Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 51/2008/QĐ-BLĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành: 05/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 51/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ trường cao đẳng nghề.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội có trường cao đẳng nghề; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TCDN (20b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

ĐIỀU LỆ MẪU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều lệ mẫu này quy định về việc tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng nghề công lập và trường cao đẳng nghề tư thục (sau đây gọi chung là trường cao đẳng nghề).

Điều 2. Địa vị pháp lý của trường cao đẳng nghề

1. Trường cao đẳng nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ mẫu này.

2. Trường cao đẳng nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 3. Nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng nghề

1. Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng nghề gồm các cấu phần sau: “Trường cao đẳng nghề + lĩnh vực hoặc nhóm nghề đào tạo chính hoặc tên riêng (nếu có)”.

2. Tên trường không được trùng với tên trường đã thành lập trước đó.

3. Tên bằng tiếng Việt của trường được ghi trong quyết định thành lập, con dấu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh của trường.

Điều 4. Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng nghề

1. Trường cao đẳng nghề chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng nghề thuộc quyền quản lý theo quy định của Điều lệ mẫu này.

Điều 5. Điều lệ của trường cao đẳng nghề

1. Căn cứ vào Điều lệ mẫu này, các trường cao đẳng nghề xây dựng Điều lệ của trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định như sau:

a) Điều lệ của trường cao đẳng nghề công lập do Hội đồng trường quyết nghị và trình cơ quan chủ quản trường phê duyệt;

b) Điều lệ của trường cao đẳng nghề tư thục do Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường quyết nghị và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề phê duyệt;

2. Điều lệ của trường cao đẳng nghề gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên trường;

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;

c) Các hoạt động dạy nghề, trong đó ghi rõ danh mục các nghề mà trường đào tạo và các cấp trình độ đào tạo của từng nghề;

d) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề;

đ) Nhiệm vụ và quyền của người học nghề;

e) Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường;

g) Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị của trường;

h) Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;

i) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

3. Hồ sơ phê duyệt Điều lệ gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt (theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định này);

b) Bốn (04) bản Điều lệ của trường;

c) Bản sao Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng nghề.

4. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ và quyết định phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng nghề:

a) Các trường cao đẳng nghề gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này về cơ quan chủ quản trường đối với các trường cao đẳng nghề công lập thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; gửi về Tổng cục Dạy nghề đối với các trường cao đẳng nghề tư thục;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm xem xét, quyết định phê duyệt Điều lệ (theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quyết định này). Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt phải trả lời bằng văn bản cho trường biết và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ được phê duyệt, các cơ quan, tổ chức quyết định phê duyệt Điều lệ có trách nhiệm gửi 01 bản quyết định kèm theo Điều lệ đã được phê duyệt cho trường để thực hiện, 01 bản về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi quản lý và 01 bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của trường cao đẳng nghề để thực hiện quản lý theo địa bàn.

5. Phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung:

Trường hợp trường cao đẳng nghề sửa đổi, bổ sung Điều lệ của trường mình thì làm văn bản đề nghị phê duyệt bổ sung (theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quyết định này) và những nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 4 của Điều này.

Chương 2.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Điều 6. Nhiệm vụ

1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

7. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

8. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

9. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

10. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

12. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

13. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền hạn

1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.

2. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.

3. Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Điều lệ của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.

4. Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

6. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.

7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Điều 8. Cơ cấu tổ chức của trường

1. Hội đồng trường được thành lập đối với trường cao đẳng nghề công lập, Hội đồng quản trị được thành lập đối với trường cao đẳng nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên.

2. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng.

3. Các hội đồng tư vấn.

4. Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác.

5. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường.

6. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề.

7. Các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (nếu có).

8. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội.

Điều 9. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.

2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của trường;

b) Quyết nghị về Điều lệ hoặc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định pháp luật;

d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường;

đ) Giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 12 của Điều lệ mẫu này bổ nhiệm hiệu trưởng;

e) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của nhà trường theo quy định của pháp luật.

3. Thành phần tham gia hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ quản lý, đại diện các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp của trường (nếu có). Tổng số các thành viên hội đồng trường là một số lẻ, gồm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng và các thành viên khác. Chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng do các thành viên của hội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu.

4. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là năm năm. Hội đồng trường được sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của nhà trường trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của hội đồng trường.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập,hoạt động, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường đối với trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc.

5. Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất ba tháng một lần và do chủ tịch hội đồng triệu tập. Quyết định của hội đồng trường chỉ có hiệu lực khi có quá nửa thành viên hội đồng nhất trí. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng.

Điều 10. Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.

2. Hội đồng quản trị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 2 Điều 9 của Điều lệ mẫu này và có quyền lựa chọn hiệu trưởng để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận.

3. Tổng số thành viên của Hội đồng quản trị là một số lẻ và có không quá 11 thành viên, gồm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng và các thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức hoặc nhóm cá nhân xin thành lập trường đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập hội đồng quản trị được thực hiện theo nguyên tắc bầu trực tiếp bằng phiếu kín tại đại hội các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là năm năm. Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của nhà trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng.

4. Hội đồng quản trị họp thường kỳ ít nhất ba tháng một lần và do chủ tịch hội đồng triệu tập. Quyết định của Hội đồng quản trị chỉ có hiệu lực khi có quá nửa thành viên hội đồng nhất trí. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng.

5. Đối với trường tư thục do một cá nhân đầu tư thành lập thì cá nhân sở hữu trường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường;

b) Có bằng thạc sĩ trở lên về một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà trường;

c) Có thâm niên giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là năm năm.

2. Điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng

a) Đối với trường công lập, tuổi đời khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ;

b) Đối với trường tư thục, hiệu trưởng phải đảm bảo điều kiện không phải là công chức, viên chức nhà nước.

Điều 12. Bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục theo đề nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường.

3. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là năm năm.

Điều 13. Nhiệm vụ của hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ mẫu này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường đối với trường công lập quy định tại khoản 2 Điều 9, của hội đồng quản trị đối với trường tư thục quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ mẫu này.

2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

3. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và người học.

4. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

5. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.

6. Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

7. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền của hiệu trưởng

1. Quyết định các biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định tại các Điều 6 và 7 của Điều lệ mẫu này.

2. Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật và Điều của trường.

3. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

4. Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.

5. Quyết định bổ nhiệm các chức vụ trưởng, phó phòng, khoa, bộ môn trực thuộc trường và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ dạy nghề của trường theo phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường công lập) theo quyết nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường (đối với trường tư thục).

6. Cấp bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 15. Phó hiệu trưởng

1. Phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực quản lý lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;

b) Có trình độ đại học trở lên. Riêng phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, ngoài các tiêu chuẩn trên, phải có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của trường và có đủ tiêu chuẩn như đối với hiệu trưởng.

2. Điều kiện bổ nhiệm phó hiệu trưởng:

a) Đối với trường công lập, tuổi đời khi bổ nhiệm phó hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ;

b) Đối với trường tư thục, phó hiệu trưởng phải đảm bảo điều kiện không phải là công chức, viên chức nhà nước.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

a) Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do hiệu trưởng giao;

b) Khi giải quyết công việc được hiệu trưởng giao, phó hiệu trưởng thay mặt hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.

5. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là năm năm.

Điều 16. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề

1. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề (sau đây gọi tắt là hội đồng thẩm định) là tổ chức tư vấn giúp hiệu trưởng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề của trường.

2. Hội đồng thẩm định gồm: giáo viên, cán bộ quản lý của trường; cán bộ khoa học, kỹ thuật và người sử dụng lao động am hiểu về nghề được thẩm định. Hội đồng thẩm định có từ năm đến chín thành viên tùy theo chương trình, giáo trình thẩm định. Hội đồng thẩm định có chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và các ủy viên hội đồng.

3. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng. Mỗi hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định chương trình, giáo trình của một nghề. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mỗi thành viên hội đồng thẩm định do hiệu trưởng quy định. Hội đồng thẩm định tự giải tán sau khi hoàn thành công việc do hiệu trưởng giao.

4. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định:

a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng;

b) Cuộc họp thẩm định chương trình, giáo trình của hội đồng phải bảo đảm có mặt ít nhất 3/4 tổng số thành viên của hội đồng;

c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thành viên của hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá công khai những mặt được và chưa được của chương trình, giáo trình được thẩm định. Chủ tịch hội đồng kết luận về kết quả thẩm định trên cơ sở biểu quyết theo đa số của các thành viên hội đồng có mặt tại cuộc họp thẩm định chương trình, giáo trình. Các ý kiến khác với kết luận của chủ tịch hội đồng được bảo lưu và trình hiệu trưởng trường.

Điều 17. Các hội đồng tư vấn khác

Các hội đồng tư vấn khác trong trường cao đẳng nghề do hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng.

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động, các thành viên của từng hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.

Điều 18. Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn nghiệp vụ khác

1. Phòng đào tạo

Các trường cao đẳng nghề đều phải thành lập phòng đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

a) Giúp hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy hằng năm và kế hoạch đào tạo dài hạn của nhà trường;

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề;

- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề;

- Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề;

- Quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

b) Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, của cơ quan quản lý cấp trên và của hiệu trưởng.

c) Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của hiệu trưởng.

2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các mảng công việc chủ yếu của trường như: hành chính, quản trị; tổ chức, cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; quản lý học sinh;quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản.

3. Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này có trưởng phòng và có thể có một hoặc một số phó trưởng phòng do hiệu trưởng bổ nhiệm. Tuổi đời khi bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trường cao đẳng nghề công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

4. Hiệu trưởng quyết định thành lập phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong Điều lệ của trường quy định tại Điều 5 của Điều lệ mẫu này.

Điều 19. Các khoa, bộ môn thuộc trường

1. Các khoa được tổ chức theo nghề hoặc nhóm nghề đào tạo; bộ môn trực thuộc trường được tổ chức theo nhóm các môn học chung. Căn cứ vào quy mô, ngành nghề đào tạo, hiệu trưởng quyết định thành lập khoa, bộ môn trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong Điều lệ của trường quy định tại Điều 5 của Điều lệ mẫu này.

2. Khoa, bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ:

a) Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường;

b) Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

c) Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề;

d) Quản lý giáo viên, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình;

đ) Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề;

e) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng.

3. Khoa, bộ môn trực thuộc trường có trưởng khoa, trưởng bộ môn và có thể có các phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn do hiệu trưởng bổ nhiệm.

Trưởng khoa, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của khoa, bộ môn theo nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều này và theo phân cấp của hiệu trưởng.

Điều 20. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề và doanh nghiệp thuộc trường

1. Trường cao đẳng nghề được thành lập các đơn vị trực thuộc để phục vụ cho hoạt động dạy nghề như: thư viện; trung tâm nghiên cứu khoa học; trung tâm ứng dụng kỹ thuật, công nghệ; xưởng thực hành; phòng truyền thống; câu lạc bộ; nhà văn hóa - thể dục, thể thao; ký túc xá và nhà ăn.

Việc tổ chức và quản lý hoạt động của các đơn vị này do hiệu trưởng quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Trường cao đẳng nghề được thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, dịch vụ tạo điều kiện cho người học nghề và giáo viên của nhà trường thực hành, thực tập nâng cao tay nghề. Việc thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, dịch vụ và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường cao đẳng nghề hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường cao đẳng nghề hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của tổ chức và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu dạy nghề.

Chương 4.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Điều 22. Nguyên lý và phương châm dạy nghề

Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; đảm bảo tính giáo dục toàn diện.

Điều 23. Nghề đào tạo

1. Trường cao đẳng nghề được đào tạo các nghề trong danh mục nghề đào tạo theo quy định. Việc mở thêm nghề đào tạo mới chưa có trong danh mục nghề đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trường cao đẳng nghề phải thường xuyên dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trường lao động để kịp thời điều chỉnh quy mô, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo của trường.

Điều 24. Chương trình và giáo trình

1. Căn cứ vào chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho từng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, trường cao đẳng nghề tổ chức xây dựng và ban hành chương trình dạy nghề của trường mình.

2. Trường cao đẳng nghề tổ chức xây dựng, ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các chương trình dạy nghề thường xuyên.

3. Trường cao đẳng nghề phải thường xuyên đánh giá, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và dịch vụ.

4. Trường cao đẳng nghề tổ chức biên soạn và ban hành giáo trình dạy nghề để làm tài liệu giảng dạy, học tập của trường. Giáo trình dạy nghề phải cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình dạy nghề đối với mỗi mô-đun, môn học.

Điều 25. Tuyển sinh

1. Trường cao đẳng nghề xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của nhà trường.

2. Trường cao đẳng nghề tổ chức tuyển sinh học nghề theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 26. Kiểm tra, thi và đánh giá

Trường cao đẳng nghề thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người học theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp, Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 27. Cấp và quản lý bằng, chứng chỉ nghề

Trường cao đẳng nghề thực hiện việc cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chương 5.

GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN

Điều 28. Tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề

1. Giáo viên dạy nghề phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

2. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề.

a) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

b) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

c) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

d) Trường hợp giáo viên dạy nghề quy định tại các điểm a, b và c của khoản này không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề;

đ) Các chuẩn nghề nghiệp khác của giáo viên dạy nghề được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 29. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật; chấp hành quy chế, nội quy của trường; tham gia các hoạt động chung trong trường và với địa phương nơi trường đặt trụ sở.

3. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất đạo đức; giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo.

4. Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học nghề; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học nghề.

5. Chịu sự giám sát của nhà trường về nội dung, chất lượng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

6. Hoàn thành các công việc khác được trường, khoa hoặc bộ môn phân công.

7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Quyền của giáo viên

1. Được bố trí giảng dạy theo chuyên ngành được đào tạo.

2. Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

3. Được sử dụng giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật của trường để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

5. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề. Được thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển dạy nghề, tổ chức quản lý của trường và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.

6. Được nghỉ hè, nghỉ học kỳ, nghỉ tết âm lịch, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

7. Được hợp đồng thỉnh giảng và thực nghiệm khoa học tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 29 của Điều lệ mẫu này.

8. Được hưởng các chính sách quy định tại các Điều 80, 81 và 82 của Luật giáo dục; khoản 2 Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề.

9. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền của cán bộ, nhân viên

Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong các trường cao đẳng nghề có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, chức trách được phân công; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và trong hợp đồng lao động.

Điều 32. Việc tuyển dụng giáo viên và cán bộ, nhân viên

1. Giáo viên và cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong các trường cao đẳng nghề công lập được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật lao động.

2. Giáo viên và cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong các trường cao đẳng nghề tư thục được tuyển dụng theo quy định của pháp luật lao động.

Chương 6.

NGƯỜI HỌC NGHỀ

Điều 33. Nhiệm vụ của người học nghề

1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường.

2. Tôn trọng giáo viên, cán bộ và nhân viên; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; thực hiện quy chế, nội quy của trường, chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Đóng học phí theo quy định.

4. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, của cơ sở sản xuất nơi thực hành, thực tập.

6. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

7. Thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh; tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.

Điều 34. Quyền của người học nghề

1. Được học tập, rèn luyện theo mục tiêu dạy nghề hoặc hợp đồng học nghề đã giao kết với nhà trường.

2. Được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình, được học lưu ban.

3. Được bảo lưu kết quả học tập theo quy định của pháp luật.

4. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

5. Được cấp bằng, chứng chỉ nghề tương ứng với trình độ đào tạo theo quy định.

6. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường.

7. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện của nhà trường phục vụ việc học tập, thực hành, thực tập nghề và các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Được bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình học tập, thực hành, thực tập nghề theo quy định của pháp luật.

8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của tập thể người học nghề kiến nghị với nhà trường về các giải pháp góp phần xây dựng trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.

9. Được hưởng các chính sách đối với người học nghề theo quy định của pháp luật.

Chương 7.

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 35. Quản lý và sử dụng tài sản

1. Trường cao đẳng nghề công lập quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trang thiết bị, tài sản được nhà nước giao và tài sản do trường đầu tư, mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảo các hoạt động dạy nghề của trường.

2. Trường cao đẳng nghề tư thục quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật đối với đất đai và tài sản nhà nước giao hoặc cho thuê và các tài sản khác thuộc sở hữu của nhà đầu tư để đảm bảo các hoạt động dạy nghề của trường.

3. Hàng năm, nhà trường phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Nguồn tài chính

1. Nguồn tài chính của trường cao đẳng nghề công lập

a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên;

- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác.

b) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường gồm:

- Học phí do người học đóng;

- Thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

c) Các nguồn viện trợ, tài trợ.

d) Các nguồn khác.

2. Nguồn tài chính của trường cao đẳng nghề tư thục

a) Thu học phí, lệ phí theo quy định của nhà nước.

b) Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.

d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học dạy nghề;

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức;

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;

- Kinh phí khác.

e) Nguồn khác: tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 37. Nội dung chi

1. Chi thường xuyên, bao gồm:

a) Chi cho các hoạt động dạy nghề theo chức năng nhiệm vụ được giao;

b) Chi cho hoạt động sản xuất, dịch vụ của trường kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.

2. Chi không thường xuyên, bao gồm:

a) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;

b) Chi thực hiện chương trình mục tiêu;

c) Chi thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;

d) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên;

đ) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

g) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;

h) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

i) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Quản lý tài chính

1. Trường cao đẳng nghề công lập thực hiện việc quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Trường cao đẳng nghề tư thục thực hiện việc quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.

Chương 8.

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 39. Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp

Trường cao đẳng nghề có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề, bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.

2. Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề của trường; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập của người học nghề.

3. Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.

4. Phối hợp với doanh nghiệp tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề gắn dạy nghề với thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

5. Hợp tác với doanh nghiệp để dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.

6. Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Điều 40. Quan hệ giữa nhà trường với gia đình người học nghề

1. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chế tuyển sinh học nghề và các chính sách, chế độ đối với người học nghề hàng năm.

2. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình người học nghề để làm tốt công tác giáo dục đối với người học nghề nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học.

Điều 41. Quan hệ giữa nhà trường với xã hội

1. Trường thực hiện liên kết với các cơ sở sản xuất, các cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các cơ sở đào tạo khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, người học nghề tham quan, thực tập, thực hành sản xuất, ứng dụng công nghệ để gắn việc giảng dạy, học tập với thực tế sản xuất.

2. Trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ, ngành, địa phương có liên quan, với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc xác định nhu cầu dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

3. Trường phối hợp với các cơ sở văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo điều kiện để người học tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

4. Trường phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Chương 9.

THANH TRA, KIỂM TRA; KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 42. Thanh tra, kiểm tra

1. Trường cao đẳng nghề tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trường cao đẳng nghề chịu sự kiểm tra, thanh tra của thanh tra dạy nghề, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan chủ quản (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Khen thưởng

Cá nhân và tập thể trường cao đẳng nghề thực hiện tốt Điều lệ mẫu này, có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp dạy nghề, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Xử lý vi phạm

1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Điều lệ mẫu này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Trường cao đẳng nghề, các đơn vị, tổ chức của trường có hành vi vi phạm các quy định của Điều lệ mẫu này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm nói tại các khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật./.

 

Mẫu số 1. Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề

TÊN TRƯỜNG…
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số:       /…

……, ngày… tháng… năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TRƯỜNG…

Kính gửi: ………………

- Tên trường cao đẳng nghề:.................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế: (nếu có)............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở đào tạo hoặc chi nhánh (nếu có):....................................................................

- Điện thoại:…………………; Fax:…………………… E-mail:....................................................

- Ngày thành lập……………......... theo Quyết định số:…………… ngày....................................

Ngày… tháng… năm…Hội đồng trường/Hội đồng quản trị/cá nhân sở hữu trường… đã quyết nghị Điều lệ của trường theo Nghị quyết số........

(Kèm theo 04 bản Điều lệ của trường cao đẳng nghề)

Trường………………………… đề nghị........................xem xét, phê duyệt./.

 

 

Chủ tịch Hội đồng trường/Hội đồng quản trị/Cá nhân sở hữu trường
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 2. Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề

TÊN CƠ QUAN (1)
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số:       /QĐ-…(2)

…(3)…, ngày… tháng… năm…(4)

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Điều lệ của…(5)

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)

Căn cứ………………………………………………(7).................................................................

..........................................................................................................................................

Theo đề nghị của..................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ của…(5)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. …(8)

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- …;
- Lưu: VT,…

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (9)
(Chữ ký, dấu)



Nguyễn Văn A

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan ban hành quyết định.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định.

(3) Địa danh.

(4) Năm ban hành quyết định.

(5) Tên trường.

(6) Ghi thẩm quyền ban hành quyết định (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

(7) Các căn cứ để ban hành Quyết định.

(8) Tên các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành.

(9) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 3. Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề

TÊN TRƯỜNG…
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số:       /…

……, ngày… tháng… năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ TRƯỜNG…

Kính gửi: ………………

- Tên trường cao đẳng nghề:.................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế: (nếu có)............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở đào tạo hoặc chi nhánh (nếu có):....................................................................

- Điện thoại:…………………; Fax:…………………… E-mail:....................................................

- Ngày thành lập……………......... theo Quyết định số:…………… ngày....................................

Ngày… tháng… năm…Hội đồng trường/Hội đồng quản trị/cá nhân sở hữu trường… đã quyết nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ của trường đã được phê duyệt theo Quyết định số… của..............................................................

Trường…… đề nghị………… phê duyệt sửa đổi, bổ sung lần……. Điều lệ.......

- Những nội dung Điều lệ đề nghị sửa đổi, bổ sung gồm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

(Kèm theo 04 bản Điều lệ của trường)

Trường………………………… đề nghị...............xem xét, phê duyệt./.

 

 

Chủ tịch Hội đồng trường/Hội đồng quản trị/Cá nhân sở hữu trường
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------

No.: 51/2008/QD-BLDTBXH

Hanoi, May 05th, 2008

 

DECISION

ON PROMULGATION OF MODEL CHARTER OF VOCATIONAL COLLEGES

THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th, 2001;

Pursuant to the Law on Education dated June 14th, 2005;

Pursuant to the Law on Vocational training dated November 29th, 2006;

Pursuant to Decree No. 186/2007/ND-CP dated December 25th, 2007 by the Government defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Pursuant to Decision No. 27/2003/QD-TTg dated February 19th, 2003 by the Prime Minister on the promulgation of Regulation on appointment, re-appointment, shift, resignation and removal from office of leading officials and public employees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. To enclose with this Decision the Model charter of vocational colleges.

Article 2. This Decision takes effect after 15 days from the day on which it is posted on Official Gazette. This Decision replaces Decision No. 02/2007/QD-BLDTBXH dated 04/01/2007 by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on promulgation of the Charter of vocational colleges.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Heads of Central bodies of socio-political organizations managing vocational colleges; Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, Directors of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs of central-affiliated cities and provinces, Chiefs of Ministry Offices, Director of General Directorate of Vocational Training, Principals of vocational colleges and Heads of relevant agencies and units shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Dam Huu Dac

 

MODEL CHARTER

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Model Charter provides for the organization and operation of public vocational colleges and private vocational colleges (hereinafter referred to as vocational colleges).

Article 2. Legal capacity of vocational colleges

1. Vocational colleges are vocational training facilities of national education system which are established and operated according to provisions of law and this Model Charter.

2. Vocational colleges are non-business units which have rights to self-control and shall take responsibility as prescribed by law.

Each vocational college shall have legal status and have its own seal and account.

Article 3. Rules for naming vocational colleges

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Name of a college must not coincide with the one of a school established before.

3. Vietnamese name of a college shall be written on its establishment decision, its seal, and its transaction documents and papers and shall be displayed at head office and branches of such college.

Article 4. State management applicable to vocational colleges

1. Vocational colleges are under the supervision of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and, the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as People's Committees of provinces) where such colleges are headquartered.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces shall cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in state management of vocational colleges which are under their management as prescribed in this Model Charter.

Article 5. Charter of vocational colleges

1. Pursuant to this Model Charter, vocational colleges shall formulate their own Charters and request competent authorities to approve them according to regulations as follows:

a) Charters of public vocational colleges shall be resolved by the Councils of schools and sent to governing bodies of schools for approval;

b) Charters of private vocational colleges shall be resolved by Board of Directors or individuals who are owners of schools and sent to the Director of General Directorate of Vocational training for approval;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Name of school;

b) Tasks and powers of school;

c) Vocational training activities; list of specialities which the school provides training for and training level of specific speciality;

d) Tasks and powers of teachers, vocational training management managers;

dd) Tasks and rights of learners;

e) Organizational structure and staff of the school;

g) Financial conditions and facilities of the school;

h) Relationship between school and enterprises, families and the society;

i) Regulations on inspection, reward and violation handling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) A written application for approval (using form No. 1 enclosed with this Decision);

b) Four (04) copies of the Charter of school;

c) Copies of Decision on establishment or Decision to approve the establishment of vocational colleges.

4. Receiving and checking applications and making decisions to approve the Charter of vocational colleges:

a) Vocational colleges shall submit the application provided for in clause 3 of this Article to their governing bodies, applicable to public vocational colleges affiliated to Ministries, regulatory authorities or socio-political organizations; or to General Directorate of Vocational Training, applicable to private vocational colleges;

b) Within 15 working days from the day on which satisfactory applications are received, agencies and organization specified in point a of this clause shall consider and make decisions to approve the Charter (using Form No. 2 enclosed with this Decision). If the applications are not satisfactory to be approved, written responses containing explanation shall be made and sent to the applicants;

c) Within 10 working days from the day on which the Charters are approved, agencies and organizations in charge of approving Charters shall enclose 01 decision with the approved Charter and send them to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs where the head offices of vocational colleges are located to carry out the management according to administrative division.

5. Granting approval for amendments to Charters:

If the manager of a vocational college wishes to make amendment to the Charter of their school, a written application for approval for amendment (using form No. 3 enclosed with this Decision) and contents to be amended shall be sent to the competent authority for approval according to regulations in clause 4 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TASKS AND ENTITLEMENTS OF VOCATIONAL COLLEGES

Article 6. Tasks

1. Provide training for human resources directly engaged in production and service activities at college, immediate and primary level so that the learners have professional practice capacity corresponding to the training level, have good health conditions, professional conscience, sense of discipline and industrial manners, enabling them to find jobs, make jobs themselves or continue their study to a higher level, answering to the demand of the labor market.

2. Formulate, approve and run vocational training programs, use vocational training coursebooks and materials applicable to the to be-trained specialities.

3. Formulate enrolment plans and organize the enrolment process.

4. Control the activities of teaching and learning; testing, exam, graduation recognition and certificate issuance according to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

5. Recruit and manage the staff of teachers, managers and employees of the schools, ensuring the quantity and the accordance with specialities and training scope and level according to law provisions.

6. Conduct scientific researches; apply technical advances and transfer technology; conduct scientific and technical production, business and service according to law provisions.

7. Provide free of charge advices on vocational education and careers for learners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Cooperate with enterprises, organizations, individuals and families of learners in vocational training activities.

10. Enable teachers, managers, employees and learners to participate in social activities.

11. Ensure the democracy and open in the implementation of vocational training tasks, the research, the application of science and technology in vocational training and financial activities.

12. Include the contents about languages, manners and customs and relevant law provisions of the countries where employees are going to work and relevant Vietnam’s law provisions in the vocational training program when providing vocational training for employees who are going to work in such countries according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

13. Manage and use land, facilities, equipment and finance of the schools according to law provisions.

14. Comply with regulations on periodic and irregular reporting according to law provisions.

15. Fulfill other tasks prescribed in law.

Article 7. Entitlement

Vocational colleges shall have the following entitlements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To mobilize, receive funds, manage and use resources according to law provisions to conduct vocational training.

3. To make decisions on the establishment of units affiliated to the schools according to the organizational structures that have been approved in the Model Charters of the schools; make decisions on the appointment of positions from chiefs of departments/faculties or lower levels.

4. To establish production/business/service organizations and enterprises according to law provisions.

5. To cooperate with production/business/service establishment and enterprises in providing vocational training by formulating vocational training plans, programs and coursebooks and scheduling practice courses. To join with Vietnamese and foreign economic, education and scientific research organizations to improve vocational training quality, associating vocational training with the employment and labor market.

6. To use the receipts from business activities to invest in the construction of facilities of the schools, to spend on vocational training activities and to increase the finance resources of the schools.

7. To receive land and facilities that are allocated or leased out by the State; to receive budgetary support when conducting tasks ordered by the State; to be eligible for preferential policies on taxation and credit according to law provisions.

8. To fulfill other entitlements prescribed in law.

Chapter 3.

ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND STAFF OF VOCATIONAL COLLEGES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The School council, applicable to public vocational colleges, and the Board of Directors, applicable to private vocational colleges with more than 1 shareholder.

2. Principal, Vice-principals.

3. Advisory councils.

4. Registrar office and other specialized and professional departments.

5. Faculties and subject managements of the school.

6. Research and service units serving vocational education.

7. Production units and enterprises (if any).

8. Communist Party of Vietnam organizations, unions and social organizations.

Article 9. School councils

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The school council shall have the following tasks and powers:

a) To make decisions about policy, target, strategy, planning, projects and plans on development of the school;

b) To make resolution about the Charter or make amendment to the Charter of the school and send them to competent authority for approval;

c) To make resolution on policy on use of finance resources, properties and policy on investment and development of the school according to law provisions;

d) To supervise the implementation of resolutions of the school council and the implementation of the democratic practice in activities of the school;

dd) To nominate appropriate persons with competent authorities specified in clause 1 Article 12 of this Model Charter to be the Principal;

e) To make resolution of matters related to organization and human resources of the school according to law provisions.

3. Members of the school council shall include: representatives of Communist Party of Vietnam, School management board, teachers, representatives of production units and enterprises of the school (if any). Total members of the school council shall be an odd number, including the chairperson, the vice-chairperson and other members. The chairperson and the vice-chairperson shall be elected by members of the school council under the majority rule.

4. The tenure of the school council shall be 5 year. The school council may use the organizational structure and seal of its school within the functions and tasks of a school council. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Heads of Central bodies of socio-political organizations managing vocational colleges; Presidents of People’s Committees of provinces shall prescribe the specific establishment, activities, powers and tasks of school council applicable to the affiliated public vocational colleges.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Board of Directors

1. The Board of directors shall be the organization representing the ownership of the school that is responsible for making decisions on operation policy of the school, mobilize and supervise the use of human and equipment resources of school, ensuring the fulfillment of vocational target.

2. The Board of Directors shall fulfill tasks and powers specified in points a, b, c, d, e clause 2 Article 9 of this Model Charter and shall be entitled to select a person to be the Principal and request the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs to make the decision on recognition of such selection.

3. The number of total members of the Board of Directors must be an odd number that must not exceed 11, including the chairperson, the vice-chairperson and other members recognized by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in decision. Members of the first tenure of the Board of Directors shall be nominated by the organization or individual group applying for establishment of the school. From the second tenure, the establishment of the Board of Directors shall be conducted on the principle of direct election in form of ballot in the congress of co-tenant member according to their contribution. The tenure of the Board of Directors shall be 5 year. The Board of Directors may use the organizational structure and seal of its school within the functions and tasks of a board of directors.

4. Members of Board of Directors shall be convened for regular meeting at least every 3 months by the chairperson of the Board of Directors.  A decision of the Board of Directors shall be effective only when agreed by more than haft of the board. If only a haft of members of the board agree with the decision, the final decision shall be made by the chairperson of the board.

5. If a private school is invested by an individual, such individual (the owner of the school) shall be responsible for fulfilling tasks specified in clause 2 of this Article.

Article 11. Standards and conditions for appointment of Principal

1. The Principal of a vocational college must satisfy the following conditions:

a) Have a moral life and a good background; be reliable about professional competence; have health conditions and capability sufficient for managing and directing activities of the school;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Have been working as a teacher or have been working in vocational training management for at least 5 years.

2. Conditions for appointment or recognition of Principal

a) Regarding public schools, persons to be appointed as the Principal must age not more than 55 (applicable to males) or 50 (applicable to females);

b) Regarding private schools, the Principal must not be an official or a public employee.

Article 12. Appointment/recognition of Principal

1. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Heads of Central bodies of socio-political organizations and Presidents of the People’s Committees of provinces shall be competent to appoint appropriate persons as Principals of affiliated public vocational colleges.

2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be competent to recognize Principals of private vocational colleges at the requests of Board of Directors or individual owners of the schools.

3. The tenure of a Principal shall be 5 years.

Article 13. Tasks of the Principal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Conduct the implementation of resolutions of the school council (applicable to public schools specified in clause 2 Article 9) or of Board of Directors (applicable to private school specified in clause 2 Article 10 of this Model Charter.

2. Manage facilities, properties, and financial conditions of the school and organize the effective use of resources to serve the vocational training according to law provisions.

3. Take care of working conditions, teaching and learning conditions.

4. Direct the establishment of good pedagogic environment; ensure political security and safety and order or society in the school.

5. Conduct the implementation of democratic practice in the school; the implementation of policies of the State on managers, teachers and learners in the school.

6. Conduct self-inspection and self assessment of vocational training quality according to regulations. Comply with requests and decisions related to the results of the inspection/assessment of vocational training quality of competent agencies/organizations.

7. Comply sufficiently and promptly with regulations on periodic and irregular reporting according to law provisions.

Article 14. Powers of the Principal

1. To make decisions on the taking of measures serving the implementation of policies, tasks and entitlements of the school according to regulations in Article 6 and 7 of this Model Charter.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To make decisions on the rewards and disciplinary measures to be provided or imposed on teachers, employees and learners within competence.

4. To make decisions on establishment or dissolution of consultation commissions of the school.

5. To make decisions on appointment of chiefs/vice-chiefs of departments/faculties/subject groups of the school and research/production/service units serving vocational training of the school according to the arrangement of competent authorities (applicable to public schools) or according to the resolutions of the Board of Directors or the individual owner of the school (applicable to private schools).

6. To grant certificates to learners according to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 15. Vice-principal

1. The Vice-principal of a vocational college must satisfy the following conditions:

a) Have a moral life and a good background; be reliable about professional competence; have health conditions and capability sufficient for managing the assigned fields of action;

b) Have qualifications of university level or higher. Apart from such conditions specified above, a Vice-principal in charge of training activities must have professional qualifications in accordance with the training mission of the school and must satisfy all conditions applicable to principals.

2. Conditions for appointment or recognition of Vice-principal:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Regarding private schools, the Vice-principal must not be an official or a public employee.

3. Competence to appoint a person as the Vice-principal:

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Heads of Central bodies of socio-political organizations and Presidents of the People’s Committees of provinces shall be competent to assign the Vice-principals of affiliated public vocational colleges.

4. Tasks and powers of Vice-principals:

a) To assist the Principal in the management and direction of activities of their schools; directly take charge of a number of fields of action according to the arrangement of the Principals and other tasks assigned by the Principals;

b) When carrying out tasks assigned by the Principal, the Vice-principal shall, on behalf of the Principal, take responsibility before the law and the Principal for the results of the assigned tasks.

5. The tenure of a Vice-principal shall be 5 years.

Article 16. Vocational-training program and coursebook appraisal commission

1. Vocational-training program and coursebook appraisal commission (hereinafter referred to as the Appraisal Commission) shall be an advisory organization that assists the Principal to appraise the programs and coursebooks of vocational colleges.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Appraisal Commission shall be established according to the decision of the Principal. Each Commission shall be in charge of conducting appraisal of programs and coursebooks of one speciality. Tasks and powers of specific member of the Appraisal Commission shall be prescribed by the Principal. The Appraisal Commission shall be automatically dissolved when the task assigned by the Principal has been completed.

4. Rules of the Appraisal Commission:

a) The Appraisal Commission shall be operated under the control of the chairperson;

b) The meeting for appraisal of a program/coursebook of the commission must be attended by at least 3/4 of total members of the commission;

c) The commission shall be operated on the democratic principle. Members of the Commission shall conduct open analysis and assessment of good side and bad side of the appraised program/coursebook. The chairperson of the commission shall make conclusion of the appraisal results on the basis of votes under the majority rule of members of the commission attending the meeting for appraisal of such program/coursebook. Any opinions different from the conclusion of the chairperson of the commission shall be reserved and reported to the Principal.

Article 17. Other consultation commissions

Other consultation commissions in a vocational college shall be established by the Principal to collect suggestions from managers, teachers and representatives of organizations in the school serving the conduct of a number of tasks within the competence and power of the Principal.

Tasks, powers, operational structure and members of specific consultation commission shall be prescribed by the Principal.

Article 18. Registrar office and other specialized and professional departments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Any vocational college must have a registrar office to carry out the following main tasks:

a) To assist the Principal to perform the following tasks:

- Formulate and conduct annual teaching plans and long-term teaching plans of the school;

- Formulate plans on and organize the formulation of vocational training programs, coursebooks and materials;

- Formulate plans on and organize the enrolment process, graduation exams and the issuance of certificates;

- Conduct and manage the education and training activities;

- Manage the organization of exam and evaluation according to regulations;

- Build up and conduct plans on improvement of professional knowledge and skills for teachers.

b) To conduct training activities like: formulating tables about work related to training, teaching and learning, practicing, intern; to supervise and conduct assessment of quality of vocational training; to make reports according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, of superior management authorities and of thee Principal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Other specialized and professional departments

Other specialized and professional departments shall be responsible for giving advices to the Principal in the management, collection, proposal and conduct of main activities of the school like: administration; organization, personnel; general and foreign activities; learner management; finance management, equipment management and fundamental construction.

3. Registrar office and any specialized and professional departments specified in clauses 1 and 2 of this Article must have a chief and, may be, one or a number of vice-chiefs appointed by the Principal. Any persons to be appointed as a chief/vice-chief of the registrar office or a specialized or professional department of a public vocational college must age not more than 55, applicable to males, or 50, applicable to females.

4. The Principal shall make decision on the establishment of the registrar office and specialized and professional departments specified in clauses 1 and 2 of this Article according to the organizational structure of the school that has been approved in the Charter of the school specified in Article 5 of this Model Charter.

Article 19. Faculties and subject managements of the school

1. Faculties shall be organized according to specialities or groups of specialities; subject managements shall be organized according to groups of subjects. Depending on training scope and specialities, the Principal shall make decisions on establishment of faculties and subject managements of the school according to the organizational structure of the school that has been approved in the Charter of school provided for in Article 5 of this Model Charter.

2. Faculties and subject managements of a school shall have the following tasks:

a) To conduct teaching and learning plans and other extra-curricular activities according to annual teaching plans of the school;

b) To conduct the compilation of programs, coursebooks and teaching materials when being assigned; to conduct researches for improving contents and methods of vocational education to increase the training quality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) To manage teachers, employees and learners of their units;

dd) To manage and utilize effectively facilities and equipment according to regulations prescribed by the Principal; to propose and formulate supplementary plans, restore vocational training equipment;

e) To make and send reports according to regulations prescribed by the Principal.

3. Faculties and subject managements shall be under the management of a chief of faculty/chief of subject management and vice-chiefs of faculty/vice-chiefs of subject management who are appointed by the Principal.

The chief of faculty and the chief of subject management shall be responsible for managing and directing activities of his/her faculty according to the tasks specified in clause 2 of this Article and according to the assignment of the Principal.

Article 20. Research and service units serving vocational education and enterprises affiliated to the school

1. Affiliated units to vocational colleges may be established to serve vocational training activities, such as libraries, scientific research centers, Centers for application of technique and technology; workshops; tradition preservation rooms; clubs; recreation and sport centers; dormitories and refectories.

The management of the operation of such units shall be decided by the Principal according to law provisions.

2. Enterprises or production and service establishments affiliated to vocational colleges may be established, enabling learners and teachers of the colleges to practice to enhance their professional skills. The establishment of enterprises or production/service establishments and the conduct of production and business activities of colleges shall conform to law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Communist Party of Vietnam organizations in vocational colleges shall be operated according to Constitution and law provisions and regulations of Communist Party of Vietnam.

2. Unions and social organizations in vocational colleges shall be operated according to provisions of Constitutions, laws and Charters of such organizations and shall be responsible to contributing in the fulfillment of training target.

Chapter 4.

ORGANIZATION OF VOCATIONAL TRAININIG

Article 22. Principles and motto for vocational training

Study must be accompanied by practice; practice of skills shall be the main focus; the education of moral and professional conscience and the practice of sense of organization and discipline and industrial manners shall be focused; ensuring the comprehensive education.

Article 23. Specialities

1. Vocational colleges may provide training in specialities specified in the list of specialities according to regulations. The addition of specialities which have not been included in the list of specialities shall be conducted according to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Vocational colleges shall predict regularly the demand for human resources who have received technical training in production or service to be provided for labor market so as to promptly adjust the scope and structure of the specialities and training level of schools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Depending on the framework programs of trade-school or vocational-college level applicable to specific specialities issued by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, vocational colleges shall formulate and issue their own vocational training program.

2. Vocational colleges shall formulate and issue vocational training program of primary level and regular vocational training program.

3. Vocational colleges shall regularly conduct assessment, update or supplement the vocational training program/coursebooks according to the technique and technology of production and service activities.

4. Vocational colleges shall conduct the compilation and issue vocational training books as materials for teaching and learning of their schools. Requirements for knowledge and skills prescribed in the vocational training program applicable to each module or subject must be specified in vocational training coursebooks.

Article 25. Enrollment

1. Vocational colleges shall formulate annual enrolment plans on the basis of the demand for human resources directly engaged in production and service activities of different branches and local areas and the training capacity of the schools.

2. Vocational colleges shall conduct enrolment activities according to the Regulation on enrolment of vocational learners issued by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 26. Testing, exam and evaluation

Vocational colleges shall evaluate the results of study, practice, self-improvement and participation in social activities of learners according to the Regulation on testing and exam and graduation recognition and Regulation on evaluation of practice results of students in formal vocational training facilities issued by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vocational colleges shall grant certificates to learners according to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Chapter 5.

TEACHERS, MANAGERS AND EMPLOYEES

Article 28. Requirements and standards for vocational teachers

1. A vocational teacher must satisfy the following requirements:

a) Having good quality, moral and ideology;

b) Satisfying standards specified in clause 2 of this Article;

c) Being in good health condition as career requirement;

d) Having clear personal resume.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Vocational teachers providing theory lessons of primary level must have graduated from trade schools or higher level; teachers providing practice lessons must have graduated from trade schools or higher level or must be artisans or high professional skill persons;

b) Vocational teachers providing theory lessons of immediate level must have graduated from universities of technical education or specialized universities; teachers providing practice lessons must have graduated from vocational colleges or must be artisans or high professional skill persons;

c) Vocational teachers providing theory lessons of college level must have graduated from universities of technical education or specialized universities; teachers providing practice lessons must have graduated from vocational colleges or must be artisans or high professional skill persons;

d) Vocational teachers specified in points a, b and c of this clause who have not graduated from colleges or universities of technical education must have certificates of vocational teachers;

dd) Other standards for vocation teachers conformable to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 29. Tasks of teachers

1. Provide training conformable to the regulated contents and program and the assigned tasks.

2. Exemplarily in implementation of the duties of a citizen and legal provisions; in the compliance with regulations of schools; in participation in common activities of schools and with other organizations of local areas where the schools are headquartered.

3. Continuously learn and improve professional knowledge and skill; practice to improve moral quality; maintain prestige and honor of a teacher.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Receive the supervision of school managements about contents and quality of teaching methods and scientific research methods.

6. Fulfill other tasks assigned by school/faculty/subject managements.

7. Other tasks as prescribed in law.

Article 30. Rights of teachers

1. To teach the subject that they have been trained.

2. To choose teaching methods and means which help them to uphold their personal capacity to improve training quality and effect.

3. To use coursebooks, training materials and equipment of schools to provide training.

4. To be provided with training to improve professional knowledge and skill according to law provisions.

5. To be protected the dignity and prestige. To join in discussion and contribute ideas about teaching program/contents/methods. To join in discussions and contribute ideas about policies and plans on development of vocational training programs and school management and matters related to interests of teachers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To sign contracts to become visiting teachers and conduct scientific experimental researches in other vocational training facilities or educational institutions, provided that duties specified in Article 29 of this Model Charter are satisfied.

8. To be eligible for policies specified in Articles 80, 81 and 82 of the Law on Education; clause 2 Article 62 and Article 72 of the Law on Vocational training.

9. To enjoy other rights prescribed by law.

Article 31. Tasks and powers of managers and employees

Managers and employees who conduct the management and logistic works in vocational colleges shall strictly implement duties and responsibilities that are assigned and shall be eligible for interests prescribed by law and the labor contracts.

Article 32. Recruitment of teachers, managers and employees

1. Teachers, managers and employees who conduct the management and logistic works in public vocational colleges shall be recruited according to law provisions on managers and public employees and labor law provisions.

2. Teachers and managers and employees who conduct the management and logistic works in private vocational colleges shall be recruited according to labor law provisions.

Chapter 6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 33. Duties of learners

1. To learn and practice according to the teaching programs and plans of the schools.

2. To respect the teachers, managers and employees; unite with other learners and assist together in study; comply with regulations of the schools and law provisions.

3. To pay the tuition fee according to regulations.

4. To participate in social activities and environmental protection activities.

5. To maintain and preserve the assets of the schools and of production establishments where the practice occurs.

6. To comply with regulations on labor safety and labor hygiene.

7. To have polite and healthy lifestyle; to participate in the formulation, protection and development of schools’ tradition.

Article 34. Rights of learners

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To be allowed to shorten the duration of the program or to be allowed to repeat classes.

3. To be allowed to reserved the study results according to law provisions.

4. To be respected and treat equally by schools, timely provided with information related to their study.

5. To be granted with certificates corresponding to their level according to regulations.

6. To be allowed to participate in activities of unions and social organizations in schools.

7. To be allowed to use facilities and equipment of schools for the learning, practicing and cultural and sport activities. To be ensure conditions about labor hygiene and safety during the study and practice process according to law provisions.

8. To directly, or through legal representatives of learner collectives, propose motions to schools about solutions to contribute to the development of the schools and protect the legitimate rights and interests of learners.

9. To be eligible for policies applicable to vocational training learners according to law provisions.

Chapter 7.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 35. Management and use of assets

1. Public vocational colleges shall manage and use according to law provisions land, houses, construction works, production and business establishments, equipment, assets allocated by the state and assets purchased or built by the schools or presented by other individuals and organizations to ensure the provision of vocational training of the schools.

2. Private vocational colleges shall manage and use according to law provisions land and assets allocated or leased out by the state and assets within the ownership of the investors to ensure the provision of vocational training of the schools.

3. Annually, the schools must produce inventories and conduct assessment and re-assessment of the value of the assets and make and submit reports according to law provisions.

Article 36. Finance resources

1. Finance resources of a public vocational college include:

a) Fund from the state budget, including:

- Regular funding;

- Funding for conduct of scientific research projects and other tasks assigned by the State;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Funding conducting of National target programs;

- Funding for conducting vocational training tasks ordered by the State;

- Fund from investment for fundamental construction, funding for purchase of equipment serving vocational training according to annual plans approved by competent authorities;

- Counterpart fund for the conduct of plans approved by competent authorities;

- Other fund.

b) Receipts from career activities of the schools, including:

- Tuition fees paid by the learners;

- Money collected from service and other career activities;

- Interests from joint-venture or association activities and bank interests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Other sources.

2. Finance resources of a private vocational college include:

a) The collection of tuition fees and charges according to regulations of the state.

b) The collection from scientific researches and production and service activities according to law provisions.

c) Interests from joint-venture or association activities; bank and bond interests.

d) Fund from the state budget (if any), including:

- Funding for conducting vocational training tasks ordered by the State;

- Funding for the conduct of National target programs;

- Supportive budget for the conduct of scientific research projects serving vocational training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Funds and interest rate subsidies;

- Other fund.

e) Other sources: funds, subsidies of Vietnamese and foreign organizations and individuals.

Article 37. Expenses

1. Recurrent expenses, including:

a) Spending on vocational training activities according to the assigned tasks;

b) Spending on production and service activities of the schools including other amounts payable to state budget, fixed asset depreciation, payment of loan principals and interests according to law provisions.

2. Non-recurring expenses, including:

a) Spending on the conduct of scientific research projects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Spending on the fulfillment of vocational training tasks ordered by the State;

d) Spending on the running of training program and training for teachers, managers and employees;

dd) Spending as reciprocal capital for the conduct of foreign-funded projects under regulations;

e) Spending on the conduct of irregular tasks assigned by competent authorities;

g) Spending as investment in the construction of facilities, the purchase of properties and equipment; spending on the conduct of other investment projects according to regulations of the State;

h) Spending on joint-venture and association activities;

i) Other expenses as prescribed in law.

Article 38. Finance management

1. Public vocational colleges shall conduct finance management according to regulations in Decree No. 43/2006/ND-CP dated April 25, 2006 by the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 8.

RELATIONSHIP BETWEEN SCHOOLS AND ENTERPRISES, FAMILIES AND SOCIETY

Article 39. Relationship between schools and enterprises

Vocational colleges shall initiatively cooperate with enterprises in provision of vocational training activities, including:

1. Formulating and implementing vocational training plans satisfying human resources directly engaged in production of the enterprises and labor resources.

2. Inviting representative of relevant enterprises to participate in the formulation of vocational training program and coursebooks of the schools; participating in providing lecture and training, providing guidance on practice and conducting assessment of study results of learners.

3. Cooperating with enterprises in enabling learners to visit and practice and the enterprises, associating theory with practical activities.

4. Cooperate with enterprises in enabling teachers to improve their professional skills, associating vocational training with practical activities.

5. Cooperating with enterprises in providing vocational training, providing training to improve vocational knowledge and skill of employees of the enterprises when it is necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 40. Relationship between schools and families of learners

1. The schools shall publish enrolment plans, enrolment target, enrolment standards and enrolment regulations for vocational training and policies for learners every year.

2. The schools shall initiatively cooperate with families of learners to carry out education works to develop comprehensively the dignity of learners.

Article 41. Relationship between schools and society

1. The schools shall cooperate with production establishments, scientific, technical and technological research establishments and other training institutions to enable teachers and learners to visit and practice in production and technology application to associate the teaching and learning with the actual production.

2. The schools shall regularly cooperate with functional agencies relevant Ministries, authorities and regulatory bodies and production and business establishments in the determination of vocational training demand, associating vocational training with employment and labor market.

3. The schools shall cooperate with cultural, artistic and sport establishments to enable the learners to join in cultural, artistic and sport exchanges.

4. The schools shall cooperate with local governments, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations to formulate a healthy education environment.

Chapter 9.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 42. Inspection

1. Vocational colleges conduct self-inspection according to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Vocational colleges shall bear the inspection of vocational training inspectors, of competent agencies and of governing bodies (if any) according to law provisions.

Article 43. Award

Individuals and collectives of vocational colleges who comply effectively with the Model Charter and/or make great contribution in the vocational training career shall be presented awards according to law provisions.

Article 44. Actions against violations

1. Any individuals committing violations against regulations in this Model Charter shall, depending on nature and severity of the violations, incur disciplinary measures, administrative penalties or criminal prosecution and shall pay the compensation for the damage (if any) according to law provisions.

2. Any vocational colleges, units or organizations of the schools committing violations against regulations in this Model Charter shall, depending on nature and severity of the violations, incur be administratively sanction and shall pay the compensation for the damage (if any) according to law provisions.

3. Competence in handling violations specified in clauses 1 and 2 of this Article shall be conformable to law provisions./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/05/2008 về Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.686

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!