Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Số hiệu: 09/2017/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 13/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư trong Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại Phụ lục Ib Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (Nghị định 44/2016/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sở hữu và sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 3. Phân loại đối tượng kiểm định

Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm:

1. Đối tượng kiểm định nhóm A (nhóm A) là nồi hơi nhà máy điện.

2. Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng.

3. Đối tượng kiểm định nhóm C (nhóm C) là hệ thống điều chế, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa sản phẩm dầu khí, khí dầu mỏ (LPG, LNG, CNG), đường ống vận chuyển, phân phối khí dầu mỏ cố định bằng kim loại và đường ống công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền.

4. Đối tượng kiểm định nhóm D (nhóm D) là chai chứa LPG.

5. Đối tượng kiểm định nhóm E (nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành sử dụng trong khai thác hầm lò.

6. Đối tượng kiểm định nhóm G (nhóm G) là tời, trục tải mỏ.

7. Đối tượng kiểm định nhóm H (nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ.

8. Đối tượng kiểm định nhóm I (nhóm I) là máy nổ mìn điện (trừ máy nổ mìn điện phòng nổ).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

Điều 4. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định

1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải có thông số kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu thiết bị, dụng cụ tối thiểu phải có phục vụ hoạt động kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

a) Đối với nhóm A, B và C

- Bơm thử thủy lực;

- Áp kế kiểm tra các loại;

- Thiết bị đo chiều dày kim loại;

- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;

- Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;

- Thiết bị kiểm định van an toàn;

- Thiết bị đo nhiệt độ.

b) Đối với nhóm D

- Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;

- Thiết bị đo chiều dày kim loại;

- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

- Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;

- Thiết bị tháo, lắp van chai;

- Thiết bị thử bền, thử kín;

- Thiết bị làm khô vỏ chai;

- Thiết bị kiểm tra bên trong chai;

- Thiết bị làm sạch bề mặt;

- Thiết bị kiểm tra van chai;

- Cân khối lượng;

- Thiết bị, dụng cụ đóng số, ký hiệu kiểm định;

- Thiết bị hút chân không;

- Thiết bị thử giãn nở thể tích.

c) Đối với nhóm E

- Hệ thống tạo áp suất thử nghiệm van, cột chống và đường ống áp lực;

- Thiết bị duy trì áp suất thử cột chống;

- Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống;

- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

- Áp kế kiểm tra các loại.

d) Đối với nhóm G

- Lực kế;

- Thiết bị, dụng cụ đo kích thước hình học;

- Thiết bị đo tốc độ;

- Dụng cụ đo cương cự đường ray;

- Máy trắc đạc;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật cáp thép;

- Thiết bị kiểm tra độ lệch hướng tâm và hướng kính của các mối ghép trục;

- Thiết bị kéo kiểm tra cáp thép bằng phương pháp phá hủy;

- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu;

- Thiết bị đo thời gian tác động phanh;

- Thiết bị đo điện trở cách điện, điện trở nối đất;

- Vôn ké, Ampe kế;

- Áp kế kiểm tra các loại.

đ) Đối với nhóm H

- Thiết bị thử áp lực nổ và lan truyền sự cháy;

- Thiết bị thử áp lực nước;

- Thiết bị thử nghiệm mạch an toàn tia lửa;

- Thiết bị tạo môi trường thử nghiệm;

- Thiết bị thử nghiệm sốc nhiệt;

- Thiết bị thử nghiệm va đập;

- Thiết bị thử nghiệm kéo cáp điện trong phễu đấu nối cáp;

- Thiết bị kiểm tra mô-men xoắn cọc, bu lông đấu cáp;

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

- Đồng hồ đo điện vạn năng;

- Thiết bị, dụng cụ đo kích thước hình học;

- Thiết bị điện tử đo ghi dữ liệu (Oscilloscope).

e) Đối với nhóm I

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

- Đồng hồ đo điện vạn năng;

- Thiết bị điện tử ghi dữ liệu (Oscilloscope);

- Đồng hồ bấm giây.

Điều 5. Tài liệu kỹ thuật về đối tượng kiểm định

Danh mục tài liệu kỹ thuật chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

1. Đối với nhóm A và B

a) Nồi hơi

- QCVN: 01-2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

- TCVN 7704:2007, Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;

- TCVN 6413:1998, Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);

- TCVN 5346-91, Kỹ thuật an toàn nồi hơi và nước nóng - Yêu cầu chung đối với việc tính độ bền;

- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại nồi hơi do Tổ chức hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (Tổ chức kiểm định) ban hành không trái với Quy trình kiểm định nồi hơi do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

b) Bình chịu áp lực

- QCVN: 01-2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

- TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo;

- TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;

- TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn lắp đặt, sử dụng và sửa chữa - Phương pháp thử;

- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại bình chịu áp lực do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định bình chịu áp lực do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

c) Hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng

- QCVN 04:2014/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn hơi và nước nóng nhà máy điện;

- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- TCVN 6158:1996, Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 6159:1996, Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng - Phương pháp thử;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại đường ống dẫn hơi và nước nóng do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định đường ống dẫn hơi và nước nóng do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

2. Đối với nhóm C

a) Hệ thống nạp, Trạm nạp LPG

- QCVN 04:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

- TCVN 6486:2008, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất -Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt;

- TCVN 7762:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;

- TCVN 7763:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Thiết kế và kết cấu;

- TCVN 7832:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại Hệ thống nạp, Trạm nạp LPG do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định Hệ thống nạp, Trạm nạp LPG do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

b) Hệ thống cung cấp, Trạm cấp LPG

- QCVN 10:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng;

- QCVN 04:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

- TCVN 6486:2008, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất -Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt;

- TCVN 7762:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;

- TCVN 7763:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Thiết kế và kết cấu;

- TCVN 7832:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm;

- TCVN 7441:2004, Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại Hệ thống cung cấp, Trạm cấp LPG do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định Hệ thống cung cấp, Trạm cấp LPG do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

c) Đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại

- QCVN 01:2016/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại;

- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

3. Đối với nhóm D

- QCVN 04:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

- TCVN 7762:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;

- TCVN 7763:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Thiết kế và kết cấu;

- TCVN 7832:2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm;

- TCVN 6294:2007, Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép các bon hàn - Kiểm tra và thử định kỳ;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại chai chứa LPG do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định chai chứa LPG do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

4. Đối với nhóm E

- QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành sử dụng trong khai thác hầm lò do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành sử dụng trong khai thác than hầm lò do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

5. Đối với nhóm G

- QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

- QCVN 02:2016/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ;

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 6780-1:2009, Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 1: Yêu cầu chung và công tác khai thác mỏ;

- TCVN 6780-2:2009, Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 2: Công tác vận tải mỏ;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại tời, trục tải mỏ do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định tời, trục tải mỏ do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

6. Đối với nhóm H

a) Sử dụng trong môi trường khí cháy nổ

- TCVN 10888-0:2015 (IEC60079-0:2011), Khí quyển nổ - Phần 0: Thiết bị - Yêu cầu chung;

- TCVN 10888-1:2015 (IEC60079-1:2014), Khí quyển nổ - Phần 1: Bảo vệ thiết bị bằng vỏ bọc không xuyên nổ “d”;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại thiết bị điện phòng nổ do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định thiết bị điện phòng nổ do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

b) Sử dụng trong khai thác than hầm lò

- QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

- TCVN 7079-0:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung;

- TCVN 7079-1:2002, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ -Dạng bảo vệ “d”;

- TCVN 7079-2:2002 (IEC 60079-2:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 2: vỏ được thổi dưới áp suất dư - Dạng bảo vệ “p”;

- TCVN 7079-5:2002 (IEC 60079-5:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát - Dạng bảo vệ “q”;

- TCVN 7079-6:2002 (IEC 60079-6:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu-Dạng bảo vệ “o”;

- TCVN 7079-7:2002 (IEC 60079-7:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”;

- TCVN 7079-11:2002 (IEC 60079-11:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”;

- TCVN 7079-17:2003 (IEC 60079-17:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị;

- TCVN 7079-18:2003 (IEC 60079-18:2004), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ “m”;

- TCVN 7079-19:2003, Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 19: Sửa chữa và đại tu thiết bị;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại thiết bị điện phòng nổ do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định thiết bị điện phòng nổ do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

7. Đối với nhóm I

- QCVN 01:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy nổ mìn điện;

- Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại máy nổ mìn điện do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định máy nổ mìn điện do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 6. Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định

Tiêu chuẩn người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

1. Đối với nhóm A

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 03 năm.

2. Đối với nhóm B, C

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm B, C tối thiểu là 03 năm.

3. Đối với nhóm D

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm D tối thiểu là 03 năm.

4. Đối với nhóm E

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm E tối thiểu là 03 năm.

5. Đối với nhóm G

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm G tối thiểu là 03 năm.

6. Đối với nhóm H

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm H tối thiểu là 03 năm.

7. Đối với nhóm I

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm I tối thiểu là 03 năm.

Điều 7. Kiểm định viên

Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Kinh nghiệm và chuyên ngành của kiểm định viên theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

1. Đối với nhóm A

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 02 năm.

2. Đối với nhóm B và C

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm B, C tối thiểu là 02 năm.

3. Đối với nhóm D

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm D tối thiểu là 02 năm.

4. Đối với nhóm E

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm E tối thiểu là 02 năm.

5. Đối với nhóm G

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm G tối thiểu là 02 năm.

6. Đối với nhóm H

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm H tối thiểu là 02 năm.

7. Đối với nhóm I

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm I tối thiểu là 02 năm.

Điều 8. Số lượng kiểm định viên

Tổ chức kiểm định phải có ít nhất 02 kiểm định viên cho mỗi loại đối tượng kiểm định.

Điều 9. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Chứng chỉ kiểm định viên

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Giấy chứng nhận đủ điều kiện), Chứng chỉ kiểm định viên (Chứng chỉ) lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi qua đường bưu điện, nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.

2. Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Chi tiết thành phần hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.

3. Hồ sơ, thủ tục, trình tự cấp, cấp lại Chứng chỉ theo quy định tại Điều 11, 12 và 13 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

4. Các thiết bị, tài liệu, nhân lực nêu tại Điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này chỉ được sử dụng để làm điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với một Tổ chức kiểm định.

Chương III

HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH

Điều 10. Hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch

1. Huấn luyện, sát hạch lần đầu áp dụng đối với cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định viên quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Huấn luyện, sát hạch lại áp dụng đối với Kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn hoặc Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ.

3. Bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ sau 30 tháng kể từ thời điểm cấp chứng chỉ.

Điều 11. Nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng

1. Nội dung huấn luyện

a) Lý thuyết chung

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định;

- Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định;

- Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định;

- Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định;

- Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.

b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C, D, E, G và I

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng;

- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản;

- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn;

- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định;

- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng của đối tượng được kiểm định và các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định;

- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị;

- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn;

- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy;

- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định;

- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định;

- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).

c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H

Như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và:

- Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm;

- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí nổ.

2. Nội dung bồi dưỡng

a) Cập nhật các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định mới liên quan đến nội dung huấn luyện tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định mới trang bị;

c) Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.

3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng

Căn cứ vào đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng tổ chức huấn Luyện nghiệp vụ kiểm định xây dựng nội dung chi tiết và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nhưng không ít hơn 06 ngày đối với huấn luyện, không ít hơn 02 ngày đối với bồi dưỡng.

Điều 12. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng

1. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;

b) Có đủ tài liệu kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;

c) Có giảng viên với chuyên ngành phù hợp với quy định tại Điều 7 của Thông tư này và có kinh nghiệm liên quan đến hoạt động kiểm định tối thiểu 05 năm.

2. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng theo mẫu quy định tại Phụ lục 45 của Thông tư này.

Điều 13. Tổ chức sát hạch

1. Hội đồng sát hạch thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên.

2. Hội đồng sát hạch có ít nhất 05 thành viên, có trách nhiệm như sau:

a) Xây dựng đề sát hạch và đáp án theo thang điểm 100;

b) Tổ chức sát hạch lý thuyết và thực hành;

c) Chấm điểm và đánh giá kết quả sát hạch;

d) Tổng hợp kết quả sát hạch.

3. Nội dung sát hạch

Nội dung sát hạch phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.

4. Hình thức sát hạch

a) Sát hạch lý thuyết theo hình thức viết và vấn đáp;

b) Sát hạch thực hành được thực hiện trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng.

5. Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên và điểm thực hành đạt từ 75 điểm trở lên.

6. Cá nhân có kết quả sát hạch đạt yêu cầu được xem xét cấp Chứng chỉ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương

1. Nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định gồm:

a) Tên, địa chỉ, mã số của Tổ chức kiểm định;

b) Danh mục đối tượng kiểm định;

c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

d) Danh sách kiểm định viên;

đ) Các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức kiểm định (nếu có).

2. Nội dung đăng tải thông tin theo đề nghị của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định.

a) Tên, địa chỉ của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định;

b) Đối tượng kiểm định được huấn luyện, bồi dưỡng.

Điều 15. Trách nhiệm Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

1. Hướng dẫn thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

3. Quyết định thành lập Hội đồng sát hạch và ban hành Quy chế sát hạch.

4. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ theo quy định.

5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương theo quy định.

6. Lựa chọn tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này trên cơ sở đề nghị của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kèm theo nội dung chi tiết, kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng.

7. Công bố các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Tổng hợp, báo cáo việc chấp hành quy định tại Thông tư này trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.

Điều 17. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định

1. Tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát chất lượng kiểm định.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định.

4. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định theo quy định.

5. Báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1. Thực hiện kiểm định tại Tổ chức kiểm định đã được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

2. Duy trì các điều kiện để máy, thiết bị vận hành an toàn.

3. Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định về Sở Công Thương nơi lắp đặt máy, thiết bị trước ngày 05 tháng 01 hàng năm theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Điều 19. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2017 và bãi bỏ Thông tư số 35/2009/TT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ đó nhưng không quá ngày 31 tháng 8 năm 2018.

Sau khi hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ hoặc chậm nhất ngày 31 tháng 8 năm 2018, tất cả các Tổ chức kiểm định và kiểm định viên phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc Chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này khi thực hiện kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

3. Trường hợp có sự thay đổi đối với các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng theo văn bản mới.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

SỞ CÔNG THƯƠNG
…………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Thực hiện quy định theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, (tên Sở Công Thương) báo cáo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong……….. (ghi năm báo cáo) tại các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau:

1. Đánh giá công tác quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn

………………………………………………………………………………………………………

2. Tình hình thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

………………………………………………………………………………………………………

3. Thống kê máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn được kiểm định

Đối tượng kiểm định

Đơn vị tính

Tổng

số

thiết bị

Số lượng thiết bị được kiểm định

Lần đầu

Định kỳ

Bất thường

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

1. Nhóm A:

…………..

2. Nhóm B

…………..

3. Nhóm C

…………..

4. Nhóm D

…………..

5. Nhóm E

…………..

6. Nhóm G

…………..

7. Nhóm H

…………..

8. Nhóm I

…………..

Tổng số

* Trường hợp không đạt, nêu lý do không đạt.

4. Kiến nghị, đề xuất: ………………………../.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Thực hiện quy định theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………..(tên tổ chức kiểm định), số GCNĐĐK kiểm định………….., báo cáo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong ………. (ghi năm báo cáo hoặc thời gian khi có yêu cầu báo cáo) như sau:

1. Đánh giá việc thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

………………………………………………………………………………………………………

2. Thống kê máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được kiểm định

Đối tượng kiểm định

Đơn vị tính

Tổng số thiết bị

Số lượng thiết bị được kiểm định

Lần đầu

Định kỳ

Bất thường

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

1. Nhóm A:

…………..

2. Nhóm B

…………..

3. Nhóm C

…………..

4. Nhóm D

…………..

5. Nhóm E

…………..

6. Nhóm G

…………..

7. Nhóm H

…………..

8. Nhóm I

…………..

Tổng số

* Trường hợp không đạt, nêu lý do không đạt.

3. Kiến nghị, đề xuất:…………………/.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

TÊN ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Kính gửi: Sở Công Thương.... (địa phương đơn vị sử dụng)

Thực hiện quy định theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………….. (tên đơn vị sử dụng) báo cáo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong ……………… (ghi năm báo cáo) như sau:

1. Công tác quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương tại đơn vị

………………………………………………………………………………………………………

2. Tình hình thực hiện kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

………………………………………………………………………………………………………

3. Thống kê máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được kiểm định

Đối tượng kiểm định

Đơn vị tính

Tổng số thiết bị

Số lượng thiết bị được kiểm định

Lần đầu

Định kỳ

Bất thường

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

1. Nhóm A:

…………..

2. Nhóm B

…………..

3. Nhóm C

…………..

4. Nhóm D

…………..

5. Nhóm E

…………..

6. Nhóm G

…………..

7. Nhóm H

…………..

8. Nhóm I

…………..

Tổng số

* Trường hợp không đạt, nêu lý do không đạt.

4. Kiến nghị, đề xuất: ………………./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở LĐTBXH;
- Lưu: VT

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số: ……………….

Họ và tên: ……………………………….……………………………….……………………….

Sinh ngày:………………………………. Nơi sinh ……………………………………………..

Nam, Nữ: ………………………………. Quốc tịch:…………………………………………….

Số CMND/Căn cước công dân/Định danh cá nhân/ Hộ chiếu ………………………………

Đơn vị công tác: ……………………………….…………………………………………………

Chức vụ: ……………………………….……………………………….…………………………

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các đối tượng kiểm định:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Được tổ chức từ ngày ... tháng .... năm....đến ngày .. .tháng ……. năm ………………….

Tại ………………………………………………………………………………………………../.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số: ……………….

Họ và tên: ……………………………….……………………………….…………………………

Sinh ngày:………………………………. Nơi sinh ……………………………………………….

Nam, Nữ: ………………………………. Quốc tịch:………………………………………………

Số CMND/Căn cước công dân/Định danh cá nhân/ Hộ chiếu …………………………………

Đơn vị công tác: ……………………………….……………………………………………………

Chức vụ: ……………………………….Số hiệu kiểm định viên: .….……………………………

Đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các đối tượng kiểm định:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Được tổ chức từ ngày ... tháng .... năm....đến ngày .. .tháng ……. năm ………………….

Tại ………………………………………………………………………………………………../.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 09/2017/TT-BCT

Hanoi, July 13, 2017

 

CIRCULAR

ON OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 specifying certain articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene on occupational safety inspection, provision of training in occupational safety and hygiene and working environment monitoring (hereinafter referred to as “Decree No. 44/2016/ND-CP”);

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

At the request of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency,

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular on occupational safety inspection under the management of the Ministry of Industry and Trade.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular deals with safety inspection techniques of machines, equipment and materials on the list that strict occupational safety is required and is promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs under the management of the Ministry of Industry and Trade as specified in Appendix Ib of the Decree No. 44/2016/ND-CP.

Article 2. Regulated entities

1. Organizations and individuals involving in inspection of machines, equipment and materials to which strict occupational safety requirements are applied under the management of the Ministry of Industry and Trade.

2. Organizations and individuals involving in management, ownership and use of machines, equipment and materials to which strict occupational safety requirements are applied under the management of the Ministry of Industry and Trade.

Article 3. Classification of inspected objects

Inspected objects may be machines, equipment or materials to which strict occupational safety requirements are applied under the management of the Ministry of Industry and Trade, including:

1. Group A inspected objects (group A): power plant boilers.

2. Group B inspected objects (group B): industrial boilers with pressure of over 16 bars, pressure vessels, steam and hot water piping systems.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Group D inspected objects (group D): LPG bottles.

5. Group E inspected objects (group E): single hydraulic props, movable frame racks and automatic steel support systems used for mining.

6. Group G inspected objects (group G): overhead cable car systems and winches.

7. Group H inspected objects (group H): explosion-proof electrical equipment.

8. Group I inspected objects (group I): electric mine explosion machines (except for explosion-proof electric mine machines).

Chapter II

OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION

Article 4. Equipment used for inspection

1. Equipment used for inspection shall have technical parameters suitable for inspected objects and shall be inspected, calibrated and tested according to regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Group A, group B and group C

- Hydraulic test pump;

- Types of manometers;

- Metal thickness gauges;

- Weld quality testing equipment;

- Metal defect testing equipment by magnets, eddy and penetrant electric currents;

- Equipment for testing of defects by endoscopy;

- Instruments and means of testing geometrical dimensions;

- Tools for checking surface defect size of metal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Temperature measurement devices.

b) Group D

- LPG recovery equipment remaining in bottles;

- Metal thickness gauges;

- Weld quality testing equipment;

- Tools for checking surface defect size of metal;

- Bottle valve fittings;

- Durable test equipment;

- Bottle drying equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Surface cleaning equipment;

- Bottle valve inspection equipment;

- Volume scales;

-  Numbering equipment and verification mark equipment;

- Vacuum equipment;

- Volume expansion testers.

c) Group E

- Pressure test systems for valves, props and pressure pipelines;

- Equipment for maintaining the testing pressure;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Weld quality testing equipment;

- Types of manometers.

d) Group G

- Dynamometers;

- Geometrical measuring equipment;

- Speed measuring equipment;

- Track gauges;

- Geodetic measuring devices;

- Steel cable defect inspection devices;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Hauling equipment for steel cable inspection by destruction method;

- Weld quality testing equipment;

-  Metal defect testing equipment by magnets, eddy and penetrant electric currents;

- Timing devices for braking;

- Resistances and electrical resistors;

- Voltmeters, ammeters.

- Types of manometers.

dd) Group H

- Explosion pressure and fire-spreading testing equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Spark safety circuit testing equipment;

- Devices create a test environment;

- Thermal shock testing equipment;

- Impact testing equipment;

- Test equipment for pulling electrical cables in the cable connection funnels;

- Pile torque testing equipment, cable tie bolts;

- Insulation resistance measurement equipment;

- Universal electricity meters;

- Geometric measuring equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Group I

- Insulation resistance measurement equipment;

- Universal electricity meters;

- Oscilloscope;

- Stopwatch.

Article 5. Technical documents on inspected objects

List of primary technical documents specified in Point c Clause 1 Article 4 of the Decree No. 44/2016/ND-CP shall be made corresponding to the following groups:

1. Group A and group B

a) Boilers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- TCVN 7704:2007, Boilers - Technical requirements for design, structure, manufacture, installment, use and repair;

- TCVN 6413:1998, Fixed boilers for welding furnace tubes (excluding water pipe boilers);

- TCVN 5346-91, Safety techniques of boilers and hot water – General requirements for durability calculation;

- TCVN 6008: 2010, Pressure Equipment - Weld - Technical requirements and test methods;

- TCVN 9385: 2012, Lightning protection for construction works - Guidance on design, inspection and maintenance of the system;

- TCVN 9358: 2012, Installation of equipment grounding system for industrial projects - General requirements;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of boiler issued by an inspecting organization to which strict requirements for occupational safety are applied under the management of the Ministry of Industry and Trade (hereinafter referred to as “inspecting organization”) and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

b) Pressure vessels

- QCVN: 01-2008/BLDTBXH, National technical regulation on occupational safety of boilers and pressure vessels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- TCVN 6155:1996, Boilers - Technical requirements for design, manufacturing, installment, use and repair;

- TCVN 6156: 1996, Pressure vessels - Technical requirements for installation, use and repair safety - Test methods;

- TCVN 6008: 2010, Pressure Equipment - Weld - Technical requirements and test methods;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of pressure vessel issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

c) Steam and hot water pipelines

- QCVN 04:2014/BCT, National technical regulation on safety of steam and hot water pipelines in power plants;

- TCVN 6008: 2010, Pressure Equipment - Welds - Technical requirements and test methods;

- QCVN 6158:1996, Steam and hot water pipelines - Technical requirements;

- QCVN 6159:1996, Steam and hot water pipelines - Test methods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Group C

a) LPG filling systems and stations

- QCVN 04:2013/BCT, National technical regulation on safety of liquefied petroleum gas bottles;

- TCVN 6486: 2008, Liquefied petroleum gas (LPG) - Pressure storage tanks - Design and installation requirements;

- TCVN 7762:2007, Gas bottles - Refillable steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Pre-, peri- and post-charging inspection procedures;

- TCVN 7763:2007, TCVN 7763: 2007, Gas Bottles - Refilled and transported steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Design and structure;

- TCVN 7832: 2007, Gas bottles - Refillable steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Periodic inspection and testing;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of LPG filling system and station issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

b) LPG supply systems and stations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- QCVN 04:2013/BCT, National technical regulation on safety of liquefied petroleum gas bottles;

- TCVN 6486:2008, Liquefied petroleum gas (LPG) - Pressure storage tanks - Design and installation requirements;

- TCVN 7762:2007, Gas bottles - Refillable steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Pre-, peri- and post-charging inspection procedures;

- TCVN 7763: 2007, Gas Bottles - Refilled and transported steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Design and structure;

- TCVN 7832:2007, Gas bottles - Refillable steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Periodic inspection and testing;

- TCVN 7441:2004, liquefied petroleum gas (LPG) system at the place of consumption - Design, installation and operation requirements;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of LPG supply system and station issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

c) Gas pipelines fixed by metal

- QCVN 01:2016/BCT, National technical regulation on safety of gas pipelines fixed by metal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of gas pipeline fixed by metal issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

3. Group D

- QCVN 04:2013/BCT, National technical regulation on safety of liquefied petroleum gas bottles;

- TCVN 7762:2007, Gas bottles - Refillable steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Pre-, peri- and post-charging inspection procedures;

- TCVN 7763: 2007, Gas Bottles - Refilled and transported steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Design and structure;

- TCVN 7832:2007, Gas bottles - Refillable steel bottles used for liquefied petroleum gas (LPG) - Periodic inspections and testing;

- TCVN 6294:2007, Gas bottles - Carbon steel gas bottles - Periodical inspections and testing;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of LPG bottle issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations. 

4. Group E

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of single hydraulic prop, movable frame rack and automatic steel support system used for mining issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

5. Group G

- QCVN 01:2011/BCT, National technical regulation on safety of underground coal mining;

- QCVN 02:2016/BCT, National technical regulation on safety of overhead cable car systems and winches;

- TCVN 4244:2005, Lifting equipment – Design, manufacture and technical inspections;

- TCVN 6780-1:2009, Safety requirements for ore and non-ore mines - Part 1: General requirements and mining;

- TCVN 6780-2: 2009, Safety requirements for ore and non-ore mines - Part 2: Mine transport;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of overhead cable car system and winch issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

6. Group H

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- TCVN10888-0:2015 (IEC60079-0:2011), Explosive atmosphere – Part 0: Equipment – General requirements;

- TCVN10888-1:2015 (IEC60079-1:2014), Explosive atmosphere – Part 1: Equipment protection by explosion-proof casings “d”;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of explosion-proof electrical equipment issued by the inspecting organization and not against inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

b) Electrical equipment used for underground coal mining

- QCVN 01:2011/BCT, National technical regulation on safety of underground coal mining;

- TCVN 7079-0:2002, Electrical equipment used in underground mine Part 0: General requirements;

- TCVN 7079-1:2002, Electrical equipment used in underground mine - Part 1: Flame-proof enclosures - Type of protection “d”;

- TCVN 7079-2:2002 (IEC 60079-2:2007), Electrical equipment used in underground mine - Part 2: Pressurized enclosures - Type of protection “p”;

- TCVN 7079-5:2002 (IEC 60079-5:2007), Electrical equipment used in underground mine - Part 5: Sand-filled apparatus - Type of protection “q”;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- TCVN 7079-7:2002 (IEC 60079-7:2007), Electrical equipment used in underground mine - Part 7: Increased safety - Type of protection “e”;

- TCVN 7079-11:2002 (IEC 60079-11:2007), Electrical equipment used in underground mine - Part 11: Spark safety - Type of protection “i”;

- TCVN 7079-17:2003 (IEC 60079-17:2007), Electrical equipment used in underground mine - Part 17: Equipment inspection and maintenance;

- TCVN 7079-18:2003 (IEC 60079-18:2004), Electrical equipment used in underground mine - Part 18: Filled by covered - Type of protection “m”;

- TCVN 7079-19:2003, Electrical equipment used in underground mine - Part 19: Equipment repair and overhaul;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of explosion-proof electrical equipment issued by the inspecting organization and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

7. Group I

- QCVN 01:2015/BCT, National technical regulation on electric mine explosion machines;

- The detailed inspection process shall be carried out in accordance with each type of electric mine explosion machine issued and not against the inspection process thereof promulgated by the Ministry of Industry and Trade and corresponding national technical regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



People responsible for occupational safety inspection specified in Point dd Clause 1 Article 4 of the Decree No. 44/2016/ND-CP shall be divided into different groups of qualifications as follows:

1. Group A

A bachelor’s degree in either thermal engineering, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of power plant boilers.

2. Group B and group C

A bachelor’s degree in either thermal engineering, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of group B or C equipment.

3. Group D

A bachelor’s degree in either thermal engineering, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of group D equipment.

4. Group E

A bachelor’s degree in either mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of group E equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A bachelor’s degree in either mechanical engineering, mechanical and electrical engineering, construction machinery or automation or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of group G equipment.

6. Group H

A bachelor’s degree in either electrical engineering, automation, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of group H equipment.

7. Group I

A bachelor’s degree in either electrical engineering, automation or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 3-year experience of inspection of group I equipment.

Article 7. Inspectors

Inspectors shall satisfy standards specified in Article 9 of the Decree No. 44/2016/ND-CP.  Inspectors shall be divided into different groups of qualifications as follows:

1. Group A

A bachelor’s degree in either thermal engineering, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design, manufacture, installment, repair, operation or maintenance of power plant boilers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A bachelor’s degree in either thermal engineering, mechanical engineer or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design, manufacture, installment, repair, operation or maintenance of group B or C equipment.

3. Group D

A bachelor’s degree in either thermal engineering, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design or manufacture of group D equipment.

4. Group E

A bachelor’s degree in either mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design, manufacture, installment, repair, operation or maintenance of group E equipment.

5. Group G

A bachelor’s degree in either mechanical engineering, mechanical and electrical engineering, construction machinery or automation or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design, manufacture, installment, repair, operation or maintenance of group G equipment.

6. Group H

A bachelor’s degree in either electrical engineering, automation, mechanical engineering or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design, manufacture, installment, repair, operation or maintenance of group H equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A bachelor’s degree in either electrical engineering, automation or mechanical and electrical engineering or another equivalent degree with at least 2-year experience of inspection, design or manufacture of group I equipment.

Article 8. Number of inspectors

Each inspecting organization shall have at least 2 inspectors responsible for each inspected object.

Article 9. Procedures and applications for the certificate of eligibility and the certificate of inspector

1. Organization or individual (applicant) that wishes to apply for issuance, extension or reissue of the certificate of eligibility or the certificate of inspector shall make and send 1 set of application to the Ministry of Industry and Trade by post, in person or through its website.

2. Procedures and applications for the issuance, extension and reissue of the certificate of eligibility shall be subject to provisions of Article 5 of the Decree No. 44/2016/ND-CP.  Details of such applications are specified in Articles 4, 5, 6, 7 and 8 herein.

3. Procedures and applications for issuance and reissue of the certificate of inspector shall be subject to Articles 11, 12 and 13 of the Decree No. 44/2016/ND-CP.

4. Equipment, documents and personnel specified in Articles 4, 5, 6, 7 and 8 herein shall only apply to requirements for issuance of the certificate of eligibility to the inspecting organization.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Form of providing training courses, refresher courses and examinations

1. First training courses and examinations shall apply to inspectors satisfying standards specified in Article 7 herein.

2. Re-training courses and re-examinations shall apply to inspectors having their certificates expired or revoked.

3. Refresher courses shall apply to inspectors whose certificates have been granted for 30 months from the date of their issuance.

Article 11. Programs and period of training and refresher courses

1. Training programs

a) General theory

- System of legislative documents relevant to occupational safety and hygiene and inspection thereof;

- Overview on the national technical regulation system on safety and national standards relevant to inspection thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Overview on machines and equipment to which strict occupational safety requirements are applied and vehicles and tools used for inspection thereof;

- Methods of risk assessment and safety measures related to the inspection.

b) Specialized theory and practice in inspection of group A, B, C, D, E, G and I equipment

- Applied national technical regulations and national standards;

- Classification, structure principals and basic particularities;

- Requirements for measurement equipment and safety;

- Requirements for safety techniques in design, manufacture, installment, test, use, maintenance and repair of inspected objects;

- Specific dangerous elements of inspected objects and incidents frequently happening to inspected objects;

- Calculation related to safety assessment while carrying out inspections of machines and equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- How to inspect without destruction;

- Inspection process and carrying out inspections of inspected objects;

- Instructions on how to use inspected equipment;

- Practice in skills and profession related to inspection of each object (through inspection visits, software or simulated models).

c) Specialized theory and practice in inspection of group H equipment

As specified in Point b Clause 1 this Article and:

- Flammable gas and explosive dust atmosphere: Characteristics and classification of danger zones;

- Check, maintain, repair and install electrical equipment in explosive gas atmosphere.

2. Refresher programs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Instructions on how to use newly inspected equipment;

c) Inspection process and carrying out inspections of inspected objects.

3. Period of training and refresher courses

According to entities provided with training and refresher courses, the occupational safety training center shall develop detailed programs and period of training and refresher courses with at least 6 days for a training course and at least 2 days for a refresher course.

Article 12. Provision of training and refresher courses

1. Provision of training and refresher courses in occupational safety inspection shall satisfy the following requirements:

a) There is adequate equipment suitable for inspected objects specified in Article 4 herein;

b) There are adequate technical documents suitable for inspected objects specified in Article 5 herein;

c) Trainers shall have appropriate expertise according to provisions of Article 7 herein and at least 5-year experience of inspecting activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Organization of examinations

1. The examination of inspectors shall be set by an examination board.

2. The examination board shall have at least 5 members and take responsibility for:

a) Developing tests and scripts on the scale of 100;

b) Organizing theory and practice tests;

c) Giving scores and assessing examination results;

d) Gathering examination results.

3. Contents of examinations

Contents of examinations shall be suitable for inspected objects according to provisions of Clause 1 Article 11 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Theory tests including writing and oral tests;

b) Practice tests taken on inspected objects, through software or simulated models.

5. In order to pass the examination, an examinee shall reach at least 80 points for the theory test and at least 75 points for the practice test.

6. The examinee after passing the examination shall be considered granting the certificate of inspector according to provisions of Article 9 herein.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 14. Publishing of information on the website of the Ministry of Industry and Trade

1. Published information about an organization granted the certificate of eligibility shall include:

a) Name, address and identification number of the inspecting organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The validity period of the certificate of eligibility;

d) List of inspectors;

dd) Violations committed by the inspecting organization (if any).

2. Published information at the request of the occupational safety training center shall contain:

a) Name and address of the occupational safety training center;

b) Inspected subjects that are provided with training and refresher courses.

Article 15. Responsibilities of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency

1. Provide guidelines for implementation of occupational safety inspection under the management of the Ministry of Industry and Trade.

2. Receive and process applications and request the Ministry of Industry and Trade to issue, extend, reissue or revoke the certificate of eligibility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Issue, reissue or revoke the certificate of eligibility.

5. Carry out inspections and take actions against violations of regulations on occupational safety inspection under the management of the Ministry of Industry and Trade.

6. Select occupational safety training centers in line with provision of Clause 1 Article 12 herein upon their requests together with details and plans for providing training and refresher courses.

7. Publish information related to occupational safety inspection under the management of the Ministry of Industry and Trade on the website thereof according to provisions of Article 14 herein.

Article 16. Responsibility of provincial Departments of Industry and Trade

1. Cooperate with relevant authorities in instructing and inspecting the compliance with provisions stated herein.

2. Collect information and make an annual report on the compliance with provisions stated herein in their provinces according to the specimen of Appendix No. 1 attached hereto before January 15.

Article 17. Responsibility of inspecting organizations

1. Carry out occupational safety inspection under regulations of law and provisions stated herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Take responsibility for inspection results.

4. Provide refresher courses in occupational safety inspection.

5. Make an annual report prior to January 15 or a report on an ad hoc basis if required on occupational safety inspection according to the specimen of Appendix No. 2 attached hereto.

Article 18. Responsibility of organizations and individuals managing, owning and using machines and equipment to which strict occupational safety requirements are applied

1. Conduct inspections at inspecting organizations that have been granted the certificate of eligibility.

2. Maintain requirements for safe operation of machines and equipment.

3. Make an annual report prior to January 05 on inspections carried out to the Department of Industry and Trade of the province where the machine or equipment was installed according to the specimen of Appendix No. 3 attached hereto.

Article 19. Implementation provisions

1. This Circular comes into force from August 31, 2017 and replaces the Circular No. 35/2009/TT-BCT dated December 09, 2009 by the Ministry of Industry and Trade on requirements for operation of safety inspecting organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



After such certificate expires or no later than August 31, 2018, all inspecting organizations and inspectors shall complete the issuance of such certificate according to provisions stated herein when carrying out inspections of machines, equipment and materials to which strict occupational safety requirements are applied under the management of the Ministry of Industry and Trade.

3. If legislative documents, standards or national technical regulations are amended, the amended ones shall prevail.

4. Any problems arising in the course of implementation shall be promptly reported to the Ministry of Industry and Trade.

 

 

MINISTER




Tran Tuan Anh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 09/2017/TT-BCT ngày 13/07/2017 quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


55.471

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.5.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!