Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Số hiệu: 60/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 19/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phải đối thoại với người lao động 3 tháng/lần

Cứ 3 tháng/lần, người sử dụng lao động phải chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để trao đổi, thảo luận các vấn đề về tình hình sản xuất kinh doanh, điều kiện làm việc, yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động…

Khoảng cách giữa 2 lần đồi thoại liền kề không quá 90 ngày, trong trường hợp thời gian tổ chức trùng với hội nghị người lao động thì không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải tổ chức Hội nghị người lao động 12 tháng 1 lần.

Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với DN có dưới 100 lao động hoặc theo hình thức đại biểu đối với DN có 100 lao động trở lên.

Đây là một số nội dung mới được quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về quy chế dân chủ cơ sở ở nơi làm việc.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/08/2013 và thay thế 2 Nghị định 07/1999/NĐ-CP, 87/2007/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 60/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở và hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Lao động.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Bộ luật Lao động.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

3. Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua quy chế dân chủ của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Điều 5. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc

1. Thực hiện trái các quy định của pháp luật.

2. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

3. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.

4. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.

Chương 2.

NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 6. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai

1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

2. Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, bao gồm: nội quy lao động; quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động; định mức lao động; thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương, quy chế trả lương, trả thưởng; trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

3. Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.

4. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).

5. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến người lao động.

8. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung người lao động tham gia ý kiến

1. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định phải công khai tại doanh nghiệp.

2. Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

3. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).

4. Nghị quyết hội nghị người lao động.

5. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

6. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nội dung người lao động quyết định

1. Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).

3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

4. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia hoặc không tham gia đình công.

6. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát

1. Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

2. Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của doanh nghiệp.

4. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có); thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở.

5. Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

6. Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.

7. Thực hiện điều lệ doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các nội dung của quy chế dân chủ quy định tại Nghị định này.

Chương 3.

HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Mục 1: ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

1. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;

b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;

c) Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;

d) Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

a) Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

b) Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động;

c) Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Điều 11. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

1. Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại, số lượng thành viên đại diện mỗi bên phải có ít nhất là 03 người.

2. Thành phần tham gia đối thoại gồm:

a) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp và các thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động do người sử dụng lao động cử;

b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên đại diện cho bên tập thể người lao động do hội nghị người lao động bầu;

3. Tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ quy định trong quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều 12. Quy trình đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

1. Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại:

a) Sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, người sử dụng lao động và Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở tổng hợp nội dung và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động và Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;

c) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải được gửi đến Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên tham gia đối thoại ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại;

d) Người sử dụng lao động và Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, số liệu, tài liệu liên quan cho đối thoại.

2. Tổ chức đối thoại:

a) Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức tại địa điểm và thời gian đã thống nhất. Trường hợp người sử dụng lao động thay đổi địa điểm, thời gian đối thoại thì phải thông báo cho Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên nhóm đối thoại định kỳ tại nơi làm việc biết trước ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại ghi trong quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;

b) Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc chỉ được tiến hành với sự có mặt ít nhất 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên. Trường hợp cuộc đối thoại không đủ 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên, người sử dụng lao động quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó song thời gian hoãn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn;

c) Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại.

3. Kết thúc đối thoại:

a) Người sử dụng lao động và Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở lập biên bản cuộc đối thoại. Biên bản cuộc đối thoại ghi rõ những nội dung đã thống nhất và các biện pháp tổ chức thực hiện; những nội dung chưa thống nhất và thời gian tiến hành đối thoại những nội dung chưa thống nhất hoặc mỗi bên tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động. Đại diện của hai bên ký tên, đóng dấu xác nhận nội dung biên bản. Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 03 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản và một bản lưu tại doanh nghiệp;

b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc tại doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Điều 13. Đối thoại khi một bên có yêu cầu

1. Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại.

2. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tổ chức đối thoại được thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Mục 2: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 14. Tổ chức hội nghị người lao động

1. Doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động.

2. Hội nghị người lao động được tổ chức 12 tháng một lần.

3. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệp có dưới 100 lao động, theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên.

Điều 15. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức hội nghị người lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức hội nghị người lao động. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải được phổ biến công khai đến người lao động trong doanh nghiệp.

2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức hội nghị người lao động.

Điều 16. Thành phần tham gia hội nghị người lao động

1. Thành phần tham gia hội nghị toàn thể bao gồm toàn thể người lao động trong doanh nghiệp. Trường hợp người lao động không thể rời vị trí sản xuất thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở thỏa thuận thành phần tham gia hội nghị.

2. Thành phần tham gia hội nghị đại biểu bao gồm:

a) Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Trưởng ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện của Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi không có công đoàn cơ sở, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp (nếu có);

b) Đại biểu bầu là những người được hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất bầu theo quy định.

Điều 17. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu

1. Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp có 100 lao động thì bầu ít nhất là 50 đại biểu;

b) Đối với doanh nghiệp có từ 101 đến dưới 1000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm a Khoản 1 Điều này, cứ 100 lao động thì bầu thêm ít nhất 5 đại biểu;

c) Đối với doanh nghiệp có 1000 lao động thì bầu ít nhất là 100 đại biểu;

d) Đối với doanh nghiệp có từ 1001 đến dưới 5000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm c Khoản 1 Điều này, cứ 1000 lao động thì bầu thêm ít nhất 20 đại biểu;

đ) Đối với doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên thì bầu ít nhất là 200 đại biểu.

2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở thống nhất, quyết định số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tham dự hội nghị đại biểu và phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tương ứng với số lượng và cơ cấu lao động của từng phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

3. Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; trường hợp phát sinh trong quá trình bầu cử được quy định như sau:

a) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ;

b) Trường hợp bầu lần thứ nhất số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu các lần tiếp theo cho đến khi có đủ số đại biểu;

c) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ và có cùng số phiếu mà vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp đối với những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có số phiếu bầu cao hơn cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.

Điều 18. Nội dung hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động thảo luận các nội dung sau:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;

c) Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

d) Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;

đ) Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;

e) Các nội dung khác mà hai bên quan tâm.

2. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

Điều 19. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động

1. Bầu đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị.

2. Báo cáo tư cách đại biểu tham dự hội nghị.

3. Báo cáo của người sử dụng lao động

4. Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

5. Đại biểu thảo luận.

6. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

7. Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

Điều 20. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động và tổ chức triển khai nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

3. Đại biểu tham dự hội nghị người lao động có trách nhiệm phổ biến kết quả và nghị quyết hội nghị người lao động đến những người lao động không tham dự hội nghị người lao động ở các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất nơi bầu mình làm đại diện tham dự hội nghị đại biểu.

Mục 3: CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ KHÁC

Điều 21. Các hình thức thực hiện dân chủ khác

1. Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc tại các cuộc họp từ tổ, đội đến toàn doanh nghiệp hoặc tại các cuộc họp chuyên môn của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

2. Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp.

3. Cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, mạng internet hoặc bằng văn bản, các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng người lao động, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

4. Hòm thư góp ý kiến.

5. Tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động, do người sử dụng lao động, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thực hiện.

6. Tự quyết định bằng văn bản.

7. Biểu quyết tại các cuộc họp, hội nghị trong doanh nghiệp.

8. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Áp dụng các hình thức thực hiện dân chủ khác tại doanh nghiệp

Người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở căn cứ từng nội dung quy chế dân chủ quy định tại Chương II Nghị định này và điều kiện thực tế của doanh nghiệp lựa chọn hình thức thực hiện dân chủ quy định tại Điều 21 Nghị định này cho phù hợp.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.

Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 1999 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các quy định trước đây trái với Nghị định này hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b). KN300

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 60/2013/ND-CP

Hanoi , June 19, 2013

 

DECREE

DETAILING CLAUSE 3 ARTICLE 63 OF THE LABOR CODE ON IMPLEMENTING THE DEMOCRACY REGULATION AT GRASSROOTS AT THE WORKING PLACES

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs,

The Government promulgates the Decree detailing clause 3 Article 63 of the Labor Code on implementing the democracy regulation at grassroots at the working places.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree provides content of the democracy regulation at grassroots and form of implementing democracy at working places in enterprises, organizations, cooperatives, households, individuals hiring, employing laborers working under labor contract (hereinafter refered to as enterprises).

Article 2. Subjects of application

1. Employees as prescribed in clause 1 Article 3 of the Labor Code.

2. Employers as prescribed in clause 2 Article 3 of the Labor Code.

3. Organizations representing labor collectives at grassroots as prescribed in clause 4 Article 3 of the Labor Code.

4. Agencies, organizations, individuals relating to implementation of the democracy regulation at grassroots at working places as prescribed in this Decree.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Democracy regulation at grassroots are regulations on rights and responsibilities of employees, employers, organizations representing labor collectives that employees are entitled to have information, to participate in giving opinion, to decide, to check, supervise and forms of implementing democracy at grassroots at working places.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Conferences of laborers mean systematic meetings that are presided over for organizing every year by the employers with the participation of employees and organization representing labor collectives at grassroots in order to exchange information and implement democracy rights of employee.

Article 4. Principles in implementing democracy regulation at grassroots at working places

1. The employers must respect and ensure democracy rights of employees at working places; democracy rights implemented in law framework through democracy regulation of enterprises.

2. Enterprises must elaborate and implement the publicized and transparent democracy regulation at grassroots at working places in order to ensure lawful rights and interests of employees, the employer and State.

Article 5. The prohibited acts when implementing democracy at working places

1. To exercise in contrary to regulations of law.

2. To infringe national security, order and social safety, infringe benefits of State.

3. To infringe lawful rights and interests of employers and employees.

4. To take revenge on, discriminate against participants of discuss, complainants, accusers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CONTENT OF DEMOCRACY REGULATION AT GRASSROOTS AT WORKING PLACES

Article 6. Contents must be publicized by the employers

1. Plan on production, business and implementation of production and business plan of enterprises, departments, workshops, production groups and teams.

2. Internal rules, regulation and provisions of enterprises, include: labor internal rules; regulation on recruitment and employment of laborers; labor norms; wage scales and payrolls, regulation on raising wage grade, regulation on wage payment, prize payment; equipping labor protection, process on operating machines and equipment, labour safety, labor hygiene, environmental protection, fire and explosion prevention and fighting; protection of business secret and technological secret; emulation, rewarding and discipline.

3. Implementation of regimes, policies on recruitment and employment of laborers, severance allowance, job-loss allowance, training, re-training, improving professional operations and skills, wages, bonuses, deduction of wage, social insurance, unemployment insurance and medical insurance for employees.

4. Collective labor agreement of enterprise, collective labor agreement of sector, other form of collective labor agreement (if any).

5. The establishment and use of the rewarding fund, welfare fund, and funds contributed by employees.

6. The deduction and remittance of the Trade Union’s funding, payment of social insurance, medical insurance and unemployment insurance.

7. To publicize the annual finance of enterprise about contents relating to employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Contents which employees may participate in giving their opinions

1. Elaborating or amending and supplementing internal rules, regulation, provisions that must be publicized in enterprises.

2. Solutions on saving expenses, improving the labor capacity, labour safety, labor hygiene, environmental protection and fire and explosion prevention and fighting.

3. Elaborating or amending and supplementing collective labor agreement of enterprises, collective labor agreement of sector, and other form of collective labor agreement (if any).

4. Resolutions on Conferences of laborers.

5. Process and procedures for resolving labor disputes, handling of labor discipline and material liability.

6. Other contents relating to rights and obligations of employees as prescribed by law.

Article 8. Contents which employees may decide

1. Concluding labor contracts, exercising labor contracts, amending and supplementing, terminating labor contracts as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Adopting Resolutions on Conferences of laborers.

4. Acceding or not acceding the Trade Union, professional organizations and other organizations as prescribed by law.

5. Participating or not participating in strike.

6. Other contetns as prescribed by law.

Article 9. Contents which employees may check and suppervise

1. Exercising the production and business plan of enterprises, departments, workshops, production groups and teams.

2. Exercising labor contracts and regimes, policies for employees as prescribed by law.

3. Exercising internal rules, regulation and provisions that must be publicized of enterprises.

4. Exercising the collective labor agreement of enterprises, collective labor agreement of sector, and other form of collective labor agreement (if any); exercising the Resolutions on Conferences of laborers, Resolution on Conferences of Trade Union organization at grassroots level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Emulation, rewarding and discipline; complaints, denunciation and results of resolving complaints, denunciation; conclusions of inspectors, auditors and implementation of recommends of inspectors, auditors related to rights and interests of employees.

7. Exercising the charter of enterprise and other contents as prescribed by law.

8. Exercising contents of democracy regulation specified in this Decree.

Chapter 3.

FORMS OF IMPLEMENTING DEMOCRACY AT WORKING PLACES

Section 1: DISCUSS AT WORKING PLACES

Article 10: Responsibilities for holding periodical discussions at working places

1. Employers shall assume the prime responsibility for, and coordinate with organizations representing labor collectives at grassroots in exercising periodical discussions at working places on 03 months basis so as to exchange, discuss contents specified in Article 64 of the Labor Code; distance between two adjacent periodical discussions does not exceed 90 days. If time of holding periodical discussion coincided with time of holding conferences of laborers specified in clause 2 Article 14 of this Decree, enterprises are not required to hold the periodical discussion.

2. The employers shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Arrange location, time and other necessary material conditions for discussion;

c. Assign members representing for employers to participate in discussion;

d. Holding periodical discussions at working places.

3. Organizations representing labor collectives at grassroots shall:

a. Participate in to give out opinion on the periodical discussion regulation at working places at the request of employers

b. Hold election of members representing for labor collectives to participate in discussion at conferences of laborers;

c. Coordinate with employers in holding and exercising periodical discussions at working places.

Article 11. Quantity, members, standards of members participating in periodical discussions at working places

1. Each party in discussion may decide quantity of the representing members of party to participate in discussion; this quantity must be not less than 03 persons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. The employers or persons legally delegated by the employers and members representing for employer party having been assigned by the employers;

b. Executive Board of Trade Union at grassroots level or representatives of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established and members representing for the labor collective party having been elected by conferences of laborers;

3. Standards of members participating in periodical discussions are specified in the periodical discussion regulation at working places of enterprises.

Article 12. Process of the periodical discussions at working places

1. Preparing content, time, location and participants of discussion:

a. 60 days after ending the last adjacent discussion, the employer and chairman of Trade Union at grassroots or representative of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established shall sum up content and send request for discussion to the discussion party;

b. Within 05 working days after receiving request for discussion, the employer and chairman of Trade Union at grassroots or representative of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established shall unify content, time, location and the participants of periodical discussion at the working place;

c. Within 03 days after two parties unified content, time, location and the participants of periodical discussion at the working place, the employer shall issue decision in writing on holding periodical discussion at the working place. Decision on holding periodical discussion at the working place must be sent to the chairman of Trade Union at grassroots or representative of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established and the participants of discussion before day of holding discussion at least 05 working days;

d. The employer and chairman of Trade Union at grassroots or representative of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established shall assign the discussion participants of each party to prepare content, data and related documents for discussion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Periodical discussion at working places is held at location and on time as unified. If the employer changes the location, time of discussion, he/she must notify the chairman of Trade Union at grassroots or representative of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established and the participants of periodical discussion at working place before day of holding discussion inscribed in decision on holding periodical discussion at working place at least 01 working day;

b. Periodical discussions at working places only are exercised with presence of at least 2/3 members representing each party. In case the discussion has not sufficient 2/3 members representing each party, the employers will decide delay discussion to a later time but it does not exceed 03 working days after discussion has been delayed;

c. During the discussion, the participants of discussion are responsible for supply of information, data, exchange, democracy discussion on contents of discussion.

3. Ending discussion:

a. The employer and chairman of Trade Union at grassroots or representative of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established shall make minutes of discussion. The minutes of discussion clearly state the unified contents and measures to carry out; the inconsistencies and time carrying out discussion on inconsistencies or each party exercise procedures for solving labor disputes as prescribed by law on labor. Representatives of two parties will sign, stamp to confirm the content of the minutes. The minutes of periodical discussions at working places are made in 03 copies with the same valid, each the discussion participant keeps one copy and one archived at enterprise;

b. The employers are responsible for publicly listing the minutes of periodical discussions at working places at enterprises, departments, workshops, production groups and teams and publish on the system of broadcasting, internal information or electronic information of enterprises.

Article 13. Discussion at the request of a party

1. In case where a party requests for holding discussion, within 10 working days after receiving content of discussion request, the employer will be responsible for assuming the prime responsibility for, and coordinating with organization representing labor collectives at grassroots to organize discussion.

2. Quantity, the participants of discussion and responsibilities of parties in holding discussion are conducted in similar manner of the periodical discussions at working places.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Holding conferences of laborers

1. Enterprises employing 10 employees or more must hold conferences of laborers.

2. Conferences of laborers are held 12 months once.

3. Conferences of laborers are held under form of plenary conference for enterprises employing less than 100 employees and form of congress of representatives for enterprises employing 100 employees or more.

Article 15. Responsibilities in holding conferences of laborers

1. The employers are responsible for elaborating regulation on holding conferences of laborers, arranging locations, time, necessary material conditions and holding conferences of laborers. Regulation on holding conferences of laborers will be issued after consult organization representing labor collectives at grassroots and it must be popularized publicly to employees in enterprise.

2. Organizations representing labor collectives are responsible for coordinating with the employers in elaborating and conducting regulation on holding conferences of laborers.

Article 16. The participants of conferences of laborers

1. The participants of conferences of laborers include all employees in enterprises. In case where employees cannot leave the production position, employers and organizations representing labor collectives at grassroots may make agreement on the participants of conferences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Representatives as prescribed certainly include members of the Management Board or Members' Council or chairman of company, head of control board or controller; General Director, Director, Deputy General Director, Deputy Director, Chief accountant, Executive Board of Trade Union at grassroots or representatives of Executive Board of Trade Union at direct superior level where the Trade Union at grassroots level have not yet been established, head of political organizations, socio-political organizations in enterprises (if any);

b. The elected representatives are persons having been elected by conferences of laborers at level of departments, workshops, production groups and teams as prescribed.

Article 17. Electing representatives to participate in conferences of representatives

1. The minimum quantity of elected representatives is stipulated as follows:

a. For enterprises employing 100 laborers, electing at least 50 representatives;

b. For enterprise employing between 101 and under 1000 laborers, apart from number of representatives which must elect initially at point a clause 1 this Article, every 100 laborers, it must elect at least 5 representatives;

a. For enterprise employing 1000 laborers, electing at least 100 representatives;

d. For enterprise employing between 1001 and under 5000 laborers, apart from number of representatives which must elect initially at point c clause 1 this Article, every 1000 laborers, it must elect at least 20 representatives;

e. For enterprise employing 5000 laborers or more, electing at least 200 representatives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The elected representatives must reach over 50% of total valid election votes; cases arising in the course of election are provided as follows:

a. In case where many persons attain over 50% of total valid election votes, select according to decreasing order from the person having the highest number of vote until having sufficient the allocated representatives;

b. In case in the first election, number of persons winning election is insufficient in comparison with the allocated quantity of representatives, continuing next elections until having sufficient quantity of representatives;

c. In case where many persons attain over 50% of total valid election votes and elected with the same quantity of votes but the allocated number of representative is exceeded, further hold election for persons with the same quantity of votes so as to select persons with higher quantity of elected votes until having sufficient the allocated representatives;

Article 18. Contents of conferences of laborers

1. Conferences of laborers will discuss the following contents:

a. Status of implementing the plans on production and business of enterprises and contents directly relating to employment of employees, benefits of enterprises;

b. Result of inspection and supervision on implementation of labor contracts, collective labor agreements, internal rules, provisions, regulation of enterprises;

c. Status of complaints, denunciations and solving of complaints, denunciations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd. Comments, proposals of each party;

e. Other contents that are interested by two parties.

2. Electing members representing for labor collectives to participate in periodical discussion.

3. Adopting Resolutions on Conferences of laborers.

Article 19. Process of holding conferences of laborers

1. Electing the chairman and clerk of conferences

2. Reporting on role status of representatives participating in conferences.

3. Report of the employer

4. Report of organization representing labor collectives at grassroots.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Electing members representing for labor collectives to participate in periodical discussion.

7. Voting to adopt Resolution on Conference of laborers.

Article 20. Popularization, carrying out, supervision of implementation of Resolutions on Conferences of laborers

1. The employers shall assume the prime responsibility for, and coordinate with organizations representing labor collectives at grassroots in popularizing results of conferences of laborers to all employees and carrying out Resolutions on conferences of laborers in enterprises.

2. Organizations representing labor collectives at grassroots shall coordinate with the employers in popularizing results of conferences of laborers to all employees in enterprises; checking, supervising implementation of Resolutions on conferences of laborers in enterprises.

3. Representatives participating in conferences of laborers shall popularize results and Resolutions on conferences of laborers up to employees who did not participate in conferences of laborers in departments, workshops, productions groups and teams where they are elected to do as representatives to participate in conferences of representatives.

Section 3: OTHER FORMS OF DEMOCRACY IMPLEMENTATION

Article 21: Other forms of democracy implementation

1. Supplying and exchanging information at meetings of key leaders or at meetings from groups, teams to whole enterprises or at specialized meetings of departments, workshops, production groups and teams.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Supplying information through the system of broadcasting, internal information, internet or in writing; publications, books, newspapers sent to each employee, department, workshop, production team and group.

4. Mail box for contributing opinions

5. Holding collection of direct opinions of employees that may be performed by the employers, political organizations, and socio-political organizations in enterprises.

6. Self-deciding in writing.

7. Voting at meetings, conferences in enterprises.

8. Comments, complaints and denunciations in accordance with law.

Article 22: Applying of other forms of democracy implementation at enterprises

The employers, employees, organizations representing labor collectives at grassroots shall, based on each content of democracy regulation specified in Chapter 2 of this Decree and actual conditions of enterprises, select forms of democracy implementation specified in Article 21 of this Decree for conformity.

Chapter 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Effect

This Decree takes effect on August 15, 2013.

The Government’s Decree No. 07/1999/ND-CP dated February 13, 1999 promulgating the regulation on exercising democracy in state enterprises, the Government’s Decree No. 87/2007/ND-CP dated May 28, 2007 promulgating the regulation on the exercise of democracy in joint-stock companies and limited liability companies and all previous documents which are contrary to this Decree are hereby cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 24. Responsibilities for implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and subjects of application of this Decree shall implement this Decree.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013 hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


142.406

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.89.92
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!