Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 963/QĐ-KTNN 2022 tiêu chí đánh giá xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán Tổ kiểm toán

Số hiệu: 963/QĐ-KTNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Trần Sỹ Thanh
Ngày ban hành: 15/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

KIM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 963/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VÀ TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TOÁN, TỔ KIỂM TOÁN VÀ ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-KTNN ngày 03/11/2017 của Tổng KTNN ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1144/QĐ-KTNN ngày 04/09/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại chất lượng Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo KTNN;
- Lưu: VT, CĐ.

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Trần Sỹ Thanh

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VÀ TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TOÁN, TỔ KIỂM TOÁN VÀ ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 963/QĐ-KTNN ngày 15/7/2022 của Tổng KTNN)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định đối tượng, nội dung, tiêu chí, thang điểm; trình tự thực hiện và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấm điểm, đánh giá, xếp loại Thành viên đoàn Kiểm toán nhà nước (trừ Cộng tác viên kiểm toán không thuộc Kiểm toán nhà nước), Tổ kiểm toán, Đoàn Kiểm toán nhà nước; tiêu chuẩn và thủ tục lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng của Kiểm toán nhà nước (KTNN).

2. Đối tượng áp dụng

a) Các Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán, Thành viên đoàn KTNN (trừ Cộng tác viên kiểm toán không thuộc KTNN);

b) Các đơn vị trực thuộc KTNN.

Điều 2. Mục đích áp dụng

1. Đánh giá, xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN làm cơ sở để bình xét thi đua tham khảo để đánh giá, phân loại, quản lý, sử dụng công chức, viên chức.

2. Đánh giá, xếp loại cuộc kiểm toán, lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng để khen thưng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sc trong hoạt động kiểm toán của KTNN.

3. Góp phần tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán, nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm toán.

Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại cuộc kiểm toán

1. Luật KTNN, các văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN.

2. Hồ sơ kiểm toán và thông tin, tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm toán.

3. Kết quả đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán phát hành. Trong đó, một số khái niệm được hiểu như sau:

a) Kiến nghị xử lý tài chính: là giá trị kiến nghị xử lý tài chính ghi trên Báo cáo kiểm toán theo quy định của KTNN.

b) Kiến nghị thay đổi kết quả kinh doanh gồm: thay đổi về lợi nhuận trước thuế; chênh lệch thu, chi hoặc thặng dư (thâm hụt) của các đơn vị được kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu, kể cả kiến nghị giảm lỗ.

c) Kiến nghị xử lý tài chính quy đổi

Kiến nghị xử lý tài chính quy đổi bằng (=) kiến nghị xử lý tài chính cộng (+) (giá trị kiến nghị thay đổi kết quả kinh doanh không bao hàm phần ảnh hưởng đến kiến nghị xử lý tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp)/(chia cho) 5.

d) Kiến nghị khác: Là khoản kiến nghị khác được tính bằng tiền tại mục Kiến nghị khác hoặc trên Phụ lục kiến nghị khác của Báo cáo kiểm toán, Thông báo kết quả kiểm toán theo quy định tại Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tiêu chí, thang điểm đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán

1. Tuân thủ pháp luật và các quy định của KTNN: ti đa 10 điểm.

Yêu cầu: Chấp hành tt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, quy định về bảo mật và an toàn thông tin kiểm toán và các quy định khác có liên quan của KTNN.

2. Thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ: tối đa 45 điểm.

2.1. Tuân thủ Kế hoạch kiểm toán chi tiết, thực hiện nhiệm vụ được phân công đúng tiến độ: tối đa 15 điểm.

Yêu cầu: Tuân thủ đúng nội dung kiểm toán được phân công; thực hiện đúng phương pháp, thủ tục, phạm vi, giới hạn, thời gian, địa điểm, đơn vị được kiểm toán; hoàn thành đầy đủ và đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch kiểm toán chi tiết được duyệt.

2.2. Ghi nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác đầy đủ theo quy định (trường hợp đặc biệt được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận không ghi nhật ký thì vẫn được tính điểm tối đa): tối đa 5 điểm.

2.3. Thu thập, xử lý, đánh giá và quản lý, lưu trữ bằng chứng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán: tối đa 10 điểm.

Yêu cầu: Thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp; quản lý, lưu trữ bằng chứng kiểm toán, hồ sơ và các tài liệu làm việc đối với từng nội dung kiểm toán đã thực hiện đảm bảo cơ sở cho kết luận, kiến nghị kiểm toán theo đúng quy định của KTNN.

2.4. Lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán: tối đa 15 điểm.

Yêu cầu: Phn ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan kết quả kiểm toán phù hợp với bằng chứng thu thập được; có đầy đủ ý kiến xác nhận, đánh giá theo đúng nội dung kiểm toán được phân công; nội dung, ththức và trình bày tuân thủ quy định của KTNN.

3. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo của cấp trên và thực hiện chế độ báo cáo; thái độ tinh thần phối hợp công tác: tối đa 5 điểm.

Yêu cầu: Chấp hành đầy đủ sự phân công, điều hành và chỉ đạo của Tổ trưởng, Trưởng đoàn KTNN, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Lãnh đạo KTNN; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn, đm bo yêu cầu vchất lưng; thái độ làm việc có trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

4. Điểm thành tích: được cộng dồn từ điểm đạt được của những tiêu chí sau, tối đa 40 điểm.

4.1. Có phát hiện sai sót được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra: tối đa 25 điểm.

4.2. Có phát hiện kiểm toán liên quan đến sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản chính sách chế độ, cụ thể:

- Phát hiện để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi): tối đa 25 điểm.

- Phát hiện để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế; hoặc văn bản quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài chính của đơn vị (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi): tối đa 10 điểm.

- Phát hiện để kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể hoặc cá nhân (một hoặc nhiều đối tượng/nội dung và nêu cụ thể, đích danh với đầy đủ bằng chứng thuyết phục): tối đa 5 điểm.

4.3. Có phát hiện kiểm toán xử lý tài chính hoặc thay đổi kết quả kinh doanh:

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có phát hiện xử lý tài chính quy đổi từ 1.500 trđ trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên;

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có phát hiện xử lý tài chính quy đổi từ 500 trđ trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên;

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có phát hiện xử lý tài chính quy đổi từ 50 trđ trở lên, hoặc phát hiện để kiến nghị khác từ 250 trđ trở lên.

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên;

4.4. Ứng dụng phần mềm của KTNN trong hoạt động kiểm toán (đối với các lĩnh vực, loại hình kiểm toán mà KTNN đã triển khai sử dụng phần mềm): 5 điểm.

5. Đơn vị kiểm tra, đối chiếu có kết quả được tính điểm thành tích nếu đáp ứng yêu cầu sau

Đối với kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế: Mỗi đơn vị kiểm tra, đối chiếu có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi đạt từ 0,05% tổng doanh thu, thu nhập trở lên đối với đơn vị có tổng doanh thu, thu nhập đến 1.000 tỷ đồng, hoặc từ 500 trđ trở lên đối với đơn vị có tổng doanh thu, thu nhập trên 1.000 tỷ đồng.

Đối với kiểm tra, đối chiếu đơn vị sử dụng ngân sách (hoặc ngân sách cấp xã): Mỗi đơn vị kiểm tra, đối chiếu kiến nghị xử lý tài chính đạt t 0,05% kinh phí được đối chiếu (hoặc tổng chi ngân sách xã) trở lên.

Điều 5. Nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán

1. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại

- Thành viên Đoàn kiểm toán được xếp loại theo bốn mức: Xuất sc, Khá, Đạt và Còn hạn chế.

- Đánh giá Thành viên Đoàn kiểm toán theo kết quả đạt được trong cả cuộc kiểm toán do Thành viên đoàn kiểm toán có thể tham gia nhiều Tổ kiểm toán khác nhau trong một Đoàn KTNN.

2. Tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán

2.1. Tiêu chuẩn chung để Thành viên Đoàn kiểm toán được xem xét xếp loại Xuất sc, Khá, Đạt

Không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện (hoặc có nhưng không đúng) phn ánh tới Lãnh đạo KTNN và các đơn vị về các hành vi vi phạm: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán, tiết lộ bí mật nhà nước bí mật nghề nghiệp...; không vi phạm kỷ luật, kỷ cương, Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, gây mt đoàn kết nội bộ; không bị kỷ luật trong quá trình thực hiện kiểm toán.

2.2. Tiêu chuẩn cụ thể

a) Thành viên đoàn kiểm toán được xếp loại Xuất sc

- Đối với Thành viên đoàn kiểm toán không phải là Tổ trưởng Tổ kiểm toán: đạt từ 85 điểm trở lên.

- Đối với Tổ trưởng Tổ kiểm toán (kể cả Phó trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng): Từ 50% sđơn vị được giao làm Ttrưởng trong cuộc kiểm toán đạt loại Xuất sắc, số đơn vị còn lại xếp loại từ mức Đạt trở lên. Trường hợp là thành viên (không là Tổ trưởng) Tổ kiểm toán khác xếp loại từ mức Đạt trở lên.

- Đối với Phó trưởng đoàn (không kiêm Tổ trưởng Tổ kiểm toán), Trưởng đoàn kiểm toán: Đoàn kiểm toán đạt loại Xuất sắc.

b) Thành viên đoàn kiểm toán được xếp loại Khá

- Đối với thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Tổ trưởng Tổ kiểm toán: đạt từ 70 điểm trở lên.

- Đối với Tổ trưởng Tổ kiểm toán (kể cả Phó trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng): Từ 50% sđơn vị được giao làm Ttrưởng trong cuộc kiểm toán đạt loại Khá, số đơn vị được giao làm Tổ trưởng còn lại xếp loại từ mức Đạt trở lên. Trường hợp là thành viên (không là Tổ trưởng) Tổ kiểm toán khác xếp loại từ mức Đạt trở lên.

- Đối với Phó trưởng đoàn (không kiêm Tổ trưởng Tổ kiểm toán), Trưởng đoàn kiểm toán: Đoàn kiểm toán đạt loại Khá.

c) Thành viên đoàn kiểm toán được xếp loại Đạt

- Đối với thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Tổ trưởng Tổ kiểm toán: đạt từ 60 điểm tr lên.

- Đối với Tổ trưởng Tổ kiểm toán (kể cả Phó trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng): Từ 50% sđơn vị được giao làm Ttrưởng trong cuộc kiểm toán đạt loại Đạt trở lên. Trường hợp là thành viên (không là Tổ trưởng) Tổ kiểm toán khác xếp loại từ mức Đạt trở lên.

- Đối với Phó trưởng đoàn (không kiêm Tổ trưởng Tổ kiểm toán), Trưởng đoàn kiểm toán: Đoàn kiểm toán đạt loại Đạt.

2.3. Thành viên Đoàn kiểm toán xếp loại Còn hạn chế nếu không đạt các tiêu chuẩn xếp loại từ mức Đạt trở lên.

2.4. Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Điều 6. Tiêu chí, thang điểm đánh giá Tổ kiểm toán

1. Tuân thpháp luật và các quy định của KTNN; chấp hành phân công, chỉ đạo cấp trên; thái độ và tinh thần phối hợp công tác: tối đa 6 điểm.

1.1. Tuân thủ pháp luật, chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: tối đa 3 điểm.

1.2. Tuân thcác quy định của KTNN; chấp hành phân công, chỉ đạo cấp trên; thái độ và tinh thần phối hợp công tác: tối đa 3 điểm.

Yêu cầu: Tổ kiểm toán và các thành viên của Tổ kiểm toán chp hành đúng Luật KTNN, pháp luật có liên quan, Quy trình kiểm toán, Hệ thống chuẩn mực KTNN, Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, quy định về bảo mt và an toàn thông tin kiểm toán và các quy định khác của ngành; chấp hành sự phân công, chỉ đạo của cấp trên; thái độ làm việc có tinh thần trách nhiệm, phối hợp công tác với các đồng nghiệp, các đơn vị trong và ngoài cơ quan.

2. Xây dựng Kế hoạch kiểm toán chi tiết: tối đa 6 điểm.

Yêu cầu: Tổ kiểm toán xây dựng Kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp với Kế hoạch kiểm toán tổng quát; thu thập đầy đủ thông tin cn thiết; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định đúng trọng yếu kiểm toán (nếu thuộc trường hợp phải thực hiện); phân tích thông tin, xác đnh đúng khoản mục, nội dung trọng yếu kiểm toán, phương pháp, thủ tục kiểm toán; lập đầy đủ phụ lục xác định khoảng cách mẫu chọn cho các khoản mục trọng yếu (nếu thuộc trường hợp phải xác định); xác định phạm vi, giới hạn, thời gian, địa điểm, đơn vị được kiểm toán; phân công cụ thể nhiệm vụ kiểm toán cùng thời gian thực hiện rõ ràng, phù hợp với năng lực của mỗi thành viên.

3. Tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện Kế hoạch kiểm toán chi tiết: tối đa 10 điểm.

3.1. Thực hiện Kế hoạch kiểm toán chi tiết: tối đa 7 điểm.

Yêu cầu: Tổ kiểm toán và các thành viên tuân thủ đúng nội dung kiểm toán được phân công; thực hiện đúng phương pháp, thủ tục, phạm vi, giới hạn, địa điểm, đơn vị được kiểm toán.

3.2. Tiến độ thực hiện Kế hoạch kiểm toán chi tiết: ti đa 3 điểm.

Yêu cầu: Tổ kiểm toán thực hiện hoàn thành đầy đủ các nội dung theo đúng hoặc rút ngắn thời gian đã được phê duyệt trong Kế hoạch kiểm toán tổng quát và Kế hoạch kiểm toán chi tiết được phê duyệt; lập Biên bản kiểm toán và thực hiện các công việc khác đúng thời gian quy định.

4. Thu thập, xử lý, đánh giá bng chứng kiểm toán: tối đa 10 điểm.

Yêu cầu: Tất cả các thành viên Tổ kiểm toán thực hiện đúng quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 của Quy định này.

5. Ghi nhật ký kiểm toán: tối đa 6 điểm.

Yêu cầu: Tất cả thành viên Tổ kiểm toán ghi nhật ký kiểm toán đầy đủ theo quy định (trường hợp đặc biệt được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận không ghi nhật ký thì vẫn được tính điểm tối đa).

6. Quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán; thực hiện chế độ báo cáo: tối đa 6 điểm.

Yêu cầu: Tổ kiểm toán duy trì thường xuyên hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm soát đúng trình tự, thủ tục, nội dung theo Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán và các quy định của KTNN; đm bảo chất lượng kiểm tra, kiểm soát; Tổ trưởng kiểm soát nhật ký kiểm toán theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo kết quả, tiến độ kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

7. Tổng hợp, lập, thông qua Biên bản kiểm toán; lập và gửi Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết, Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán cho bên liên quan: tối đa 10 điểm.

Yêu cầu: Biên bản kiểm toán tổng hợp đúng, đủ kết quả kiểm toán của thành viên Tổ kiểm toán; có đầy đủ ý kiến xác nhận, đánh giá các nội dung kiểm toán (theo quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán) phù hợp với kết quả kiểm toán; nội dung, thể thức tuân thủ quy định hiện hành của KTNN. Thông báo kết quả kiểm toán, Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán, có đầy đủ bng chứng kiểm toán thích hợp; kiến nghị kiểm toán phù hợp với kết quả kiểm toán và báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán, đúng đối tượng, khả thi.

8. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, bằng chứng kiểm toán: tối đa 6 điểm.

Yêu cầu: Tổ kiểm toán phải quản lý, sắp xếp, lưu trữ đầy đủ, khoa học hsơ kiểm toán, bng chứng kiểm toán theo quy định của KTNN.

9. Điểm thành tích: được cộng dồn từ điểm đạt được của những tiêu chí sau, tối đa 40 điểm.

9.1. Có phát hiện sai sót được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra: tối đa 25 điểm.

9.2. Có kiến nghị kiểm toán liên quan đến sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản chính sách chế độ, cụ thể:

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi): tối đa 25 điểm.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế; hoặc văn bản quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài chính của đơn vị (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi): tối đa 10 điểm.

- Kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể hoặc cá nhân (một hoặc nhiều đối tượng/nội dung và nêu cụ thể, đích danh với đầy đủ bằng chứng thuyết phục): tối đa 5 điểm.

9.3. Có kiến nghị kiểm toán xử lý tài chính

a) Tổ kiểm toán ngân sách huyện

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 1% trên tổng chi cân đối ngân sách huyện trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4).

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,7% trên tổng chi cân đối ngân sách huyện trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,5% trên tổng chi cân đối ngân sách huyện trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

b) Tổ kiểm toán tổng hợp thu ngân sách (tại cơ quan Thuế và Hải quan)

- Nếu không kiểm tra, đối chiếu doanh nghiệp, người nộp thuế mà có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi và/hoặc kiến nghị khác: 15 điểm.

- Nếu kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế thì tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra, đi chiếu có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) được chấm điểm như sau:

+ Từ 80% đơn vị có kết quả trở lên: 25 điểm.

+ Từ 65% đến dưới 80% đơn vị có kết quả: 10 điểm.

+ Từ 50% đến dưới 65% đơn vị có kết quả: 5 điểm.

c) Tổ kiểm toán ngân sách các đơn vị của bộ, ngành và các sở, ngành của tỉnh

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,8% trên tổng chi ngân sách trở lên; Riêng Tổ kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính trong kiểm toán ngân sách địa phương có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,5% trên tổng chi cân đối ngân sách địa phương trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,6% trên tổng chi ngân sách trở lên; Riêng Tổ kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính trong kiểm toán ngân sách địa phương có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,3% trên tổng chi cân đối ngân sách địa phương trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,4% trên tổng chi ngân sách trở lên; Riêng Tổ kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính trong kiểm toán ngân sách địa phương có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,2% trên tổng chi cân đối ngân sách địa phương trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì phát hiện xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (gọi chung là đơn vị kiểm tra, đối chiếu): có từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

d) Tổ kiểm toán dự án đầu tư

- Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên: 25 điểm.

- Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên: 10 điểm.

- Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên: 5 điểm.

đ) Tổ kiểm toán doanh nghiệp

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 1,5% trên tổng lợi nhuận trước thuế trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,15% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 1% trên tổng lợi nhuận trước thuế trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,1% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,5% tổng lợi nhuận trước thuế trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,05% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

e) Tổ kiểm toán tổ chức tài chính ngân hàng

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,3% trên tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,03% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,2% trên tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,02% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,1% tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,01% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

g) Tổ kiểm toán chuyên đề, chương trình mục tiêu, hoạt động

- Nếu không kiểm toán chi tiết dự án đầu tư và/hoặc không kiểm tra, đối chiếu doanh nghiệp, đơn vị dự toán, người nộp thuế mà có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi và/hoặc kiến nghị khác: 15 điểm.

- Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư và/hoặc kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế hoặc đơn vị sử dụng ngân sách thì:

(1) Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế hoặc đơn vị sử dụng ngân sách: có từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

(2) Phát hiện, xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế hoặc đơn vị sử dụng ngân sách: có từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

(3) Phát hiện, xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế hoặc đơn vị sử dụng ngân sách: có từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

9.4. Ứng dụng phần mềm của KTNN trong hoạt động kiểm toán (đối với các lĩnh vực, loại hình kiểm toán mà KTNN đã triển khai sử dụng phần mềm): 5 điểm.

Điều 7. Nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Tổ kiểm toán

1. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại

- Tổ kiểm toán được xếp loại theo bốn mức: Xuất sc, Khá, Đạt và Còn hạn chế.

- Tổ kiểm toán được xác định theo đơn vị được kim toán ghi trong Quyết định kiểm toán.

2. Tiêu chuẩn xếp loại Tổ kiểm toán

2.1. Tiêu chuẩn chung để Tổ kiểm toán được xem xét xếp loại Xuất sc, Khá, Đạt

Không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện (hoặc có nhưng không đúng) phn ánh tới Lãnh đạo KTNN và các đơn vị về các hành vi vi phạm: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán, tiết lộ bí mật nhà nước bí mật nghề nghiệp...; không có kiểm toán viên vi phạm kỷ luật, kỷ cương, Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, gây mt đoàn kết nội bộ; không bị kỷ luật trong quá trình thực hiện kiểm toán.

2.2. Tiêu chuẩn cụ thể:

- Tổ kiểm toán được xếp loại Xuất sc nếu đạt từ 85 điểm tr lên.

- Tổ kiểm toán được xếp loại Khá nếu đạt từ 70 điểm trở lên.

- Tổ kiểm toán được xếp loại Đạt nếu đạt từ 60 điểm trở lên.

- Tổ kiểm toán xếp loại Còn hạn chế nếu không đạt các tiêu chuẩn xếp loại từ mức Đạt trở lên.

- Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Điều 8. Tiêu chí, thang điểm đánh giá Đoàn Kiểm toán nhà nước

1. Tuân thủ pháp luật và các quy định của KTNN; chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên; thái độ và tinh thần phối hợp tốt với đơn vị công tác: tối đa 5 điểm.

Yêu cầu: Thành viên đoàn kiểm toán tuân thủ quy định của pháp luật; không gây sách nhiễu, khó khăn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường đơn vị được kiểm toán, đưa nhận hi lộ, báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán, lợi dụng chức vụ, quyn hạn đvụ lợi, tiết lộ các thông tin; thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước tại Luật KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và các văn bản khác có liên quan; tuân thủ đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; không làm các công việc nh hưởng tới nhân cách hoặc tổn hại kết quả thực hiện công vụ của mình, làm ảnh hưởng đến uy tín của KTNN,...; thực hiện công việc với sự thận trọng và có trách nhiệm giữ bí mật quốc gia, bí mật nghnghiệp của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ các thông tin thu thập được từ các đơn vị được kiểm toán và các thông tin nội bộ của KTNN; sử dụng thẻ và sử dụng trang phục theo đúng quy định của KTNN; chấp hành sự phân công, chỉ đạo của cấp trên; thái độ làm việc có tinh thần trách nhiệm, phối hợp công tác với các các đơn vị trong và ngoài cơ quan.

2. Xây dựng Kế hoạch kiểm toán tổng quát; xây dựng, kiểm soát, phê duyệt, Kế hoạch kiểm toán chi tiết; Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có): tối đa 10 điểm.

2.1. Kế hoạch kim toán tổng quát: tối đa 4 điểm.

Yêu cầu: Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập và phê duyệt trước khi thực hiện cuộc kiểm toán và theo đúng trình tự, thủ tục quy định; nội dung và thể thức tuân thủ quy định của KTNN; đầy đủ, rõ ràng số liệu và tình hình đơn vị; căn cứ chọn mẫu kiểm toán phù hợp; đảm bảo sự thống nhất giữa các nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng quát.

2.2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết: tối đa 6 điểm.

Yêu cầu: Kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập và phê duyệt theo quy định; xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi phù hợp với Kế hoạch kiểm toán tổng quát và thực tế đơn vị được kiểm toán; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định đúng trọng yếu kiểm toán (nếu thuộc trường hợp phải thực hiện); phân tích thông tin, xác đnh đúng khoản mục, nội dung trọng yếu kiểm toán, phương pháp, thủ tục kiểm toán; lập đầy đủ phụ lục xác định khoảng cách mẫu chọn cho các khoản mục trọng yếu (nếu thuộc trường hợp phải xác định); phân công công việc cho các thành viên đầy đủ, đúng quy định, có phương pháp cụ thể để hướng dẫn công việc cho Tổ kiểm toán và Kiểm toán viên; nội dung và thể thức tuân thquy định của KTNN.

3. Tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện Kế hoạch kiểm toán: Tối đa 5 điểm.

Yêu cầu: tổ chức thực hiện tuân thủ Kế hoạch kiểm toán được duyệt; các thành viên thực hiện đúng các phương pháp, thủ tục, phạm vi, giới hạn, địa điểm, đơn vị được kiểm toán phù hợp với từng nội dung kiểm toán; đảm bảo hoặc rút ngắn thời gian thực hiện so với Kế hoạch; lập biên bản kiểm toán và thực hiện các công việc khác tuân thủ thời gian quy định.

4. Thu thập, xử lý, đánh giá bằng chứng kiểm toán: Ti đa 5 điểm.

Yêu cầu: Tất cả các thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện đúng quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 của Quy định này.

5. Ghi nhật ký kiểm toán: Tối đa 5 điểm.

Yêu cầu: Tất cả thành viên Đoàn kiểm toán ghi nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác đầy đủ theo quy định.

6. Tổ chức quản lý và kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán; thực hiện chế độ báo cáo: Tối đa 5 điểm.

Yêu cầu: Tổ chức quán triệt kế hoạch kiểm toán, bồi dưỡng kiến thức cho thành viên đoàn kiểm toán; tuân thủ Kế hoạch kiểm toán tổng quát và Kế hoạch kiểm toán chi tiết; kiểm tra, kiểm soát được thực hiện đầy đủ các cấp kiểm soát theo quy định Luật KTNN, Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán và các quy định của KTNN; trình tự, thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định; đm bo chất lượng kiểm tra, kiểm soát; thực hiện chế độ báo cáo kết quả, tiến độ kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

7. Tổng hợp, lập, duyệt và thông qua Biên bản kiểm toán; lập và gửi Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết, Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán cho bên liên quan; Tổng hợp, lập, trình xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán, Thông báo kết quả kim toán của Đoàn kiểm toán: Tối đa 20 điểm.

7.1. Đối với Biên bản kiểm toán, Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết, Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán cho bên liên quan: tối đa 10 điểm.

Yêu cầu: Biên bản kiểm toán tổng hợp đúng, đủ kết quả kiểm toán của thành viên Tổ kiểm toán; có đầy đủ ý kiến xác nhận, đánh giá các nội dung kiểm toán (theo quy định về mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán) phù hợp với kết quả kiểm toán, đúng đối tượng; nội dung, thể thức tuân thủ quy định của KTNN. Thông báo kết quả kiểm toán, Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán, có đầy đủ bng chứng kiểm toán; kiến nghị kiểm toán phù hợp với kết quả kiểm toán và Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

7.2. Đối với Báo cáo kiểm toán, Thông báo kết quả kiểm toán của Đoàn kiểm toán: tối đa 10 điểm.

Yêu cầu: Phản ánh đầy đủ, trung thực và khách quan kết quả, kết luận và kiến nghị kiểm toán; xác nhận tính đúng đắn, trung thực của thông tin và báo cáo được kiểm toán; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tại đơn vị được kiểm toán; nội dung, thể thức và việc trình bày tuân thủ quy định của KTNN; phát hành Báo cáo theo thời gian quy định. Thông báo kết quả kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán, có đầy đủ bng chứng kiểm toán; kiến nghị kiểm toán phù hợp với kết quả kiểm toán và Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

8. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, bằng chứng kiểm toán: tối đa 5 điểm.

Yêu cầu: Đoàn kiểm toán phải quản lý, sắp xếp, lưu trữ đầy đủ, khoa học hsơ kiểm toán, bng chứng kiểm toán theo quy định của KTNN.

9. Điểm thành tích: được cộng dồn từ điểm đạt được của những tiêu chí sau, tối đa 40 điểm.

9.1. Có phát hiện sai sót được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra: tối đa 25 điểm.

9.2. Có kiến nghị kiểm toán liên quan đến sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản chính sách chế độ, cụ thể:

- Có từ 02 kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi): tối đa 25 điểm.

- Có 01 kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi): tối đa 10 điểm.

- Có kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi văn bản chỉ do các căn cứ ban hành văn bản đã được sửa đổi hoặc thay thế; hoặc văn bản quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, trừ trường hợp kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài chính của đơn vị (phải ghi rõ nội dung cần sửa đổi, trích dẫn điều khoản cần sửa đổi và tên văn bản cần sửa đổi; lý do sửa đổi); hoặc có kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể hoặc cá nhân (một hoặc nhiều đối tượng/nội dung và nêu cụ thể, đích danh với đầy đủ bằng chứng thuyết phục): tối đa 5 điểm.

9.3. Có kiến nghị kiểm toán xử lý tài chính

a) Đoàn kiểm toán ngân sách địa phương

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 1% trên tổng chi cân đối ngân sách trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (hoặc ngân sách cấp xã):từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,7% trên tổng chi cân đối ngân sách trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (hoặc ngân sách cấp xã):từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,5% trên tổng chi cân đối ngân sách trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách (hoặc ngân sách cấp xã):từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

b) Đoàn kiểm toán ngân sách bộ, ngành

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,8% trên tổng chi ngân sách trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách: có từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,6% trên tổng chi ngân sách trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách:từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,4% trên tổng chi ngân sách trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách: có từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

c) Đoàn kiểm toán dự án đầu tư

- Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên: 25 điểm.

- Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên: 10 điểm.

- Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên: 5 điểm.

d) Đoàn kiểm toán doanh nghiệp

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 1,5% trên tổng lợi nhuận trước thuế trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,15% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 1% trên tổng lợi nhuận trước thuế trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,1% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,5% trên tổng lợi nhuận trước thuế trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,05% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

đ) Đoàn kiểm toán tổ chức tài chính ngân hàng

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,3% trên tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,03% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,2% trên tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,02% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

- Phát hiện xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,1% trên tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) trở lên; trường hợp đơn vị có tổng lợi nhuận trước thuế (hoặc chênh lệch thu, chi) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi từ 0,01% trên tổng doanh thu, thu nhập trở lên;

+ Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư thì kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên.

e) Đoàn kiểm toán chuyên đề, chương trình mục tiêu, hoạt động

- Nếu không kiểm toán chi tiết dự án đầu tư và/hoặc không kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách mà có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi và/hoặc kiến nghị khác: 15 điểm.

- Nếu có kiểm toán chi tiết dự án đầu tư và/hoặc kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách thì:

(1) Phát hiện xử lý tài chính được tính 25 điểm nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 1,2% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 1,2% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách: có từ 80% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

(2) Phát hiện, xử lý tài chính được tính 10 điểm nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,8% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,8% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách:từ 65% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

(3) Phát hiện, xử lý tài chính được tính 5 điểm nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có kiến nghị xử lý tài chính đối với chi phí xây dựng từ 0,5% giá trị được kiểm toán tương ứng trở lên; hoặc có kiến nghị xử lý tài chính từ 0,5% tổng giá trị được kiểm toán trở lên;

+ Nếu có kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách:từ 50% đơn vị có kết quả (đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 4) trở lên.

9.4. Ứng dụng phần mềm của KTNN trong hoạt động kiểm toán (đối với các lĩnh vực, loại hình kiểm toán mà KTNN đã triển khai sử dụng phần mềm): 5 điểm.

9.5. Thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán sớm so với thời hạn quy định: Nếu phát hành báo cáo kiểm toán sớm mỗi 03 ngày so với thời hạn quy định được cộng thêm 01 điểm.

9.6. Đoàn kiểm toán có quy mô lớn (Đoàn kiểm toán có từ 40 người trở lên theo Quyết định kiểm toán): 5 điểm.

Điều 9. Nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Đoàn kiểm toán nhà nước

1.         Nguyên tắc đánh giá, xếp loại

- Đoàn kiểm toán được xếp loại theo bốn mức: Xuất sc, Khá, Đạt và Còn hạn chế.

- Đối với Đoàn kiểm toán nhà nước không có Tổ kiểm toán hoặc chỉ có 01 Tổ kiểm toán, tiêu chuẩn xếp loại chất lượng Đoàn kiểm toán lấy theo tiêu chuẩn xếp loại Tổ kiểm toán tương ứng với từng lĩnh vực kiểm toán.

2. Tiêu chuẩn xếp loại Đoàn kiểm toán

2.1. Tiêu chuẩn chung để Đoàn kiểm toán được xem xét xếp loại Xuất sc, Khá, Đạt

Đoàn KTNN được xem xét xếp loại Xuất sc, Khá, Đạt nếu Đoàn kiểm toán và các Thành viên trong Đoàn kiểm toán không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện (hoặc có nhưng không đúng) phn ánh tới Lãnh đạo KTNN và các đơn vị về các hành vi vi phạm: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán, tiết lộ bí mật nhà nước bí mật nghề nghiệp...; không vi phạm kỷ luật, kỷ cương, Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, gây mt đoàn kết nội bộ; không bị kỷ luật trong quá trình thực hiện kiểm toán.

2.2. Tiêu chuẩn cụ thể

- Đoàn KTNN được xếp loại Xuất sc nếu đạt từ 85 điểm tr lên.

- Đoàn KTNN được xếp loại Khá nếu đạt từ 70 điểm trở lên.

- Đoàn KTNN được xếp loại Đạt nếu đạt từ 60 điểm trở lên.

- Đoàn KTNN xếp loại Còn hạn chế nếu không đạt các tiêu chuẩn xếp loại từ mức Đạt trở lên.

- Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Điều 10. Tiêu chí, nguyên tắc lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng

1. Cuộc kiểm toán được xem xét, lựa chọn là cuộc kiểm toán chất lượng vàng khi được xếp loại Xuất sắc theo Điểm 2, Khoản 2, Điều 9 của Quy định này và có đăng ký với Tổng Kiểm toán nhà nước theo quy định (trừ trường hợp đặc biệt khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định).

2. Khi xem xét, lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng đối với các cuộc kiểm toán có số điểm đánh giá tương tự nhau thì sẽ ưu tiên chọn cuộc kiểm toán có phát hiện sai sót được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra; cuộc kiểm toán có kiến nghị xử lý tài chính quy đổi lớn hơn; cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp; cuộc kiểm toán dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC), hợp đồng trọn gói, dự án đầu tư bằng vốn vay nước ngoài; cuộc kiểm toán tại đơn vị có quy mô tài chính lớn.

Điều 11. Trình tự, thủ tục lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng

1. Thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đăng ký danh sách cuộc kiểm toán chất lượng vàng (mỗi KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực đăng ký tối thiểu 01 cuộc kiểm toán) với Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Ban Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 03 hàng năm.

2. Trên cơ sở danh sách cuộc kiểm toán chất lượng vàng đã đăng ký, Báo cáo chấm điểm, đánh giá cuộc kiểm toán của Trưởng đoàn kiểm toán (theo kết quả Báo cáo kiểm toán được phát hành chính thức), Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức thm định kết qu chm điểm, đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán. Nếu cuộc kiểm toán đạt được các tiêu chí quy định tại Điều 10 của Quy định này thì Kiểm toán trưởng tổng hợp đề nghị xét chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng, kèm hồ sơ chấm điểm gửi Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Tổng hợp, Ban Thi đua - Khen thưởng.

3. Các đơn vị tham mưu chức năng, theo nhiệm vụ phân công chm điểm chất lượng các cuộc kim toán được đề xuất lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng theo Điều 14 của Quy định này và tổng hợp kết quả gửi Ban Thi đua - Khen thưởng.

4. Ban Thi đua - Khen thưởng tổng hợp kết quả chấm điểm của các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, của Vụ Chế độ và Kim soát chất lượng kiểm toán và của Vụ Tổng hợp đối với cuộc kiểm toán đề xuất xét chọn chất lượng vàng đ báo cáo Tng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN (theo Phụ lục 06).

 5. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN xem xét, đề xuất danh mục các cuộc kiểm toán chất lượng vàng trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

6. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định số lượng, danh sách cuộc kiểm toán đạt chất lượng vàng và mức khen thưởng đối với cuộc kiểm toán chất lượng vàng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán nhà nước

1. Tổ chức chấm điểm, đánh giá và xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này (Chi tiết tại Phụ lục 01).

2. Tổ chức chấm điểm, đánh giá và xếp loại Tổ kiểm toán thuộc Đoàn KTNN theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này (Chi tiết tại Phụ lục 02).

3. Tự chấm điểm, đánh giá và xếp loại Đoàn KTNN theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của quy định này (Chi tiết tại Phụ lục 03).

4. Gửi Báo cáo kết quả chấm điểm, đánh giá, xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN cho Kiểm toán trưởng (thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán) xét duyệt.

Điều 13. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán

1. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Đoàn KTNN thuộc đơn vị thực hiện việc chấm điểm, đánh giá và xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN theo Quy định này.

2. Tổ chức thẩm định kết quả chm điểm, đánh giá và xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN của các Đoàn KTNN thuộc đơn vị (Theo các Phụ lục 01, 02, 03) gửi Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, tổng hợp kết quả c đơn vị, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán). Thành viên thẩm định, rà soát, điều chỉnh kết quả chấm điểm, đánh giá và xếp loại do Kiểm toán trưởng quyết định, trong đó phải có đại diện Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán.

3. Gửi Báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, đánh giá xếp loại Thành viên đoàn, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán của đơn vị về Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị tham mưu chức năng của KTNN

1. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán

1.1. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện thống nhất quy định này.

1.2. Theo dõi, tổng hợp kết quả chấm điểm, đánh giá và xếp loại chất lượng Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN trong toàn ngành và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.

1.3. Tổng hợp danh sách các cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng của các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước, đồng thời gửi Vụ Tổng hợp, Thanh tra KTNN. Căn cứ kết quả kiểm soát, thanh tra, kiểm tra (nếu có), hoặc đề nghị Đoàn kiểm toán cung cấp hồ sơ kiểm toán (nếu cần) để tổ chức thẩm định, đánh giá, chấm điểm đối với cuộc kiểm toán do các đơn vị chủ trì đề xuất cuộc kiểm toán chất lượng vàng với các nội dung: Xây dựng, kiểm soát, phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết, Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có); Tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện Kế hoạch kiểm toán; Ghi, kiểm soát nhật ký kiểm toán; Tổ chức quản lý và kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán, thực hiện chế độ báo cáo; Tổng hợp, lập, duyệt và thông qua Biên bản kiểm toán, lập và gửi Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết, Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán cho bên liên quan theo quy định của Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán của KTNN ban hành; Quản lý, lưu trữ hồ sơ, bằng chứng kiểm toán. Báo cáo kết quả chấm điểm cuộc kiểm toán được đề xuất để lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng hàng năm về Ban Thi đua - Khen thưởng KTNN trước ngày 30 tháng 12 của năm (theo Phụ lục 04).

2. Vụ Tổng hợp

Căn cứ báo cáo thẩm định của Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế và kết quả thanh tra, kiểm tra (nếu có) để tổ chức thm định, đánh giá, chm điểm đi với cuộc kiểm toán do các đơn vị chủ trì đề xuất cuộc kim toán chất lượng vàng với các nội dung: Kế hoạch kiểm toán tổng quát; Báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán của Đoàn kiểm toán; Điểm thành tích. Báo cáo kết quả chm điểm cuộc kiểm toán được đề xuất để lựa chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng hàng năm về Ban Thi đua - Khen thưởng KTNN trước ngày 30 tháng 12 của năm (theo Phụ lục 05).

3. Thanh tra KTNN

a) Gửi báo cáo kết quả thanh tra các cuộc kiểm toán thực hiện trong năm cho Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán để thẩm định kết quả chấm điểm, đánh giá và xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN của các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.

b) Gửi báo cáo kết quả thanh tra (nếu có) đối với các cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng hàng năm cho Vụ Tổng hợp và Ban Thi đua - Khen thưởng để thẩm định, chấm điểm và xét chọn cuộc kiểm toán chất lượng vàng.

Điều 15. Giải quyết vướng mắc

Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mc, các đơn vị phản ánh về Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán để tổng hợp, trình Tổng KTNN xem xét, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 963/QĐ-KTNN ngày 15/07/2022 quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.179

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.174.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!