BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
68/2015/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 11 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG
HẢI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Nghị định 109/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11
năm 2014 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12
năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng
giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và
luồng hàng hải ban hành kèm theo Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11
năm 2014 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 109/2014/NĐ-CP).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải (sau đây gọi chung là
công trình hàng hải) ban hành kèm theo Nghị định số 109/2014/NĐ-CP .
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến bảo vệ công trình hàng hải.
Điều 3. Chấp thuận nội dung trong
quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương về nội dung quy hoạch có ảnh
hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, Bộ Giao thông vận tải có văn bản
lấy ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản tham
gia ý kiến về nội dung quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình
hàng hải gửi Bộ Giao thông vận tải.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả
lời về nội dung quy hoạch có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải,
trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Điều 4. Xây dựng công trình thiết
yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Công trình thiết yếu bao gồm:
a) Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Công trình phục vụ quản lý, khai thác công trình
hàng hải;
c) Công trình đường bộ (cầu vượt trên cao, hầm ngầm
vượt sông), đường dây điện, viễn thông, cáp treo, đường ống cấp, thoát nước,
xăng, dầu, khí, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt
điện và các công trình tương tự khác.
2. Việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi
bảo vệ công trình hàng hải được thực hiện trong trường hợp không thể xây dựng
ngoài phạm vi bảo vệ của công trình hàng hải, được chủ công trình hàng hải thống
nhất và Bộ Giao thông vận tải chấp thuận theo quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều này.
3. Trước khi lập đề xuất dự án, lập báo cáo đầu tư
xây dựng công trình thiết yếu, chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống
bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đề nghị được chấp thuận
việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải đến
Cục Hàng hải Việt Nam. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong
phạm vi bảo vệ công trình hàng hải (bản chính) theo Mẫu số 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này;
b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể công trình;
c) Thuyết minh sự cần thiết xây dựng công trình và
thời gian khai thác, sử dụng công trình; đánh giá mức độ ảnh hưởng của công
trình thiết yếu đến điều kiện an toàn, điều kiện khai thác công trình hàng hải
hiện hữu;
d) Biên bản thống nhất với chủ công trình hàng hải
nơi công trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
4. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ,
nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải có hướng dẫn chủ đầu tư công trình
thiết yếu hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải.
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận
xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo Mẫu số 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này gửi chủ đầu tư và Cục Hàng hải Việt Nam; trường hợp không chấp thuận phải
nêu rõ lý do.
6. Trước khi tiến hành xây dựng công trình thiết yếu,
chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Gửi Cảng vụ hàng hải khu vực bản sao chụp quyết
định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản
sao chụp quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
b) Lập, trình phê duyệt phương án bảo đảm an toàn
hàng hải theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP
ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
7. Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức kiểm tra, giám
sát việc thực hiện xây dựng công trình thiết yếu phù hợp với quy hoạch, phương
án bảo vệ công trình đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng
hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
8. Đối với các công trình thiết yếu trong phạm vi bảo
vệ công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam là
người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục đề nghị
được chấp thuận việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công
trình hàng hải theo quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này nhưng trước
khi tiến hành thi công, đại diện chủ đầu tư vẫn phải thực hiện các quy định tại
khoản 6 và khoản 7 Điều này.
Điều 5. Phương án bảo vệ công
trình hàng hải
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai
thác công trình hàng hải phải lấy ý kiến Cảng vụ hàng hải khu vực đối với nội
dung phương án bảo vệ công trình hàng hải trước khi phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản lấy ý kiến và dự thảo phương án bảo vệ công trình hàng hải, Cảng vụ
hàng hải phải có văn bản trả lời, trường hợp có nội dung chưa thống nhất phải
nêu rõ lý do.
3. Phương án bảo vệ công trình hàng hải sau khi được
phê duyệt phải gửi cho Cảng vụ hàng hải để kiểm tra, giám sát và phối hợp thực
hiện.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2016.
2. Công trình hàng hải đã đưa vào sử dụng trước
ngày Nghị định số 109/2014/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa có nội dung về phương
án bảo vệ công trình hàng hải, trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, tổ chức, cá
nhân quản lý khai thác công trình hàng hải phải hoàn thành việc phê duyệt
phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định tại Nghị định số
109/2014/NĐ-CP và Điều 5 của Thông tư này.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục gồm 02 Mẫu.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng,
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các
cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Hàng hải Việt Nam để báo cáo Bộ Giao
thông vận tải xem xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT(5).
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ VÀ VĂN BẢN CHẤP THUẬN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 68/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Mẫu số 1: Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết
yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
2. Mẫu số 2: Văn bản chấp thuận xây dựng công trình
thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
Mẫu
số 1
Đơn
đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
Số: ……….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….., ngày ...
tháng ... năm 20...
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xây dựng công trình
thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
Kính gửi: Cục Hàng
hải Việt Nam.
Tên doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật:
Đăng ký kinh doanh:
ngày
tháng năm tại …….
Địa chỉ:
Số điện thoại liên hệ:
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết
thủ tục xây dựng công trình ……. trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải tại……….
theo quy định tại Điều 5 Thông tư số…………… với các thông tin dưới đây:
1. Tên công trình:
2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng:
3. Vị trí:
4. Quy mô:
5. Tổng diện tích dự kiến xây dựng:
6. Tài liệu liên quan kèm theo:
7. (Chủ đầu tư) xin cam kết:
- Tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu
và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải có thẩm quyền
yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo.
- Tiến hành thỏa thuận với chủ đầu tư hoặc đơn vị
đang quản lý, khai thác công trình hàng hải về trách nhiệm phối hợp thực hiện
phương án bảo vệ công trình hàng hải đã được phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của
pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong
thời hạn có hiệu lực của văn bản chấp thuận.
- Các tài liệu khác (nếu có).
Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải
quyết./.
|
|
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
|
|
|
Mẫu
số 2
Văn
bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ công trình
hàng hải
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BGTVT-KCHT
V/v: Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu .... trong phạm vi bảo vệ công
trình hàng hải
|
Hà Nội,
ngày tháng …. năm ….
|
Kính gửi:
|
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- ...(Chủ đầu tư)
|
Xét Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong
phạm vi bảo vệ công trình hàng hải của …..;
Trên cơ sở ý kiến của ..(cơ quan được lấy ý kiến)...
tại văn bản số.... ngày... tháng...năm..., Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như
sau:
1. Chấp thuận với đề nghị của …. về việc xây dựng
công trình thiết yếu …. trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải với các nội
dung cụ thể như sau:
- Tên công trình:
- Sự cần thiết đầu tư xây dựng:
- Vị trí:
- Quy mô:
- Tổng diện tích dự kiến xây dựng:
- Thời gian hoạt động của công trình:
2. Chủ đầu tư ….. có trách nhiệm:
- Thực hiện thủ tục đầu tư, xây dựng công trình thiết
yếu trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải đúng thời gian, chất lượng theo
quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày văn bản chấp
thuận này có hiệu lực, nếu dự án đầu tư, xây dựng công trình thiết yếu trong phạm
vi bảo vệ công trình hàng hải không được triển khai thực hiện đầu tư theo quy định
của pháp luật thì văn bản này hết hiệu lực.
- Chỉ được tổ chức khai thác công trình thiết yếu
khi đã hoàn thành đầy đủ thủ tục và công bố đưa vào sử dụng theo quy định; khai
thác công trình đúng mục đích, bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy, nổ,
phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Lập, trình phê duyệt phương án bảo đảm an toàn
hàng hải theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP
ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và quy định
của pháp luật có liên quan.
- Cam kết chấm dứt và tháo dỡ công trình bằng kinh
phí của chủ đầu tư khi kết thúc thời gian hoạt động hoặc theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo Cảng vụ hàng hải...
tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng công trình thiết yếu phù hợp
với quy hoạch được phê duyệt, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng ...;
- UBND tỉnh...;
- Lưu: VT, KCHT(2).
|
BỘ TRƯỞNG
|