ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
360/2014/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
18 tháng 06 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ XÉT, CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ XÉT TẶNG
DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VÀO PHÁT TRIỂN Ở NÔNG
THÔN TỈNH BẮC GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 70/2010/QĐ-UBND NGÀY
29/6/2010 CỦA UBND TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày
11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú;
Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011
của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số
01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 12/TTr-SCT ngày 28/4/2014; Sở Tư pháp tại Công văn số 104/BC-STP ngày
05/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xét công nhận làng
nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa
nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số
70/2010/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang (sau đây gọi tắt là Quyết
định số 70/2010/QĐ-UBND), cụ thể:
1. Bổ sung Điều 1 như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
…
Tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu
Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú thực hiện theo Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp
(nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng
danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và Thông tư số 26/2011/TT-BCT
ngày 11/7/2011 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông
tư số 01/2007/TT-BCN ngày
11/01/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ
xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú".
2. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 9 như sau:
"b) Làng có nghề đề nghị công nhận làng nghề,
làng nghề truyền thống lập 03 (ba) bộ hồ
sơ, trong đó UBND cấp
xã lưu giữ 01 bộ, UBND cấp
huyện lưu giữ 01 bộ và Hội đồng cấp tỉnh lưu giữ 01 bộ.
Đối với thành phần hồ sơ là Danh sách hộ tham gia
làm nghề; Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất; Bản xác
nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của UBND cấp xã; Bản tóm tắt quá trình
hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của UBND cấp xã thực hiện theo các biểu
1a, 1b, 1c, 1d ban hành kèm theo Quyết định số 70/2010/QĐ-UBND."
3. Sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 9 như sau:
"d) Bản sao có chứng thực các văn bản chứng nhận
giải thưởng nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối
chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc bản scan từ bản gốc nếu thủ
tục hành chính áp dụng nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử (nếu có)."
4. Sửa đổi biểu 2b ban hành kèm theo Quyết định
này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10
ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ
quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp xã, các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TKCT, các phòng, TT;
+ Lưu: VT, CN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
|
Biểu 2b:
(Kèm theo Quyết định
số 360/2014/QĐ-UBND ngày
18/6/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế xét công
nhận làng nghề và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề
vào phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định
70/2010/QĐ-UBND ngày
29/6/2010 của UBND tỉnh Bắc
Giang)
Đơn vị:…………….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN
TÓM TẮT THÀNH TÍCH
Đề
nghị xét tặng danh hiệu…………………… năm 20...
I. THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên (khai
sinh):………………………………………………… Nam, nữ………
- Bí danh:……………………………………………………………………………………
- Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………… Dân tộc………
- Quê quán:…………………………………………………………………………………
- Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………
- Nghề nghiệp, chức vụ hiện
nay:…………………………………………………………
- Nghề nghiệp đề nghị xét tặng danh hiệu:
………………………………………………
- Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………
- Thời gian trực tiếp làm nghề (các chức danh nghề
từ năm... đến năm...):
…………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại:………………………………………………………………..…………………
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Khai quá trình công tác từ khi đi làm cho đến nay
(chức vụ, nơi công tác,...)
III. KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng chung (chiến sĩ thi đua trở lên...)
2. Khen thưởng (có bản sao văn bản các giải thưởng)
- Các danh hiệu đã được phong tặng trong hoạt động
nghề
- Tên các sản phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc
quốc tế) và hình thức giải thưởng.
- Chức danh của cá nhân trong các công trình được
giải thưởng đối với công trình có nhiều chức danh tham gia.
IV. KỶ LUẬT
Từ hình thức khiển trách trở lên về Đảng, đoàn thể,
chính quyền và tổ chức xã hội tham gia hoặc vi phạm pháp luật.
V. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO
ĐỨC
1. Ý thức tu dưỡng đạo đức, gương mẫu trong công việc,
khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị, địa phương.
2. Năng lực sáng tác, tạo ra sản phẩm
- Đối với nghệ nhân: khả năng sáng tác, thiết kế đạt
trình độ nghệ thuật và giá trị kinh tế cao, được quần chúng và những người làm
nghề đánh giá cao.
- Đối với thợ giỏi: khả năng giỏi ở từng công đoạn để
sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc sản xuất hoàn chỉnh được sản phẩm từ khâu
đầu đến khâu cuối được quần chúng và những người làm nghề đánh giá cao.
3. Ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật
4. Có công trong việc phát triển nghề, làng nghề tại
địa phương, đơn vị (đã trực
tiếp làm nghề, dạy nghề, giữ nghề, khôi phục nghề truyền thống, truyền nghề cho
số lượng lao động tại địa phương).
5. Tình hình hoạt động của nghề được đưa vào, nghề
truyền thống được khôi phục phát triển: sản phẩm, thị trường, giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, làm tăng thu nhập cho người lao
động.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ HOẶC UBND CẤP XÃ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ngày
tháng năm 20
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
|