UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 372/QĐ-UBND
|
Thái Bình,
ngày 26 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ
THỐNG BẾN XE, BÃI ĐỖ XE TAXI VÀ CÁC TUYẾN VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 23/11/2008;
Căn cứ Nghị định
số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Căn cứ Nghị định
số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về tổ
chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải
đường bộ;
Xét đề nghị của
Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 18/TTr-SGTVT ngày 14/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống bến xe,
bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái
Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải khách bằng
xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái
Bình đến năm 2020 định hướng đến
năm 2030.
2. Chủ đầu tư lập quy hoạch: Sở
Giao thông Vận tải.
3. Đối tượng, phạm vi quy hoạch:
3.1. Đối
tượng quy hoạch: Bến xe,
bãi đỗ xe taxi, các
tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái
Bình.
3.2. Phạm
vi quy hoạch: Phạm vi
của quy hoạch bao gồm mạng lưới xe buýt
trong địa bàn tỉnh
và kết nối với các
vùng lân cận, hệ thống bến xe, bãi đỗ xe
trên địa bàn tỉnh.
4. Mục tiêu quy hoạch:
Xây dựng
“Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái
Bình đến năm 2020 định hướng đến
năm 2030” phù hợp với quy hoạch và
định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân trong nội tỉnh và các tỉnh lân
cận, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, góp phần giảm ùn
tắc giao thông và tai nạn giao thông.
5. Về nội dung quy hoạch
5.1. Quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt
a. Quy hoạch mạng lưới xe buýt đến 2020:
Tổng số
có 11 tuyến xe buýt,
trong đó có 03 tuyến xe liền kề kết
nối với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định; 08 tuyến
xe buýt nội tỉnh. Cụ thể như sau:
- Giữ
nguyên các tuyến nội tỉnh:
+ Tuyến
số 01 theo lộ trình: Từ phố Quang Trung, thành phố
Thái Bình đi qua các phố Trần Thái
Tông, Lý Bôn, Lê Lợi, Lý Thường
Kiệt đi đường 39B (ĐT.458) đi quốc lộ 37B đi đường Đồng Châu qua Khu Công nghiệp Tiền Hải đến Khu du lịch Đồng Châu.
+ Tuyến
số 02 theo lộ trình: Từ phố Quang Trung, thành phố
Thái Bình đi qua các phố Lý
Bôn, Trần Thái Tông, đường Long Hưng đi theo quốc lộ 10, quốc lộ 39, đường tỉnh 456 (đường trục
1) đến thị trấn Điêm Điền đi
xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy.
+ Tuyến
số 05 theo lộ trình: Từ phố Quang Trung, thành phố
Thái Bình đi qua các phố Lý
Bôn, Trần Thái Tông, đường Long Hưng đi theo quốc lộ 10, quốc lộ 39 đến xã Thái Thượng,
huyện Thái Thụy.
- Điều
chỉnh các tuyến nội tỉnh:
+ Tuyến
01A trên cơ sở tuyến 01 điều chỉnh bổ sung thành tuyến
mới với lộ trình: Thành phố Thái
Bình đi huyện Tiền Hải đến Cồn Vành hoạt
động xen kẽ cùng với tuyến 01.
+ Tuyến
02A trên cơ sở tuyến 02 điều chỉnh bổ sung thành tuyến
mới với lộ trình: Thành phố Thái
Bình đi thị trấn Diêm Điền
đến xã Thụy Xuân, xã Thụy Tân,
huyện Thái Thụy
hoạt động xen kẽ cùng với tuyến 02.
+ Tuyến
06 điều chỉnh bổ sung kéo dài từ thị trấn Hưng Hà đến thị
trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà theo
lộ trình: Chùa Keo đi thị trấn Vũ Thư đi theo đường Hùng Vương đến thành phố Thái Bình đi
đường 223 (ĐT.454) đi đường 226
(ĐT.453) đi theo quốc lộ 39 đến thị trấn Hưng Nhân.
- Bổ
sung mới các tuyến nội tỉnh:
+ Tuyến
07 theo lộ trình: Từ thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải đi theo quốc
lộ 37B đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy.
+ Tuyến
12 theo lộ trình: Từ phà Cồn Nhất đi Bến xe chợ Gốc đi theo quốc lộ 37B
đến thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đi đường 222 (ĐT.457) qua Cầu Trà Giang đến
Ngã ba Đọ đi theo quốc lộ 10 qua xã An Lễ,
thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ đến Khu công nghiệp
cầu Nghìn.
- Các tuyến
xe buýt kế cận (nối với các
tỉnh liền kề):
+ Tuyến
04 phát triển thành tuyến buýt
kế cận theo lộ trình: Từ
phố Quang Trung đi đường Ngô Thì Nhậm, Lý
Bôn đi theo quốc lộ 10 đi đường tỉnh
396B (đường 217) đến Cầu Hiệp sang tỉnh Hải Dương.
+ Tuyến
08 kế cận theo lộ trình: Từ thành
phố Thái Bình đi thị trấn Vũ Thư sang Thành phố Nam Định.
+ Tuyến
03 phát triển thành tuyến buýt
kế cận theo lộ trình: Từ
phố Quang Trung đi đường Ngô Thì Nhậm, Lý
Bôn đi theo quốc lộ 10 đến Quốc lộ
39 đi Triều Dương sang Hưng Yên.
b. Quy hoạch mạng lưới xe buýt đến 2030:
Phát triển
thêm 8 tuyến xe buýt,
trong đó có 02 tuyến xe liền kề kết
nối với các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng; 03 tuyến xe buýt nội đô và vùng phụ cận, nâng
tổng số tuyến buýt thành 19 tuyến, trong đó có 5 tuyến liền kề. Cụ thể như sau:
- Các tuyến
nội đô và vùng phụ cận:
+ Tuyến
9 theo lộ trình: Chạy theo vành đai
thành phố
+ Tuyến
10 theo lộ trình: Chạy dọc thành phố theo đường 10 cũ
+ Tuyến
11 theo lộ trình: Chạy dọc thành phố theo đường 223 (ĐT.454)
- Các tuyến
xe buýt nội tỉnh:
+ Tuyến
xe buýt số 07A theo lộ trình:
Từ thị trấn Tiền Hải đi theo quốc
lộ 37B, ĐT.464 qua Bến xe Đông Long,
huyện Tiền Hải đi theo đường ven
biển đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy.
+ Tuyến
xe buýt số 13 theo lộ trình:
Từ thị trấn Diêm Điền
đi theo quốc lộ 37 mới đi đường Thái Hà
đi đường 224 đến thị trấn Tiên Hưng đi Bến xe Hưng Hà theo quốc lộ 39.
- Các tuyến
xe buýt kế cận (nối với các
tỉnh liền kề):
+ Tuyến
07B trên cơ sở tuyến 07 phát
triển kéo dài sang Hải Phòng theo lộ trình:
Thị trấn Tiền Hải đi theo quốc lộ
37B đến thị trấn Diêm Điền, phát
triển thêm lộ trình đi xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy sang Hải Phòng.
+ Tuyến
12A trên cơ sở tuyến 12 phát
triển kéo dài sang Hải Phòng và Nam Định theo lộ trình: Huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định đi phà Cồn Nhất đến Bến xe chợ Gốc đi quốc lộ 37B đến thị trấn
Thanh Nê, huyện Kiến Xương đi đường 222 (ĐT.457) qua Cầu Trà Giang đến
ngã ba Đọ đi theo quốc lộ 10 đến thị trấn An Lễ, xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ qua Khu công nghiệp cầu Nghìn,
phát triển thêm lộ trình đi thành phố Hải Phòng.
5.2. Quy hoạch hệ thống Bến xe:
a. Quy hoạch bến xe đến 2020:
Tổng số
có 20 bến xe trong đó:
- Thành phố
Thái Bình có 3 bến gồm:
+ Bến hiện
có: Bến xe trung tâm
thành phố, Bến xe Hoàng Hà;
+ Bến mới:
Bến xe cửa ngõ phía Tây.
- Huyện
Vũ Thư có 2 bến gồm 1 bến hiện có và 01 bến mới:
+ Bến xe
Bồng Tiên (hiện có tại Chùa
Keo);
+ Bến xe
Vũ Thư (xây dựng mới tại thị trấn Vũ Thư).
- Huyện
Kiến Xương có 3 bến gồm:
+ Bến hiện
có: Bến xe Chợ Gốc, Bến xe Chợ Lụ;
+ Bến mới:
Bến xe thị trấn Kiến Xương.
- Huyện
Thái Thụy có 2 bến hiện có
gồm:
+ Bến xe
Chợ Lục;
+ Bến xe
Diêm Điền 1.
- Huyện
Tiền Hải có 3 bến gồm:
+ Bến hiện
có: Bến xe Nam Trung, Bến xe Tiền Hải;
+ Bến mới:
Bến xe Đông Long.
- Huyện
Đông Hưng có 01 bến cải tạo nâng
cấp từ Bến xe Đông Hưng.
- Huyện
Hưng Hà có 2 bến gồm:
+ Bến hiện
có: Bến xe Hưng Hà
(chuyển đổi sau khi có bến
Hưng Hà mới);
+ Bến mới:
Bến xe Hưng Hà mới, Bến xe Hưng Nhân.
- Huyện
Quỳnh Phụ có 2 bến gồm:
+ Bến hiện
có: Bến xe Quỳnh Côi;
+ Bến mới:
Bến xe An Bài.
(Tiêu chuẩn
loại bến, diện tích sử dụng thể hiện chi tiết trong quy hoạch)
b. Quy hoạch bến xe đến 2030:
- Trên cơ sở bến xe hiện có xây dựng mới thêm
05 bến gồm:
+ Bến xe
cửa ngõ phía Đông, thành phố Thái
Bình;
+ Bến xe
Diêm Điền 2, huyện Thái
Thụy;
+ Bến xe
Đông Minh, bến xe Cồn Vành,
huyện Tiền Hải và bến xe
Bến Hiệp, huyện Quỳnh Phụ.
- Nhu cầu
quỹ đất: Nhu cầu diện tích đất cho xây
mới các bến
xe sau năm 2020 dự kiến tăng thêm 57.500m2
5.3. Quy hoạch về số lượng xe taxi:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhu cầu về số lượng
taxi dự kiến:
- Giai đoạn
đến năm 2020: Có 800 xe;
- Giai đoạn
đến năm 2030: Có 1200 xe.
Lượng vận
tải hành khách bằng xe taxi trong các giai đoạn này tương ứng
không quá 5% nhu cầu đi lại.
5.4. Quy hoạch về bãi đỗ xe kết hợp điểm đỗ xe taxi:
- Trong giai đoạn từ nay đến
năm 2030 số lượng bãi đỗ xe kết hợp điểm đỗ xe taxi có tổng cộng
36 bãi đỗ xe gồm:
+ Thành phố
Thái Bình: 12 bãi đỗ xe;
+ Huyện
Tiền Hải: 05 bãi đỗ xe;
+ Huyện
Thái Thụy: 03 bãi
đỗ xe;
+ Huyện
Hưng Hà: 04 bãi đỗ xe;
+ Huyện
Quỳnh Phụ: 04 bãi đỗ xe;
+ Huyện
Đông Hưng: 02 bãi đỗ xe;
+ Huyện
Kiến Xương: 02 bãi đỗ xe;
+ Huyện
Vũ Thư: 04 bãi đỗ xe.
- Nhu cầu
quỹ đất:
+ Nhu cầu
diện tích cho bãi đỗ xe dự kiến 139.000m2
5.5 Mô hình trung tâm điều hành vận tải hành
khách:
- Mô hình cơ quan quản lý vận tải hành
khách công cộng thành phố.
- Xây dựng
cơ sở dữ liệu số hóa vận tải hành
khách công cộng tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng
hệ thống quản lý xe buýt thông minh thuộc cơ quan quản lý Nhà nước
và Doanh nghiệp.
- Phát triển
nguồn nhân lực phục vụ hiệu quả trung tâm điều
hành vận tải hành
khách.
6. Nhu cầu vốn
Nhu cầu
vốn đầu tư cho từng giai đoạn theo bảng sau:
TT
|
Hạng mục
|
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)
|
Dự kiến nguồn vốn
|
2013 - 2020
|
2021 - 2030
|
1
|
Bến xe
|
145.500
|
185.000
|
50% DN + 50%
NSNN
|
2
|
Trạm dừng, nhà chờ xe buýt
|
32.075
|
48.480
|
50% DN + 50%
NSNN
|
3
|
Bãi đỗ xe
|
59.000
|
80.000
|
70% DN + 30%
NSNN
|
4
|
Phương tiện
- Xe buýt
- Xe taxi
|
144.000
367.500
|
216.000
400.000
|
100% DN
|
5
|
Tuyên truyền
|
10.000
|
10.000
|
100% NSNN
|
|
Tổng cộng
|
758.075
|
939.480
|
|
Tổng cộng:
- Giai đoạn 2013 - 2020: 758,075 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2020 - 2030: 939,480 tỷ đồng;
7. Các giải pháp, chính sách chủ yếu:
- Củng cố
hoạt động và phát triển mạng lưới xe buýt trên địa
bàn theo từng giai đoạn phù
hợp với tốc độ tăng trưởng dân số và đô thị
hóa, phát triển thêm một số tuyến xe buýt để
tăng tính kết nối. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên cơ sở quy hoạch mạng lưới tuyến đã được
duyệt. Thực hiện đổi mới các phương tiện không
đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn
quy định. Xây dựng các tiêu chí
xe buýt theo đúng quy định. Xây dựng
quy chế đấu thầu, đặt hàng để lựa chọn đơn vị vận chuyển có năng lực
tốt. Xây dựng các định mức và
khung giá trong vận tải hành khách bằng xe buýt cho phù hợp, có
tính đến đối tượng ưu tiên.
- Có các chính sách phát triển vận tải taxi phù
hợp: Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia kinh doanh một cách bình đẳng. Các
phương tiện tham gia vận tải luôn đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đề ra. Phát triển
số lượng xe taxi phải thực hiện đúng theo
quy hoạch đã được
phê duyệt.
- Song song với việc phát triển hệ thống xe buýt, xe taxi, hệ thống bến xe, bãi đỗ và điểm dừng xe buýt luôn được sửa chữa, nâng cấp
theo đúng quy hoạch được duyệt, đáp
ứng nhu cầu và chất
lượng phục vụ khách hàng.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà
nước, năng lực phục vụ người dân: Thành lập Trung tâm điều hành,
kiểm tra giám sát hoạt
động vận tải hành khách công cộng, tăng cường kiểm tra và thực
hiện các biện pháp xử lý vi
phạm trong hoạt động vận tải hành khách công cộng, quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt
động vận tải taxi.
- Khuyến
khích các doanh nghiệp vận tải đầu tư vào hoạt động vận tải hành khách công cộng.
- Chính sách hỗ trợ tài chính nhà nước cho hoạt động vận tải công cộng
bao gồm việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tham mưu hỗ trợ các tuyến
vận tải công cộng mới, Ủy ban nhân
dân tỉnh và các sở,
ngành tham mưu quyết định giá vé vận tải hành
khách, chu ý đến đối tượng ưu tiên.
- Giải
pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng
phương tiện vận tải công cộng, tuyên
truyền lợi ích của
việc vận tải hành khách công cộng và tổ chức đào
tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của của xã
hội.
- Giải
pháp hợp tác quốc tế: Tranh thủ các nguồn
viện trợ của Chính phủ các nước, các
tổ chức quốc tế về lĩnh vực này. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào
tạo nhân lực,
học tập kinh nghiệm và chuyển giao công
nghệ.
Điều 2. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối
hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ
chức công bố công khai quy hoạch đến các huyện, thành phố để quản lý và thực hiện
Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các
Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông
Vận tải, các Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
+ Như Điều 3;
+ Chủ tịch, các PCT
UBND tỉnh;
+ LĐVPUBND tỉnh;
+ Lưu: VT, CN, TH.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Sinh
|