, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác;

- Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động báo chí truyền thông và giải thích công dụng của chúng;

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại bộ phận hoạt động báo chí truyền thông; xác định các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý phát hành… trong hoạt động báo chí truyền thông.

- Trình bày được nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông để nhận diện các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện thành thạo công việc trong ê-kip sản xuất ở vị trí được phân công theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông;

- Lên được thời gian biểu cho các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

- Phân loại được những vấn đề thông thường hay những tình huống phát sinh trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, giải quyết được tình huống, vấn đề một cách hiệu quả;

- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;

- Áp dụng được các loại mẫu biểu, báo cáo, thông cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của ngành báo chí truyền thông vào công việc;

- Thu thập được những kiến thức mới, cập nhật trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, báo chí truyền thông; thực hành công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động báo chí - truyền thông;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Phân loại khách hàng, đối tác và lựa chọn được cách thức tương tác phù hợp để đạt hiệu quả công việc;

- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, với ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;

- Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông;

- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra;

- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí truyền thông;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;

- Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí:

- Phóng viên

- Phóng viên ban bạn đọc

- Biên tập viên

- Sửa mo-rát

- Truyền thông

- Biên tập truyền thông

- Tổ chức sản xuất

- Trợ lý sản xuất

- Copywriter (viết cho truyền thông)

- Phát thanh viên

- Quay phim

- Kỹ thuật biên tập video

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề báo chí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Báo chí trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo người học có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề báo chí đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học ngành Báo chí được trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí, kiến thức thực tế và trải nghiệm thực tiễn lao động báo chí. Bên cạnh đó, người học được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực báo chí truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao.

Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động ngành báo chí sẽ tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được vị trí, vai trò của báo chí, đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí, hiệu ứng xã hội và tác động của sản phẩm báo chí đối với công chúng;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan – đơn vị có hoạt động truyền thông; mô tả các mối quan hệ công việc thông thường trong lĩnh vực báo chí truyền thông;

- Phân tích được quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông: lên kế hoạch đề tài, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác;

- Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động báo chí truyền thông và giải thích công dụng của chúng;

- Trình bày được nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông để nhận diện các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện được công việc trong ê-kip sản xuất ở vị trí được phân công theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông;

- Lên được thời gian biểu cho các công việc hàng ngày và quản lý được thời gian làm việc;

- Phân loại được những vấn đề thông thường trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông và giải quyết được vấn đề;

- Áp dụng được các loại mẫu biểu thông dụng của ngành báo chí truyền thông vào công việc;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, với ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;

- Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông;

- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra;

- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí truyền thông;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;

- Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí:

- Phóng viên

- Phóng viên ban bạn đọc

- Sửa mo-rát

- Truyền thông

- Biên tập truyền thông

- Trợ lý sản xuất

- Phát thanh viên

- Quay phim

- Kỹ thuật biên tập video

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề báo chí, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

9.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: THƯ VIỆN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về nghề

Thư viện trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện việc thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu, cung cấp thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác, giải trí của người sử dụng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam..

Người làm nghề Thư viện thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng vốn tài liệu; Xử lý tài liệu; Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; Tổ chức bộ máy tra cứu; Tổ chức và bảo quản tài liệu; Tổ chức dịch vụ thư viện; Truyền thông của thư viện trong các thư viện công lập, thư viện ngoài công lập.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 75 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Phân tích được phương pháp xây dựng chính sách, kế hoạch bổ sung vốn tài liệu; nhu cầu bổ sung vốn tài liệu của thư viện; quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu;

- Giải thích được quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ xử lí kĩ thuật, hình thức và nội dung tài liệu (định chủ đề, định từ khóa tài liệu; tóm tắt, chú giải tài liệu; hiệu đính biểu ghi và chỉnh lí mục lục);

- Phân tích được quy trình, phương pháp biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện truyền thống và điện tử;

- Phân tích được phương pháp, nội dung xây dựng công cụ tra cứu mục lục truyền thống và hiện đại; tổ chức kho tài liệu tra cứu; bảo trì các công cụ tra cứu; quản lí hệ thống tra cứu và tìm tin;

- Phân tích được hình thức, phương pháp tổ chức tài liệu trong thư viện;

- Giải thích được các biện pháp, quy trình bảo quản tài liệu trong thư viện; tu bổ phục chế tài liệu; phương pháp, nội dung xây dựng kế hoạch bảo quản tài liệu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về phương pháp về xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Xây dựng được chính sách, kế hoạch bổ sung tài liệu; Lập được danh mục tài liệu bổ sung; Thực hiện được quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu;

- Thực hiện được việc xử lí hình thức và nội dung tài liệu (định chủ đề, định từ khóa tài liệu; tóm tắt, chú giải tài liệu; hiệu đính biểu ghi và chỉnh lí mục lục) theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện;

- Biên soạn được ấn phẩm thông tin thư viện đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, phù hợp với nhu cầu tiếp cận tài liệu của người dùng tin;

- Xây dựng được các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại; các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các công cụ tra cứu; bảo trì được các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại; quản lí được hệ thống tra cứu và tìm tin;

- Tổ chức được kho tài liệu; thực hiện được các hình thức bảo quản tài liệu theo quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu; xây dựng được kế hoạch bảo quản tài liệu;

- Xây dựng và phát triển được các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; thực hiện được các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản; đạt bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; khai thác, ứng dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; trung thực, có tính kỉ luật cao; sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thư viện; quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Xây dựng vốn tài liệu;

- Xử lí tài liệu;

- Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện;

- Tổ chức tra cứu và tìm tin;

- Tổ chức và bảo quản tài liệu;

- Tổ chức dịch vụ thư viện;

- Truyền thông của thư viện.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thư viện trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về nghề

Thư viện trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện việc thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu, cung cấp thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác, giải trí của người sử dụng , đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Thư viện thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng vốn tài liệu; Xử lý tài liệu; Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; Tổ chức bộ máy tra cứu; Tổ chức và bảo quản tài liệu; Tổ chức dịch vụ thư viện; Truyền thông của thư viện trong các thư viện công lập, thư viện ngoài công lập.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu; nhu cầu bổ sung vốn tài liệu của thư viện; quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu;

- Trình bày được quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ xử lí kĩ thuật hình thức tài liệu, phân loại tài liệu;

- Mô tả được quy trình, phương pháp biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện truyền thống và điện tử;

- Trình bày được phương pháp, nội dung xây dựng công cụ tra cứu mục lục truyền thống và hiện đại; tổ chức kho tài liệu tra cứu; bảo trì các công cụ tra cứu;

- Mô tả được hình thức, phương pháp tổ chức tài liệu trong thư viện;

- Trình bày được các biện pháp, quy trình bảo quản tài liệu trong thư viện; tu bổ phục chế tài liệu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về phương pháp về xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Xây dựng được kế hoạch bổ sung tài liệu; Lập được danh mục tài liệu bổ sung; Thực hiện được quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu;

- Xử lí được hình thức tài liệu; thực hiện được việc phân loại tài liệu theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện;

- Biên soạn được ấn phẩm thông tin thư viện đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, phù hợp với nhu cầu tiếp cận tài liệu của người dùng tin;

- Xây dựng được các công cụ tra cứu truyền thống; các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các công cụ tra cứu; bảo trì được các công cụ tra cứu truyền thống;

- Tổ chức được kho tài liệu; thực hiện được các hình thức bảo quản tài liệu theo quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu;

- Xây dựng và phát triển được các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; thực hiện được các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản; đạt bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; khai thác, ứng dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; trung thực, có tính kỉ luật cao; sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thư viện; quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Xây dựng vốn tài liệu;

- Xử lí tài liệu;

- Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện;

- Tổ chức tra cứu và tìm tin;

- Tổ chức và bảo quản tài liệu;

- Tổ chức dịch vụ thư viện;

- Truyền thông của thư viện;

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành/nghề Thư viện trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH ngày 23/12/2019 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.058

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.56.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!