5. Thời gian thực hiện: Từ
tháng 01/2011 - tháng 12/2013.
Theo số liệu khảo sát cuối năm
2007 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trên 19.590 người khuyết tật, trong đó: Nam
12.159 người và nữ 7.431 người; dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất là tật vận động
9.207 người (47%), tật thị giác 2.205 người (11,3%); số người có nhu cầu học
nghề là 756 người (3,9%), số người có nhu cầu giải quyết việc làm là 1.449 người
(7,4%), số người có nhu cầu được vay vốn là 1.776 người (8,9%). Số người khuyết
tật hiện đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trên 10.000 người. Dự án việc làm
và an sinh xã hội cho người khuyết tật góp phần tạo điều kiện để người khuyết tật
tham gia các hoạt động về kinh tế, học nghề và việc làm để người khuyết tật có
điều kiện vươn lên khắc phục mọi khó khăn của bản thân, bình đẳng trong cống hiến
và hưởng thụ các thành quả lao động, các hoạt động xã hội.
Góp phần vào nỗ lực giảm nghèo
thông qua việc hội nhập kinh tế xã hội cho người khuyết tật tại Việt Nam. Người
khuyết tật có nhu cầu việc làm và được bảo trợ xã hội được tiếp cận với những
hoạt động trợ giúp từ cộng đồng nhằm hướng tới các phúc lợi xã hội chính đáng
và việc làm để người khuyết tật có điều kiện vươn lên hòa nhập tốt với cộng đồng
xã hội.
3.1. Tập huấn, hội thảo
- Cùng với Handicap
International và các bên có liên quan tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng
lực cho các ngành, các cấp có liên quan đến Dự án để vận động, tham gia, hỗ trợ
đối với Dự án;
* Tuyên truyền các nội dung Dự
án trên hệ thống thông tin, truyền thông của địa phương giúp cho gia đình và
người khuyết tật biết để đăng ký tham gia.
3.2. Khảo sát, điều tra
- Tổ chức khảo sát điều tra, khảo
sát nhu cầu học nghề, việc làm của người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh để
thống kê danh sách thực hiện Dự án;
- Lập danh sách, phân loại theo
độ tuổi, nhu cầu học nghề, việc làm và trợ cấp xã hội để làm cơ sở xây dựng kế
hoạch cho những năm tiếp theo.
- Hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu của
tổ chức Handicap International.
3.3. Thực hiện chính sách cho
người khuyết tật
Hỗ trợ, tư vấn cho người khuyết
tật về học nghề, việc làm và trợ giúp xã hội; tạo điều kiện tốt nhất để người
khuyết tật phát huy trí tuệ, tài năng của mình để cải thiện và nâng cao cuộc sống
cho bản thân và gia đình.
Ngân sách Dự án là 213.153 EURO,
được thực hiện từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013. Ngân sách trên đây
do Liên minh Châu Âu tài trợ 80%, phần còn lại (20%) do tổ chức Handicap
International và đối tác cùng tìm kiếm đối ứng qua các nhà tài trợ và các tổ chức
có liên quan.
Dự án đã được triển khai các bước
chuẩn bị hoạt động từ tháng 01 năm 2011.
- 300 người khuyết tật và gia
đình tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và các huyện, thị lân cận có
điều kiện tiếp cận các phúc lợi xã hội về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, và hỗ
trợ xã hội;
- Từ 03 đến 06 Trung tâm Dạy
nghề với ít nhất 20 giáo viên và cán bộ được tiếp cận với các phương pháp và kỹ
năng dạy nghề cho người khuyết tật;
- 03 tổ chức của người khuyết tật
tham gia các hoạt động tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực tổ chức, quản
lý;
- Từ 05 đến 10 doanh nghiệp do
người khuyết tật hoặc có tuyển dụng người khuyết tật được tiếp cận để tham gia
hỗ trợ người khuyết tật về học nghề và việc làm;
- 12 cán bộ lao động xã hội từ
các huyện, thị và thôn, xã trong Dự án được tập huấn/đào tạo để theo dõi Dự án
tại địa phương;
- 10 cán bộ của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, cán bộ Lao động - TBXH tại địa phương tham gia các hoạt
động tập huấn nâng cao năng lực và giao lưu học hỏi trong nước và ngoài nước./.
THỎA THUẬN HỢP TÁC
MEMORANDUM OF UNDERSTANDING
Dự án
“Việc làm & An sinh xã hội cho Người khuyết tật”
Project
“Decent work & Social protection for Persons with Disability”
01/2011
- 12/2013
NỘI
DUNG
I. Bối cảnh
II. Cơ sở pháp lý
III. Các bên tham gia Dự án
IV. Địa bàn thực hiện Dự án
V. Mục tiêu Dự án
VI. Lịch thực hiện
VII. Cơ cấu tổ chức
VIII. Người thụ hưởng
IX. Đối tác
X. Tính bền vững của Dự án
XI. Kinh phí dự kiến
(EU*)
XII. Cam kết của
các bên
I. BỐI CẢNH - CONTEXT
Trong hai thập kỷ
gần đây, Handicap International tại Việt Nam đã cùng với các đối tác tại nhiều
tỉnh thành trên cả nước có những nỗ lực đáng kể để cải thiện tình trạng sức khỏe
và chất lượng cuộc sống người khuyết tật và trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, ngoài
việc chẩn đoán, phòng ngừa, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người khuyết
tật, hội nhập kinh tế xã hội cho người khuyết tật và thân nhân vẫn còn là một
công tác cần thiết của cộng đồng và xã hội nhằm đảm bảo tính bền vững của việc
hỗ trợ.
Với mục đích
trên, năm 2010 Handicap International tiến hành khảo sát nhằm chọn địa phương
phù hợp nhất để thực hiện dự án.
Cùng với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Handicap International đã thiết kế Dự án
“Việc làm và an sinh xã hội cho người khuyết tật”. Dự án đã được Liên minh Châu
Âu đồng ý tài trợ 80% kinh phí trong ba năm 2011 - 2013, 20% kinh phí đối ứng sẽ
do đối tác và Handicap International cùng kêu gọi.
Dự án sẽ được thực
hiện song hành với hai nước Trung Quốc (Tibet và Quảng Tây) và Lào (Vientiane
và Savannakhet) theo một khung kế hoạch và phương pháp tiếp cận chung, nhưng với
các hoạt động thiết kế theo đặc thù của từng địa phương.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dự án được thực
hiện theo Hợp đồng tài trợ số DCI-HUM/2010/259054 ký kết ngày 31/12/2010 giữa
Liên minh Châu Âu và Handicap International và sẽ tuân thủ những quy định của
nhà tài trợ, luật pháp cùng các quy định dưới luật của Chính phủ Việt Nam và
các quy tắc tài chính và hậu cần áp dụng cho đối tác theo quy định của Handicap
International tại Việt Nam.
III. CÁC BÊN
THAM GIA DỰ ÁN
Hôm nay, ngày tháng năm 2011.
Hai bên gồm có:
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Đồng Nai (Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai).
Đại diện: Bà Lê Thị Mỹ Phượng.
Chức danh: Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh & Xã hội tỉnh Đồng Nai. Địa chỉ: 05 Phan Đình Phùng, phường
Quang Vinh, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại: 061 3846186.
Fax: 061 8820824.
Tổ chức Handicap International
(HI) Bỉ. Đại diện: Ông Philippe MARTINEZ.
Chức danh: Giám đốc
tổ chức HANDICAP.
Địa chỉ: Phòng
K1, nhà K, khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại: 04
37621260. Fax: 04 37621261.
IV. ĐỊA BÀN THỰC HIỆN DỰ ÁN - PROJECT LOCATION
Hoạt động Dự án sẽ
được thực hiện ở cấp tỉnh và một số huyện, xã được lựa chọn theo tiêu chí thỏa
thuận giữa Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai và Tổ chức HI. Trong giai đoạn đầu tiên 2011
- 2013, các huyện sau đây sẽ tham gia Dự án theo kết quả của khảo sát tiền Dự
án do hai bên đối tác phối hợp tiến hành:
Huyện Xuân Lộc:
Xuân Lộc là một
huyện nông thôn cách Biên Hòa 70 cây số về phía Đông Bắc, với dân số tổng cộng
là 227.612 người trong đó có 2.206 người khuyết tật. Xuân Lộc là một trong những
địa phương có tỷ lệ người khuyết tật cao nhất trong các huyện, thị được khảo
sát, với nhu cầu an sinh xã hội nhiều hơn các địa phương khác. Bên cạnh đó,
chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành có liên quan đến phúc lợi của
người khuyết tật như Trung tâm Dạy nghề và cơ quan xúc tiến việc làm đã có nhiều
kinh nghiệm và sẵn sàng tham gia vào quan hệ hợp tác. Quan trọng hơn nữa, tại
đây đã hình thành một tổ chức của người khuyết tật năng động. Tổ chức này mở rộng
đến các huyện, thị khác, nhằm tương trợ và đáp ứng các nhu cầu của người khuyết
tật về học nghề và việc làm.
Huyện Trảng Bom:
Trảng Bom là một
huyện nông thôn đang từng bước công nghiệp hóa và mở rộng thị trường dịch vụ.
Huyện Trảng Bom nằm cách Biên Hòa 20 cây số về phía Đông Bắc, với dân số
248.336 người trong đó có 2.104 là người khuyết tật. Tương tự như huyện Xuân Lộc,
tỷ lệ người khuyết tật tại đây cũng khá cao so với các huyện, thị được khảo
sát. Nhu cầu về học nghề, việc làm và an sinh xã hội của người khuyết tật tại
đây được thể hiện rõ trong khảo sát do Chi cục Bảo trợ Xã hội thực hiện năm
2010. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương thể hiện sự năng nổ và quyết tâm, với
một mạng lưới năng động giữa các cơ quan hỗ trợ người khuyết tật và các tổ chức
xã hội tại cộng đồng.
Huyện Long Thành:
Long Thành khác với
các huyện, thị khác với nền kinh tế thiên về công nghiệp và dịch vụ. Huyện Long
Thành nằm cách Biên Hòa 40 cây số về phía Đông Nam với dân số 188.594 người,
trong đó có 1.303 người khuyết tật đây cũng là nơi tập trung nhiều người khuyết
tật. Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Long Thành có sự am hiểu về nhu cầu của
người khuyết tật, và sẵn sàng tham gia Dự án để tiếp tục hỗ trợ người khuyết tật
tại địa phương. Với sự tâm huyết của chính quyền địa phương, và một mạng lưới
năng nổ tại cộng đồng, huyện Long Thành đã sẵn sàng tham gia vào giai đoạn đầu
tiên của Dự án.
Tuy nhiên, Dự án
sẽ tiến hành một khảo sát nhu cầu khi bắt đầu thực hiện Dự án. Kết quả khảo sát
sẽ cung cấp thêm thông tin nhằm xác định cụ thể hơn số lượng xã và huyện, thị
tham gia vào giai đoạn đầu tiên của Dự án.
V. MỤC TIÊU DỰ ÁN
Mục tiêu chung:
Góp phần vào nỗ lực giảm nghèo thông qua việc hội nhập kinh tế xã hội cho người
khuyết tật tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Người khuyết tật trong khu vực thực hiện Dự án có nhu cầu phát triển việc làm
và được bảo trợ về xã hội được tiếp cận với những hoạt động trợ giúp từ cộng đồng
nhằm hướng tới các phúc lợi xã hội chính đáng và việc làm với các điều kiện bảo
hiểm chính đáng.
VI. LỊCH THỰC HIỆN
Dự án bắt đầu
tháng 01/2011 và kết thúc vào tháng 12/2013. Kế hoạch thực hiện Dự án được thể
hiện trong Phụ lục 01.
VII. CƠ CẤU
TỔ CHỨC - ORGANIZATIONAL STRUCTURE
Dự án được tiến hành với cơ cấu
tổ chức như sau:
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (QLDA):
Trưởng Ban: Bà Lê Thị Mỹ Phượng,
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Đồng Nai.
Đồng Trưởng Ban:
- Ông Lorenzo VILLA, Điều phối
viên vùng, Handicap international.
- Ông Trương Ngọc Tiến, Điều phối
viên, Handicap International.
Phó Ban: Ông Nguyễn Hữu Thành,
Chi cục Trưởng Chi cục Bảo trợ Xã hội.
Thường trực: Bà Trần Thị Hiền, Phó Chi cục Trưởng
Chi cục Bảo trợ Xã hội.
Thành viên:
- Ông Hoàng Minh Huề, Trưởng
Phòng Bảo trợ Xã hội, Chi cục Bảo trợ Xã hội.
- Bà Võ Thị Thanh Thủy, Kế toán
Chi cục.
Vai trò và chức năng của Ban
QLDA:
Ban QLDA được thành lập nhằm
hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ như sau:
A. CHỨC NĂNG:
Tham mưu Lãnh đạo Sở, phối hợp
với tổ chức Handicap tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Việc làm và an sinh xã
hội cho người khuyết tật” tại Đồng Nai theo thỏa thuận đã ký kết cho giai đoạn
2011 - 2013.
B. NHIỆM VỤ:
I. Quản lý điều hành Dự án
1. Phối hợp với tổ chức
Handicap xây dựng Dự án trình Lãnh đạo Sở, tổ chức Handicap và bản thỏa thuận hợp
tác thực hiện Dự án “Hội nhập kinh tế xã hội cho người khuyết tật” trong 03 năm
(2011 - 2013) và những năm tiếp theo (nếu có);
2. Phối hợp với các huyện tham
gia Dự án, quản lý và hỗ trợ đối tượng là người khuyết tật của Dự án;
3. Ban QLDA họp 01 tháng 01 lần
để đánh giá kết quả công tác tháng, xây dựng kế hoạch cho tháng sau và bàn biện
pháp điều phối các hoạt động cụ thể của Dự án theo tiến độ và Chi cục sẽ viết
báo cáo cho cuộc họp;
4. Ban QLDA hàng quý 01 lần gồm:
Ban Quản lý, cán bộ Dự án, cán bộ các huyện tham gia Dự án để đánh giá kết quả
thực hiện, xây dựng kế hoạch cho quý sau. Cuối năm họp Ban Quản lý, cán bộ Dự
án và cán bộ huyện, xã thực hiện Dự án để tổng đánh giá kết quả thực hiện trong
01 năm và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm sau, cụ thể cho Quý I;
5. Đóng góp vào nguồn lực thực
hiện Dự án, ví dụ như phòng họp/phòng tập huấn, cử cán bộ tham gia hoạt động Dự
án theo khuôn khổ Bản Ghi nhớ. Cùng Handicap International huy động thêm nguồn
lực từ cộng đồng và bên ngoài, ví dụ các tổ chức khác đang thực hiện các Dự án
tương tự tại địa phương;
6. Cùng Handicap International
đảm bảo chất lượng Dự án, bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc và quy định của
Dự án và nhà tài trợ và các quy định pháp lý của Chính phủ Việt Nam;
7. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
và sơ tổng kết:
Hàng tháng, hàng quý, Ban QLDA
đi kiểm tra các đơn vị thực hiện Dự án ít nhất 01 lần. Sau khi kiểm tra, Chi cục/Ban
QLDA có báo cáo kết quả thực hiện và đánh giá hiệu quả của Dự án gửi về tổ chức
Handicap và Lãnh đạo Sở LĐTBXH;
8. Cung cấp dữ liệu hoặc tạo điều
kiện để thu thập dữ liệu nhằm phân tích đánh giá tác động của Dự án theo các chỉ
số đã thống nhất trong khung kế hoạch lô gíc của Dự án;
9. Tham gia vào việc xây dựng mạng
lưới khu vực qua việc tham dự, tham gia hoặc đăng cai tổ chức các hội thảo cấp
khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm và mô hình hiệu quả;
10. Tham mưu tổng kết, đánh giá
kết quả thực hiện Dự án với Handicap International và các cơ quan ban, ngành,
hàng năm có báo cáo sơ kết và sau 03 năm sẽ tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả
của Dự án và nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh cho những năm tiếp theo.
II. Tập huấn, hội thảo
1. Cùng với Handicap
International và các bên có liên quan tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng
lực cho các ngành, các cấp có liên quan đến Dự án để họ vận động, tham gia, hỗ
trợ đối với Dự án;
2. Tổ chức tư vấn truyền thông
pháp luật:
• Tư vấn truyền thông đến cơ sở,
gia đình và đối tượng người khuyết tật để họ hiểu biết chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước đối với người khuyết tật;
• Tuyên truyền nội dung Dự án
trên hệ thống thông tin, truyền thông của địa phương giúp cho mọi gia đình và
người khuyết tật biết để đăng ký tham gia.
III. Khảo sát, điều tra
1. Tổ chức khảo sát điều tra,
khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh
để thống kê danh sách thực hiện Dự án;
2. Lập danh sách, phân loại
theo độ tuổi, nhu cầu học nghề, việc làm và trợ cấp xã hội để làm cơ sở xây dựng
kế hoạch cho những năm tiếp theo.
3. Hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu
của Handicap International. IV. Thực hiện chính sách cho người khuyết tật
1. Xây dựng Kế hoạch cụ thể để
hỗ trợ người khuyết tật về học nghề, việc làm và trợ giúp xã hội cho người khuyết
tật của Dự án và kế hoạch hoạt động hàng quý và hàng năm;
2. Tổ chức thực hiện:
• Liên hệ với các cơ quan, các
trường, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề để thực hiện kế hoạch đào tạo, dạy
nghề cho người khuyết tật;
• Liên hệ với các Trung tâm Giới
thiệu việc làm, các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho người khuyết tật;
• Phối hợp các ban, ngành, đoàn
thể có liên quan thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật về giáo dục, y tế
và về chính sách BTXH khác;
• Liên hệ với các nhà tư vấn,
cơ quan, ban, ngành chuyên môn về dạy nghề, việc làm, hỗ trợ tài chính cho người
khuyết tật trong hoạt động tăng cường năng lực cho cán bộ các cấp tham gia vào
Dự án;
• Tổ chức hội thảo, tư vấn,
truyền thông cho người khuyết tật và người thân của họ, cùng các đoàn thể của
NKT nhằm giúp họ nắm bắt được các chế độ, chính sách của Nhà nước và Dự án “Hội
nhập kinh tế xã hội” để họ tự nguyện tham gia.
• Phối hợp với các ban, ngành ở
mức độ tỉnh (trường/trung tâm dạy nghề, Phòng Chính sách Lao động, Phòng Dịch vụ
việc làm, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tư
pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp, sử dụng lao động,
tổ chức tài chính vi mô, các trung tâm phục hồi chức năng Quốc gia và cấp tỉnh,
tổ chức Quốc tế, Hội Phụ nữ và các đoàn thể, các nhóm tự giúp, người khuyết tật
tổ chức nhân dân, xã hội/nhân viên phục hồi chức năng, .v.v.) Lập mạng lưới
chuyển gửi để đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật về:
a) Giáo dục dạy nghề và giải
quyết việc làm.
b) Giáo dục văn hóa.
c) Chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng.
d) Pháp lý.
e) Vay vốn - tín dụng.
f) Hỗ trợ tâm lý xã hội.
g) Bảo hiểm y tế - bảo hiểm xã
hội.
V. Vấn đề tài chính
1. Định mức chi phí, quy định
quản lý tài chính và quy định mua sắm: Theo hướng dẫn của HI.
2. Báo cáo tài chính và báo cáo
hoạt động của chương trình:
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Đồng Nai là đối tác trực tiếp với Handicap International, chịu trách
nhiệm trực tiếp trong việc quản lý, điều phối các hoạt động chuyên môn và tài
chính cho phần ngân sách đối với các hoạt động được thực hiện bởi đối tác theo
quy định trước Nhà nước Việt Nam và Handicap International.
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt
động theo mẫu báo cáo của Handicap International hàng tháng. Thời hạn gửi các
báo cáo hàng tháng cho điều phối viên Dự án Handicap International là ngày 05 của
tháng tiếp theo.
VI. Trụ sở của Ban QLDA
Ban QLDA đặt tại Văn phòng Chi
cục BTXH - BV, CSTE tỉnh Đồng Nai số 426C, đường Phạm Văn Thuận, phường Trung
Dũng, TP. Biên Hòa;
Ban QLDA được mở tài khoản tại
Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Đồng Nai khi cần thiết sử dụng trong việc thực
hiện Dự án.
BAN THỰC HIỆN DỰ ÁN (BAN THDA):
- Điều phối viên Dự án HI (1).
- Trợ lý điều phối viên Dự án
HI, phụ trách BTXH (1).
- Trợ lý điều phối viên Dự án
HI, phụ trách dạy nghề và việc làm (1).
- Cán bộ Dự án do đối tác cử
kiêm nhiệm tại huyện được phân công bởi DOLISA (6).
- Cán bộ chuyên trách xã hội
phường/xã làm theo công việc được phân công bởi DOLISA (12).
A. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ
1. Cán bộ Handicap: Phối hợp với
Ban QLDA tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Việc làm và an sinh xã hội cho người
khuyết tật” tại Đồng Nai theo thỏa thuận đã ký kết cho giai đoạn 2011 - 2013.
2. Cán bộ Dự án huyện: Tham mưu
Ban QLDA, phối hợp với Ban Quản lý Dự án tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Việc
làm và an sinh xã hội cho người khuyết tật” tại Đồng Nai theo thỏa thuận đã ký
kết cho giai đoạn 2011 - 2013.
B. NHIỆM VỤ
1. Cán bộ Handicap: Thực hiện,
theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động của Dự án.
2. Cán bộ Dự án huyện:
- Thực hiện các hoạt động theo
sự hướng dẫn của tổ chức Handicap International.
- Phối hợp với các ban, ngành ở
mức độ huyện (trường/trung tâm dạy nghề, Phòng Chính sách Lao động, Phòng Dịch
vụ việc làm, Sở Giáo dục & Đào tạo, phòng Y tế, Phòng Thông tin - Truyền
thông, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Thương mại và Công nghiệp, sử
dụng lao động, tổ chức tài chính vi mô, các trung tâm phục hồi chức năng Quốc
gia và cấp tỉnh, tổ chức Quốc tế, Hội Phụ nữ và các đoàn thể, các nhóm tự giúp,
người khuyết tật tổ chức nhân dân, xã hội/nhân viên phục hồi chức năng, .v.v…)
Lập mạng lưới chuyển gửi để đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật về:
a) Giáo dục dạy nghề và giải
quyết việc làm.
b) Giáo dục văn hóa.
c) Chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng.
d) Pháp lý.
e) Vay vốn - tín dụng.
f) Hỗ trợ tâm lý xã hội.
g) Bảo hiểm y tế - bảo hiểm xã
hội.
3. Cán bộ chuyên trách phường/xã
thực hiện các hoạt động do cán bộ Dự án huyện phân công và theo dõi ca của từng
địa bàn được phân công.
4. Và cũng chịu trách nhiệm:
- Đào tạo và hội thảo.
- Nghiên cứu.
- Tất cả các hoạt động liên
quan tới thực thi chính sách với người tàn tật.
Ban thực hiện Dự án có nhiệm vụ
quản lý toàn bộ chu trình Dự án cùng với sự hỗ trợ của Văn phòng Trung ương của
Handicap International tại Hà Nội. Ban THDA đảm bảo Dự án được tiến hành một
cách hiệu quả, minh bạch với hiệu suất cao nhất có thể. Chi tiết về chức năng
và nhiệm vụ của các thành viên Ban THDA được mô tả rõ trong bản mô tả công việc
của từng chức danh.
ỦY BAN TƯ VẤN (UBTV):
Một Ủy ban tư vấn trong nước và
ngoài nước.
Nước ngoài:
Tư vấn về kỹ thuật: Ông Lorenzo
VillA, Điều phối viên vùng/Regional coordinator.
Trong nước: Bao gồm các nhà
chuyên môn và tư vấn trong và ngoài hệ thống Nhà nước, cụ thể là:
• Các nhà làm chính sách cấp Quốc
gia và Lãnh đạo các ban, ngành, ví dụ như Lãnh đạo Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Lãnh đạo các ngành có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
• Đại diện Phòng Dạy nghề,
Phòng Chính sách Lao động, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin -
Truyền thông, Sở Tư pháp, v.v.
• Chuyên gia tư vấn trong nước tại các đơn vị nói
trên và các tổ chức có liên quan.
• Chuyên gia tư vấn khu vực về khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh, các vấn đề về việc làm và an sinh xã hội cho người khuyết tật.
Ủy ban Tư vấn họp ít nhất ba lần
một năm, và phiên họp đầu tiên chính là hội thảo khởi động Dự án vào giữa năm
2011.
Ủy ban Tư vấn sẽ có nhiệm vụ:
- Tư vấn và tham vấn trong suốt
chu trình thực hiện Dự án khi cần thiết và phù hợp;
Tạo điều kiện cho việc nhân rộng
các nội dung sáng kiến của Dự án trong suốt thời gian thực hiện Dự án và khi kết
thúc Dự án.
VIII. NGƯỜI
THỤ HƯỞNG
Người thụ hưởng của Dự án bao gồm:
• 300 người khuyết tật và gia
đình tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và huyện thị lân cận có điều
kiện tiếp cận các phúc lợi xã hội về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, và hỗ trợ xã
hội;
• Từ 03 đến 06 Trung tâm Dạy
nghề với ít nhất 20 giáo viên và cán bộ được tiếp cận với các phương pháp và kỹ
năng dạy nghề cho người khuyết tật;
• 03 tổ chức của người khuyết tật
tham gia các hoạt động tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực tổ chức, quản
lý;
• Từ 05 đến 10 doanh nghiệp do
người khuyết tật hoặc có tuyển dụng người khuyết tật được tiếp cận để tham gia
hỗ trợ người khuyết tật về học nghề và việc làm;
• 12 cán bộ Lao động Xã hội từ
các huyện, thị và thôn, xã trong Dự án được tập huấn/đào tạo để theo dõi Dự án
tại địa phương;
10 cán bộ Chi cục Bảo trợ Xã hội
và cán bộ Lao động Xã hội tại địa phương tham gia các hoạt động tập huấn nâng
cao năng lực và giao lưu học hỏi trong nước và ngoài nước.
IX. ĐỐI TÁC
- PARTNERS
Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai là đối
tác chính của Dự án. Chi cục Bảo trợ Xã hội là đơn vị phụ trách các vấn đề về
việc làm và an sinh xã hội cho người khuyết tật được Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội ủy nhiệm để trực tiếp thực hiện Dự án với đội ngũ cán bộ của Handicap
International tại địa phương.
X. TÍNH BỀN
VỮNG CỦA DỰ ÁN
Tính bền vững của Dự án sẽ được
thể hiện như sau:
Bền vững về tài chính: Đến cuối
Dự án các đối tác có liên quan sẽ có thiết lập được những hệ thống nhằm áp dụng
các mô hình đã được thực nghiệm qua Dự án mà không cần đến sự tài trợ từ bên
ngoài. Những hoạt động thử nghiệm trong quá trình thực hiện Dự án mà không có
khả năng duy trì lâu dài và độc lập sẽ không được coi là bền vững và sẽ không
được tiếp tục.
Các hoạt động cụ thể được thiết
kế nhằm duy trì tính bền vững về tài chính: Hoạt động số 04 của kết quả 03, nhằm
thử nghiệm các mô hình tài chính khác nhau (ví dụ như việc kêu gọi các Công ty
Bảo hiểm tư nhân tham gia dự án, hoặc đóng góp của các doanh nghiệp không đạt tỷ
lệ tuyển dụng người khuyết tật, v.v.) Nhằm kêu gọi các nguồn tài chính không sẵn
có trong cộng đồng. Bằng cách này, tính bền vững không lệ thuộc vào các nguồn
tài trợ bên ngoài hoặc vào ngân sách còn hạn chế của Nhà nước. Việc kêu gọi hỗ
trợ vốn vay sẽ tạo ra một môi trường trách nhiệm lành mạnh trong cộng đồng, qua
đó có thể nhân rộng các mô hình và sáng kiến phù hợp và tạo ra sự liên kết bền
vững với khu vực kinh tế chính thức. Sau khi các sáng kiến này đã được thử nghiệm,
các bên có liên quan sẽ cùng đưa ra những mô hình hỗ trợ về kinh tế và tài
chính để các nhà làm chính sách và thực hiện chính sách cân nhắc trong việc
phát triển khu vực kinh tế phi chính thức.
Bền vững về thể chế: Việc áp dụng
phương pháp tiếp cận đồng tham gia sẽ tạo điều kiện cho tất cả các bên có liên
quan tham gia vào việc ra quyết định nhằm thúc đẩy việc thực hiện dự án một
cách đồng bộ. Việc thiết lập Ban Chỉ đạo/Ban Quản lý Dự án sẽ đảm bảo việc ủng
hộ và hỗ trợ của các ban, ngành có liên quan, tạo tiền đề cho tính chủ động và
tính bền vững. Các thành viên Ban Quản lý sẽ tiếp tục duy trì sự tương tác sau
khi Dự án kết thúc. Do Dự án mang tính cộng đồng, nên hầu hết các hoạt động đều
được phối hợp thực hiện với đối tác qua kênh hoạt động chính thức của họ, đặc
biệt là ở phạm vi cộng đồng, qua đó xây dựng được tính tự chủ. Sau Dự án, các
thành viên ở cộng đồng sẽ tiếp tục phát huy mạng lưới hợp tác.
Tuy nhiên, cần lưu ý không tạo
ra một hệ thống song song với bộ máy hiện hành, nhằm tránh việc tạo ra một thể
chế “Ảo” mà sau đó sẽ không tồn tại khi Dự án kết thúc. Việc tham gia của các
ban, ngành, đoàn thể sẽ tạo ra tiền đề cho việc thể chế hóa trong tương lai, dựa
trên những trải nghiệm có được từ các mô hình sáng kiến tại cộng đồng. Nâng cao
năng lực cán bộ nhân viên của các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức có liên quan
sẽ lồng ghép các kỹ năng và hệ thống cần thiết vào cơ chế hiện tại sẽ tạo tiền
đề cho việc duy trì phát triển.
Về mặt chính sách, ngay từ khởi
đầu của Dự án sẽ có những trao đổi nhằm xác định chiến lược cho Dự án, và tác động
một cách hiệu quả vào các xu thế hiện có tại các địa phương cụ thể: Ở Lào sẽ
chú trọng vào việc xây dựng Luật Khuyết tật, tại Việt Nam sẽ phát huy hơn về
các điều, khoản trong Luật Lao động về việc làm cho người khuyết tật, tại Trung
Quốc sẽ tập trung mạnh vào an sinh xã hội cho người khuyết tật trong kế hoạch
05 năm sắp tới (2011 - 2015). Dự án sẽ xem xét các điều kiện phát triển/thay đổi
dài hạn bằng cách vận động tăng cường xóa đói, giảm nghèo thông qua hội nhập
kinh tế xã hội cho người khuyết tật tại Lào, Việt Nam và Trung Quốc.
XI. KINH PHÍ DỰ KIẾN (EU) (*)
Tổng kinh phí hoạt
động Dự án (không kể các chi phí theo dõi do Handicap International quản lý) là
212.100 euro.
Ngân sách trên
đây do Liên minh Châu Âu tài trợ 80%, phần còn lại (20%) do Handicap
International và đối tác cùng tìm kiếm đối ứng qua các nhà tài trợ và các tổ chức
có liên quan.
Ngân sách cụ thể
và kế hoạch hoạt động hàng năm sẽ do Handicap International và đối tác cùng thiết
kế vào cuối năm tài chính trên cơ sở thực tế.
XII. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN - COMMITMENTS
Các bên có liên
quan cam kết thực hiện các điều, khoản của Dự án, bao gồm mục tiêu chung, các mục
tiêu cụ thể, kế hoạch thực hiện, và các nguyên tắc thực hiện Dự án được nêu rõ
trong các Phụ lục đính kèm là một phần không tách rời của Thỏa thuận hợp tác
này.
Thỏa thuận hợp
tác này có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 sau khi được ký kết. Thỏa thuận hợp tác
này được lập thành 06 bản, 03 bản tiếng Việt và 03 bản tiếng
Anh có giá trị
như nhau. Mỗi bên đối tác tham gia dự án cùng với UBND tỉnh Đồng Nai giữ 01 bản
tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh. Thỏa thuận hợp tác này được lập thành 02 bản, mỗi
bên đối tác tham gia dự án giữ 01 bản. Các bản sao có thể phổ biến đến các đơn vị
liên quan./.