PHÂN PHỐI TIỀN LÃI
Điều 4.
Số tiền lãi thực thu vào Kho bạc Nhà nước từ cho vay Quỹ
hỗ trợ việc làm Trung ương được phân phối như sau:
1/ Trích 40% để bù đắp chi phí
quản lý liên quan đến việc cho vay, thu hồi vốn vay của hệ thống Kho bạc Nhà nước
( trong đó 30% bù đắp chi phí quản lý, 10% chi hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp làm
công tác cho vay, thu nợ.)
2/ Trích 26% - 30% ( tỷ lệ cụ thể
của từng địa phương theo phụ lục đính kèm ) để hỗ trợ công tác hướng dẫn, thẩm
định, tổ chức thực hiện và quản lý dự án tại địa bàn từ cấp cơ sở ( xã, phường,
chủ dự án) đến Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố (kể cả các đoàn thể
có triển khai dự án trên địa bàn từ nguồn vốn do đoàn thể Trung ương ra quyết định
cho vay).
3/ Trích 4% chuyển về Kho bạc
Nhà nước Trung ương để hỗ trợ kinh phí hoạt động của các cơ quan quản lý chương
trình ở Trung ương và cơ quan Trung ương các đoàn thể, Bộ ngành được phân bổ
nguồn vốn cho vay.
4/ Phần còn lại chuyển về Kho bạc
Nhà nước Trung ương để lập Quỹ dự phòng rủi ro.
Điều 5. Số tiền
lãi thực thu vào Kho bạc Nhà nước từ cho vay Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương được
phân phối như sau:
1/ Trích 40% để bù đắp chi phí
liên quan đến việc quản lý cho vay, thu hồi vốn vay của hệ thống Kho bạc Nhà nước
(trong đó 30% bù đắp chi phí quản lý, 10% chi hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp làm
công tác cho vay, thu nợ.)
2/ Trích 30% để hỗ trợ công tác
hướng dẫn, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý dự án tại địa bàn từ cấp cơ
sở ( xã, phường, chủ dự án) đến Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh.
3/ Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi
ro để lại địa phương (được quản lý tại Kho bạc Nhà nước tỉnh ).
Điều 6.
Phân cấp quyết định phân phối tiền lãi cho vay:
1/ Ở cấp tỉnh căn cứ số tiền lãi
thực thu được do Kho bạc Nhà nước tỉnh thông báo, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết
định phân phối cho các đơn vị được hưởng (bao gồm cả các dự án của các đoàn thể,
Bộ ngành triển khai trên địa bàn do cơ quan Trung ương các đoàn thể, Bộ ngành
ra quyết định cho vay ) theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội sau
khi có ý kiến tham gia của Sở Tài chính Vật giá. Tuỳ theo điều kiện của từng tỉnh,
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động Thương
binh và Xã hội ra quyết định phân phối.
2/ Ở cấp Trung ương căn cứ vào số
kinh phí thực chuyển về do Kho bạc Nhà nước Trung ương thông báo, Bộ trưởng Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định phân phối cho các đơn vị trên cơ sở
đề nghị của Giám đốc Văn phòng chương trình Quốc gia về việc làm.
SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ KINH
PHÍ TỪ NGUỒN TIỀN LÃI ĐƯỢC CẤP
Điều 7.
Đối với khoản tiền lãi 40% dành bù đắp chi phí liên quan
đến việc quản lý cho vay, thu hồi vốn vay của hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc
Nhà nước Trung ương hướng dẫn việc quản lý , sử dụng theo đúng quy định hiện
hành.
Điều 8.
Đối với các khoản tiền lãi 26% - 30% dành cho các đơn vị
quản lý chương trình ở địa phương và 4% dành cho các đơn vị quản lý chương
trình ở Trung ương sử dụng và quyết toán như sau:
1/ Nội dung chi:
- Chi hỗ trợ về văn phòng phẩm,
in ấn tài liệu phục vụ triển khai tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn xây dựng dự án,
xét duyệt thẩm định dự án, thông tin báo cáo và quản lý các dự án.
- Chi hướng dẫn nghiệp vụ , sơ kết,
tổng kết công tác cho vay giải quyết việc làm. Mức chi thực hiện theo chế độ
quy định của Nhà nước đối với hội nghị.
- Chi cho công tác tuyên truyền,
hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chi làm thêm giờ, công tác phí
cho cán bộ trực tiếp thẩm định, kiểm tra theo dõi, quản lý dự án. Mức chi theo
chế độ Nhà nước quy định.
- Chi lương cho cán bộ hợp đồng
trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra, theo dõi quản lý dự án theo mức
lương ghi trong hợp đồng phù hợp với quy định của Nhà nước.
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản,
dụng cụ văn phòng phục vụ công tác cho vay giải quyết việc làm (bàn ghế, tủ,
máy vi tính, máy phô tô ), hỗ trợ mua sắm phương tiện đi lại (xe máy, xuồng,
ghe) đối với những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng sông nước đi lại
khó khăn để phục vụ công tác kiểm tra, thẩm định cho vay, thu hồi nợ.
- Chi cho công tác khảo sát, điều
tra lao động và đánh giá chương trình, hỗ trợ nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện
chính sách, soạn thảo và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình.
- Chi khen thưởng cho đơn vị, cá
nhân có nhiều thành tích trong công tác hướng dẫn, tổ chức cho vay và thu hồi vốn
vay của chương trình. Mức chi tối đa đối với đơn vị là 400.000 đồng/ năm, cá
nhân là 200.000 đồng/năm. Riêng đối với những tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn thấp mức
dưới 3%, vốn tồn đọng thấp mức dưới 5% mức chi tối đa đối với đơn vị là
1.000.000 đồng/ năm, cá nhân là 500.000 đồng/năm.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
khen thưởng đối với các đơn vị ở địa phương là Chủ tịch UBND tỉnh, đối với các
Bộ ngành, Hội đoàn thể ở Trung ương do Bộ trưởng, Chủ tịch cơ quan Trung ương Hội
đoàn thể.
- Chi cho hỗ trợ tiền xăng xe,
công tác phí đối với cán bộ các cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương các cấp,
các đoàn thể tham gia đi thu nợ trong trường hợp không đòi được nợ ( không được
thanh toán 5% trên tổng số tiền thực thu nợ gốc quy định tại điểm 1, Điều 9 của
Quy chế này).
2/ Lập dự toán:
Hàng năm các đơn vị được phân phối
tiền lãi lập dự toán chi tiết đến từng mục chi theo quy định của mục lục NSNN
hiện hành gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước, Tài chính đồng cấp ( ở địa phương gửi
Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính Vật giá tỉnh; ở Trung ương gửi Kho bạc Nhà nước
Trung ương và Vụ Hành chính sự nghiệp -Bộ Tài chính) làm cơ sở cấp kinh phí. Đầu
quý IV hàng năm, căn cứ số lãi được phân phối trong năm theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền và yêu cầu nhiệm vụ phát sinh trong năm, các đơn vị lập dự
toán điều chỉnh gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước, Tài chính đồng cấp làm cơ sở theo
dõi quản lý và quyết toán.
Riêng đối với các chủ dự án cấp
xã được chi theo số phân bổ và các nội dung quy định tại quy chế này, quyết
toán các khoản chi chung vào chi phí nghiệp vụ chuyên môn ( mục 119, tiểu mục
chi khác).
3/ Quyết toán:
Hàng năm các đơn vị quyết toán
nguồn lãi được phân phối và kinh phí sử dụng với cơ quan tài chính như sau:
- Đối với kinh phí phân phối
theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh đơn vị quyết toán với Sở Tài chính Vật
giá (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước về số kinh phí cấp), Sở Tài chính Vật giá
tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính.
- Đối với kinh phí phân phối
theo quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đơn vị quyết toán với Bộ
Tài chính.
- Đối với số kinh phí phân phối
cho Kho bạc Nhà nước tỉnh: Kho bạc Nhà nước tỉnh quyết toán với Kho bạc Nhà nước
Trung ương. Kho bạc Nhà nước Trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Việc chi tiêu phải theo đúng dự
toán được duyệt, trường hợp điều chỉnh nội dung chi tiêu trong phạm vi số vốn
được duyệt, đơn vị phải có công văn gửi cơ quan Kho bạc, Tài chính đồng cấp để
xin điều chỉnh. Mọi trường hợp chi tiêu ngoài dự toán được duyệt đều không được
chấp nhận quyết toán. Những đơn vị không báo cáo quyết toán năm, cơ quan Kho bạc
có quyền đình chỉ chuyển tiền lãi cho đơn vị cho đến khi đơn vị có báo cáo quyết
toán mới chuyển tiền lãi đợt tiếp theo.
Điều 9.
Khoản tiền lãi chuyển về Kho bạc Nhà nước Trung ương để
trích lập quỹ dự phòng rủi ro (thu được từ nguồn Quỹ hỗ trợ việc làm Trung
ương) được sử dụng và quyết toán như sau:
1/ Nội dung chi:
- Bù đắp các khoản vốn vay từ
nguồn vốn của Trung ương bị tổn thất do các nguyên nhân bất khả kháng được cấp
có thẩm quyền quyết định xoá nợ.
- Trích bồi dưỡng cho cơ quan
công an, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan chính quyền các cấp, các đoàn thể có
tham gia thu hồi nợ quá hạn khó đòi.
- Chi trả toà án phí theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
- Bổ sung Quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sau khi đã
thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2/ Cấp phát và quyết toán:
- Đối với các khoản vốn vay bị rủi
ro bất khả kháng được xử lý xoá nợ nợ thực hiện theo quy định cuả Liên Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xử lý đối với
các dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm bị rủi ro bất khả kháng.
- Đối với các khoản vốn vay nợ
quá hạn khó đòi: Kho bạc Nhà nước đã đôn đốc nhiều lần nhưng chủ dự án cố tình
dây dưa không chịu trả, buộc phải chuyển hồ sơ dự án sang cơ quan chính quyền,
công an, pháp luật để phối hợp thu nợ, sau khi chủ dự án trả nợ (vốn gốc và
lãi, kể cả lãi phạt quá hạn) Kho bạc Nhà nước chi trả bồi dưỡng cho các cơ quan
tham gia thu nợ số tiền bằng 5% trên tổng số vốn gốc thu được.
- Nguồn chi trả cho các cơ quan
phối hợp thu nợ: Kho bạc Nhà nước địa phương tạm ứng kinh phí để chi trả đồng
thời 6 tháng và hàng năm báo cáo với Kho bạc Nhà nước Trung ương (gửi kèm bảng
kê chứng từ có liên quan về việc bồi dưỡng cho các cơ quan tham gia thu nợ ) để
làm cơ sở xem xét cấp kinh phí hoàn trả lại số kinh phí kho bạc địa phương. Kho
bạc Nhà nước Trung ương có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo quyết toán với Liên Bộ số
kinh phí đã chi phí cho việc thu nợ khó đòi.
- Đối với các dự án nợ quá hạn
khó đòi phải chuyển hồ sơ cho toà án: Kho bạc Nhà nước địa phương nộp tiền tạm ứng
án phí theo quy định về án phí, lệ phí của Toà án. Sau đó căn cứ quyết định của
Toà án, trường hợp Kho bạc Nhà nước không phải chịu án phí được hoàn trả lại
toàn bộ tiền án phí, trường hợp phải chịu một phần án phí, Kho bạc Nhà nước lập
báo cáo quyết toán (kèm bảng kê chứng từ nộp án phí) gửi Kho bạc Nhà nước TW để
làm cơ sở cấp kinh phí hoàn trả chi phí về án phí mà Kho bạc Nhà nước địa
phương.
Điều 10.
Khoản tiền lãi để trích lập quỹ dự phòng rủi ro (thu được
từ cho vay Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương) nêu tại điểm 3, Điều 5 được sử dụng
cho các nội dung sau:
- Bù đắp các khoản vốn vay từ
nguồn vốn của địa phương bị tổn thất do các nguyên nhân bất khả kháng được Uỷ
ban Nhân dân tỉnh quyết định xoá nợ.
- Trích bồi dưỡng cho cơ quan
công an, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan chính quyền các cấp, các đoàn thể có
tham gia thu hồi nợ quá hạn khó đòi.
- Chi trả toà án phí theo quy định
hiện hành của Nhà nước
- Bổ sung Quỹ hỗ trợ việc làm địa
phương.
Việc phân phối và sử dụng theo
quyết định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính Vật giá địa phương.
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH TỶ LỆ TRÍCH LÃI HỖ TRỢ KINH PHÍ
QUẢN LÝ CHO CÁC ĐƠN VỊ Ở ĐỊA PHƯƠNG
Số TT
|
Tên địa phương
|
Tỷ lệ trích lãi
|
1
|
Hà Nội
|
26%
|
2
|
Hải Phòng
|
26%
|
3
|
TP. Hồ Chí
Minh
|
26%
|
4
|
TP - Đà nẵng
|
26%
|
5
|
Hà Tây
|
26%
|
6
|
Hà Nam
|
26%
|
7
|
Nam Định
|
26%
|
8
|
Hải Dương
|
26%
|
9
|
Hưng Yên
|
26%
|
10
|
Thái Bình
|
26%
|
11
|
Long An
|
28%
|
12
|
Tiền Giang
|
28%
|
13
|
Bến Tre
|
28%
|
14
|
Đồng tháp
|
28%
|
15
|
Vĩnh Long
|
28%
|
16
|
An Giang
|
28%
|
17
|
Kiên Giang
|
28%
|
18
|
Cần Thơ
|
28%
|
19
|
Bạc Liêu
|
28%
|
20
|
Cà Mau
|
28%
|
21
|
Trà Vinh
|
28%
|
22
|
Sóc Trăng
|
28%
|
23
|
Bắc Giang
|
26%
|
24
|
Bắc Ninh
|
26%
|
25
|
Phú Thọ
|
28%
|
26
|
Vĩnh Phúc
|
28%
|
27
|
Ninh Bình
|
26%
|
28
|
Thanh Hoá
|
30%
|
29
|
Nghệ An
|
30%
|
30
|
Hà Tĩnh
|
30%
|
31
|
Quảng Bình
|
30%
|
32
|
Quảng Trị
|
30%
|
33
|
TT- Huế
|
30%
|
34
|
Bình Thuận
|
30%
|
35
|
Bà rịa -Vũng
tàu
|
28%
|
36
|
Đồng Nai
|
26%
|
37
|
Bình Dương
|
26%
|
38
|
Bình Phước
|
30%
|
39
|
Tây Ninh
|
28%
|
40
|
Quảng Nam
|
30%
|
41
|
Bình Định
|
30%
|
42
|
Khánh Hoà
|
28%
|
43
|
Quảng Ngãi
|
30%
|
44
|
Phú Yên
|
30%
|
45
|
Ninh Thuận
|
30%
|
46
|
Bắc Cạn
|
30%
|
47
|
Thái Nguyên
|
30%
|
48
|
Cao Bằng
|
30%
|
49
|
Lạng Sơn
|
30%
|
50
|
Tuyên Quang
|
30%
|
51
|
Hà Giang
|
30%
|
52
|
Yên Bái
|
30%
|
53
|
Lào Cai
|
30%
|
54
|
Hoà Bình
|
30%
|
55
|
Sơn La
|
30%
|
56
|
Lai Châu
|
30%
|
57
|
Lâm Đồng
|
30%
|
58
|
Gia Lai
|
30%
|
59
|
Đắc Lắc
|
30%
|
60
|
Kon Tum
|
30%
|
61
|
Quảng Ninh
|
30%
|