BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1858/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12
năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, QUAN
HỆ LAO ĐỘNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2002/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản
hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
1275/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội về việc ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Lao động
- Tiền lương và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính về
lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý
nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Lao động
- Tiền lương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng; các Thứ trưởng;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Lĩnh vực: Lao động, tiền lương, quan hệ lao động
(Kèm theo Quyết định số 1858/QĐ-LĐTBXH ngày 21
tháng 12 năm 2015)
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp trung ương
TT
|
Tên
TTHC
|
Căn
cứ pháp lý
|
Cơ
quan thực hiện
|
Ghi chú
|
1
|
Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày
22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở LĐTBXH
|
|
2
|
Cấp lại Giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động do bị mất, cháy, hư hỏng
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày
22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở LĐTBXH.
|
|
3
|
Gia hạn Giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08/01/2014
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở LĐTBXH.
|
|
4
|
Đổi Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động khi doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do
thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày
22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
|
|
5
|
Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao
thực hiện, quỹ tiền thưởng đối với viên chức quản lý công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Bộ.
|
Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013; Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013.
|
Bộ, ngành được phân công, phân cấp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty
|
|
6
|
Xếp hạng Tổng công ty đặc biệt đối
với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
|
Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013;
Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013.
|
Các Bộ, ngành được phân công, phân
cấp thực hiện; Thủ tướng Chính phủ
|
|
7
|
Xếp hạng công ty TNHH một thành
viên do Bộ, ngành làm chủ sở hữu (hạng Tổng công ty và tương đương, hạng I, hạng
II và hạng III)
|
Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013; Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013.
|
Bộ, ngành được phân công, phân cấp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty
|
|
II. Thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh
TT
|
Tên
TTHC
|
Căn
cứ pháp lý
|
Cơ
quan thực hiện
|
Ghi chú
|
1
|
Thông báo về việc chuyển địa điểm đặt
trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại
lao động
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08/01/2014
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
|
2
|
Báo cáo tình hình hoạt động cho
thuê lại lao động
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày
22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014.
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
|
3
|
Báo cáo về việc thay đổi người quản
lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
|
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08/01/2014
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
|
4
|
Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối
với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào, Căm - pu - chia.
|
Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày
14/10/2013; Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014
|
UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở
LĐTBXH, Chủ tịch UBND cấp tỉnh
|
|
5
|
Đăng ký nội quy lao động của doanh
nghiệp
|
Bộ luật lao động năm 2012;
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015
|
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh.
|
|
6
|
Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực
hiện, quỹ tiền thưởng đối với viên chức quản lý công ty TNHH một thành viên
do UBND tỉnh, thành phố làm chủ sở hữu.
|
Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013; Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày
09/9/2013.
|
UBND tỉnh, thành phố được phân
công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
|
|
7
|
Xếp hạng công ty TNHH một thành
viên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm chủ sở hữu (hạng Tổng công ty và
tương đương, hạng I, hạng II và hạng III)
|
Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013;
Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày
09/9/2013
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
|
8
|
Gửi thỏa ước lao động tập thể cấp
doanh nghiệp
|
Bộ luật lao động năm 2012.
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính phủ
|
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh
|
|
III. Thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp huyện
TT
|
Tên
TTHC
|
Căn
cứ pháp lý
|
Cơ
quan thực hiện
|
Ghi chú
|
1
|
Gửi thang lương, bảng lương, định mức
lao động của doanh nghiệp.
|
Bộ Luật lao động 2012
|
Phòng LĐTBXH
|
|
2
|
Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về quyền.
|
Bộ Luật lao động 2012
|
UBND cấp huyện
|
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
I. Thủ tục hành
chính cấp Trung ương
1. Thủ tục “Cấp
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động”:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp nộp trực tiếp
01 bộ Hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành
phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định, đồng thời gửi 01 Hồ
sơ trên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế)
để đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Khi nhận hồ sơ, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp, trong giấy biên nhận phải ghi
rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
- Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm
việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội thẩm định Hồ sơ và gửi kết quả thẩm định cùng 01 bản sao Hồ sơ của doanh
nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
Trường hợp Hồ sơ của doanh nghiệp nộp
không đầy đủ các văn bản theo quy định, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận Hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các
văn bản còn thiếu.
- Bước 3. Trong thời hạn 30 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tiến hành việc cấp Giấy
phép; trường hợp không cấp có văn bản trả lời doanh nghiệp,
đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm định Hồ
sơ.
- Bước 4. Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, trước ngày bắt đầu hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cho thuê
phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ
sở, chi nhánh về địa điểm đặt trụ sở, địa bàn hoạt động; thời gian bắt đầu hoạt
động; kèm theo bản sao Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh sách
những người quản lý, người giữ các chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho
thuê; niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải
đăng nội dung Giấy phép trên một báo điện tử trong 05 ngày liên tiếp.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
- Nhận kết quả tại Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP (bản chính).
- Văn bản chứng minh đủ điều kiện về
vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất
trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới
thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có các văn bản được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Trường hợp số vốn được
góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép
hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền
ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các
thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác
nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức
vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm
đăng ký), đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo
quy định tại Nghị định 55/2013/NĐ-CP (2 tỷ đồng).
- Giấy chứng nhận việc đã thực hiện
ký quỹ theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản
sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
theo quy định của Luật doanh nghiệp (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu);
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH (bản chính).
- Hợp đồng về việc quản lý, điều hành
hoạt động cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động
cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê (trường hợp Hợp
đồng lập bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt thì phải được dịch công chứng
sang tiếng Việt).
- Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa
điểm theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và xuất trình bản chính để đối chiếu).
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
60 ngày làm việc.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao
động
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động
cho thuê lại lao động: theo mẫu tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP .
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp: theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
* Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau
đây:
- Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;
- Bảo đảm vốn pháp định theo quy định
là 2.000.000.000 đồng. Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không
thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.
- Có trụ sở theo quy định: địa điểm đặt
trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và
có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng
tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy
phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê
thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm
trở lên.
- Người đứng đầu doanh nghiệp phải bảo
đảm các điều kiện như sau: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;
có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động
từ 03 năm trở lên (xác định bởi hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động
cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cung ứng
lao động); trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy
phép hoạt động cho thuê lại lao động.
* Đối với doanh nghiệp nước ngoài
liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phải là doanh nghiệp chuyên kinh
doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ
10.000.000.000 đồng trở lên (được xác định bởi một trong các văn bản sau: Giấy
phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó hoạt động
cho thuê lại lao động là nội dung được cấp phép; Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; Văn bản khác do cơ quan
có thẩm quyền của nước sở tại cấp cho doanh nghiệp để tiến hành hoạt động cho
thuê lại lao động).
- Đã có kinh nghiệm hoạt động
trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên (được xác
định bởi hợp đồng mà doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động
cho thuê lại lao động, trong đó thể hiện thời gian hoạt động
cho thuê lại lao động đã được cấp phép theo quy định nước
sở tại và các tài liệu liên quan nếu có).
- Có giấy chứng nhận của cơ quan có
thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn
góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật
của nước có liên quan.
Các văn bản trên
phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22
tháng 05 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của
Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ
và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
- Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
05 năm 2013 của Chính phủ.
2. Thủ tục “Cấp
lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, cháy, hư hỏng”:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp nộp trực tiếp
01 bộ Hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định, đồng thời gửi 01 Hồ sơ trên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế) để đề nghị cấp
lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Khi nhận hồ sơ, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp,
trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
- Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm
việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội thẩm định Hồ sơ và gửi kết quả thẩm định cùng 01 bản sao Hồ sơ của doanh
nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
Trường hợp Hồ sơ của doanh nghiệp nộp
không đầy đủ các văn bản theo quy định, thì trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các
văn bản còn thiếu.
- Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tiến hành việc cấp lại
Giấy phép; trường hợp không cấp có văn bản trả lời doanh
nghiệp, đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm
định Hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
- Nhận kết quả tại Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP (bản chính).
- Văn bản chứng minh đủ điều kiện về
vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất
trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới
thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có các văn bản được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng
thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành
viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các
thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác
nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức
vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm
đăng ký), đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định
55/2013/NĐ-CP (2 tỷ đồng).
- Giấy chứng nhận việc đã thực hiện
ký quỹ theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản
sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH (bản chính).
- Hợp đồng về việc
quản lý, điều hành hoạt động cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản
lý, điều hành hoạt động cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh nghiệm
làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp
cho thuê (trường hợp Hợp đồng lập bằng
ngôn ngữ không phải là tiếng Việt thì phải được dịch công chứng sang tiếng Việt).
- Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa
điểm theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc bị mất, cháy Giấy phép hoặc bản sao Giấy
phép (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng).
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
60 ngày làm việc.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao
động (cấp lại).
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động: theo mẫu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP .
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp: theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
01/2014/TT-BLĐTBXH .
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Doanh nghiệp bị mất, cháy, hư hỏng Giấy
phép cho thuê lại lao động.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22
tháng 05 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của
Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ
và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
- Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
05 năm 2013 của Chính phủ.
3. Thủ tục “Gia
hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động”:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trước 90 ngày làm việc tính
từ thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép, doanh nghiệp nộp trực tiếp 01 bộ Hồ sơ
theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định, đồng thời gửi 01 Hồ sơ trên về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế) để đề nghị gia hạn Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động. Khi nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp, trong giấy biên nhận
phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn
trả lời.
- Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm
việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thẩm định Hồ sơ và gửi kết quả thẩm
định cùng 01 bản sao Hồ sơ của doanh nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội (Vụ Pháp chế).
Trường hợp Hồ sơ của doanh nghiệp nộp
không đầy đủ các văn bản theo quy định, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận Hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông
báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các văn bản còn thiếu.
- Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tiến hành việc (cấp) gia
hạn Giấy phép; trường hợp không cấp có văn bản trả lời doanh nghiệp, đồng thời
gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm định Hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
- Nhận kết quả tại Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP (bản chính).
- Văn bản chứng minh đủ điều kiện về
vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất
trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới
thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có các văn bản được quy định tại Khoản 2
Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải
có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về
số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng
số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi
doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác
nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức
vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm
đăng ký), đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định
55/2013/NĐ-CP (2 tỷ đồng).
- Giấy chứng nhận việc đã thực hiện
ký quỹ theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản
sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH (bản chính).
- Hợp đồng về việc quản lý, điều hành
hoạt động cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động
cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê (trường hợp Hợp đồng lập bằng ngôn ngữ không phải là tiếng
Việt thì phải được dịch công chứng sang tiếng Việt).
- Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa
điểm theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và xuất trình bản chính để đối chiếu).
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
60 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao
động (gia hạn).
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động: theo mẫu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP .
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp: theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH .
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Giấy phép cho thuê lại lao động của
doanh nghiệp hết thời hạn.
- Doanh nghiệp được gia hạn không quá
02 lần.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22
tháng 05 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của
Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ
và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
- Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
05 năm 2013 của Chính phủ.
4. Thủ tục “Đổi
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh”:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp lập 01 bộ hồ
sơ theo quy định, gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội_(Vụ Pháp chế) để
đề nghị đổi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
- Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm
việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Bộ trưởng Lao động - Thương
binh và Xã hội xem xét, tiến hành việc cấp đổi Giấy phép; trường hợp không cấp
có văn bản trả lời doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu điện.
- Nhận kết quả tại Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP (bản chính).
- Văn bản chứng minh đủ điều kiện về
vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất
trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới
thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có các văn bản được quy định tại Khoản 2
Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải
có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về
số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng
số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi
doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác nhận
vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn
hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm
đăng ký), đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định
55/2013/NĐ-CP (2 tỷ đồng).
- Giấy chứng nhận việc đã thực hiện
ký quỹ theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản
sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản
chính để đối chiếu);
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH (bản chính).
- Hợp đồng về việc quản lý, điều hành
hoạt động cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động
cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê (trường hợp Hợp đồng lập bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt thì phải được dịch
công chứng sang tiếng Việt).
- Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa
điểm theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và xuất trình bản chính để đối chiếu).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động: theo mẫu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP .
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
doanh nghiệp: theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH .
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong trường hợp
có đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại Điều 5 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP .
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22
tháng 05 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của
Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ
và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
- Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ.
5. Thủ tục: “Phê
duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng đối với viên chức quản
lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng của
viên chức quản lý để báo cáo chủ sở hữu phê duyệt;
- Bước 2: Bộ, ngành được phân công,
phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty tiếp nhận,
phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm các báo cáo theo biểu mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 ban hành kèm
theo Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Nhà nước làm chủ sở hữu.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ, ngành được phân công, phân cấp thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Công văn phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực
hiện, quỹ tiền thưởng của viên chức quản lý
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: biểu mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư số
19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
i) Yêu cầu, điều kiện: Không
k) Căn cứ pháp lý: Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ
tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc
Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù
lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc,
Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu.
6. Thủ tục: “Xếp
hạng Tổng công ty đặc biệt đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu”.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ
xếp hạng theo quy định của pháp luật, báo cáo Bộ, ngành được phân công, phân cấp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.
- Bước 2: Bộ, ngành được phân công,
phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu lấy ý kiến Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Bước 3: Bộ, ngành được phân công,
phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 03 bộ, gồm: công văn đề nghị, biểu tổng hợp số
lao động thực tế sử dụng bình quân, danh sách các đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc, bản sao có công chứng Quyết định thành lập và giấy đăng ký kinh
doanh, báo cáo tài chính hai năm trước liền kề.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ, ngành được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu;
Thủ tướng Chính phủ.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Công văn phê duyệt xếp hạng Tổng công ty đặc biệt.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
i) Yêu cầu, điều kiện: Giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế, có vốn nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận từ 100 tỷ đồng trở lên, có từ 10
đơn vị thành viên trở lên.
k) Căn cứ pháp lý: Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ
tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc
Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày
09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc,
Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
7. Thủ tục: “Xếp
hạng công ty TNHH một thành viên do Bộ, ngành làm chủ sở hữu (hạng Tổng công ty
và tương đương, hạng I, hạng II và hạng III)”
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ
xếp hạng theo quy định của pháp luật, báo cáo Bộ, ngành được phân công, phân cấp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu (đối với trường hợp xếp hạng Tổng
công ty và tương đương lấy ý kiến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính).
- Bước 2: Bộ, ngành được phân công,
phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu xem xét, quyết định.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 03 bộ, gồm công văn đề nghị, bảng tính điểm theo các chỉ tiêu xếp hạng,
biểu tổng hợp số lao động thực tế sử dụng bình quân, danh sách đơn vị thành
viên, bản sao có công chứng Quyết định thành lập và giấy đăng ký kinh doanh, bản
sao báo cáo tài chính hai năm trước liền kề và kế hoạch năm xếp hạng.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ, ngành được phân công, phân cấp thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Công văn phê duyệt xếp hạng doanh nghiệp.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Biểu mẫu số 01, 03, 04 ban hành kèm theo Thông tư số
23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với
thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng
giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước.
i) Yêu cầu, điều kiện: Đạt được số điểm quy định cho từng hạng doanh nghiệp.
k) Căn cứ pháp lý: Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ
tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc
Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù
lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc,
Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu.
II. Thủ tục hành
chính cấp tỉnh
1. Thủ tục
“Thông báo về việc chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động”
a) Trình tự thực hiện:
Khi doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại
lao động phải chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện do bị:
(a) hỏa hoạn; (b) sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại; (c) giải tỏa theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền; (d) các trường hợp bất khả kháng khác thì doanh
nghiệp phải có văn bản thông báo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc
chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, kèm
theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn đối với trường
hợp bị hỏa hoạn hoặc bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt
hại; giấy tờ công nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp bất khả kháng khác.
b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
- Văn bản thông báo về việc chuyển địa
điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã, phường, thị trấn đối với trường hợp bị hỏa hoạn hoặc bị sụp đổ, hư hỏng, sụt
lở gây thiệt hại; giấy tờ công nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp
bất khả kháng khác.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại
lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: không quy định
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Doanh nghiệp cho thuê được quyền chuyển
địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của mình trước thời hạn trong các trường hợp sau: hỏa hoạn; sụp đổ, hư hỏng, sụt
lở gây thiệt hại; giải tỏa theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền; các trường hợp bất khả kháng khác.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08
tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05
năm 2013 của Chính phủ.
2. Thủ tục “Báo
cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động”
a) Trình tự thực hiện:
Định kỳ 6 tháng và hàng năm, doanh
nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải gửi Báo cáo phải đến Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê đặt trụ sở chính (đồng thời gửi
về Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời hạn trước ngày 20
tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm.
b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê
lại lao động
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại
lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: không quy định
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê
lại lao động, theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
05 năm 2013 của Chính phủ.
3. Thủ tục “Báo
cáo về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp
cho thuê lại lao động”
a) Trình tự thực hiện:
Khi có sự thay đổi người quản lý, người
giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động
phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản kèm theo sơ yếu
lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động cho thuê
lại lao động và các văn bản chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị
định số 55/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản báo cáo về việc thay đổi
người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Sơ yếu lý lịch của người mới được
giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động cho thuê lại lao động.
- Các thành phần hồ sơ chứng minh
doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định số
55/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại
lao động.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: không quy định
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng
05 năm 2013 của Chính phủ.
4. Thủ tục: “Giải
quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp
Lào, Căm - pu - chia”.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng hưởng chế độ chuẩn
bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp cho UBND cấp
xã
- Bước 2: UBND cấp
xã gửi hồ sơ về UBND cấp huyện qua phòng Lao động - Xã hội
- Bước 3: UBND cấp
huyện xem xét, ký duyệt danh sách gửi UBND cấp tỉnh qua Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ
sơ, ra quyết định.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm: 01 tờ khai của đối tượng, bản sao công chứng Quyết định cử
đối tượng sang làm chuyên gia tại Lào, Căm - pu - chi -a, Quyết định về nước,
Quyết định nghỉ hưu hoặc nghỉ việc do mất sức lao động, quyết định nghỉ việc chờ
hưởng chế độ hưu trí hoặc quyết định thôi việc, xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền về thời gian thực tế của đối tượng
được cử sang làm chuyên gia tại Lào, Căm - pu - chi -a, giấy ủy quyền của các
thân nhân trực tiếp của đối tượng cho một người đứng tên làm thủ tục hưởng trợ
cấp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Người hưởng trợ cấp hoặc thân nhân người
hưởng trợ cấp.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tỉnh, thành phố, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định phê duyệt hưởng chế độ, trợ cấp.
g) Lệ phí, phí: Không có
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Biểu mẫu số 1a, 1b, 2, 3, 4
và 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC
ngày 01/8/2014 hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với
người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm - pu - chi - a theo Quyết định
số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
i) Yêu cầu, điều kiện: đối tượng được hưởng chế độ, chính sách là người làm việc trong cơ
quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội hưởng
lương từ ngân sách nhà nước được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm - pu -
chi -a theo yêu cầu của bạn và những người đi làm nhiệm vụ phục vụ chuyên gia.
k) Căn cứ pháp lý: Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia
sang giúp Lào và Căm - pu - chi - a; Thông tư liên tịch số
17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm
- pu - chi - a theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ.
5. Tên thủ tục:
Đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ
theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký
nội quy lao động cho người sử dụng lao động.
- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng
lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm công văn đề nghị, bản nội quy lao động của doanh nghiệp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Người sử dụng lao động
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao
động.
g) Phí, lệ phí: Không có.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
i) Yêu cầu, điều kiện: Các quy định của nội quy lao động không trái với pháp luật lao động.
k) Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động năm 2012; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015
của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
6. Thủ tục:
“Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng đối với viên chức
quản lý công ty TNHH một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm chủ
sở hữu”.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng của
viên chức quản lý để báo cáo chủ sở hữu phê duyệt;
- Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối
với công ty tiếp nhận, phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền
thưởng.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 bộ, gồm các báo cáo theo biểu mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 ban hành kèm
theo Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố được phân công,
phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Công văn phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực
hiện, quỹ tiền thưởng của viên chức quản lý
g) Phí, lệ phí: Không có.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Biểu mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư số
19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
i) Yêu cầu, điều kiện: Không quy định
k) Căn cứ pháp lý: Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ
tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc
Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư
19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối
với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng
giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng
trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
7. Thủ tục: “Xếp
hạng công ty TNHH một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm chủ sở
hữu (hạng Tổng công ty và tương đương, hạng I, hạng II và hạng III)”.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ
xếp hạng theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu (đối với
trường hợp xếp hạng Tổng công ty và tương đương lấy ý kiến Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, Bộ Tài chính).
- Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu xem
xét, quyết định.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 03 bộ, gồm công văn đề nghị, bảng tính điểm theo các chỉ tiêu xếp hạng,
biểu tổng hợp số lao động thực tế sử dụng bình quân, danh sách đơn vị thành
viên, bản sao giấy đăng ký kinh doanh, bản sao báo cáo tài chính hai năm trước
liền kề và kế hoạch năm xếp hạng.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố được phân công,
phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Công văn phê duyệt xếp hạng doanh nghiệp.
g) Phí, lệ phí: Không quy định
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Biểu mẫu số 01, 03, 04 ban hành kèm theo Thông tư số
23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với
thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán
trưởng công ty nhà nước.
i) Yêu cầu, điều kiện: Đạt số điểm theo quy định cho từng hạng doanh
nghiệp.
k) Căn cứ pháp lý: Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ
tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc
Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày
09/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc,
Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
8. Thủ tục: “Gửi
thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp”
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ
theo quy định của pháp luật, gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về
lao động lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập
thể có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan quản
lý nhà nước có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập
thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bản thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Người sử dụng lao động
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Công văn xác nhận việc nhận thỏa ước lao động tập
thể hoặc công văn thông báo về việc thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái
pháp luật.
g) Phí, lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
i) Yêu cầu, điều kiện: Các quy định trong thỏa ước lao động tập thể không
trái với pháp luật lao động hiện hành.
k) Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
III. Thủ tục hành
chính cấp huyện
1. Thủ tục: “Gửi
thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp”
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng
thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp huyện
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Người sử dụng lao động
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Không quy định
g) Phí, lệ phí: Không có
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
i) Yêu cầu, điều kiện: Không trái với các nguyên tắc do pháp luật quy định.
k) Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động 2012.
2. Thủ tục “Giải
quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền”
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Một trong hai bên liên quan
đến tranh chấp lao động về quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
về quyền tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải
quyết tranh chấp lao động.
- Bước 3: Trong trường hợp các bên
không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết
thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
lao động.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hai bên liên
quan đến tranh chấp lao động về quyền.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
g) Phí, lệ phí: Không có
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
i) Yêu cầu, điều kiện: Tranh chấp lao động về quyền
k) Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động 2012.