Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/2014/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Hoàng Quân
Ngày ban hành: 09/07/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2014/CT-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ TIẾP TỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6 CHƯƠNG TRÌNH ĐỘT PHÁ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 187-KL/TU NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2014 CỦA THÀNH ỦY TẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ MƯỜI BẢY BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ KHÓA IX

Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ thành phố về 6 Chương trình đột phá đã đạt được những thành quả nhất định, đã khẳng định tính đúng đắn, sự cần thiết trong phát triển thành phố trước mắt và lâu dài, phù hợp với chủ trương chung của Trung ương và thành phố. Kinh tế thành phố tăng trưởng hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực theo đúng định hướng, gắn với từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế. Một số công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, thúc đẩy mở rộng không gian đô thị, tăng năng lực kết nối Vùng đô thị thành phố, tạo diện mạo mới cho hạ tầng giao thông đô thị; tai nạn giao thông giảm cả 3 mặt, số vụ ùn tắc giao thông giảm rõ rệt. Tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường giảm đáng kể. Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố từng bước được nâng lên; nhân lực các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề, y tế, văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao được quan tâm, chú trọng và đầu tư phát triển; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được trang bị cơ bản về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Công tác cải cách hành chính đã góp phần cải tiến lề lối làm việc, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng tốt hơn nhu cầu của tổ chức, công dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 6 Chương trình đột phá vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Kinh tế thành phố tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra, thiếu vững chắc. Công tác huy động, khai thác, kêu gọi xã hội hóa trong phát triển hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn. Việc giải quyết các điểm ngập chưa bền vững, khả năng tái ngập cao khi xuất hiện tổ hợp mưa kết hợp với triều cường. Vẫn còn một số cụm công nghiệp, dự án khu dân cư chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; chất lượng nước, khí thải công nghiệp chưa được kiểm soát đầy đủ; ý thức của nhân dân trong bảo vệ môi trường còn hạn chế. Tiến độ triển khai thực hiện một số chương trình nhánh của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chậm, chưa sát với tình hình thực tế. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc, thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm trong cải cách hành chính, chưa chủ động, nghiên cứu, đề ra giải pháp đột phá đẩy mạnh cải cách hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách, thiếu sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.

Để khắc phục những hạn chế yếu kém, thực hiện Kết luận số 187-KL/TU ngày 29 tháng 3 năm 2014 của Thành ủy về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ thành phố về 6 Chương trình đột phá; Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thực hiện 6 Chương trình đột phá, đặc biệt tập trung những nhiệm vụ sau:

I. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan:

- Tiếp tục thực hiện Chương trình này gắn với quán triệt các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đi đôi với bố trí, sử dụng phù hợp với vị trí việc làm, phát huy hiệu quả năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau đào tạo; tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, từng bước thực hiện đồng bộ trong thực thi các chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào hệ thống chính trị và các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có tiềm năng phát triển của thành phố.

- Điều chỉnh nội dung một số chỉ tiêu của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị thành phố; đối với cán bộ, công chức khối quản lý nhà nước phải qua đào tạo kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch hiện giữ; đối với cán bộ chủ chốt phường - xã, thị trấn (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Trưởng, Phó các đoàn thể phường - xã, thị trấn) dưới 50 tuổi có trình độ đại học, trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên (trong đó, có 50% cán bộ dưới 40 tuổi). Trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ Thành ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, các cấp ủy nghiên cứu, ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa trình độ của cán bộ.

- Tiếp tục nâng cấp chất lượng, hiệu quả đào tạo Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo; đẩy mạnh thực hiện đào tạo cán bộ thuộc Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, Chương trình quy hoạch, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân. Nghiên cứu và ban hành chính sách thu hút nhân lực có phẩm chất và trình độ cao phù hợp vào làm việc ở các tổ chức trong hệ thống chính trị.

2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch tổng thể di dời các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

3. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện chủ trương thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học - công nghệ trong nước và chuyên gia khoa học - công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài vào làm việc tại Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ tính toán thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp với các trường đại học, cao đẳng của Trung ương trên địa bàn và đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo để chủ động đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo nhu cầu của thành phố.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt việc xây dựng chương trình đào tạo, xác định nội dung, đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy, quy mô lớp học, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong thông tin, tổ chức chương trình đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của doanh nhân và mục tiêu chương trình đề ra; chú ý bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản cho quản lý các chợ, tiểu thương về hoạt động thương mại, quản lý thị trường.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn cơ bản theo quy định, hướng tới đạt chuẩn kiểm định trong khu vực ASEAN đối với ngành nghề có nhu cầu nhân lực trình độ cao. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; góp phần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học.

6. Sở Y tế chủ trì, phối hợp các cơ sở đào tạo y khoa thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế; nghiên cứu, bổ sung việc đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học theo hướng vừa đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, vừa đào tạo trình độ chuyên khoa II để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh; nghiên cứu thành lập cơ quan hỗ trợ các công trình nghiên cứu y khoa, nhất là các công trình, dự án xã hội hóa.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt, nghiên cứu kịp thời, bổ sung, hoàn thiện quy chế phát hiện, tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao, đặc biệt chú trọng các ngành, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; đồng thời, đẩy nhanh việc nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ, khuyến khích gia đình năng khiếu, tài năng cùng tham gia đào tạo và thu hút học viên ở lại đơn vị phục vụ sau khi được đào tạo.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng chương trình đào tạo nghề, đầu tư xây dựng các trường đào tạo nghề trọng điểm theo chuẩn các nước tiên tiến khu vực ASEAN để đào tạo các ngành nghề phục vụ lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Đẩy mạnh dạy nghề lao động trẻ ở nông thôn gắn với tạo việc làm, phát triển nông thôn mới; có cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực tại các đơn vị, địa phương; bố trí, sử dụng lao động đúng chuyên môn được đào tạo.

II. CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GẮN VỚI MỤC TIÊU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ

1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện Chương trình này gắn với thực hiện hiệu quả nội dung 4.5 (về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền các cấp, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí), mục II, Kết luận số 151-KL/TU ngày 6 tháng 12 năm 2013 của Hội nghị Thành ủy lần thứ 16 khóa IX. Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xem công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác.

2. Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

- Có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách; bảo đảm yêu cầu và tiến độ phù hợp với chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải tiến thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ hoặc kiến nghị Trung ương bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ hành chính công; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm phiền hà nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực; phát huy mạnh mẽ vai trò điều hành, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị; tăng cường phối hợp giữa thành phố với các Bộ, ngành Trung ương, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định pháp luật tạo sự đột phá trong xây dựng và phát triển thành phố. Thực hiện nền nếp chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân của cán bộ chủ chốt, cán bộ dân cử các cấp; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kịp thời tại cơ sở, hạn chế phát sinh khiếu nại vượt cấp, đông người; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; thực hiện nghiêm túc việc kê khai và công khai tài sản của cán bộ, công chức theo quy định.

III. CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện Chương trình này. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết ngay các vướng mắc của nhà đầu tư, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; không ngừng đổi mới, củng cố, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp. Quan tâm đầu tư, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao chất lượng kinh tế tập thể.

2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, ban hành hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao hoặc khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sang công nghệ cao trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách để đẩy mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu, ban hành kịp thời, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đổi mới công nghệ, thiết bị, tạo bước đột phá trong nâng cao chỉ số yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng.

3. Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án Tái cấu trúc kinh tế thành phố gắn với thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với sắp xếp doanh nghiệp thật hiệu quả.

IV. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan

- Điều chỉnh tăng chỉ tiêu mật độ đường giao thông đạt 1,87 km/km2 lên đạt 1,9 km/km2; tỷ lệ đất giao thông đạt 8,18% lên đạt 8,2% (giai đoạn 2011 - 2015).

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình này gắn với việc thực hiện Chương trình hành động số 27-CTHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố; tập trung chỉ đạo, cải tiến cơ chế điều hành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, ưu tiên kết nối hạ tầng đồng bộ; đúc kết kinh nghiệm từ các công trình đã thực hiện xã hội hóa, các công trình thực hiện bằng vốn vay nước ngoài (ODA), vốn ngân sách nhà nước; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, hoàn thiện thể chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đô thị theo các hình thức BOT, BT, BOO, PPP; cơ chế đặc thù cho các dự án ODA,...

- Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu, tổ chức phân luồng giao thông khoa học, hợp lý; lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân dân, các chuyên gia để có giải pháp hiệu quả củng cố, khắc phục, sửa chữa những hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng hoạt động của xe buýt và phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng gắn với nghiên cứu, triển khai các cơ chế, chính sách, lộ trình phù hợp để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cho thí điểm tổ chức thực hiện.

- Thực hiện hiệu quả giải pháp củng cố, kiện toàn tổ chức hệ thống quản nhà nước về giao thông đô thị, nhất là năng lực hoạt động của các ban quản lý các dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ mới để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông hiệu quả và tiết kiệm chi phí; tăng số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông đô thị.

V. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGẬP NƯỚC

Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan

- Tiếp tục thực hiện Chương trình này. Tăng cường quản lý quy hoạch, hệ thống sông rạch, khẩn trương nghiên cứu, triển khai xây dựng nhanh, đưa vào sử dụng các hồ điều tiết nước tại các khu vực phù hợp, bảo đảm diện tích sông, rạch để phục vụ tiêu thoát nước và chống ngập nước, giảm bê tông hóa, tăng diện tích giữ nước, thấm nước kết hợp với phát triển mảng xanh, tạo cảnh quan đô thị.

- Rà soát, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, bố trí vốn đầu tư xây dựng bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm để các công trình, giải pháp chống ngập sớm hoàn thành, tạo sự đồng bộ và phát huy hiệu quả, trong đó ưu tiên cho các dự án phục vụ xóa các điểm ngập, điểm tái ngập và nhóm công trình kiểm soát triều, đê bao bờ hữu sông Sài Gòn; đề xuất các giải pháp xử lý nghiêm trách nhiệm của nhà thầu, giám sát thi công, đơn vị thi công thực hiện không đúng quy định; tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn ODA, khuyến khích, huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, đê bao, cống kiểm soát triều,... theo các hình thức BOT, BTO, BT, PPP,...

- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu các kịch bản biến đổi khí hậu cho thành phố, có điều chỉnh kịp thời để xây dựng chiến lược tích hợp nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó ngập lụt, các khả năng ứng phó với các biến cố mưa vượt tần suất thiết kế do biến đổi khí hậu đối với các hệ thống thoát nước đô thị.

- Duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước đúng trọng điểm để phát huy hiệu quả hệ thống thoát nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm kênh rạch và hệ thống thoát nước; đảm bảo hành lang bảo vệ để phục vụ công tác duy tu, nạo vét.

- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện Chương trình giảm ngập nước.

VI. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan

- Tiếp tục thực hiện Chương trình này gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 24 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, ban hành kịp thời cơ chế hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách mạnh mẽ để kêu gọi xã hội hóa, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các khu xử lý rác, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải y tế; xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế với công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố. Đề xuất ban hành các quy định và chính sách phát triển diện tích mặt nước, hồ điều tiết ở các khu vực hợp lý.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các công tác bảo vệ môi trường.

2. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất ban hành các quy định và chính sách để phát triển mảng xanh ở các khu vực hợp lý.

3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý quy hoạch ngành xây dựng, lưu ý nghiên cứu, đề xuất việc tăng diện tích xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ đời sống cộng đồng, đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan thường trực (Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước) và các cơ quan, đơn vị liên quan:

- Có trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, tăng cường kiểm tra, giám sát, giải quyết trực tiếp và kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành bổ sung, kịp thời cơ chế, chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội và cơ chế quản lý, điều hành, phấn đấu hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu 6 Chương trình đột phá của thành phố trong 2 năm 2014-2015.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung các báo cáo định kỳ, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện chung 6 Chương trình đột phá và Chỉ thị này.

3. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo đài tổ chức thông tin, tuyên truyền 6 Chương trình đột phá trong toàn bộ hoạt động của từng cơ quan báo đài, duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đề cao cách làm hay, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng cùng chính quyền thành phố thực hiện đạt kết quả cao nhất 6 Chương trình đột phá.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp các ngành, các cấp phát huy vai trò giám sát và phản biện, tích cực tham gia góp ý xây dựng chính quyền, tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện và giám sát thực hiện 6 Chương trình đột phá.

5. Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các công ty, doanh nghiệp trực thuộc thành, phố tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cụ thể, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 2014 - 2015 để hoàn thành thắng lợi 6 Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ (HN và TP HCM);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố;
- Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban của Thành ủy;
- Các sở - ban - ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- Các Công ty, Doanh nghiệp thuộc TP;
- Báo, đài thành phố và Trung ương;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV; THKH (3b); TTCB;
- Lưu: VT, (THKH-K) H.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 14/2014/CT-UBND ngày 09/07/2014 tiếp tục tổ chức thực hiện 6 Chương trình đột phá thực hiện Kết luận 187-KL/TU do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.894

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.53.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!