Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16/2022/TT-BLĐTBXH Chương trình đào tạo nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề

Số hiệu: 16/2022/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 10 năm 2022.

2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

VỀ NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Trang bị cho người học kiến thức pháp lý về hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và kiến thức liên quan khác để thực hiện việc đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi tham gia khóa đào tạo, người học có khả năng:

- Hiểu được những căn cứ pháp lý và những đặc điểm chính của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tiếp cận chuẩn quốc tế về đánh giá và công nhận kỹ năng nghề trong khu vực ASEAN và quốc tế để giải thích, tư vấn cho doanh nghiệp và người lao động tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu và vận dụng được nguyên tắc, yêu cầu, phương pháp, công cụ và quy trình đánh giá theo năng lực hành nghề để áp dụng phù hợp lĩnh vực ngành nghề;

- Vận dụng có hệ thống cách thức tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động: cách phân công công việc; tiêu chuẩn thực hiện công việc; cách tổ chức thực hiện đánh giá bài kiểm tra kiến thức và thực hành; nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra thực hành nhằm đảm bảo tính chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

B. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

1. Đối tượng tham gia khóa đào tạo để xem xét cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề là các đối tượng phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Đối tượng tham gia khóa đào tạo để tham gia các hoạt động nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia do Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề giới thiệu là cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp hoặc nghệ nhân và các cá nhân khác có liên quan.

C. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian: 50 giờ chuẩn (Lý thuyết: 18,5 giờ; thực hành, thảo luận: 26,5 giờ; kiểm tra: 5 giờ).

2. Đơn vị thời gian của giờ học: một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành là 60 phút. Một ngày học không quá 08 giờ.

D. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình tập trung đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gồm:

1. Nghiệp vụ chuẩn bị thực hiện một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy mô, đối tượng và các yêu cầu liên quan;

2. Nghiệp vụ thực hiện đánh giá và chấm điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

3. Nghiệp vụ về giám sát và xử lý các tình huống phát sinh, các hành vi vi phạm (nếu có) trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

TT

Nội dung

Thời gian (giờ)

Tổng số

Trong đó

LT

TH/ Thảo luận

I

Phần 1: Chuyên đề 1. Tổng quan về hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế về đánh giá và công nhận kỹ năng nghề

5

3,5

1,5

II

Phần 2

1

Chuyên đề 2. Công tác chuẩn bị của tổ chức đánh giá trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

5

2

3

2

Chuyên đề 3. Công tác chuẩn bị của đánh giá viên trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

5

2

3

III

Phần 3

1

Chuyên đề 4. Thực hiện đánh giá kiến thức trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

10

3

7

2

Chuyên đề 5. Thực hiện đánh giá kỹ năng thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

15

5

10

IV

Phần 4: Chuyên đề 6. Giám sát việc thực hiện tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và xử lý các tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá

5

3

2

V

Phần 5: Kiểm tra cuối khóa

5

TỔNG CỘNG

50

18,5

26,5

E. NỘI DUNG CHI TIẾT

PHẦN 1. (CHUYÊN ĐỀ 1) TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA VÀ TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KỸ NĂNG NGHỀ

Thời gian thực hiện: 5 giờ chuẩn (Lý thuyết: 3,5 giờ; thực hành, bài tập, thảo luận: 1,5 giờ; thi/ kiểm tra: 0 giờ)

Các nội dung trong chương trình đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi đào tạo trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, tùy thuộc nhu cầu, có thể linh hoạt phương pháp đào tạo trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

I. MỤC TIÊU

Học xong phần này, người học có khả năng:

- Hiểu được các cơ sở pháp lý để hình thành hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu được lịch sử hình thành hệ thống và các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được triển khai trong thời gian vừa qua và hướng phát triển trong những năm tới;

- Mô tả khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và các bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu được cấu trúc, nội dung của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu được các điều kiện để một tổ chức được cấp giấy chứng nhận đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu và tự rà soát, đánh giá được các điều kiện để một người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu được bối cảnh tác động, khó khăn, thách thức trong việc triển khai thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề trong ASEAN;

- Hiểu được cơ cấu và sự khác nhau của các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề trong ASEAN;

- Hiểu được khung tham chiếu trình độ ASEAN và khung trình độ quốc gia; phân biệt mô tả bậc trong khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia trong mối quan hệ với khung trình độ quốc gia và khung tham chiếu trình độ ASEAN.

II. NỘI DUNG

1. Lịch sử hình thành hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở Việt Nam

2. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Vai trò của việc phát triển kỹ năng nghề và chuẩn hóa lực lượng lao động

4. Các khái niệm liên quan đến việc tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

4.1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

4.2. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia

4.3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

4.4. Người tham dự

4.5. Kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

4.6. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

4.7. Đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia

4.8. Ban giám khảo

4.9. Các khái niệm cốt lõi

4.10. Đảm bảo chất lượng của đánh giá

4.11. Quản lý về mặt kỹ thuật của đánh giá

4.12. Quản lý quy trình thực hiện đánh giá

4.13. Khóa đào tạo về nghiệp vụ về đánh giá

5. Sơ đồ hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

6. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia

7. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

7.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

7.2. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

7.3. Quy trình xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

8. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

8.1. Điều kiện để một tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

8.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

8.3. Tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận

8.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

9. Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia

9.1. Điều kiện cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia

9.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mới và cấp lại thẻ đánh giá viên

9.3. Hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên

10. Xu hướng hội nhập về nhân lực

11. Dịch chuyển lao động và thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chuẩn kỹ năng (MRA)

11.1. Lợi ích của MRA

11.2. Các loại MRA

12. Khung tham chiếu trình độ ASEAN

12.1. Bối cảnh ra đời

12.2. Mục đích của khung tham chiếu trình độ ASEAN

12.3. Mối quan hệ khung trình độ quốc gia với khung tham chiếu trình độ ASEAN

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 1

1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ

2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, máy chiếu, màn chiếu

3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Bảng, bút, giấy; tài liệu, các văn bản mẫu.

4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

5. Nguồn lực khác

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 1

1. Nội dung

- Đánh giá sự hiểu biết của người học về hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam và chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và trong khu vực.

- Đánh giá sự vận dụng của người học về các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Phương pháp và thang điểm đánh giá

- Đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận

- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt.

V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 1

1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập

- Đối với giảng viên: Sử dụng phương pháp trao đổi, thảo luận, lấy học viên làm trung tâm.

- Đối với học viên: Học tập chủ động, tích cực, phát huy tinh thần làm việc nhóm

2. Những trọng tâm cần lưu ý.

- Hiểu rõ các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Thực hiện đúng quy trình và tuân theo các biểu mẫu quy định.

PHẦN 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KỲ ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Thời gian thực hiện: 10 giờ chuẩn (Lý thuyết: 4 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 6 giờ; thi/ kiểm tra: 0 giờ).

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được mục đích, nguyên tắc và nội dung đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu được phương thức thực hiện việc đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu và đánh giá được quy trình cần thiết để chuẩn bị cho kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Áp dụng được các kiến thức và kỹ năng để lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

II. NỘI DUNG

CHUYÊN ĐỀ 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Thời gian: 5 giờ chuẩn

* Mục tiêu

- Hiểu được quy trình thực hiện kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các công việc cần chuẩn bị của một tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Áp dụng được các thủ tục và công tác lên kế hoạch tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá;

- Hiểu được trách nhiệm, vai trò của các cơ quan quản lý trong công tác chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu và vận dụng được điều kiện và công việc cần chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá;

- Hiểu được mục đích, nguyên tắc của kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu và áp dụng được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan vào quá trình đánh giá;

- Hiểu được các điều kiện cần thiết để tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với các bậc trình độ.

* Nội dung:

1. Mục đích đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

2. Nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

3. Điều kiện, đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

3.1. Điều kiện tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

3.2. Đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

4. Công tác chuẩn bị của tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

4.1. Lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

4.2. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề trong năm

4.3. Thực hiện và kiểm tra các điều kiện trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

4.3.1. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

4.4. Thực hiện việc chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

4.4.1. Chọn địa điểm tổ chức

4.4.2. Điều kiện vị trí thao tác

CHUYÊN ĐỀ 3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA ĐÁNH GIÁ VIÊN TRƯỚC KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Thời gian: 5 giờ chuẩn

* Mục tiêu:

- Hiểu và vận dụng được trình tự các công việc của đánh giá viên cần chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu và vận dụng được các nội dung cần kiểm tra của đánh giá viên về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Hiểu được trách nhiệm của đánh giá viên; hình thức và phương pháp đánh giá.

* Nội dung:

1. Các công việc cần chuẩn bị cho kỳ đánh giá

2. Công tác chuẩn bị của đánh giá viên

2.1. Chuẩn bị và kiểm tra điều kiện tổ chức đánh giá bài kiểm tra kiến thức

2.2. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên vật liệu

2.3. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ gia công

2.4. Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị

2.5. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ đo

3. Kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

4. Trách nhiệm của đánh giá viên

5. Các hình thức và phương pháp đánh giá

5.1. Các hình thức đánh giá

5.2. Các phương pháp đánh giá

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 2

1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ

2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu

- Các văn bản mẫu;

- Sơ đồ khu vực thi, sơ đồ phân bố khu vực tổ chức kỳ đánh giá;

- Bút dạ nhiều màu, phấn, bảng, giấy A0.

4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

5. Nguồn lực khác: Các văn bản quy phạm pháp luật.

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 2

1. Nội dung:

- Đánh giá sự hiểu biết của người học về quy trình đăng ký chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá;

- Đánh giá sự vận dụng của người học về quy trình và nội dung chuẩn bị về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ phù hợp với từng nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Phương pháp: Đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận

V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 2

1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập

- Đối với giảng viên: thuyết trình, giảng giải, phát vấn, tổ chức thảo luận nhóm

- Đối với người học: nghe hiểu, tìm hiểu tài liệu, thảo luận nhóm.

2. Những trọng tâm cần lưu ý:

- Hiểu rõ các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Thực hiện đúng quy trình và tuân theo các biểu mẫu quy định.

PHẦN 3. THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Thời gian thực hiện: 25 giờ chuẩn (Lý thuyết: 08 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 17 giờ)

I. MỤC TIÊU

Học xong phần này người học có khả năng:

- Đánh giá việc lựa chọn địa điểm, chuẩn bị điều kiện và bố trí vị trí thao tác để đánh giá các bài kiểm tra trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Đánh giá việc bố trí, kiểm tra tiếp đón người tham dự thực hiện bài kiểm tra thực hành và dụng cụ đo kiểm được sử dụng trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Tổ chức, hướng dẫn người tham dự và quản lý, ứng phó trong khi người tham dự thao tác thực hiện bài kiểm tra thực hành.;

- Tiếp nhận, bảo quản, quản lý sản phẩm và chấm điểm, xử lý sau khi chấm điểm bài kiểm tra thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Nắm vững nguyên tắc chấm điểm, phân bổ theo các hạng mục và cách xử lý khi chấm điểm đối với các hạng mục trong chấm điểm bài kiểm tra;

- Áp dụng nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra phù hợp với lĩnh vực ngành nghề.

II. NỘI DUNG

CHUYÊN ĐỀ 4. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC TRONG KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Thời gian: 10 giờ chuẩn

* Mục tiêu:

Sau khi học xong chuyên đề này, người học có khả năng:

- Hiểu được quy trình đón tiếp người tham dự kiểm tra;

- Hiểu được nhiệm vụ của đánh giá viên trong quá trình thực hiện bài kiểm tra kiến thức;

- Hiểu được quy trình thực hiện bài kiểm tra kiến thức;

- Nắm vững nguyên tắc chấm điểm, phân bổ theo các hạng mục và cách xử lý khi chấm điểm đối với các hạng mục trong chấm điểm bài kiểm tra kiến thức;

- Áp dụng nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra kiến thức phù hợp với lĩnh vực ngành nghề của mình.

* Nội dung

1. Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1.1 Một số chú ý trước khi thực hiện bài kiểm tra kiến thức

1.2 Công tác tổ chức thực hiện bài kiểm tra kiến thức

2. Thực hiện chấm điểm bài kiểm tra kiến thức

2.1. Chấm điểm bài kiểm tra kiến thức

2.1.1. Thực hiện chấm điểm bài kiểm tra kiến thức trên máy tính

2.1.2. Thực hiện chấm điểm bài kiểm tra kiến thức trên giấy

2.2. Xử lý kết quả sau khi chấm điểm bài kiểm tra kiến thức

CHUYÊN ĐỀ 5. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH TRONG KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Thời gian: 15 giờ chuẩn

* Mục tiêu:

Sau khi học xong chuyên đề này, người học có khả năng:

- Hiểu được quy trình đón tiếp người tham gia thực hiện bài kiểm tra thực hành;

- Hiểu được nhiệm vụ của đánh giá viên trong quá trình thực hiện bài kiểm tra thực hành;

- Hiểu được quy trình thực hiện bài kiểm tra thực hành;

- Nắm vững nguyên tắc chấm điểm, phân bổ theo các hạng mục và cách xử lý khi chấm điểm đối với các hạng mục trong chấm điểm bài kiểm tra thực hành;

- Nắm vững phương pháp chấm điểm trừ đối với bài kiểm tra thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

- Áp dụng nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra thực hành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề.

* Nội dung

1. Đánh giá kỹ năng thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1.1 Một số chú ý trước khi thực hiện bài kiểm tra thực hành

1.2 Công tác tổ chức thực hiện bài kiểm tra thực hành

2. Chấm điểm bài kiểm tra thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

2.1. Quy trình chấm điểm bài kiểm tra thực hành

2.2. Tiêu chuẩn về công việc đánh giá chấm điểm

2.3 Công tác chấm bài kiểm tra thực hành

2.4. Cách thức phân bố điểm và tiêu chuẩn đạt yêu cầu đối với bài kiểm tra thực hành

2.5. Hạng mục chấm điểm và phân bổ điểm trong bài kiểm tra

2.6. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm sản phẩm

2.6.1. Nguyên tắc chấm điểm

2.6.2. Cách xử lý khi chấm điểm sản phẩm

2.7. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về thao tác (trình tự, động tác thực hiện)

2.7.1. Nguyên tắc chấm điểm

2.7.2. Cách xử lý điểm

2.8. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về sai sót trong chỉ số kỹ thuật (các điều kiện)

2.8.1. Nguyên tắc chấm điểm

2.8.2. Cách xử lý điểm

2.9. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về thái độ trong khi tác nghiệp

2.9.1. Nguyên tắc chấm điểm

2.9.2. Cách xử lý điểm

2.10. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về thời gian tác nghiệp

2.10.1. Nguyên tắc chấm điểm

2.10.2. Cách xử lý điểm

2.11. Phần điểm đặc biệt

2.12. Phương pháp chấm điểm

2.12.1. Các phương pháp chấm điểm

2.12.2. Phương pháp chấm điểm trừ

2.13. Tiêu chuẩn chấm điểm bài kiểm tra thực hành

2.13.1. Phân bổ điểm theo từng hạng mục

2.13.2. Định dạng các hạng mục chấm điểm bài kiểm tra thực hành

2.13.3. Những lưu ý về tiêu chuẩn chấm điểm

3. Xử lý kết quả sau khi chấm điểm bài kiểm tra thực hành

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 3

1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy vi tính;

- Máy chiếu, màn chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:

- Mẫu biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng và mẫu biên bản thu, nộp bài kiểm tra;

- Bút viết bảng (phấn), bảng viết.

4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

5. Nguồn lực khác

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 3

1. Nội dung

- Đánh giá sự hiểu biết của người học về nhiệm vụ của đánh giá viên trong quá trình theo dõi việc thực hiện bài kiểm tra của người tham dự; các hành vi vi phạm quy chế đánh giá của ban giám khảo và của người tham dự.

- Đánh giá sự vận dụng của người học về xử lý biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng và biên bản thu, nộp bài kiểm tra; xử lý được các tình huống vi phạm quy chế đánh giá của người tham dự.

2. Phương pháp và thang điểm đánh giá

- Kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm để đánh giá phần kiến thức.

- Kiểm tra thông qua việc xử lý các tình huống xử lý biên bản để đánh giá phần kỹ năng.

- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt.

V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 3

1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập

- Đối với giảng viên: thuyết trình, đưa ra các tình huống và đặt câu hỏi.

- Đối với người học: lắng nghe, phân tích tình huống và trả lời.

2. Những trọng tâm cần chú ý

- Xử lý những tình huống thường xảy ra trong quá trình thực hiện bài kiểm tra thực hành;

- Xử lý những nguyên tắc cần phải tuân thủ của người tham dự;

- Xử lý những yêu cầu nghiệp vụ riêng của nghề/nhóm nghề đánh giá;

- Xử lý biên bản bàn giao nộp tài liệu, vật dụng và biên bản thu, nộp bài kiểm tra;

- Xử lý các tình huống vi phạm quy chế đánh giá của người tham dự.

PHẦN 4. (CHUYÊN ĐỀ 6) GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIÁ VÀ XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH TRONG KỲ ĐÁNH GIÁ

Thời gian thực hiện: 5 giờ chuẩn (Lý thuyết: 3 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 2 giờ; kiểm tra: 0 giờ)

I. MỤC TIÊU

Học xong phần này người học có khả năng:

- Nắm vững quy trình giám sát các hoạt động của các thành viên ban giám khảo và người tham dự;

- Nắm vững các hình thức xử lý khi các thành viên ban giám khảo và người tham dự vi phạm;

- Xác định rõ các hành vi vi phạm quy chế đánh giá của đánh giá viên và của người tham dự bài kiểm tra;

- Xử lý được các vi phạm của người tham dự bài kiểm tra và các tình huống phát sinh khác trong kỳ đánh giá;

- Giải quyết được những thắc mắc, khiếu nại liên quan đến kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Biết cách lập biên bản khi xử lý vi phạm của các thành viên ban giám khảo và người tham dự.

II. NỘI DUNG

1. Giám sát hoạt động của các thành viên ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và xử lý khi vi phạm

1.1. Giám sát các hoạt động của thành viên Ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

1.2. Xử lý vi phạm của các thành viên Ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

2. Giám sát hoạt động của người tham dự và xử lý khi vi phạm của người tham dự trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

3. Các tình huống phát sinh trong khâu chuẩn bị

4. Các tình huống phát sinh khi thực hiện bài kiểm tra kiến thức

5. Các tình huống phát sinh khi thực hiện bài kiểm tra thực hành

6. Các tình huống phát sinh khi chấm thi và xử lý kết quả

7. Xử lý tố cáo, khiếu nại trong kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 4

1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy vi tính

- Máy chiếu, màn chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:

- Mẫu biên bản giám sát, các mẫu biểu sử dụng trong kỳ đánh giá, bút viết bảng (phấn), bảng viết;

- Mẫu biên bản xử lý vi phạm, các mẫu biểu sử dụng trong kỳ đánh giá;

- Bút viết bảng (phấn), bảng viết.

4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

5. Nguồn lực khác

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 4

1. Nội dung

- Đánh giá sự hiểu biết của người học về các quy định về nhiệm vụ của các thành viên Ban giám khảo, người tham dự và các thành viên có liên quan trong kỳ đánh giá; các quy định về các hành vi vi phạm cần xử lý trong kỳ đánh giá.

- Đánh giá sự vận dụng của người học về kỹ năng xử lý, giải quyết các hành vi vi phạm trong kỳ đánh giá; kỹ năng tổng hợp và xử lý các hành vi vi phạm, các tình huống phát sinh xảy ra trong kỳ đánh giá.

- Đánh giá sự hiểu biết của người học về các tình huống phát sinh có thể xảy ra trong kỳ đánh giá; nguyên tắc và phương pháp xử lý các tình huống phát sinh; các quy định về xử lý khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong kỳ đánh giá

- Đánh giá sự vận dụng của người học về kỹ năng nhận định, phát hiện các tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá; kỹ năng tổng hợp và xử lý các tình huống phát sinh theo đúng quy định.

2. Phương pháp và thang điểm đánh giá

- Kiểm tra dưới hình thức quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp qua thiết bị quan sát, phỏng vấn/chất vấn để đánh giá phần kiến thức.

- Đánh giá khả năng quan sát, thu thập dữ liệu, tổng hợp, nhận định và xử lý hành vi vi phạm, các tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá.

- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt.

V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 4

1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập

- Đối với giảng viên: thuyết trình, đưa ra các tình huống và đặt câu hỏi.

- Đối với người học: lắng nghe, phân tích tình huống và trả lời.

2. Những trọng tâm cần chú ý

- Xử lý biên bản bài giao nộp tài liệu, vật dụng và biên bản thu, nộp bài kiểm tra;

- Xử lý các tình huống vi phạm quy chế đánh giá của người tham dự.

PHẦN 5. KIỂM TRA CUỐI KHÓA

1. Nội dung: đánh giá các nội dung theo chương trình đào tạo.

2. Phương pháp và thang điểm đánh giá

- Đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận

- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt. Bài kiểm tra được đánh giá là Đạt khi có kết quả trả lời đúng từ 60% trở lên và không có hành vi vi phạm.

G. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổ chức thực hiện

Căn cứ Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền xây dựng tài liệu đào tạo và xây dựng kế hoạch triển khai các khóa đào tạo để cấp thẻ đánh giá viên theo quy định tại Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Các nội dung trong chương trình đào tạo được thiết kế, xây dựng để tổ chức thực hiện bằng hình thức trực tiếp nhằm đạt được các kỹ năng, năng lực bảo đảm chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tùy thuộc điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính khả thi đáp ứng mục tiêu đào tạo, có thể linh hoạt tổ chức đào tạo bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến hoặc trực tuyến theo từng nội dung, từng phần của chương trình đào tạo

2. Điều kiện thực hiện quản lý và dạy học theo hình thức trực tiếp

Điều kiện phục vụ quản lý và tổ chức dạy học theo hình thức trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu quy định tại các chuyên đề của Chương trình.

3. Điều kiện thực hiện quản lý và dạy học theo hình thức trực tuyến

Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:

a) Bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp; bảo đảm cho giảng viên và học viên truy cập, thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định tại các chuyên đề của Chương trình.

b) Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến.

c) Cơ sở đào tạo có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giảng viên.

MINISTRY OF LABOR – WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 16/2022/TT-BLDTBXH

Hanoi, September 6, 2022

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE TRAINING PROGRAM FOR THE PROFESSION OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILL ASSESSMENT

Pursuant to the Law on Employment dated November 16, 2013;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, duties, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015 of the Government of Vietnam elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Employment regarding assessment and issuance of certificates of national occupational skills;

Pursuant to Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam on amendments to Decrees related to requirements for investment and business and administrative procedures subject to the state management scope of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam;

At the request of the General Director of the Directorate of Vocational Education;

The Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs hereby promulgates the Circular on the promulgation of the Training Program for the profession of national occupational skill assessment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Entry into force

1. This Circular comes into force as of October 21, 2022.

2. If documents cited in this Circular are amended, comply with their new editions.

Article 3. Implementation responsibilities

Ministries, ministerial agencies, governmental agencies, People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities, the Director of the Directorate of Vocational Education, organizations that assess and issue certificates of national occupational skills, and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Tan Dung

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



FOR THE PROFESSION OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILL ASSESSMENT
(Promulgated together with Circular No. 16/2022/TT-BLDTBXH dated September 6, 2022 of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam)

A. TRAINING OBJECTIVES

1. General objectives

To equip learners with legal knowledge about the national occupational skill assessment system, the profession of national occupational skill assessment, and other relevant knowledge to conduct the assessment and recognition of the national occupational skill assessment qualification of workers according to the standard of national occupational skills.

2. Specific objectives

After participating in the training course, learners will be able to:

- Understand legal bases and main features of the system of assessment and issuance of certificates of national occupational skills; access international standards of assessment and recognition of occupational skills in ASEAN and international areas to provide explanations and counseling for enterprises and workers participating in the period of national occupational skill assessment;

- Understand and utilize principles, requirements, methods, tools, and assessment processes according to their practicing qualifications for appropriate application to their fields of work;

- Utilize the system of methods of organizing the assessment and issuing certificates of national occupational skills to workers: measures to assign tasks; standards of work implementation; measures to conduct the assessment of knowledge exams and practical exams; principles and methods of marking practical exams to ensure accuracy, independence, objectivity, fairness, and transparency in organizing the assessment and issuance of certificates of national occupational skills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Persons participating in the training course for the consideration for the issuance of national occupational skill assessor cards according to each level of occupational qualification are persons satisfying regulations prescribed in Clause 1 Article 11 of Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015 of the Government of Vietnam elaborating on a number of Articles of the Law on Employment regarding assessment and issuance of certificates of national occupational skills.

2. Persons participating in the training course for the participation in professional activities of national occupational skill assessment recommended by the occupational skill assessment organization are teachers in training facilities, vocational education facilities or specialists, technical officers in enterprises or artisans, and other relevant individuals.

C. TRAINING TIME AND TIME UNIT IN THE PROGRAM

1. Time: 50 standard hours (theory: 18,5 hours, practice and discussion: 26,5 hours, and exam: 5 hours).

2. The time unit of learning hours: one hour of theory class is 45 minutes one hour of practical class is 60 minutes. A school day does not exceed 8 hours.

D. CONTENTS OF THE TRAINING PROGRAM

The program will focus on training in the profession of national occupational skill assessment, including:

1. Professional preparation for the implementation of a period of national occupational skill assessment according to the scale, subjects, and relevant requirements;

2. Professional implementation of the assessment and marking of knowledge exams and practical exams in the period of national occupational skill assessment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TT

Content

Time (Hour)

Total

Type

Theory class

Practical class/discussion session

I

Part 1: Topic 1. Overview of the system of assessment and issuance of certificates of national occupational skills and access to international standards of assessment and recognition of occupational skills

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,5

1,5

II

Part 2

 

 

 

1

Topic 2. Preparation work of assessment organizations before the period of national occupational skill assessment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

3

2

Topic 3. Preparation work of assessors before the period of national occupational skill assessment

5

2

3

III

Part 3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

1

Topic 4. Implementation of knowledge assessment in the period of national occupational skill assessment

10

3

7

2

Topic 5. Implementation of practical skill assessment in the period of national occupational skill assessment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

10

IV

Part 4: Topic 6. Supervision of the organization of the assessment and issuance of certificates of national occupational skills and handling of arising situations in the assessment period

5

3

2

V

Part 5: Final exam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

TOTAL

50

18,5

26,5

E. DETAILS

PART 1. (TOPIC 1) OVERVIEW OF THE SYSTEM OF ASSESSMENT AND INSSUANCE OF CERTIFICATES OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS AND ACCESS TO INTERNATIONAL STANDARDS OF ASSESSMENT AND RECOGNITION OF OCCUPATIONAL SKILLS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Contents in the training program will be most effective when provided via direct training. However, in the case of force majeure, based on the requirement, direct training and online training can be flexibly combined.

I. OBJECTIVES

After learning this part, learners will be able to:

- Understand legal bases to form a system of assessment and issuance of certificates of national occupational skills;

- Understand the history of the establishment of the system and activities of assessment and issuance of certificates of national occupational skills that have been implemented in pastime and the development direction in the coming years;

- Describe the national occupational skill qualification framework and national occupational skill levels;

- Understand the structure and contents of standards of national occupational skills, principles, development processes, and promulgation of standards of national occupational skills;

- Understand the conditions for an organization to obtain a certificate of national occupational skill assessment;

- Understand and self-review or self-assess the conditions for a person to obtain a national occupational skill assessor card;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Understand the structure and differences of mutual recognition arrangements on occupational skills in ASEAN;

- Understand the ASEAN qualification reference framework and the national qualification framework; distinguish the level description in the national occupational skill qualification framework in the relation between the two mentioned frameworks.

II. CONTENT

1. The establishment history of the system of assessment and issuance of national occupational skills in Vietnam

2. Current legislative documents on activities of assessment and issuance of certificates of national occupational skills.

3. Roles of the development of occupational skills and standardization of the workforce

4. Terms related to the organization of assessment and issuance of national occupational skills

4.1. Certificates of national occupational skills

4.2. The national occupational skill qualification framework

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.4. Participants

4.5. Periods of national occupational skill assessment

4.6. Occupational skill assessment organizations

4.7. National occupational skill assessors

4.8. Judges

4.9. Core terms

4.10. The assessment quality assurance

4.11. The technical management of assessment

4.12. The management of the assessment process

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The diagram of the system of assessment and issuance of national occupational skills

6. The national occupational skill qualification framework

7. Standards of national occupational skills

7.1. Principles of the development of standards of national occupational skills

7.2. The structure of standards of national occupational skills

7.3. Process of for developing, appraising, and disclosing standards of national occupational skills

8. Occupational skill assessment organizations

8.1. The conditions for an organization to obtain a certificate of activities of assessment and issuance of certificates of national occupational skills

8.2. Documents, orders, and procedures for issuing, amending, or re-issuing of certificates

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8.4. Rights and obligations of occupational skill assessment organizations

9. National occupational skill assessor cards

9.1. The conditions for issuance of national occupational skill assessor cards

9.2. Documents, orders, and procedures for issuing, amending, or re-issuing of national occupational skill assessor cards

9.3. Cancellation and revocation of national occupational skill assessor cards

10. Personnel integration trends

11. Worker transfer and mutual recognition arrangements of skill standards (MRA)

11.1. Benefits of MRA

11.2. Types of MRA

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.1. Establishment background

12.2. Purposes of the ASEAN qualification reference framework

12.3. The relation between the national qualification framework and the ASEAN qualification reference framework

III. CONDITIONS FOR THE IMPLEMENTATION OF PART 1

1. Professional classrooms: Standard classrooms with the assurance of lighting, temperature, and safety of fire and explosion prevention and control

2. Equipment and machinery: Computers, printers, projectors, and screens

3. Learning materials, tools, and materials: Boards, pens, papers, documents, and sample documents.

4. Lecturers: specialists, officials, and researchers with practical qualifications or experience in policies and regulations in Vietnam or abroad regarding activities of assessment of occupational skills or specialists with expertise, experience, and reputation according to the field of training in the profession of national occupational skill assessment.

5. Other resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Content

- Assessment of learners’ understanding of the system of assessment and issuance of certificates of national occupational skills of Vietnam and standards of national and regional occupational skills.

- Assessment of learners’ application of legal documents related to the system of assessment of certificates of national occupational skills.

2. Assessment methods and assessment point scale

- Assessment via exams of multiple choices, essays, or the combination of both

- Qualification assessment according to two levels: Passed and Failed.

V. GUIDELINES ON THE IMPLEMENTATION OF PART 1

1. Guidelines on methods of teaching and learning

- For lecturers: Use methods of communication, discussion, and learner-centered methods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Key points of attention.

- Clearly understand Decrees, Circulars, and relevant legislative documents.

- Comply with processes and prescribed forms.

PART 2. PREPARATION WORK BE FORE THE PERIOD OF ASSESSMENT AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS

Implementation time: 10 standard hours (theory: 4 hours, practice and discussion: 6 hours, and exam: 0 hours).

I. OBJECTIVES

- To understand the purposes, principles, and contents of the assessment and issuance of certificates of national occupational skills in periods of assessment of national occupational skills;

- To understand methods of assessing and issuing certificates of national occupational skills;

- To understand and be able to assess the necessary process of preparation for the period of assessment and issuance of certificates of national occupational skills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. CONTENT

TOPIC 2. PREPARATION WORK OF ASSESSMENT ORGANIZATIONS BEFORE THE PERIOD OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILL ASSESSMENT

Time: 5 standard hours

* Objective

- To understand the implementation process of the period of assessment of national occupational skills and work to be prepared of a national occupational skill assessment organization;

- To apply procedures and preparation work of the organization of the period of assessment of national occupational skills of the assessment organization;

- To understand the responsibility and role of management agencies in the preparation work for the period of assessment of national occupational skills;

- To understand and be able to utilize requirements and work to be prepared for the period of assessment of national occupational skills of the assessment organization;

- To understand purposes and principles of the period of assessment and issuance of certificates of national occupational skills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- To understand the necessary conditions for participation in the period of assessment of national occupational skills regarding qualification levels.

* Content:

1. The purpose of assessing and issuing certificates of national occupational skills

2. Principles and contents of the assessment of national occupational skills

3. Conditions and registration for participation in the assessment of national occupational skills

3.1. Conditions for participation in the assessment of national occupational skills

3.2. Registration for participation in the assessment of national occupational skills

4. Preparation work of the organization that assess and issue certificates of national occupational skills

4.1. Preparation of organization plans for periods of assessment of national occupational skills

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.3. Implementation and inspection of conditions before the period of assessment of national occupational skills

4.3.1. Regarding occupational skill assessment organizations

4.4. Implementation of the preparation for the period of assessment of national occupational skills

4.4.1. Selection of organization locations

4.4.2. Conditions for operation positions

TOPIC 3. PREPARATION WORK OF ASSESSORS BEFORE THE PERIOD OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILL ASSESSMENT

Time: 5 standard hours

* Objective

- To understand and be able to utilize orders of assessment work of assessors to be prepared for the period of assessment of national occupational skills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- To understand the responsibility of assessors; forms and methods of assessment.

* Content:

1. Work to be prepared for the assessment period

2. Work to be prepared of assessors

2.1. Preparation and inspection of conditions for the organization of the assessment of knowledge exams

2.2. Preparation and inspection of materials

2.3. Preparation and inspection of processing tools

2.4. Preparation and inspection of equipment

2.5. Preparation and inspection of measurement tools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Responsibilities of assessors

5. Forms and methods of assessment

5.1. Forms of assessment

5.2. Methods of assessment

III. CONDITIONS FOR THE IMPLEMENTATION OF PART 2

1. Professional classrooms: Standard classrooms with the assurance of lighting, temperature, and safety of fire and explosion prevention and control

2. Equipment and machinery: Computers, projectors, and screens.

3. Learning materials, tools, and materials

- Sample documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Multiple-colored markers, sticks of chalk, boards, and A0 papers.

4. Lecturers: specialists, officials, and researchers with practical qualifications or experience in policies and regulations in Vietnam or abroad regarding activities of assessment of occupational skills or specialists with expertise, experience, and reputation according to the field of training in the profession of national occupational skill assessment.

5. Other resources: Legislative documents.

IV. CONTENTS AND ASSESSMENT METHODS PART 2

1. Content:

- Assessment of learners’ understanding of the registration and preparation process for the period of assessment of national occupational skills of the assessment organization;

- Assessment of learners’ utilization of the preparation process and content on physical facilities, materials, equipment, and tools appropriate to each job and national occupational skill qualification level.

2. Methods: Assessment via exams of multiple choices, essays, or the combination of both

V. GUIDELINES ON THE IMPLEMENTATION OF PART 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- For lecturers: provide presentations and lectures, apply the Socratic Method, and organize group discussions

- For learners: listen, understand, study materials, and conduct group discussions.

2. Key points of attention.

- Clearly understand Decrees, Circulars, and relevant legislative documents.

- Comply with processes and prescribed forms.

PART 3. IMPLEMENTATION OF THE ASSESSMENT OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS

Implementation time: 25 standard hours (theory: 8 hours, practice, discussion, and homework: 17 hours)

I. OBJECTIVES

After learning this part, learners will be able to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Assess the arrangement and inspect the reception of participants of practical exams and measurement tools used in periods of assessment of national occupational skills;

- Organize and provide guidelines for participants and carry out the management and response while participants are taking practical exams;

- Receive, preserve, and manage products and conduct marking and handling of practical exams after the marking process in periods of assessment of national occupational skills;

- Grasp the marking principles and allocation according to categories and handling methods after marking regarding categories in exam marking;

- Apply principles and methods of exam marking appropriate to their fields of work.

II. CONTENT

TOPIC 4. IMPLEMENTATION OF THE ASSESSMENT OF KNOWLEDGE EXAMS IN THE PERIOD OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILL ASSESSMENT

Time: 10 standard hours

* Objective

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Understand the process of the reception of exam participants;

- Understand tasks of assessors during process of taking knowledge exams;

- Understand the process of taking knowledge exams;

- Grasp the marking principles and allocation according to categories and handling methods after marking regarding categories in knowledge exam marking;

- Apply principles and methods of knowledge exam marking appropriate to their fields of work.

* Content:

1. Knowledge assessment in periods of assessment of national occupational skills

1.1 Notable contents before taking knowledge exams

1.2 The organization of knowledge exams

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1. Marking of knowledge exams

2.1.1. Implementation of the marking of knowledge exams on computers

2.1.2. Implementation of the marking of knowledge exams on papers

2.2. Result handling after the marking of knowledge exams

TOPIC 5. IMPLEMENTATION OF PRACTICAL SKILL ASSESSMENT IN THE PERIOD OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILL ASSESSMENT

Time: 15 standard hours

* Objective

After learning this topic, learners will be able to:

- Understand the process of the reception of practical exam participants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Understand the process of taking practical exams;

- Grasp the marking principles and allocation according to categories and handling methods after marking regarding categories in practical exam marking;

- Grasp the minus-point marking method regarding practical exams in periods of assessment of national occupational skills;

- Apply principles and methods of practical exam marking appropriate to their fields of work.

* Content:

1. Assessment of practical skills in the period of assessment of national occupational skills

1.1 Notable contents before taking practical exams

1.2 The organization of knowledge exams

2. The marking of practical exams in the period of assessment of national occupational skills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2. Standards of the assessment and marking work

2.3 The marking of practical exams

2.4. Methods of point allocation and satisfactory standards of practical exams

2.5. Categories of marking and allocation of points in exams

2.6. Marking principles and handling methods when marking products

2.6.1. Marking principles

2.6.2. Handling methods when marking products

2.7. Marking principles and handling methods when marking the operation (order and execution)

2.7.1. Marking principles

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.8. Marking principles and handling methods when conducting the marking of errors in technical indicators (conditions)

2.8.1. Marking principles

2.8.2. Handling of points

2.9. Marking principles and handling methods when conducting attitude marking during operation

2.9.1. Marking principles

2.9.2. Handling of points

2.10. Marking principles and handling methods when conducting the marking of working time

2.10.1. Marking principles

2.10.2. Handling of points

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.12. Marking methods

2.12.1. Methods of marking

2.12.2. Minus-point marking methods

2.13. Standards of the marking of practical exams

2.13.1. Point allocation according to each category

2.13.2. Format of categories of the marking of practical exams

2.13.3. Notable contents of marking standards

3. Result handling after the marking of practical exams

III. CONDITIONS FOR THE IMPLEMENTATION OF PART 3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Equipment and machinery;

- Computers;

- Projectors and screens.

3. Learning materials, tools, and materials:

- Sample minutes of handover and submission of documents and items and sample minutes of collection and submission of exams;

- Marker pens (chalk sticks) and boards.

4. Lecturers: specialists, officials, and researchers with practical qualifications or experience in policies and regulations in Vietnam or abroad regarding activities of assessment of occupational skills or specialists with expertise, experience, and reputation according to the field of training in the profession of national occupational skill assessment.

5. Other resources

IV. CONTENTS AND ASSESSMENT METHODS PART 3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Assessment of learners’ understanding of tasks of assessors during the process of monitoring the participants’ exam performance; acts of violations of regulations on assessment of judges and participants.

- Assessment of learners’ utilization regarding the handling of minutes of handover and submission of documents and items and minutes of collection and submission of exams; abilities to handle situations of violations of regulations on assessment of participants.

2. Assessment methods and assessment point scale

- Examination in the form of multiple-choice exams for knowledge assessment.

- Examination via the handling of situations of handling of minutes for skill assessment.

- Qualification assessment according to two levels: Passed and Failed.

V. GUIDELINES ON THE IMPLEMENTATION OF PART 3

1. Guidelines on methods of teaching and learning

- For lecturers: provide presentations, situations, and questions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Key points of attention

- Handling of common situations during the process of taking practical exams;

- Handling of principles to be complied with by participants;

- Handling of professional requirements, particularly for assessment profession or group of assessment profession;

- Handling of minutes of handover and submission of documents and items and minutes of collection and submission of exams;

- Handling of situations of regulation violations of participants.

PART 4. TOPIC 6. SUPERVISION OF THE ORGANIZATION OF THE ASSESSMENT AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS AND HANDLING OF ARISING SITUATIONS IN THE ASSESSMENT PERIOD

Implementation time: 5 standard hours (theory: 3 hours, practice and discussion: 2 hours, and exam: 0 hours).

I. OBJECTIVES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Grasp the supervision process of activities of members of the judges and participants;

- Grasp the handling methods of violations of members of the judges and participants;

- Clearly identify violations of regulations on assessment of assessors and exam participants;

- Be able to handle violations of exam participants and other arising situations in the assessment period;

- Be able to settle questions and complaints about the period of assessment and issuance of certificates of national occupational skills;

- Know how to prepare minutes when handling violations of members of the judges and participants.

II. CONTENT

1. Supervision of activities of members of the judges in periods of assessment of national occupational skills and handling of violations

1.1. Supervision of activities of members of the judges in periods of assessment of national occupational skills

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Supervision of activities and handling of violations of participants in periods of assessment of national occupational skills

3. Situations arising in the preparation stage

4. Situations arising while taking knowledge exams

5. Situations arising while taking practical exams

6. Situations arising when marking and handling results

7. Handling of denunciations and complaints in the period of assessment and issuance of certificates of national occupational skills

III. CONDITIONS FOR THE IMPLEMENTATION OF PART 4

1. Professional classrooms: Standard classrooms with the assurance of lighting, temperature, and safety of fire and explosion prevention and control

2. Equipment and machinery;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Projectors and screens.

3. Learning materials, tools, and materials:

- Sample minutes of supervision, forms used during the assessment period, marker pens (chalk sticks), and boards;

- Sample minutes of violation handling and forms used during the assessment period;

- Marker pens (chalk sticks) and boards.

4. Lecturers: specialists, officials, and researchers with practical qualifications or experience in policies and regulations in Vietnam or abroad regarding activities of assessment of occupational skills or specialists with expertise, experience, and reputation according to the field of training in the profession of national occupational skill assessment.

5. Other resources

IV. CONTENTS AND ASSESSMENT METHODS PART 4

1. Content

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Assessment of learners’ understanding of skills in handling and settling violations in the assessment period; general skills and handling of violations and situations arising in the assessment period.

- Assessment of learners’ understanding of potentially arising situations in the assessment period, principles and measures to handle arising situations, and regulations on handling complaints and denunciations (if any) in the assessment period.

- Assessment of learners’ understanding of skills in identifying and detecting arising situations in the assessment period; general skills and handling of arising situations in compliance with regulations.

2. Assessment methods and assessment point scale

- Examination in the form of direct or indirect monitoring via observation devices, interviews/questioning for knowledge assessment.

- Assessment of the capacity to observe, collect data, summarize, identify, and handle violations and arising situations in the assessment period.

- Qualification assessment according to two levels: Passed and Failed.

V. GUIDELINES ON THE IMPLEMENTATION OF PART 4

1. Guidelines on methods of teaching and learning

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- For learners: listen and analyze situations and provide answers.

2. Key points of attention

- Handling of minutes of handover and submission of documents and items and minutes of collection and submission of exams;

- Handling of situations of regulation violations of participants.

PART 5: FINAL EXAM

1. Content: assessment of contents following the training program.

2. Assessment methods and assessment point scale

- Assessment via exams of multiple choices, essays, or the combination of both

- Qualification assessment according to two levels: Passed and Failed. An exam is assessed as Passed when it has a result of at least 60% of correct answers and the participant does not violate any regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Implementation

Competent agencies shall, based on the Training Program for the profession of national occupational skill assessment promulgated together with this Circular, develop training documents and plans for the implementation of training courses for the issuance of assessor cards according to Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015 of the Government of Vietnam elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Employment regarding assessment and issuance of certificates of national occupational skills.

Contents in the training program are designed and developed to be organized via direct forms to achieve quality-assured and effective skills and capacity according to requirements. However, in certain cases, based on the actual condition, it is possible to flexibly organize training via the direct form combined with the online form or via the online form according to each content and part of the training program to ensure feasibility to meet training objectives.

2. Conditions for management and teaching via direct forms

The conditions for management and teaching via direct forms shall satisfy mandatory requirements prescribed in the topics of the Program.

3. Conditions for management and teaching via online forms

Information technology infrastructure serving the management and organization of online teaching shall:

a) Ensure the requirement for Internet connection, connection equipment, computers, and terminal equipment with the appropriate configuration; ensure that lecturers and learners can access and implement teaching, examination, and assessment activities via online forms according to regulations of the topics of the Program.

b) Adopt measures to ensure information safety and issue regulations on data and personal information confidentiality according to regulations when organizing online teaching.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/09/2022 Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.009

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.255.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!