Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 41/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 220 của Bộ luật lao động Danh mục đơn vị

Số hiệu: 41/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

6 lĩnh vực không được đình công

Người lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu với nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự, công cộng sẽ không được phép đình công.

Căn cứ theo Nghị định 41/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/6/2013 thì sẽ có 6 lĩnh vực bị cấm đình công:

- Sản xuất và truyền tải điện;
- Thăm dò, khai thác dầu khí, cung cấp, sản xuất khí ga;
- An toàn hàng không, hàng hải;
- Cung cấp hạ tầng viễn thông, dịch vụ bưu chính;
- Cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường;
- Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Danh mục các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực bị cấm đình công cũng được quy định cụ thể tại phụ lục của Nghị định.

Nghị định 41 thay thế Nghị định 28/2011/NĐ-CP và Nghị định 122/2007/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 41/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH ĐIỀU 220 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ DANH MỤC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động, người lao động, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:

a) Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;

b) Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

c) Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

d) Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;

đ) Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Điều 3. Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công

Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Điều 4. Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công

1. Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm khắc phục ngay vi phạm, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính để cử hòa giải viên lao động hoặc cử người trực tiếp hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể; thực hiện những nội dung đã được hai bên thống nhất ngay sau khi kết thúc phiên họp thương lượng tập thể. Trường họp thương lượng không thành, mỗi bên có văn bản đề nghị Hội đồng trọng tài lao động nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính xem xét, giải quyết;

b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động hoặc Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc hòa giải theo quy định. Các bên phải thực hiện ngay các thỏa thuận đã đạt được ghi trong biên bản hòa giải;

c) Sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có văn bản kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính và công đoàn cấp trên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết;

d) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kiến nghị của tập thể lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn cùng cấp, các cơ quan liên quan của tỉnh, thành phố và Bộ, ngành là đại diện chủ sở hữu của đơn vị sử dụng lao động không được đình công đóng trên địa bàn giải quyết kiến nghị của tập thể lao động. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là kết luận cuối cùng mà hai bên phải chấp hành.

3. Đối với các đơn vị trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trường hợp người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thương lượng không thành thì người sử dụng lao động báo cáo ngay với cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan cấp trên có thẩm quyền có văn bản giải quyết kiến nghị của tập thể lao động. Quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền là kết luận cuối cùng hai bên phải chấp hành.

Điều 5. Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu về quyền và lợi ích của tập thể lao động của cơ quan quản lý nhà nước

1. Định kỳ 06 tháng một lần, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc người được ủy quyền hợp pháp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động cùng cấp tổ chức đối thoại tiếp nhận yêu cầu của người sử dụng lao động, người lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý để kịp thời giải quyết yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

2. Người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tại cuộc đối thoại tiếp nhận yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này về tình hình thực hiện pháp luật lao động, việc làm, thu nhập của người lao động, yêu cầu và kiến nghị của người sử dụng lao động, người lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc người được ủy quyền hợp pháp để bàn biện pháp giải quyết.

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc người được ủy quyền hợp pháp nơi doanh nghiệp do Bộ, ngành làm chủ sở hữu đóng trụ sở chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo giải quyết các yêu cầu về quyền và lợi ích của tập thể lao động thuộc địa bàn quản lý theo quy định sau đây:

a) Đối với những vấn đề liên quan đến quyền của người lao động hoặc tập thể lao động thì yêu cầu người sử dụng lao động có biện pháp khắc phục ngay;

b) Đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của hai bên thì yêu cầu người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức thương lượng tập thể để giải quyết trên cơ sở tham vấn của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cấp trên. Trường hợp thương lượng không thành, hai bên đề nghị Hội đồng trọng tài lao động nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

c) Chỉ đạo cơ quan chức năng hỗ trợ thương lượng, nghiên cứu, thực hiện kiến nghị của tập thể lao động và người sử dụng lao động về những nội dung có liên quan đến quản lý nhà nước, đồng thời thông báo quyết định giải quyết vấn đề để người sử dụng lao động và người lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công biết, thực hiện.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Tổng Giám đốc, Giám đốc đơn vị sử dụng lao động không được đình công quy định cụ thể trách nhiệm, quy trình giải quyết yêu cầu của tập thể lao động đến từng cá nhân, tổ chức trong đơn vị trong nội quy, quy chế của đơn vị và phổ biến đến người lao động để thực hiện.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thuộc Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc quyền quản lý tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định này; báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và đột xuất theo yêu cầu tình hình tiếp nhận ý kiến và giải quyết kiến nghị của người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 6 năm 2013.

2. Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định Danh mục doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công và Nghị định số 28/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục doanh nghiệp không được đình công ban hành kèm theo Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sử dụng lao động thuộc Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

DANH MỤC

ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ)

I. Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện

1. Công ty Thủy điện Hòa Bình.

2. Công ty Thủy điện Sơn La.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ.

4. Các công ty Truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.

5. Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.

II. Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas

1. Tổng công ty Khí Việt Nam:

a) Công ty Chế biến khí Vũng Tàu;

b) Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ;

c) Công ty kinh doanh sản phẩm khí;

d) Công ty khí Cà Mau;

đ) Công ty đường ống khí Nam Côn Sơn;

e) Công ty điều hành đường ống Lô B - Ô Môn;

g) Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc;

h) Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam;

i) Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam.

2. Xí nghiệp liên doanh Dầu khí VIETSOPETRO.

3. Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí:

a) Công ty điều hành Thăm dò khai thác Dầu khí trong nước;

b) Công ty Côn Sơn;

c) Công ty Vietgazpromt;

d) Công ty Việt Nga Nhật (VRJ).

III. Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải

1. Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

2. Các cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

3. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.

4. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

6. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.

IV. Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước

1. Công ty Viễn thông liên tỉnh.

2. Công ty Viễn thông quốc tế.

3. Công ty Cung cấp hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Viễn thông Việt Nam.

4. Công ty Cung cấp hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Viễn thông quân đội.

5. Bưu điện Trung ương thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.

V. Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương

VI. Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng

Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh./.

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 41/2013/ND-CP

Hanoi, May 08, 2013

 

DECREE 

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF ARTICLE 220 OF THE LABOR CODE ON THE LIST OF UNITS USING LABORERS WHICH MAY NOT GO ON STRIKE AND THE SETTLEMENT OF REQUESTS OF LABOR COLLECTIVES IN THOSE UNITS

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

At the proposal of Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government promulagted the Decree detailing the implementation of article 220 of the Labor Code on the list of units using laborers which may not go on strike and the settlement of requests of labor collectives in those units,

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides for the list of units using laborers which may not go on strike and the settlement of requests of labor collectives in those units.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Employers, employees, grassroots trade union executive committees and direct superior trade union executive committees in case grassroots trade unions have not been established in units on the list of those which may not go on strike.

Units using laborers which may not go on strike comprise enterprises, agencies, organizations or parts of enterprises, agencies or organizations hiring laborers, employing laborers as prescribed by labor law operating in sectors and fields that are essential in the national economy which the strike may threaten to security, national defense, health, public order, including:

a. Power production with large capacity, electronic transmittion and moderation of the national electrical system;

b. Oil and gas exploration and extraction; production and provision of gas;

c. Assurance of air safety, maritime safety;

d. Provision of telecommunication system infrastructure; postal services for state agencies only;

dd. Provision of clean water, drainage and environmental hygiene in central-affiliated cities

e. Directly serving for security and defense.

2. Agencies, organizations and individuals that are related to implementation of the list of units using laborers which may not go on strike and the settlement of requests of labor collectives in those units.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To promulgate together with this Decree the list of units using laborers which may not go on strike.

Article 4. The settlement of requests of labor collectives in units using laborers which may not go on strike

1. When receiving request of grassroots trade union executive committees or direct superior trade union executive committees in case grassroots trade unions have not been established about compliance of regulations in labor law related to rights of employees, employers are responsible for immediately remedying violations, and executing fully involved obligations in accordance with law.

2. When receiving request of grassroots trade union executive committees or direct superior trade union executive committees in case grassroots trade unions have not been established about matters related to benefits of employees, employers and relevant agencies, organizations and individuals are responsible for:

a. Employers are responsible for holding a meeting of collective negotiation with the grassroots trade union executive committees or the direct superior trade union executive committees in case grassroots trade unions have not been established in accordance with labor law, and notify the district labor sate management agencies where the units using laborers locate head offices in order to assign labor conciliator(s) or person(s) to directly support during collective negotiation; execution of contents agreed by two parties as soon as ending the meeting of collective negotiation. If the negotiation fail to reach agreement, each party shall have written request to the Labor arbitration Council where the unit using laborers locates head office for consideration and settlement;

b. Within 03 days, after receiving request of employers or grassroots trade union executive committees or direct superior trade union executive committees in case grassroots trade unions have not been established, Labor arbitration Council must end conciliation in accordance with law. Parties must exercise immediately agreements already reached that are recorded in the conciliation minutes;

c. Within 05 days, after Labor arbitration Council make a suscessful conciliation minutes, if one of two parties fail to exercise agreements already reached or within 03 days, after Labor arbitration Council made an unsuccessful suscessful conciliation minutes, the grassroots trade union executive committee or direct superior trade union executive committee in case grassroots trade union has not been established shall send a written proposal to the prinicial Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, where the unit locates head office and the supprior trade union shall report to the President of the People’s Committee of central-affiliated city and province for settlement;

d. Within 05 days, after receiving reports on proposals of labor collectives from the provincial Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Presidents of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the chairpersons of trade union at the same level, relevant agencies of provinces and cities and Ministries, sectors that are representatives of owners of units using laborers which may not go on strike locating in their areas in settlement of proposals of labor collectives. Decisions of the Presidents of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces are final conclusion that must be complied by two parties.

3. For unist directly serve tasks of National defense and security, in case employers, and the grassroots trade union executive committees or direct superior trade union executive committees in case grassroots trade unions have not been established fail to reach agreement, employers must immediately report to the competent superior agencies for consideration and settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Receipt, settlement of requirements on rights and interests of labor collectives of the state management agencies

1. Biannually, Minister, Heads of ministerial-level agencies, Government-attached agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces or persons authorized legally shall coordinate with trade union organizations and representatives of employers at the same level in organizing dialogues to receive requirements of employers, employees and the grassroots trade union executive committees at units using laborers which may not go on strike under their management responsibility for timely solving legitimate requirements of labor collective.

2. Employers and the grassroots trade union executive committees shall report in writing at the dialogue to receive requirements specified in clause 1 of this article about implementation of labor law, jobs, incomes of employees, requirements and proposals of employers, employees and the grassroots trade union executive committees to Ministers, heads of ministerial agencies, agencies of Government, the Presidents of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces or persons authorized legally for discussing on solving measures.

3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, agencies of Government shall coordinate with the Presidents of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces or persons authorized legally where enterprises owned by Ministries, sectors locate head offices and the Presidents of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces in directing to resolve requirements on rights and interests of labor collectives in their management areas in accordance with the following regulations:

a. For matters related to rights of employees or labor collective, requesting employer to have immediate remedial measures;

b. For matters related to benefits of two parties, requesting employers and the grassroots trade union executive committees to organize negotiation collective for settlement on the basis of consulting the labor state management agencies, organizations representing for employers and the superior trade union organizations. If the negotiation fail to reach agreement, each party shall have written request to the Labor arbitration Council where the unit using laborers locates head office for settlement as prescribed in clause 2 Article 4 of this Decree;

c. Directing the functional agencies in supporting negotiation, studying, implementing proposals of labor collectives and employers about contents related to state management, and notify decisions on solving matters to employers and employees in units using laborers which may not go on strike for information and implementation.

Article 6. Organization for implementation

1. General Directors, Directors of units using laborers which may not go on strike shall specify responsibility and process for settlement of requirements of labor collectives to each individual, organization of units by providing in their internal rules and regulations and popularizing them to employees for implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries, sectors and localities in examination, supervision over implementation of this Decree, annually summing up situations and report them to the Prime Minister.

Article 7. Effect

1. This Decree takes effect on June 23, 2013.

2. The Government’s Decree No. 122/2007/ND-CP, of July 27, 2007 providing for the List of enterprises that may not go on strike and settlement of requests of labor collectives in those units and the Government’s Decree No. 28/2011/ND-CP, of April 14, 2011 amending and supplementing the List of enterprises that may not go on strike promulgated together with the Government’s Decree No. 122/2007/ND-CP, of July 27, 2007 shall cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 8. Responsibility for implementation

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Government-attached agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and units using laborers in the List of units using laborers which may not go on strike shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LIST

OF UNITS USING LABORERS WHICH MAY NOT GO ON STRIKE
(Promulgated together with the Government’s Decree No. 41/2013/ND-CP, of May 08, 2013)

I. PRODUCTION, TRANSMISSION AND MODERATION OF ELECTRICAL SYSTEM

1. Hoa Binh Hydropower Company

2. Son La Hydropower Company

3. Phu My Thermopower One-Member Limited-Liability Company

4. Power Transmission Companies of the National Power Transmission Corporation

5. The National Load Dispatch Center of Electricity of Vietnam

II. Oil and gas exploration and extraction; production and provision of gas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Vung Tau Gas Processing Company;

b. East-Southern Gas transportation Company;

c. Gas product business Company

d. Ca Mau gas Company;

dd. Nam Con Son Gas Pipeline Company;

e. Block B – O Mon Pipeline Operating Company;

g. North liquefied petroleum gas business joint-stock company;

h. South liquefied petroleum gas business joint-stock company;

i. PetroVietnam Low Pressure Gas distribution joint-stock company

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. PetroVietnam Exploration and Production Corporation:

a. Domestic Petroleum Exploration and Production Operating Company;

b. Con Son Company;

c. Vietgaspromt Company;

d. Vietnam – Russia – Japan Petroleum Company

III. Assurance of air safety, maritime safety

1. Facilitaties supplying services of assurance for Air Traffic Safety of the Vietnam Air Traffic Management Coorporation

2. Airports: Noi Bai, Tan Son Nhat, Da Nang, Nha Trang, Can Tho of the Vietnam Airport Coorporation

3. Northern maritime safety assurance Corporation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Maritime Pilot one-member limited liability company of the Vietnam Coal – Mineral Industry Group

6. Vietnam Marine communications and electronics One-Member Limited-Liability Company

IV. Provision of telecommunication network infrastructure; postal services for state agencies only;

1. The Vietnam Telecoms National Company

2. Vietnam Telecoms International Company

3. The network infrastructure-providing company of the Vietnam Telecommunications Group

4. The network infrastructure-providing company of the Viettel Corporation

5. Central Post of Vietnam Post Corporation

V. Provision of clean water, drainage and environmental hygiene in central-affiliated cities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Units operating in fields specified in the Annex promulgated together with the Government's Decree No. 104/2010/ND-CP, of October 11, 2010 on organization, management and operation of State-owned one-member limited liability companies that directly serve for National defense and security.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 41/2013/NĐ-CP ngày 08/05/2013 hướng dẫn Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


52.635

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.91.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!