Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 67/KH-UBND 2022 nâng cao nhận thức phổ cập kỹ năng chuyển đổi số Bình Định đến 2025

Số hiệu: 67/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Lâm Hải Giang
Ngày ban hành: 04/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Bình Định, ngày 04 tháng 05 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 146/QĐ-TTg); trên cơ sở đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 22/TTr-STTTT, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định; cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và người lao động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực.

2. Yêu cầu

Triển khai quyết liệt, đồng bộ với sự vào cuộc của các cấp, các ngành; đồng thời phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện và xác định rõ lộ trình, thời gian hoàn thành, nguồn lực thực hiện đối với từng nhiệm vụ.

II. TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN

1. Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

1.1. Xây dựng chiến dịch truyền thông về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, trên các Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Thời gian thực hiện: 01 chiến dịch/năm; thực hiện hàng năm.

- Kết quả: Các chương trình, chiến dịch truyền thông.

1.2. Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số

Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số; đưa tin, bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, các diễn đàn trực tuyến.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Các chuyên mục, chuyên trang, bài viết, tin bài...

1.3. Xây dựng các chương trình, nội dung thông tin, tuyên truyền

Sản xuất, phát lại các chương trình, phim tài liệu, phóng sự, tin, bài, ảnh, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình của tỉnh; đăng, phát trên các nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Các chương trình, sản phẩm truyền thông.

1.4. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về sản phẩm số, giải pháp số, các thành tựu về chuyển đổi số

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị phối hợp: Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm, sản phẩm trưng bày...

1.5. Phát động và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số, báo chí viết về chuyển đổi số và Chương trình chuyển đổi số

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo chí của tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Các cuộc thi về chuyển đổi số, báo chí viết về chuyển đổi số.

1.6. Tổ chức tuyên truyền trực quan sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin, đồ họa chuyển động, các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Tranh, ảnh, đồ họa...

1.7. Tổ chức sản xuất các nội dung chuyên biệt về tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu của tỉnh trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số như công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, thành phố, đô thị thông minh

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Tin, bài, phim, phóng sự, tư liệu...

1.8. Biểu dương, tôn vinh và khen thưởng

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh biểu dương, tôn vinh và khen thưởng.

2. Nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng về chuyển đổi số

2.1. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan từ tỉnh đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ.

- Đơn vị phối hợp: Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Mỗi năm tổ chức tối thiểu 03 khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số theo từng đối tượng.

2.2. Tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs)

Phối hợp với Cục Tin học hóa, hướng dẫn các địa phương tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs), đào tạo theo hướng phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số của chính quyền và dịch vụ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại,...

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Các khóa phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà.

3. Nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

3.1. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp xã

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Tin học hóa -Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Mỗi năm tổ chức tối thiểu 03 khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về

chuyển đổi số, công nghệ số cho các đối tượng.

3.2. Đào tạo, bồi dưỡng tối thiểu 20 chuyên gia chuyển đổi số được cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất về chuyển đổi số, công nghệ số; hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số của tỉnh

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị phối hợp: Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Đào tạo được đội ngũ tối thiểu 20 chuyên gia chuyển đổi số của tỉnh.

3.3. Phối hợp triển khai Chương trình “Học từ làm việc thực tế” để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tế và đặt hàng của doanh nghiệp

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Chương trình “Học từ làm việc thực tế” được triển khai gắn kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3.4. Tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM; tổ chức triển khai chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả: Các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Hàng năm, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí trên cơ sở nguồn vốn ngân sách tỉnh để các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Định kỳ, trước ngày 20/11 hàng năm, thực hiện đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/12.

- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh
- Lưu: VT, K9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 67/KH-UBND ngày 04/05/2022 triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.081

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.114.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!