ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 17/2016/QĐ-UBND
|
Vĩnh Yên, ngày 31 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC HỌC NGHỀ VÀ TRUYỀN NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 207/2015/NQ-HĐND NGÀY 22/12/2015 CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy
định về đào tạo thường xuyên;
Căn cứ Nghị quyết số
207/2015/NQ-HĐND, ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về
một số chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 37/TTr-SNN&PTNT ngày
17/3/2016 và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 40/BC-STP ngày 16/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản
lý, tổ chức thực hiện việc học nghề và truyền nghề theo Nghị quyết số
207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
thị xã; Thủ trưởng các các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động TB&XH (b/c);
- Cục KTVB-Bộ Tư
pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH
tỉnh;
- CPCT, CPVP;
- Các cơ quan, ban Đảng tỉnh;
- UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 2; CV NCTH;
- Website Chính phủ;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH tỉnh; TT
Công báo tỉnh;
- Cổng TT-Giao tiếp điện tử tỉnh;
- Lưu VT, VX1 (70b).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|
QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC HỌC NGHỀ VÀ TRUYỀN NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 207/2015/NQ-HĐND NGÀY 22/12/2015 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành theo Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về: Đối tượng, nguyên tắc, nội dung, mức hỗ trợ; trình tự thủ tục hồ sơ hỗ trợ;
phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ; công tác quản lý về học nghề và
truyền nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người học nghề; Là người lao động
(trong độ tuổi lao động) có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng
trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc, học tại làng nghề hoặc tại gia
đình nghệ nhân do UBND cấp xã tổ chức trên địa bàn tỉnh.
2. Người truyền nghề: Là nghệ nhân hoặc
thợ giỏi cấp tỉnh (trong và ngoài tỉnh) truyền nghề tại các làng nghề hoặc tại
gia đình nghệ nhân trên địa bàn tỉnh;
3. Đơn vị tổ chức lớp học: Là UBND cấp
xã có làng nghề hoặc có nghệ nhân trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Đúng đối
tượng, trình tự, thủ tục quy định và trong kế hoạch truyền nghề
do UBND tỉnh ban hành hàng năm.
2. Người hưởng hỗ
trợ học nghề chỉ được hưởng hỗ trợ một lần theo Quy định này; Người đã được hưởng
hỗ trợ học nghề theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được
hưởng hỗ trợ theo Quy định này.
3. Ưu tiên cho các đối tượng sau: Người
thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số.
Điều 4. Mức hỗ trợ, thời gian,
các nghề được hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ cho người học nghề
- Hỗ trợ chi phí học tập: Mức 500.000
đồng/người/tháng;
- Hỗ trợ tiền ăn:
Mức 30.000 đồng/người/ngày thực học;
- Hỗ trợ tiền giấy,
bút: 30.000đ/người/khóa học cho đối tượng là lao động thuộc
diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số tham gia học nghề.
b. Hỗ trợ cho người truyền nghề:
3.000.000 đồng/người/tháng.
c. Hỗ trợ cho đơn vị tổ chức lớp học
(kinh phí tổ chức lớp): Mức 30.000 đồng/người/khóa học.
2. Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian
thực học, thực dạy nhưng không quá 03 tháng/lớp. Một tháng tính 22 ngày học.
3. Số học viên tối
đa/lớp: 35 học viên.
4. Các nghề được hỗ trợ truyền nghề:
Gồm có 10 nghề (Có phụ lục kèm theo Quy định này).
Điều 5. Thủ tục hỗ trợ kinh phí
truyền nghề
1. Thành phần hồ sơ
a) Người học nghề:
- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề (tự viết);
- Bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân
hoặc thẻ căn cước công dân;
- Bản phô tô một trong các giấy tờ chứng
minh đối tượng ưu tiên, cụ thể:
+ Giấy xác nhận của phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng;
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo do Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội cấp theo năm;
+ Là dân tộc thiểu số.
b) Đối với người
truyền nghề:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí truyền
nghề (tự viết);
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc
thẻ căn cước công dân;
- Bản sao Giấy tờ
chứng minh là nghệ nhân hoặc thợ giỏi do UBND tỉnh cấp trở
lên;
c) Thành phần hồ
sơ của đơn vị tổ chức lớp
- Văn bản đề nghị mở lớp truyền nghề
- Bản chính Quyết định thành lập lớp và ban quản lý lớp (kèm theo danh sách);
quyết định công nhận tốt nghiệp lớp truyền nghề kèm theo danh sách học viên;
- Biểu tổng hợp kinh phí theo mẫu số 01.
2. Trình tự thực hiện
Trong thời hạn 15 ngày sau khi
bắt đầu khóa học, người truyền nghề và người học nghề làm 01 bộ hồ
sơ đề nghị hỗ trợ, gửi đơn vị tổ chức lớp học (UBND cấp xã).
a) Đơn vị tổ chức lớp học (UBND cấp xã):
- Hàng năm xây dựng kế hoạch truyền
nghề, lập danh sách người truyền nghề và người học nghề gửi UBND cấp huyện và gửi
Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn).
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người truyền nghề, người học nghề. Kiểm
tra, xem xét xác nhận vào đơn, phần xác nhận đơn phải ghi rõ người học thuộc đối
tượng ưu tiên nào theo Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND
tỉnh.
- Trong thời hạn 02 ngày, ngay sau
khi kết thúc khóa học, căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ, lập biểu tổng hợp kinh phí đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách (theo
mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy định này.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ lập 01 bộ gửi
Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) để thẩm định.
b) Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn)
- Thẩm định năng
lực ký hợp đồng về truyền nghề với
UBND cấp xã;
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị mở lớp
của UBND cấp xã;
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp xã làm các thủ tục liên quan đến việc học
nghề và truyền nghề;
- Trong thời hạn 10 ngày sau khi nhận
được quyết định hoàn thành lớp truyền nghề của UBND cấp
xã, thanh lý hợp đồng với UBND cấp xã
và cấp kinh phí hỗ trợ theo qui định.
Điều 6. Cấp phát, quản lý và sử
dụng kinh phí hỗ trợ
1. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ truyền
nghề và học nghề: Được thực hiện một lần sau khi người
truyền nghề, người học nghề đã hoàn thành khóa truyền nghề.
2. Đơn vị quản lý kinh phí (Chi cục
Phát triển nông thôn)
- Hướng dẫn, kiểm
tra việc tổ chức lớp và việc cấp, thanh quyết toán kinh
phí;
- Cấp kinh phí hỗ trợ sau khi thanh
lý hợp đồng.
3. Đơn vị tổ chức lớp (UBND cấp xã):
a) Đảm bảo đủ hồ sơ hợp lệ theo quy
định; lập bảng thanh toán chi trả kinh phí hỗ trợ cho người truyền
nghề, học nghề. Thông báo công khai bảng thanh toán nêu trên tại địa điểm dạy
trong thời gian chi trả.
b) Chi trả kinh phí hỗ trợ cho người
truyền nghề, người học nghề trong vòng 15 ngày sau khi nhận được kinh phí;
4. Người học nghề, người truyền nghề
khi đến nhận tiền trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Điều 7. Công tác
quản lý truyền nghề
1. Hàng năm, Sở Nông
nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch truyền nghề. Lập dự toán kinh phí, ban
hành các văn bản thuộc thẩm quyền để hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
2. UBND cấp xã,
hàng năm căn cứ nhu cầu truyền nghề và học nghề của người lao động trên địa bàn
tỉnh, tuyển chọn nghệ nhân hoặc thợ giỏi cấp tỉnh (trong và ngoài tỉnh) làm người
truyền nghề.
3. Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi
cục Phát triển nông thôn) căn cứ nhu cầu mở
lớp truyền nghề của địa phương và kế hoạch đã được UBND tỉnh
phê duyệt thẩm định năng lực, ký hợp đồng truyền nghề với
UBND cấp xã.
4. Chương trình truyền nghề: Do người truyền
nghề biên soạn, UBND cấp xã xác nhận sau khi
thống nhất với Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn).
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp & PTNT
a) Hàng năm, Sở Nông nghiệp &
PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan xây dựng kế hoạch truyền nghề và lập dự toán kinh phí gửi Sở Lao động
- Thương binh & Xã hội và Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện; Hướng dẫn, kiểm tra
quá trình truyền nghề, cấp phát kinh phí hỗ trợ, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
b) Quản lý và tổ chức thực hiện việc truyền nghề theo quy định hiện hành và theo quy định này.
c) Căn cứ nhu cầu học nghề và truyền nghề của địa phương, thẩm định năng lực và ký hợp đồng truyền nghề với UBND cấp xã
(đơn vị tổ chức truyền nghề)
d) Xây dựng kế hoạch,
tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện truyền nghề, tổng hợp kết quả thực
hiện gửi Sở Lao động -Thương binh và Xã hội báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Trên cơ sở Kế hoạch truyền nghề do Sở Nông
nghiệp và PTNT gửi, xem xét, tổng hợp
kế hoạch truyền nghề và dự toán kinh phí hỗ trợ hàng năm trình UBND tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp &
PTNT giám sát việc tổ chức thực hiện mở lớp truyền nghề, định kỳ tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các sở, ban, ngành và
UBND cấp huyện trình tự, thủ tục sử dụng, thanh quyết toán
kinh phí thực hiện Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các Sở, ngành, đơn vị
có liên quan cân đối, bố trí nguồn và thẩm định, cấp phát kinh phí cho các đơn vị để thực hiện Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND
ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh theo đúng quy định.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn: Phòng
Nông nghiệp & PTNT (Phòng Kinh tế) phối hợp với Sở
Nông nghiệp & PTNT, UBND cấp xã, cơ sở sử dụng lao động xây dựng kế hoạch truyền nghề và
dự toán kinh phí hỗ trợ gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT để
xem xét, tổng hợp; phối hợp tổ chức
kiểm tra, đánh giá, tổng hợp và định kỳ báo cáo tình hình,
kết quả thực hiện theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến các chính
sách hỗ trợ học nghề, truyền nghề của UBND tỉnh cho nhân dân trên địa bàn;
b) Căn cứ vào nhu cầu học nghề của
người lao động, làm văn bản đăng ký mở
lớp gửi UBND cấp huyện xem xét, tổng hợp.
c) Sau khi nhận được thông báo cho
phép mở lớp truyền nghề của Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục PTNT), xây dựng
Kế hoạch mở lớp gửi UBND cấp huyện, Sở
Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn).
d) Tổ chức và quản
lý các lớp truyền nghề, cấp chứng chỉ đào tạo cho học viên theo đúng các quy định
của Luật giáo dục nghề nghiệp và Quy định này;
đ) Chịu trách nhiệm về việc xác nhận
đối tượng ưu tiên trong việc hỗ trợ kinh phí cho người học nghề. Hướng dẫn người
học nghề nắm vững trình tự, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ, Xác nhận đơn đề nghị hỗ trợ
đúng đối tượng. Tổng hợp hồ sơ, lập danh sách người đề nghị
hỗ trợ báo cáo cơ quan có thẩm quyền
thẩm định; tiếp nhận kinh phí hỗ
trợ truyền nghề, tổ
chức chi trả kinh phí cho người học nghề,
người truyền nghề và thanh quyết toán kinh phí kịp thời,
đúng quy định.
Điều 9. Chế độ thông tin, báo
cáo
Định kỳ tháng 6 và tháng 12 hàng năm, UBND cấp huyện, các Sở, Ngành được giao nhiệm
vụ theo Quy định này tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
báo cáo UBND tỉnh.
Điều 10. Điều
khoản thi hành
1. Các chính sách hỗ trợ theo Quy định này được áp dụng đến
31/12/2020.
2. Các Văn bản dẫn chiếu để áp dụng trong quy định này nếu được sửa đổi, bổ sung hay thay thế thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản thay thế cụ
thể.
3. Các tổ chức,
cá nhân cố ý làm trái Quy định này để hưởng lợi sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật.
4. UBND tỉnh
thực hiện điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề được hỗ trợ
khi đã có đầy đủ căn cứ.
5. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện và phối hợp thực hiện Quy định này. Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo kịp
thời về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Chi cục Phát triển
nông thôn) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
PHỤ LỤC
DANH
MỤC CÁC NGHỀ ĐƯỢC HỖ TRỢ
(Ban hành theo Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
STT
|
TÊN NGHỀ
|
GHI CHÚ
|
1
|
Mây tre đan
|
|
2
|
Cơ khí
|
|
3
|
Gốm
|
|
4
|
Chế biến bông
vải sợi
|
|
5
|
Rèn
|
|
6
|
Nuôi rắn
|
|
7
|
Mộc
|
|
8
|
Chế tác đá
|
|
9
|
Nghề sinh vật cảnh
|
|
10
|
Nghề chạm khảm trai
|
|