Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 16/2021/QĐ-UBND bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hệ thống đường tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 16/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Bùi Văn Khắng
Ngày ban hành: 05/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2021/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đi, bsung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bsung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đi, bsung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bsung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần đường, tuần kim để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 331/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 01 năm 2021, Báo cáo thẩm định số 341/BC-STP ngày 08 tháng 12 của 2020 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và thay thế Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- V0-V3.GT
1;
- Lưu: VT, GT1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khắng

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của y ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về quản lý và bảo vkết cấu htầng giao thông đường bộ đối với hệ thng đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đi với hệ thng đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã). Cơ quan chuyên ngành quản lý đường bộ của tỉnh là Sở Giao thông vận tải.

2. Đơn vị thực hiện bảo dưỡng đường bộ là các tổ chức có đủ năng lực và giy phép kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và bảo trì các công trình giao thông được giao kế hoạch, đặt hàng hoặc tham gia và trúng thu thực hiện các hợp đng quản lý và bảo trì đường bộ.

3. Các cụm từ “Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, đường tnh, đường huyện, đường xã, đường chính, đường nhánh, đường gom” được giải thích tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Chương II

PHẠM VI QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ

Điều 4. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã

Thực hiện theo Chương V, Nghị định 11/2010/NĐ-CP và Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Cấp kỹ thuật đối với hệ thống đường tỉnh theo Quyết định số 4818/QĐ- UBND ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh và Quyết định công bhàng năm của Sở Giao thông vận tải; hệ thống đường huyện, đường xã do UBND cấp huyn công bố.

Điều 5. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sở Giao thông vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh.

2. UBND cấp huyện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường huyện; phối hợp với Sở Giao thông vn tải thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh trên địa bàn.

3. UBND cấp xã quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã; phối hợp với các cơ quan, đơn vi liên quan thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn.

Điều 6. Sử dụng, khai thác trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ

1. Đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ chỉ dành cho xây dựng công trình đường bộ. Các công trình sử dụng, khai thác cho mục đích an toàn giao thông và các công trình thiết yếu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT không thbố trí ngoài phạm vi đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ khi xây dựng phải được Cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thẩm quyền chấp thuận và cấp phép.

2. Việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang ATĐB tuân theo Điều 26, Điều 28 Nghđịnh 11/2010/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ.

3. Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hệ thng đường gom nm ngoài hành lang an toàn đường bộ. Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào đường bộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đu nối trong quy hoạch.

4. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyn và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy gây xói lở mất an toàn công trình cầu, cầu phao, bến phà, kè chính trị dòng nước và kè chống xói nn đường.

5. Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng phải theo đúng các quy định tại Khoản 1,2,3,4,5 Điu 28 của Nghị đỊnh 11/2010/NĐ-CP .

6. Nghiêm cấm các hoạt động phá hoại công trình đường bộ, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ được quy định tại Điu 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Điều 7. Khoảng cách công trình xây dựng đến công trình đường bộ và công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ

1. Khoảng cách các công trình (như nhà máy, xí nghiệp, lò gạch, lò vôi, chợ, cơ sở sản xuất có vùng ảnh hưởng khói bụi, ô nhim không khí, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa ...) đến công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định 11/2010/NĐ-CP. Ngoài ra phi đảm bảo các yêu cầu về môi trường, vệ sinh mặt đường và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường.

2. Các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn đường bộ, khi Cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thẩm quyền yêu cầu thì chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng phải khắc phục, sửa chữa kịp thời. Trường hợp chủ công trình hoặc chủ sử dụng không thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU, CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ, BIỂN QUẢNG CÁO TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN VÀ ĐƯỜNG XÃ

Điều 8. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã đang khai thác.

1. Danh mục các công trình thiết yếu và các quy định về công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 12 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT và Thông tư 35/2017/TT-BGTVT.

2. Chủ đầu tư hoặc Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình gửi đến cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thẩm quyền.

3. Quy định thẩm quyền chấp thuận:

a) UBND tỉnh chấp thuận công trình thiết yếu đối với công trình trọng điểm được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trên cơ sở có ý kiến thm định của Sở Giao thông vận tải.

b) Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với các công trình thiết yếu trên tuyên liên quan đến đường tỉnh.

c) UBND cấp huyện chấp thuận đối với các dự án công trình thiết yếu trên tuyến liên quan đến đường huyện, đường xã trên địa bàn quản lý.

4. Trình t, cách thức và thành phần hồ sơ xin chấp thuận thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BGTVT .

Điều 9. Cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường xã đang khai thác

Thực hiện theo quy định ti Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BGTVT ; Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thi công là Sở Giao thông vận tải đối với các tuyến đường tỉnh và UBND cấp huyện đối với đường huyện, đường xã trong phạm vi quản lý.

Điều 10. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo

Các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo hoặc nắn chính tuyến, xây dựng tuyến tránh, chủ đầu tư dự án nghiên cứu tuân thủ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT Các cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thm quyền được quy định tại Điều 5 của Quy định này.

Điều 11. Chấp thuận và cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của đường tỉnh, đường huyện, đường xã đang khai thác

1. Việc chấp thuận và cấp phép thi công xây dựng biển qung cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của đường tỉnh, đường huyện, đường xã đang khai thác thực hiện theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT .

2. Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo đối với đoạn, tuyến đường tỉnh. UBND cấp huyện cấp phép thi công xây dựng bin quảng cáo trên tuyến liên quan đến đường huyện, đường xã trên địa bàn quản lý.

Điều 12. Xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường tỉnh, đường huyện, đường xã đối với đường đang khai thác

1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dán xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường hoặc cu trong phạm vi đất dành cho đường bộ (trừ dự án do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tại Điều 5 Quy định nay là cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư), Chủ đầu tư dự án gửi hsơ đề nghị chấp thuận đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.

2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải lập hồ sơ để đề nghị cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thẩm quyền cấp giấy phép thi công, bảo đảm an toàn giao thông; hồ sơ đề nghị cấp phép thi công thực hiện theo Khoản 3 Điều 18 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT .

3. Tổ chức, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo dưng thường xuyên công trình đường bộ khi thực hiện thi công xây dựng trong phạm vi đường bộ đang khai thác không phải xin cấp phép nhưng phải nghiêm chính thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, theo qui định của ngành đường bộ. Các công trình đường bộ do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý, bảo trì, UBND cấp huyện quy định đphù hợp với pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.

Điều 13. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính

Theo quy định tại Điều 19, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BGTVT.

Chương IV

ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG TỈNH

Điều 14. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh

1. Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh bao gồm các loại:

a) Đường huyện, đường xã, đường đô thị;

b) Đường chuyên dùng: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp;

c) Đường gom, đường nối từ đường gom;

d) Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng du, đường đấu nối trực tiếp từ các công trình đơn lẻ.

2. Nguyên tắc đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh

a) Trên cơ sở Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh UBND huyện chủ động xây dựng quy hoạch các điểm đu nối; trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt phải có văn bản thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.

b) Riêng các điểm đấu nối đường tỉnh cho các công trình trọng điểm được UBND tỉnh quy định. Chủ đu tư chủ động phối hợp với UBND cấp huyện, Sở Giao thông vận tải xây dựng quy hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt.

c) Đối với công trình nhà ở được xây dựng mới không dược phép đấu nối trực tiếp vào đường tỉnh mà phi thông qua đường nhánh; các đường đấu nối từ nhà ở vào đường tỉnh, đã có từ trước phải xoá bỏ dẫn và thay thế bằng đường gom theo quy hoạch các đim đấu nối dã được phê duyệt.

3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh.

Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề cùng phía của đường nhánh vào đường tỉnh (đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, đường dn ra, vào trạm dừng nghỉ, đường gom) được thực hiện như sau:

a) Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch đã được cơ quan có thm quyền về quy hoạch đô thị phê duyệt.

b) Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị: Trường hợp có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, Chủ đầu tư căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt phải có văn bản thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải về đảm bo trật tự an toàn giao thông và phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh.

4. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thực hiện theo quy định về thiết kế nút giao tại Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế đường ô tô.

5. Đấu nối đường nhánh vào dự án đường tỉnh được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh.

a) Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư công trình phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố có dự án đi qua để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường tỉnh được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô; đng thời gửi phương án thiết kế tuyến đến Sở Giao thông vận tải đối với đường tỉnh để xin ý kiến để điều chnh cho phù hợp.

b) Căn cứ phương án thiết kế tuyến của dự án Chủ đầu tư phải lập hồ sơ danh mục các điểm đấu nối (kể cả cửa hàng xăng dầu) theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và gửi đến Cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thẩm quyền để được thỏa thuận các vấn đề có liên quan; căn cứ ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thm quyền nói trên đcó cơ sở trình cấp đu tư phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.

6. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đang khai thác: Chủ đầu tư công trình căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương để lập quy hoạch các điểm đấu nối, thoả thuận với Cơ quan phân cấp quản lý tuyến đường theo thẩm quyền và phê duyệt quy hoạch để triển khai thực hiện.

7. Sau khi có quy hoạch đấu nối, trước khi thi công đấu nối Chủ đầu tư công trình phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh để cấp phép thi công.

8. Đấu nối đường gom vào đường tỉnh.

a) Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ hoặc các dự án khác xây dng dọc đường bộ phải năm ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom ni từ dự án vào các đường nhánh; Trường hợp không có đường nhánh, được đấu nối trực tiếp đường gom vào đường tỉnh, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu gia hai điểm đấu nối vào đường tỉnh.

b) Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, có thxem xét cho phép một phn đường gom nằm trong hành lang an toàn đường tỉnh. UBND tỉnh quyết định đối với hệ thng đường gom đường tỉnh, trên cơ sở đxuất của UBND cấp huyện và ý kiến thẩm định của Sở Giao thông vận tải.

9. Trong trường hợp đặc biệt tại những vị trí đấu nối thuộc đoạn tuyến không đủ điều kiện làm đường gom, chủ đu tư dự án báo cáo Sở giao thông vận tải chấp thuận cho phép đấu nối trực tiếp với đường tỉnh. Thiết kế nút giao đu nối phải có giải pháp mở rộng mặt đường bắt buộc phải thiết kế làn chuyển tốc tại khu vực đu ni và b trí đy đủ hệ thng báo hiệu.

Điều 15. Đấu nối vào đường huyện, đường xã

1. Đấu nối vào đường huyện: Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chủ đu tư có trách nhiệm xây dựng quy hoạch các điểm đu ni; trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt phải có văn bản thẩm định của Sở Giao thông vận tải về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tính phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh. Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm theo quy định của phát luật.

2. Đấu nối vào đường xã: Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm quyết định phê duyệt đối với các điểm đu ni vào đường xã trên cơ sở quy hoạch của địa phương và có ý kiến chấp thuận của UBND cấp huyện.

Điều 16. Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh

Quy hoạch các điểm đấu nối bao gồm việc xác định vị trí và hình thức giao cắt giữa đường tỉnh với đường nhánh để xây dựng các nút giao thông và phương án tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm đấu nối trước khi thoả thuận với Sở Giao thông vận tải. Nội dung của công tác quy hoạch các điểm đu ni như sau:

1. Thu thập thông tin về cấp kỹ thuật hiện tại và cấp kỹ thuật theo quy hoạch của đường tỉnh cần đấu nối.

2. Khảo sát, thống kê:

a) Các đường nhánh hiện có theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Quy định này. Xác định các điểm đấu nối đường nhánh đã được và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; Các vị trí điểm đấu nối phù hợp với quy định về nút giao thông của Tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô.

b) Thống kê các đoạn tuyến đường tỉnh trong đô thị, ngoài đô thị; tng hp các đoạn tuyển không đủ quỹ đất để xây dựng đường gom, các công trình và điều kiện địa hình cản trở việc xây dựng đường gom liên tục theo chiều dài đường tỉnh.

c) Các đường nhánh có mặt cắt ngang nhhơn hoặc bằng 2,5m (hai mét năm mươi) đã đấu nối tự phát vào đường tỉnh trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 có hiệu lực, chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, chưa có nhu cu cải tạo, mở rộng điểm đấu nối vào đường tỉnh để có lộ trình xóa bỏ phù hợp quy định.

d) Ca hàng xăng dầu đã xây dựng theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng du do cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trong đó, phân loại cửa hàng xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không cho phép sử dụng tạm thời hành lang an toàn đường bộ để làm đường dẫn ra, vào.

3. Tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng địa phương về một số nội dung như: Sphù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch về sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đất xây dựng đường gom; quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu có liên quan đến việc khai thác sử dụng các điểm đấu ni.

4. Quy hoạch các điểm đấu nối của mỗi tuyến đường tỉnh được lập thành bộ hồ sơ riêng để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý. Hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối nối gồm:

a) Thuyết minh quy hoạch các điểm đấu nối:

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực hai bên đường tỉnh được quy hoạch các điểm đấu nối;

- Hiện trạng của tuyến đường tỉnh: cấp đường, điểm đầu, điểm cuối; các vị trí đặc biệt (như khu vực nội thành, nội thị, cu lớn, điểm giao cắt với đường sắt ); tình hình sử dụng hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông trên đoạn tuyến; các thông tin về quy hoạch của tuyến đường;

- Bản giải trình lý do các đường gom nm trong hành lang an toàn đường b; lý do các điểm đấu nối trong quy hoạch nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định;

- Quy hoạch hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

- Quy hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc các đô thị có đường tỉnh đi qua (nếu có);

- Ý kiến của Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý đường tỉnh đối với nội dung của quy hoạch các điểm đấu nối.

b) Bảng quy hoạch các điểm đấu nối:

- Bảng tổng hợp một số nội dung cơ bản về hiện trạng và quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh;

- Bình đồ thể hiện các nội dung của bảng tổng hợp quy hoạch các điểm đấu nối.

5. Thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối.

Sở Giao thông vn tải nghiên cứu hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối của UBND cấp huyện để xem xét thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối; gửi văn bản đề nghị thỏa thuận kèm theo 01 (một) bộ hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối (cả File điện tử của hồ sơ quy hoạch) về Sở Giao thông vận tải.

6. Kinh phí lập quy hoạch các điểm đấu nối áp dụng định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các sản phẩm chủ yếu theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh

1. Căn cứ văn bản thoả thuận của Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch các điểm đu nối; UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch; gửi hồ sơ quy hoạch đấu nối đã được phê duyệt về Sở Giao thông vận tải để phối hợp thực hiện.

2. Khi cn xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng điểm đấu nối có trong quy hoạch, căn cứ văn bản cho phép sử dụng điểm đấu nối của UBND cấp huyện, tổ chức, cá nhân sử dụng điểm đấu nối lập hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Quy định này để được giải quyết.

3. Sau khi xây dng mới hoặc cải tạo, mở rng các điểm đấu nối theo quy hoạch các điểm đấu nối được phê duyệt, UBND cấp huyện phải xóa bỏ các điểm không đảm bảo khoảng cách tối thiu ở lân cận điểm đấu nối đó.

4. UBND cấp huyện đã có thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối với Sở Giao thông vận tải hoặc đã gửi hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối về Sở Giao thông vận tải (theo dấu bưu điện) trước ngày Quy định này có hiệu lực, nếu thấy cần thiết phải điều chnh, bsung cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT , Thông tư 35/2017/TT-BGTVT và Quy định này, gửi hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối điều chỉnh về Sở Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.

5. Nút giao đấu nối vào đường tỉnh đang khai thác chỉ được thi công sau khi đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông theo quy định, có giấy phép thi công do Sở Giao thông vận tải cấp.

Điều 18. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông đấu nối vào đường tỉnh

1. Chủ công trình, dự án được giao sử dụng điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào đường tỉnh. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao; trong đó, cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo (bản chính), theo mẫu tại Phụ lục của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ;

b) Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được UBND cấp huyện phê duyệt; hoặc văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải cho phép đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đối với các trường hợp đường tỉnh chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh được phê duyệt;

c) Văn bản của UBND cấp huyện giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Sở Giao thông vận tải chưa xác định rõ chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;

d) Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập.

đ) Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào vào đường tỉnh đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt thiết kế kỹ thuật, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.

3. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành, nếu quá 12 tháng, làm đơn đnghị gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ;

b) Thời gian giải quyết: trong 10 ngày làm việc ktừ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

c) Thời gian gia hạn: chỉ gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng.

4. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công theo trình tự qui định tại Điều 13 của Quy định này sau đó thi công, nghiệm thu và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.

5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bn vng kết cấu công trình đường bộ; Nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để Sở Giao thông vận tải lưu trữ và bsung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

6. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đnghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa cha định knút giao phải thực hiện đề nghị cấp phép thi công theo trình tự quy định tại Điều này.

Điều 19. Đấu nối tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác

1. Đối với dự án, công trình xây dng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đu ni tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vt liệu, vn chuyn thiết bị máy móc. Chủ công trình, dự án phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh và thi công xong phải có trách nhiệm hoàn trả nguyên trạng hành lang ban đu. Thành phần hsơ chấp thuận gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thun đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm;

b) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);

c) Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.

d) Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bng văn bản.

2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm quy định tại Khoản 1 Điều này bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thgia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chđầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu và thực hiện đấu nối theo đúng quy hoạch được duyệt.

3. Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom ni từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các đim đấu nối đã được phê duyệt.

Điều 20. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ

Thực hiện theo Điều 29 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT và khoản 13 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT .

Điều 21. Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BGTVT .

Chương V

BẢO ĐẢM GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG KHI THI CÔNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC; THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 22. Đảm bảo giao thông và an toàn giao thông khi thi công trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác

Thực hiện theo Chương VI Thông tư 50/2015/TT-BGTVT.

Điều 23. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông

Thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT .

Điều 24. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông

1. Cơ quan có thm quyền quyết định đầu tư, quyết định dự án phải tổ chức thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Điều 54, Điều 55 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT.

2. Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo.

3. Các đơn vị được giao quản lý đường bộ, nhà đầu tư dự án PPP, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ đối với công trình đường bộ đang khai thác.

4. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án không bằng vốn nhà nước hoặc có đường chuyên dùng phải tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông theo quy định hiện hành.

5. Cơ quan thẩm định chuyên ngành về an toàn giao thông là Sở Giao thông vận tải.

Điều 25. Căn cứ làm cơ sở thực hiện thẩm định ATGT và các bước trình tự thực hiện công tác thẩm định an toàn giao thông qua các giai đoạn thực hiện dự án và báo cáo công tác thẩm tra ATGT

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ; Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62 và Điều 63 Chương VII Thông tư 50/2015/TT-BGTVT .

Các biểu mẫu và danh mục các bước thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 6 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT .

Chương VI

 TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Điều 26. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo phân cấp

1. Phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm và sử dụng trái phép công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ. Đng thời phải có trách nhiệm chính trong công tác quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.

2. Kiểm tra giấy phép thi công, phát hiện và lập biên bản vi phạm, đình chỉ hành vi vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

3. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án thực hiện việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, lập hồ sơ và bàn giao cho UBND huyện và UBND cấp xã quản lý và bảo vệ theo cấp quản lý.

4. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân được giao quản lý đường thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Khi phát hiện vi phạm phải thực hiện đúng quy trình xử lý vi phạm quy định tại Chương V Quy định này. Thường xuyên kim tra phát hiện các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ, yêu cầu chủ công trình, chủ sử dụng phải khắc phục kịp thời. Trường hợp chủ công trình, chủ sử dụng không tự giác thực hiện, Đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường bộ phải lập hsơ kiến nghị UBND cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật.

5. Hàng tháng xây dựng kế hoạch phối hợp với Thanh tra giao thông, Đội kim tra xây dựng và trật tđô thị, chính quyền UBND cấp xã và đnghị UBND các cấp giải toả vi phạm đối với các công trình tạm như lu, quán, hàng rào trong phạm vi tuyến đường phân cấp quản lý.

6. Bàn giao mặt bằng thi công cho các tổ chức cá nhân được cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác. Trực tiếp giám sát việc thực hiện phạm vi thi công, các quy định đảm bảo an toàn giao thông tại Quy định này và trong Giy phép thi công. Phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và báo cáo kịp thời với Cơ quan quản lý đường bộ việc các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong khi thi công hoặc quá trình thi công gây ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ.

7. Định khàng tháng tổng hợp báo cáo Cơ quan quản lý đường bộ về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ.

8. Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý:

a) Hồ sơ quản lý hành lang an toàn bao gồm tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, an toàn giao thông; vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm;

b) Hồ sơ đấu nối đường nhánh phải lập riêng để theo dõi và cập nhật bổ sung các vi phạm liên quan đến đấu nối đường nhánh để làm việc với các cấp có thẩm quyền và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn giao thông đưng bộ;

c) Lập hsơ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hồ sơ hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật nm trong hành lang an toàn đường bộ, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.

9. Thực hiện việc khoán công tác quản lý với người lao động trên từng km với các nội dung công việc cụ th, trong đó có việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ.

Lãnh đạo đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường bộ nếu thiếu trách nhiệm, không xử lý các vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường quản lý thì tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu hình thức xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thẩm định hoặc thoả thuận quy hoạch việc xây dựng đối với các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông; thẩm định an toàn giao thông đường bộ.

2. Trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

4. Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác quản lý đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh; hướng dn UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường huyện, đường xã.

5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh.

6. Phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải tỏa các công trình trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường tỉnh.

7. Hướng dn, kiểm tra việc lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh, quc lộ của đơn vị quản lý đường bộ theo đúng quy định, thời gian.

8. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị quản lý đường bộ theo các quy định.

9. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông:

a) Phối hợp với Công an tỉnh, chính quyền địa phương, đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ, kim soát hoạt động vận chuyển đất, đá, vật liệu xây dựng trên địa bàn quản lý theo quy định;

b) Thực hiện gắn trách nhiệm của Thanh tra viên trong việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông cho từng tuyến đường.

10. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh.

11. Xây dựng kế hoạch ngân sách phục vụ công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ, cắm mốc lộ giới đi với hệ thống đường tỉnh, quc lộ ủy thác; thống nhất với STài chính đưa vào dự toán ngân sách địa phương báo cáo UBND tỉnh trình Hội đng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Giám đc Sở Giao thông vận tải nếu không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.

Điều 28. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phi hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan xử lý kịp thời theo thm quyn các hành vi ln, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh, quc lộ ủy thác.

2. Chủ trì, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác cưng chế, giải toả vi phạm căn cứ vào các hồ sơ vi phạm và văn bản đề nghị giải toả của đơn vị quản lý đường bộ để lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ theo quy định.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các kênh truyn thông của địa phương.

4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm ln chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

5. Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý; quản lý, lập quy hoạch các điểm đấu nối trên địa bàn huyện vào đường tỉnh thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải và ra quyết định phế duyệt.

6. B trí ngân sách hàng năm để thực hiện quản lý và bảo vkết cấu hạ tầng giao thông đường bvà hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường xã; tổ chức cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường quản lý.

7. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch hoạ.

8. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chhoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường xã theo đúng quy định hiện hành.

9. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, lực lượng chức năng thực hiện các quy định của pháp luật và của tỉnh vkiểm soát tải trọng phương tiện, bảo vệ kết cấu hạ tầng trên địa bàn quản lý.

Chủ tịch UBND cấp huyện nếu không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và các hình thức xử lý kỷ luật quy định.

Điều 29. Trách nhiệm của UBND cấp xã

1. Chỉ đạo các lực lượng tích cực, thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường thuộc địa bàn. Phát hiện và phối hợp với đơn vị thực hiện báo dưỡng thường xuyên đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường.

2. Huy động lc lượng tham gia công tác cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo kế hoạch của UBND cấp huyện.

3. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các văn bản về công tác bảo đảm trt tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong các tầng lớp nhân dân.

4. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đt hành lang an toàn đường bộ. Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mc lộ giới, hành lang an toàn đường bộ.

5. Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý.

6. Hàng năm bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn xã; cắm mốc lộ giới đối với đường xã.

7. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

8. Thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mt an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường xã theo đúng quy định hiện hành.

9. Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận ti, đơn vị thực hiện bảo dưng thường xuyên đường bộ trong việc hoàn thiện hsơ vi phạm hành lang an toàn đường bộ để kiến nghị UBND cấp huyện ra quyết định cưng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Chủ tịch UBND cấp xã nếu thiếu trách nhiệm, không xử lý các vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý thì tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu hình thức xử lý trách nhiệm theo quy định.

Điều 30. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu các tuyến đường

1. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường quản lý. Phát hiện và phối hợp với Thanh tra giao thông và các lc lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyn các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường.

2. Huy động lực lượng tham gia công tác cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

3. Tuyên truyền, phbiến và giáo dục nhân dân các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các văn bản về công tác bảo đảm trt tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong các tầng lớp nhân dân.

4. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

5. Hàng năm bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường quản lý.

6. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Điều 31. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan

1. Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng Công an tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; Phi hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý đường bộ trong xử lý, cưỡng chế, giải toả các vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các cơ quan thẩm định khi phê duyệt các dự án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật và cấp Giy chứng nhận đu tư phải tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đối với các dự án quy hoạch, dự án đu tư xây dựng bám ven các tuyến đường tỉnh trước khi phê duyệt phải có ý kiến tham gia bng văn bản của Sở Giao thông vận tải.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vn tải hàng năm bố trí nguồn ngân sách để thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, kinh phí tổ chức giải tỏa vi phạm về hành lang an toàn đường bộ.

b) Kiểm tra việc sử dụng Ngân sách Nhà nước cho việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

4. Sở Xây dng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường b; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND cấp huyện thực hiện chức năng qun lý Nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị.

5. Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch, xây dựng hệ thống trạm xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ tuân thủ theo các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan và địa phương tham mưu với cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc xoá bỏ theo quy hoạch hệ thống trạm xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ thương mại khác theo thẩm quyền.

6. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dn các doanh nghiệp xây dựng công trình viễn thông tuân thủ Quy định này.

7. Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm dành thời lượng đăng tải và thường xuyên phổ biến, tuyên truyền Quy định này.

8. Các s, ban ngành khác căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện; Phối hợp Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các tổ chức cá nhân tuân thủ Quy định này.

Điều 32. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan khác có liên quan

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhim bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ, đơn vị quản lý đường bộ hoặc UBND nơi gần nhất các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tng giao thông đường bộ.

2. Các Hội, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh tuyên truyền và phối hợp các cơ quan hữu quan tuyên truyn các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tới các hội viên, đoàn viên.

Điều 33. Điều khoản thi hành

1. Những nội dung không đề cập trong Quy định này được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tng hợp, báo cáo UBND tỉnh bsung, sửa đổi cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 16/2021/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.900

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.254.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!