Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 30/2018/QĐ-UBND ưu đãi hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt Khánh Hòa

Số hiệu: 30/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 29/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2018/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 29 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/06/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa tại Tờ trình số 2217/TTr-SGTVT ngày 17 tháng 8 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế ưu đãi trong hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2018 và thay thế Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTV Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: GTVT, Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các ban của HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Khánh Hòa, Đài PT-TH Khánh Hòa;
- TT Công báo tỉnh; TT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, CVNCTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

QUY ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định cơ chế ưu đãi trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm:

1. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

2. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

3. Cơ chế trợ giá, ưu đãi đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

4. Cơ chế trợ giá đối với người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, khai thác dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh;

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh;

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

a) Trẻ em dưới 6 tuổi, Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng, (gọi tắt là đối tượng 1);

b) Học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam đang học các trường trên địa bàn tỉnh có thời gian học từ 12 tháng trở lên; người khuyết tật (trừ người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng), người cao tuổi (theo Luật người Cao tuổi), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. (gọi tắt là đối tượng 2).

Chương II

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH ĐI XE BUÝT

Điều 3: Các tuyến xe buýt hưởng cơ chế ưu đãi

1. Đối với các tuyến xe buýt có trợ giá:

a) Các tuyến xe buýt được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của hành khách bằng xe buýt trong phạm vi nội thành, nội thị (với đô thị từ loại 3 trở lên), hoặc nối giữa đô thị với vùng phụ cận của địa phương liền kề (xã tiếp giáp của huyện liền kề), các tuyến xe buýt kết nối giữa thành thị với các xã thuộc địa bàn huyện nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đảm bảo hoạt động tối thiểu 12 giờ trong ngày, khoảng cách thời gian tối đa giữa hai chuyến là 30 phút trong nội thành, nội thị và 60 phút với các tuyến khác.

Các tuyến này được hưởng cơ chế ưu đãi theo khoản 1- Điều 4, Điều 5, 6,7, 8, 9, 10 và 11.

2. Đối với các tuyến xe buýt thực hiện xã hội hóa:

Các tuyến xe buýt được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của hành khách bằng xe buýt liên huyện, liên tỉnh không được trợ giá từ ngân sách nhà nước (trừ các tuyến thuộc đối tượng tại Khoản 1 Điều này). Được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và các điều 5,7, 8, 9, 10 và 11 dưới đây.

Điều 4: Về đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa, cơ sở hạ tầng, thông tin tuyên truyền phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt.

Hệ thống kết cấu, hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (VTHKCC) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc xã hội hóa:

1. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ các tuyến VTHKCC bằng xe buýt có trợ giá từ ngân sách nhà nước:

a) Căn cứ quy hoạch mạng lưới xe buýt và nhu cầu thực tế, Sở Giao thông Vận tải trình UBND tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt:

- Các điểm dừng, biển báo, nhà chờ, vạch kẻ đường, điểm trung chuyển (có vị trí trong phạm vi nội thành Nha Trang), giao cho nhà đầu tư quản lý và sử dụng.

- Bãi đỗ xe và điểm (bến) đầu, cuối tuyến do doanh nghiệp tự đầu tư được Nhà nước cho thuê đất và được miễn tiền thuê đất theo quy định (trong thời hạn hợp đồng đấu thầu).

b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống các điểm dừng, biển báo, nhà chờ, vạch kẻ đường, điểm trung chuyển từ nguồn chi sự nghiệp giao thông của ngân sách tỉnh phục vụ cho VTHKCC bằng xe buýt đối với các tuyến có trợ giá từ ngân sách.

c) Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh xây dựng Trung tâm điều hành vận tải công cộng (theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg) để thực hiện công tác quản lý nói chung thực hiện việc xây dựng dự toán kinh phí bảo dưỡng sửa chữa nói riêng (trong thời gian chưa có trung tâm, giao cho đơn vị vận tải thực hiện xây dựng dự toán kinh phí bảo dưỡng).

2. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ các tuyến VTHKCC bằng xe buýt xã hội hóa.

Việc đầu tư xây dựng, bảo dưỡng sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ các tuyến VTHKCC bằng xe buýt xã hội hóa do nhà đầu tư (đơn vị vận tải) thực hiện theo hình thức xã hội hóa (trừ cơ sở hạ tầng được sử dụng chung với các tuyến VTHKCC bằng xe buýt có trợ giá từ ngân sách nhà nước trên các đoạn có lộ trình trùng tuyến).

Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi lãi suất vay đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt theo quy định tại Điều 5 dưới đây.

3. Các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá phục vụ cho việc khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện vận tải xe buýt.

Điều 5: Cơ chế, ưu đãi về hỗ trợ tín dụng

1. Hạn mức vay vốn hỗ trợ lãi suất, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển phương tiện phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

a) Hạn mức vay vốn hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 70% tổng vốn đầu tư của dự án.

b) Mức hỗ trợ lãi suất là 100% chênh lệch giữa lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển và phí quản lý sử dụng ngân sách của Quỹ đối với dư nợ của nhà đầu tư.

Mức phí quản lý sử dụng ngân sách do Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành.

c) Thời gian hỗ trợ lãi suất là thời gian cho vay nợ của Quỹ Đầu tư phát triển theo hợp đồng vay vốn nhưng tối đa không quá 15 năm.

2. Trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất vay đầu tư mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thực hiện theo Điều 8, Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06/01/2016 của Bộ Tài chính.

Điều 6: Chính sách trợ giá, cơ chế tài chính

1. Đối với xe buýt có trợ giá:

a) UBND tỉnh áp dụng cơ chế đấu thầu để xác định mức trợ giá (đơn giá trợ giá tính theo km xe hoạt động và tổng mức trợ giá hàng năm cho từng dự án xe buýt có trợ giá) đối với các tuyến xe buýt được triển khai thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh.

b) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở ngành liên quan xây dựng, quy trình nghiệm thu sản phẩm hoạt động của xe buýt có trợ giá, thẩm định mức giá trần (bao gồm vé lượt, vé tháng, vé tập) trình UBND tỉnh ban hành để làm cơ sở thanh toán tiền trợ giá cho doanh nghiệp.

c) Trong quá trình thực hiện nếu có biến động về giá cả nhiên liệu, vật tư, chi phí, tiền lương cơ bản trên 10% hoặc chỉ số CPI trên 7% so với thời điểm đơn vị trúng thầu thì Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Tài chính và các ngành liên quan xem xét, trình UBND tỉnh điều chỉnh đơn giá trợ giá cho phù hợp với thực tế tại một văn bản khác.

d) Hàng quý, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính tiến hành kiểm tra, nghiệm thu xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật làm cơ sở để cấp phát và quyết toán kinh phí trợ giá, mức trợ giá hoặc mức giá vé cho phù hợp.

2. Đối với xe buýt không có trợ giá:

Các tuyến xe buýt thực hiện xã hội hóa doanh nghiệp phải tự cân đối tài chính, không được hưởng chế độ trợ giá từ ngân sách nhà nước (chỉ được được hưởng các chế độ ưu đãi được quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 4 và các điều 5, 7, 8, 9, 10 và 11 dưới đây.

Điều 7: Chính sách hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng xe buýt.

Áp dụng cho tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt có trợ giá và xe buýt không trợ giá

1. Đối với hoạt động xe buýt có trợ giá:

Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng chính sách khi đi xe buýt:

a) Đối tượng 1: Trẻ em dưới 6 tuổi, Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí cho đối tượng này (theo mức giá vé tháng).

- Doanh nghiệp, HTX phát hành thẻ ưu tiên cho đối tượng 1. Căn cứ vào hồ sơ và số lượng thẻ ưu tiên Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp, HTX thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ.

b) Đối tượng 2: Học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam đang học các trường trên địa bàn tỉnh có thời gian học từ 12 tháng trở lên; người khuyết tật (trừ người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng), người cao tuổi (theo Luật người Cao tuổi), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% thông qua vé tháng (1 tuyến, 2 tuyến và liên tuyến).

- Vé tháng 1 tuyến quy đổi bằng 60 lượt, 2 tuyến bằng 90 lượt và liên tuyến bằng 120 lượt.

- Giá vé tháng do doanh nghiệp, HTX đăng ký nhưng tính quy đổi ra giá cước một lượt đi tối đa bằng 70% vé lượt.

Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp, HTX thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ.

2. Đối với hoạt động xe buýt không trợ giá:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng chính sách khi đi xe buýt theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Để hành khách thuộc đối tượng ưu tiên được hưởng chế độ ưu đãi thì doanh nghiệp, HTX phải xây dựng mức trần giá vé tháng từng tuyến, gửi Sở Giao thông Vận tải và Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

3. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, HTX phát hành vé tập để hỗ trợ người dân sử dụng. Vé tập: 1 tập bằng 100 vé lượt, có giá trị trong năm phát hành, giá vé tập bằng 70% giá vé lượt thông thường.

4. Cơ chế hỗ trợ:

Kinh phí hỗ trợ các đối tượng chính sách từ ngân sách tỉnh, thanh toán thực hiện theo mức quy đổi mỗi quý 1 lần chậm nhất vào ngày 15 quý tiếp theo.

Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính giám sát, kiểm tra việc thanh toán qua vé ưu tiên.

Điều 8: Cơ chế ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Thuế giá trị gia tăng:

Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt thuộc đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thu nhập của doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì được hưởng ưu đãi về thuế suất theo điểm a, khoản 1, điểm a, khoản 3, Điều 15, được miễn giảm thuế theo điểm a, khoản 1, khoản 3 Điều 16; Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ).

3. Miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Điều 9: Cơ chế ưu đãi về phí cầu đường và giá dịch vụ lưu đậu xe

1. Doanh nghiệp, HTX vận tải khách công cộng bằng xe buýt được miễn phí cầu đường bộ.

2. Giá dịch vụ lưu đậu khi chờ đón, trả khách ở các bến xe khách do Nhà nước giao quyền sử dụng đất không thu tiền thuế đất và miễn tiền thuê đất, thực hiện theo giá dịch vụ ra vào bến xe do UBND tỉnh quy định. Trong đó doanh nghiệp, HTX vận tải khách công cộng bằng xe buýt chi trả 50% chi phí đối với giá dịch vụ lưu đậu khi chờ đón, trả khách ở các bến xe khách, bãi đỗ xe có thu phí, 50% chi phí còn lại cho dịch vụ này được ngân sách hỗ trợ thanh toán.

Điều 10: Cơ chế ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu đãi trong thuê đất

1. Các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt được miễn tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án (thời gian hợp đồng trúng thầu) để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng) phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng theo Điểm h khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê).

2. Đối với diện tích không sử dụng vào mục đích nêu trên (nếu có) phải nộp tiền thuê đất theo quy định hiện hành.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trách nhiệm ưu tiên, bố trí các vị trí, diện tích đất phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: Bến (trạm) đầu, cuối tuyến (bãi tập kết xe, nhà chờ, nhà điều hành (nếu có) phục vụ xe buýt dựa trên Quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thi công các điểm đầu, cuối tuyến, các điểm dừng, nhà chờ, đặt biển quảng cáo, tuyên truyền về xe buýt...

Điều 11: Chính sách ưu đãi đối với xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch

1. Miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch, (trích dẫn khoản 2, điều 5, Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg)

2. Các chính sách chế độ ưu đãi, miễn giảm khác đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch được áp dụng theo quy định hiện hành.

3. Đối với các đơn vị tham gia đấu thầu tuyến mới, UBND tỉnh sẽ xem xét ưu tiên cho các đơn vị sử dụng phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch và khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách công cộng bằng xe buýt đang khai thác thay thế, đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12: Trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tỉnh và nhà đầu tư.

1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quy định này chủ trì tham gia ý kiến và hướng dẫn các nhà đầu tư khi được yêu cầu; đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh cần xử lý.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất xử lý hồ sơ ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư; tổng hợp, đề xuất kế hoạch vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay trình UBND tỉnh phê duyệt; tiếp nhận, thẩm định và trình dự án đầu tư theo quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Cục thuế tỉnh và các cơ quan liên quan thẩm định phương án giá cước vận chuyển xe buýt, trình UBND tỉnh quyết định; kiểm tra giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm về lĩnh vực giá; thực hiện việc thanh toán các khoản hỗ trợ từ ngân sách đối với hoạt động xe buýt.

4. Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện các ưu đãi đầu tư về thuế quy định tại Điều 8, Điều 11 Quy định này.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất hoặc giao đất và ưu đãi về đất đai theo quy định.

6. Nhà đầu tư thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có trách nhiệm cung ứng dịch vụ công ích theo chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện đúng cam kết về số lượng, chất lượng và bán đúng giá vé do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

7. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các sở quản lý chuyên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt thực hiện theo quy định tại Quyết định này.

Điều 13. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các nhà đầu tư phản ánh với Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 30/2018/QĐ-UBND ngày 29/08/2018 quy định về cơ chế ưu đãi trong hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.710

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.253.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!