Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động lao động nước ngoài

Số hiệu: 102/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thêm đối tượng nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về lao động nước ngoài (LĐNN) làm việc tại Việt Nam.


Theo đó, sẽ có thêm bốn đối tượng LĐNN được làm việc tại Việt Nam, bao gồm:

Tình nguyện viên;

Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

Người tham gia các dự án thầu, dự án tại Việt Nam.

Trong đó, tình nguyện viên là người  làm việc theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương; lao động kỹ thuật là người đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật ít nhất 1 năm và đã làm việc ít nhất 3 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

Nghị định này có hiệu lực kể từ 01/11/2013, thay thế Nghị định 34/2008/NĐ-CP và 46/2011/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 102/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Tình nguyện viên;

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:

a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Nhà thầu (nhà thầu chính, nhà thầu phụ) nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

d) Cơ quan nhà nước;

đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;

l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài đã được nước ngoài công nhận là chuyên gia hoặc người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo.

4. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật có thời gian ít nhất 01 năm và đã làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo.

Chương 2.

CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, TRỤC XUẤT NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

MỤC 1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÔNG VIỆC ĐƯỢC SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Điều 4. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

1. Hằng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.

Điều 5. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu

1. Trường hợp cần sử dụng người lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng người lao động nước ngoài thực hiện các công việc mà người lao động Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.

Việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu phải thực hiện theo các quy định về sử dụng lao động đã nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các quy định về đấu thầu của pháp luật Việt Nam.

2. Khi thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải tổ chức giám sát, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng nội dung đã cam kết trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

3. Trước khi tuyển người lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài (có kèm theo xác nhận của chủ đầu tư) với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.

Trường hợp nhà thầu có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động đã xác định trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì chủ đầu tư phải xác nhận phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động cần sử dụng của nhà thầu nước ngoài.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu. Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và 01 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam mà không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhà thầu thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho nhà thầu theo quy định của pháp luật; theo dõi và quản lý người lao động nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; hằng quý, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài của các nhà thầu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Hằng quý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan có liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với người lao động nước ngoài làm việc tại các gói thầu do nhà thầu trúng thầu trên địa bàn thực hiện.

Điều 6. Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và tình hình sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.

MỤC 2. NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Điều 7. Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 172 của Bộ luật lao động.

2. Các trường hợp khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;

Bộ Công Thương hướng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên.

b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

d) Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

đ) Tình nguyện viên;

Người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

e) Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;

Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

g) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương phải có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động về việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện thỏa thuận quốc tế mà các cơ quan, tổ chức này đã ký kết.

h) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 8. Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

2. Người sử dụng lao động phải đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài thường xuyên làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

b) Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;

c) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chính hoặc 01 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

MỤC 3. CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Điều 9. Điều kiện cấp giấy phép lao động

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

g) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.

Các giấy tờ theo quy định tại Khoản này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 11. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

2. Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Điều 12. Trình tự cấp giấy phép lao động

1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

MỤC 4. CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Điều 13. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.

2. Giấy phép lao động hết hạn.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

3. Các giấy tờ đối với người lao động nước ngoài:

a) Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này phải có bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

b) Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này phải có giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất) còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn; giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này; văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài và một trong các giấy tờ sau:

- Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp dịch vụ tại Việt Nam;

- Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

- Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

- Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Các giấy tờ quy định tại Điểm này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 15. Trình tự cấp lại giấy phép lao động

1. Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này:

a) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng lao động nhận được báo cáo của người lao động nước ngoài, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó.

2. Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này:

Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp lại.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp lại đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép lao động đó.

Điều 16. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

1. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

2. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:

a) Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

b) Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

c) Thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

d) Thời hạn của hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

đ) Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

e) Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

g) Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

h) Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

MỤC 5. THU HỒI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, TRỤC XUẤT NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Điều 17. Thu hồi giấy phép lao động

1. Các trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi:

a) Nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động là giả mạo;

b) Giấy phép lao động hết thời hạn;

c) Người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động không thực hiện đúng theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp;

d) Chấm dứt hợp đồng lao động;

đ) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;

e) Hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt;

g) Văn bản của phía nước ngoài thông báo thôi cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

h) Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động;

i) Người lao động nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

k) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản về việc thu hồi giấy phép lao động do người lao động nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thu hồi giấy phép lao động đã cấp.

Điều 18. Trục xuất người lao động nước ngoài

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

Trường hợp tổ chức và cá nhân phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài đó.

4. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục trục xuất đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động;

b) Hướng dẫn việc cấp thị thực cho người lao động nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động hoặc nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục gửi danh sách người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013.

2. Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Đối với giấy phép lao động đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đổi giấy phép lao động mới.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

--------------

No. 102/2013/ND-CP

Hanoi, September 05, 2013

 

DECREE

ELABORATING SOME ARTICLES OF THE LABOR CODE ON FOREIGN WORKERS IN VIETNAM

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates a Decree on elaborating some Article of the Labor Code on foreign workers in Vietnam,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree elaborates some Articles of the Labor Code on the issuance of work permits to foreign citizens that work in Vietnam, the expulsion of foreign citizens that work in Vietnam without work permits.

Article 2. Subjects of application

1. Workers being foreign citizens that work in Vietnam (hereinafter referred to as foreign workers) in one of the forms below:

a) Working under labor contracts;

b) Being reassigned within the company;

c) Implementing contracts or agreements on business, commerce, finance, banking, insurance, inspection plan, culture, sports, education, vocational training, and health;

d) Providing services under contract;

dd) Offering services;

e) Working for foreign non-governmental organizations or international organizations in Vietnam that are allowed to operate within Vietnam’s law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) The person in charge of establishing the commercial presence;

i) Managers, executive officer, experts, technicians>

k) Participating in the execution of contracts and projects in Vietnam.

2. Employers of foreign workers include:

a) Enterprises operating within the Law on Enterprises, the Law on Investment, or the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;

b) Foreign or Vietnamese contractors (main contractors, subcontractors);

c) Representative offices, branches of enterprises, agencies, organizations, and contractors licensed by competent authorities;

d) State agencies;

dd) Foreign non-governmental organizations, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, international organizations in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Offices of foreign projects or international organizations in Vietnam;

h) Operating offices of foreign partners in business cooperation contracts in Vietnam;

i) Law-practicing organization in Vietnam;

k) Cooperatives and associated cooperatives established and operated within the Law on Cooperatives;

l) Public service agencies established within the law;

m) Business household and individuals allowed to do business within the law.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Reassigned foreign workers are the managers, executive officers, experts, and technicians of a foreign enterprise that has established a commercial presence in Vietnam, are temporarily reassigned within the same enterprise to a commercial presence in Vietnam, and has been employed by the foreign enterprise for at least 12 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Experts are foreign workers that are recognized as experts, or foreign engineers, bachelors that have worked at least 05 years in their fields.

4. Technicians are foreign workers that had undergone technical training for at least 01 year and have worked for at least 03 years in their fields.

Chapter 2.

ISSUANCE OF WORK PERMIT, REISSUANCE OF WORK PERMIT, EXPULSION OF FOREIGN WORKERS WITHOUT WORK PERMIT

SECTON 1. DETERMINATION OF POSITIONS AVAILABLE FOR FOREIGN WORKERS

Article 4. Demand for foreign workers

1. Annually, the employer (except for contractors) shall determine the demand for foreign workers for every position in which Vietnamese workers are not competent, and send a report to Presidents of the People’s Committees of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as the People’s Committee of the province) where the head office of the employee is situated. The employer shall send a report to the President of the People’s Committee of the province if the demand for foreign workers is changed during the implementation.

2. The President of the People’s Committee of the province shall issue a written approval to the employer for the employment of foreign workers in each position.

Article 5. Demand for foreign workers of the contractor

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The assessment and selection of contractors must comply with the regulations on employment in the invitation to tender and other regulations on tendering of Vietnam’s law.

2. When the contract is executed, the investor shall carry out supervise and request the contractor to stick to the commitment in the tendering documents in terms of employment of Vietnamese workers and foreign workers.

3. Before recruiting foreign workers, the contractor shall send a written request for the employment of Vietnamese workers in the positions made available for foreign workers (enclosed with a certification of the investor) to the President of the People’s Committee of the province where the contract is executed.

Where the contractor wishes to change or increase the number of workers in the tender, the investor shall certify change or increase of workers of the foreign contractor.

4. The President of the People’s Committee of the province shall direct local agencies to introduce and supply Vietnamese workers for the contractor. If Vietnamese workers are not provided for the contractor within 02 months from the day on which the written request for 500 Vietnamese workers is received, or within 01 month from the day on which the request for fewer than 500 Vietnamese workers is received, the President of the People’s Committee of the province shall consider allowing the contractor to recruit foreign workers hold the positions in which Vietnamese workers are not competent.

5. The investor shall provide guidance, urge, and inspect the compliance of the regulations on employment of foreign workers in accordance with law; monitor and ensure that foreign workers comply with Vietnam’s law; send quarterly reports to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs on the contractor’s recruitment, employment and management of foreign workers according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

6. Quarterly, Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the police and relevant agencies in inspection the compliance with Vietnam’s law of the foreign workers working for local contractors.

Article 6. Report on employment of foreign workers 

Every 06 months and every year, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall report the demand for foreign workers to the Ministry of Labor, accepted demand for foreign workers, and the employment of foreign workers working locally.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. The cases in which the foreign worker is exempt from applying for the work permit

1. The foreign workers mentioned in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7, and Clause 8 Article 172 of the Labor Code.

2. Other cases in which the work permit is not issued:

a) The workers that are reassigned within the enterprises engaged in within 11 service industries in the commitment on services between Vietnam and WTO, including: business, communication, construction, distribution, education, environment, finance, health, tourism, entertainment, and transportation;

The Ministry of Industry and Trade shall provide guidance on the basis and procedure for identifying reassigned foreign workers within 11 aforesaid service industries.

b) The workers enter Vietnam to technical advisory services or perform other tasks serving the research, development, appraisal, assessment, management, and execution of programs and projects funded by ODA according to the International Agreements on ODA between competent authorities of Vietnam and other countries;

c) The workers are issued with the license for the practice of journalism in Vietnam by the Ministry of Foreign Affairs;

d) The workers are teachers of foreign organizations that are sent to Vietnam by such organizations to teach in international schools under the management of foreign diplomatic missions or international organizations in Vietnam;

dd) The workers are volunteers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The workers hold master’s degrees or higher and provide consultancy, teach or conduct scientific research at institutions of higher education or vocational colleges within 30 days;

The institutions of higher education or vocational colleges must make a written certification of the consultancy, teaching, and scientific research of the foreign workers.

g) The foreign workers enter Vietnam to implement international agreements to which central state agencies, local state agencies, and central socio-political organizations are signatories.

The central state agencies, local state agencies, and central socio-political organizations are signatories shall send written notifications to the agency authorized to issue work permits of the foreign workers’ entering Vietnam to implement the international agreements to which they are signatories.

h) Other cases decided by the Prime Minister at the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 8. Procedure for certifying foreign workers exempt from work permit

1. Services of Labor, War Invalids and Social Affairs are authorized to certify the employee exempt from work permit.

2. The employer shall request the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the foreign workers regularly work to certify that such foreign workers are exempt from work permit at least 07 working days before the day on which they start to work.

3. The application for the certification of exemption from work permit consists of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The list of foreign workers, which specifies their full names, ages, genders, nationalities, passport numbers, staring and ending dates, and their positions;

c) Other papers proving that the foreign workers are exempt from the work permit.

The papers proving that the foreign workers are exempt from the work permit is 01 original or 01 copy; the papers that are made in foreign language are exempt from consular legalization but they must be translated into Vietnamese and authenticated in accordance with Vietnam’s law.

4. Within 03 working days from the day on which the sufficient application is received, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written certification to the employer. A written response and explanation shall be provided if the certification is rejected.

SECTION 3. ISSUANCE OF WORK PERMIT

Article 9. Conditions for issuing the work permit

1. The worker is capable of civil acts as prescribed by law.

2. The worker’s health is suitable for his or her job.

3. The worker is a manager, executive officer, expert, or technician.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The worker is not a criminal or liable to criminal prosecution according to Vietnam’s law and the foreign country’s law.

5. The employment of the foreign worker is approved in writing by a competent authority.

Article 10. Application for the work permit

1. The written request for the work permit made by the employer in accordance with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. The health certificate issued in the worker’s home country or in Vietnam as prescribed by the Ministry of Health.

3. The written certification that the worker is not a criminal or liable to criminal prosecution according to Vietnam’s law and the foreign country’s law, which is made within the previous 06 months from the day on which the application is submitted.

4. The written certification that the worker is a manager, executive officer, expert, or technician.

For some jobs and works, the written certification of the qualification of the foreign worker shall be replaced with one of the papers below:

a) The written certification that the worker is an artist in the traditional professions, which is issued by the competent authority of the foreign country;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The pilot certificate issued by a Vietnam’s competent authority to the foreign pilot;

d) The license for airplane maintenance issued by a Vietnam’s competent authority to the foreign worker that maintains airplanes.

5. The written approval for employment of foreign workers given by the President of the People’s Committee of the province.

6. 02 color pictures ( 4 cm x 6 cm, bareheaded, frontal, clear face, ears, no glasses, white background) that are taken within the previous 06 months from the day on which the application is submitted.

7. The copy of the passport or an equivalent paper, which is unexpired.

The papers mentioned in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article is 01 original or copy; the papers in foreign languages must be consularly legalized, except for the cases in which consular legalization is expired according to the International Agreements to which Vietnam and the foreign country are signatories or following the principle of reciprocity, be translated into Vietnamese, and authenticated in accordance with Vietnam’s law.

8. Other papers related to the foreign workers:

a) The foreign workers mentioned in Point b Clause 1 Article 2 of this Decree must have papers of the foreign enterprise showing that they are sent to work at the commercial presence of such foreign enterprise in Vietnam, and the papers proving that they have been employed by such foreign enterprise for at least 12 months before they are sent to work in Vietnam;

b) The foreign workers mentioned in Point c Clause 1 Article 2 of this Decree must have contracts or agreement sign by the Vietnamese partner and the foreign partner, including the agreements on sending foreign workers to Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The foreign workers mentioned in Point dd Clause 1 Article 2 of this Decree must have the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to negotiate the service provision;

dd) The foreign workers mentioned in Point e Clause 1 Article 2 of this Decree must have the paper proving that the foreign non-governmental organization or international organization is allowed to operate within Vietnam’s law;

e) The foreign workers mentioned in Point h Clause 1 Article 2 of this Decree must have the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to establish its commercial presence;

g) The foreign workers mentioned in Point b Clause 1 Article 2 of this Decree, who participate in the operation of the foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam, must have papers proving the foreign workers’ eligibility to participate in such foreign enterprise.

The papers mentioned in this Clause are 01 original or 01 copy; the papers that are made in foreign language are exempt from consular legalization but they must be translated into Vietnamese and authenticated in accordance with Vietnam’s law.

Article 11. Duration of the work permit

The duration of a work permit shall not exceed 02 years, and is equal to one of the durations below:

1. The duration of the labor contract to be signed;

2. The duration of assignment in Vietnam decided by the foreign partner;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The duration of the service contract or agreement between the Vietnam partner and the foreign partner;

5. The duration stated in the paper made by the service provider that sends the foreign worker to Vietnam to negotiate the service provision;

6. The duration stated in the certificate of foreign non-governmental organization or international organization operating within Vietnam’s law;

7. The duration in the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to establish its commercial presence;

8. The duration in the paper proving the foreign worker’s eligibility to participate in the operation of a foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam.

Article 12. Procedure for issuing the work permit

1. At least 15 working days before the day on which the foreign worker intends to start working, the employer shall submit the application for the work permit to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the foreign worker works for the employer the whole time.

Where the foreign worker does not work for the employer in the same province the whole time, the application for the work permit shall be submitted at the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the employer's head office is situated.

2. Within 10 working days from the day on which the sufficient application is received, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue the work permit to the foreign worker using the form provided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. A written response and explanation shall be provided if the work permit is not issued.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 05 working days from the day on which the labor contract is signed, the employer shall send a copy of the signed labor contract and a copy of the work permit issued to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued such work permit.

SECTION 4. ISSUANCE OF WORK PERMIT

Article 13. The cases in which the work permit is reissued

1. The work permit is lost, damaged, or the contents of the work permit such as name, date of birth, nationality, passport number, or workplace is changed;

2. The work permit expires.

Article 14. Application for reissuance of the work permit

1. The written request for reissuance of the work permit made by the employer in accordance with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. 02 color pictures ( 4 cm x 6 cm, bareheaded, frontal, clear face, ears, no glasses, white background) that are taken within the previous 06 months from the day on which the application is submitted.

3. Other papers related to the foreign workers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In the case defined in Clause 2 Article 13 of this Decree, the work permit that is still valid for 05 - 15 more days must be presented (unless it is lost), the health certificate mentioned in Clause 2 Article 10 of this Article, the written approval for employment of the foreign workers given by the President of the People’s Committee of the province, and one of the papers below:

- The paper made by the foreign partner that sends the foreign workers to Vietnam;

- The contract or agreement sign by the Vietnam and the foreign partner, including the agreements on sending foreign workers to Vietnam;

- The service contract signed by the Vietnam and the foreign partner, or the paper proving that the foreign worker keeps negotiating the service provision in Vietnam;

- The certificate of foreign non-governmental organization or international organization operating within Vietnam’s law;

- The paper proving that the foreign worker keeps working at a foreign non-governmental organization or international organizations in Vietnam;

- The paper of made by a service provider that sends the employee to Vietnam to establish its commercial presence;

- The paper proving the foreign worker’s eligibility to participate in the operation of a foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam.

The papers mentioned in this Clause are be translated into Vietnamese and authenticated in accordance with Vietnam’s law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For the cases prescribed in Clause 1 Article 13 of this Decree:

a) The foreign worker shall notify the employer within 03 days from the day on which the foreign worker discovers that his or her work permit is lost, damaged or the contents of the work permit are changed;

b) The employer shall submit an application for the reissuance of the work permit to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued it within 05 working days from the day on which the employer is notified by the foreign worker.

2. For the cases prescribed in Clause 2 Article 13 of this Decree:

05 - 15 days before the work permit expires, the employer shall submit an application for the reissuance of the work permit to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued it.

3. Within 03 working days from the day on which the sufficient application for the reissuance of the work permit is received, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall reissue the work permit. A written response and explanation shall be provided if the work permit is not reissued.

4. After the foreign worker mentioned in Point a Clause 1 Article 2 of this Decree is reissued with the work permit, the employer and the foreign worker shall sign a written labor contract in accordance with Vietnam’s law before the day on which the employee intends to return to work. The labor contract contents must be consistent with the contents of the work permit reissued.

Within 05 working days from the day on which the labor contract is signed, the employer shall send a copy of the signed labor contract and a copy of the work permit reissued to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that reissued it.

Article 16. Duration of the reissued work permit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The duration of the work permit reissued in the cases in Clause 2 Article 13 of this Decree does not exceed 02 years, and is equal to one of the following durations:

a) The duration of the labor contract to be signed;

b) The duration of assignment in Vietnam decided by the foreign partner;

c) The duration of the contract or agreement between the Vietnamese party and the foreign party;

d) The duration of the service contract or agreement between the Vietnam partner and the foreign partner;

dd) The duration stated in the paper made by the service provider that sends the foreign worker to Vietnam to negotiate the service provision;

e) The duration stated in the certificate of foreign non-governmental organization or international organization operating within Vietnam’s law;

g) The duration in the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to establish its commercial presence;

h) The duration in the paper proving the foreign worker’s eligibility to participate in the operation of a foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Revocation of the work permit

1. The cases in which the work permit is revoked:

a) The contents of the application for the issuance or reissuance of the work permit is found bogus;

b) The work permit expires;

c) The foreign worker or employer fails to comply with the work permit issued;

d) The labor contract is terminated;

dd) The labor contract contents are not consistent with the contents of the work permit issued;

e) The contract or agreement on business, commerce, finance, banking, insurance, science and technology, culture, sports, education and vocational training, or health is expired or terminated;

g) The foreign partner makes a written notification that the foreign worker is no longer on assignment in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) The foreign worker is imprisoned, dead, or missing as declared by the court;

k) A competent authority makes a written request for the revocation of the work permit due to the violations against Vietnam’s law committed by the foreign worker.

2. The Service of Labor, War Invalids and Social Affairs is entitled to revoke the work permits they issued.

Article 18. Expelling foreign workers

1. The foreigners that work in Vietnam without the work permit and do not fall into the cases in Article 7 of this Decree shall be expelled in accordance with Vietnam’s law.

2. Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the police to expel the foreigners that work in Vietnam without the work permit.

Organizations and individuals shall report the foreigners working in Vietnam without the work permit to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs upon discovery.

3. Within 15 working days from the day on which the foreign worker is pronounced working in Vietnam without the work permit, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the police to expel that foreign worker.

4. The Ministry of Industry and Trade shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide guidance on the issuance of visas to foreign workers after they are issued or reissued with the work permits, or the application for the issuance or reissuance of work permit is submitted;

c) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in providing guidance on the procedure for sending the list of foreign workers issued and reissued with work permits to immigration agencies.

Chapter 3.

IMPLEMENTATION

Article 19. Effects

1. This Decree takes effect on November 01, 2013.

2. The Government's Decree No. 34/2008/NĐ-CP dated March 25, 2008 on recruitment and management of foreign workers in Vietnam; the Government's Decree No. 46/2011/NĐ-CP dated June 17, 2011 on amendments to the Government's Decree No. 34/2008/NĐ-CP dated March 25, 2008 on recruitment and management of foreign workers in Vietnam are annulled from the effective date of this Decree.

3. The work permits that are still unexpired up to the effective date of this Decree might not be renewed.

Article 20. Responsibility for the implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Other Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/09/2013 hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


181.146

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.39.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!