ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/2017/QĐ-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 01 tháng 8
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN, HỢP ĐỒNG,
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VÀ THÚ Y CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ
Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ
Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở xã;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến
nông;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh,
số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở xã;
Căn cứ Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT
ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị
trấn;
Căn cứ Nghị quyết số
04/2017/NQ-HĐND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiện toàn mạng
lưới khuyến nông về thú y cơ sở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý,
sử dụng đối với khuyến nông và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2017 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017 và thay thế Quyết định số
04/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban
hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý và chế độ
chính sách đối với nhân viên, cộng tác viên khuyến nông cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị và Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về Quy định về tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn, chế độ chính sách, công tác tuyển
chọn và quản lý đối với cán bộ thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các
cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, LĐ-TB&XH, NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các đoàn thể CT-XH cấp tỉnh;
- Trung tâm Tin học tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT,NC, NNp.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
|
QUY ĐỊNH
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN, HỢP ĐỒNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐỐI
VỚI KHUYẾN NÔNG VÀ THÚ Y CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 -
2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông và thú
y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Khuyến nông
cơ sở: gồm khuyến nông viên các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là khuyến
nông viên xã) và cộng tác viên khuyến nông thôn, bản, khu
phố (sau đây gọi là cộng tác viên khuyến nông).
2. Thú y cơ sở: gồm nhân viên thú y
các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là nhân viên thú y xã) và cộng tác viên thú y thôn, bản, khu phố (sau đây gọi là cộng tác
viên thú y).
Chương II
KHUYẾN NÔNG VIÊN
VÀ NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ
Điều 3. Bố trí
khuyến nông viên và nhân viên thú y xã
1. Khuyến nông viên xã
a) Mỗi xã, phường, thị trấn bố trí 01
khuyến nông viên. Riêng Phường 1 và Phường 5 Thành phố Đông Hà; Phường 1 và Phường
3 Thị xã Quảng Trị; Thị trấn Ái Tử huyện Triệu Phong; Thị trấn Hải Lăng huyện Hải
Lăng không bố trí khuyến nông viên.
b) Tổng số khuyến nông viên xã trên
toàn tỉnh là 135 người (Chi tiết bố trí khuyến nông viên
theo Phụ lục đính kèm Quy định này).
2. Nhân viên thú y xã:
a) Mỗi xã, phường,
thị trấn bố trí 01 nhân viên thú y. Riêng Huyện đảo cồn Cỏ bố trí 01 nhân viên thú y.
b) Tổng số nhân viên thú y xã trên
toàn tỉnh là 142 người (Chi tiết bố trí nhân viên thú y theo Phụ lục đính kèm
Quy định này).
Điều 4. Nhiệm vụ,
quyền hạn của khuyến nông viên và nhân viên thú y xã
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của khuyến
nông viên xã:
a) Giúp Ủy ban nhân dân (UBND) xã thực
hiện nhiệm vụ khuyến nông và hướng dẫn sản xuất về trồng trọt, lâm nghiệp (sau
đây gọi là cây trồng) theo quy hoạch, kế hoạch và phòng chống dịch bệnh trên
cây trồng; quản lý hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ về cây trồng, bảo vệ
thực vật và tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; quản lý chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ở địa bàn xã; hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật chuyên
ngành phát triển cây trồng, phòng trừ dịch hại thực vật theo quy định của pháp
luật; trực tiếp quản lý mạng lưới cộng tác viên khuyến nông.
b) Tham gia xây dựng các chương
trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
c) Tổ chức tư vấn, dịch vụ khuyến
nông theo quy định và xây dựng triển khai hướng dẫn khuyến
nông về trồng trọt, lâm nghiệp và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng tại địa
bàn xã.
d) Phối hợp với các cán bộ khuyến
nông, trồng trọt, bảo vệ thực vật cấp huyện, tỉnh và nông dân chủ chốt triển khai
các mô hình khuyến nông cây trồng, bảo vệ thực vật; tổ chức hội thảo, hội nghị
đầu bờ để phổ biến, tuyên truyền nhân rộng kỹ thuật sản xuất có hiệu quả.
đ) Tuyên truyền các chủ trương chính
sách, vận động nông dân trong địa bàn xã áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
e) Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, trồng
trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện, tỉnh trong việc tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ
thuật cho nông dân, theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình khuyến
nông trên địa bàn để làm cơ sở cho việc tổng kết mô hình.
g) Thường xuyên
nắm bắt tình hình diễn biến sản xuất nông, lâm, tình hình diễn biến sâu bệnh hại
cây trồng trên địa bàn để kịp thời báo cáo với UBND xã,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) các huyện (Phòng Kinh tế các
thành phố, thị xã), Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV)
cấp huyện giải quyết.
h) Cập nhật và cung cấp thông tin hai
chiều về tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng nông sản chính tại địa
phương cho nông dân và Trạm Khuyến nông. Cung cấp các thông tin liên quan đến sản
xuất kinh doanh nông, lâm cho bà con nông dân trên các phương tiện truyền thông
của địa phương.
i) Tham gia trực báo và báo cáo định
kỳ, đột xuất gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện (Phòng Kinh tế các thành
phố, thị xã), Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV cấp
huyện và UBND xã theo quy định.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trạm
Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV cấp huyện và UBND xã giao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên
thú y xã:
a) Giúp UBND xã thực
hiện nhiệm vụ hướng dẫn sản xuất về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chất lượng
an toàn thực phẩm động vật và công tác thú y (bao gồm cả thú y thủy sản) theo
quy hoạch, kế hoạch; giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch
vụ về chăn nuôi, thú y, thú y thủy sản và cá nhân kinh doanh thuốc thú y, thuốc
thú y thủy sản; quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vệ sinh
an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ở địa
bàn xã; hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật chuyên ngành phát
triển vật nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định
của pháp luật; trực tiếp quản lý mạng lưới cộng tác viên thú y.
b) Tham gia xây dựng các chương
trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi
cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thủy sản) trong sản xuất nông nghiệp.
c) Tuyên truyền, phổ biến chế độ,
chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y,
thú y thủy sản.
d) Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát
triển chăn nuôi hàng năm; hướng dẫn nông, ngư dân về quy trình sản xuất, thực
hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi
trong sản xuất nông, ngư nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
đ) Thực hiện công tác khuyến nông về
chăn nuôi và thú y theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về thú y, thú y thủy
sản trên địa bàn xã theo quy định.
e) Đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ
thuật phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh cho động vật theo kế hoạch,
hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã; trực tiếp tham
gia phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh xảy ra.
g) Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động
lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn
của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã.
h) Hướng dẫn thực hiện các quy định về
phòng bệnh bắt buộc cho động vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm
động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vắc
xin phòng chống dịch bệnh động vật
trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
i) Phối hợp thực hiện việc khử trùng,
tiêu độc cho các cơ sở hoạt động liên quan đến công tác thú y, các phương tiện
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch
bệnh đối với thủy sản trên địa bàn xã theo quy định.
k) Tổ chức thực
hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại
địa bàn; tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát
điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
l) Tham gia trực báo và báo cáo định
kỳ, đột xuất tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch
bệnh động vật trên địa bàn xã gửi Phòng Nông nghiệp và
PTNT các huyện (Phòng Kinh tế các thành phố, thị xã), Trạm Chăn nuôi và Thú y,
trạm Khuyến nông cấp huyện và UBND xã theo quy định.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trạm
Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện và UBND xã giao.
Điều 5. Tiêu chuẩn
xét chọn
1. Đối với khuyến nông viên xã:
a) Xét chọn lần đầu có tuổi đời không
quá 40 tuổi đối với nam và 35 tuổi đối với nữ. Có sức khỏe
tốt, tự nguyện tham gia và phục vụ lâu dài tại địa phương.
b) Trình độ chuyên môn: Có trình độ từ
trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: trồng trọt, bảo vệ thực vật,
lâm nghiệp, khuyến nông đối với địa bàn xã vùng đồng bằng,
ven biển; phường; thị trấn.
Có trình độ tối
thiểu phải tốt nghiệp phổ thông trung học và đã qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn về trồng
trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp từ 02 tháng trở lên đối với địa bàn xã thuộc
khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Có kỹ năng tập huấn và truyền nghề;
có khả năng tập hợp và điều hành được các cộng tác viên khuyến nông tại địa
phương.
d) Khuyến nông viên nếu kiêm nhiệm phải
có cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao.
đ) Có đạo đức tác phong tốt, có khả
năng giao tiếp tốt, nhiệt tình gắn bó với nghề nghiệp, được đa số bà con tín
nhiệm.
e) Có tinh thần gương mẫu trong việc
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp.
g) Không bị các hình thức kỷ luật từ
khiển trách trở lên.
h) Ưu tiên xét chọn những người có hộ
khẩu thường trú tại địa phương đã tốt nghiệp các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, khuyến nông.
i) Xét chọn lại những người đã được hợp
đồng thực hiện khuyến nông ở địa phương theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày
30/01/2008 của UBND tỉnh đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, có tâm huyết, nhiệt
tình, muốn tiếp tục công tác tại địa phương.
2. Đối với nhân viên thú y xã:
a) Xét chọn lần đầu có tuổi đời không
quá 40 tuổi đối với nam và 35 tuổi đối với nữ. Có sức khỏe
tốt, tự nguyện tham gia và phục vụ lâu dài tại địa phương.
b) Trình độ chuyên môn: Có trình độ từ
trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: thú y, chăn nuôi thú y, bệnh học
thủy sản, nuôi trồng thủy sản đối với địa bàn xã vùng đồng bằng, ven biển; phường; thị trấn.
Có trình độ tối thiểu phải tốt nghiệp
các lớp đào tạo nghề từ 02 tháng trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại
điểm b khoản 2 điều này đối với địa bàn xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Có đạo đức tác phong tốt, có sức
khỏe và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, gắn bó với nghề nghiệp, được bà con nông dân tín nhiệm.
d) Có kỹ năng tập huấn và truyền nghề, có khả năng tập hợp và điều hành được các cộng tác
viên thú y tại địa phương.
đ) Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, phục
tùng sự phân công và điều động của tổ chức và cấp trên.
e) Không bị các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.
g) Ưu tiên xét chọn những người có hộ
khẩu thường trú tại địa phương đã tốt nghiệp các trường đại
học, cao đẳng, trung học chăn nuôi, thú y, thủy sản.
h) Xét chọn lại những người đã được hợp
đồng thực hiện thú y ở địa phương theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày
30/9/2009 của UBND tỉnh đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, có tâm huyết, nhiệt
tình, muốn tiếp tục công tác tại địa phương.
Điều 6. Xét chọn,
hợp đồng
1. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú
y xã do UBND xã, phường, thị trấn đề xuất. Phòng Nội vụ phối
hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố, thị xã), Trạm
Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện
(thành phố, thị xã) thẩm định và trình UBND huyện (thành phố, thị xã) phê chuẩn.
UBND xã thành lập Hội đồng xét chọn theo quy định sau khi có ý kiến của UBND
huyện (thành phố, thị xã).
2. Tùy theo tỷ trọng và định hướng sản
xuất giữa trồng trọt và lâm nghiệp; giữa chăn nuôi và thủy sản của từng địa
phương, UBND xã xem xét, lựa chọn nhân viên có chuyên môn về trồng trọt, bảo vệ
thực vật, lâm nghiệp, khuyến nông; chăn nuôi, thú y hoặc
thủy sản.
3. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú
y xã đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp chuyên ngành
cần xét chọn trở lên làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn với UBND xã, phường,
thị trấn.
4. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú y xã chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ trung cấp chuyên ngành cần xét chọn làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn
với UBND xã, phường, thị trấn và phải cam kết đạt tiêu chuẩn trình độ trung cấp
chuyên ngành cần xét chọn trở lên sau 2-3 năm công tác.
Điều 7. Quản lý,
sử dụng
1. Khuyến nông viên xã, nhân viên thú
y xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về bố trí, hợp đồng và hoạt động của UBND xã. Đồng
thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố, thị xã), Trạm Khuyến nông,
Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện đối với khuyến nông viên xã; Phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố, thị xã), Trạm Chăn nuôi và
Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện đối với nhân viên thú y xã.
2. Khuyến nông viên và nhân viên thú
y xã được hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ, sơ tổng kết; Hội đồng nhân dân xã tổ
chức giám sát các hoạt động hàng năm theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được
giao.
3. Chấm dứt hợp đồng đối với khuyến
nông viên và nhân viên thú y xã có một trong các trường hợp sau:
a) Hai năm liên tục UBND xã và Trạm
Khuyến nông hoặc Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện (đối với khuyến
nông viên) hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện (đối với
nhân viên thú y) nhận xét không hoàn thành nhiệm vụ.
b) Vi phạm pháp luật bị tòa án phạt
tù.
c) Khuyến nông viên xã, nhân viên thú
y xã đã đến tuổi nghỉ hoạt động: đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
d) Theo đề nghị của các cơ quan, đơn
vị liên quan về thôi việc khuyến nông viên, nhân viên thú y xã, UBND xã ban
hành quyết định chấm dứt hợp đồng Khuyến nông viên, nhân viên thú y và xét chọn
người khác thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị.
Chương III
CỘNG TÁC VIÊN
KHUYẾN NÔNG VÀ CỘNG TÁC VIÊN THÚ Y
Điều 8. Bố trí cộng
tác viên khuyến nông và cộng tác viên thú y
1. Bố trí cộng tác viên khuyến nông (CTVKN)
quản lý ít nhất 100ha trở lên đất sản xuất nông nghiệp và
thủy sản (sau đây gọi tắt là đất sản xuất), cụ thể:
a) Các xã có diện tích đất sản xuất từ
100 đến 200 ha bố trí 01 CTVKN.
b) Các xã có diện tích đất sản xuất từ
201 đến 500 ha bố trí 02 CTVKN.
c) Các xã có diện tích đất sản xuất
trên 500 ha bố trí 03 CTVKN.
d) Ở các xã miền
núi vùng sâu, vùng xa dân cư sống rải rác bố trí CTVKN
theo số hộ có sản xuất nông nghiệp. Bố trí 01 CTVKN phụ trách 02 thôn có số số
hộ sản xuất nông nghiệp ít (từ 11 đến 100 hộ sản xuất nông nghiệp) hoặc 01 thôn
có số hộ sản xuất nông nghiệp nhiều (có từ 101 hộ sản xuất nông nghiệp trở
lên). Thôn có số hộ sản xuất nông nghiệp từ 10 hộ trở xuống
không bố trí CTVKN mà giao cho khuyến nông viên xã đảm trách.
đ) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa
phương, UBND xã chủ động bố trí CTVKN trên địa bàn mình cho phù hợp.
e) Tổng số cộng tác viên khuyến nông
trên toàn tỉnh là 393 người (Chi tiết bố trí CTVKN theo Phụ
lục đính kèm Quy định này).
2. Bố trí cộng
tác viên thú y (CTVTY) theo đơn vị có sản xuất chăn nuôi và không sản xuất chăn
nuôi, cụ thể:
a) Đối với các xã sản xuất nông nghiệp:
bố trí 02 CTVTY.
b) Đối với các phường và thị trấn có
sản xuất chăn nuôi: bố trí 01 CTVTY.
c) Đối với các phường và thị trấn
không có sản xuất chăn nuôi hoặc có sản xuất chăn nuôi nhưng số hộ chăn nuôi
gia súc, gia cầm từ 100 hộ trở xuống: không bố trí CTVTY mà do nhân viên thú ý
phường, thị trấn đảm trách.
d) Tổng số cộng tác viên thú y trên
toàn tỉnh là 253 người (Chi tiết bố trí CTVTY theo Phụ lục
đính kèm Quy định này).
Điều 9. Nhiệm vụ,
quyền hạn của CTVKN và CTVTY
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của CTVKN:
a) Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình diễn biến sản xuất về trồng trọt và sâu bệnh hại
cây trồng trên địa bàn để kịp thời báo cáo với khuyến nông viên và thông báo
trên phương tiện truyền thông thông tin địa phương cho bà con thôn.
b) Tham gia tổ chức thực hiện các mô
hình khuyến nông về trồng trọt và bảo vệ thực vật, kiểm tra giám sát việc thực
hiện mô hình của nông dân trong thôn theo hợp đồng khuyến nông.
c) Theo dõi, ghi chép số liệu của mô
hình theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên.
d) Tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ
thuật về cây trồng, bảo vệ thực vật cho bà con nông dân bằng các
hình thức thông tin phù hợp.
đ) Thông tin thị trường giá cả và các
vấn đề liên quan đến sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm về cây trồng
cho nông dân trong thôn, bản. Định kỳ tập hợp thông tin, giá cả số lượng, mặt hàng nông lâm sản tại địa phương cho Trạm Khuyến nông huyện.
e) Vận động, hướng dẫn việc thành lập
câu lạc bộ khuyến nông, tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên câu lạc bộ khuyến
nông tại địa phương hoạt động có hiệu quả.
g) Tham gia trực báo và báo cáo định
kỳ, đột xuất tình hình sản xuất, dịch bệnh cây trồng trên địa bàn theo quy định.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do
khuyến nông viên giao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của CTVTY
a) Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình chăn nuôi, diễn biến dịch bệnh gia
súc, gia cầm và thủy sản để kịp thời báo cáo với nhân viên thú y và thông báo
trên phương tiện truyền thông thông tin địa phương cho nhân dân trong thôn.
b) Tham gia tổ chức thực hiện các mô
hình khuyến nông chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.
c) Tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y cho bà con nông, ngư dân bằng
các hình thức thông tin phù hợp.
d) Trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh xảy ra; chấp hành sự điều động chống
dịch khi cấp trên huy động.
đ) Thực hiện các dịch vụ thú y theo
quy định.
e) Tham gia trực báo và báo cáo định
kỳ, đột xuất tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật trên địa bàn theo quy định.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do
nhân viên thú y giao.
Điều 10. Tiêu
chuẩn xét chọn
1. Đối với CTVKN:
a) Đối với các phường, thị trấn, xã đồng
bằng, ven biển: Ưu tiên những người có trình độ từ trung cấp
trở lên đối với các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, khuyến
nông.
b) Đối với địa bàn xã thuộc khu vực
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể vận dụng
xét chọn trình độ thấp hơn, tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thông cơ sở và đã qua các lớp đào tạo,
tập huấn ngắn hạn về trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp.
c) Hiểu biết và có kinh nghiệm về
nông, lâm nghiệp và có khả năng tiếp thu, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông, lâm
nghiệp, bảo vệ thực vật cho nông dân. Nhiệt tình, gương mẫu trong việc đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; thực hiện tốt các chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi.
d) Không bị các hình thức kỷ luật từ
khiển trách trở lên.
2. Đối với CTVTY:
a) Đối với các xã, phường, thị trấn đồng
bằng, ven biển: Có trình độ từ trung cấp chăn nuôi, thú y hoặc trung cấp thủy sản
trở lên.
b) Đối với địa bàn xã thuộc khu vực
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể vận dụng
xét chọn trình độ thấp hơn, tối thiểu phải tốt nghiệp phổ
thông cơ sở và đã qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn chăn nuôi, thú y và thủy sản.
c) Có sức khỏe và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, gắn bó với nghề nghiệp, được bà con nông dân tín nhiệm; gương mẫu trong
việc phòng chống dịch bệnh vật nuôi.
d) Có kinh nghiệm về chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh vật nuôi; có khả năng
tiếp thu, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh vật nuôi cho nông
dân.
đ) Ý thức tổ chức kỷ luật tốt; phục
tùng sự phân công và điều động của tổ chức và cấp trên.
e) Không bị các hình thức kỷ luật từ
khiển trách trở lên.
Điều 11. Xét chọn,
hợp đồng
CTVKN, CTVTY do đại diện các hộ nông
dân trong thôn, bản lựa chọn, giới thiệu và UBND xã quyết định xét chọn và hợp
đồng theo tiêu chuẩn quy định sau khi có sự tham vấn và chấp thuận của Trạm
Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật (đối với CTVKN); Trạm Chăn nuôi
và Thú y (đối với CTVTY).
Điều 12. Quản
lý, sử dụng
1. CTVKN, CTVTY do UBND xã, phường,
thị trấn trực tiếp quản lý, sử dụng đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về
nghiệp vụ chuyên môn của khuyến nông viên xã tại địa bàn và Trạm Khuyến nông,
Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện (đối với CTVKN); nhân viên thú y
xã tại địa bàn và Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện (đối với
CTVTY).
2. Đội ngũ CTVKN,
CTVTY được hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ, sơ tổng kết; HĐND xã tổ chức giám
sát các hoạt động hàng năm theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Chấm dứt hợp đồng đối với CTVKN và
CTVTY có một trong các trường hợp sau:
a) 02 năm liên tục UBND xã và Trạm
Khuyến nông hoặc Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp huyện (đối với CTVKN)
hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông cấp huyện (đối với CTVTY) nhận
xét không hoàn thành nhiệm vụ.
b) Vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh
cáo trở lên.
c) CTVKN, CTVTY đã đến tuổi nghỉ hoạt
động: đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
d) Theo đề nghị của các cơ quan, đơn
vị liên quan về việc thay thế CTVKN, CTVTY, UBND xã ban hành quyết định chấm dứt
hợp đồng CTVKN, CTVTY và xét chọn người khác thay thế trong thời hạn 02 tháng kể
từ ngày nhận được đề nghị.
Chương IV
QUYỀN LỢI, NGHĨA
VỤ ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ, CỘNG TÁC VIÊN KHUYẾN NÔNG VÀ
CỘNG TÁC VIÊN THÚ Y
Điều 13. Quyền lợi,
nghĩa vụ của khuyến nông viên và nhân viên thú y, cộng tác viên khuyến nông, cộng
tác viên thú y
1. Quyền lợi:
a) Được tham gia các khóa bồi dưỡng tập
huấn đào tạo, tham quan hội nghị, hội thảo để nâng cao kiến thức, kỹ năng và
phương pháp công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý sản xuất kinh
doanh.
b) Được hưởng thêm chế độ phụ cấp khi
trực tiếp tham gia quản lý, triển khai thực hiện các mô hình, chương trình, dự
án về sản xuất nông - lâm - ngư, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
trên địa bàn tại địa phương mình phụ trách.
c) Được phép làm
dịch vụ tư vấn, vật tư kỹ thuật theo quy định của Pháp luật cho bà con nông dân
trong địa bàn.
d) Được xem xét bố trí vào các vị trí
cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ và được sự tín nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa
phương.
đ) Được khen thưởng khi hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao.
2. Nghĩa vụ:
a) Chấp hành quy định pháp luật, nội
quy, quy chế của địa phương.
b) Khuyến nông viên và cộng tác viên
khuyến nông, nhân viên thú y và cộng tác viên thú y phải hoàn thành các nhiệm vụ
được quy định tại Quy định này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách
nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố,
thị xã chỉ đạo UBND xã xét chọn khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và
CTVTY đảm bảo đúng tiêu chuẩn và số lượng của từng đơn vị.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo, tập huấn hàng năm cho mạng lưới khuyến nông
và thú y cơ sở.
c) Xây dựng và ban hành Quy chế mẫu phối hợp trong tổ chức hoạt động của mạng lưới
khuyến nông và thú y cơ sở làm cơ sở cho các địa phương xây dựng Quy chế phối hợp
trong tổ chức hoạt động của các mạng lưới này.
d) Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện,
thành phố, thị xã trong việc chỉ đạo UBND xã xét chọn khuyến nông viên, nhân
viên thú y, CTVKN và CTVTY theo đúng quy định.
2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ làm công
tác khuyến nông và thú y cơ sở.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Phối hợp hoạt động của các chương trình, dự án được triển khai trên
địa bàn gắn với hoạt động khuyến nông, nhằm phát huy hiệu
quả, mục tiêu của chương trình, dự án.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với
các sở liên quan cân đối ngân sách
hàng năm cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở; hướng dẫn, giám sát việc sử
dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
5. Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trung tâm Khuyến nông tỉnh:
a) Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y,
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông cấp huyện phối hợp với
các phòng liên quan cấp huyện thẩm định xét chọn khuyến nông viên, nhân viên
thú y, CTVKN, CTVTY đảm bảo đúng tiêu chuẩn và số lượng;
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở.
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức
tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ hàng năm cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở từ nguồn kinh phí sự nghiệp nhà nước được cấp theo kế hoạch hàng năm.
Điều 15. UBND
các huyện, thành phố, thị xã
1. Chỉ đạo UBND xã tổ chức xét chọn,
quản lý, sử dụng khuyến nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và CTVTY theo đúng
quy định. Chỉ đạo Phòng Nội vụ, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện,
Phòng Kinh tế các thành phố, thị xã, các Trạm: Khuyến nông, Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y thẩm định việc xét chọn khuyến nông
viên, nhân viên thú y xã theo đúng quy định.
2. Tăng cường quản lý, hỗ trợ hoạt động
có hiệu quả, lồng ghép các chương trình của huyện, thành
phố, thị xã.
3. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị
trấn tạo điều kiện cho mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở
hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Có chính sách bồi dưỡng, tạo nguồn
cán bộ cho địa phương đối với khuyến nông viên, nhân viên thú y trong độ tuổi,
có trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được nhân dân tín nhiệm.
Điều 16. UBND
xã, phường, thị trấn
1. Ký hợp đồng, quản lý, sử dụng khuyến
nông viên, nhân viên thú y, CTVKN và CTVTY đúng quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện về địa điểm, phương
tiện làm việc cho khuyến nông viên, nhân viên thú y hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
3. Chỉ đạo khuyến nông viên, nhân
viên thú y, CTVKN, CTVTY thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Định kỳ, tổ chức giao ban, trực
báo với mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở.
5. Thực hiện nhận xét, đánh giá hàng
năm kết quả hoạt động của mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở báo cáo kết quả
các cấp cơ quan, đơn vị liên quan.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, các ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.