Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/1999/TT-TCCP tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ-CP

Số hiệu: 04/1999/TT-TCCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ Người ký: Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành: 20/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/1999/TT-TCCP

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 04/1999/TT-TCCP NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 95/1998/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

Thi hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/1998/NĐ-CP). Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hàng năm cơ quan sử dụng công chức lập kế hoạch tuyển dụng gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức theo quy định tại Điều 32, Điều 35 của Nghị định số 95/1998/NĐ-CP xem xét, phê duyệt theo chỉ tiêu biên chế được giao.

2. Về điều kiện tuyển dụng:

2.1- Người muốn được tuyển dụng phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ.

2.2- Về lý lịch: Bản sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.

2.3- Về văn bằng chứng chỉ: Người đăng ký dự thi nộp đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi (bản sao bằng phải có công chứng). Khi được tuyển dụng phải xuất trình bản chính để kiểm tra lại.

2.4- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để công tác do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (bệnh viện huyện, quận trở lên).

3. Về phân loại công chức:

3.1- Công chức loại A là những người có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên. Những người có trình độ cao đẳng tuyển dụng sau ngày 2/12/1998 không xếp ngạch chuyên viên - 01.003 và những ngạch có yêu cầu trình độ đại học mà chỉ được tuyển vào ngạch công chức loại B.

3.2- Công chức loại D là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp và đã được tuyển dụng vào biên chế trước khi ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Những người đào tạo ở trình độ dưới sơ cấp được tuyển sau ngày 23/5/1993 để làm các công việc: Nhân viên, lái xe, bảo vệ trong cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và được điều chỉnh theo Bộ Luật lao động. Trường hợp đặc biệt ở một số cơ quan khi có yêu cầu tuyển công chức loại D phải được sự thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

II- TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC

Mục I. ĐIỀU KIỆN THI TUYỂN, TUYỂN DỤNG

1. Về tuổi đời dự tuyển: Quy định chung đối với nam phải từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, đối với nữ từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi. Đối với người dự tuyển đã là sỹ quan trong lực lượng vũ trang (quân đội và công an nhân dân), viên chức trong doanh nghiệp nhà nước, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thì tuổi dự tuyển vào công chức có thể cao hơn nhưng tối đa cũng không quá 45 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ.

2. Về quốc tịch: Người được tuyển dụng vào công chức phải là người chỉ mang 1 quốc tịch Việt Nam (theo nguyên tắc một quốc tịch quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 1/6/1998).

3. Trường hợp những người đang công tác ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc ở lực lượng vũ trang khi chuyển về khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau:

3.1- Những viên chức làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước được tuyển dụng từ trước khi ban hành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ hoặc những người công tác ở lực lượng vũ trang từ trước khi có Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ mà được tiếp nhận vào cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp thì phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch chuyển đến.

3.2- Cơ quan sử dụng công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch theo quy định tại điều 27 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP và đề nghị với Vụ Tổ chức Cán bộ (đối với Bộ, ngành Trung ương) hoặc Ban Tổ chức chính quyền (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) làm thủ tục tiếp nhận. Sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban Tổ chức chính quyền thì người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền sau đây ra quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm vào các ngạch:

a/ Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính và tương đương.

b/ Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Viện, Trường.. trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở, ban, ngành, trường thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định bổ nhiệm từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.

Mục II. TỔ CHỨC THI TUYỂN

1. Việc tổ chức thi tuyển công chức thực hiện theo quy chế ban hành tại Quyết định số 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 5/9/1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

2. Trước 30 ngày tổ chức thi tuyển, cơ quan nhất thiết phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết thông báo ở nơi công cộng để mọi người biết và đăng ký dự thi.

Nội dung thông báo gồm: điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự thi, số lượng cần tuyển, thời gian đăng ký, thời gian hướng dẫn nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, lệ phí thi và số điện thoại để liên hệ giải đáp, ...

Từ nay chấm dứt việc hợp đồng tạm tuyển vào làm việc ở các ngạch công chức từ loại C trở lên. Những người đã hợp đồng với cơ quan từ trước ngày 2/12/1998 các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tổ chức thi tuyển theo quy định tại Thông tư này.

3. Những người tham gia dự thi đều phải thi 2 phần bắt buộc:

- Phần thi viết.

- Phần thi vấn đáp (hoặc thực hành vấn đáp).

4. Chậm nhất 25 ngày sau khi tổ chức thi, Hội đồng thi tuyển phải báo cáo kết quả thi lên Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả thi tuyển. Trong thời gian chậm nhất 30 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi và kết quả trúng tuyển tại trụ sở của cơ quan tổ chức thi tuyển và gửi thông báo cho người dự thi biết. Người trúng tuyển là người phải có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 và được tính từ tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế.

5. Quy định về ưu tiên trong thi tuyển:

5.1- Người dân tộc thiểu số, người tốt nghiệp ở các trường đào tạo chuyên môn đạt loại giỏi hoặc những người là thương binh được cộng thêm 1 điểm vào kết quả thi.

5.2- Người tình nguyện phục vụ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; con liệt sỹ được cộng thêm 2 điểm vào kết quả thi.

5.3- Những người là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang được cộng thêm 3 điểm vào kết quả thi.

6. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc tra, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc tra bài thi và trả lời cho đương sự biết. Sau thời gian quy định trên, mọi đơn xin phúc tra, khiếu nại (nếu có) sẽ không giải quyết.

Ban phúc tra kết quả thi được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng thi sau khi công bố kết quả thi.

7. Các địa phương khi tuyển công chức vào làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu điều kiện quá khó khăn, sau khi thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn không có người xin đăng ký dự thi thì Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản gửi về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ xem xét để có văn bản thỏa thuận riêng.

Mục III. VỀ TUYỂN DỤNG, NHẬN VIỆC

1. Chậm nhất 40 ngày sau khi có quyết định tuyển dụng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về kết quả thi, danh sách xếp ngạch, bậc lương của những người được tuyển dụng để theo dõi. (Theo biểu mẫu kèm theo)

2. Trường hợp người có quyết định tuyển dụng chưa thể nhận việc đúng thời hạn theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 95/1998/NĐ-CP và có lý do chính đáng thì phải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và được cơ quan sử dụng công chức đồng ý, nhưng thời gian xin gia hạn không quá 1 tháng.

3. Đối với các trường hợp đang thực hiện hợp đồng, sau khi tham dự thi tuyển nhưng không đạt yêu cầu để tuyển dụng thì chấm dứt hợp đồng.

Mục IV. VỀ TẬP SỰ, BỔ NHIỆM

1. Mục đích của chế độ tập sự là giúp cho người mới được tuyển dụng vào biên chế làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm, thông qua đó bổ sung thêm các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp, trau dồi kỹ năng chuyên môn, khả năng viết và soạn thảo văn bản, rèn luyện tác phong công chức và kỷ luật làm việc. Là cầu nối giữa kiến thức được đào tạo với thực tế và nhận thức được bổn phận, trách nhiệm người công chức để có thể chính thức đảm nhận và làm tốt công vụ.

2. Nội dung tập sự để người tập sự học tập và làm được những vấn đề sau:

2.1- Học tập nghĩa vụ của công chức quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

2.2- Học tập và nắm một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngành (đối với công chức loại A) và của cơ quan được tuyển dụng vào làm việc.

2.3- Học tập nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; Chế độ trách nhiệm của công việc sẽ được phân công.

2.4- Học tập các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ nhiệm.

Học tập các chế độ chính sách và các quy định liên quan đến công việc của cơ quan đang công tác.

Học tập về giao tiếp

2.7- Tập làm, tập giải quyết và thực hiện các công việc của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm và các công việc sẽ được phân công.

2.8- Thực hành trên máy vi tính về soạn thảo văn bản (đối với công chức loại A)

3. Thời gian tập sự đối với người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế thực hiện như điều 16 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ.

Một số trường hợp đặc biệt:

a- Những người có trình độ đại học trở lên nếu tự nguyện và được tuyển dụng vào những ngạch yêu cầu trình độ trung học hoặc cao đẳng thì thời gian tập sự là 6 tháng.

b- Những người có trình độ trung học trở lên nếu tự nguyện và được tuyển dụng vào những ngạch yêu cầu trình độ sơ cấp thì thời gian tập sự là 3 tháng.

Các trường hợp trên, sau này nếu cơ quan có yêu cầu, vị trí công tác ở ngạch cao hơn phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn thì phải thực hiện thi nâng ngạch theo quy định và người dự thi phải có thời gian làm việc ở ngạch được tuyển dụng tối thiểu là 6 năm.

4. Những người có thời gian làm hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, sau khi tham dự thi tuyển và được tuyển dụng vào biên chế thì thời gian làm hợp đồng được tính là thời gian tập sự và thực hiện như sau:

4.1- Những người khi thực hiện hợp đồng đã đóng BHXH, tính đến 2/12/1998 có thời gian tập sự vượt thời hạn tập sự theo quy định tại Quyết định số 256/TTg ngày 15/7/1975 của Thủ tướng Chính phủ, được cơ quan sử dụng công chức đánh giá theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP, đạt yêu cầu và được bổ nhiệm vào ngạch thì thời gian vượt quá thời hạn quy định tập sự được tính để thực hiện nâng bậc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Ví dụ: Ông Phạm Xuân K hợp đồng ở ngạch công chức loại A, từ ngày 2/8/1996 tính đến ngày 2/12/1998 đã có thời gian hợp đồng là 28 tháng. Sau khi tham dự thi tuyển và trúng tuyển thì cơ quan sử dụng công chức thành lập Hội đồng đánh giá theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ, nếu ông K đạt yêu cầu và được bổ nhiệm vào ngạch thì được hưởng bậc 1 của ngạch đó và thời gian tính nâng bậc lương lần sau từ 2/8/1998.

4.2- Những người khi thực hiện hợp đồng đã đóng BHXH, tính đến 2/12/1998 chưa đủ thời gian tập sự theo quy định tại Quyết định số 256/TTg ngày 15/7/1975 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đã đạt hoặc vượt quá thời gian tập sự theo quy định tại Nghị định 95/1998/NĐ-CP thì cơ quan sử dụng công chức đánh giá theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào ngạch. Thời gian tập sự vượt quá thời hạn theo quy định tại Nghị định 95/1998/NĐ-CP không được bảo lưu vào thời gian xét nâng bậc lương lần sau.

Ví dụ: Bà Lê thị B hợp đồng ở ngạch công chức loại A, từ ngày 1/9/1997, tính đến ngày 2/12/1998 đã có thời gian hợp đồng 15 tháng, sau khi tham dự thi tuyển và trúng tuyển thì cơ quan sử dụng công chức thành lập Hội đồng đánh giá theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ, bà B đạt yêu cầu và được bổ nhiệm vào ngạch thì được hưởng bậc 1 của ngạch đó và thời gian để tính nâng bậc lương lần sau được tính từ 2/12/1998.

5. Trong thời gian người tuyển dụng thực hiện chế độ tập sự, cơ quan quản lý, sử dụng công chức cần tạo điều kiện và có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết để người tập sự hoàn chỉnh các chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch.

Người tập sự có nhiệm vụ phải tham gia đầy đủ các khóa học và đảm bảo đủ các chứng chỉ khi hết thời gian tập sự.

6. Đối với người hướng dẫn tập sự:

6.1- Người đứng đầu cơ quan quản lý và sử dụng công chức phải có quyết định bằng văn bản cử người hướng dẫn tập sự. Mỗi người tập sự có một người hướng dẫn. Người tập sự trước đây chưa có người hướng dẫn tập sự hoặc có phân công nhưng chưa làm quyết định thì cơ quan cần có Quyết định cử người hướng dẫn tập sự.

6.2- Người hướng dẫn tập sự phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín trong đơn vị và có thời gian ở ngạch tối thiểu là 6 năm.

6.3- Người có quyết định cử hướng dẫn tập sự được hưởng phụ cấp trách nhiệm mỗi tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu trong thời gian thực tế hướng dẫn tập sự và chỉ được áp dụng từ sau ngày 2/12/1998. Khi hết thời gian hướng dẫn tập sự theo quy định thì người hướng dẫn tập sự không được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm này không tính khi về hưu hoặc để nộp Bảo hiểm xã hội.

7. Hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo tự nhận xét kết quả tập sự theo nội dung:

a- Phẩm chất đạo đức.

b- Năng lực, trình độ và kết quả làm việc trong thời gian tập sự.

c- ý thức tổ chức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan.

d- Về việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Người hướng dẫn tập sự phải có bản đánh giá, nhận xét kết quả đối với người tập sự để báo cáo với cơ quan quản lý, sử dụng công chức và phải chịu trách nhiệm về việc đánh giá của mình.

8. Chậm nhất không quá 10 ngày kể từ khi nhận được bản đánh giá kết quả tập sự người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định:

8.1- Nếu người tập sự đạt yêu cầu thì bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương bậc 1 của ngạch được bổ nhiệm.

8.2- Nếu người tập sự không đạt yêu cầu thì quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định tuyển dụng và thực hiện theo Điều 21 Nghị định 95/1998/NĐ-CP.

Mục V. NÂNG NGẠCH, CHUYỂN NGẠCH

1. Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi theo quy định. Các quyết định nâng ngạch không qua kỳ thi đều không hợp lệ.

2. Các Bộ, ngành quản lý các ngạch theo ngành chuyên môn quy định tại Điều 33 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP thực hiện soạn thảo nội dung thi nâng ngạch và thống nhất với Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện chậm nhất là 30/6/1999

3. Các Bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền của mình hàng năm phải xây dựng đề án thi nâng ngạch gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để thống nhất ý kiến và chỉ tiêu dự thi. Đề án gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ gồm:

a- Cơ cấu ngạch công chức hiện có thuộc ngành chuyên môn ở từng đơn vị, cơ quan do Bộ, ngành, tỉnh quản lý.

b- Dự kiến chỉ tiêu thi trong năm cho từng ngạch.

c- Tài liệu phục vụ cho việc tổ chức thi nâng ngạch.

d- Dự kiến Ban chấm thi (Danh sách, ngạch, văn bằng và chức vụ khoa học).

e- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi tổ chức việc thi nâng ngạch Chuyên viên lên Chuyên viên chính thì số thành viên trong Ban chấm thi tối thiểu phải có 4/5 là thầy giáo thuộc Học viện hành chính quốc gia.

Khi tổ chức thi nâng ngạch tương đương như bác sỹ lên bác sỹ chính, nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính... trên cơ sở nội dung hướng dẫn của các Bộ, ngành quản lý ngạch theo ngành chuyên môn quy định tại Điều 33 Nghị định 95/1998/NĐ-CP, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ sẽ có ý kiến thống nhất với các Bộ, ngành về Ban giám khảo chấm thi đối với mỗi kỳ thi.

f- Thời gian dự kiến giới thiệu nội dung và thời gian thi.

g- Dự kiến thành phần Hội đồng thi nâng ngạch,...

4. Về tổ chức thi nâng ngạch:

4.1- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính và tương đương sẽ do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức mỗi năm một lần trên cơ sở xây dựng cơ cấu ngạch và nhu cầu thực tế của địa phương.

4.2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ nếu không có điều kiện tổ chức thi hoặc số lượng thi ít thì đăng ký về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để tổ chức thi chung.

4.3- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cấp cao và tương đương.

4.4- Trong thời gian chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi nâng ngạch, Hội đồng thi nâng ngạch phải báo cáo kết quả kỳ thi nâng ngạch đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và ra quyết định công nhận. Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi nâng ngạch, Hội đồng thi nâng ngạch công bố kết quả thi và thông báo cho người dự thi biết.

4.5- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi công bố kết quả thi nâng ngạch, nếu người dự thi có đơn xin phúc tra, Hội đồng thi nâng ngạch có trách nhiệm tổ chức phúc tra bài thi và trả lời cho đương sự biết. Sau thời hạn trên, mọi đơn xin phúc tra, khiếu nại sẽ không giải quyết..

4.6- Đối với kỳ thi nâng các ngạch chưa yêu cầu thi ngoại ngữ thì người đạt kết quả kỳ thi nâng ngạch là người phải có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 và có tổng số điểm tối thiểu là 16 điểm. (Trong đó môn thi viết tính theo hệ số 2, môn thi vấn đáp tính theo hệ số 1) . Những ngạch bắt buộc thi ngoại ngữ thì tổng số điểm thi tối thiểu là 21 (trong đó thi viết hệ số 2, thi vấn đáp và thi ngoại ngữ hệ số 1).

4.7- Phân loại kết quả thi nâng ngạch quy định như sau:

- Kết quả điểm từ 16 đến dưới 21 điểm đạt loại trung bình.

- Kết quả điểm từ 21 đến dưới 27 điểm đạt loại khá.

- Kết quả điểm từ 27 điểm trở lên đạt loại giỏi.

Đối với kỳ thi nâng ngạch có phần thi ngoại ngữ bắt buộc:

- Kết quả điểm từ 21 đến dưới 28 điểm đạt loại trung bình.

- Kết quả điểm từ 28 đến dưới 36 điểm đạt loại khá.

- Kết quả điểm từ 36 điểm trở lên đạt loại giỏi

5. Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch, cơ quan tổ chức kỳ thi nâng ngạch gửi báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ danh sách những người đạt kỳ thi nâng ngạch và xếp hệ số lương mới theo hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để theo dõi.

6. Công chức chuyển từ ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 95/1998/NĐ-CP.

7. Những người khi thôi giữ chức vụ bầu cử mà chưa phải trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, nếu có nguyện vọng làm việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp thì thực hiện thi tuyển theo quy định chung.

Mục VI. VỀ ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI

1. Việc điều động công chức chỉ thực hiện khi cơ quan tiếp nhận công chức còn chỉ tiêu biên chế.

2. Công chức được điều động nếu nội dung công việc thay đổi thì được chuyển xếp lại ngạch công chức. Cơ quan quản lý và sử dụng công chức căn cứ vào vị trí công tác được phân công và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để chuyển xếp lại ngạch công chức và xếp hệ số lương tương đương với ngạch cũ.

3. Công chức thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau khi hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức cũ bố trí công tác, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính để xét nâng bậc lương theo quy định chung của Nhà nước. Trường hợp cơ quan, tổ chức cũ đã giải thể hoặc sáp nhập thì cơ quan ra quyết định giải thể hoặc sáp nhập có trách nhiệm giải quyết.

4. Công chức được cử biệt phái thực hiện theo Điều 29 của nghị định 95/1998/NĐ-CP thì trong thời gian cử biệt phái vẫn giữ nguyên ngạch cũ, phụ cấp chức vụ (nếu có) và một số chế độ khác theo khả năng Ngân sách của địa phương.

5. Trường hợp công chức được cử biệt phái làm việc ở các Hội có chỉ tiêu biên chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thì thực hiện theo quy định chung đối với công chức.

III- QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ cần rà soát các chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức theo ngành chuyên môn, đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để xem xét và quyết định.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ được Chính phủ giao quản lý ngạch công chức theo ngành chuyên môn quy định tại Điều 33 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Điều 34 của Nghị định số 95/1998/NĐ-CP sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện.

3. Về phân cấp thẩm quyền quyết định tuyển dụng (sau khi người dự thi trúng tuyển), bổ nhiệm vào ngạch và nâng bậc lương hàng năm ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như sau:

3.1- Đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống, Vụ Tổ chức Cán bộ quyết định tuyển dụng những người trúng tuyển và phân bổ về cho các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, trường... trực thuộc.

Đối với cơ quan Bộ, ngành, Vụ Tổ chức Cán bộ trình lãnh đạo Bộ xem xét quyết định hoặc lãnh đạo Bộ uỷ quyền cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ quyết định.

Cơ quan có người tuyển dụng có trách nhiệm bố trí người hướng dẫn tập sự.

Những người được tuyển dụng vào các Tổng cục, Cục, Viện, Trường... trực thuộc Bộ khi hết thời gian tập sự nếu đánh giá đạt yêu cầu thì người đứng đầu Tổng cục, Cục, Viện, Trường... trực thuộc Bộ ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nếu không đạt yêu cầu thì ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định tuyển dụng. Sau đó báo cáo danh sách về Vụ Tổ chức Cán bộ (kèm theo các quyết định của từng người).

Những người được tuyển dụng vào cơ quan Bộ, ngành nếu đánh giá đạt yêu cầu thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nếu không đạt yêu cầu thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định tuyển dụng.

3.3- Việc nâng bậc lương hàng năm:

3.3.1- Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Hiệu trưởng trực thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước, lập danh sách nâng bậc lương hàng năm đối với ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống gửi về Vụ Tổ chức Cán bộ. Sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Vụ Tổ chức Cán bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Hiệu trưởng ra quyết định nâng bậc lương hàng năm và gửi các quyết định về Vụ Tổ chức Cán bộ để theo dõi.

Vụ trưởng Vụ TCCB quyết định nâng bậc lương hàng năm đối với công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống của cơ quan Bộ, ngành.

3.3.2- Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, Vụ TCCB lập danh sách trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định.

3.3.3- Đối với công chức ngạch cao cấp và tương đương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quyết định.

4. Về thẩm quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch và nâng bậc lương hàng năm ở các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) được thực hiện như sau:

4.1- Đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống, Ban Tổ chức chính quyền ra quyết định tuyển dụng và phân bổ cho các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh.

Cơ quan có người được tuyển dụng chịu trách nhiệm bố trí người hướng dẫn tập sự.

Những người được tuyển dụng vào các đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh khi hết thời gian tập sự nếu đánh giá đạt yêu cầu thì người đứng đầu các Sở, ban, ngành, trường, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch; nếu đánh giá không đạt yêu cầu thì ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định tuyển dụng và báo cáo danh sách về Ban Tổ chức chính quyền (kèm theo các quyết định của từng người) để theo dõi. Ban Tổ chức chính quyền tổng hợp báo cáo về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ vào ngày 15/6 và ngày 15/12 hàng năm.

4.3- Việc nâng bậc lương hàng năm:

4.3.1- Người đứng đầu các Sở, ban, ngành, trường, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước, lập danh sách nâng bậc lương hàng năm đối với ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống gửi về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh. Sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trên ra quyết định nâng bậc lương hàng năm và gửi quyết định của từng người về Ban Tổ chức chính quyền để theo dõi.

4.3.2- Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, Ban Tổ chức chính quyền lập danh sách trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

4.3.3- Đối với công chức ngạch cao cấp và tương đương, Trưởng ban Tổ chức chính quyền lập danh sách trình Chủ tịch UBND tỉnh để đề nghị Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ra quyết định.

5. Các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá công chức hàng năm theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 5/12/1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để làm căn cứ cho việc quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức.

6. Cơ quan quản lý công chức theo thẩm quyền phân cấp có trách nhiệm lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ của công chức. Hồ sơ của công chức bao gồm:

- Bản khai lý lịch gốc và các bản lý lịch do công chức tự khai theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

- Các văn bằng chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng (bản sao).

- Các Quyết định khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch.

- Phiếu đánh giá công chức hàng năm.

- Cập nhật các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình công tác, những thay đổi trong lý lịch.

- Các tài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật, các bản giải trình.

- Các bản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn khiếu nại, tố cáo, bản thành tích liên quan khen thưởng hoặc văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và kỷ luật người công chức.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 32/TCCP-BCTL ngày 20/1/1996 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn nội dung và hình thức thi tuyển vào các ngạch công chức viên chức và Công văn số 498/CB-TCCP ngày 19/10/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc phân cấp tạm thời thẩm quyền quyết định lương công chức viên chức.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

 

 

THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 04/1999/TT-TCCP

Hanoi, March 20, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No. 95/1998/ND-CP OF THE GOVERNMENT ON THE RECRUITMENT, EMPLOYMENT AND MANAGEMENT OF PUBLIC EMPLOYEES

In furtherance of Decree No. 95/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government on the recruitment, employment and management of public employees (Decree No. 95/1998/ND-CP for short), the Government Commission for Organization and Personnel provides the following guidance for implementation:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Each year the agency employing public employees shall work out the recruitment plan and send it to the competent agency managing public employees as stipulated in Article 32 and Article 35 of Decree No. 95/1998/ND-CP for examination and ratification according to the assigned payroll quota.

2. On recruitment conditions:

2.1. Applicants for recruitment must meet all the conditions provided for in Article 6 of Decree No. 95/1998/ND-CP of the Government.

2.2. On personal history: The curriculum vitae must be certified by the People’s Committee of the commune, ward or township of residence of the applicant or by the agency or organization where he/she works or studies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. The certificate of fitness to work issued by the competent medical agency (district hospital and higher).

3. On classification of public employees:

3.1. Public employees of category A are persons with specialization training level from university upward. Persons with college standard recruited after December 2, 1998 shall not be assigned to the specialist category 01.003 and other classes requiring university education but only to public employee class category B.

3.2. Public employees of category D are persons with specialized training under the primary level and recruited into the payrolls before the promulgation of Decree No. 25/CP of May 23, 1993 of the Government providing for the provisional regime of new wages of officials and public employees of administrative and non-business branches and the armed forces. Persons with training below the primary level recruited after May 23, 1993 to do the jobs of: non- specialized worker, car driver, guard of administrative and non-business agencies working under contract within the payroll quota and regulated by the Labor Code. In special cases at a number of agencies when the need arises to recruit public employees of category D, there must be written approval of the Commission for Organization and Personnel of the Government.

II. RECRUITMENT AND EMPLOYMENT OF PUBLIC EMPLOYEES

Section 1. CONDITIONS FOR RECRUITMENT EXAMINATIONS

1. On age for recruitment examinations: The general stipulation is from full 18 to 40 years for men, and from full 18 to 35 years for women. For entrants who have been officers in the armed forces (army and people’s security forces), employees in State enterprises, secretary of Party committee, president of People’s Committee, vice president of People’s Committee of commune, ward or township, the entrance age may be higher but must not exceed 45 years for men and 40 for women,

2. On nationality: The person recruited as public employee must bear only the Vietnamese nationality (under the principle of single nationality stipulated in Article 3 of the Vietnam Nationality Law of June 1st, 1998).

3. For persons who are working in State enterprises or in the armed forces when transferred to the administrative and non-business sector, the following shall be complied with:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. The agency employing public employees shall have to set up an inspection and examination council as stipulated in Article 27 of Decree No. 95/1998/ND-CP and propose to the Organization and Personnel Department (for the ministries and central branches) or the Administration Organization Commission (for the provinces and cities directly under the Central Government) to fill procedures of admission. After the Organization and Personnel Department and the Administration Organization Commission have given their written evaluation, the heads of the following competent agencies shall issue the decision of admission and assignment to the various classes:

a/ The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall appoint the class of principal specialists and equivalents.

b/ The heads of general departments, departments, institutes, schools... directly attached to the ministries; the directors of services, commissions, branches, schools attached to the provinces; the presidents of the People’s Committees of districts, towns and cities attached to the province shall decide the appointment of the specialists class and equivalents down.

Section 2. ORGANIZATION OF RECRUITMENT EXAMINATIONS

1. The organization of recruitment examinations for public employees shall comply with the regulation issued in Decision No. 466/1998/QD-TCCP-BCTL of September 5, 1998 of the Minister-Head of the Commission for Organization and Personnel of the Government.

2. 30 days before the examinations, the agency shall absolutely have to publicly notify on the mass media or post up the notice at public places so that everybody can know and register for the examinations.

The notice shall specify: the conditions and criteria for registering for the examinations, the number to be recruited, the time for registration, the time for guiding the contents of the examinations, the time for attending the examinations, the place of the examinations, the examinations fee, the telephone number for questions and answers...

From now on, an end is put to the signing of contracts of provisional recruitment to work at public employee classes from category C upward. The competent agencies shall also have to organize recruitment as stipulated in this Circular for persons who have signed contracts with the agencies prior to December 2, 1998.

3. Participants in the examinations shall have to go through two compulsory parts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Oral tests (or oral practice).

4. 25 days at the latest after the examinations, the recruitment examinations council must report the results to the minister, the heads of ministerial level agency, agency attached to the Government, the president of the provincial People’s Committee for examinations and decision recognizing the results of the examinations. Within 30 days at the latest after completion of the test, the recruitment examinations council must announce the result of the examinations and the passes at the office of the recruitment examinations agency and send notices to the participants in the examinations. The successful candidate must be one with a number of marks in each part from five upward on a ten-mark scale among entrants with the total highest mark down to the lowest on the list allowed by the payroll quota.

5. Objects of preferences in recruitment examinations:

5.1. Members of ethnic minorities, graduates of specialization training schools with "excellent" rating or war invalids shall have a mark added to their overall result in the examinations.

5.2. Volunteers to work in highlands, deep-lying, remote areas, offshore islands, and children of fallen heroes shall have two marks added to their overall result in the examinations.

5.3. Labor heroes and heroines, heroes and heroines of the armed forces shall have 3 marks added to their overall result in the examinations.

6. Within 15 days after the result of the examinations is announced, if the participant sends an application for revision of the test, the examinations council shall have to organize the revision of the exercise or exercises and reply to the concerned person. After this prescribed time-limit, all applications for revision and all complaints (if any) shall not be taken into consideration.

The test revision commission shall be set up by decision of the Chairman of the Examinations Council after the results of the examinations are announced.

7. When recruiting public employees for work in the highlands, deep-lying and remote areas or offshore islands and after publishing notices on the mass media, if due to too difficult conditions in these areas nobody applies for the recruitment examinations, the president of the provincial People’s Committee shall send a written proposal to the Commission for Organization and Personnel of the Government for consideration so that a separate provision may be adopted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. 40 days at the latest after the recruitment decision is issued the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall make a report to the Commission for Organization and Personnel of the Government on the results of the examinations, the list of class assignments, wage levels of the recruited for monitoring.

2. In case the person to whom the recruitment decision is sent cannot accept the job on schedule as stipulated in Article 15 of Decree No. 95/1998/ND-CP for plausible reason, he /she must send an application for extension of the job acceptance time limit which must be accepted by the agency employing public employees. The extension must not exceed one month.

3. For persons who are working on contracts, if they do not meet the requirements for recruitment after sitting for the examinations, the contracts shall be terminated.

Section 4. ON APPRENTICESHIP AND ASSIGNMENT

1. Apprenticeship regime is intended to help the new recruit into the payroll acquaint himself/herself with the working ambience, learn to do jobs of the public employee class to which he/she shall be assigned, through which to supplement necessary knowledge for the profession, improve his/her specialized skill, ability to write and compile documents, train in the public employee style of work and discipline. As the link between the knowledge for which he/she is trained and reality it shall make the recruit aware of his/her duty and responsibility as a public employee in order to officially assume his/her job and accomplish it well.

2. The apprentice shall have to learn and try to accomplish the following questions in the apprenticeship period:

2.1. To learn the duty of public employees stipulated in Article 6 of the Ordinance on officials and public employees.

2.2. To learn and systematically understand the organizational structure, function and task of the branch (for public employees of category A) and of the agency where he/she is recruited to work.

2.3. To learn the internal regulations and working regulations of the agency; the regime of responsibility in the job to which he/she shall be assigned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5. To learn the regimes, policies and regulations related to the work of the agency in which he/she is working.

2.6. To learn the way of conversing.

2.7. To learn to practice, to solve and carry out the jobs of the public employee class to which he/she shall be assigned and the other jobs to which he/she shall be assigned.

2.8. To practice on the computer on compiling a document (for public employees of category A).

3. The duration of apprenticeship for recruits within the payroll quota shall comply with Article 16 of Decree No.95/1998/ND-CP of the Government.

A number of special cases:

a/ For persons of university level and higher who volunteer and are recruited to the classes requiring secondary or college education, the term of apprenticeship is 6 months.

b/ Persons of secondary education level who volunteer and are recruited into classes requiring primary education, the term of apprenticeship is 3 months.

For the above cases, if later the agency needs working positions of a higher class compatible with their capacity and specialization training, they must go through class upgrading examinations as prescribed and the candidate must have at least 6 years of service at the class he/she is recruited for.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. For persons on working contracts who have paid social insurance premium and who up to December 2,1998 have an apprenticeship time longer than that stipulated in Decision No. 256/TTg of July 15, 1975 of the Prime Minister, who are rated by the agency employing public employees according to provisions of Decree No. 95/1998/ND-CP, as up to requirement and are assigned to the class, the time in excess of the prescribed times for apprenticeship shall be accounted for in order to upgrade their wage level as currently prescribed by the State.

Example: Mr. Pham Xuan K works on contract at public employee class category A had 28 months of service under contract from August 2, 1996 to December 2, 1998. After he participates and successfully passes the examination, the agency employing public employees shall set up the evaluation council as stipulated in Article 19 of Decree No. 95/1998/ND-CP of the Government, if he is rated up to requirement and is assigned to the class, he shall enjoy grade 1 of the class and the date to calculate his raise of wage for the next time shall be August 2, 1998.

4.2. For persons who upon contracting to work had paid social insurance premium, and up to December 2, 1998 thus still falling short of the apprenticeship term stipulated in Decision No. 256/TTg of July 15, 1975 of the Prime Minister but having achieved or exceeded the apprenticeship term stipulated at Decree No. 95/1998/ND-CP, the agency employing public employees shall make an evaluation as stipulated in Article 19 of Decree 95/1998/ND-CP. If the apprentice meets the requirements, he/she shall be appointed to the class. The apprenticeship time beyond the term stipulated in Decree No. 95/1998/ND-CP shall not be included in the time for considering the next wage raise.

Example: Mrs. Le Thi B works on contract at public employee class category A from September 1, 1997 to December 2, 1998 or 15 months. After her successful examinations, the agency employing public employees set up the evaluation council as stipulated in Article 19 of Decree No.95/1998/ND-CP of the Government. She meets the requirements and is assigned to the class where she receives grade 1 of the wage scale of this branch and the time to consider for her next wage lift is December 2,1998.

5. During the apprenticeship of the recruit, the agency managing and employing public employees must create conditions and adopt plans to organize courses to equip the apprentice with the necessary knowledge to complete his/her certificates as required by the class.

The apprentice shall have to take part in all courses and get all required certificates at the end of the apprentice term.

6. Apprentice guide:

6.1. The head of the agency managing and employing public employees must issue a written decision to appoint a guide for the apprentice. Each apprentice shall have one guide. If the apprentice has no guide or if a guide has been appointed but there is still no decision to that effect, the agency shall have to issue a decision to appoint the guide for the apprentice.

6.2. The guide for apprentices must be a capable person with a firm specialized and professional standard, enjoy prestige in the unit and have at least six years of service in the class.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Upon the completion of the apprenticeship term, the apprentice must make a self-valuation report with the following contents:

a/ Ethical norms.

b/ Capacity, standard and result of work during the apprenticeship.

c/ Sense of organization and discipline, observance of internal regulation and working rule of the agency.

d/ Observance of the undertaking, policy and line of the Party and State.

The guide for apprentice must make a written evaluation and remark of the result of the apprenticeship and submit it to the agency managing and employing public employees and must take responsibility for his/her evaluation.

8. Ten days at the latest after receiving the evaluation report on the result of the apprenticeship, the head of the competent agency shall issue the following decision:

8.1. If the apprentice meets the requirements, he/she shall be appointed to the class and receive the wages of grade 1 of the class to which he/she is appointed.

8.2. If the apprentice is not up to requirement, the head must issue a decision to end the effect of the recruitment decision and carry out the stipulations of Article 21 of Decree 95/1998/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The upgrading of class for public employees must be effected through an examination as prescribed. All decisions on class upgrading without examinations shall be invalid.

2. The ministries and branches managing the classes according to specialized branches stipulated in Article 33 of Decree No. 95/1998/ND-CP shall work out the contents of the class upgrading examinations and shall agree with the Commission for Organization and Personnel of the Government so that the ministries, branches and localities can put it into practice on June 30, 1999 at the latest.

3. Each year, the ministries, branches and localities shall work out according to their competence the plans for class upgrading examinations and send them to the Commission for Organization and Personnel of the Government with a view to the unification of opinions and criteria on the candidacy to the examinations. The plan sent to the Commission for Organization and Personnel of the Government shall include:

a/ Existing structure of public employee class at the specialized branches in each unit and agency managed by the ministries, branches and provinces.

b/ Projected criteria for examinations in the year for each class.

c/ Documents to cater for the organization of the class upgrading examinations.

d/ Projected jury (list, class, diplomas and scientific titles)

e/ If the examinations to upgrade from specialist class to principal specialist class are organized by the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, at least 4/5 of the members of the jury must be teachers of the National Administrative Institute.

If the examinations are held to raise a class to its equivalent such as from doctor to principal doctor, post graduate to principal post graduate... on the basis of the guidance of the ministries, the branches managing classes shall, according to the specialized branches stipulated in Article 33 of Decree No. 95/1998/ND-CP the Commission for Organization and Personnel of the Government, reach agreement with the ministries and branches on the jury of each examination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Projected composition of the examination council...

4. On the organization of the examination:

4.1. For the provinces and cities directly under the Central Government, the examination to upgrade the class of specialists to principal specialists and equivalent shall be organized by the Commission for Organization and Personnel of the Government or in coordination with the ministries and branches at the central level once a year on the basis of the structure of classes and the practical requirements of the localities.

4.2. In the ministries and ministerial-level agencies or agencies attached to the Government which do not have the conditions to organize the examinations or in which the number of applicants is too few, they may register with the Commission for Organization and Personnel of the Government to organize a common examination.

4.3. The Commission for Organization and Personnel of the Government shall organize the class upgrading examination from principal specialists to high ranking specialists and equivalent.

4.4. Within 30 days after the completion of the examination, the Examination Council shall have to report on the result of the examination to the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the Provincial People’s Committees for consideration and decision of recognition. 40 days at the latest after the completion of the examination, the Examination Council has to announce the result of the examination and inform the examinees thereof.

4.5. Within 20 days after announcement of the examination result, if the examinee sends in an application for revision, the Examination Council shall have to organize the revision of the tests and reply to the concerned person. Past this time-limit, all applications for revision and all complaints shall not be taken into consideration.

4.6. For the class upgrading examinations in which foreign languages are not yet a required subject, the successful entrants are those having achieved five marks upward on the ten-mark scale and a minimum total of 16 marks (in which the written subjects have a coefficient of 2 and the oral subjects have a coefficient of 1). For the classes in which foreign languages are compulsory, the minimum total of marks is 21 (in which the written subjects have a coefficient of 2, and the oral and foreign languages subjects have a coefficient of 1).

4.7. The rating of the result of the examination is stipulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Good: 21 to under 27 marks.

- Excellent: 27 marks and above.

For the tests in which foreign languages are compulsory:

- Average: 21 to under 28 marks.

- Good: 28 to under 36 marks.

- Excellent: 36 marks and above.

5. Within 15 days after the competent agency recognizes the result of the examination, the examination organizing agency shall send the report to the Commission for Organization and Personnel of the Government and the list of the successful candidates and assign them to the new classes of wage under the guidance of the Commission for Organization and Personnel of the Government for monitoring.

6. The transfer of public employees from one class of specialization to another shall comply with the stipulations in Article 27 of Decree No. 95/1998/ND-CP.

7. Persons who are not yet on the State payroll and receiving wages from the State budget when released from their elected posts shall attend recruitment tests as generally prescribed if they wish to work at administrative and non-business agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The transfer of public employees shall be effected only when there still is place in the payroll quota of the receiving agency.

2. The transferred public employee shall have his/her class of public employee rearranged if he/she is moved to a new content of the job. The agency managing and employing the public employee shall base itself on the newly assigned job and professional criteria of the public employees to rearrange his/her grade and assign him/her to a wage coefficient equivalent to the coefficient in the former grade.

3. A public employee after discharging his/her military service duty shall be given a job by the former agency or organization, the time of his/her military service shall be accounted for when a rise of wage level is considered according to the common stipulation of the State. In case of dissolution or merger of the former agency or organization, the agency which has decided such dissolution or merger shall have to resolve his/her case.

4. Public employees who receive special assignment under Article 29 of Decree No. 95/1998/ND-CP shall retain their old grade, position allowances (if any) and a number of other regimes depending on the budget capacity of the locality.

5. For public employees receiving special assignments to associations which have payroll quotas assigned by the competent State agency, the common regulations concerning public employees shall apply.

III. MANAGEMENT OF PUBLIC EMPLOYEES

1. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government need to revise the titles and professional criteria of the classes of public employees according to the specialized services, propose amendments or supplements or new stipulations and send them to the Commission for Organization and Personnel of the Government for consideration and decision.

2. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government which are entrusted by the Government to manage the public employee classes according to specialized services stipulated in Article 33 of Decree No. 95/1998/ND-CP shall have to organize the implementation of the contents stipulated in Article 34 of Decree No. 95/1998/ND-CP after consulting and getting the consent of the Commission for Organization and Personnel of the Government in order to guide the ministries, branches and localities in the implementation.

3. The assignment of competence in deciding the recruitment (after the applicant passes the recruitment test), the assignment to a class and the annual wage level raise at the ministries and ministerial-level agencies is stipulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For agencies of ministries and branches, the Department for Organization and Personal shall report to the ministry’s leadership to consider and decide or the ministry leadership shall authorize the Head of the Department for Organization and Personnel to decide.

3.2. The agency that recruits public employees shall have to appoint guides for apprentices.

For the persons recruited into general departments, departments, institutes, schools attached to the ministries and rated up to requirement, after completion of their apprenticeship, the head of general department, department, institute and school attached to the Ministries shall sign the decision appointing them to the recruited class; if they are not up to requirement, he shall issue the decision to end the effect of the recruitment decision. He then shall send the list to the Organization and Personnel Department (attached with the decision for each person).

For persons recruited into agencies of ministries and branches, if rated up to requirement, the Head of the Organization and Personnel Department shall issue the decision to appoint them to the set class. If not, the Organization and Personnel Department Head shall issue a decision to terminate the effect of the recruitment decision.

3.3. On annual raises of wage level:

3.3.1. The head of general department, department, institute, and director of the schools attached to the Ministry shall base himself on the guidance of the State, set up the list of eligibles for annual wage lift in the class of specialists and equivalent downward and send it to the Department for Organization and Personnel. After getting the written approval of the Department for Organization and Personnel, the head of general department, department, institute and director shall issue a decision to raise the annual wage level and send the decision to the Department for Organization and Personnel for monitoring...

The head of the Department for Organization and Personnel shall decide to raise the annual wage levels of public employees in the specialist class and equivalent downward at the agencies of ministries and branches.

3.3.2. For public employees in the principal specialist class and equivalent, the Department for Organization and Personnel shall draw up the list and submit it to the ministers and heads of ministerial level agencies and agencies attached to the Government for decision.

3.3.3. For public employees of high-ranking and equivalent, the ministers, heads of ministerial-level agencies, and agencies attached to the Government shall propose to the Minister-Head of the Commission for Organization and Personnel of the Government for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. For public employees of the class of specialists and equivalent down, the Administration Organization Commission shall issue the decision of recruitment and distribution to the agencies and organizations in the province.

4.2. The agency having recruits shall have to appoint guides for apprenticeship.

Persons recruited into units and organizations in the province, at the end of their apprenticeship, if rated up to requirement, the head of the service, commission, branch, school, district, town and city attached to the province shall sign the decision of assignment to the class. If not, he/she shall issue the decision to terminate the effect of the recruitment decision and report the list to the Administration Organization Commission (attached with the decision for each person) for monitoring. The Administration Organization Commission shall integrate the reports and send it to the Commission for Organization and Personnel of the Government on June 15 and December 15 each year.

4.3. On the annual wage raises:

4.3.1. The head of the services, committees, branches, schools, districts, towns and cities attached to the province shall base themselves on the guidance of the State, draw up the list of annual eligibles for wage raise for the class of specialists and equivalent down and send it to the Administration Organization Commission of the province. After consulting and getting the written approval of the said commission, the heads of the above-mentioned agencies and organizations shall issue the decision to raise the annual wage level and send the decision for each person to the Administration Organization Commission for monitoring.

4.3.2. For public employees of class of principal specialists and equivalent, the administration organization commission shall draw up the list and submit it to the leadership of the provincial People’s Committee for decision.

4.3.3. For public employees of high ranking class and equivalent, the head of the Administration Organization Commission shall draw up the list and submit it to the president of the Provincial People’s Committee so that the latter may propose to the Minister-Head of the Commission for Organization and Personnel of the Government to issue the decision.

5. The ministries, branches and localities shall have to organize serious implementation of the annual evaluation of public employees according to the Regulations issued together with Decision No.11/1998/QD-TCCP-CCVC of December 5, 1998 of the Minister-Head of the Commission for Organization and Personnel of the Government as basis for the planning and concrete plans to build the contingent of public employees and train and foster it.

6. The agency managing public employees according to the competence assigned by the allocation of responsibilities shall have to draw up, manage and keep the dossiers of public employees. The dossier comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The diplomas and certificates of training and fostering (copies).

- The decisions of award, discipline, wage raise and class upgrading.

- The annual bills of evaluation of public employees.

- The update of other dossiers arising in the process of work and changes in the curriculum vitae.

- Documents of inspection, verification and conclusion of the competent agencies related to the origin at birth and process of work, awards and disciplines as well as the explanations...

- The self criticisms, the replies to complaints and protests, the enumeration of achievements related to awards or documents on settlement of complaints and denunciations and discipline against public employees.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Circular.

2. This Circular replaces Circular No. 32/TCCP-BCTL of January 20, 1996 of the Commission for Organization and Personnel of the Government on guidance to the contents and forms of recruitment examinations into the classes of public employees and public servants and Official Dispatch No.498/CB-TCCP of October 19, 1993 of the Commission for Organization and Personnel of the Government on the provisional assignment of competence for decision on the wages of public employees and public servants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In the process of implementation, if any difficulty arises, the ministries, branches and localities shall report to the Commission for Organization and Personnel of the Government for study and settlement.

 

 

THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
MINISTER-HEAD




Do Quang Trung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/1999/TT-TCCP ngày 20/03/1999 hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Ban tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.715

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.194.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!