Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 33/2003/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất sửa đổi Nghị định số 41/CP

Số hiệu: 33/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 02/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33/2003/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 41/CP NGÀY 06 THÁNG 7 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động (sau đây gọi là Bộ Luật Lao động) như sau:

1. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 5. Việc đăng ký nội quy lao động theo Điều 82 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

1. Nội quy lao động được đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Khi đăng ký nội quy lao động phải kèm theo các văn bản của đơn vị quy định có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

2. Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp), nội quy lao động được đăng ký tại Ban Quản lý khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó. Định kỳ sáu tháng một lần Ban Quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được nội quy lao động của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, phải thông báo bằng văn bản về việc đăng ký nội quy lao động, nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực. Trường hợp nội quy lao động và các văn bản quy định kèm theo có điều khoản trái pháp luật thì hướng dẫn cho người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và phải đăng ký lại''.

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 6. Việc áp dụng các hình thức xử lý, vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 84, Điều 85 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

1. Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để lựa chọn một trong ba hình thức quy định tại khoản này.

3. Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao động vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động và đã cụ thể hóa trong nội quy lao động được quy định như sau:

a) Người lao động vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật.

b) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai; hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động''.

3. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 8. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 86 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

1. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng.

2. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

b) Bị tạm giam, tạm giữ.

c) Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.

d) Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên''.

4. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 10. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều 87 và Điều 92 của Bộ Luật Lao động là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản''.

5. Điểm a khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''a) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng), trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình''.

6. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''1. Khi quyết định giảm thời hạn hoặc xóa kỷ luật đối với người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương, chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn thì người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản và giải quyết như sau:

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương, thì việc nâng bậc lương cho người lao động được thực hiện ngay sau khi có quyết định giảm thời hạn hoặc xóa kỷ luật, nếu người lao động đã đủ điều kiện nâng bậc lương.

Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn thì bố trí người lao động trở lại làm việc cũ theo hợp đồng lao động đã giao kết''.

7. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''1. Chậm nhất sau 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, những đơn vị chưa có hoặc đã có nội quy lao động thì phải xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

2. Những đơn vị mới thành lập thì sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội''.

8. Bãi bỏ Điều 2.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn Nghị định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 33/2003/ND-CP

Hanoi, April 2, 2003

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 41/CP OF JULY 6, 1995 WHICH DETAILS AND GUIDES THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING LABOR DISCIPLINES AND MATERIAL RESPONSIBILITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Government’s Decree No. 41/CP of July 6, 1995 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding labor disciplines and material responsibilities, which was amended and supplemented by the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code (hereinafter referred to as the Labor Code) as follows:

1. Article 5 is amended and supplemented as follows:

"Article 5.- The registration of internal regulations on labor under Article 82 of the Labor Code is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For enterprises in export-processing zones, industrial parks and hi-tech parks (hereinafter referred collectively to as industrial parks), the internal regulations on labor shall be registered at the Industrial Parks-Managing Boards under the authorization of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the localities where such Managing Boards are headquartered. Once every six months, the Industrial Parks-Managing Boards shall have to synthesize and report to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services on the situation of registration of the internal regulations on labor by the enterprises under their respective managing competence.

3. Within 10 days (working days) after receiving the enterprises’ internal regulations on labor, the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services or the Industrial Parks-Managing Boards must notify in writing the registration of the internal regulations on labor; if, past the above-said time limit, no notification is made, the internal regulations on labor shall automatically take effect. In cases where internal regulations on labor and the prescribed documents enclosed herewith contain provisions contrary to law, they shall guide the employers to amend and/or supplement them and make the re-registration thereof."

2. Article 6 is amended and supplemented as follows:

"Article 6.- The application of forms of handling labor discipline violations under Article 84 and Article 85 of the Labor Code is prescribed as follows:

1. Oral or written reprimand shall apply to those laborers who commit minor mistakes for the first time.

2. Prolongation of salary grade promotion duration for no more than six months, or transfer of offenders to other lower-paid jobs for a maximum period of six months, or demotion shall apply to those laborers who have been reprimanded in writing but repeated their violations within three months thereafter, or who have committed violations already prescribed in the internal regulations on labor. The employers shall base themselves on the seriousness of discipline violations committed by laborers, their enterprises’ practical situation and the laborers’ circumstances to opt for one of the three forms prescribed in this Clause.

3. Dismissal, applicable to those laborers committing one of the violations prescribed in Clause 1, Article 85 of the Labor Code, which are specified in the internal regulations on labor, is prescribed as follows:

a/ For laborers who commit one of the violations prescribed at Point a, Clause 1, Article 85 of the Labor Code, if such violation act lacks adequate evidences or it is difficult to determine its evidences, the competent agencies shall be requested to make investigation, verification and conclusion thereon, which shall serve as basis for deciding on forms of discipline.

b/ Those laborers who arbitrarily abandon their work without plausible reasons for an aggregate of 5 days in a month or 20 days in a year calculated in a solar month or a solar year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Article 8 is amended and supplemented as follows:

"Article 8.- The statute of limitations for handling labor discipline violations under Article 86 of the Labor Code is prescribed as follows:

1. The statute of limitations for handling labor discipline violations shall be three months at most after the violations are committed or detected, in cases where the violating acts are related to finance, assets or disclosure of enterprises’ technological or business secrets, the statute of limitations for handling labor discipline violations shall be 6 months at most.

2. Labor disciplines shall not be imposed on laborers in the duration:

a/ They are on sickness leave or convalescence; or who are on leave with the consent of the employers;

b/ They are being held in custody or detention;

c/ They are waiting for results of investigation, verification and conclusion by competent agencies on the violation acts prescribed at Point a, Clause 1, Article 85 of the Labor Code;

d/ The female laborers are pregnant; on maternity leave; nursing their under-12 month children; and male laborers who have to nurse their under-12 month children.

At the end of the durations prescribed at Points a, b and c, Clause 2 of this Article, if the statute of limitations for imposing labor disciplines is still valid, the employers shall impose the labor disciplines immediately, if such statute of limitations has expired, it shall be restored for imposing labor disciplines, which, however, must not exceed 30 days after the expiry of the above-said duration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Article 10 is amended and supplemented as follows:

"Article 10.- The employers shall be the persons competent to handle labor discipline violations, including the temporary suspension of work prescribed in Article 87 and Article 92 of the Labor Code; those persons who are authorized by the employers shall impose labor disciplines only in form of reprimand. Other disciplining forms shall be authorized only in writing when the employers are absent."

5. Point a, Clause 3 of Article 11 is amended and supplemented as follows:

"a/ The persons competent to handle labor discipline violations must issue written decisions thereon (except for form of oral reprimand), in cases where disciplines are imposed in form of dismissal, the employers must consult and reach agreement with Executive Boards of grassroots Trade Union organizations. In case of disagreement, the Executive Boards of grassroots Trade Union organizations shall report thereon to the immediate superior Trade Union organizations, and the employers shall report thereon to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services. Only after 20 days as from the date of reporting thereon to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services, can the employers issue disciplining decisions and be answerable for their own decisions."

6. Clause 1 of Article 12 is amended and supplemented as follows:

"1. When deciding to shorten the disciplining duration or cancel disciplines for those laborers who are disciplined in form of prolongation of salary grade promotion duration or transfer to lower-paid jobs, the employers shall issue written decisions and settle as follows:

For laborers who are disciplined with the prolongation of salary grade promotion duration, the salary grade promotion for laborers shall be made right after the decisions to shorten the discipline duration or cancel the disciplines are issued, if the laborers fully meet the conditions for salary grade promotion.

Those laborers who are disciplined with the transfer to lower-paid jobs shall be arranged to return to their former jobs under the signed labor contracts."

7. Article 18 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For newly set up units, 6 months after they commence the operation, the employers must register the internal regulations on labor at the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services."

8. To annul Article 2.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its publication on the Official Gazette.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide this Decree.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 sửa đổi Nghị định 41/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


83.335

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!