ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2041/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TẠI CÁC XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề
án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban
hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của
Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Nghị quyết số
04-NQ/TU, Hội nghị lần thứ 5 của Thành ủy khóa IX;
Căn cứ Quyết định số
5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
“Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số
13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số
15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc
ban hành Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Xét Tờ trình số
360/TTr-SNN-PTNT ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực
nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp
và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
Điều 2.
- Giao
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các Sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,
các cơ quan, đơn vị, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để
triển khai thực hiện Đề án theo quyết định phê duyệt này; tập trung nghiên cứu
đề xuất giải pháp, chính sách dạy các nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp và
ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Ủy ban nhân dân huyện: xây dựng
kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; phối hợp, huy động các cơ sở đào tạo trên địa
bàn có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án
này; chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền của huyện có chuyên mục tuyên truyền về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề
nông thôn.
- Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân huyện và Sở, ngành liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố
phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách đảm bảo tiến độ đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại
các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 - 2015 và
2016 - 2020.
Điều 3.
Các chính sách quy định trong Đề án này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự
biến động của giá cả và biến động kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ, do
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở
Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở
Công Thương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, ngành
liên quan, cơ quan đoàn thể thành phố, các trường dạy nghề, doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
|
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TẠI CÁC XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT
VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết:
Thành phố Hồ Chí Minh là một
trung tâm kinh tế lớn, một đô thị đặc biệt, có vùng nông thôn ngoại thành với
quy mô đất đai và nguồn lực tương đương một tỉnh trung bình của cả nước. Để đồng
hành với sự phát triển của khu vực nội thành, mục tiêu của Thành phố là phấn đấu
phát triển khu vực ngoại thành, phát triển nông nghiệp Thành phố theo định hướng
nông nghiệp đô thị, trong đó có một yêu cầu đặc biệt quan trọng là phải nâng
cao tỉ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề.
Chính vì lẽ trên, ngay sau khi
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được ban hành,
Thành ủy đã có Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Chương trình
hành động số 09-CTrHĐ/TU về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
giai đoạn 2011 - 2015 ngày 16 tháng 3 năm 2011); trong đó công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn (nói riêng) đã được Ủy ban nhân dân Thành phố cụ thể hóa
tại Kế hoạch số 1352/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 về triển khai thực hiện
Quyết định số 1956/QĐ-TTg về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Mặt khác, trong tiến trình hội
nhập nền kinh tế thế giới cùng công nghiệp hóa và đô thị hóa như hiện nay, đất
canh tác của nông dân, lao động nông nghiệp giảm dần; dẫn đến tình trạng mất
cân đối về cung, cầu lao động giữa nông thôn và thành thị. Vấn đề việc làm và
thu nhập đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi cấp chính quyền địa phương. Vì vậy,
vấn đề cần làm ngay trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới là tập
trung chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Nông thôn thành phố có
trên 1,2 triệu nhân khẩu, trong đó số hộ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực
nông, lâm, thủy sản 32.161 hộ. Để trở thành thành phố công nghiệp, hiện đại thì
số lao động làm nông nghiệp còn lại phải chuyển sang ngành nghề khác, phi nông
nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa
nông nghiệp hướng đến nền nông nghiệp đô thị bền vững, xây dựng nông thôn mới
theo tiến trình phát triển của thành phố, vì sự phát triển tiến lên giàu có của
nông dân, Thành phố quyết tâm phải tiến hành đào tạo chuyển nghề cho lao động
nông thôn và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân còn tiếp tục làm nông nghiệp.
Hàng năm, cần phải tập trung đào tạo chuyển nghề cho lao động nông thôn từ 6 -
8 ngàn người và đào tạo từ 5 - 6 ngàn nông dân tiếp tục làm nông nghiệp.
2. Cơ sở pháp
lý thực hiện Đề án:
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH
ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12
tháng 7 năm 2011, Hội nghị lần thứ 5 Thành ủy khóa IX, trong đó nêu chỉ tiêu phấn
đấu hoàn thành sớm chương trình xây dựng nông thôn mới tại 58/58 xã giai đoạn
2011 - 2015;
- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày
28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt quy hoạch sản xuất
nông nghiệp, phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 5765/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch sản
xuất muối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - huyện Cần Giờ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương
trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Chương trình mục tiêu
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 -
2020;
- Kế hoạch số 1352/KH-UBND ngày
28 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Quyết
định số 1956/QĐ-TTg về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Văn bản số 4006/UBND-VX ngày
13 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn;
- Văn bản số 5247/UBND-VX ngày
21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Đề án Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các
xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
II. CÁC NỘI
DUNG CHUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Đối tượng đề án: lao động
trong độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi: nam, và từ 15 - 55 tuổi: nữ (tính đến năm
tổ chức dạy nghề) có nhu cầu học nghề và tìm việc làm. Trong đó, khuyến khích,
tạo điều kiện:
- Từ 16 - 35 tuổi: chủ yếu chuyển
dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại
và dịch vụ;
- Từ 36 - 60 tuổi: chuyển dịch
cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (đối tượng
chính của Đề án);
2. Địa bàn:
5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ bao gồm 58 xã (tại 6 xã điểm xây dựng nông thôn mới đã
thực hiện tại Quyết định số 5602/QĐ-UBND và 5604/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm
2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại 6 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2012, tiếp tục thực
hiện với các đối tượng còn lại chưa qua đào tạo nghề).
3. Phạm vi đào tạo:
- Dạy nghề nông nghiệp và dịch vụ
cho sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, sinh vật cảnh, cá cảnh, nuôi trồng thủy sản,
trồng trọt…; thú y, bảo vệ thực vật, giống và vật tư nông nghiệp, khuyến nông,
chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản; kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực
phẩm; xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; quản lý sản xuất nông nghiệp,
Hợp tác xã; Tín dụng nông thôn; kỹ năng bán hàng và xúc tiến thương mại, tín dụng
nông thôn…;
- Dạy nghề cho lĩnh vực ngành
nghề nông thôn: mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, chế biến, mây tre đan, se nhang, bện
chổi…
4. Trình độ và phương thức dạy
nghề: bồi dưỡng, tập huấn, sơ cấp, trung cấp.
Đa dạng các hình thức dạy nghề,
đào tạo nghề để phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực tế và tập quán của người lao
động như: chính quy, vừa làm vừa học, từ 1 tuần cho đến 6 tháng…
III. THỰC TRẠNG
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ NGÀNH
NGHỀ NÔNG THÔN
1. Thực trạng lao động tại 58 xã
thuộc 5 huyện ngoại thành:
Đến tháng 7 năm 2011 - theo kết
quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (Ban Chỉ đạo Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh) tổng nhân khẩu tại 58
xã (381 ấp) thuộc 5 huyện ngoại thành là 1.204.582 người, với 322.088 hộ (gồm:
32.161 hộ Nông lâm thủy sản và diêm nghiệp; 133.560 hộ Công nghiệp, xây dựng;
145.191 hộ Thương mại, vận tải, dịch vụ và 11.176 hộ Nguồn khác).
- Trong đó, tổng số lao động tại
58 xã thuộc khu vực 5 huyện ngoại thành là 803.727 lao động - gọi chung là lao
động nông thôn (chiếm 17,18% lao động trên toàn thành phố - 4.678.780 lao động).
2. Công tác đào tạo nghề cho lao
động tại 58 xã thuộc 5 huyện ngoại thành
Tổng số lao động qua đào tạo tại
58 xã thuộc 5 huyện ngoại thành (tính đến tháng 11 năm 2011) là 490.273 lao động
(tỷ lệ # 61% trên tổng số 803.727 lao động).
Bảng:
Tổng hợp lao động nông thôn và số lao động đã được đào tạo
STT
|
ĐƠN
VỊ
|
Tổng
số 2011
|
Chia
theo số hộ và ngành kinh tế
|
Lao
động được đào tạo
|
TỔNG
SỐ HỘ
|
Nông
Lâm Thủy sản & diêm nghiệp
|
Công
nghiệp và XD
|
Thương
nghiệp, vận tải, dịch vụ
|
Nguồn
khác
|
Tổng
số đến 11/2011
|
Tỷ
lệ %
|
|
TỔNG 5 HUYỆN
|
803.727
|
322.088
|
32.161
|
133.560
|
145.191
|
11.176
|
490.273
|
61,00
|
1
|
Củ Chi
|
209.015
|
88.069
|
16.972
|
33.483
|
33.221
|
4.393
|
151.907
|
72,68
|
2
|
Hóc Môn
|
218.531
|
82.758
|
3.541
|
32.215
|
44.224
|
2.778
|
130.871
|
59,89
|
3
|
Bình Chánh
|
286.483
|
116.935
|
5.395
|
57.528
|
51.825
|
2.187
|
166.813
|
58,23
|
4
|
Nhà Bè
|
52.341
|
20.248
|
645
|
7.985
|
10.365
|
1.253
|
23.918
|
45,70
|
5
|
Cần Giờ
|
37.357
|
14.078
|
5.608
|
2.349
|
5.556
|
565
|
16.764
|
44,88
|
IV. ĐỊNH HƯỚNG
NHU CẦU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG ÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
1. Căn cứ pháp lý và dự báo nhu
cầu lao động nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015:
Căn cứ Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới (về cơ cấu lao động: <20% lao động làm việc trong lĩnh vực
nông lâm ngư diêm nghiệp) và “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông
thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”; Chương trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2011 - 2015.
- Theo đó, đến năm 2015: Đất
canh tác của nông dân, lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển đổi ngành nghề:
dự kiến quỹ đất nông nghiệp đến năm 2015 còn 95.429 ha, trong đó: đất sản xuất
nông nghiệp: 48.183 ha, đất lâm nghiệp: 36.286 ha
(không kể 5.260 ha cây lâm nghiệp
trồng phân tán), đất nuôi trồng thủy sản: 8.608 ha, đất nông nghiệp khác: 1.352
ha, đất ruộng muối: 1.000 ha. Cụ thể:
+ Diện tích hoa - cây kiểng:
trên 2.100 ha.
+ Cá kiểng: trên 100 triệu con.
+ Diện tích gieo trồng rau trên
15.000 ha
+ Diện tích trồng cỏ thức ăn gia
súc 3.500 ha.
+ Duy trì đàn bò sữa ở mức
80.000 con, đàn heo khoảng 300.000 con.
+ Tôm các loại: trên 10.000 tấn.
+ Đàn cá sấu: 195.000 con.
+ Độ che phủ rừng và cây xanh
trên địa bàn thành phố: 40%, trong đó độ che phủ rừng và cây lâm nghiệp 19,1%.
+ Phấn đấu sản xuất muối 1.000
ha theo phương pháp kết tinh muối trên nền ruộng trải bạt.
- Ước lao động nông nghiệp giai
đoạn 2011 - 2015:
+ Căn cứ các quy hoạch ngành
nông nghiệp đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt nêu trên; tính toán hợp
lý hóa sản xuất, cơ giới hóa sản xuất;
+ Căn cứ tốc độ giảm tỷ lệ hộ
nông lâm thủy sản và diêm nghiệp giai đoạn 2006
- 7/2011: 24,2% (theo kết quả Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 - đã dẫn), ước tính số hộ
nông lâm thủy sản và diêm nghiệp của thành phố giảm 25% giai đoạn 2011 - 2015.
Như vậy, tổng số hộ nông lâm thủy
sản và diêm nghiệp đến năm 2015 còn 75% so với số hộ hiện nay, còn khoảng
24.121 hộ. Căn cứ kết quả điều tra đã dẫn, hiện nay bình quân 2,49 lao động/hộ,
tạm tính số lao động bình quân/hộ giai đoạn đến 2015 không thay đổi (tính tròn
số 2,5 lao động/hộ); tổng số lao động nông lâm thủy sản và diêm nghiệp đến năm
2015 là 60.302 lao động.
Tuy số lao động nông nghiệp và đất
canh tác giảm, nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 6%/năm, giá trị gia tăng trên
5%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đạt 220 triệu đồng/năm (Quyết định
số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
2. Nhu cầu đào tạo nghề đối với
lao động nông nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn:
Căn cứ số lao động nông lâm thủy
sản và diêm nghiệp đến năm 2015 ước còn 60.302 lao động. Hiện nay đã được đào tạo
trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tương đương 50%, như vậy số
lao động chưa qua đào tạo còn 30.040 lao động.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố lần IX, đến năm 2015 chỉ tiêu đào tạo nghề từ 70%, tương ứng số lao động
nông nghiệp cần được đào tạo nghề đến năm 2015 là 21.028 lao động, tính tròn số
21.000 lao động. Đến năm 2020 nâng tỷ lệ đào tạo nghề lên 90%, tương ứng số lượng
cần đào tạo nghề thêm 20% là 6.008 lao động, tính tròn số 6.000 lao động.
V. MỤC TIÊU,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Đến năm 2015, tỷ lệ 70% và đến
năm 2020, tỷ lệ 90% lao động nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được đào tạo
nghề. Trong đó (thực hiện chiến lược về bình đẳng giới theo Kế hoạch của Ban Vì
sự tiến bộ phụ nữ thành phố): tối thiểu có 40% lao động nữ được đào tạo nghề;
trong số 40% lao động nữ được đào tạo nghề có tối thiểu 40% lao động nữ dưới 45
tuổi. Giải quyết việc làm cho 80% lao động được đào tạo nghề.
- Xây dựng giải pháp chính sách
dạy các nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao
chất lượng lao động nông nghiệp (học vấn, tay nghề, thu nhập, vị trí xã hội,…),
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn:
1.2.1. Giai đoạn 2012 - 2015:
- Đào tạo nghề nông nghiệp và
ngành nghề nông thôn cho khoảng 21.000 lao động nông thôn theo các mục tiêu và
các chính sách của Đề án này, nhằm thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
- Trong đó, thực hiện các mô
hình dạy nghề cho lao động nông thôn nông nghiệp và ngành nghề nông thôn với khoảng
200 người (tại xã điểm Trung ương: Tân Thông Hội - huyện Củ Chi) - tiếp tục duy
trì, nâng chất tiêu chí đã đạt và chọn điểm tại 5 xã tại 5 huyện (ngoài các xã
điểm Thành phố chỉ đạo, đã thực hiện mô hình thí điểm theo Quyết định số
5604/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố), với 6 -
9 nghề thí điểm đào tạo. Ngoài ra, đặt hàng dạy nghề cho khoảng 2.000 người thuộc
diện hộ nghèo, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.
Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình thí điểm này tối thiểu đạt
80%.
- Phạm vi đào tạo: căn cứ nhu cầu
tại các xã xây dựng nông thôn mới qua khảo sát của đề án và định hướng Chương
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố - theo hướng nông
nghiệp đô thị và theo Thông tư số 05/2012/TT- BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp:
• Lĩnh vực các nghề cho lao động
trực tiếp sản xuất: Trồng hoa; Trồng rau; Sinh vật cảnh; cá cảnh; Nuôi trồng thủy
sản; Chăn nuôi; Kỹ thuật sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng
trải bạt.
* Số lượng đào tạo: 12.841 lao động,
tròn số: 12.800.
* Chia theo ngành:
+1 Kỹ thuật trồng trọt
(chủ yếu về rau an toàn và hoa cây kiểng): 8.091 lao động;
+2 Kỹ thuật nuôi trồng
thủy sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ): 2.806 lao động;
+3 Kỹ thuật chăn
nuôi: 1.695 lao động;
+4 Kỹ thuật sản xuất
muối trãi bạt: 248 lao động.
• Lĩnh vực các nghề dịch vụ cho
sản xuất nông nghiệp: Bảo vệ thực vật; Thú y; Giống (gieo tinh nhân tạo..); Vật
tư nông nghiệp; Chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản; Kiểm nghiệm chất lượng
lương thực thực phẩm; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Quản lý sản
xuất nông nghiệp, Hợp tác xã; Tín dụng nông thôn;
Kỹ năng bán hàng và xúc tiến
thương mại; Ngành nghề nông thôn (nghề Mộc mỹ nghệ; Mộc dân dụng, se nhang...).
* Số lượng đào tạo: 8.187 lao động,
tròn số: 8.200.
* Chia theo ngành:
+5 Giống: 988 lao động;
+6 Các dịch vụ bảo vệ
thực vật; Thú y, vật tư nông nghiệp: 1.728 lao động;
+7 Các lĩnh vực chế
biến và bảo quản; Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm: 2.136 lao động;
+8 Các lĩnh vực Quản
lý sản xuất nông nghiệp, Hợp tác xã; Tín dụng nông thôn, Xây dựng và hoàn thiện
công trình thủy lợi; Kỹ năng bán hàng và xúc tiến thương mại: 1.296 lao động;
+9 Các lĩnh vực liên
quan ngành nghề nông thôn (se nhang, chế tác mỹ nghệ..): 2.039 lao động.
- Đối với ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Thành phố đầu tư nâng cấp Trường Trung cấp Kỹ thuật nông
nghiệp thành Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật nông nghiệp để đào tạo và nâng
cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý nông nghiệp cấp
xã - phường, Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác sản xuất; bổ sung và nâng cao chương
trình đào tạo công nhân các ngành trồng trọt (rau, hoa - cây cảnh, sinh vật cảnh),
chăn nuôi (gia súc, một số động vật hoang dã), lâm nghiệp, thủy sản (cá cảnh),
sản xuất và chế biến muối, chế biến nông sản, thực phẩm, ngành nghề truyền thống,
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, quy trình GAP, ISO, HACCP.
1.2.2. Giai đoạn 2016 - 2020:
Chủ yếu tiếp tục đào tạo nâng
cao tay nghề cho các lao động nông nghiệp đã được đào tạo bằng các lớp bồi dưỡng
ngắn hạn (từ 7 ngày trở lên đến tối đa 15 ngày) và bồi dưỡng sơ cấp nghề. Kế hoạch
thực hiện theo các nhiệm vụ và kinh phí chi thường xuyên hằng năm của các đơn vị
trực thuộc liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ước đào tạo cả
giai đoạn: 6.008 lao động, tính tròn số 6.000 lao động. Tỷ lệ có việc làm sau
khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.
Phạm vi đào tạo:
- Lĩnh vực các nghề cho lao động
trực tiếp sản xuất: số lượng đào tạo: 5.407 lao động, tròn số: 5.400 lao động;
- Lĩnh vực các nghề dịch vụ cho
sản xuất nông nghiệp: số lượng đào tạo: 601 lao động, tròn số: 600 lao động.
VI. KINH PHÍ
VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
1. Các nội
dung liên quan chung liên quan đến kinh phí thực hiện:
- Kinh phí và chính sách hỗ trợ
vốn trong đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được thực
hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính
và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và vận dụng
theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy
định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành
cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các nội dung chủ yếu:
- Đối với các kinh phí cho giáo
viên, giảng viên; các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề trong lĩnh vực
nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; phát triển chương trình, giáo trình học liệu,
thiết bị dạy nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; giám sát
thực hiện đề án và các nội dung liên quan khác do các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện và trình duyệt trong kế hoạch chi thường
xuyên hằng năm.
2. Đề xuất về
chính sách hỗ trợ trong quá trình đào tạo (căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội):
2.1. Chính sách đối với người học:
2.1.1. Đối với các khóa bồi dưỡng,
tập huấn từ 7 ngày trở lên (đến tối đa 15 ngày):
Lao động nông thôn tham dự các
khóa bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn từ từ 7 ngày trở lên (đến tối đa 15 ngày - dưới
trình độ sơ cấp nghề, được cấp chứng chỉ học nghề) được hỗ trợ chi phí học nghề
ngắn hạn 50.000 đồng/người/buổi (gồm cả tiền ăn, tiền đi lại theo giá vé giao
thông công cộng), với mức tối đa 01 triệu đồng/người/khóa học.
2.1.2. Đối với các khóa trình độ
sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng:
- Lao động nông thôn thuộc diện
được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc
thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học
nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03
triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học
nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ
tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa
học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
- Lao động nông thôn thuộc diện
hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (theo chuẩn nghèo Thành
phố giai đoạn 3: dưới 12 triệu đồng/người/năm) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn
hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa
học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Lao động nông thôn khác được hỗ
trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức
hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế của cơ sở, trường,
trung tâm dạy nghề..).
2.1.3. Đối với các khóa trình độ
trung cấp nghề:
Lao động nông thôn học các khóa
học trình độ trung cấp nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn
được hưởng chính sách theo mức học phí học nghề ngắn hạn tại cơ sở, trường, trung
tâm dạy nghề, theo kế hoạch được phê duyệt hằng năm (kinh phí theo đối tượng tại
mục V,2.1.2). Phần kinh phí còn lại sẽ được Ngân hàng Chính sách xã hội cho
vay; được Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất.
2.1.4. Các chính sách liên quan
khác đối với người học:
- Lao động nông thôn học nghề
trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được vay để học theo quy định
hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn
định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất
đối với khoản vay để học nghề;
- Lao động nông thôn sau khi học
nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm để tự tạo việc làm và các nguồn Quỹ khác thuộc các Hội, đoàn thể
thành phố (như Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ hỗ trợ xã viên hợp tác xã - CCM,...);
được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm
2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố, về ban hành Chính sách khuyến khích chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
2.1.5. Quy định chung:
Mỗi lao động nông thôn được đào
tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chỉ được hỗ trợ học
nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề
theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề
theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề, nhưng
bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân các huyện xem
xét, đề xuất trong kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này,
nhưng tối đa không quá 03 lần.
2.2. Chính sách đối với giáo
viên, giảng viên:
- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật,
kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh và các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trung
tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển nông thôn..., nông dân sản xuất giỏi tham
gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu
25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là Thạc sĩ, nghiên cứu sinh, nghệ nhân được huyện
công nhận được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 200.000 đồng/buổi; các
tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp thành phố
trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ
thể do cơ sở dạy nghề quyết định;
- Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ,
cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại
các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; những
người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo,
bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị
tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
2.3. Chính sách đối với cơ sở
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề
nông thôn:
- Đối với đầu tư và chính sách
cho các Trung tâm dạy nghề công lập huyện; các Trung tâm giáo dục thường xuyên:
là đối tượng của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (chung) của thành phố
đến năm 2020 (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì), do đó không thuộc
đối tượng điều chỉnh của Đề án này;
- Các trường cao đẳng nghề,
trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp của các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp
và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp
hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, Chi Cục Phát
triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và
các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động
nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy
định trong Đề án này (đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp
trình duyệt theo kế hoạch chi thường xuyên hằng năm) và được cung cấp chương trình,
giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Đối với việc đầu tư, nâng cấp
Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp thành
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật
nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn Trường
xây dựng Đề án trình Ủy ban nhân dân Thành phố và cấp thẩm quyền phê duyệt.
2.4. Các chính sách quy định
trong Đề án này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và
biến động kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ, do Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư đề
xuất.
3. Kinh phí cụ
thể thực hiện Đề án:
3.1. Nguồn kinh phí:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ
Ngân sách thành phố (vốn sự nghiệp), dự kiến là 70.204 triệu đồng, gồm:
- Kinh phí dạy nghề, tuyên truyền,
giám sát: 48.920 triệu đồng;
- Kinh phí đối với đội ngũ giáo
viên, giảng viên: 294 triệu đồng;
- Kinh phí trang bị cơ sở vật chất,
trang thiết bị, chương trình, giáo trình: 20.990 triệu đồng.
3.2. Phân kỳ kinh phí:
- Giai đoạn 2012 - 2015: 58.503
triệu đồng. Trong đó:
+ Năm 2012: 9.517 triệu đồng;
+ Năm 2013: 21.001 triệu đồng;
+ Năm 2014: 19.910 triệu đồng;
+ Năm 2015: 8.075 triệu đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 11.701
triệu đồng.
3.3. Cơ chế tài chính của Đề án:
- Ngân sách thành phố đảm bảo
kinh phí để thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án và thực hiện các chính
sách, giải pháp liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực
nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
- Khuyến khích các huyện, các Sở,
ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các Hội ngành nghề huy động
thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá
nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án
(các doanh nghiệp được trừ để
tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí,
hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).
3.4. Nội dung hoạt động:
3.4.1. Hoạt động 1: tuyên truyền,
tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn:
- Nội dung chủ yếu:
+ Phổ biến chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn;
+ Triển khai tuyên truyền về dạy
nghề lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Xây dựng, biên soạn tài liệu
và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ
tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn;
+ Tư vấn học nghề và việc làm đối
với lao động nông thôn;
+ Tổ chức biểu dương, tôn vinh,
khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho
lao động nông thôn.
- Kinh phí dự kiến: 2.240 triệu
đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Chi Cục Phát triển nông thôn) phối hợp với Hội Nông
dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn và các huyện, đơn vị
liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình duyệt theo kế hoạch
hàng năm.
3.4.2. Hoạt động 2: điều tra khảo
sát lặp lại và điều chỉnh, bổ sung dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông
thôn (chu kỳ 2 năm: 2013, 2015, 2017):
- Nội dung chủ yếu:
+ Xác định danh mục nghề đào tạo
cho lao động nông thôn;
+ Xác định nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ;
+ Xác định nhu cầu sử dụng lao động
qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành
kinh tế và thị trường lao động;
+ Dự báo nhu cầu sử dụng lao động
nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn qua đào tạo đến
năm 2020;
+ Xác định năng lực đào tạo của
các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương
trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị
dạy nghề.
- Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu
đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với Ủy
ban nhân dân 58 xã và các đơn vị liên quan thực hiện, trình duyệt theo kế hoạch
tương ứng của các năm thực hiện.
3.4.3. Hoạt động 3: thực hiện
các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn:
- Nội dung chủ yếu: Dạy nghề
theo các mô hình thí điểm tại 6 xã điểm (gồm xã điểm Trung ương: Tân Thông Hội
và chọn 5 xã thuộc 5 huyện):
+ Xã Tân Thông Hội (huyện Củ
Chi): tổ chức 03 lớp sơ cấp nghề, gồm: lớp hoa Lan, cá cảnh và dịch vụ cho sản
xuất nông nghiệp (mỗi lớp 25 người);
+ Tại 5 xã thuộc 5 huyện: mỗi xã
tổ chức 01 lớp sơ cấp nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt hoặc thủy sản - tùy theo lợi
thế địa bàn (mỗi lớp 25 người).
- Kinh phí dự kiến: 600 triệu đồng
để thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015 (đào tạo cho 200 lao động).
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp) chủ trì phối hợp
với các huyện và đơn vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trình duyệt theo kế hoạch của các năm thực hiện.
3.4.4. Hoạt động 4: tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Nội dung chủ yếu:
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị dạy nghề và hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy
nghề thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham gia dạy nghề cho lao
động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
- Kinh phí dự kiến: 20.000 triệu
đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu
tư xây dựng dự án chi tiết trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
3.4.5. Hoạt động 5: phát triển
chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề:
- Nội dung chủ yếu:
+ Xây dựng chương trình, học liệu
dạy nghề (giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng, đĩa hình…) để đào tạo trình độ
sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu của thị trường lao động;
+ Xây dựng danh mục thiết bị dạy
nghề trình độ sơ cấp của 30 nghề trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
- Kinh phí dự kiến: 990 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp) chủ trì phối hợp
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đơn vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trình duyệt theo kế hoạch của các năm thực hiện.
3.4.6. Hoạt động 6: phát triển
giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề:
- Nội dung chủ yếu:
+ Biên soạn chương trình, tài liệu
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề dạy trình độ
sơ cấp nghề và người dạy nghề: chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới,
chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề về nghiệp
vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn;
+ Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ
năng nghề nông nghiệp và ngành nghề nông thôn cho các cơ sở dạy nghề thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập, nhưng chưa đủ cơ số giáo viên
cơ hữu trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn;
+ Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực
ngành nghề nông thôn cho 120 lượt cán bộ, giáo viên.
- Kinh phí dự kiến: 294 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục
và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đơn vị
liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình duyệt theo kế hoạch
của các năm thực hiện.
3.4.7. Hoạt động 7: hỗ trợ lao động
nông thôn học nghề:
- Nội dung chủ yếu (hỗ trợ đào tạo
26.800 lao động - tròn số):
+ Hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn dạy
nghề ngắn hạn từ 7 ngày trở lên (đến tối đa 15 ngày - dưới trình độ sơ cấp nghề,
được cấp chứng chỉ học nghề) - dự kiến 17.710 lao động (tròn số);
+ Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn
(trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) - dự kiến 7.000 lao động;
+ Đặt hàng dạy nghề cho khoảng
2.000 lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn nghèo thành phố giai
đoạn 3), người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có
khó khăn về kinh tế.
+ Hỗ trợ dạy nghề (trình độ
trung cấp): dự kiến 3 khóa, mỗi giai đoạn 2 khóa (2 năm/khóa, 30 người/khóa, tổng
cộng: 90 lao động).
- Kinh phí dự kiến: 44.980 triệu
đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các huyện và các đơn vị liên quan
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình duyệt theo kế hoạch của các
năm thực hiện.
3.4.8. Hoạt động 8: giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện Đề án:
- Nội dung chủ yếu:
+ Xây dựng tiêu chí giám sát,
đánh giá Đề án; thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh
phí Đề án ở thành phố; xây dựng phần mềm quản lý Đề án; nâng cao năng lực xây dựng
kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp;
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở các huyện, xã hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;
+ Báo cáo, tổng hợp, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình
quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở cấp huyện, xã.
- Kinh phí dự kiến: 100 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Chi Cục Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với các
huyện và các đơn vị liên quan thực hiện, trình duyệt theo kế hoạch tương ứng của
các năm thực hiện.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
của các sở, ban, ngành thành phố:
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Là cơ quan thường trực Đề án;
chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nội dung và nhu
cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức
thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;
- Hướng dẫn các huyện xây dựng kế
hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực
nông nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn 5 huyện hàng năm, giai đoạn; tổng
hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình Ủy ban
nhân dân Thành phố đưa vào dự toán ngân sách nhà nước;
- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy
nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn
cho các huyện, các Sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề
liên quan gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp;
- Chủ trì tổ chức các hoạt động
dạy nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông
thôn; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy
nghề các nghề phục vụ cho nông nghiệp và ngành nghề nông thôn với trình độ
trung cấp, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên ngắn hạn. Nghiên cứu, đề xuất
xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn
trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát tình hình
thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành
nghề nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
Thành phố tình hình thực hiện Đề án.
1.2. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện
triển khai thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp và ngành nghề nông
thôn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: xây dựng cơ chế, chính sách về dạy nghề cho lao động nông
thôn; phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp
và ngành nghề nông thôn cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo
cáo cho Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Đổi mới chương trình và nâng
cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa
chọn các loại hình học nghề sau phổ thông; góp phần định hướng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn các cơ sở
đào tạo trong ngành giáo dục thành phố tham gia đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Tài chính và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí từ các đơn vị để
trình Ủy ban nhân dân Thành phố đưa vào kế hoạch thực hiện hằng năm.
1.5. Sở Tài chính:
- Thẩm định, đề xuất nguồn và bố
trí kinh phí để thực hiện Đề án hàng năm và giai đoạn theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
cơ chế quản lý tài chính đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án; phối hợp
kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.
1.6. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản
phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn cho lao động nông thôn đến cấp
xã;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn phù hợp
với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.7. Sở Thông tin và Truyền
thông:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn .
1.8. Các Sở, ngành liên quan
khác:
Chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo
nghề thuộc phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề hoặc thực
hiện các nội dung liên quan cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp
và ngành nghề nông thôn theo kế hoạch thực hiện của Đề án và nhu cầu của các
huyện.
2. Ủy ban
nhân dân huyện:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề
án hàng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:
+ Đề xuất danh mục nghề đào tạo,
kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trong lĩnh
vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã, nhu cầu sử dụng lao động
qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của
thị trường lao động tại huyện, trong và ngoài thành phố;
+ Phối hợp, huy động các cơ sở đào
tạo trên địa bàn có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính
sách của Đề án này;
+ Ngoài mức hỗ trợ tối đa nêu
trong Đề án này, các huyện tùy theo khả năng nguồn ngân sách của mình quyết định
mức hỗ trợ bổ sung cho người học.
- Chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền
của huyện có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn;
- Bố trí 01 cán bộ chuyên trách
làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm
tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình
hình thực hiện Đề án gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Ủy ban
nhân dân xã:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề
án hàng năm; đề xuất danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông
thôn tại xã;
- Phối hợp với Chi Cục Phát triển
nông thôn định kỳ khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong
lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã; nhu cầu sử dụng lao động
qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của
thị trường lao động tại địa phương;
- Phối hợp, huy động các cơ sở
đào tạo, doanh nghiệp, các nghệ nhân… trên địa bàn xã có đủ điều kiện để đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này. Phối hợp huy động
các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ bổ sung cho người học.
4. Đề nghị
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp:
- Hội Nông dân Thành phố chủ trì
tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề;
tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ
sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề
án;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố,
Liên đoàn Lao động Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội khác; tổ chức xã
hội; các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.
- Thành Đoàn tổ chức lồng ghép
các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động
nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên
học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” của Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh - theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và
tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”./.