HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 48/2012/NQ-HĐND
|
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 7 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ
LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
46/2012/TTLT/BTC-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính - Thanh tra
Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp
công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2845/TTr-UBND
ngày 05 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đề nghị quy định chế độ
bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Báo cáo thẩm
tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chế độ bồi dưỡng đối với
cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
a) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công
làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã và tại trụ sở cơ quan các sở, ban ngành.
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền tiếp công dân định kỳ
hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền mời, triệu tập làm nhiệm
vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ
sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
c) Cán bộ,
công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân
phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công
phối hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại
trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
d) Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao
nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Nguyên tắc áp dụng:
a) Chế độ bồi dưỡng quy định tại Nghị quyết này
được tính theo ngày thực tế cán bộ, công chức và các đối tượng tham gia phối hợp
trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; ngày thực tế cán
bộ, công chức trực tiếp xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
b) Trường hợp các đối tượng được quy định tại
khoản 1 Nghị quyết này khi tham gia tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ
50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức
chi bồi dưỡng; nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng
50% mức chi bồi dưỡng quy định tại Nghị quyết này.
3. Mức chi:
a) Các đối tượng được quy định tại điểm a, điểm
b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm
theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm
tiếp công dân thì được bồi dưỡng:
- Mức 150.000 đồng/ngày/người đối với người chủ
trì;
- Mức 100.000 đồng/ngày/người đối với những người
còn lại.
b) Các đối tượng được quy định tại điểm a, điểm
b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này mà đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm
theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm
tiếp công dân thì được bồi dưỡng:
- Mức 120.000 đồng/ngày/người đối với người chủ
trì;
- Mức 80.000 đồng/ngày/người đối với những người
còn lại.
c) Các đối tượng tham gia phối hợp làm nhiệm vụ
tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/ngày/người.
d) Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao
nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị
quyết này được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/ngày/người.
4. Cách thức chi trả:
a) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng
được quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này thuộc biên chế
trả lương của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chi
trả.
b) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng
quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này do cơ quan có thẩm
quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.
5. Kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng
đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh được sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp
hiện hành và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có). Khoản kinh phí này được bố trí
trong dự toán ngân sách hàng năm và được giao ngoài nguồn kinh phí khoán của cơ
quan, tổ chức.
Riêng năm 2012, các cơ quan, tổ chức
sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao và nguồn kinh phí hợp pháp
khác để thực hiện chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 2. Bãi bỏ các “mức chi tiếp dân tại trụ sở tiếp dân”
tại khỏan 1, 2, 3 Điều 9, Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 02/12/2011 của
HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa VIII V/v sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu tài
chính phục vụ hoạt động HĐND các cấp tại tỉnh Lâm Đồng.
Điều
3. Giao
UBND tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị
quyết này đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa VIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 06
tháng 7 năm 2012 và có hiệu
lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.