BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
162/2017/TT-BQP
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 7 năm 2017
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 151/2016/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2016
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU VỀ CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH CỦA LUẬT QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách
đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu, phục
viên, hy sinh, từ trần; quy đổi thời gian công tác; chế độ bảo hiểm y tế đối với
thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính
sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân và viên chức quốc phòng (sau đây viết tắt là Nghị định số 151/2016/NĐ-CP); trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức
quốc phòng đang công tác trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc
phòng.
2. Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
và viên chức quốc phòng đang công tác trong Bộ Quốc phòng.
3. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc
phòng.
Điều 3. Tiền lương và thời gian
công tác để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương để tính hưởng chế độ
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một
lần quy định tại khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 5 Nghị định số
151/2016/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Thông tư này được tính
bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước
khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu;
b) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một
lần quy định tại khoản 2 Điều 4; khoản 1, 2 Điều 6; khoản 2 Điều
7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7 và Điều 9 Thông tư này là
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu, phục viên, thôi
việc hoặc hy sinh, từ trần;
c) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một
lần hướng dẫn tại điểm a, b khoản này bao gồm: Tiền lương theo loại, nhóm, bậc
đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; nhóm, ngạch, bậc đối với
viên chức quốc phòng và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên
vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp
một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4; khoản
2 Điều 5; khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và điểm
b khoản 3 Điều 5; khoản 1 Điều 6; khoản
1 Điều 7 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời
gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và
viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương
từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong Quân
đội, trừ thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị có đóng bảo hiểm xã hội
nhưng đã hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
b) Thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ
trợ cấp một lần quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
và Điều 8 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân
đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh
sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng) trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu,
hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù;
c) Thời gian công tác hướng dẫn tại điểm a, b khoản
này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc)
thì được cộng dồn.
3. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng
thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Thông tư này nếu có tháng lẻ
thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng
được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01
năm.
Chương II
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Điều 4. Điều kiện nghỉ hưu và
chế độ, chính sách khi nghỉ hưu
1. Quân nhân chuyên nghiệp có quyết
định thôi phục vụ tại ngũ, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương
như đối với quân nhân;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân
nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều
17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và có đủ
20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
c) Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở
lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên quy định tại Thông tư số 213/2016/TT-BQP
ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định chức danh chiến đấu viên
trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân mà Quân đội không thể tiếp tục
bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.
2. Công nhân và viên chức quốc
phòng có quyết định thôi phục vụ trong Quân đội, được nghỉ hưu khi thuộc một
trong các trường hợp sau:
a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản
1 Điều 54, khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Điều
6 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm là công nhân quốc
phòng;
c) Trường hợp chưa đủ điều kiện theo hướng dẫn tại điểm
a, b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà Quân đội không còn nhu cầu bố
trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi
và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức
quốc phòng khi nghỉ hưu, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều 5. Điều kiện và chế độ trợ
cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
2 Thông tư này, được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi
khi thuộc diện dôi dư biên chế ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội có quyết
định giải thể, sáp nhập, rút gọn, hạ cấp độ tổ chức, chuyển đổi mô hình hoạt động
dẫn đến giảm số lượng mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng hoặc không bố
trí được vị trí công tác mới.
Các trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một
lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi nêu trên phải được xem xét, đề nghị từ cấp ủy cơ
sở đến cấp ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương và được Thường vụ Quân ủy Trung ương,
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt
2. Hạn tuổi để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần
khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu trước hạn
tuổi cao nhất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17, Điều
31 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, cụ thể
như sau:
a) Đối với quân nhân chuyên nghiệp
- Cấp úy:
|
Nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
|
- Thiếu tá, Trung tá:
|
Nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
|
- Thượng tá:
|
Nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
|
b) Đối với công nhân và viên chức quốc phòng
Nam 60 tuổi; nữ 55 tuổi.
c) Tuổi để xác định quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu trước hạn tuổi so với tuổi cao nhất theo
cấp bậc quân hàm hướng dẫn tại điểm a hoặc so với hạn tuổi phục vụ cao nhất của
công nhân và viên chức quốc phòng tại điểm b khoản này ít nhất là một năm (đủ
12 tháng), được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hưởng lương hưu hằng tháng.
Trường hợp hồ sơ không xác định được ngày, tháng
sinh mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 và năm sinh của đối
tượng để làm căn cứ tính tuổi nghỉ hưu.
Ví dụ 1: Đồng chí Đại úy quân nhân chuyên
nghiệp Nguyễn Thị K, sinh tháng 9 năm 1968, nhập ngũ tháng 9 năm 1986, theo quy
định hiện hành thì đến ngày 01 tháng 10 năm 2020 (đủ 52 tuổi) đồng chí K hết hạn
tuổi phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm, nhưng do đơn vị sáp nhập, Quân đội
không còn nhu cầu bố trí sử dụng, được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu
trước tuổi và được hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018
(đủ 50 tuổi). Do vậy, đồng chí K được hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn
tuổi cao nhất của cấp bậc quân hàm Đại úy (vì đồng chí K nghỉ hưu trước hạn tuổi
cao nhất theo cấp bậc quân hàm là 02 năm = 24 tháng).
d) Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất
tương ứng đối với quân nhân chuyên nghiệp hướng dẫn tại điểm a khoản này là cấp
bậc quân hàm tại thời điểm có quyết định về việc nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) của
cấp có thẩm quyền.
Ví dụ 2: Đồng chí Đại úy quân nhân chuyên
nghiệp Nguyễn Văn A, sinh tháng 9 năm 1967, nhập ngũ tháng 02 năm 1986, do đơn
vị giải thể, Quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng, được cấp có thẩm quyền
quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) từ ngày 01 tháng 10 năm 2016, cấp bậc
quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; có quyết định hưởng lương hưu hằng
tháng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017 (đủ 50 tuổi); trong thời gian nghỉ chuẩn
bị hưu, đồng chí A được xét nâng lương và phiên quân hàm Thiếu tá quân nhân
chuyên nghiệp. Theo quy định, đồng chí A thuộc đối tượng nghỉ hưu trước hạn tuổi
theo cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp. Cụ thể là:
52 tuổi - 50 tuổi =
2 năm.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc
phòng đủ điều kiện nghỉ hưu trước hạn tuổi hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này
thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài chế độ bảo hiểm
xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng hiện
hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần, như sau:
a) Trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi
năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi, được tính theo công thức sau:
Tiền trợ cấp tính
cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định
|
=
|
Số năm được trợ cấp
(tính theo thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định)
|
x 03 tháng x
|
Tiền lương tháng
bình quân
|
b) Trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm
đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, mỗi năm trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình
quân, được tính theo công thức sau:
Tiền trợ cấp cho số
năm công tác
|
=
|
{5 tháng + [(tổng
số năm công tác - 20 năm) x 1/2 tháng]}
|
x
|
Tiền lương tháng
bình quân
|
Ví dụ 3: Trường hợp đồng chí Đại úy quân
nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn A (nêu tại ví dụ 2) có tổng thời gian công tác
đóng bảo hiểm xã hội (từ tháng 02 năm 1986 đến hết tháng 9 năm 2017) là 31 năm
08 tháng. Giá sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 05 năm cuối
trước khi nghỉ hưu của đồng chí A là 9.500.000 đồng/tháng.
Khi nghỉ hưu, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy
định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng chí A còn được hưởng chế
độ trợ cấp 1 lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi theo cấp bậc quân hàm, như sau:
- Trợ cấp một lần cho số năm nghỉ hưu trước tuổi
02 năm x 03 tháng x 9.500.000 đồng = 57.000.000 đồng.
- Trợ cấp một lần cho thời gian công tác
{5 tháng +[(31 năm 8 tháng - 20 năm) x 1/2 tháng]}
x 9.500.000 đồng.
= (5 tháng + 6 tháng) x 9.500.000 đồng =
104.500.000 đồng.
Tổng số tiền trợ cấp một lần đồng chí Nguyễn Văn A
được nhận là:
57.000.000 đồng + 104.500.000 đồng = 161.500.000 đồng.
4. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức
quốc phòng thuộc một trong các trường hợp sau đây, không được hưởng chế độ trợ
cấp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này:
a) Không đủ điều kiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản
2 Điều này;
b) Còn đủ điều kiện phục vụ Quân đội mà Quân đội
còn nhu cầu bố trí, sử dụng nhưng xin nghỉ hưu trước tuổi;
c) Bị kỷ luật hình thức giáng chức, cách chức, hạ bậc
lương, giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân
chuyên nghiệp; hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với công nhân và viên chức quốc
phòng;
d) Đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá
thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 6. Chế độ, chính sách đối
với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ,
không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành
được thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sách theo
quy định tại Điều 4 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP. Trong đó,
chế độ trợ cấp phục viên một lần được thực hiện như sau:
Tiền trợ cấp phục
viên một lần
|
=
|
Tổng số năm công
tác
|
x
|
01 tháng tiền
lương liền kề trước khi phục viên
|
Ví dụ 4: Đồng chí Nguyễn Văn H, Trung úy
quân nhân chuyên nghiệp, có thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 08
tháng (được tính thâm niên nghề là 12%); phục viên từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2017, đồng chí H có hệ số lương 4,40, mức lương cơ sở
là 1.210.000 đồng/tháng; tiền lương tháng 4 năm 2017 của đồng chí H được hưởng
là:
1.210.000 đồng x 4,40 x 1,12 = 5.962.880 đồng.
Khi đồng chí H phục viên được hưởng chế độ trợ cấp
phục viên một lần theo quy định, như sau:
- Thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 08
tháng, được tính tròn là 13 năm.
- Số tiền trợ cấp phục viên một lần là: 5.962.880 đồng
x 13 năm x 01 tháng = 77.517.440 đồng.
2. Trường hợp, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian
trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành
nghề có tính chất đặc thù thì khi phục viên được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối
với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị
định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đã nhận bảo hiểm xã hội
một lần khi phục viên, trong thời gian không quá một năm (12 tháng) kể từ ngày quyết
định phục viên có hiệu lực, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm
xã hội trước đó, được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều
17 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm
2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP
ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân
nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với
quân nhân.
Điều 7. Chế độ, chính sách đối
với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong
Quân đội hy sinh, từ trần
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức
quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội nếu hy sinh, từ trần thì thân nhân hướng
dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này (gồm: Vợ hoặc chồng; bố
đẻ, mẹ đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp; con đẻ, con nuôi hợp pháp) được hưởng chế
độ, chính sách theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 6 Nghị
định số 151/2016/NĐ-CP. Trong đó, chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian
công tác trước khi hy sinh, từ trần được tính như sau:
Trợ cấp một lần - Tổng thời gian công tốc x 01
tháng tiền lương liền kề trước khi hy sinh, từ trần
2. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và
viên chức quốc phòng trước khi hy sinh, từ trần có thời gian trực tiếp chiến đấu,
phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc
thù thì thân nhân hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được hưởng chế độ trợ cấp một
lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều
7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này.
Ví dụ 5: Đồng chí Bùi Văn C, Trung úy quân
nhân chuyên nghiệp (hệ số lương 4,45); hy sinh ngày 05 tháng 5 năm 2017, được
xác nhận là liệt sĩ. Đồng chí C có thời gian công tác trong Quân đội 10 năm 04
tháng (thâm niên nghề 10%); trong đó, có 5 năm là thợ sửa chữa ra đa (thuộc
danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại VI), được
quy đổi mức 01 năm bằng 01 năm 04 tháng). Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng
4 năm 2017 (mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng) của đồng chí C được hưởng
là:
- Lương quân hàm (hệ số 4,45): 1.210.000 đồng x
4,45 - 5.384.500 đồng.
- Phụ cấp thâm niên nghề (10%): 5.384.500 đồng x
10% = 538.450 đồng.
Tổng tiền lương tháng của đồng chí C là:
5.384.500 đồng + 538.450 đồng = 5.922.950 đồng.
Ngoài chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và
chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng theo quy định của pháp luật, thân nhân đồng
chí C còn được hưởng trợ cấp một lần như sau:
- Trợ cấp một lần cho thời gian công tác:
Thời gian công tác trong Quân đội 10 năm 4 tháng,
được làm tròn để tính hưởng trợ cấp một lần là 10,5 năm.
Trợ cấp một lần thân nhân đồng chí C được hưởng là:
5.922.950 đồng x 10,5 năm x 01 tháng = 62.190.975 đồng.
- Trợ cấp 1 lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi:
Thời gian tăng thêm do quy đổi để tính hưởng trợ cấp
của đồng chí C là 01 năm 8 tháng, được làm tròn để tính hưởng chế độ trợ cấp một
lần là 02 năm.
Trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi
thân nhân đồng chí C được hưởng là:
5.922.950 đồng x 02 năm x 01 tháng = 11.845.900 đồng.
- Tổng số tiền trợ cấp một lần thân nhân đồng chí C
được nhận là:
62.190.975 đồng + 11.845.900 đồng = 74.036.875 đồng.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức
quốc phòng từ trần do tự sát, tự tử; từ trần do vi phạm kỷ luật của Quân đội,
pháp luật của Nhà nước bị xử phạt hình thức tước danh hiệu quân nhân hoặc buộc
thôi việc thì thân nhân quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc
phòng không được hưởng chế độ trợ cấp một lần hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều
này.
Điều 8. Điều kiện, mức quy đổi
và cách tính quy đổi thời gian công tác
1. Điều kiện quy đổi, mức quy đổi thời gian công
tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân và viên chức quốc phòng khi thôi phục vụ Quân đội hoặc trong thời gian phục
vụ Quân đội hy sinh, từ trần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định
số 151/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Thời gian công tác trong Quân đội được quy đổi
theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 06 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng
chiến chống Pháp từ ngày 22 tháng 12 năm 1944 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; ở
chiến trường miền Nam, Lào từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm
1975; ở chiến trường Campuchia từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 31 tháng 8
năm 1989; trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc từ ngày 05 tháng 8 năm 1964 đến
ngày 27 tháng 01 năm 1973 (trừ trường hợp đi học tập, chữa bệnh và công tác ở
nước ngoài);
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới
Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1978; ở biên giới phía Bắc từ
tháng 02 năm 1979 đến tháng 12 năm 1988. Địa bàn biên giới trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc được tính quy đổi là huyện biên giới, bao gồm cả các huyện đảo biên
giới, khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1;
- Làm nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ đặc biệt, tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sĩ ở Lào, Campuchia qua các thời kỳ (trừ trường hợp được cử
đi học, đi theo chế độ ngoại giao hoặc đi làm kinh tế);
- Thời gian trực tiếp tham gia hoạt động gìn giữ
hòa bình của Liên hợp quốc theo quy định tại Nghị định số 162/2016/NĐ-CP ngày
14 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với
cá nhân và công tác bảo đảm đối với tổ chức của Việt Nam tham gia hoạt động gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
b) Thời gian công tác trong Quân đội được quy đổi
theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 04 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
- Công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100%
quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày
05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt
và các văn bản quy định hiện hành;
- Làm nghề, công việc được xếp loại lao động đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, loại VI) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1996 của Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây viết
tắt là Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ); Quyết
định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội (sau đây viết tắt
là Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH) và Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm trong Quân đội (sau đây viết tắt là Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH).
c) Thời gian công tác trong Quân đội được quy đổi
theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 02 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
- Công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số
0,7 trở lên quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ
Tài chính, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
- Làm nghề, công việc được xếp loại lao động nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số
03/2006/QĐ-LĐTBXH, Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH.
2. Cách tính quy đổi
a) Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu
có đủ 2 hoặc 3 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng mức
quy đổi cao nhất; thời gian công tác được quy đổi nếu đứt quãng thì được cộng dồn
để tính hưởng trợ cấp;
b) Thời gian công tác ở địa bàn trước đây chưa được
quy định mà nay quy định mức phụ cấp đặc biệt 100% hoặc phụ cấp khu vực có hệ số
0,7 trở lên thì thời gian công tác ở địa bàn đó được quy đổi thời gian để tính
hưởng chế độ trợ cấp một lần;
Thời gian công tác ở địa bàn trước đây được quy định
mức phụ cấp đặc biệt 100% hoặc phụ cấp khu vực có hệ số 0,7 trở lên mà sau đó
quy định mức phụ cấp đặc biệt dưới 100% hoặc phụ cấp khu vực dưới hệ số 0,7 thì
thời gian công tác trước đó ở địa bàn nói trên đến ngày quy định mới có hiệu lực
thi hành, được tính là thời gian công tác được quy đổi để tính hưởng trợ cấp;
c) Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc trước
đây chưa được xếp loại theo quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số
03/2006/QĐ-LĐTBXH, Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH,
nhưng sau đó nghề hoặc công việc đó được xếp loại IV trở lên theo các văn bản
nêu trên, thì thời gian làm nghề hoặc công việc này được tính loại IV trở lên từ
khi bắt đầu làm nghề hoặc công việc đó để quy đổi tính hưởng trợ cấp;
Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà trước
đây được xếp loại thấp hơn, sau đó nghề hoặc công việc đó được xếp loại cao hơn
thì được tính thời gian theo loại cao hơn kể từ khi bắt đầu vào làm nghề hoặc
công việc đó để quy đổi tính hưởng trợ cấp;
Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà trước
đây được xếp loại cao hơn, sau đó nghề hoặc công việc đó xếp loại thấp hơn thì
được tính thời gian làm nghề hoặc công việc theo loại cao hơn đã xếp từ khi làm
nghề hoặc công việc đó đến trước ngày liền kề quyết định mới có hiệu lực, sau
đó tính theo loại mới thấp hơn đã được quy định tại quyết định mới để quy đổi
thời gian tính hưởng trợ cấp.
Điều 9. Chế độ trợ cấp một lần
do quy đổi thời gian
Thời gian tăng thêm do quy đổi theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này được tính hưởng chế độ trợ cấp một
lần với mức cứ 01 năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền
lương của tháng liền kề trước khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc hy sinh, từ
trần.
Ví dụ 6: Đồng chí Đỗ Văn B, Trung úy quân
nhân chuyên nghiệp (hệ số lương 4,45), có thời gian công tác trong Quân đội là
11 năm 03 tháng (được tính thâm niên nghề 11%); trong đó, có 03 năm (từ tháng 7
năm 2013 đến tháng 6 năm 2016) công tác tại Quần đảo Trường Sa, nơi có phụ cấp
khu vực 1,0 và phụ cấp đặc biệt mức 100% (thuộc địa bàn được quy đổi mức 01 năm
bằng 01 năm 04 tháng; thời gian tăng thêm do quy đổi để tính hưởng trợ cấp là
01 năm). Tháng 6 năm 2017 đồng chí B phục viên. Tiền lương tháng 5 năm 2017 (mức
lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng) của đồng chí B là:
- Lương quân hàm (hệ số 4,45): 1.210.000 đồng x
4,45 = 5.384.500 đồng.
- Phụ cấp thâm niên nghề (11%): 5.384.500 đồng x
11% = 592.295 đồng.
Tổng tiền lương tháng của đồng chí B là:
5.384.500 đồng + 592.295 đồng = 5.976.795 đồng.
Khi phục viên, đồng chí Đỗ Văn B được hưởng chế độ
trợ cấp một lần do có thời gian được tính quy đổi là:
5.976.795 đồng x 01 năm x 01 tháng = 5.976.795 đồng.
Điều 10. Chế độ bảo hiểm y tế
đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng
Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng
đang công tác trong Bộ Quốc phòng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông
tư này (gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc của chồng; người nuôi
dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con
nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên
nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật) được hưởng chế độ bảo hiểm y tế,
như sau:
1. Mức đóng, trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo
hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế; cấp thẻ bảo hiểm y tế; phương thức thanh
toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và trách nhiệm thực hiện bảo hiểm
y tế thực hiện tương tự như đối với thân nhân sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 14 tháng 4 năm
2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học
sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm
công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ
yếu.
2. Trường hợp thân nhân của công nhân và viên chức
quốc phòng đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì
chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng có mức hưởng bảo hiểm y tế
cao nhất
Chương III
KINH PHÍ BẢO ĐẢM; HỒ SƠ,
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 11. Kinh phí bảo đảm
1. Kinh phí thực hiện các chế độ hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5, khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7 và Điều 9 Thông tư này, do
ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách quốc phòng hàng
năm giao cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với
thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều
10 Thông tư này thực hiện như sau:
a) Đối với đơn vị dự toán (hưởng lương từ ngân sách),
được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước giao;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hạch
toán không hưởng lương ngân sách và doanh nghiệp được thực hiện hạch toán theo
quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 9 Nghị định số
151/2016/NĐ-CP.
Điều 12. Hồ sơ và thẩm quyền
giải quyết chế độ
1. Hồ sơ giải quyết chế độ đối với quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội; hy sinh,
từ trần thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và
viên chức quốc phòng được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi
cao nhất; trợ cấp phục viên một lần; trợ cấp tạo việc làm; trợ cấp một lần khi
hy sinh, từ trần; trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại
Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Thông tư này
thì ngoài hồ sơ quy định nêu trên còn có Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp từ nguồn
ngân sách nhà nước (mẫu Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp kèm theo). Phiếu thanh
toán chế độ trợ cấp của mỗi đối tượng được lập thành 04 bản, cấp cho: Cơ quan
nhân sự (Cơ quan Cán bộ hoặc Cơ quan Quân lực): 01 bản; Cơ quan Chính sách: 01
bản; Cơ quan Tài chính: 01 bản; đối tượng: 01 bản.
2. Thẩm quyền ra quyết định hưởng chế độ, thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 70/2016/TT-BQP ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục thôi phục vụ tại ngũ, thôi việc
đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng,
người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ
Quốc phòng quản lý; Thông tư số 170/2016/TT-BQP
ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm
quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc
quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền
quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Điều 13. Trách nhiệm của các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
1. Các cơ quan Bộ Quốc phòng
a) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ
Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong các cơ quan,
đơn vị theo đúng quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
và Thông tư này;
- Chủ trì, phối hợp giải quyết những vướng mắc,
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
b) Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, Cục Quân lực/Bộ Tổng
Tham mưu
- Chủ trì chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực
hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Thông tư này đối với quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc phạm vi quản lý, bảo
đảm chặt chẽ, đúng quy định;
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổng hợp, báo
cáo Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị thẩm định, trình Thường vụ Quân ủy
Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối tượng được hưởng chế độ nghỉ
hưu trước hạn tuổi và thông báo để các đơn vị thực hiện; kịp thời giải quyết những
vướng mắc, phát sinh.
c) Cục Tài chính Bộ Quốc phòng
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong
Bộ Quốc phòng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán và thanh quyết toán
kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân và viên chức quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Thông tư này;
- Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra và giải quyết những vướng
mắc, phát sinh trong tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách,
d) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ
chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân công nhân và viên chức quốc
phòng quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
và Thông tư này; phối hợp giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ
chức thực hiện.
2. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Quốc phòng
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt chế độ, chính sách
theo quy định tại Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
và Thông tư này đến quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
thuộc quyền quản lý;
b) Chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các chế độ,
chính sách, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định; phối hợp giải quyết các vướng mắc,
phát sinh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25
Tháng 8 năm 2017.
2. Các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư này
được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
3. Các văn bản viện dẫn trong Thông tư này khi được
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì nội dung viện dẫn cũng được
điều chỉnh thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này.
2. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm TCCT;
- Các Thứ trưởng BQP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, LĐTB&XH;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Cục: Cán bộ, Quân lực, Quân y, Tài chính, Chính sách (03);
- Bảo hiểm xã hội/BQP;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản/BTP;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT/BQP, Cổng TTĐT Ngành C.sách QĐ;
- Lưu: VT, NCTH. Q99.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Chiêm
|
MẪU
PHIẾU THANH TOÁN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
(Kèm theo Thông tư số 162/2017/TT-BQP ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Bộ Quốc
phòng)
BỘ QUỐC PHÒNG
BỘ TƯ LỆNH………………….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………../QĐ-TC
|
……………, ngày …..
tháng …. năm ……….
|
PHIẾU THANH TOÁN
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
Theo quy định tại Nghị
định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11
năm 2016 của Chính phủ
Họ và tên: ..................................................................
Sinh ngày ……./……… / ………….
Cấp bậc: ………………………………Chức vụ:
..................................................................
Đơn vị: ...............................................................................................................................
Được: ……………………….(1) Theo Quyết định số
.........................................................
Của: .............................................................................................................................. (2)
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 5 năm cuối
là: .............................................
Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước
thời điểm thôi phục vụ Quân đội: ...........
.............................................................................................................................................
Các chế độ được hưởng:
- Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi: ............................................................................................
- Trợ cấp phục viên một lần:
...............................................................................................
- Trợ cấp tạo việc làm: ........................................................................................................
- Trợ cấp thôi việc:
..............................................................................................................
- Trợ cấp một lần khi hy sinh, từ trần:
.................................................................................
- Trợ cấp một lần thời gian tăng thêm do quy đổi:
..............................................................
Cộng:
..................................................................................................................................
Bằng chữ:
...........................................................................................................................
CƠ QUAN CÁN BỘ
(QUÂN LỰC)
|
CƠ QUAN CHÍNH
SÁCH
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
|
CƠ QUAN TÀI CHÍNH
|
|
NGƯỜI NHẬN TIỀN
|
Ghi chú:
(1) Các chế độ trợ cấp được hưởng khi thôi phục
vụ trong Quân đội; khi hy sinh, từ trần.
(2) Quyết định của cấp có thẩm quyền.