Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 89/2000/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để hướng dẫn thi hành Nghị định 49/1999/NĐ-CP

Số hiệu: 89/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 28/08/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 89/2000/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 08 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 49/1999/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

Thi hành Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là những hành vi của cá nhân hoặc tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về kế toán nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật, phải bị xử phạt hành chính. Tuỳ theo mức độ hành vi vi phạm và thiệt hại do hành vi đó gây ra để xử phạt hành chính, kể cả hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác xét thấy cần thiết.

2- Đối tượng xử phạt và phạm vi áp dụng

a- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra trong lĩnh vực kế toán và phải bị xử phạt theo qui định tại Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b- Các đơn vị, tổ chức trong hệ thống thu, chi ngân sách Nhà nước và kinh phí đoàn thể; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể (dưới đây gọi tắt là tổ chức) phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do tổ chức mình gây ra trong lĩnh vực kế toán và phải bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

c- Cá nhân và tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc đối tượng phải thực hiện công tác kế toán theo luật định của Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II Nghị định 49/1999/NĐ-CP thì bị xử phạt như đối với công dân, tổ chức Việt Nam đã nêu trên. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực hiện theo điều ước đã ký.

3 - Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền xử phạt theo hướng dẫn tại Phần III của Thông tư này, theo nguyên tắc:

a- Hành vi vi phạm do cá nhân gây ra thì xử phạt cá nhân;

b- Hành vi vi phạm do tổ chức gây ra thì xử phạt tổ chức.

Tổ chức bị xử phạt phải thi hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của từng cá nhân trực tiếp gây ra vi phạm hành chính đó để xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất.

c- Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán chỉ bị xử phạt một lần; mỗi tổ chức hoặc cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều cá nhân cùng có một hành vi vi phạm hành chính thì từng cá nhân vi phạm đều bị xử phạt;

d- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán khi phát hiện phải bị đình chỉ ngay và phải được xử lý công minh kịp thời, đúng thủ tục và nguyên tắc xử phạt đồng thời có biện pháp khắc phục hậu quả thích hợp;

e- Không xử phạt hành chính trong các trường hợp: Người vi phạm được giám định pháp y xác định là mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận biết, không tự điều chỉnh được hành vi của mình trong thời gian xảy ra vi phạm.

4 - Thời hiệu xử phạt

a- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện;

b- Trường hợp vi phạm bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của các cấp có thẩm quyền, thì bị xử phạt hành chính đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đối với những trường hợp trên là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án;

c- Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời hiệu xử phạt hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt trên.

5 - Trường hợp không xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán

a- Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán nếu quá thời hiệu quy định tại Mục 4 - Phần I - Thông tư này mới phát hiện ra hành vi vi phạm;

b- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu phạm tội theo quy định của pháp luật, mà cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan thanh tra tài chính đã chuyển hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền giải quyết;

c- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán nếu dẫn đến việc trốn, lậu thuế thì phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo quy định hiện hành;

d- Người vi phạm là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh cá biệt khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình;

e- Công dân chưa đủ 18 tuổi, nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì áp dụng xử phạt theo Điều 6 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995;

f- Do các sự kiện bất ngờ, tình thế khẩn cấp, thiên tai địch hoạ gây ra mà cá nhân, tổ chức không thể biết trước hoặc buộc phải hành động để ngăn chặn nguy cơ thực tế gây ra tổn hại tới lợi ích chung.

6 - Hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán

Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác, như: tịch thu tang vật vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

7 - Tình tiết giảm nhẹ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Cá nhân, tổ chức đã có hành động:

a- Ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b- Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc, đặc biệt khó khăn hoặc bất khả kháng.

8 - Tình tiết tăng nặng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Cá nhân, tổ chức đã có hành động:

a- Vi phạm có tổ chức;

b- Vi phạm nhiều lần, có hệ thống hoặc tái phạm trong thời hiệu chịu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

c- Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần để vi phạm;

d- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

e- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

f - Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

9 - Căn cứ để kết luận hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, quyết định hình thức xử phạt và mức phạt

a- Các quy định tại Chương II về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức xử phạt tại Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

b- Các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán hiện hành của Việt Nam, như Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Điều lệ Tổ chức Kế toán Nhà nước và các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành do Bộ Tài chính ban hành hoặc thỏa thuận cho cơ quan có thẩm quyền ban hành.

II - CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

Căn cứ vào quy định tại Chương II - Nghị định 49/1999/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức xử phạt cụ thể, như sau:

1 - Vi phạm về thẩm quyền ban hành và áp dụng chế độ kế toán

1.1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về thẩm quyền ban hành chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính hoặc những nguyên tắc quy định về chế độ kế toán;

b- Yêu cầu, quy định, hướng dẫn cấp dưới phải thực hiện các chứng từ kế toán, sổ kế toán, hệ thống tài khoản, biểu mẫu báo cáo tài chính sai với quy định của pháp luật hiện hành về kế toán;

c- Không đăng ký chế độ kế toán hoặc đăng ký chế độ kế toán chậm hơn thời hạn quy định hiện hành đối với các đơn vị phải đăng ký chế độ kế toán theo quy định, trừ trường hợp được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản cho phép kéo dài thời hạn đăng ký chế độ kế toán;

d- Sửa đổi chứng từ kế toán, sửa đổi sổ kế toán, sửa đổi báo cáo tài chính, mở thêm tài khoản hoặc thay đổi phương pháp hạch toán khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định.

1.2- Đối với những hành vi vi phạm tại các điểm a, b và d nêu trên thì bắt buộc đơn vị bị phạt thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

2 - Vi phạm nguyên tắc sử dụng chứng từ kế toán và tài khoản kế toán

2.1- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 5.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Không tuân thủ nguyên tắc ghi chép chứng từ kế toán, kể cả chế độ chứng từ điện tử trong việc phản ánh các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trên chứng từ kế toán;

b- Sử dụng các hoá đơn, chứng từ kế toán không đúng quy định của Bộ Tài chính hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, kể cả việc ghi sai nội dung kinh tế trên hoá đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ giả hoặc hoá đơn, chứng từ hết thời hạn sử dụng; sử dụng mẫu hoá đơn tự in chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;

c- Bán hoá đơn tài chính khống chỉ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự giải quyết;

d- Mua hoá đơn tài chính không đúng quy định về việc quản lý hoá đơn, chứng từ của Nhà nước;

e- Làm mất hoá đơn tài chính hoặc mất chứng từ kế toán không khai báo kịp thời cho các cơ quan quản lý chức năng theo qui định của Nhà nước.

Đối với các hành vi vi phạm tại Điểm b, c, d, e nêu trên, nếu dẫn đến việc trốn, lậu thuế thì phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo qui định hiện hành.

2.2- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho đối tượng khác sử dụng tài khoản đơn vị để nhận tiền và chuyển tiền vi phạm kỷ luật quản lý tài chính, tiền tệ.

2.3- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định ở khoản 2.1 nêu trên (trừ trường hợp làm mất hoá đơn).

3 - Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán, khai man và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật

3.1- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán: lập chứng từ khống; lập sai với nội dung nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh; giả mạo chữ ký, con dấu; ghi sổ khống không có chứng từ kế toán chứng minh; lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dung ghi khác nhau;

b- Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật: lập báo cáo tài chính không đúng với sổ kế toán hoặc sai với thực tế;

c- ép buộc người khác giả mạo chứng từ, sổ kế toán, khai man số liệu và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật.

3.2- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điểm a, b trong Khoản 3.1 nêu trên.

4 - Vi phạm nguyên tắc kế toán về tính kịp thời và đầy đủ

4.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Ghi chép chứng từ kế toán không kịp thời theo qui định của chế độ kế toán: không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra; không hoàn thành việc lập chứng từ khi nghiệp vụ kinh tế đã kết thúc;...

b- Ghi chép sổ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán: không ghi sổ kế toán hàng ngày đối với các sổ quy định phải ghi chép và khoá sổ hàng ngày; không ghi sổ kế toán khi kỳ kế toán đã kết thúc;...

c- Lập hoặc nộp báo cáo tài chính không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán, kể cả trường hợp đã lập nhưng không nộp đúng thời hạn.

4.2- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Ghi chép chứng từ kế toán không đầy đủ theo quy định về mẫu biểu của chế độ kế toán;

b- Ghi sổ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

c- Lập báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán.

5- Vi phạm quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán và kiểm kê

5.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Mở sổ hoặc khoá sổ kế toán không đúng quy định của Nhà nước về kế toán: mở và khoá sổ kế toán không đúng theo niên độ kế toán và quy định của chế độ kế toán; không chuyển đúng số dư của niên độ cũ sang niên độ mới; không đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán;...

b- Ghi sổ kế toán không rõ ràng: lệch dòng; lệch cột; ghi bằng mực không đúng quy định; ...

c- Sửa chữa sổ kế toán không đúng phương pháp quy định của chế độ kế toán; tẩy xoá sổ kế toán.

5.2- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi ghi chép hoặc tính toán số liệu trong sổ kế toán không đúng nội dung và phương pháp quy định của chế độ kế toán.

5.3- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Bán hàng không lập hóa đơn tài chính, không ghi sổ kế toán bán hàng;

b- Phản ánh không đúng doanh thu thực tế phát sinh như: bỏ một phần doanh thu hoặc tăng doanh thu khống trong niên độ báo cáo.

Đối với các hành vi vi phạm tại Điểm a, b nêu trên, nếu dẫn đến việc trốn, lậu thuế thì phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo qui định hiện hành.

5.4- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của Nhà nước về kiểm kê tài sản: không thực hiện kiểm kê vào các thời điểm quy định; không đối chiếu sổ sách và so sánh số liệu kiểm kê và thực tế theo quy định; ...

b- Không xử lý hoặc xử lý sai kết quả kiểm kê tài sản theo quy định của Nhà nước.

5.5 - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 15.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi để ngoài sổ kế toán các loại tài sản và tiền vốn.

Ngoài việc bị xử phạt, tổ chức và cá nhân vi phạm còn phải có trách nhiệm truy nộp cho Nhà nước giá trị thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về kế toán nêu trên gây ra.

6 - Vi phạm chế độ báo cáo và cung cấp tài liệu kế toán

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

6.1- Lập báo cáo tài chính không đúng theo biểu mẫu quy định của các cơ quan có thẩm quyền;

6.2- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cung cấp tài liệu kế toán liên quan đến thực hiện hoạt động kinh tế đã ký kết với nước ngoài và các quan hệ kinh tế khác theo yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật;

6.3- Không báo cáo, báo cáo sai hoặc báo cáo không đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Nhà nước, hoặc cơ quan có thẩm quyền đã quy định về tình hình vay và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài không qua Nhà nước và hệ thống tài chính, ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật;

6.4- Không nộp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của cơ quan tài chính, ngân hàng về hoạt động kinh tế của đơn vị ở nước ngoài;

6.5- Báo cáo tài chính không được kiểm toán theo quy định của pháp luật.

7 - Vi phạm chế độ kiểm tra về kế toán

7.1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Gây cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức kiểm tra về kế toán mà không có lý do chính đáng;

b- Trì hoãn, lẩn tránh hoặc cố ý không cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính hoặc không báo cáo theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra;

c- Sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán, sổ kế toán trong khi tiến hành thanh tra, kiểm tra về tài chính, kế toán. Không thực hiện chế độ tự kiểm tra kế toán theo quy định của Nhà nước;

d- Không thực hiện lệnh niêm phong hoặc niêm phong không đúng quy định hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, két quỹ, tài sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e- Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong kho, két quỹ, vàng bạc, đá quý, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ vay trả, thế chấp, bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ mà chưa gây hậu quả. Đối với hành vi này, tổ chức cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm cần xem xét kỹ mức độ vi phạm, nếu có dấu hiệu hình sự thì phải lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm hình sự thụ lý để giải quyết.

7.2- Áp dụng biện pháp khác là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán, sổ kế toán; hành vi tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc thay đổi tình trạng niêm phong kho, két, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ hoặc các tang vật bị niêm phong.

8 - Vi phạm chế độ lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính

8.1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 4.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán không đúng quy định;

b- Sử dụng tài liệu kế toán đang lưu trữ không đúng quy định.

8.2- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tặng nặng thì phạt tiền đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây: để hư hỏng, mất chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính đang trong thời hạn lưu trữ do thiếu tinh thần trách nhiệm.

8.3- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính khi chưa hết thời hạn quy định về lưu trữ;

b- Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính hết thời hạn lưu trữ không đúng thủ tục quy định;

c- Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính hết thời hạn lưu trữ không đúng hoặc vượt quá quyền hạn.

9 - Vi phạm về nguyên tắc tổ chức kế toán

9.1 - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Bố trí cán bộ kế toán kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu không đúng quy định của Nhà nước về kế toán;

b- Bố trí người làm công việc kế toán, thủ kho, thủ quỹ mà quy định của Nhà nước về kế toán không cho phép;

c- Không bố trí người hoặc không tổ chức bộ phận làm công tác kế toán theo quy định của Nhà nước về kế toán.

9.2- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 15.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 20.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a- Bổ nhiệm kế toán trưởng là người có tiền án, tiền sự mà pháp luật quy định đang trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ này hoặc đã bị kỷ luật do vi phạm nghề nghiệp kế toán, tài chính;

b- Bổ nhiệm người không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác kế toán thực tế theo tiêu chuẩn quy định làm kế toán trưởng.

9.3- Áp dụng biện pháp khác là buộc phải thuyên chuyển vị trí được bố trí hoặc bổ nhiệm đối với các trường hợp bố trí cán bộ và bổ nhiệm kế toán trưởng nêu trên.

10 - Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để truy cứu trách nhiệm hình sự

a- Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán ở mức độ nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

b- Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.

III - THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN BỊ XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT

1 - Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán

a- Thanh tra viên chuyên ngành tài chính (kể cả thanh tra viên cơ quan Thuế) các cấp đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Khoản 1, Điều 9; Khoản 1; Điều 12 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, và các biện pháp khác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

b- Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Sở Tài chính - Vật giá có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

c- Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Bộ Tài chính có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

d - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

e- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, tỉnh phố trực thuộc Trung ương có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.

2 - Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 và 3 - Điều 15; Khoản 1 và 2 - Điều 16 của Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ vắng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ, thì cấp phó của người đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.

3 - Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

- Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc địa phương;

- Cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc mình quản lý;

- Các cơ quan khác không thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán nếu trên khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có trách nhiệm lập biên bản về hành vi vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử phạt xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán vượt quá thẩm quyền của mình thì phải chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt thì việc xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

4 - Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995, được hướng dẫn cụ thể như sau:

ư- Trường hợp phạt cảnh cáo được áp dụng nếu vi phạm lần đầu, do nguyên nhân khách quan hoặc có tình tiết giảm nhẹ. Việc quyết định cảnh cáo phải được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết cơ quan ra quyết định xử phạt có thể gửi quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm;

- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cơ quan phát hiện có quyền ra lệnh đình chỉ ngay và tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính (Phụ lục 01). Biên bản phải được lập thành ít nhất 2 bản và có đầy đủ chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm, người đại diện cho đơn vị có người vi phạm;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt (Phụ lục 02). Trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần phải xác minh thì thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không quá 1 tháng;

- Trường hợp ra quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp được biết;

- Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì phải được tổng cộng lại thành mức phạt. Trường hợp nhiều người cùng vi phạm một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính thì từng người đều phải được ra quyết định xử phạt riêng;

- Quyết định xử phạt có hiệu lực ngay kể từ ngày ký, trừ trường hợp có quy định cụ thể và được gửi cho tổ chức và cá nhân bị phạt trong thời hạn 3 ngày. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải thi hành ngay quyết định xử phạt kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

5- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995, được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác thi hành thì Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính cấp Sở Tài chính và cấp Bộ Tài chính được quyền:

+ Yêu cầu Ngân hàng, Kho Bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đã bị ra quyết định xử phạt để nộp phạt.

Các tổ chức tín dụng trên sau khi nhận được công văn kèm quyết định xử lý vi phạm phải có trách nhiệm căn cứ vào số tiền ghi trong quyết định xử phạt thực hiện chế độ ưu tiên trích tiền nộp phạt.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng khác cùng áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

- Mọi trường hợp vi phạm hành chính áp dụng hình thức phạt tiền, khi thu tiền phạt, cơ quan thu tiền phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành. Tiền phạt thu được phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo đúng chương, loại, khoản, hạng mục theo quy định của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền và nguyên tắc trích thưởng tiền phạt thực thu được thực hiện theo các văn bản hiện hành của Nhà nước.

- Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thu được được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995.

6 - Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định. Trong thời gian này nếu cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì bị coi là vi phạm nhiều lần và được coi là căn cứ để xét các tình tiết tăng nặng khi xem xét để ra quyết định xử phạt. Hết thời hạn trên, nếu cá nhân, đơn vị tiếp tục vi phạm thì được coi là vi phạm lần đầu.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại điều này.

IV - KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1 - Khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Điều 24 của Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại các Điều 87, 88 và 90 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995.

2 - Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

a- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và quyết định giải quyết khiếu nại lầu đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

b- Chánh thanh tra chuyên ngành Tài chính giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và của thanh tra viên cùng cấp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

c- Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở Tài chính - Vật giá về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

d- Bộ trưởng Bộ Tài chính theo chức năng và quyền hạn quản lý Nhà nước về kế toán giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Chánh thanh tra chuyên ngành Tài chính thuộc Bộ Tài chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

V - KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

1- Khen thưởng

Những cá nhân, tổ chức đã có công trong những việc sau thì được xét khen thưởng:

+ Phát hiện tố cáo các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

+ Ngăn chặn được vi phạm, hạn chế được các thiệt hại nghiêm trọng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

+ Trực tiếp tham gia kiểm tra, thanh tra phát hiện, ra quyết định xử phạt và đôn đốc thực hiện quyết định xử phạt có hiệu quả đều được xét đề nghị khen thưởng kịp thời theo quy định của Nhà nước (kể cả tinh thần và vật chất).

2- Kỷ luật

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc không chấp hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư ngày có hiệu lực thi hành kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TÊN ĐƠN VỊ
Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Hôm nay, vào lúc.... giờ..... ngày..... tháng..... năm....................................

tại ................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1 -................................... Chức vụ: ..............................................................

thuộc............................................................................................................

2 -................................... Chức vụ: ..............................................................

thuộc............................................................................................................

3 -................................... Chức vụ: ..............................................................

thuộc............................................................................................................

Tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán xảy ra ngày.... tháng..... năm....

Địa điểm vi phạm: ......................................................................................

Có sự chứng kiến của Ông/Bà:....................................................................

Địa chỉ........................................................................................................

Số giấy CMND: ..... ngày .... /.... / .... Nơi cấp: ...........................................

Họ tên người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm):...............................

.....................................................................................................................

Địa chỉ..........................................................................................................

Nội dụng vi phạm:........................................................................................

Lời khai của người vi phạm: ........................................................................

Biên bản được lập thành 2 bản (giao cho đương sự 1 bản).

Trong quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra không làm hư hỏng, mất tài sản gì của cơ sở.

Biên bản được đọc cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên.

Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Chữ ký, Họ và tên)

Người chứng kiến
(nếu có)
(Chữ ký, Họ và tên)

Người lập biên bản
(Chữ ký, Họ và tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TÊN ĐƠN VỊ

Số: /QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, Ngày.... tháng... năm....

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20/05/1988;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995;
Căn cứ Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số.... ngày.... tháng.... năm....

Xét tính chất, mức độ vi phạm của................................................................

Chủ tịch UBND (Hoặc Chánh thanh tra.) ....................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

- Phạt vi phạm hành chính về kế toán đối với Ông/Bà....................................

- Địa điểm hoạt động kinh doanh.............. , ngành nghề:................................

- Đã vi phạm: ..................................................................................................

........................................................................................................................

.......................................................................................................................

........................................................................................................................

Hình thức phạt:

1 - Hình thức phạt chính thức:

- Phạt theo Điểm.... , Khoản...... , Điều..... , Số tiền.......

- Phạt theo Điểm.... , Khoản...... , Điều..... , Số tiền.......

- ...

2 - Hình thức xử phạt bổ sung:

3 - Tổng cộng số tiền:..................................... đồng (viết bằng chữ)..............

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Điều 2:

Ông/Bà.............................. đại diện...................... có trách nhiệm nộp các khoản tiền phạt ghi ở Điều 1 vào Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Ông/Bà có trách nhiệm thi hành quyết định này, nếu không tự giác thực hiện, cơ quan tài chính sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3:

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cơ quan tài chính, Thanh tra viên chuyên ngành tài chính trực tiếp xử phạt có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Ông/Bà có quyền khiếu nại về quyết định này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tại.........

Chức vụ người ra quyết định
(Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu)

Nơi nhận:
- Như Điều 2
- Thanh tra viên
- Lưu:. . . .

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 89/2000/TT-BTC

Hanoi, August 28, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 49/1999/ND-CP ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF ACCOUNTING

In furtherance of the Government’s Decree No.49/1999/ND-CP on sanctions against administrative violations in the field of accounting, the Finance Ministry hereby provides concrete guidance as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Administrative violations in the field of accounting

Administrative violations in the field of accounting are acts of individuals or organizations that have intentionally or unintentionally breached the rules on the State management of accounting, but not seriously enough to be examined for penal liability, which, however, according to law provisions, must be administratively sanctioned. Depending on the seriousness of the violations and the damage caused thereby, administrative sanctions shall be imposed, including forms of additional sanction and other measures when they are deemed necessary.

2. Subjects of sanction and scope of application

a/ Vietnamese citizens aged 18 or older must bear administrative liability for all administrative violation acts they commit in the field of accounting and must be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 and the guidance in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Foreign individuals and organizations that lawfully operate in the Vietnamese territory and are subject to implement the accounting work according to Vietnamese law, if committing administrative violation acts in the field of accounting prescribed in Chapter II of Decree No.49/1999/ND-CP, shall be sanctioned like Vietnamese citizens and organizations mentioned above. Where it is otherwise provided for by the international agreements which Vietnam has signed or acceded to, such agreements shall apply.

3. Principle for sanctioning administrative violations in the field of accounting

The sanctioning of administrative violations must be effected by competent persons under the guidance in Part III of this Circular, according to the principles:

a/ For acts of violation committed by individuals, the sanctions shall be imposed on such individuals;

b/ For acts of violation committed by organizations, the sanctions shall be imposed on such organizations.

The sanctioned organizations must abide by the sanctioning decisions and at the same time determine the faults of each individual who has directly committed such administrative violation so as to decide the discipline and material responsibility.

c/ An act of administrative violation in the field of accounting shall only be subject to single sanction; each organization or individual committing many administrative violations shall be sanctioned for each act of violation; many individuals jointly commit an act of administrative violation, the sanction shall be imposed on each of such individuals;

d/ All acts of administrative violation in the field of accounting, when detected, must be immediately stopped and be handled in a timely and just manner according to the sanctioning procedures and principles, and at the same time appropriate measures must be taken to overcome the consequences thereof;

e/ Administrative sanctions shall not be imposed in cases where the violators are determined through medical examinations as having suffered from mental diseases, losing their cognition capability and being incapable of controlling by themselves their acts during the time the violations are committed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of accounting shall be 2 years from the date such administrative violation in the field of accounting is committed;

b/ In cases where a violation is prosecuted or decided for trial according to the criminal procedures but later decided by competent authorities to suspend the investigation or the case, the administrative sanction shall be imposed on acts with signs of administrative violation. The statute of limitations for sanction against the administrative violation in the field of accounting in the above mentioned case shall be 3 months from the date of issuing the decision to suspend the investigation or the case;

c/ Where individuals or organizations continue committing other violations during the sanctioning statute of limitations or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the above statute of limitations for sanction shall not apply.

5. Cases of non-sanction against administrative violations in the field of accounting

a/ Sanctions shall not be imposed on administrative violations in the field of accounting if they are detected after the statute of limitations for sanction prescribed in Section 4, Part I of this Circular have expired;

b/ Acts of administrative violation in the field of accounting, which carry signs of criminal offenses under the provisions of law and their dossiers have been transferred by the local administrations or financial inspection body to the competent agencies for settlement;

c/ If acts of administrative violation in the field of accounting lead to tax evasion, tax frauds, they shall be subject to sanctions against administrative violation in the field of taxation according to the current regulations;

d/ The violators are persons suffering from mental diseases or other singular ailments, which have deprived them of the capability to cognize or self-control their acts;

e/ Citizens aged under 18, if committing acts of administrative violations in the field of accounting, shall be sanctioned according to Article 6 of the July 6, 1995 Ordinance on Handling of Administrative Violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Forms of sanction against administrative violations in the field of accounting

For each administrative violation in the field of accounting, the violating individual or organization shall be subject only to one of the following forms of principal sanction:

- Warning;

- Fine.

Besides, the violating organization or individual may also be subject to one or many forms of additional sanction and other measures, such as confiscation of material evidences of the violation, forcible restoration of the initial status altered due to the administrative violation.

7. Extenuating circumstances in sanctions against administrative violations in the field of accounting

Individuals and/or organizations have:

a/ Acted to reduce harms caused by the violations or voluntarily overcome the consequences thereof and paid the compensation therefor;

b/ Committed the violations in circumstance of coercion, particular difficulty or force majeure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Individuals and/or organizations have committed acts of

a/ Violation in an organized manner;

b/ Violation more than once, in a systematic manner or relapse into the violation during the statute of limitations for sanctioning the administrative violations in the field of accounting;

c/ Inducing, enticing or coercing persons who rely on them materially and spiritually to commit the violation;

d/ Abusing their positions and powers to commit the violations;

e/ Taking advantage of the situation of war, natural calamities or other particularly difficult circumstances of the society to commit the violations;

f/ Escaping after committing the violations, concealing administrative violations.

9. Grounds to make conclusions on administrative violations in the field of accounting, to decide sanctioning forms and levels

a/ The provisions in Chapter II on acts of violation, sanctioning forms and levels in Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 of the Government and the guidance in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF ACCOUNTING, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Pursuant to the provisions in Chapter II of Decree No.49/1999/ND-CP, the acts of administrative violation, sanctioning forms and concrete sanctioning levels shall be as follows:

1. Violations against the competence to promulgate and apply the accounting regimes

1.1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 5,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 10,000,000 for one of the following acts if they involve aggravating circumstances:

a/ Improperly implementing the State regulations on competence to promulgate the regimes on accounting vouchers, accounting books, accounting accounts and financial reports or the principles prescribing the accounting regimes;

b/ Requesting, stipulating or guiding the subordinates to make accounting vouchers, accounting books, account system and/or financial report forms in contravention of the current legislation on accounting;

c/ Failing to register the accounting regime or making the accounting regime registration later than time-limit prescribed in the current regulations for units subject to the prescribed accounting regime registration, except cases permitted in writing by the Finance Ministry to prolong the time limit for accounting regime registration;

d/ Modifying accounting vouchers, accounting books and/or financial reports, opening more accounts or changing the accounting methods without the approval in writing by the competent authorities as prescribed.

1.2. For acts of violation stated at Points a, b and d above, the sanctioned units are forced to strictly adhere to the current accounting regimes and subject to the confiscation of the material evidences of the violations as form of additional sanction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 3,000,000 for the second-time violations; a fine of up VND 5,000,000 for one of the following acts if aggravating circumstances are involved:

a/ Failing to abide by the principle of accounting voucher recording, including the electronic voucher regimes, in reflecting arising economic and financial activities on accounting vouchers;

b/ Using invoices, receipts and/or accounting vouchers in contravention of the Finance Ministrys regulations or without permission of the competent bodies, including wrong inscription of economic contents on invoices, receipts and/or vouchers; using fake invoices, receipts or vouchers or expired invoices and vouchers; using invoice and/or receipt forms printed by oneself without approval of the Finance Ministry;

c/ Selling blank financial invoices without causing serious economic consequences yet. Where serious consequences are caused, the cases must be transferred to competent bodies for settlement according to the criminal procedures;

d/ Buying financial invoices in contravention of the State’s regulations on management of invoices, receipts and vouchers;

e/ Losing financial invoices or accounting vouchers without reporting thereon in time to the functional management bodies according to the State’s regulations.

For acts of violation mentioned at Points b, c, d and e above, if tax evasion or tax frauds are entailed, they shall be subject to sanctions against administrative violations in the field of tax under the current regulations.

2.2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 10,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 15,000,000 if aggravating circumstances are involved in the acts of letting other subjects use the unit’s accounts for money receipt and transfer in violation of the financial and monetary management disciplines.

2.3. The form of additional sanction by confiscating material evidences of the administrative violations shall be applied against acts of violation stipulated in Clause 2.1 above (except cases of invoice/receipt loss).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 10,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 15,000,000 for one of the following acts if aggravating circumstances are involved:

a/ Falsifying accounting vouchers, accounting books; making accommodation vouchers; making vouchers wrongly against the contents of economic operations which have arisen; counterfeiting signatures, stamps; making book-entries not evidenced by accounting vouchers; establishing two systems of accounting books with different contents recorded therein;

b/ Falsely declaring figures, making untruthful reports; making financial reports not true to the accounting books or the reality;

c/ Forcing other persons to counterfeit accounting vouchers and/or books, falsely declaring figures and making untruthful reports on accounting figures.

3.2. The form of additional sanction by confiscating material evidence of the administrative violations shall also be applied to the acts stipulated at Points a and b of Clause 3.1 above.

4. Violations of the accounting principles of timeliness and completeness

4.1. Warning or a fine of between VND 300,000 and 1,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 2,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 4,000,000 for one of the following acts if aggravating circumstances are involved:

a/ Recording accounting vouchers not in time as stipulated by the accounting regime: failing to make accounting vouchers when economic operations have already occurred; failing to complete the voucher making when economic operations have terminated;….

b/ Recording accounting books not in time as stipulated by the accounting regime: failing to record the accounting books daily with regard to books which require daily recording and closure; failing to record accounting books when the accounting period has ended;….

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 4,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 7,000,000 for one of the following acts if aggravating circumstances are involved:

a/ Recording accounting vouchers incompletely according to the accounting regimes provisions on forms;

b/ Recording accounting books incompletely as stipulated by the accounting regime;

c/ Making financial reports incompletely as stipulated by the accounting regime.

5. Violations of the regulations on accounting book opening, recording and closing and on inventory

5.1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 1,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 2,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

a/ Opening or closing accounting books in contravention of the State’s regulations on accounting: opening and closing accounting books not according to the accounting year and the provisions of the accounting regime; failing to correctly carry forward the balance of the previous accounting year into the new accounting year; failing to compare figures of various accounting books;

b/ Recording the accounting books unclearly: writing on incorrect lines or columns; writing with improper ink as prescribed;…

c/ Correcting accounting books not according to the methods prescribed by the accounting regime; making erasion or crossing out in accounting books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 8,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 15,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

a/ Selling goods without making the financial invoices, without making entries in goods sale accounting books;

b/ Reflecting untruthfully the actually arising turnover like cutting a part of the turnover or increasing accommodation turnover in the reporting year.

For acts of violation stated at Points a and b above, if entailing the tax evasion or tax frauds, they shall also be subject sanctions against administrative violations in the field of taxation according to the current regulations.

5.4. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for the first time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 4,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 7,000,000 for one of the following acts if aggravating circumstances are involved:

a/ Failing to comply or having improperly complied with the State regulations on asset inventory: failing to make inventories at the prescribed time points; failing to compare books and compare the inventoried figures with the actual figures as stipulated;…

b/ Failing to handle or improperly handling the asset inventory results as stipulated by the State.

5.5. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 15,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 20,000,000 for acts of putting outside the accounting books assorted assets and capital money, if aggravating circumstances are involved.

In addition to the sanctions, the violating organizations and individuals shall also have to pay to the State the value of damage caused by their above-mentioned administrative violations regarding the accounting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 8,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 15,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

6.1. Making financial reports not according to the forms prescribed by the competent bodies;

6.2. Failing to comply or having improperly complied with the provisions on supply of accounting materials related to carrying out economic activities under the agreements already signed with foreign countries and to other economic relations at the requests of the functional bodies according to the provisions of law;

6.3. Failing to report, falsely reporting, or reporting not fully on the contents requested by the State or as stipulated by the competent bodies on the situation of borrowing and using foreign loans not through the State and the domestic financial and banking systems according to the provisions of law;

6.4. Failing to submit the periodical financial reports according to the stipulation of the financial or banking agencies on the units’ economic activities abroad;

6.5. The financial reports are not audited according to the provisions of law.

7. Violations of the accounting inspection regime

7.1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 8,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 15,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

a/ Obstructing the inspection or failing to carry out the petitions of the inspecting organizations on accounting without plausible reasons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Correcting, modifying accounting vouchers, accounting books while the financial and accounting inspections and examinations are being conducted. Failing to observe the regime of accounting self-inspection according to the State’s regulations;

d/ Failing to obey the competent body’s order on sealing or having sealed not according to regulations the accounting dossiers, materials, vouchers, books, fund safes and/or assets as prescribed by law;

e/ Arbitrarily breaking, removing or altering the sealing status of warehouses, safes, gold and silver, gems, vouchers, accounting books, dossiers on loan and payment, mortgage, guaranty or sealed or temporarily seized material evidences, but without causing consequences. For these acts, the detecting organizations or individuals shall have to carefully scrutinize their seriousness; if signs of criminal offenses are found, they must compile and transfer the dossiers to the competent bodies for settlement according to the criminal procedures.

7.2. Subject to the application of other measures being the forced restoration of the initial status, with regard to acts of correcting, modifying accounting vouchers, accounting books; acts of arbitrarily breaking, removing or altering the sealing status of warehouses, safes, accounting vouchers, books, dossiers or sealed material evidences.

8. Violations of the regime of keeping the accounting vouchers, books, financial reports

8.1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 2,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 4,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

a/ Keeping the accounting dossiers and documents not according to regulations;

b/ Using the archived accounting materials in contravention of regulations.

8.2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 4,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 7,000,000 for one of the following acts: leaving to damage, losing accounting vouchers, accounting books and/or financial reports which are being in the archiving period due to the irresponsibility, if aggravating circumstances are involved.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Destroying or abandoning accounting vouchers, accounting books and/or financial reports when the prescribed duration for their archival has not expired yet;

b/ Destroying or abandoning the expired accounting vouchers, accounting books and/or financial reports not according to the prescribed procedures;

c/ Destroying or abandoning the expired accounting vouchers, accounting books and/or financial reports not in accordance with competence or ultra vires.

9. Violations of the principles on organization of accounting

9.1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 10,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 15,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

a/ Assigning accountants to concurrently hold the posts of warehouse keepers, cashiers or material suppliers in contravention of the State’s regulations on accounting;

b/ Employing persons to work as accountants, warehouse keepers or cashiers, who are not allowed by law to do such jobs;

c/ Failing to arrange people or to organize sections to perform the accounting work according to the States regulations on accounting.

9.2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for the first-time violations or those involving extenuating circumstances; a fine of up to VND 15,000,000 for the second-time violations; a fine of up to VND 20,000,000 for one of the following acts, if aggravating circumstances are involved:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Appointing persons who are professionally unqualified and inexperienced for accounting work according to the prescribed standards to the post of chief accountant.

9.3. Subject to the application of other measures being the transfer of appointed cadres and chief accountants as mentioned above to other jobs.

10. Transfer of dossiers on administrative violations in the field of accounting for penal liability examination

a/ When deeming that acts of administrative violation in the field of accounting are serious, showing criminal signs, the competent persons shall have to transfer the dossiers to the bodies competent to handle criminal cases for settlement.

b/ To strictly forbid the retaining of cases of administrative violation in the field of accounting, which show signs of criminal offenses, for administrative handling.

III. SANCTIONING COMPETENCE, SANCTIONED ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS, SANCTIONING PROCEDURES

1. Competence to sanction administrative violations in the field of accounting

a/ Financial inspectors (including the tax inspectors) at various levels, who are being on official duty, are competent to impose warning or a fine of VND 200,000 for acts of administrative violation in the field of accounting, prescribed in Clause 1, Article 9; Clause 1, Article 12, of Decree No.49/1999/ND-CP.

In case of necessity, forms of additional sanction and other measures prescribed in Articles 5, 6, 7 and 11 of Decree No.49/1999/ND-CP may also apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of necessity, forms of additional sanction and other measures prescribed in Articles 5, 6, 7, 11 and 13 of Decree No.49/1999/ND-CP may also apply.

c/ The chief financial inspector of the Finance Ministry is competent to impose warning or a total fine of up to VND 20,000,000 for acts of administrative violations in the field of accounting, prescribed in Chapter II of Decree No.49/1999/ND-CP.

In case of necessity, forms of additional sanction and other measures prescribed in Articles 5, 6, 7, 11 and 13 of Decree No.49/1999/ND-CP may also apply.

d/ The presidents of the People’s Committees of the urban districts, rural districts, provincial towns and cities are competent to impose warning or a total fine of up to VND 10,000,000 for acts of administrative violation in the field of accounting, prescribed in Chapter II of Decree No.49/1999/ND-CP.

In case of necessity, forms of additional sanction and other measures prescribed in Articles 5, 6, 7, 11 and 13 of Decree No.49/1999/ND-CP may also apply.

e/ The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities are competent to impose warning or a total fine of up to VND 100,000,000 for acts of administrative violation in the field of accounting, prescribed in Chapter II of Decree No.49/1999-ND-CP.

In case of necessity, form of additional sanction and other measures prescribed in Articles 5, 6, 7, 11 and 13 of Decree No. 49/1999/ND-CP may also apply.

2. Authorization to sanction administrative violations in the field of accounting

Where persons competent to sanction administrative violations prescribed in Clauses 2 and 3, Article 15 and Clauses 1 and 2, Article 16 of Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 of the Government are absent, their deputies, authorized by such persons, are competent to sanction according to their competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The People’s Committees of the districts, the provinces and centrally-run cities are competent to sanction administrative violations in the field of accounting in their respective localities;

- The financial inspection agencies at all levels are competent to sanction administrative violations in the field of accounting under their respective management;

- Other agencies having no competence to sanction administrative violations in the field of accounting mentioned above, if detecting acts of administrative violation in the field of accounting, shall have to make records on the acts of violation and transfer the dossiers to the competent agencies for settlement.

- Where the agencies with sanctioning competence deem that the acts of administrative violation in the field of accounting are beyond their competence, they must transfer the dossiers to the competent authorities for settlement.

- Where acts of administrative violation in the field of accounting fall under the sanctioning competence of many agencies, the sanctioning of such administrative violations shall be carried out by the agency which receives and processes the dossiers first.

4. Procedures for sanctioning administrative violations in the field of accounting

The procedures for sanctioning administrative violations in the field of accounting shall comply with the provisions in Chapter VI of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995, are guided in detail as follows:

- Warning shall be imposed on the first-time violations due to objective causes or involving extenuating circumstances. The decision on warning penalty must be made in writing; when deeming it necessary, the agencies issuing the sanctioning decisions may send the sanctioning decisions to the administrations of the localities where the violators reside or to the agencies which manage the violators;

- When detecting any acts of administrative violation in the field of accounting, the detecting agencies may order the immediate suspension thereof and proceed with the making of the record on the administrative violations. Such a record must be made in 2 copies and signed by the record maker, the violator and the representative of the unit of the violator;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Where a decision on a fine of VND 2,000,000 or more is issued, such decision must also be sent to the People’s Procuracy of the same level for information;

- When deciding to sanction a person who has committed many acts of administrative violation, the competent person shall decide form of sanctioning each act of violation; if the sanctioning forms constitute the pecuniary penalty, they must be aggregated into a sanctioning level. Where many persons commit one or many acts of administrative violation, each violator must be given a separate sanctioning decision;

- Sanctioning decisions take effect immediately after their signing, except where they contain specific provisions, and shall be sent to the sanctioned organizations and individuals within 3 days. The sanctioned organizations and individuals shall have to immediately execute the sanctioning decisions upon the receipt thereof.

5. Coercive execution of decisions to sanction administrative violations in the field of accounting

The coercive execution of decisions on sanctioning administrative violations in the field of accounting shall comply with the provisions in Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995, being guided in detail as follows:

- 5 days after the receipt of the sanctioning decisions, if the sanctioned organizations or individuals fail to voluntarily execute the decisions, the presidents of the People’s Committees of the urban districts, rural districts, provincial towns, provinces or centrally-run cities, specialized financial chief inspectors of the levels of provincial/municipal Finance Service and Finance Ministry are entitled to:

+ Request banks, State Treasury or other credit institutions to deduct money from the accounts of the sanctioned organizations or individuals for payment of fines.

The above-mentioned credit institutions, after receiving the official dispatches together with the sanctioning decisions, shall have to base themselves on the money amounts inscribed in the sanctioning decisions to implement the regime of giving priority to deduction for fine payment.

+ Coordinate with other functional agencies in applying other coercise measures for the enforcement of the sanctioning decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The handling of material evidences and seized violating means shall comply with the provisions in Article 52 of the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 6, 1995.

6. The statute of limitations for enforcement of decisions on sanctioning administrative violations in the field of accounting

- The decisions on sanctioning administrative violations in the field of accounting shall have no effect for implementation after one year from the date of issuance. During this time limit, if the violating individuals or organizations continue committing administrative violations in the field of accounting, they are considered as having committed the violations more than once which shall serve as basis for considering the aggravating circumstances before issuing the sanctioning decisions. Past the above time limit, if the individuals or units continue committing the violations, such violations are considered the first-time violations.

- Where the sanctioned individuals and/or organizations deliberately evade or delay the execution of sanctioning decisions, the statute of limitations prescribed in this article shall not apply.

IV. COMPLAINTS, DENUNCIATIONS

1. Complaints, denunciations

Complaints, denunciations and the settlement of complaints and denunciations about decisions on sanctioning administrative violations in the field of accounting prescribed in Article 24 of Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 of the Government on sanctioning administrative violations in the field of accounting shall comply with the provisions in Articles 87, 88 and 90 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.

2. Competence to settle complaints

a/ The presidents of the People’s Committees of the level of districts and provincial towns shall settle complaints about their decisions on sanctioning administrative violations in the field of accounting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Chief financial inspectors shall settle complaints about their decisions as well as decisions of the inspectors of the same level on sanctions against administrative violations in the field of accounting;

c/ The directors of the Finance-Pricing Services of the provinces and centrally-run cities shall settle complaints about decisions of the chief inspectors of the provincial/municipal Finance-Pricing Services on settling complaints about sanctions against administrative violations in the field of accounting;

d/ The Finance Minister shall, according his/her function and powers in the State management over accounting, settle complaints about decisions of the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the directors of the provincial/municipal Finance-Pricing Services and the chief financial inspector of the Finance Ministry, on sanctioning administrative violations in the field of accounting.

V. COMMENDATION, DISCIPLINE

1. Commendation

Individuals and organizations that have merits in the following shall be considered for commendation:

+ Detecting and denouncing individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the field of accounting;

+ Preventing violations, limiting the serious consequences caused by administrative violations in the field of accounting;

+ Directly participating in the examination, inspection, detection, issuance of sanctioning decisions and urging for implementation of the sanctioning decisions effectively. Such persons shall all be considered for timely commendation (both materially and spiritually) according to the States regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Those who have competence to handle administrative violations in the field of accounting but commit acts of administrative violations in the field of accounting or fail to abide by the provisions on sanctions against administrative violation in the field of accounting shall, depending on the nature and seriousness of the violations, be disciplined or examined for penal liability; if damage is caused, the compensation must be paid according to the current law provisions.

VI. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

This Circular takes effect as from the effective date of the Government’s Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999.

If any problems arise in the course of implementation, the units are requested to report them in time to the Finance Ministry for study and settlement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 89/2000/TT-BTC ngày 28/08/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định 49/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán do Bộ tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.127

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.81.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!