Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Hướng dẫn 56/HD-TLĐ 2022 nội dung công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp 2023 2028

Số hiệu: 56/HD-TLĐ Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Nguyễn Đình Khang
Ngày ban hành: 28/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2022

HƯỚNG DẪN

MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM, NHIỆM KỲ 2023-2028

Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 17/01/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028; Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn) về tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028, Đoàn Chủ tịch Tng Liên đoàn hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp, như sau:

I. THÀNH LẬP TIỂU BAN NHÂN SỰ VÀ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NHÂN SỰ

1. Đối với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi tắt là công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương)

a) Thành lập tiểu ban nhân sự

- Ban thường vụ công đoàn quyết định thành lập tiểu ban nhân sự từ 5-7 đồng chí (bảo đảm không quá 50% số lượng ủy viên ban thường vụ đương nhiệm), gm: Chủ tịch, các phó chủ tịch, đồng chí trưởng ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trường hợp đơn vị có cơ cấu bộ máy ghép ban tổ chức - kiểm tra thì thành phần gồm đồng chí phụ trách công tác tổ chức cán bộ và đồng chí phụ trách công tác kiểm tra), ủy viên ban thường vụ khác (nếu cần). Đồng chí chủ tịch làm trưởng tiểu ban, đồng chí lãnh đạo ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ làm ủy viên thường trực tiểu ban. Ban Công đoàn Quốc phòng và Công đoàn Công an nhân dân xem xét, quyết định thành lập tiểu ban nhân sự phù hợp với đặc điểm, tình hình của ngành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

- Nhiệm vụ chủ yếu của tiểu ban nhân sự thực hiện theo Điểm III.1.2 Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, trong đó chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, cn quan tâm một số nội dung sau:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng đề án nhân sự và kế hoạch triển khai việc giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2023-2028; đề án nhân sự tham gia đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII và kế hoạch phân bổ đại biểu dự đại hội cấp mình nhiệm kỳ 2023-2028.

+ Tham mưu cho ban thường vụ công đoàn cùng cấp quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc, quy chế và kế hoạch làm việc của tiểu ban nhân sự và tổ giúp việc (nếu có).

+ Xây dựng kế hoạch làm việc với các cấp ủy, cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự; chỉ đạo tiến hành khảo sát nhân sự nếu thấy cần thiết (thành phần, nội dung, đối tượng và cách thức khảo sát do tiểu ban nhân sự quyết định phù hợp với tình hình, yêu cầu cụ thể).

+ Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác do ban thường vụ công đoàn cùng cấp giao.

b) Xây dựng đề án nhân sự tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau

- Tổng kết công tác nhân sự nhiệm kỳ 2018-2023, trong đó tập trung đánh giá bối cảnh, tình hình; kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm và đra biện pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

- Quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và các quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; dự báo bối cảnh, tình hình, xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2023-2028 và những năm tiếp theo. Xây dựng đề án nhân sự bám sát quy định của Đảng và của Tng Liên đoàn, trên cơ sở nguồn cán bộ (tái cvà quy hoạch); xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành đối với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: Phải coi trọng chất lượng ban chấp hành, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nht thiết tất cả các đơn vị trực thuộc phải có người tham gia ban chấp hành.

- Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể ban chp hành, ban thường vụ. Chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đu tranh; không để tác động, chi phi bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội... liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.

2. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cấp cơ sở

Căn cứ nội dung tại Điểm 1 nêu trên, ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương cụ thể hóa, hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm, tình hình và yêu cầu cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG, YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ

1. Tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028

- Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/BCH ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Công tác cán bộ công đoàn trong tình hình mới”.

- Kiên quyết sàng lọc, không đưa vào ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; quan liêu, cửa quyền; thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân, với đoàn viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp.

Công đoàn các cấp căn cứ nội dung tiêu chuẩn nêu trên, các quy định về công tác cán bộ hiện nay của Đảng và Tổng Liên đoàn để cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cấp mình vào đề án nhân sự cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028 và chuẩn bị cho những năm tiếp theo.

2. Về độ tuổi nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028

a) Độ tuổi tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhìn chung thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó: Độ tuổi ln đu tham gia ban chp hành, ủy ban kiểm tra ít nhất trọn một nhiệm k(60 tháng); độ tuổi tái cử ít nhất phải từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên, tại thời điểm tổ chức đại hội công đoàn, theo Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

a1) [Tuổi cán bộ giới thiệu ứng cử lần đầu] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Kết luận số 08-KL/TW, ngày 15/6/2021 của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội công đoàn cùng cấp] theo Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phải còn ít nhất đủ một nhiệm kỳ công tác (60 tháng)1.

a2) [Tuổi cán bộ tái cử nhiệm kỳ tới] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Kết luận số 08-KL/TW, ngày 15/6/2021 của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội công đoàn cùng cấp] theo Kế hoạch s179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phải còn ít nhất 30 tháng.

b) Một số trưng hợp đặc thù

- Độ tuổi ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp đối với nhân sự cơ cấu tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (nếu có) do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng đảm bảo tại thời điểm giới thiệu ứng cử lần đầu tối đa không quá 70 tuổi đối với nam và 65 tuổi đối với nữ.

- Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn chuyên trách trong các tập đoàn, tổng công ty, tổ chức tài chính và các ngân hàng thương mại nhà nước (hoặc nhà nước có cổ phần chi phi), chủ tịch công đoàn chuyên trách trong cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ở Trung ương; chủ tịch công đoàn ngành trung ương là lãnh đạo kiêm nhiệm, còn tuổi công tác từ 01 năm (đủ 12 tháng) trở lên, nếu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khoẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và được cấp ủy cùng cấp đồng ý, thì có thể xem xét tiếp tục tái cử ban chấp hành nhiệm kỳ 2023-2028 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.

- Độ tuổi ủy viên ban chấp hành đối với Công đoàn Công an nhân dân và Ban Công đoàn Quốc phòng thực hiện theo quy định của ngành.

3. Cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch và ủy viên ủy ban kiểm tra

a) Về cơ cấu ban chấp hành

- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần đảm bảo cơ cấu đại diện của công đoàn cấp dưới và đoàn viên công đoàn theo các lĩnh vực, địa bàn, để đáp ứng yêu cầu xây dựng phong trào công nhân, công đoàn trong thời gian tới; kịp thời triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và của tổ chức công đoàn đến đông đảo đoàn viên, người lao động. Phấn đấu ban chấp hành công đoàn các cấp có đủ 3 độ tuổi, trong đó đối với công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương: Dưới 40 tuổi phấn đấu đạt 10% trở lên, từ 40 đến 50 tuổi đạt 40%-50%, để bảo đảm tính kế thừa, phát triển; phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia ban chấp hành đạt khoảng 30%.

- Căn cứ đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn của địa phương, đơn vị và để bảo đảm ban chấp hành đủ năng lực, bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tiểu ban nhân sự cần chuẩn bị, trình ban thường vụ, ban chấp hành để xác định cơ cấu cụ thể ban chấp hành công đoàn cùng cấp và định hướng cho cấp dưới, theo phương châm: Phải coi trọng chất lượng ban chấp hành, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện và không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia ban chấp hành.

- Những công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương đã sắp xếp cơ quan tham mưu, giúp việc theo mô hình một số ban ghép thì cơ cấu đến cấp phó tham gia ban chấp hành để đảm bảo có đại diện các lĩnh vực quan trọng tham gia hoạt động của ban chấp hành (tài chính, nữ công, tổ chức, kiểm tra,...).

- Trường hợp nơi nào chưa chuẩn bị nhân sự đủ cơ cấu theo quy định thì tiến hành bầu cử ban chấp hành với số lượng ít hơn, số còn lại sẽ bổ sung trong nhiệm kỳ để đáp ứng tiêu chuẩn, cơ cấu theo quy định, nhưng số lượng ít hơn không quá 10% tổng số ban chấp hành (VD: Ban chấp hành công đoàn có số lượng được phê duyệt 31 ủy viên, nếu bầu ít hơn phải là 28 người, khuyết tối đa 03 người sẽ bổ sung trong nhiệm kỳ).

b) Về số lượng

- Số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện theo Hướng dẫn s03/HD-TLĐ, ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn này. Các cấp công đoàn khi xây dựng đề án nhân sự cần xem xét kỹ đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn trong thời gian tới để nâng cao chất lượng chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, đồng thời tích cực xem xét giảm số lượng ủy viên ban chấp hành so với nhiệm kỳ hiện tại.

- Số lượng phó chủ tịch liên đoàn lao động tnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cấp ủy địa phương quyết định sau khi trao đổi thống nhất với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn.

- Số lượng phó chủ tịch công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn do Đảng đoàn Tổng Liên đoàn quyết định sau khi trao đổi thống nhất với ban cán sự đảng, đảng ủy tập đoàn, tổng công ty đảm bảo theo nguyên tắc sau:

+ Công đoàn ngành trung ương và tương đương: từ 02 đến 03 người.

+ Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: 02 người.

- Số lượng phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương: 01 người. Riêng Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được cơ cấu tối đa 02 phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

4. Trình tự thực hiện quy trình nhân sự và số dư

a) Về trình tự thực hiện quy trình: Thực hiện quy trình nhân sự đối với các đồng chí tái cử ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra trước; sau khi xác định số lượng các đồng chí tái cử đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện, sau đó tiếp tục trên cơ sở đó thực hiện việc giới thiệu nhân sự đối với các đồng chí lần đầu tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra.

Quy trình nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thực hiện theo Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.

Công đoàn cấp tnh, ngành trung ương và tương đương căn cứ Phụ lục 2 để hướng dẫn quy trình nhân sự đại hội các cấp công đoàn trực thuộc.

b) Về số dư: Việc chuẩn bị đề án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên phải đảm bảo giới thiệu số lượng nhân sự có số dư từ 10%-15% so với tổng số ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kim tra, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Nơi có số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra dưới 10 người thì chuẩn bị số dư là 1 người. Trường hợp ở cuối danh sách giới thiệu có số dư 2 người trở lên cùng có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa cả vào danh sách để giới thiệu với đại hội.

- Nếu kết quả giới thiệu chưa đạt tỷ lệ số dư, thì tiếp tục quy trình giới thiệu cho đến khi bảo đảm số dư theo quy định.

c) Trường hợp bầu trực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở tại đại hội thì thực hiện quy trình nhân sự theo Hưng dn số 28/HD-TLĐ , ngày 24/6/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Công đoàn cấp trên trực tiếp căn cứ tình hình, đặc điểm cụ thể để chỉ đạo thực hiện, phấn đấu đạt tỷ lệ công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước bầu trực tiếp chủ tịch tại đại hội, theo Chương trình số 1563/CTr-TLĐ, ngày 09/10/2019 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ”2.

5. Thực hiện bầu cử trong đại hội

a) Đoàn Chủ tịch đại hội báo cáo đề án nhân sự do ban chấp hành khóa đương nhiệm đã chuẩn bị, gồm:

- Phương hướng cấu tạo ban chấp hành (số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu) để đại hội thảo luận, xem xét, thông qua3.

- Kết quả quá trình chuẩn bị nhân sự ban chấp hành và danh sách nhân sự do ban chấp hành đương nhiệm giới thiệu để đại hội tham khảo4.

b) Tổ chức thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử ban chấp hành:

- Căn cứ phương án cấu tạo ban chấp hành khoá mới được đại hội thông qua, tham khảo danh sách nhân sự do ban chấp hành đương nhiệm giới thiệu, tiến hành ứng cử, đề cử và thảo luận, thống nhất danh sách ứng c, đề cử.

- Việc ứng cử, đề cử trong đại hội thực hiện theo quy định của Đảng (đối với đảng viên), Điều lệ và Hướng dẫn thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Trường hợp kết quả thảo luận, danh sách nhân sự dự kiến giới thiệu bầu cử chức danh chủ tịch, phó chủ tịch không đúng với đề án nhân sự đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đoàn chủ tịch đại hội kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và công đoàn cấp trên để có phương án tiếp theo, trước khi tiến hành bầu cử. Danh sách bầu cử đã được đại hội biểu quyết thông qua xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt cho toàn danh sách và theo cơ cấu.

- Sau khi đại hội bầu được ban chấp hành khóa mới, việc tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất để bầu ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII và Mục 10 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ , ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

- Trường hợp đồng chí được dự kiến giới thiệu bu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, không trúng cử ban chấp hành, ban thường vụ hoặc ủy ban kiểm tra cùng cấp thì đoàn chủ tịch đại hội báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của công đoàn cấp trên về phương án giới thiệu nhân sự mới; sau khi có ý kiến chỉ đạo mới tiếp tục tiến hành bầu cử, hoặc đề xuất tạm dừng để tiếp tục chuẩn bị.

c) Trường hợp bầu trực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở tại đại hội thì thực hiện quy trình nhân sự theo Hướng dẫn số 28/HD-TLĐ , ngày 24/6/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

6. Cơ cấu, số lượng đại biểu và việc bầu đại biểu dự đại hội cấp trên

- Số lượng, cơ cấu đại biểu triệu tập dự đại hội công đoàn cấp nào phải được đưa vào đề án hoặc kế hoạch đại hội của công đoàn cấp đó.

- Việc chuẩn bị đại biểu dự đại hội căn cứ vào Mục 6.5, Mục 6.6 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ , ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Để nâng cao chất lượng đại biểu dự đại hội trong việc thảo luận, đóng góp vào các nội dung quan trọng của đại hội, các cấp công đoàn cần căn cứ số lượng đại biểu được phân bổ và tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị để xác định cơ cấu cụ thể, bảo đảm cân đối, hài hòa, phù hợp về thành phần, giới tính, ngành nghề, tăng số lượng đại biểu đại diện ngành, lĩnh vực quan trọng.

- Việc bầu đoàn đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên phải căn cứ vào Điều lệ Công đoàn, quy chế bầu cử và hướng dẫn của công đoàn cp trên trực tiếp về số lượng, cơ cấu đại biểu đại hội công đoàn các cấp.

- Đại hội công đoàn các cấp được bầu một số đại biểu dự khuyết để thay thế đại biểu chính thức vắng mặt; số lượng do đại hội quyết định.

7. Công tác quy hoạch, chuẩn bị nhân sự

a) Các cấp công đoàn thực hiện nghiêm việc rà soát, xây dựng quy hoạch cán bộ theo đúng quy định của Đảng và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn. Lấy quy hoạch làm cơ sở cho công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp.

b) Quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội nhiệm kỳ 2023-2028, ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp chủ động thực hiện điều động, phân công, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách các cấp theo sát đề án nhân sự đại hội đã được thông qua; quan tâm tăng cường cán bộ cho những nơi còn thiếu hoặc có phương án điều động, phân công công tác khác đối với nhân sự ngay sau đại hội; tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nơi nội bộ có biểu hiện mt đoàn kết hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài...

c) Công tác nhân sự phải thực hiện đúng nguyên tắc, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự theo quy định; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, của người đứng đầu và cán bộ, đoàn viên công đoàn.

d) Thực hiện dừng việc bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2018-2023 trước 06 tháng tính đến thời điểm đại hội ở mỗi cấp theo Kế hoạch số 179/HK-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

e) Các đồng chí không tái cử nhiệm kỳ 2023-2028 thì tiến hành sắp xếp, bố trí, kịp thời thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ hoạt động chuyên trách không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước5.

g) Những đồng chí đủ điều kiện tái cử nhưng không trúng cử thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ có trách nhiệm phân công, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị. Những đồng chí đã được đại hội giới thiệu vào danh sách bầu cử ban chấp hành nhưng kết quả đạt không quá 50% số phiếu bầu thì việc xem xét, bổ sung vào ban chp hành cn đánh giá, cân nhc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu cụ thể và chỉ thực hiện sau đại hội ít nhất 12 tháng.

h) Trong xem xét, thẩm định nhân sự cần chú ý tiến hành rà soát, thẩm tra kỹ về quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, năng lực, uy tín của nhân sự theo quy định, nhất là kết quả công tác, sản phẩm cụ thể từ đầu nhiệm kỳ đến nay; thẩm định tiêu chuẩn chính trị theo Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị Quy định một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

i) Cấp triệu tập đại hội chỉ xem xét giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo (có danh) liên quan đến nhân sự, nếu đơn, thư đó gửi đến trước ngày khai mạc đại hội 25 ngày làm việc (đối với cấp cơ sở), 30 ngày làm việc (đối với cp tỉnh, ngành trung ương và cấp trên trực tiếp cơ sở); nếu đơn thư liên quan đến nhân sự gửi đến cấp triệu tập đại hội sau thời hạn nêu trên thì chuyển cho ban chấp hành khoá mới xem xét, giải quyết theo quy định.

8. Hồ sơ nhân sự

- Hồ sơ nhân sự đại hội công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thực hiện theo Phụ lục 3, trong đó, yêu cầu nhân sự kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận (hoặc chứng thực) theo quy định.

- Hồ sơ nhân sự đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở do ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương căn cứ Phụ lục 3 quy định cụ thể.

- Công đoàn cấp dưới gửi đề án, hồ sơ nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2023-2028 lên công đoàn cấp trên ít nhất trước 30 ngày làm việc tính đến thời điểm dự kiến khai mạc đại hội (tính theo dấu bưu điện). Ngoài hồ sơ nhân sự gửi qua đường văn thư; đề nghị gửi bản mềm được lưu trữ trong USB và được bảo mật theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương cần tranh thủ sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng bộ (hoặc đảng ủy tập đoàn, tổng công ty), cụ thể hoá nội dung Hướng dẫn này cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, ngành, đơn vị, để chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành công tác nhân sự trong quá trình đại hội công đoàn các cấp theo Hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tng Liên đoàn.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên chọn hình thức tổ chức hội nghị phù hợp để triển khai, quán triệt kế hoạch đại hội của ngành, địa phương, đơn vị theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 17/01/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028; Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Tổng Liên đoàn về tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn này, để tổ chức thực hiện nhất quán về nội dung, phương thức và đúng tiến độ theo Kế hoạch của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn./.


Nơi nhận:
- Ban Tổ chức TW (B/c);
- Ban Dân vận TW (B/c);
- Ủy ban kiểm tra TW (B/c);
- V
ăn phòng TW (B/c);
- Ủy viên Đoàn Chủ tịch TLĐ;
- Các LĐLĐ t
nh, thành phố; CĐ ngành TW và tương đương; CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ (T/h);
- Lưu: VT, ToC
.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Khang

PHỤ LỤC 1

KHUNG SỐ LƯỢNG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH, ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2023-2028
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

TT

Tiêu chí xây dựng số lượng ban chấp hành, ủy ban kiểm tra

Số lượng tối đa

Ủy viên BCH

Ủy viên UBKT

I

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

1.

Dưới 30 đoàn viên

03

Cử 1 ủy viên BCH làm công tác kiểm tra

2.

Từ 30 đến dưới 150 đoàn viên

07

03

3.

Từ 150 đến dưới 500 đoàn viên

11

03

4.

Từ 500 đến dưới 1.000 đoàn viên

13

03

5.

Từ 1.000 đến dưới 3.000 đoàn viên

15

03

6.

Từ 3.000 đến dưới 15.000 đoàn viên

19

05

7.

Từ 15.000 đoàn viên trở lên

27

05

II

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1.

Dưới 10.000 đoàn viên

15

05

2.

Từ 10.000 đến dưới 30.000 đoàn viên

19

05

3.

Từ 30.000 đến dưới 60.000 đoàn viên

23

07

4.

Từ 60.000 đoàn viên trở lên

27

07

III

Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

1.

Dưới 50.000 đoàn viên

33

07

2.

Từ 50.000 đến dưới 100.000 đoàn viên

35

07

3.

Từ 100.000 đến dưới 150.000 đoàn viên

39

09

4.

Từ 150.000 đến dưới 200.000 đoàn viên

41

09

5.

Từ 200.000 đến dưới 300.000 đoàn viên

45

09

6.

Đơn vị có 300.000 đoàn viên trở lên và LĐLĐ tỉnh Nghệ An

49

11

7.

LĐLĐ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa

55

11

Lưu ý:

(1) Ban Chấp hành có số lượng 09 người trở lên, được bầu ban thường vụ;

(2) Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 1/3 ban chấp hành và là số lẻ.

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH NHÂN SỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CẤP TỈNH, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG NHIỆM KỲ 2023-2028
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn s 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

1. Đối với các đồng chí tái cử

(1) Bước 1: Tổ chức hội nghị ban thường vụ (lần 1)

Căn cứ quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ; điều kiện, cơ cấu, số lượng ban chấp hành, ủy ban kiểm tra khóa đương nhiệm và khung số lượng theo quy định (nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn này), tiểu ban nhân sự dự kiến phương hướng công tác nhân sự nhiệm kỳ mới; trên cơ sở danh sách các ủy viên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra đương nhiệm, trình ban thường vụ để rà soát, đánh giá từng trường hợp và xem xét, thông qua danh sách ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra đương nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tái cử nhiệm kỳ 2023-2028 theo quy định, để lấy ý kiến giới thiệu ở hội nghị cán bộ chủ chốt.

(2) Bước 2: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt

Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) theo danh sách nhân sự tái cử đã được hội nghị ban thường vụ xem xét, thông qua ở Bước 1 (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 sngười được triệu tập có mặt).

Thành phần: Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đương nhiệm; trưng, phó ban và tương đương cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương; chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa là ủy viên ban chấp hành; cấp trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có).

(3) Bước 3: Tổ chức hội nghị ban chấp hành (lần 1)

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 2, ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

(4) Bước 4: Tổ chức hội nghị ban thường vụ (lần 2)

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 3 và kết quả khảo sát nhân sự (nếu có); ban thường vụ tiến hành thảo luận, xem xét, bỏ phiếu thông qua danh sách nhân sự tái cử ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, nhiệm kỳ 2023-2028 để trình hội nghị ban chấp hành (lần 2).

Về nội dung khảo sát nhân sự: Ban thường vụ và tiểu ban nhân sự nếu xét thấy cần thiết thì tiến hành khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống và uy tín, năng lực, thành tích và sản phẩm công tác nổi trội đối với nhân sự (đã được giới thiệu ở bước 3) tại nơi công tác, cơ quan liên quan và cấp ủy nơi cư trú.

(5) Bước 5: Tổ chức hội nghị ban chấp hành (lần 2).

Trình tự thực hiện:

- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.

- Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

- Tập thể ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn: Nhân sự được giới thiệu, lựa chọn phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu bỏ phiếu ở các bước; kết quả kiểm phiếu được công btại các hội nghị.

2. Đối với nhân sự giới thiệu lần đầu

(1) Bước 1: Tổ chức hội nghị ban thường vụ (lần 1)

Căn cứ quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo khung quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn này) và phương hướng công tác nhân sự nhiệm kỳ mới; trên cơ sở kết quả thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự tái cử ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, danh sách quy hoạch ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2023-2028; ban thường vụ tiến hành rà soát, đánh giá từng trường hợp và xem xét, thông qua danh sách dự kiến những nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tham gia ban chp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở hội nghị cán bộ chủ chốt.

(2) Bước 2: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt

Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) theo danh sách nhân sự đã được hội nghị ban thường vụ xem xét, thông qua ở Bước 1 (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 sngười được triệu tập có mặt).

Thành phần: Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đương nhiệm; trưởng, phó ban và tương đương cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương; chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa là ủy viên ban chấp hành; cấp trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có).

Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

- Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định6 và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị ban thường vụ thông qua ở Bước 1 hoặc có thể giới thiệu nhân sự khác nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

- Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 30% trở lên trên tổng số đại biểu bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả sdư 10-15% so với tng sủy viên được phân bổ theo khung quy định). Trường hợp cuối danh sách giới thiệu có nhiều người có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa tất cả các đồng chí được giới thiệu vào danh sách để giới thiệu ở bước sau (kết quả kim phiếu không công btại hội nghị).

(3) Bước 3: Tổ chức hội nghị ban chấp hành (lần 1)

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phương hướng công tác nhân sự được ban chấp hành thông qua; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 2, ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

- Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu ở Bước 2 hoặc có thể giới thiệu nhân sự khác nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

- Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư 10-15% so với tổng số ủy viên được phân bổ theo khung quy định). Trường hợp cuối danh sách giới thiệu có nhiều người có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa tất cả các đồng chí được giới thiệu vào danh sách để giới thiệu ở bước sau (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị).

(4) Bước 4: Tổ chức hội nghị ban thường vụ (lần 2)

Ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương tiến hành khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống và uy tín, năng lực, thành tích và sản phẩm công tác nổi trội đối với nhân sự được giới thiệu ở Bước 3 tại nơi công tác, cơ quan liên quan và cấp ủy nơi cư trú (căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị, ban thường vụ và tiểu ban nhân sự xác định nhân sự và phương pháp tiến hành khảo sát cụ thể).

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 3 và kết quả khảo sát nhân sự (nếu có); ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương xem xét, bỏ phiếu thông qua danh sách nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, nhiệm kỳ 2023-2028, để trình hội nghị ban chấp hành (lần 2).

Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

- Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị ban chấp hành giới thiệu ở Bước 3.

- Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư 10-15% so với tổng số ủy viên được phân bổ theo quy định). Trường hợp cui danh sách giới thiệu có nhiu người có s phiếu giới thiệu bng nhau thì đưa tất cả các đồng chí được giới thiệu vào danh sách để giới thiệu ở bước sau (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị).

(5) Bước 5: Tổ chức hội nghị ban chấp hành (lần 2).

Trình tự thực hiện:

- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.

- Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

- Tập thể ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

- Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị ban thường vụ thông qua ở Bước 4.

- Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả sdư 10-15% so với tổng số ủy viên được phân bổ theo quy định). Trường hợp có hai người trở lên có cùng số phiếu giới thiệu bằng nhau thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu ban chấp hành giới thiệu (kết quả kiểm phiếu được công btại hội nghị).

Lưu ý: Sau khi có danh sách giới thiệu nhân sự ở Bước 5 (đối với cnhân sự tái cử và nhân sự giới thiệu ln đu), tiểu ban nhân sự giúp ban chấp hành, ban thường vụ hoàn thiện dự thảo đề án nhân sự, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, trước khi trình đại hội công đoàn cùng cấp.

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC HỒ SƠ NHÂN SỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CẤP TỈNH, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn s 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

Đơn vị khi nộp hồ sơ nhân sự lên công đoàn cấp trên yêu cầu làm bảng kê danh mục, sắp xếp tài liệu theo thứ tự và thống nhất theo khổ giấy A4, như sau:

1. Tờ trình.

2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các bước (kèm theo danh sách trích ngang lý lịch nhân sự, biên bản kiểm phiếu và biên bản hội nghị các bước).

* Hồ sơ đối với nhân sự cơ cấu là cán bộ công đoàn chuyên trách:

(1). Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW) do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh màu, khổ 4x6.

(2). Bản kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất; có nhận xét, đánh giá của chi bộ và xác nhận của đảng ủy cơ quan nơi cán bộ công tác (đối với đảng viên).

(3). Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc của cấp ủy nơi nhân sự đang công tác, về các nội dung sau:

- Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ.

- Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong 3 năm gần nhất.

- Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đn Đảng và Quy chế nêu gương i với đảng viên).

- Uy tín và triển vọng phát triển.

(4). Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình cán bộ (đối với đảng viên).

(5). Kết luận của cấp có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị theo Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng (đối với đảng viên).

(6). Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định hiện hành (có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai theo quy định).

(7). Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền.

(8). Bản sao có giá trị pháp lý các văn bằng, chứng chỉ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

(Các tài liệu nêu tại Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 được kê khai, xác nhận trong thời hạn 6 tháng tính đến thời điểm xem xét)

* Hồ sơ đối với nhân sự cơ cấu là cán bộ cơ quan phối hợp:

(1) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW) do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh màu, kh 4x6.

(2) Văn bản đồng ý giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ.

* Hồ sơ đối với nhân sự cơ cấu là công nhân lao động trực tiếp:

(1) Bản sao hợp đồng lao động.

(2) Tờ khai sơ yếu lý lịch thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ , ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên về việc thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

(3) Văn bản đồng ý giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành của đơn vị trực tiếp quản lý.



1 Theo Ch thsố 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2 Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ có 30% trở lên công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước tổ chức đại hội bầu trực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở.

3 Lưu ý: Phần đề án ban thường vụ và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ủy ban kiểm tra để lại trình xin ý kiến thảo luận tại phiên họp thứ nhất của ban chấp hành.

4 Đại hội CĐCS đông đoàn viên và đại hội công đoàn cấp trên cơ strở lên cần chia tổ thảo luận và chuyển danh sách nhân sự đã chuẩn bị về các tổ thảo luận, không nên mất thời gian đọc danh sách tại đại hội.

5 Theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, ngày 09/3/2015 của Chính phủ Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sn Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 20/12/2019 của ban Tổ chức Trung ương về Thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ thôi tái cử cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

6 Ví dụ: Tổng số ủy viên ban chấp hành được phân bổ theo khung số lượng là 39 người; số tái cử đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được thông qua là 23 người; slượng được giới thiệu còn lại là 21 người (đã bao gồm số dư từ 10-15%); đối với số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cũng tính như vậy.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 56/HD-TLĐ ngày 28/04/2022 về nội dung công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.501

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.46.13
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!