Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ việc làm bền vững Chương trình giảm nghèo

Số hiệu: 11/2022/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 30/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người cho lao động nghèo

Ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, cơ sở dữ liệu việc tìm người bao gồm các thông tin về người sử dụng lao động, vị trí việc làm mà người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng.

Thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được xác lập từ các nguồn sau:

- Thông tin đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người - người tìm việc hoặc các ứng dụng khác có liên quan.

- Thông tin việc tìm người được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, nghiệp vụ về dịch vụ việc làm.

- Thông tin được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, quy định thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được điều chỉnh, cập nhật từ các nguồn sau:

- Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục, nghiệp vụ về thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người chưa đầy đủ, chính xác.

- Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.

Xem chi tiết tại Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 01/7/2022.

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN HỖ TRỢ VIỆC LÀM BỀN VỮNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

2. Người lao động sinh sống trên các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

3. Trung tâm dịch vụ việc làm.

4. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.

5. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

6. Cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 3. Nội dung hỗ trợ

1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác, gồm:

a) Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin.

b) Thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc, cơ sở dữ liệu về người lao động (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu), hệ thống thông tin quản lý lao động.

c) Triển khai, xây dựng, phát triển ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người - người tìm việc; đăng ký việc làm.

d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu.

đ) Lưu trữ, bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.

e) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.

g) Vận hành, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.

h) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.

2. Hỗ trợ giao dịch việc làm, gồm:

a) Tổ chức các phiên giao dịch việc làm.

b) Khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm.

c) Thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm.

d) Tập huấn, hướng dẫn tổ chức các giao dịch việc làm.

đ) Xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.

3. Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động

a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ phân tích, dự báo thị trường lao động.

b) Xây dựng báo cáo/chuyên đề phân tích dự báo, xây dựng mô hình dự báo thị trường lao động.

c) Tổ chức hội thảo phục vụ phân tích, dự báo thị trường lao động và công bố kết quả phân tích, dự báo thị trường lao động.

d) Xuất bản các ấn phẩm phân tích, dự báo thị trường lao động.

đ) Tập huấn, hướng dẫn thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động.

4. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Điều 4. Phương thức hỗ trợ

1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Thông tư này và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

2. Hỗ trợ giao dịch việc làm; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

3. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện

Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác phải đảm bảo theo nguyên tắc sau:

1. Thu thập thông tin đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa.

2. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, lưu trữ điện tử, an ninh, an toàn, bảo vệ dữ liệu, bảo mật thông tin và các quy định khác có liên quan; thông tin, dữ liệu trao đổi được mã hoá, đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực được với cơ sở dữ liệu dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan đến chính sách lao động, việc làm.

3. Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu; đảm bảo không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan; không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Việc xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc; cơ sở dữ liệu về người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1371/QĐ-LĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Bộ chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.

Chương II

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ VIỆC TÌM NGƯỜI - NGƯỜI TÌM VIỆC

Điều 6. Cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc

1. Cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về người đang tìm việc làm và nhu cầu về việc làm mong muốn, thông tin về người sử dụng lao động đang có nhu cầu tuyển dụng lao động và vị trí việc làm mà người sử dụng lao động đang tuyển, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, quản lý thống nhất bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu việc tìm người.

b) Cơ sở dữ liệu người tìm việc.

Điều 7. Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người

1. Cơ sở dữ liệu việc tìm người bao gồm các thông tin về người sử dụng lao động, vị trí việc làm mà người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng.

2. Thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được xác lập từ các nguồn sau:

a) Thông tin đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người - người tìm việc hoặc các ứng dụng khác có liên quan.

b) Thông tin việc tìm người được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, nghiệp vụ về dịch vụ việc làm.

c) Thông tin được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội.

3. Thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được điều chỉnh, cập nhật từ các nguồn sau:

a) Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục, nghiệp vụ về thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm.

b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người chưa đầy đủ, chính xác.

c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.

4. Mẫu biểu: Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Mẫu số 03/PLI, 03a/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm (sau đây viết tắt là Nghị định số 23/2021/NĐ-CP).

5. Tần suất thu thập, cập nhật thông tin: Thường xuyên.

6. Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật, quản lý thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người để phục vụ kết nối cung - cầu lao động ở địa phương.

Điều 8. Xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc

1. Cơ sở dữ liệu người tìm việc gồm các thông tin cơ bản nhân khẩu học, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ và lĩnh vực giáo dục - đào tạo, kỹ năng về giáo dục nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và nhu cầu về việc làm cần tìm của người lao động đang tìm việc làm.

2. Thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc được xác lập từ các nguồn sau:

a) Thông tin đăng ký tìm việc làm của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người - người tìm việc.

b) Thông tin người tìm việc được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc, nghiệp vụ về dịch vụ việc làm.

c) Thông tin được kết nối, chia sẻ, xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

3. Thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc được điều chỉnh, cập nhật từ các nguồn sau:

a) Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục, nghiệp vụ về thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm.

b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức, người lao động khi có thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc chưa đầy đủ, chính xác.

c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.

4. Mẫu biểu: Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Mẫu số 01/PLI, 01a/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP.

5. Tần suất thu thập, cập nhật: Thường xuyên.

6. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thu thập, cập nhật, quản lý thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc để phục vụ kết nối cung - cầu lao động ở địa phương.

Điều 9. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc

1. Trung tâm dịch vụ việc làm khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc phục vụ nghiệp vụ thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, kết nối cung - cầu lao động.

2. Trung tâm dịch vụ việc làm cập nhật, theo dõi, quản lý kết quả kết nối việc làm thành công giữa người lao động và người sử dụng lao động theo Mẫu số 04/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về việc làm được phép khai thác và sử dụng dữ liệu phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước về lao động, việc làm theo thẩm quyền.

Điều 10. Quản lý cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc

1. Nội dung quản lý

a) Xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phầm mềm cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc nhằm đảm bảo tính chính xác, sự ổn định thông suốt trên toàn hệ thống.

b) Cập nhật, xử lý và tích hợp thông tin vào các cơ sở dữ liệu liên quan.

c) Quản lý quyền cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu.

d) Theo dõi, giám sát tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu.

đ) Hỗ trợ vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu.

2. Quản lý tài khoản, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc

a) Tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc tại trung ương do Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (thuộc Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) quản lý.

b) Tổ chức, cá nhân được giao tài khoản chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, bảo mật dữ liệu và quản lý, sử dụng tài khoản theo đúng mục đích, chức năng quy định.

Chương III

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG GẮN VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ VÀ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÁC

Điều 11. Đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý là người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn.

Điều 12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động

1. Cơ sở dữ liệu về người lao động là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp các thông tin cơ bản về nhân khẩu học, việc làm, quan hệ lao động của người lao động, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở dữ liệu về người lao động bao gồm các thông tin cơ bản của người lao động, trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

3. Thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động được xác lập từ các nguồn sau:

a) Thông tin đăng ký lao động của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc làm hoặc các ứng dụng khác có liên quan.

b) Thông tin về người lao động được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về lao động.

c) Thông tin được kết nối, chia sẻ, đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

4. Thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động được cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau:

a) Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động.

b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chính xác.

c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.

5. Mẫu biểu: Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Phương thức thực hiện

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện những việc sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động của địa phương.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý.

- Tổng hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu về người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động trong phạm vi cả nước.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào nguồn lực, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp trên và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện:

- Lập kế hoạch và tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý; xử lý các vấn đề phát sinh.

- Thiết lập cơ chế đối soát, cập nhật, chia sẻ dữ liệu người lao động thu thập với dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác là cơ sở để xác thực hoàn thiện và cung cấp sổ lao động điện tử của người lao động.

Điều 13. Khai thác, sử dụng dữ liệu người lao động

1. Các thông tin từ cơ sở dữ liệu về người lao động được sử dụng để làm cơ sở quản lý lao động và thiết lập sổ lao động điện tử cho người lao động.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở trung ương, địa phương khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước về lao động theo thẩm quyền.

3. Người lao động sử dụng sổ lao động điện tử để thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính liên quan đến đào tạo, tuyển dụng lao động, tham gia các chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và các hoạt động của cơ quan liên quan khác.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu người lao động qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cổng thông tin điện tử của địa phương và các hình thức khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.

Điều 14. Nội dung quản lý cơ sở dữ liệu người lao động

1. Xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phầm mềm cơ sở dữ liệu người lao động nhằm đảm bảo tính chính xác, sự ổn định thông suốt trên toàn hệ thống.

2. Cập nhật, xử lý và tích hợp thông tin vào các cơ sở dữ liệu liên quan.

3. Quản lý quyền cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu.

4. Theo dõi, giám sát tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu.

5. Hỗ trợ vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm

1. Thực hiện số hóa nghiệp vụ về dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động đáp ứng nhu cầu thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và kết nối, báo cáo chia sẻ cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc.

2. Tổ chức thu thập, cập nhật và báo cáo dữ liệu thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ việc làm bền vững trên địa bàn.

b) Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hằng năm (trước ngày 15 tháng 12) kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung hỗ trợ việc làm bền vững trên địa bàn.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về người lao động theo quy định tại Thông tư này.

c) Báo cáo tình hình quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu về lao động gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.

Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Cục Việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Trung tâm thông tin có trách nhiệm phối hợp với Cục Việc làm và các đơn vị liên quan hướng dẫn việc xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

2. Trong thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, việc thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, về người lao động nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, cơ sở dữ liệu về người lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư này, không áp dụng theo Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

3. Trường hợp các văn bản trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: các đơn vị liên quan, Trung tâm thông tin;
- Lưu: VT, CVL (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

Phụ lục

(Kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TT

Tên mẫu

Mẫu số 01

Phiếu thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động

Mẫu số 02

Phiếu thông tin người tìm việc

Mẫu số 03

Phiếu thông tin về người lao động

Mẫu số 01

PHIẾU THÔNG TIN NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1. Thông tin người sử dụng lao động

Tên người sử dụng lao động:....................................................................................

Mã số đăng ký/Mã số thuế/CMND/CCCD:.............................................................

Loại hình: [ ] Doanh nghiệp Nhà nước [ ] Doanh nghiệp ngoài nhà nước [ ] Doanh nghiệp FDI

[ ] Cơ quan, đơn vị nhà nước [ ] Hộ kinh doanh [ ] Cá nhân

Địa chỉ: Tỉnh................................... Huyện..................................... Xã.........................................

Địa chỉ cụ thể:................................................................................................................................

[ ] KCN/KKT:...............................................................................................................................

Số điện thoại:.....................................

Email:...........................................................................

Ngành sản xuất - kinh doanh chính*:

[ ] Nông, lâm nghiệp và thủy sản

[ ] Khai khoáng

[ ] Công nghiệp, chế biến, chế tạo

[ ] Xây dựng

[ ] SX và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí

[ ] Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải

[ ] Vận tải, kho bãi

[ ] Dịch vụ lưu trú và ăn uống

[ ] Thông tin và truyền thông

[ ] Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

[ ] Hoạt động kinh doanh bất động sản

[ ] Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

[ ] Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

[ ] Giáo dục và đào tạo

[ ] Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

[ ] Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

[ ] Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

[ ] Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc

[ ] Hoạt động làm thuê và các công việc trong hộ gia đình

[ ] Hoạt động, dịch vụ khác

[ ] Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

2. Thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động

Tên công việc:.........................................................................

Số lượng tuyển:.........................

Mô tả công việc:............................................................................................................................

Mã nghề[1]:

Cấp 1:.............................................................

Cấp 2:.............................................................

Cấp 3:.............................................................

Cấp 4:.............................................................

Chức vụ*: [ ] Nhân viên [ ] Quản lý [ ] Lãnh đạo

[ ] Khác (ghi rõ):.........................................................................................................

Trình độ học vấn*: [ ] Chưa tốt nghiệp tiểu học [ ] Tốt nghiệp tiểu học

[ ] Tốt nghiệp Trung học cơ sở [ ] Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Trình độ

CMKT*:

[ ] Chưa qua đào tạo

[ ] Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng

[ ] Trung cấp

[ ] Đại học

[ ] Tiến sĩ

[ ] CNKT không bằng

[ ] Sơ cấp

[ ] Cao đẳng

[ ] Thạc sĩ

Chuyên ngành đào tạo:

......................................

......................................

......................................

Trình độ khác

1:................................................................................................................................

2:.................................................................................................................................

Trình độ kỹ năng nghề: Bậc:

Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ 1:......................................................... Chứng chỉ....................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

Ngoại ngữ 2:......................................................... Chứng chỉ....................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

Trình độ tin học

[ ] Tin học văn phòng................................................................................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

[ ] Khác:...................................................................................................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

Kỹ năng mềm

[ ] Giao tiếp [ ] Thuyết trình [ ] Quản lý thời gian

[ ] Quản lý nhân sự [ ] Tổng hợp, báo cáo [ ] Thích ứng

[ ] Làm việc nhóm [ ] Làm việc độc lập [ ] Chịu được áp lực công việc

[ ] Theo dõi giám sát [ ] Tư duy phản biện

[ ] Kỹ năng mềm khác:..............................................................................................

Yêu cầu kinh nghiệm:

[ ] Không yêu cầu; [ ] Dưới 1 năm; [ ] Từ 1 đến 2 năm; [ ] Từ 2 đến 5 năm; [ ] Trên 5 năm

Nơi làm việc dự kiến: Tỉnh.................................. Quận/huyện/KCN/KKT...................................

Loại hợp đồng LĐ: [ ] Không xác định thời hạn [ ] Xác định thời hạn dưới 12 tháng

[ ] Xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

Yêu cầu thêm: [ ] Làm ca; [ ] Đi công tác; [ ] Đi biệt phái

Hình thức làm việc: [ ] Toàn thời gian; [ ] Bán thời gian

Mục đích làm việc: [ ] Làm việc lâu dài; [ ] Làm việc tạm thời; [ ] Làm thêm

Mức lương: - Lương tháng (VN đồng):

[ ] < 5 triệu; [ ] 5 - 10 triệu; [ ] 10 - 20 triệu;

[ ] 20 - 50 triệu; [ ] > 50 triệu

- [ ] Lương ngày....................../ngày

- [ ] Lương giờ......................../giờ

- [ ] Thỏa thuận khi phỏng vấn

- [ ] Hoa hồng theo doanh thu/sản phẩm

Chế độ phúc lợi

Hỗ trợ ăn: [ ] 1 bữa; [ ] 2 bữa; [ ] 3 bữa; [ ] Bằng tiền:.............; [ ] Không hỗ trợ

[ ] Đóng BHXH, BHYT, BHTN; [ ] BH nhân thọ; [ ] Trợ cấp thôi việc; [ ] Nhà trẻ

[ ] Xe đưa đón; [ ] Hỗ trợ đi lại; [ ] Ký túc xá; [ ] Hỗ trợ nhà ở; [ ] Đào tạo

[ ] Lối đi/thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật [ ] Cơ hội thăng tiến

[ ] Khác......................................................................................................................

Điều kiện làm việc

Nơi làm việc

[ ] Trong nhà; [ ] Ngoài trời; [ ] Hỗn hợp

Trọng lượng nâng

[ ] Dưới 5kg [ ] 5 - 20 kg [ ] Trên 20kg

Đứng hoặc đi lại

[ ] Hầu như không có; [ ] Mức trung bình; [ ] Cần đứng/đi lại nhiều

Nghe nói

[ ] Không cần thiết; [ ] Nghe nói cơ bản; [ ] Quan trọng

Thị lực

[ ] Mức bình thường; [ ] Nhìn được vật/chi tiết nhỏ;

Thao tác bằng tay

[ ] Lắp ráp đồ vật lớn; [ ] Lắp ráp đồ vật nhỏ; [ ] Lắp ráp đồ vật rất nhỏ

Dùng 2 tay

[ ] Cần 2 tay; [ ] Đôi khi cần 2 tay; [ ] Chỉ cần 1 tay; [ ] Trái; [ ] Phải

Đối tượng ưu tiên: [ ] Người khuyết tật; [ ] Bộ đội xuất ngũ; [ ] Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo

[ ] Người dân tộc thiểu số; [ ] Khác (ghi rõ).....................................

Hình thức tuyển dụng: [ ] Trực tiếp; [ ] Qua điện thoại; [ ] Phỏng vấn online; [ ] Nộp CV

Thời hạn tuyển dụng: ngày tháng năm 20.....

3. Thông tin người liên hệ tuyển dụng

Họ và tên:.........................................................

Chức vụ:...........................................................

Số điện thoại:....................................................

Nhận SMS thông báo ứng tuyển

[ ] Có [ ] Không

Email:...............................................................

Nhận email thông báo ứng tuyển

[ ] Có [ ] Không

Hình thức liên hệ khác (nếu có):.................................................................................

Ngày.... tháng.... năm......
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Thông tin thu thập sẽ được sử dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc, phục vụ kết nối cung - cầu lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu số 02

PHIẾU THÔNG TIN NGƯỜI TÌM VIỆC

1. Thông tin cá nhân

Họ và tên:........................................................

Số CCCD/CMND:............................................

Mã số BHXH..................................................

Ngày sinh:.............. Giới tính: [ ] Nam [ ] Nữ

Dân tộc:...........................................................

Tôn giáo:...........................................................

Nơi thường trú: Tỉnh................................. huyện........................ xã.............................................

Địa chỉ cụ thể:................................................................................................................................

Nơi ở hiện nay: Tỉnh............................ huyện.................................. xã........................................

Địa chỉ cụ thể:................................................................................................................................

2. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật

Trình độ học vấn: [ ] Chưa tốt nghiệp Tiểu học [ ] Tốt nghiệp Tiểu học

[ ] Tốt nghiệp Trung học cơ sở [ ] Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Trình độ

CMKT cao nhất:

[ ] Chưa qua đào tạo

[ ] Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng

[ ] Trung cấp

[ ] Đại học

[ ] Tiến sĩ

[ ] CNKT không bằng

[ ] Sơ cấp

[ ] Cao đẳng

[ ] Thạc sĩ

Chuyên ngành đào tạo:

.........................

.........................

.........................

Trình độ

CMKT khác:

[ ] Chưa qua đào tạo

[ ] Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng

[ ] Trung cấp

[ ] Đại học

[ ] Tiến sĩ

[ ] CNKT không bằng

[ ] Sơ cấp

[ ] Cao đẳng

[ ] Thạc sĩ

Chuyên ngành đào tạo:

.........................

.........................

Trình độ khác

1:...............................................................................................................................

2:...............................................................................................................................

Trình độ kỹ năng nghề (nếu có):............................................... Bậc:............................................

Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ 1:........................................................... Chứng chỉ:...............................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

Ngoại ngữ 2:....................................................... Chứng chỉ:...................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

Trình độ tin học

[ ] Tin học văn phòng..............................................................................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

[ ] Khác:..................................................................................................................

Khả năng sử dụng: [ ] Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình

Kỹ năng mềm

[ ] Giao tiếp [ ] Thuyết trình [ ] Quản lý thời gian

[ ] Quản lý nhân sự [ ] Tổng hợp, báo cáo [ ] Thích ứng

[ ] Làm việc nhóm [ ] Làm việc độc lập [ ] Chịu được áp lực công việc

[ ] Theo dõi giám sát [ ] Tư duy phản biện

[ ] Kỹ năng mềm khác:............................................................................................

3. Kinh nghiệm làm việc (nếu có)

Tên đơn vị

Chức vụ

Công việc chính

Thời gian

.............................

........................

.............................

...../20.....-......../20....

.............................

........................

.............................

...../20.....-......../20....

.............................

........................

.............................

...../20.....-......../20....

[ ] Đã từng làm việc ở nước ngoài tại...........................................................................................

4. Việc làm cần tìm

Loại hình doanh nghiệp: [ ] Nhà nước [ ] Ngoài nhà nước [ ] Có vốn đầu tư nước ngoài

Tên công việc:...............................................................................................................................

Mô tả công việc:............................................................................................................................

Mã nghề[1]:

Cấp 1:................................................................

Cấp 2:.............................................................

Cấp 3:................................................................

Cấp 4:.............................................................

Chức vụ: [ ] Nhân viên [ ] Quản lý [ ] Lãnh đạo

[ ] Khác (ghi rõ):...........................................................................................................

Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cần tìm:

[ ] Không có [ ] Dưới 1 năm [ ] Từ 1 đến 2 năm [ ] Từ 2 đến 5 năm [ ] Trên 5 năm

Nơi làm việc ưu tiên

Ưu tiên 1: Tỉnh................................. Quận/huyện/KCN/KKT................................

Ưu tiên 2: Tỉnh................................. Quận/huyện/KCN/KKT................................

Loại hợp đồng LĐ: [ ] Không xác định thời hạn [ ] Xác định thời hạn

[ ] Hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định

Khả năng đáp ứng: [ ] Làm ca [ ] Đi công tác [ ] Đi biệt phái

Hình thức làm việc: [ ] Toàn thời gian [ ] Bán thời gian

Mục đích làm việc: [ ] Làm việc lâu dài [ ] Làm việc tạm thời [ ] Làm thêm

Mức lương*: - Lương tháng:

[ ] Dưới 5 triệu đồng; [ ] 5-10 triệu đồng; [ ] 10-20 triệu đồng;

[ ] 20-50 triệu đồng; [ ] > 50 triệu đồng

- [ ] Lương ngày ........................... đồng/ngày

- [ ] Lương giờ .......................... đồng/giờ

- [ ] Thỏa thuận khi phỏng vấn

- [ ] Hoa hồng theo doanh thu/sản phẩm.

Chế độ phúc lợi

Hỗ trợ ăn: [ ] 1 bữa [ ] 2 bữa [ ] 3 bữa [ ] Bằng tiền

[ ] Đóng BHXH, BHYT, BHTN; [ ] BH nhân thọ; [ ] Trợ cấp thôi việc [ ] Nhà trẻ

[ ] Xe đưa đón [ ] Hỗ trợ đi lại [ ] Ký túc xá [ ] Hỗ trợ nhà ở [ ] Đào tạo

[ ] Lối đi/thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật [ ] Cơ hội thăng tiến

[ ] Khác.........................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Điều kiện làm việc

Nơi làm việc

[ ] Trong nhà [ ] Ngoài trời [ ] Hỗn hợp

Trọng lượng nâng

[ ] Dưới 5kg [ ] 5 - 20 kg [ ] Trên 20kg

Đứng hoặc đi lại

[ ] Hầu như không có [ ] Mức trung bình [ ] Cần đứng/đi lại nhiều

Nghe nói

[ ] Không cần thiết [ ] Nghe nói cơ bản [ ] Quan trọng

Thị lực

[ ] Mức bình thường [ ] Nhìn được vật/chi tiết nhỏ

Thao tác bằng tay

[ ] Lắp ráp đồ vật lớn [ ] Lắp ráp đồ vật nhỏ [ ] Lắp ráp đồ vật rất nhỏ

Dùng 2 tay

[ ] Cần 2 tay [ ] Đôi khi cần 2 tay [ ] Chỉ cần 1 tay [ ] Trái [ ] Phải

Sẵn sàng làm việc

[ ] Làm việc ngay [ ] Làm việc sau (........ ) tháng

Hình thức tuyển dụng

[ ] Trực tiếp [ ] Qua điện thoại [ ] Phỏng vấn online [ ] Nộp CV

5. Thông tin liên hệ

Số điện thoại:..................................................................................

Email:.............................................................................................

Liên hệ khác (nếu có):.....................................................................

Ngày.... tháng.... năm......
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Thông tin thu thập sẽ được sử dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc, phục vụ kết nối cung - cầu lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu số 03

Tỉnh/thành phố:...............................................................

Quận/huyện/thị xã/thành phố:.........................................

Xã/phường /thị trấn:........................................................

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Thu thập thông tin người lao động từ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn)

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh:

2. Ngày, tháng, năm sinh:

-

-

3. Giới tính: □ Nam □ Nữ

4. Số CCCD/CMND(1):..................................... 5. Mã số BHXH(2):....................................

6. Nơi đăng ký thường trú(3):..............................................................................................

...............................................................................................................................................

7. Nơi ở hiện tại(4) (Chỉ thu thập nếu khác nơi đăng ký thường trú):...................................

...............................................................................................................................................

8. Đối tượng ưu tiên (nếu có): □ Người khuyết tật □ Thuộc hộ nghèo □ Thuộc hộ cận nghèo

□ Thuộc hộ bị thu hồi đất □ Thân nhân của người có công với cách mạng

□ Dân tộc thiểu số (ghi tên dân tộc):...................................................................................

9. Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất đã tốt nghiệp/đạt được:

Chưa học xong Tiểu học Tốt nghiệp Tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT

10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được:

□ Chưa qua đào tạo □ CNKT không có bằng □ Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng

□ Sơ cấp □ Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học □ Trên đại học

10.1. Chuyên ngành đào tạo(5):..............................................................................................

11. Tình trạng tham gia hoạt động kinh tế:

□ Người có việc làm(6) Chuyển câu 11

□ Người thất nghiệp(7) Chuyển câu 12

□ Không tham gia hoạt động kinh tế, lý do: □ Đi học □ Hưu trí □ Nội trợ □ Khuyết tật □ Khác

12. Người có việc làm:

12.1. Vị thế việc làm: □ Chủ cơ sở SXKD □ Tự làm □ Lao động gia đình □ Làm công ăn lương □ Xã viên HTX

12.2. Công việc cụ thể đang làm(8):.......................................................................................

a. Tham gia BHXH: □ Có (Loại: □ Bắt buộc □ Tự nguyện) □ Không

b. Hợp đồng lao động (HĐLĐ): □ Có □ Không

Loại hợp đồng lao động: □ HĐLĐ xác định thời hạn □ HĐLĐ không xác định thời hạn.

Thời gian bắt đầu thực hiện HĐLĐ (ngày/tháng/năm):....../........../.........

12.3. Nơi làm việc(9):.............................................................................................................

a. Loại hình nơi làm việc:

□ Hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản □ Cá nhân làm tự do □ Cơ sở kinh doanh cá thể □ Hợp tác xã

□ Doanh nghiệp (□ DN Nhà nước □ DN ngoài Nhà nước □ DN FDI) □ Khu vực nhà nước

□ Đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước □ Khu vực nước ngoài □ Tổ chức đoàn thể khác

b. Địa chỉ nơi làm việc(10):.....................................................................................................

13. Người thất nghiệp: □ Chưa bao giờ làm việc □ Đã từng làm việc

13.1. Thời gian thất nghiệp: □ Dưới 3 tháng □ Từ 3 tháng đến 1 năm □ Trên 1 năm

Ngày.... tháng.... năm......
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- (1) Ghi số CCCD, trường hợp chưa có số CCCD thì ghi số CMND; (2) Ghi số trên thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH cấp;

- (3), (4), (10) Ghi rõ theo thứ tự số nhà, đường phố, xóm, làng; thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

- (5) Ghi chi tiết tên gọi mã cấp III của giáo dục, đào tạo theo quy định tại Phần I Phụ lục danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân tại Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;

-(6) Người có việc làm là người có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình;

- (7) Người thất nghiệp là người đang không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc;

- (8) Ghi cụ thể tên công việc/nghề nghiệp đang làm theo mã nghề cấp 3 của Phụ lục I tại Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam;

-(9) Ghi tên cụ thể tên cụ thể của người sử dụng lao động (tên cơ quan/đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã/cá nhân có thuê mướn). Trường hợp người lao động đánh dấu X vào □ Tự làm ở câu 12.1 thì không ghi.

- STT 8, 9, 10, 11, 12, 13: Đánh dấu X vào tương ứng với nội dung trả lời.



[1] Mã nghề do trung tâm dịch vụ việc làm ghi, mã hóa

[1] Mã nghề do trung tâm dịch vụ việc làm ghi, mã hóa

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 11/2022/TT-BLDTBXH

Hanoi, June 30, 2022

 

CIRCULAR

Guiding certain contents of sustainable employment support under the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on function, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 of the Government of Vietnam on mechanisms for managing and organizing the execution of national target programs;

Pursuant to Decision No. 02/2022/QD-TTg dated January 18, 2022 of the Prime Minister promulgating regulations on rules, criteria and norms for allocation of central government budgets and rates of counterpart fund of local government budgets for executing the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025;

Implementing Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 of the Prime Minister approving the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025;

At the request of the Director of the Department of Employment;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular guiding certain contents of sustainable employment support under the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on certain contents of sustainable employment support under the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025 prescribed in Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 of the Prime Minister approving the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025;

Article 2. Regulated entities

1. Employees, taking priority over employees from poor households, near-poor households, and households just getting out of poverty.

2. Employees living in poor districts and extremely disadvantaged communes in coastal areas and on islands.

3. Employment Service Centers.

4. Employment service providers in provinces having poor districts.

5. State regulatory authorities at all levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Support

1. Support in developing database for job seekers and recruiters; employment management associated with the national population database and other databases including:

a) Ensure technical and information infrastructures.

b) Design and organize database for job seekers and recruiters; database for employees (hereinafter referred to as “database”) and employment management information system.

c) Implement and develop electronic applications for job seekers and recruiters; applications for employment.

d) Collect, standardize and input data.

dd) Store, secure and ensure information security and safety for database and employment management information system.

e) Train and organize personnel apparatus, operate, manage, update and use database and employment management information system.

g) Operate and calibrate database and employment management information system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Support in job fair activities including:

a) Organize job fairs.

b) Survey, collect and total up labor market information for organizing job fairs.

c) Provide labor market information, disseminate such information to attract employees and employers to participate in job fairs.

d) Provide trainings in and guidance on organizing job fairs.

dd) Develop instruction manuals and professional manuals on employment and labor market.

3. Collect, analyze data and forecast the labor market

a) Investigate, survey and collect information for analyzing and forecasting the labor market.

b) Formulate reports/ studies into analyzing forecasts and developing a model of labor market forecasting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Publish publications on analyzing and forecasting the labor market.

dd) Provide trainings in and guidance on collection, analysis and forecast of the labor market.

4. Support in job matching:  Support in successful employment connection (with employment contracts) for employees of poor households, near-poor households, households just getting out of poverty, and employees living in poor districts, extremely disadvantaged communes in coastal areas and on islands.

Article 4. Methods for support

1. Support in developing database for job seekers and recruiters; employment management associated with the national population database and other databases shall comply with regulations in Chapter II, chapter III of this Circular and guidance of the Ministry of Finance on management and use of funding for execution of the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025.

2. Support in job fairs; collection, analysis and forecast of the labor market shall comply with guidance of the Ministry of Finance on management and use of funding for execution of the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025.

3. Support in job matching: the support shall be provided by using the mechanism for tendering, ordering and commissioning for employment service centers and employment service providers as prescribed in the Government's Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 commissioning, ordering and tendering for public-sector goods and services funded by the state budget's regular expenditures.

Article 5. Principles of implementation

Regarding the development of database for job seekers and recruiters; employment management associated with the national population database and other databases, the following principles must be met:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Database must be developed in compliance with regulations of law on electronic transactions, electronic storage, data protection, security and safety, information security and other relevant regulations; exchange information and data shall be encoded in a manner of ensuring the integrity and may be authenticated via the population database and other specialized databases related to labor and employment policies.

3. Share of information and data shall comply with the law in setting up, managing and using the database; must not affect the rights and duties of relevant enterprises, organizations and individuals; must not infringe upon the rights to privacy, personal and family secrets, business secrets, unless otherwise provided by law.

4. The development, connection and share of information between database for job seekers and recruiters; and database for employees shall comply with regulations in Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 09, 2020 of the Government on management, connection and share of digital data in state offices; Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020 of the Prime Minister approving the National Digital Transformation Program by 2025, with orientation towards 2030; Decision No. 1371/QD-LDTBXH dated December 03, 2021 of the Minister of Labor, Waw Invalids and Social Affair son promulgation of Code of Standard for electronic data exchange in the fields of Labor, persons with meritorious services to the country and social affairs.

Chapter II

DEVELOPMENT OF DATABASE FOR JOB SEEKERS AND RECRUITERS

Article 6. Database for job seekers and recruiters

1. Database for job seekers and recruiters is a specialized database, a collection of information about job seekers and needs desired jobs, information about employers who needs to recruit employees and job positions that the employers are recruiting, shall be digitalized, stored and managed by the information infrastructure, connected and shared with other databases as prescribed by law.

2. Database for job seekers and recruiters is uniformly developed and managed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, including:

a) Database for job recruiters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Development of database for job recruiters

1. Database for job recruiters includes information about employers and job positions that the employers are recruiting.

2. Information in the database for job seekers is obtained from the following sources:

a) Information on the registration of job recruitment of employers via electronic applications of job recruiters and job seekers or via other   related applications.

b) Information of job recruiters digitalized and standardized from the collection and update of information on employment recruitment needs of employers and works related to employment services.  

c) Information connected and shared with the national database of enterprise registration and the national database of social insurance.

3. Information in the database for job recruiters is adjusted and updated from the following sources:

a) Results achieved from the process of implementing procedures and operations related to information about job market and employment services.

b) Proposals for amendments of agencies, organizations and individuals if any information in the database for job recruiters is changed or is inadequate or inaccurate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Forms include Form No. 01 of the Appendix enclosed herewith or Form No. 03/PLI, and From No. 03a/PLI issued together with Decree No. 23/2021/ND-CP dated March 19, 2021 of the Government of Vietnam elaborating clause 3 Articles 37 and 39 of the Employment Law on employment service centers and job service providers (hereinafter referred to as “Decree No. 23/2021/ND-CP).

5. Information is collected and updated with a regular frequency.

6. Employment service centers shall organize collection, update and management of information in the database for job recruiters to serve the connection between labor supply and demand in areas.

Article 8. Development of database for job seekers

1. Database for job seekers includes basis demographic information, general education qualifications, education and training qualifications and fields, skills in vocational education, work experience and needs for jobs of workers who are looking for jobs.

2. Information in the database for job recruiters is obtained from the following sources:

a) Information about job application of workers via electronic applications for job seekers and recruiters.

b) Information about job seekers digitalized and standardized from the collection and update of information of job seekers and job recruiters and works related to employment services. 

c) Information connected, shared and verified with the national population database and other databases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Results achieved from the process of implementing procedures and operations related to information about job market and employment services.

b) Proposals for amendments of agencies, organizations and workers if any information in the database for job seekers is changed or is inadequate or inaccurate.

c) From other relevant database in case of change.

4. Forms include Form No. 02 of the Appendix enclosed herewith or Form No. 01/PLI, and From No. 01a/PLI issued together with Decree No. 23/2021/ND-CP.

5. Information is collected and updated with a regular frequency.

6. Employment service centers shall organize collection, update and management of information in the database for job seekers to serve the connection between labor supply and demand in areas.

Article 9. Development and use of databases for job seekers and recruiters

1. Employment service centers shall develop and use the databases for job seekers and job recruiters to serve works related to job market information, employment services and connection between labor supply and demand.

2. Employment service centers shall update, monitor and manage results of job matching using form No. 04/PLI enclosed with Decree No. 23/2021/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Management of databases for job seekers and recruiters

1. Management

a) Construct and operate technical infrastructures and database software for job seekers and job recruiters in order to ensure the thorough accuracy and stability on the entire system.

b) Update, handle and integrate information into related databases.

c) Manage the rights to update information in databases.

d) Monitor and supervise the use of databases.

dd) Assist in operate and develop databases.

2. Management of accounts, update and development of databases for job seekers and recruiters

a) The central account of the databases for job seekers and job recruiters is managed by the National Center for Employment Services (under the Employment Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

EMPLOYMENT MANAGEMENT ASSOCIATED WITH THE NATIONAL POPULATION DATABASE AND OTHER DATABASES

Article 11. Regulated entities

Regulated entities include workers aged from full 15 and higher residing in areas.

Article 12. Development of a database of workers

1. The database of workers is a specialized database, a collection of basic information about demographics, employment, labor relations of workers which are digitized, stored and managed by information infrastructure, connected and shared with the national population database and other databases as prescribed by law.

2. The database of workers includes basic information of workers, working qualifications and skills, employment status, labor relations and social insurance participation status of workers.

3. Information in the database of workers is obtained from the following sources:

a) Information on the job application of workers via electronic employment applications or via other related applications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Information connected, shared and compared with the national population database and other databases.

4. Information in the database of workers is updated and adjusted from the following sources:

a) Results achieved from the process of implementing administrative procedures and operations related to the employment management.

b) Proposals for amendments of agencies, organizations and individuals if any information in the database of workers is changed or is inadequate or inaccurate.

c) From other relevant database in case of change.

5. A form that is used is Form No. 03 of the Appendix issued herewith.

6. Implementation methods

a) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall advise and assist the Provincial People’s Committees in organizing implementation of the following tasks:

- Develop a plan for organizing the collection, update, adjustment and consolidation of information about workers in their provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Consolidate and synchronize the database of workers according to the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to build a database of workers nationwide.

b) The District-level People’s Committees shall guide and direct the Commune-level People’s Committees to organize collection, update and adjustment of information about workers residing in their areas.

c) The Commune-level People’s Committees shall base on sources and guidance of the Supreme People’s Committees and the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs to:

- Make a plan and organize the collection, update and adjustment of information about workers residing in their areas; handle rising matters.

- Set up a mechanism for comparison, update and share of the collected database of workers with the national population database and other databases serving as a basis for verifying the completion of the database and providing e-workbooks to workers.

Article 13. Development and use of data of workers

1. Information from the database of workers shall be used to serve as a basis for the employment management and establishment of e-workbooks for workers.

2. Central and local employment authorities shall develop and use data to serve the state management of workers under their competence.

3. Workers shall use e-workbooks to carry out administrative procedures and fairs related to training and recruitment of workers and apply for the support for workers, employment and other operations of related authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Management of the database of workers

1. Construct and operate technical infrastructure and database software for workers in order to ensure the thorough accuracy and stability on the entire system.

2. Update, handle and integrate information into related databases.

3. Manage the rights to update information in the database.

4. Monitor and supervise the use of the database.

5. Assist in operate and develop the database.

Chapter IV

ORGANIZING IMPLEMENTATION

Article 15. Responsibilities of Employment Service Centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Organize the adequate, accurate and timely collection, update and reporting of data under their management.

Article 16. Responsibilities of the Provincial People’s Committees

1. Direct the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs to:

a) Take charge and cooperate with related departments and local authorities in guiding the implementation of sustainable employment support in their provinces.

b) Send inspection, supervision, preliminary summaries, summaries, evaluations and 6-month reports (before June 15), annual reports (before December 15) of the implementation results to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

2. Direct departments, local authorities and the People’s Committees at all levels to.

a) Cooperate with the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs in developing a plan and organizing the implementation of sustainable employment support in their areas.

b) The Commune-level People’s Committees shall organize the collection and update of information of workers as prescribed in this Circular. 

c) Report the management, development and use of data of workers to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs at the requests of managing authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Employment Department shall guide, inspect, supervise, sum up partially, summarize, evaluate and report the results of implementing contents prescribed in Article 3 of this Circular.

2. Information centers shall cooperate with the Employment Department and related units in guiding the development of databases for job seekers and job recruiters; and employment management associated with the national population database and other databases.

Article 18. Entry into force

1. This Circular comes into force from July 01, 2022.

2. During the implementation of the National Target Program on sustainable poverty reduction in the period of 2021-2025, the collection and update of information on the labor recruitment needs of employers and workers, in order to develop databases for job recruiters and databases of workers, shall comply with regulations in this Circular, and shall not comply with Circular No. 01/2022/TT-BLDTBXH dated January 25, 2022 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs guiding collection, storage and consolidation of labor market information.

3. In case the documents referred to this Circular are amended or replaced by other documents, the revised documents shall be applied.

4. Difficulties that arise during the period of implementation of this Circular should be reported promptly to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and adjustment./.

 



...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/06/2022 hướng dẫn nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.262

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!