BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 16/2005/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội , Ngày 02 tháng 03 năm 2005
|
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN
NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao
thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/06/2004;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24/12/1999 của
ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn Ngành:
"Quy phạm phân
cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chạy tuyến ven biển"
Số đăng ký: 22 TCN
325 - 04
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo. Tiêu chuẩn ngành ban hành kèm theo Quyết định này thay thế
các tiêu chuẩn, quy định có liên quan trước đây của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc
các Sở Giao thông vận tải/Giao thông công chính và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Thế Minh
|
Tài
liệu đính kèm:
Tiêu
chuẩn Ngành 22 TCN 325 - 04.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
22 TCN 325-1: 04
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 1. GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ PHÂN CẤP
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm
vi áp dụng
1.1.1. Quy
phạm này được áp dụng để kiểm tra và phân cấp phương tiện thủy nội địa vỏ thép
trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác, sau đây gọi là tầu, hoạt
động trên tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển, có các đặc trưng sau:
(1) Tầu không
tự hành có chiều dài thiết kế từ 20 mét trở lên.
(2) Tầu tự
hành có tổng công suất máy chính từ 37 kW trở lên, không phụ thuộc vào chiều
dài thiết kế.
(3) Tầu
khách, tầu dầu, tầu có công dụng đặc biệt, không phụ thuộc chiều dài thiết kế
và công suất máy chính.
1.1.2. Những
vấn đề không đề cập trong Quy phạm này phải tuân thủ những quy định ở các phần
tương ứng của Quy phạm Phân cấp và Đóng tầu sông TCVN 5801:2001, áp dụng cho
tầu vỏ thép cấp SI.
1.1.3. Quy
phạm này không bắt buộc áp dụng cho tầu quân sự, tầu thể thao và tầu cá.
1.1.4. Tầu
chở xô khí hóa lỏng và tầu chở xô hóa chất nguy hiểm thì áp dụng các phần tương
ứng 8D và 8E của Quy phạm Phân cấp và Đóng tầu biển TCVN 6259:2003 và Quy phạm
Phân cấp và Đóng tầu sông vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm 22 TCN 281 - 01.
1.2. Thuật
ngữ và định nghĩa
Ngoài các
thuật ngữ và định nghĩa nêu tại 1.2, Phần 1-A của TCVN 5801:2001, Quy phạm này
còn sử dụng các định nghĩa sau:
1.2.1. Tuyến
vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển là tuyến vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải công bố, tổ chức quản lý khai thác, cách bờ không quá 12 hải lý,
sau đây gọi là tuyến ven biển.
1.2.2. Tốc độ
của tầu (v) là tốc độ thiết kế, tính bằng km/h, mà tầu có đáy sạch có thể đạt
được ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính, chạy trên biển lặng, ở trạng
thái ứng với đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất.
1.3. Quy
phạm và tiêu chuẩn
1.3.1. Quy
phạm
Ngoài Quy
phạm này, còn những quy phạm hiện hành sau đây được áp dụng để kiểm tra và phân
cấp trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác các tầu chạy tuyến ven
biển:
- Quy phạm
Phân cấp và Đóng tầu sông TCVN 5801:2001, sau đây gọi là TCVN 5801:2001;
- Quy phạm
Ngăn ngừa ô nhiễm sông do tầu gây ra 22 TCN 264:2000, sau đây gọi là 22 TCN
264:2000;
- Quy phạm
Phân cấp và Đóng tầu biển vỏ thép TCVN 6259:2003, sau đây gọi là TCVN
6259:2003;
- Quy phạm
Phân cấp và Đóng tầu sông vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm 22 TCN 281 -01, sau
đây gọi là 22 TCN 281 - 01.
Trong trường
hợp các quy phạm nêu trên được bổ sung, sửa đổi sau ngày Quy phạm này có hiệu
lực thì các bổ sung sửa đổi đó sẽ được áp dụng trong giám sát kỹ thuật tầu chạy
tuyến ven biển.
1.3.2. Các
tiêu chuẩn khác
Ngoài các quy
phạm nêu trong 1.3.1, trong giám sát kỹ thuật, Đăng kiểm còn sử dụng các tiêu
chuẩn, văn bản pháp quy hiện hành khác có liên quan.
Chương
2
GIÁM
SÁT KỸ THUẬT VÀ PHÂN CẤP
2.1. Quy
định chung
2.1.1. Phần
này được áp dụng trong hoạt động giám sát kỹ thuật và phân cấp tầu chạy tuyến
ven biển nêu ở Mục l.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này.
2.1.2. Ngoài
các quy định về kiểm tra, phân cấp, giám sát kỹ thuật, hồ sơ trình duyệt thực
hiện theo các nội dung tương ứng được nêu ở các phần 1-A và 1-B của TCVN
5801:2001, tầu chạy tuyến ven biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung được
nêu dưới đây
2.1.3. Cơ
quan giám sát kỹ thuật và phân cấp tầu chạy tuyến ven biển là Cục Đăng kiểm
Việt Nam, sau đây gọi là Đăng kiểm.
2.2. Các yêu
cầu bổ sung
2.2.1. Ký
hiệu cấp tầu
Ký hiệu cấp
tầu cơ bản: VR-SB
Trong đó:
VR: biểu
tượng của cơ quan giám sát tầu - Cục Đăng kiềm Việt Nam;
SB: Là ký
hiệu cơ bản định rõ kết cấu và tính năng của tầu được phép chạy tuyến vận tải
đường thủy nội địa ven bờ biển có chiều cao sóng lớn nhất là 2,5 m.
2.2.2. Đăng
ký - trao cấp
Mỗi tầu được
đóng phù hợp với các yêu cầu của Quy phạm này và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác
có liên quan, đều được đăng ký và trao cấp;
Ký hiệu cấp
tầu phải được ghi vào “Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa”.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-2: 04
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 2. THÂN TẦU VÀ TRANG THIẾT BỊ
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này được
áp dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải... tầu chạy tuyến ven biển được quy
định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này.
Ngoài các yêu
cầu được nêu ở các chương: Chương 2, Chương 4, Chương 5 và Chương 6, Phần
2 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ
sung được nêu trong các chương tiếp theo của Phần này.
Chương
2
THÂN
TẦU
2.1. Quy
định chung
2.1.1. Chương
này quy định những kích thước chủ yếu các chi tiết kết cấu cơ bản của thân tầu
được chế tạo bằng thép hàn.
2.1.2. Các tỷ
số kích thước L/D và B/D của tầu không được lớn hơn các trị số cho trong Bảng
2/2.1. Nếu tầu có các tỷ số kích thước lớn hơn quy định nêu trong Bảng 2/2.1
thì kết cấu và kích thước của các chi tiết kết cấu phải được tính toán kiểm tra
bổ sung và phải được Đăng kiểm chấp nhận.
Bảng
2/2.1. Các tỷ số kích thước chủ yếu
Số
thứ tự
|
Loại
tầu
|
L/D
|
B/D
|
01
|
Tầu chở
hàng khô trong khoang, tầu chở hàng lỏng, tầu khách
|
25
|
4,0
|
02
|
Tầu chở
hàng khô trên boong, kể cả boong lửng
|
25
|
4,5
|
03
|
Tầu kéo,
tầu đẩy, tầu phục vu
|
18
|
3,5
|
04
|
Tầu công
trình
|
20
|
4,0
|
2.1.3. Kết
cấu và quy cách chi tiết kết cấu thân tầu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở các
Mục: 2.3; 2.4; 2.5 và 2.6, Chương 2, Phần 2 của TCVN 5801:2001, áp dụng cho
tầu cấp SI Đối với tầu có chiều dài thiết kế lớn hơn 50 m còn phải kiểm tra
bằng tính toán theo các yêu cầu nêu tại Mục 2.2, Chương 2, Phần 2 của TCVN
5801:2001.
2.2. Định
nghĩa và thuật ngữ
2.2.1. Boong
lửng
Boong lửng
của tầu là boong nằm dưới boong chính có chiều cao cách boong chính không quá
nửa chiều cao mạn, đo tại mặt phẳng dọc tâm tầu tại vị trí sườn giữa.
2.2.2. Các
định nghĩa khác về kích thước của tầu như nêu trong Chương 2, Phần 2 của TCVN
5801:2001.
2.3. Vật
liệu
Vật liệu chế
tạo thân tầu phải tuân thủ các yêu cầu được nêu trong Chương 2, Phần 2 của TCVN
5801:2001 đối với tầu vỏ thép.
2.4. Tính
toán độ bền và ổn định kết cấu
Tính toán độ
bền và ổn định kết cấu áp dụng như các quy định tương ứng tại Mục 2.2, Chương
2, Phần 2 của TCVN 5801:2001 đối với tầu cấp SI với yêu cầu bổ sung sau:
Khi tính mô
men uốn bổ sung trên sóng được nêu tại Mục 2.2.1-9 của TCVN 5801:2001, hệ số k1
được lấy như sau:
Chiều
dài tầu, L (m)
|
20
|
60
|
80
|
k1
|
0,0234
|
0,0172
|
0,0154
|
Chú thích:
Với các giá trị trung gian của chiều dài, giá trị kl được xác định bằng nội
suy tuyến tính.
2.5. Kết
cấu thân tầu
2.5.1.
Những quy đinh chung
Các quy định
trong thiết kế kết cấu thân tầu áp dụng như các quy định tương ứng được nêu tại
Chương 2, Phần 2 của TCVN 5801:2001 với các yêu cầu bổ sung sau:
2.5.1.1.
Chiều dầy tối thiểu của các cơ cấu thân tầu lớn hơn chiều dầy tối thiểu của tầu
cùng cỡ cấp SI của TCVN 5801:2001 là 1 mm.
2.5.1.2.
Chiều dầy tối thiểu tôn mạn thượng tầng là 4 mm.
2.5.1.3. Các
kết cấu khỏe như sống chính (boong, dáy), đà, xà ngang khỏe, sườn khỏe, nẹp
khỏe vách... phải dùng thép hàn chữ T. Chiều dầy tấm mép tự do của thép hàn chữ
tư phải lớn hơn chiều dầy tấm thành của nó từ 1 đến 2 mm, còn chiều rộng của
tấm mép tự do phải bằng 10 đến 15 lần chiều dầy của tấm mép đó. Trường hợp dùng
tôn mép bẻ để làm kết cấu thường thì môdun chống uốn chỉ được lấy bằng 85%
môdun tính toán, còn chiều rộng mép bẻ không vượt quá 12 lần chiều dầy tôn bẻ.
2.5.1.4.
Khoảng cách giữa các vách ngang kín nước không vượt quá 6 lần chiều cao mạn
tầu. Trường hợp tầu có mạn kép ở khu vực hầm hàng thì cho phép tăng chiều dài
khoang lên nhưng cũng không được vượt quá 25 m và phải bố trí các vách lửng
hoặc khung giằng ngang cách nhau không quá 8 khoảng sườn.
2.5.1.5. Các
kết cấu dọc gồm đà, xà dọc, nẹp khỏe vách... phải bố trí trên cùng mặt phẳng để
tạo thành khung kín. Đà, xà dọc có quy cách kết cấu như đà, xà ngang khỏe.
2.5.1.6. Sống
chính đáy chỉ gián đoạn tại các vách ngang; Sống chính boong gián đoạn tại các
vách ngang hoặc miệng khoang hàng. Đà ngang khỏe chỉ gián đoạn tại sống chính
đáy, tương tự xà ngang khỏe chỉ gián đoạn tại sống chính boong. Sống phụ (boong
và đáy) gián đoạn tại đà, xà ngang khỏe và khoét lỗ cho đà, xà ngang thường
chui qua; Sống mạn gián đoạn tại sườn khỏe và khoét lỗ cho sườn thường chui
qua.
2.5.1.7.
Trong hệ thống kết cấu ngang của tầu đáy đơn, khoảng cách kết cấu khỏe không
được vượt quá 4 khoảng sườn.
2.5.1.8. Bản
thành của kết cấu khỏe yêu cầu hàn liên tục 2 phía với tôn vỏ.
2.5.2.
Kích thước và kết cấu các cơ cấu thân tầu
Việc tính
toán kết cấu thân tầu được thực hiện như Mục 2.4, Chương 2, Phần 2 của TCVN
5801:2001, riêng đà ngang của tầu đáy đơn được xác định như Mục 2.4.3-1 với các
lưu ý sau:
2.5.2.1.
Trường hợp tính đà ngang khỏe:
K2 = 1 Hệ số;
r = 1,25 Nửa
chiều cao sóng, m
2.5.2.2.
Trường hợp tính đà ngang thường:
cl - Khoảng
cách từ sống chính đến mạn hay vách dọc/dàn dọc có thanh giàng hoặc giữa các
vách dọc/dàn dọc có thanh giàng, lấy giá trị nào lớn hơn;
r - như - 1
trên.
2.5.3. Kết
cấu đáy của tầu đáy đôi
2.5.3.1. Đà
ngang đặc
(1) Khoảng
cách các đà ngang đặc phải bằng bội số của khoảng sườn và không được lớn hơn
2,0 m. Trong buồng máy đà ngang đặc phải đặt tại mỗi khoảng sườn và có chiều
dầy lớn hơn 1 mm so với đà ngang đặc ở khoang giữa tầu.
(2) Lỗ khoét
giảm trọng lượng: Trong phạm vi 0,1B kể từ tôn mạn, đường kính lỗ khoét giảm
trọng lượng ở giữa chiều dài của khoang không được lớn hơn 1/5 chiều cao thiết
diện. Có thể làm lỗ chui cho người nhưng phải viền mép bằng thép lập là có
chiều dầy không nhỏ hơn chiều dầy đà ngang đặc.
(3) Quy định
bổ sung đối với tầu chở hàng nặng (Các loại quặng kim loại...)
Nếu hàng được
bốc xếp bằng gầu ngoạm thì ở mỗi khoảng sườn phải bố trí đà ngang đặc. Nếu hàng
không bốc xếp bầng gầu ngoạm thì bố trí đà ngang đặc cách nhau không quá 2
khoảng sườn. Chiều dầy của đà ngang đặc không được nhỏ hơn 8 mm. Tại đà ngang
đặc phải bố trí các nẹp đứng, khoảng cách giữa chúng với nhau và với sống đáy
không vượt quá 0,75 m. Chiều dầy đáy trong ở trường hợp này phải lớn hơn chiều
dầy đáy trong theo yêu cầu được nêu tại 2.5.1-1 là 1 mm. Việc giảm trọng lượng
đà ngang đặc bằng khoét lỗ được áp dụng như (2) trên.
2.5.3.2. Đà
ngang hở
Tại các mặt
sườn không bố trí đà ngang đặc đều phải đặt đà ngang hở;
Kết cấu của
dà ngang hở gồm dầm ngang đáy trên và dầm ngang dưới, được xác định như 2.4.4-2
Chương 2, Phần 2 của TCVN 5801:2001.
2.5.3.3.
Chiều cao đáy đôi
Chiều cao của
đáy đôi đo tại mặt phẳng dọc tâm tầu, tính từ đường chuẩn đáy, không được nhỏ
hơn 0,8 m.
2.5.4. Kết
cấu boong của tầu chở hàng trên boong và boong lửng
2.5.4.1. Xà
ngang vùng chứa hàng
Môđun chống
uốn xà ngang của tầu chở hàng trên boong và boong lửng được tính như 2.4.6-1
của TCVN 5801:2001 với các lưu ý sau:
d - Khoảng
cách các xà ngang khỏe, khi tính xà ngang khỏe;
- Khoảng
sườn, khi tính xà ngang thường..
Giá trị B1
khi tính xà ngang thường lấy bằng nửa giá trị B1 trong trường hợp
tính xà ngang khỏe;
Trường hợp
tầu chở hàng rời thì môđun chống uốn của xà ngang W, cm3, không được
nhỏ hơn trị số tính theo công thức: W = 115 dB1, trong đó:
B1;
d - Lấy như -1 trên.
2.5.4.2. Quy
cách kết cấu xà dọc phụ không được nhỏ hơn xà ngang khỏe và khoảng cách của
chúng không được lớn hơn 2,2 m.
2.5.5. Kết
cấu boong của tầu chở hàng trong hầm
2.5.5.1. Xà
ngang
Môđun chống
uốn xà ngang của tầu chở hàng trong hầm được tính như 2.4.6-l(3) của TCVN
5801:2001 với các lưu ý sau :
d - Khoảng
cách các xà ngang khỏe, khi tính xà ngang khỏe;
- Khoảng
sườn, khi tính xà ngang thường.
Giá trị B1
khi tính xà ngang thường lấy bằng nửa giá trị B1 trong trường hợp
tính xà ngang khỏe;
2.5.5.2. Quy
cách kết cấu xà dọc phụ không được nhỏ hơn xà ngang khỏe và khoảng cách của
chúng không được lớn hơn 2,2 m.
2.5.6. Miệng
khoét và thành quây miệng khoét
Các yêu cầu
về miệng khoét và thành quây miệng khoét áp dụng như 2.4.6-4, Chương 2, Phần 2
của TCVN 5801:2001 với các lưu ý sau:
2.5.6.1.
Chiều rộng của miệng khoét ở boong không được lớn hơn 0,7 lần chiều rộng của
boong tầu tại nơi có miệng khoét. Trường hợp đặc biệt có thể tăng chiều rộng
của miệng khoét đến 0,8 B nếu tại vùng miệng khoét có biện pháp gia cường cần
thiết và được Đăng kiểm chấp nhận.
2.5.6.2.
Chiều cao của thành miệng khoang hàng tại boong chính không được thấp hơn 450
mm đối với tầu hàng khô và 380 mm đối với tầu hàng lỏng; còn ở trên boong
thượng tầng không được thấp hơn 300 mm.
2.5.6.3.
Chiều dầy của thành miệng khoang hàng, mm, không được nhỏ hơn trị số tính theo
công thức:
t
= 6 + 0,05L
Miệng khoang
hàng phải được gia cường bằng thép hình. Tại mỗi khoảng sườn phải có gân gia
cường bằng thép gắn mép. Nếu thành miệng khoang có chiều cao lớn hơn 750 mm thì
phải bổ sung gân dọc chạy bao quanh thành quầy;
Tại các góc
của miệng khoang hàng cũng như lỗ khoét miệng buồng máy phải được lượn với bán
kính không được nhỏ hơn 1/10 chiều rộng mép boong tại nơi khoét. Trường hợp bán
kính lượn góc nhỏ hơn 610 mm thì phải ốp miếng tôn có chiều dầy không nhỏ hơn
tôn mép mạn và chiều rộng không nhỏ hơn 2 lần bán kính góc lượn.
2.5.7. Kết
cấu nắp hầm hàng
2.5.7.1.
Môđun chống uốn, cm3, của tiết diện giữa nhịp dầm ngang nắp hầm hàng
(không tính dải tôn mép kèm) không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:
W
= 3,6dB12
Trong đó:
d - Khoảng
cách dầm ngang nắp hầm hàng;
B1:
Chiều rộng miệng khoang hàng;
Khoảng cách
dầm ngang nắp hầm hàng không được vượt quá 3 khoảng sườn;
Chiều dầy tôn
nắp hầm hàng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2 mm.
2.5.7.2. Yêu
cầu đối với xà tháo lắp
(1) Đầu kẹp
và ổ để lắp xà phải có kết cấu chắc chắn, chiều rộng mặt tựa ít nhất phải bằng
75 mm. Phải có phương tiện hữu hiệu để đặt và cố định xà.
(2) Từ chỗ
đặt đầu kẹp và ổ đến boong, thành miệng khoang phải được gia cường bằng nẹp.
(3) Nếu dùng
xà trượt thì phải có biện pháp đảm bảo cho xà giữ nguyên vị trí khi miệng
khoang đã được đóng.
Chiều cao
tiết diện và chiều rộng bản mép xà phải tính chọn để không bị mất ổn định
ngang.
Chiều cao
tiết diện mút xà không được nhỏ hơn 0,4 lần chiều cao tiết diện giữa xà hoặc
150 mm, lấy giá trị nào lớn hơn.
Bản mép trên
của xà tháo lắp phải được kéo ra tận mút xà. Trên các đoạn dài ít nhất là 180
mm ở mỗi mút xà, chiều dầy của bản thành phải được tăng lên gấp hai lần so với
chiều dầy bản thành ở giữa nhịp xà hoặc phải được gia cường bằng tấm kép.
(4) Xà tháo
lắp phải có chi tiết để tháo và lấp mà không phải tác động trực tiếp đến xà.
(5) Xà tháo
lắp phải được đánh dấu dể nhận biết vị trí lắp đặt.
2.5.7.3. Yêu
cầu đối với nắp miệng khoang
(1) Mặt tựa
phải rộng ít nhất là 65 mm và nếu cần phải vát để phù hợp với độ dốc của miệng
khoang.
(2) Nắp miệng
không phải có móc nâng tùy thuộc vào trọng lượng và kích thước của nắp, trừ khi
theo kết cấu móc nâng là không cần thiết.
(3) Nắp miệng
khoang phải được đánh dấu rõ ràng chỉ rõ boong, miệng khoang và vị trí lắp đặt
nắp.
(4) Gỗ dùng
làm nắp miệng khoang phải có chất lượng tốt, thớ thẳng, không có mấu, hốc và
nứt.
(5) Các mút
của nắp gỗ phải được bảo vệ bằng đai thép.
2.5.7.4. Yêu
cầu đối với nắp thép hình hộp
(1) Chiều cao
tiết diện của nắp thép hình hộp tại đế không được nhỏ hơn 1/3 chiều cao tiết
diện tại giữa nhịp hoặc không nhỏ hơn 150 mm, lấy trị số nào lớn hơn.
(2) Chiều
rộng mặt tựa của nắp không được nhỏ hơn 75 mm.
(3) Nắp phải
được đánh dấu để nhận biết vị trí lắp đặt.
2.5.7.5. Yêu
cầu đối với nắp thép chịu thời tiết
(1) Chiều cao
tiết diện của nắp thép chịu thời tiết tại đế không được nhỏ hơn 1/3 chiều cao
tiết diện nắp tại giữa nhịp hoặc 150 mm, lấy trị số nào lớn hơn.
(2) Các phương
tiện cố định nắp, đảm bảo tính chịu thời tiết phải được Đăng kiểm chấp nhận.
Các phương tiện đó phải đảm bảo được yêu cầu chịu thời tiết trong bất kỳ điều
kiện nào của biển.
2.5.7.6. Bạt
và các thiết bị cố định dùng cho miệng khoang đóng bằng nắp tháo lắp
(1) ít nhất
phải có hai lớp bạt cho mỗi miệng khoang ở boong chính và ít nhất có một lớp
bạt như vậy cho mỗi miệng khoang ở vùng khác.
(2) Các thanh
chèn bạt phải đủ để cố định căng bạt và phải có chiều rộng không nhỏ hơn 65 mm,
chiều dầy không nhỏ hơn 9 mm.
(3) Nêm phải
làm bằng gỗ cứng hoặc bằng vật liệu tương đương khác. Nêm phải có độ vát không
lớn hơn 1/6. Mũi nêm phải có chiều dầy không nhỏ hơn 13 mm.
(4) Ổ nêm
phải được đặt theo độ vát của nêm, có chiều rộng ít nhất bằng 65 mm và phải
được đặt cách nhau không xa quá 600 mm, tính từ tâm nọ đến tâm kia. ổ nêm ở mỗi
bên phải được đặt cách góc miệng khoang không xa quá 150 mm.
(5) Đối với
các miệng khoét ở boong chính phải có những thanh thép hoặc những phương tiện
tương đương để cố định chắc chắn mỗi miếng nắp miệng khoang khi đã được phủ
bạt. Những nắp có chiều dài lớn hơn 1,5 m phải được cố định ít nhất là hai
thanh thép.
2.5.7.7.
Miệng buồng máy
(1) Miệng buồng
máy phải được bảo vệ bằng vách quây bằng thép.
(2) Chiều dầy
tôn, mm, vách quây không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:
Vùng boong
chính: 6,3S + 2,5;
Vùng boong
thượng tầng: 6,0S + 2,5;
Trong đó: S,
m - Khoảng cách giữa các nẹp.
2.5.7.8. Cửa
vào buồng máy
(1) Cửa vào
buồng máy phải cố gắng đặt ở vị trí được bảo vệ và có cánh cửa bằng thép, có
thể đóng, cố định được cả hai phía.
(2) Chiều cao
của ngưỡng cửa ở vách quây không được nhỏ hơn 450 mm tính từ mặt trên của
boong chính và không nhỏ hơn 380 mm ở boong thượng tầng.
2.5.7.9. Lỗ
khoét vào không gian hàng hóa
Các lỗ khoét
khác vào không gian hàng hóa phải có các phương tiện đóng, thao tác được từ
phía ngoài của không gian đó trong trường hợp có hỏa hoạn. Đối với các lối vào
và các lỗ khoét dán vào bất kỳ không gian nào khác ở trong tầu thì các phương
tiện đóng nối trên phải bằng thép.
2.5.8.
Vách ngang kín nước tối thiểu.
Số
thứ tự
|
Chiều
dài tầu L, m
|
Số
lượng vách
|
01
|
L
£ 40
|
03
|
02
|
40
< L £ 60
|
04
|
03
|
60
< L £ 80
|
05
|
04
|
L
> 80
|
06
|
2.5.9.
Diện tích tiết diện các cơ cấu dọc
Khi kiểm tra
các yêu cầu bổ sung được nêu tại 2.5.1, Chương 2, Phần 2 của TCVN 5801:2001,
thì tổng diện tích tiết diện các cơ cấu dọc được tính như sau:
2.5.9.1.
Trường hợp tầu chở hàng trong hầm thì tính tổng diện tích cơ cấu dọc của boong,
còn nếu tầu chở hàng trên boong hoặc boong lửng thì tính tồng diện tích cơ cấu
dọc của đáy.
2.5.9.2. Hệ
số k1 được lấy như sau:
Chiều
đài tầu, L (m)
|
20
|
50
|
k1
|
13
|
47
|
Chú thích:
Với các giá trị trung gian của chiều dài tầu, kl được xác định bằng nội suy
tuyến tính.
2.5.10.
Tính toán và định mức chấn động
Phần tính
toán và định mức chấn động thân tầu phải tuân thủ các yêu cầu nêu ở 2.6, Chương
2, Phần 2 của TCVN 5801:2001.
Chương
3
THIẾT
BỊ LÁI
3.1. Quy
định chung
3.1.1. Những
yêu cầu của chương này áp dụng cho thiết bị lái có bánh lái dạng lưu tuyến cân
bằng và bán cân bằng.
3.1.2. Những
thiết bị có kết cấu đặc biệt không đúng như quy định trong chương này phải được
Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
3.1.3. Mỗi
tầu phải có thiết bị lái chính và thiết bị lái phụ. Thiết bị lái chính và phụ
phải được bố trí sao cho thiết bị này hỏng không được làm ngừng hoạt động của
thiết bị kia. Thiết bị lái chính cũng như thiết bị lái phụ phải tuân thủ các
yêu cầu được nêu ra tại Chương 12, Phần 3 của TCVN 5801: 2001.
3.1.4. Ngoài
việc phải thỏa mãn các yêu cầu đối với tầu cấp SI được nêu ở Chương 4, Phần 2
của TCVN 5801:2001, còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung dưới đây.
3.2. Yêu
cầu bổ sung
3.2.1. Bánh
lái
3.2.1.1.
Chiều dầy tôn vỏ s, mm, của bánh lái không được nhỏ hơn trị số xác định theo
công thức sau:
s
= kdo + 4
Trong đó:
do
- Đường kính trục lái, mm;
k = 0,025 hệ
số.
3.2.1.2.
Chiều dầy tấm tôn mặt đầu trên bánh lái không được nhỏ hơn 1,5 lần chiều dầy
tấm vỏ bánh lái xác định theo 3.2.1.1 nói trên.
3.2.2. Trục
bánh lái
Khi tính
đường kính trục bánh lái, do, cm, tùy thuộc vào vị trí ổ đỡ, được xác định theo
4.3.1-3, Chương 4, Phần 2 của TCVN 5801:2001, trong đó trị số vận tốc tính
toán của tầu khi đầy tải không nhỏ hơn 14,4 km/h.
3.2.3. Máy lái
cơ giới
Trường hợp
phải dùng máy lái truyền động cơ giới thì công suất của máy lái phải lớn hơn
công suất tính toán là 50%.
Chương
4
THIẾT
BỊ NEO
4.1. Quy
định chung
4.1.1. Những
yêu cầu của chương này áp dụng cho neo và xích neo của tầu cũng như các yêu cầu
đối với máy kéo neo và các chi tiết của thiết bị neo.
4.1.2. Những
yêu cầu của mục này được áp dụng cho neo Hall hoặc neo Hải quân. Trường hợp
dùng neo Matrosop thì có thể giảm khối lượng nhưng không dưới 75% khối lượng
neo Hall, còn neo có ngáng thì lấy bằng 80% khối lượng neo Hall.
4.1.3. Những
vấn đề không đề cập trong phần này thì phải tuân thủ các yêu cầu đối với tầu
cấp SI của TCVN 5801:2001.
4.2. Trang
bị neo và xích neo
4.2.1. Trang
bị neo mũi, xích neo mũi cho tầu phải thỏa mãn các định mức đưa ra trong Bảng
2/4.1 và Bảng 2/4.2.
4.2.2. Đặc
trưng cung cấp để chọn neo phải gần với đặc trưng tính toán nhất.
4.2.3. Khi
xác định khối lượng của mỗi neo trong số 2 neo mũi trang bị cho tầu có thể lấy
khối lượng neo trong Bảng chia đều. Cho phép lấy khối lượng của một neo đến 0,6
lần khối lượng neo tổng cộng trong Bảng 2/4.2, khối lượng còn lại là của neo
kia.
4.2.4. Nếu tỷ
số giữa tổng chiều dài xích neo và chiều dài một tiết xích là số chẵn thì chiều
dài xích của 2 neo phải bằng nhau. Nếu tỷ số này là số lẻ thì một đường xích
được lấy dài hơn đường kia một tiết.
4.2.5. Trường
hợp dùng xích neo đúc thay cho xích neo hàn thì cỡ xích của nó được giảm 10%.
4.3. Thiết
bị hãm neo
4.3.1. Mỗi
đường xích neo phải có 2 thiết bị hãm: một để hãm xích khi tầu thả neo và một
để hãm neo đã được kéo lên khi tầu chạy;
Bộ phận hãm
của máy kéo neo có thể được dùng làm thiết bị hãm xích neo;
Để hãm neo
khi tầu chạy phải sử dụng các thiết bị hãm tiêu chuẩn dạng cam, lực ma sát hoặc
bộ hãm xích.
4.3.2. Tiết
gốc của xích neo phải được nối tin cậy với thân tầu bằng mối nối tháo được bằng
tay để giải phóng nhanh các đoạn này khi tầu đang neo bị sự cố;
Các chi tiết
của thiết bị hãm xích neo, xích neo và neo cũng như mối nối tháo được phải có
độ bền như xích.
4.3.3. Kết
cấu và bố trí lỗ thả neo phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Đường
kính trong của ống thả neo không được nhỏ hơn 10 lần cỡ xích neo, chiều dầy
thành ống không được nhỏ hơn 0,5 lần cỡ xích neo.
(2) Phải đảm
bảo việc kéo tự do thân neo vào ống thả neo.
(3) Chỗ gấp của
xích khi đi qua bộ hãm và ống thả neo phải là ít nhất. Khi không thực hiện được
yêu cầu này thì cho phép đặt trục dẫn.
4.4. Máy
kéo neo
4.4.1. Yêu
cầu chung
Neo có khối
lượng từ 50 kg trở lên đều phải trang bị máy kéo neo bánh răng. Trường hợp neo
có khối lượng từ 300 kg trở lên yêu cầu phải trang bị máy kéo néo cơ giới (điện
hoặc điện thủy lực); Các tời neo cơ giới phải có khả năng làm việc liên tục
trong thời gian ít nhất 30 phút ở tải trọng làm việc và ít nhất trong 2 phút
khi kéo quá tải. Tải trọng quá tải phải bằng 1,5 lần tải trọng làm việc.
4.4.2. Máy
kéo neo cơ giới
4.4.2.1. Công
suất của bộ truyền động máy neo phải đảm bảo kéo tầu tới gần neo, nhổ neo và
nâng neo với tốc độ không nhỏ hơn 7 m/ph ứng với lực kéo định mức F1 trên tang
xích bằng:
F1
= 2,3 md2, kG;
Trong đó:
d - đường
kính của xích, mm;
m - hệ số lấy
bằng 1 đối với xích có ngáng và bằng 0,8 đối với xích không có ngáng
4.4.2.2. Bộ
truyền động máy neo phải đảm bảo cuốn xích neo với tốc độ và lực kéo nêu ở
4.4.2.1 nêu trên, liên tục trong thời gian không ít hơn 30 phút và thả một neo
xuống độ sâu tính toán của nơi thả neo;
Bộ truyền
động máy neo phải đảm bảo đồng thời kéo được 2 neo tự do từ nửa độ sâu tính
toán khi không đồng thời nhổ chúng khỏi đất.
4.4.2.3. Khi
kéo neo đến gần lỗ neo thì tốc độ kéo xích không được lớn hơn 7 m/ph.
4.4.2.4. Máy
neo được lắp bộ truyền động cơ giới khi có lực kéo định mức trên tang xích
không lớn hơn 1.700 kG phải có bộ truyền động dự trữ bằng tay.
4.4.3. Bộ
truyền động kéo neo bằng tay
Bộ truyền
động kéo neo bằng tay phải đảm bảo tốc độ kéo neo không nhỏ hơn 2,5 m/ph khi có
lực kéo tác dụng lên trên tang xích phù hợp với yêu cầu của 4.4.2-1 ở trên, khi
đó lực quay của một người tác dụng lên tay quay không được lớn hơn 12 kG.
Bảng
2/4.1. Neo mũi và xích neo mũi
Số
thứ
tự
|
Đặc
trưng cung cấp (m2)
|
Loại
tầu
|
Tầu
tự hành
|
Tầu
không tự hành
|
Tầu
kéo
|
Số
neo
|
å khối lượng neo (kg)
|
å chiều dài xích neo (m)
|
Số
neo
|
å khối lượng neo (kg)
|
å chiều dài xích neo (m)
|
Số
neo
|
å khối lượng neo (kg)
|
å chiều dài xích neo (m)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
01
|
50
|
1
|
75
|
50
|
-
|
-
|
-
|
1
|
100
|
60
|
02
|
75
|
2
|
100
|
75
|
-
|
-
|
-
|
1
|
150
|
75
|
03
|
100
|
2
|
150
|
100
|
-
|
-
|
-
|
2
|
200
|
100
|
04
|
125
|
2
|
200
|
100
|
-
|
-
|
-
|
2
|
250
|
100
|
05
|
150
|
2
|
250
|
125
|
-
|
-
|
-
|
2
|
300
|
100
|
06
|
175
|
2
|
300
|
125
|
2
|
300
|
125
|
2
|
400
|
125
|
07
|
200
|
2
|
400
|
150
|
2
|
400
|
150
|
2
|
450
|
150
|
08
|
250
|
2
|
450
|
150
|
2
|
450
|
150
|
2
|
500
|
150
|
09
|
300
|
2
|
500
|
175
|
2
|
500
|
175
|
2
|
600
|
175
|
10
|
350
|
2
|
550
|
200
|
2
|
550
|
200
|
2
|
700
|
200
|
11
|
400
|
2
|
700
|
225
|
2
|
700
|
200
|
2
|
800
|
225
|
12
|
500
|
2
|
800
|
225
|
2
|
800
|
200
|
2
|
950
|
250
|
13
|
600
|
2
|
900
|
250
|
2
|
900
|
200
|
2
|
1100
|
250
|
14
|
700
|
2
|
1000
|
250
|
2
|
1000
|
225
|
2
|
1200
|
275
|
15
|
800
|
2
|
1100
|
250
|
2
|
1100
|
225
|
2
|
1400
|
275
|
16
|
900
|
2
|
1250
|
275
|
2
|
1250
|
225
|
2
|
1500
|
275
|
17
|
1000
|
2
|
1500
|
275
|
2
|
1500
|
225
|
2
|
1800
|
275
|
18
|
1200
|
2
|
1750
|
275
|
2
|
1750
|
250
|
2
|
2000
|
300
|
19
|
1400
|
2
|
2000
|
275
|
2
|
2000
|
250
|
2
|
2500
|
300
|
20
|
1600
|
2
|
2000
|
275
|
2
|
2250
|
250
|
2
|
2750
|
300
|
21
|
1800
|
2
|
2250
|
275
|
2
|
2500
|
275
|
2
|
3000
|
325
|
22
|
2000
|
2
|
2500
|
300
|
2
|
2750
|
275
|
2
|
-
|
-
|
23
|
2200
|
2
|
2750
|
300
|
2
|
3000
|
275
|
2
|
-
|
-
|
24
|
2400
|
2
|
3000
|
300
|
2
|
3000
|
275
|
2
|
-
|
-
|
25
|
2600
|
2
|
3000
|
300
|
2
|
3250
|
275
|
2
|
-
|
-
|
26
|
2800
|
2
|
3250
|
300
|
2
|
3750
|
300
|
2
|
-
|
-
|
27
|
3200
|
2
|
3750
|
325
|
2
|
4250
|
300
|
2
|
-
|
-
|
28
|
3600
|
2
|
4250
|
325
|
2
|
4500
|
300
|
2
|
-
|
-
|
29
|
4000
|
2
|
4500
|
325
|
2
|
5000
|
300
|
2
|
-
|
-
|
Bảng
2/4.2. Cỡ xích neo
Số
thứ tự
|
Khối
lượng của neo (kg)
|
Xích
có ngáng (mm)
|
Xích
không ngáng mm)
|
1
|
50
|
-
|
8
|
2
|
75
|
-
|
11
|
3
|
100
|
-
|
13
|
4
|
150
|
-
|
15
|
5
|
200
|
15
|
17
|
6
|
250
|
17
|
19
|
7
|
300
|
19
|
22
|
8
|
350
|
19
|
22
|
9
|
400
|
22
|
25
|
10
|
450
|
22
|
25
|
11
|
500
|
25
|
28
|
12
|
600
|
25
|
28
|
13
|
700
|
28
|
31
|
14
|
800
|
28
|
31
|
15
|
900
|
31
|
34
|
16
|
1000
|
34
|
37
|
17
|
1250
|
37
|
-
|
18
|
1500
|
40
|
-
|
19
|
1750
|
43
|
-
|
20
|
2000
|
46
|
-
|
21
|
2250
|
46
|
-
|
22
|
2500
|
49
|
-
|
23
|
3000
|
49
|
-
|
Chương
5
THIẾT
BỊ KÉO, LIÊN KẾT VÀ CHẰNG BUỘC
5.1. Quy
định chung
Chương này
được áp dụng cho các thiết bị kéo của tầu kéo, tầu kéo đẩy, tầu không tự hành
được kéo hoặc đẩy, thiết bị nối cáp và thiết bị chằng buộc của tầu;
Ngoài việc
phải thỏa mãn các yêu cầu đối với tầu cấp SI được nêu ở Chương 6, Phần 2 của
TCVN 5801:2001, còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung dưới dây.
5.2. Yêu
cầu bổ sung
Dây cáp kéo,
liên kết và chàng buộc của tầu còn phải thỏa mãn những yêu cầu bổ sung như sau:
Tầu kéo và
tầu kéo đẩy có công suất Ne ³ 300 kW
phải đặt tời kéo có truyền động cơ giới.
Tầu kéo có
công suất Ne ³ 600 kW thì phải trang bị
tời kéo tự động.
Tầu các loại
có công suất Ne ³ 300 kW có thiết bị
kéo và không được trang bị tời kéo phải trang bị thiết bị để cuộn và rải cáp kéo.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-3: 04
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 3. HỆ THỐNG MÁY TẦU
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này được
áp dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
tuyến ven biển được quy định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này.
Ngoài các yêu
cầu nêu ở các chương trong Phần 3 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven biển
còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung được nêu trong các chương tiếp theo của
Phần này.
Chương
2
HỆ
TRỤC
2.1. Quy
định chung
Những yêu cầu
trong Chương này được áp dụng cho hệ trục chân vịt, hệ trục truềy công suất từ
máy dẫn động đến máy phát điện và máy phụ (trừ máy phụ chuyên dùng) của các
loại tầu tự hành;
Trường hợp
kiểm tra dao động xoắn, còn phải thỏa mãn những yêu cầu nêu ở Chương 6, Phần 3
của TCVN 5801:2001;
Ngoài việc
phải thỏa mãn các yêu cầu được nêu ở Chương 4, Phần 3 của TCVN 5801:2001, còn
phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung dưới đây.
2.2. Các
yêu cầu bổ sung
2.2.1. Trục
trung gian
Đường kính
trục trung gian được chế tạo bằng thép rèn (trừ thép rèn không gỉ v.v...) không
được nhỏ hơn trị số tính theo công thức nêu ở 4.2.2, Chương 4, Phần 3 của TCVN
5801:2001 với hệ số F1 lấy theo Bảng 3/2.1.
2.2.2. Trục
chân vịt
2.2.2.1.
Đường kính trục chân vịt được chế tạo bằng thép rèn hoặc thép hợp kim thấp rèn,
không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức nêu ở 4.2.4-1, Chương 4, Phần 3
của TCVN 5801:2001 với hệ số k2 lấy theo Bảng 3/2.2.
Bảng
3/2.1. Trị số F1
Đối
với động cơ Diesel có khớp nối kiểu trượt, (xem chú thích) thiết bị đẩy bằng
điện
|
Đối
với tất cả các động cơ Diesel không phải là các thiết bị ghi ở cột trái
|
95
|
100
|
Chú thích:
Khớp nối kiểu trượt là khớp nối thủy lực, khớp điện từ hoặc các khớp nối tương
đương.
Bảng
3/2.2. Trị số của k2
Số
thứ tự
|
Phạm
vi áp dụng
|
K2
|
1
|
Phần giữa
đầu lớn của phần côn của trục chân vịt (trường hợp chân vịt lắp bích, mặt
trước của bích) và đầu trước của ổ đỡ sau cùng trong ống bao trục hoặc 1 Đối
với trục có rãnh then để 2,5ds lấy trị số nào lớn hơn
|
Đối với mối
ghép trục và chân vịt không dùng then hoặc chân vịt được gắn bích liền
|
1,22
|
Đối với
trục có rãnh then để lắp chân vịt
|
1,26
|
2
|
Trừ phần
trục quy định ở - 1 trên, phần trục tính về phía mũi cho đến phần trước của
đêm km ống bao trụ
|
1,15(1)
|
3
|
Phần trục
nằm ở phía trước của đầu trước đệm kín ống bao trục trước
|
1,15(2)
|
Chú thích:
(1) Phần trục
này phải được vuốt côn theo đường biên;
(2) Phần trục
này có thể được vuốt côn đến đường kính tính theo công thức ở 2.2.1 ở trên.
2.2.2.2.
Đường kính trục chân vịt được chế tạo từ thép hợp kim rèn, không được nhỏ hơn
giá trị tính theo công thức sau:
ds
= 100k3
Trong đó:
k3
- là hệ số liên quan đến vật liệu trục được quy định ở Bảng 3/2.3. Vật liệu khác
với vật liệu được quy định ở Bảng này sẽ do Đăng kiểm xem xét và quyết định
trong từng trường hợp cụ thể.
Bảng
3/2.3. Trị số của k3
Số
thứ tự
|
Phạm
vi áp dụng
|
SUS
316
SUS
316-SU
|
SUF 316 L SUS
316 L-SU
|
01
|
Phần giữa
đầu lớn của phần côn chân vịt (trường hợp chân vịt được lắp bích, mặt trước
của bích) và đầu trước của ổ đỡ sau cùng trong ống bao trục hoặc 2,5 ds lấy
giá trị nào lớn hơn
|
1,28
|
1,34
|
02
|
Trừ phần
trục quy định ở -1 trên, phần trục tính về phía mũi cho đến phần trước của
đệm kín ống bao trục trước
|
1,16(1)
|
1,22(1)
|
03
|
Phần trục
nằm ở phía trước của đầu trước đệm kín ống bao trục trước
|
1,16(2)
|
1,22(2)
|
Chú thích:
(1) Đường
kính trục phải được vuốt côn theo đường biên..
(2) Đường
kính trục có thể được vuốt côn đến đường kính tính theo công thức nêu ở 2.2.1,
nhưng lấy Ts = 400 N/mm2.
(3) Khi dùng
vật liệu nêu trong Bảng 3/2.3, được quy định ở Phần 7A, của TCVN 6259-3: 2003,
cho các trục có đường kính không vượt quá 200 mm.
Chương
3
HỆ
THỐNG ĐƯỜNG ỐNG
3.1. Quy
định chung
Các yêu cầu
của Chương này áp dụng cho các hệ thống đường ống lắp đặt trên tầu;
Ngoài việc
thực hiện các yêu cầu được quy định ở Chương 10, Phần 3 của TCVN 5801:2001, áp
dụng cho tầu tự hành cấp SI, các tầu chạy tuyến ven biển còn phải thỏa mãn các
yêu cầu bổ sung nêu ở dưới đây.
3.2. Các
yêu cầu bổ sung
3.2.1. Các
bản vẽ và tài liệu bổ sung
Bản tính các
hệ thống và đường ống.
Bản tính thủy
lực hệ thống hút khô, dằn và cứu hỏa.
Các tài liệu
cần thiết khác khi Đăng kiểm cho là cần thiết.
3.2.2. Đường
ống
3.2.2.1. Phải
cố định đường ống chắc chắn với vỏ tầu.
3.2.2.2. Dấu
hiệu phân biệt đường ống
Phải sơn bằng
các mầu riêng cho các ống để tránh sử dụng sai và để thuận tiện cho việc phát
hiện nhanh chóng về sự cố hư hỏng đường ống trong hệ thống:
Đường ống cứu
hỏa sơn mầu đỏ;
Đường ống
nước ngọt: mầu xanh lam;
Đường ống
nước ngoài tầu: mầu xanh lá cây;
Đường ống dầu
nhờn: mầu vàng;
Đường ống
nước thải: mầu đen;
Đường ống dầu
đốt: mầu đỏ xẫm.
3.2.3. Kết
cấu cửa thông biển
Phải bố trí
ít nhất 02 cửa thông biển trong đó van thông biển phải được bố trí ở vị trí
thuận tiện cho việc cung cấp nước cho hệ thống máy tầu.
Phải có biện
pháp chống ăn mòn hộp van thông biển.
3.2.4. Hệ
thống hút khô và dằn
3.2.4.1.
Đường kính ống hút khô và dằn được tính theo các công thức dưới đây:
(1) Với ống hút
khô chính và hút khô trực tiếp :
d
= 1,68 (mm)
Với ống hút
khô nhánh:
d’
= 2,15 (mm)
Trong đó:
d; d’: Các
đường kính trong của ống;
L, B, D:
Chiều dài, chiều rộng, chiều cao mạn của tầu, m;
l: Chiều dài
của khoang do các ống nhánh hút, m.
3.2.4.2. Khi
bơm hút khô đặt trong buồng máy và chỉ dùng riêng cho việc hút khô buồng máy
thì đường kính trong của ống hút chính và trực tiếp có thể giảm xuống tới trị
số tính theo công thức sau:
d
= (2,15 + 25) (mm)
Trong đó:
l: Chiều dài
buồng máy, m;
d, B, D: như
nêu ở - 1 trên.
3.2.4.3.
Đường kính trong của ống hút khô nhánh không được nhỏ hơn 50 mm, trừ khi hút
khô cho một khoang nhỏ, đường kính trong của ống hút có thể giảm tới trị số 40
mm nếu được Đăng kiểm chấp nhận.
3.2.4.4.
Đường kính trong của các ống hút khô ở hầm mũi, hầm lái và hầm trục không được
nhỏ hơn 65 mm, trừ các tầu có chiều dài dưới 60 m thì có thể giảm tới 50 mm.
3.2.5. Bơm
hút khô
Tất cả các
tầu phải có ít nhất hai bơm hút khô độc lập được truyền động cơ giới nối vào
các ống hút khô chính. Với các tầu có chiều dài không quá 60 m, một trong các
bơm hút khô có thể do động cơ chính lai.
Các vấn đề
khác liên quan đến bơm hút khô thực hiện như các yêu cầu nêu ở 10.5.4, Phần 3,
Chương 10 của TCVN 5801:2001 áp dụng cho tầu tự hành cấp SI.
3.2.6. Ống
thông hơi
Các ống thông
hơi khoang két của tầu phải được kéo dài lên trên boong mạn khô hoặc boong
thượng tầng. Các phần ống nhô lên phải có kết cấu vững chắc. Chiều cao ít nhất
của ống từ bề mặt trên của boong tới điểm nước có thể vào, phải bằng:
(1) 600 mm ở
boong mạn khô;
(2) 380 mm ở
thượng tầng.
Nếu chiều cao
nhô lên gây trở ngại cho hoạt động của tầu, có thể giảm chiều cao nhưng phải
được Đăng kiểm chấp nhận.
3.2.7. Hệ thống
bôi trơn
3.2.7.1. Số
lượng và lưu lượng bơm dầu bôi trơn cho máy chính, hệ trục chân vịt và thiết
bị truyền động như sau:
(1) Nếu tầu
có một máy chính thì phải có một bơm dầu bôi trơn chính đủ lưu lượng cung cấp
dầu bôi trơn ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính và phải có một bơm dầu
bôi trơn dự phòng đủ điều kiện cấp dầu bôi trơn ở điều kiện hành hải bình
thường. Các bơm này phải được nối với nhau và sẵn sàng hoạt động;
(2) Nếu tầu
có từ hai máy chính cùng hệ trục chân vịt và thiết bị truyền động trở lên và
mỗi máy có sẵn một bơm đầu nhờn chính và nếu tầu có thể đảm bảo tốc độ hành hải
ngay cả khi một trong các bơm dầu này không hoạt động thì có thể không cần bơm
dự phòng với điều kiện là trên tầu có một bơm dự phòng.
3.2.7.2. Số
lượng và lưu lượng bơm dầu bôi trơn cho các máy phụ và các động cơ lai chúng
(1) Mỗi máy
phụ phải có một cặp bơm dầu bôi trơn chính và dự phòng, đủ điều kiện cấp dầu
bôi trơn ở công suất liên tục lớn nhất của máy. Các bơm này phải được nối với
nhau và sẵn sàng hoạt động khi cần;
(2) Nếu mỗi
thiết bị quy định ở (1) có bơm dầu bôi trơn chính riêng thì không cần bơm dự
phòng.
3.2.7.3. Hệ
thống dẫn động bơm bôi trơn dự phòng và việc sử dụng bơm
(1) Bơm dầu
bôi trơn dự phòng phải có nguồn dẫn động độc lập;
(2) Một bơm
dầu bôi trơn nào đó được dẫn động cơ giới độc lập khi đem dùng cho mục đích
khác thì có thể coi là bơm dự phòng.
3.2.8. Hệ
thống làm mát
3.2.8.1. Bơm
làm mát máy chính
(1) Các bơm
làm mát gián tiếp máy chính phải có đủ lưu lượng để cung cấp ổn định nước ở
công suất liên tục lớn nhất của máy chính. Các bơm này có thể được truyền động
độc lập hoặc được máy chính dẫn động và có bơm dự phòng mắc song song, đảm bảo
sự làm mát máy chính bàng nước ngoài tầu khi bơm nước ngọt làm mát chính bị
hỏng;
(2) Nếu tầu
có hai máy chính trở lên và mỗi máy có một bơm làm mát chính có khả năng đảm
bảo cho máy chính hoạt động bình thường, thì không cần có bơm làm mát dự phòng.
3.2.8.2. Hút
nước biển
Phải có thiết
bị dẫn nước biển để làm mát vào từ các van hút nước biển đặt trong các hộp
thông biển. Hộp van thông biển phải bố trí hợp lý ở mạn hoặc đáy tầu để có thể
cung cấp nước làm mát hệ thống máy tầu trong mọi trường hợp hoạt động của tầu.
3.2.8.3. Làm
mát trực tiếp
Nếu dùng nước
biển để làm mát trực tiếp máy chính hoặc động cơ Diesel lai máy phát điện hay
máy phụ, thì phải trang bị bộ lọc đặt giữa van hút và bơm làm mát nước biển có
thể làm vệ sinh được bộ lọc mà không phải ngừng cấp nước làm mát. Khoang làm
mát máy phải được lắp kẽm chống ăn mòn.
3.2.9. Hệ
thống khí nén
Khi trang bị
động cơ dẫn động máy nén khí để cấp không khí khởi động thì phải có một máy nén
khí sự cố được truyền động cơ giới độc lập.
Động cơ lai
máy nén khí sự cố phải có khả năng khởi động mà không dùng không khí nén.
Sản lượng và
áp lực khí của máy nén khí sự cố phải dủ để khởi động động cơ lai máy nén khí
chính. Có thể trang bị một bình khí nhỏ cho máy nén khí sự cố. Trong trường hợp
thiết bị nhỏ, cho phép dùng máy nén khí bằng tay có sản lượng thích hợp để làm
máy nén khí sự cố.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-4: 04
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỀN
Phần 4. TRANG BỊ ĐIỆN
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này áp
dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
trên tuyến ven biển được quy định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm
này;
Những yêu cầu
nêu trong Phần này phải tuân thủ những quy định đối với tầu sông cấp SI ở các
phần tương ứng ở Phần 4 của Quy phạm Phân cấp và Đóng tầu sông TCVN 5801:2001.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-5: 2004
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 5. PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ CHỮA CHÁY
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này áp
dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
trên tuyến ven biển được quy định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm
này.
Ngoài các yêu
cầu nêu ở các chương trong Phần 5 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven bờ
biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung được nêu trong các chương tiếp theo
của Phần này.
Chương
2
TRANG
BỊ CHỮA CHÁY
2.1. Quy
định chung
Ngoài những
yêu cầu được nêu trong Chương 4, Phần 5 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven
biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung dưới đây.
2.2. Các
yêu cầu bổ sung
2.2.1. Định
mức trang bị hệ thống chữa cháy cố định
2.2.1.1. Mỗi
tầu phải được trang bị ít nhất hai bơm được truyền động bằng cơ giới làm nhiệm
vụ chữa cháy.
2.2.1.2. Các
loại tầu, trừ tầu dầu phải được trang bị hệ thống chữa cháy cố định như quy
định ở Bảng 5/2.1.
2.2.1.3. Tầu
chở dầu phải được trang bị hệ thống chữa cháy cố định như quy định ở Bảng
5/2.2.
2.2.1.4. Đăng
kiểm có thể xem xét miễn giảm trang bị hệ thống chữa cháy cố định cho khoang
hàng đối với các tầu hàng, trừ tầu dầu, được thiết kế chỉ để chuyên chở các
loại hàng không cháy (cát, đá, sỏi v.v...).
2.2.1.5. Định
mức trang bị bơm và phương thức truyền động bơm chữa cháy cho tầu được nêu
trong Bảng 5/2.3.
2.2.2. Định
mức trang bị hệ thống chữa cháy xách tay cho tầu được nêu trong Bảng 5/2.4.
Bảng
5/2.1. Định mức trang bị hệ thống chữa cháy cố định các loại tầu trừ tầu dầu
Buồng
được bảo vệ
|
Khoang
hàng
|
Buồng
máy
|
Buồng
ở, buồng phục vụ
|
Loại tầu
|
Tầu
khách có chiều dài (m)
|
L
³ 50
|
1.
Nước
2.
CO2
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
L
< 50
|
Nước
|
Nước
|
Nước
|
Tầu
hàng tự hành, trọng tải (tấn)
|
P
³ 1 000
|
1.
Nước
2.
CO2(*)
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
P
< 1000
|
Nước
|
Nước
|
Nước
|
Tầu
hàng không tự hành
|
|
1.
Nước
2.
CO2(*)
|
Nước
|
Nước
|
Tầu
kéo (đẩy) có tổng công suất máy (kW)
|
Ne
³ 300
|
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt (*)
|
Nước
|
Ne
< 300
|
|
Nước
|
Nước
|
Chú thích:
(*) Chỉ phải
trang bị nếu trọng tải toàn phần lớn hơn 3.000 tấn;
(**) Chỉ phải
trang bị nếu công suất máy Ne > 750 kW;
Bảng
5/2.2. Định mức trang bị chữa cháy cố định tầu dầu
Buổng
được bảo vệ
|
Khoang
hàng và khu vực boong kề với khoang hàng, boong tầu kéo (đẩy) tầu dầu có điểm
chớp cháy £ 600C
|
Buồng
bơm hàng
|
Buồng
máy
|
Buồng
ở, buồng phục vụ
|
Loại dầu, kiểu tầu
|
Điểm
chớp
cháy
£ 600C
|
Tầu tự
hành, trọng tải (tấn)
|
P ³ 500
|
1. Nước
2. Hệ thống
chữa cháy bằng bọt mặt boong cố định
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
P < 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
3. Thiết bị
tạo bọt xách tay
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
Tầu không tự
hành (tấn)
|
P ³ 1000
|
1. Nước
2. Hệ thống
chữa cháy bằng bọt mặt boong cố định
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
P < 1000
P ³ 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
3. Thiết bị
tạo bọt xách tay
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
P < 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
Điểm
chớp
cháy
£ 600C
|
Tầu tự
hành (tấn)
|
P ³ 1000
|
1. Nước
2. Hệ thống
chữa cháy bằng bọt mặt boong cố định
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
P < 1000
P ³ 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
3. Thiết bị
tạo bọt xách tay
|
CO2
hoặc bọt
|
1.
Nước
2.
CO2 hoặc bọt
|
Nước
|
P < 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
|
Nước
|
Nước
|
Nước
|
Tầu không tự
hành (tấn)
|
P ³ 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
3. Thiết bị
tạo bọt xách tay
|
Nước
|
Nước
|
Nước
|
P < 500
|
1. Nước
2. Bình bọt
đẩy
|
Nước
|
Nước
|
Nước
|
Tầu kéo
(đẩy) các tầu chở dầu có điểm chớp cháy £
600C
|
Tổng công
suất máy Ne ³ 300 kW
|
Hệ thống
bọt
|
-
|
Nước
CO2
hoặc bọt
|
Nước
|
Bảng
5/2.3. Định mức trang bị bơm chữa cháy cho các loại tầu
Kiểu
tầu
|
Bơm
chữa cháy
|
Số
lượng
|
Phương
thức truyền động
|
Tầu hàng kể
cả
tầu dầu, có
trọng tải (tấn)
|
P
³ 1 000
|
2
|
Các bơm
được truyền động cơ giới độc lập
|
P
< 1000
|
2
|
Truyền động
cơ giới, trong đó 1 bơm phải được truyền động cơ giới độc lập
|
Tầu khách
có
chiều dài
(m)
|
L
³ 50
|
2
|
Các bơm
được truyền động cơ giới độc lập
|
L
< 50
|
2
|
Truyền động
cơ giới, trong đó 1 bơm phải được truyền động cơ giới độc lập
|
Tầu kéo đẩy
có
công suất
(kW)
|
Ne
³ 300
|
2
|
Các bơm
được truyền động cơ giới độc lập
|
Ne
< 300
|
2
|
Truyền động
cơ giới, trong đó 1 bơm phải được truyền động cơ giới độc lập
|
Chú thích:
Tầu hàng có L
< 30 m chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách không vượt quá 15 km, căn cứ
vào tình hình cụ thể thì có thể được Đăng kiểm xem xét chỉ cần trang bị một bơm
chữa cháy.
Bảng
5/2.4. Định mức trang bị bình chữa cháy xách tay
Các
buồng
|
Số
lượng bắt buộc
|
Tầu
khách
có
chiều dài
(m)
|
Tầu
hàng có
trọng
tải
(tấn)
|
Tầu
dầu có
trọng
tải
(tấn)
|
Tầu
đẩy, kéo
có
công suất
(kW)
|
³ 50
|
<
50
|
³ 1000
|
1000
|
³ 500
|
<
500
|
³ 300
|
<
300
|
Hành
lang
|
Bình
bọt xách tay
|
Mỗi bình
cho mỗi 30 mét dài hành lang hoặc phần hành lang
|
|
Bình
bọt xách tay
|
2
|
1
|
1
|
1
|
2
|
1
|
1
|
1
|
Nhà
bếp
|
Bình
bọt đẩy
|
1
(tầu du lịch)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Boong
|
Bình
bọt xách tay
|
4
|
2
|
2
|
1
|
2
|
2
|
-
|
-
|
Bình
bọt đẩy
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1
|
1
|
-
|
-
|
Buồng
máy
|
Bình
bọt xách tay
|
3
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
Bình
CO2 xách tay
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
Buồng
bơm hàng
|
Bình
bọt xách tay
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2
|
1
|
-
|
-
|
Buồng
lái
|
Bình
bọt xách tay
|
2
|
1
|
2
|
1
|
2
|
1
|
2
|
1
|
Bình
CO2 xách tay
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
Đối với bếp
dùng bếp ga thì trang bị thêm một bình dập cháy bằng hóa chất khô.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
TCVN
5801-6: 2000
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỞ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 6. HÀN ĐIỆN
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này áp
dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
tuyến ven biển được quy định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này;
Những yêu cầu
của Phần này phải tuân thủ những quy định đối với tầu sông cấp SI nêu tại các
chương tương ứng ở Phần 6 của Quy phạm Phân cấp và Đóng tầu sông TCVN
5801:2001.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-7: 2004
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 7. ỔN ĐỊNH NGUYÊN VẸN
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này được
áp dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
tuyến ven biển được quy định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này.
Ngoài các yêu
cầu được nêu trong các chương ở Phần 7 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven
biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung được nêu trong Chương 2 của Phần
này.
Chương
2
CÁC
YÊU CẦU BỔ SUNG
2.1. Yêu
cầu chung
Chương này
áp dụng các yêu cầu được quy định ở Chương 2, Phần 7 của TCVN 5801:2001 đối với
tầu cấp SI, đồng thời còn phải tuân thủ những yêu cầu bổ sung dưới đây:
2.2. Các
yêu cầu bổ sung
2.2.1. Yêu
cầu chung
2.2.1.1. Đặc
trưng tính toán của sóng có chiều cao h3% = 2,5 m.
2.2.1.2. Khối
lượng riêng tính toán của nước biển: g
= 1,025 t/m3.
2.2.1.3. Phải
lập bản tính tọa độ trọng tâm tầu và bản tính cân bằng dọc tầu ở các trạng thái
tính toán ổn định.
2.2.1.4. Biên
bộ lắc ngang tính toán qm độ phụ thuộc
vào trị số m, 1/s:
Trị
số m
|
0,4
|
0,6
|
0,8
|
1,0
|
1,2
|
1,4
|
1,6
|
1,8
|
qm (độ)
|
14
|
18
|
24
|
28
|
30
|
31
|
31
|
31
|
2.2.1.5. áp
lực động tính toán của gió P, kG/m2, ứng với chiều cao tâm hứng gió Zd, m:
Zd
|
£ 0,5
|
1,0
|
1,5
|
2,0
|
2,5
|
3,0
|
4,0
|
5,0
|
³6,0
|
P(kG/m2)
|
18
|
20
|
22
|
24
|
26
|
27
|
29
|
31
|
33
|
2.2.1.6. Bản
thông báo ổn định phải được lập cho tất cả các tầu tự hành.
2.2.1.7. Khi
kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn cơ bản phải xét đến ảnh hưởng cảu lắc ngang.
2.2.1.8. Các
trạng thái tính toán tải trọng tiêu chuẩn
(1) Đối với
tầu hàng khô
1) Trạng thái
1: 100% lượng hàng, 100% dự trữ và chất đốt.
2) Trạng thái
2: không hàng, 10% dự trữ và chất đốt có dằn.
3) Trạng thái
3: không hàng, 10% dự trữ và chất đốt.
(2) Đối với
tầu chở container thì ngaòi việc kiểm tra 3 trạng thái nêu ở trên, còn phải
kiểm tra thêm 2 trạng thái sau:
1) Trạng thái
4: Container đủ hàng, 100% dự trữ và nhiên liệu;
2) Trạng thái
5: Container rỗng với 10% dự trữ và nhiên liệu.
(3) Đối với
tầu hàng lỏng, ngoài việc kiểm tra ba trạng thái nêu ở trên đối với tầu hàng
khô, còn phải kiểm tra trạng thái ổn định khi các hầm hàng chứa 50% chất lỏng.
(4) Đối với
tầu chở gỗ thì phải kiểm tra ổn định theo loại gỗ có thể tích ngập nước lớn
nhất.
Khi kiểm tra
ổn định các trạng thái ổn định theo yêu cầu thì phải lưu ý đến ảnh hưởng của
mặt phẳng tự do cuả chất lỏng trong các khoang két.
(5) Đối với
tầu chở khách thì lấy khối lượng của mỗi khách bằng 75kg;
Các yêu cầu
bổ sung về ổn định áp dụng cho từng loại tầu phai rtuân thủ các yêu cầu nêu tại
Chương 3, phần 7 của TCVN 5801:2001.
2.2.2. Thử
nghiêng ngang
2.2.2.1. Đối
với những tầu cần tính ổn định theo các yêu cầu nêu tại Chương 1, Phần 7 của
TCVN 5801:2001 và các yêu cầu bổ sung của Quy phạm này đều phải thử nghiêng
ngang. Việc thử nghiêng ngang phải được Đăng kiểm chứng kiến và xác nhận.
2.2.2.2. Phải
tiến hành thử nghiêng cho:
(1) Mỗi tầu
đóng mới đơn chiếc.
(2) Mỗi tầu
khách.
(3) Chiếc tầu
thứ nhất và các chiếc thứ 6, 11, 16... trong loạt đóng mới ở mỗi nhà máy đối
với tầu không phải là tầu khách.
(4) Mỗi tầu
sau khi hoán cải, nâng cấp.
(5) Chiếc tầu
trong loạt đóng mới nêu trọng lượng tầu không hoặc vị trí trọng tâm tầu không
theo chiều dọc tầu, đã xác định từ cuộc kiểm tra trọng lượng tầu không, bị sai
khác quá 2% hoặc 1% L so với chiếc tầu trong loạt đã được thử nghiêng gần nhất.
(6) Việc thử
nghiêng phải được Đăng kiểm chứng kiến và xác nhận.
2.2.3. Kiểm
tra trọng lượng tầu không, xác định trọng tải
Tầu đóng đơn
chiếc cũng như đóng mới hàng loạt hoặc hoán cải, nâng cấp... đều phải được tiến
hành kiểm tra trọng lượng tầu không. Việc kiểm tra trọng lượng tầu không phải
được Đăng kiểm chứng kiến và xác nhận;
Trọng tải
toàn phần của tầu được xác định trên cơ sở số liệu thực tế của tầu sau khi hoàn
công cũng như sau việc kiểm tra trọng lượng tầu không.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-8: 04
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 8. PHÂN KHOANG
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này áp
dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
tuyến ven biển được quy định tại 1.1,Chương 1,Phần 1 của Quy phạm này;
Những yêu cầu
của Phần này phải tuân thủ những quy định đối với tầu sông cấp SI nêu ở các
chương tương ứng trong Phần 8 của Quy phạm Phân cấp và Đóng tầu sông TCVN
5801:2001.
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-9: 04
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 9. MẠN KHÔ
Chương
1
QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy
định chung
Phần này được
áp dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tầu chạy
tuyến ven biển được quy định tại 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này.
Ngoài các yêu
cầu được nêu ở các chương trong Phần 9 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven
biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung được nêu trong các chương của Phần
này.
1.2. Dấu
mạn khô
Dấu mạn khô
phải được gắn lên cả hai mạn tại vị trí sườn giữa của tầu. Dấu mạn khô bao gồm
đường boong và dấu chở hàng (xem Hình 9/1.1), có đơn vị đo là milimét.
1.3. Các
định nghĩa khác
1.3.1. Mạn
khô
Mạn khô là
khoảng cách thẳng đứng đo tại mạn ở giữa tầu. Khoảng cách này được tính từ mép
trên của đường boong đến mép trên của đường nước chở hàng tương ứng.
1.3.2. Vị trí
dấu mạn khô
Dấu mạn khô
của một tầu cụ thể phải ghi ở cả hai bên mạn tầu. Dấu mạn khô và dấu đường nước
chở hàng phải tương ứng với chiều chìm chở hàng tối đa của tầu trong những điều
kiện mà các đường nước chở hàng đó biểu thị;
Dấu mạn khô
phải được kẻ sao cho đường nước chở hàng trên mạn tầu (M) tương ứng với vùng
hoạt động của tầu không bao giờ bị ngập trong bất kỳ thời gian nào của một
chuyến đi hoặc cập bến, trừ trường hợp sau đây:
Tầu đi vào
vùng nước ngọt có trọng lượng riêng bằng 1 tấn/m3 thì đường nước chở
hàng tương ứng (N) với vùng chạy tầu được phép ngập thêm một lượng bằng lượng
hiệu chỉnh mạn khô ứng với nước ngọt đã ghi trong “Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật
phương tiện thủy nội địa”.
Chương
2
XÁC
ĐINH MẠN KHÔ TỐI THIỂU
2.1. Quy
định chung
Tầu chạy
tuyến ven biển phải thỏa mãn các yêu cầu có liên quan được quy định ở Chương 2,
Phần 9 của TCVN 5801:2001, áp dụng cho tầu sông cấp SI, ngoài ra còn phải thỏa
mãn các yêu cầu bổ sung dưới đây;
Tầu chở hàng
trên boong lửng được tính như tầu chở hàng trong hầm;
Những yêu cầu
của Chương này áp dụng cho tầu kín.
2.2. Chiều
cao mạn khô nhỏ nhất
Chiều cao mạn
khô nhỏ nhất của tầu không được nhỏ hơn chiều cao quy định ở Bảng 9/2.1.
Bảng
9/2.1
Chiều
dài tầu L (m)
|
Chiều
cao mạn khô nhỏ nhất, Fmin (mm)
|
Tầu
hàng lỏng
|
Tầu
khác
|
£ 30
40
50
³ 60
|
250
300
380
470
|
300
390
490
620
|
Chú thích:
Mạn khô nhỏ nhất của các tầu có chiều dài trung gian xác định bằng nội suy
tuyến tính.
2.3. Trị
số tung độ đường cong dọc boong tiêu chuẩn
Trị số tung
độ đường cong dọc boong tiêu chuẩn có đơn vị là milimét được quy định ở Bảng
9/2.2.
Bảng
9/2.2
Loại
tầu
|
Chiều
dài tầu, m
|
£ 30
|
40
|
60
|
Mũi
|
Đuôi
|
Mũi
|
Đuôi
|
Mũi
|
Đuôi
|
Chở hàng
lỏng
Tầu khác
|
550
600
|
275
325
|
600
650
|
300
350
|
700
750
|
350
400
|
Chú thích:
Trị số tung
dộ đường cong dọc boong tiêu chuẩn các tầu có chiều dài trung gian xác định
bằng nội suy tuyến tính.
2.4. Các
giá trị hiệu chỉnh mạn khô
Việc hiệu
chỉnh mạn khô được áp dụng tính toán theo các yêu cầu nêu tại 2.3, Chương 2,
Phần 9 của TCVN 5801:2001 đối với tầu có cấp SI.
Chương
3
ĐIỀU
KIỆN XÁC ĐỊNH MẠN KHÔ TỐI THIỂU
3.1. Các
yêu cầu về lỗ khoét và thành miệng khoang
3.1.1. Yêu
cầu chung
Tầu chạy
tuyến ven biển phải thỏa mãn các yêu cầu có liên quan được quy định ở Chương 3,
Phần 9 của TCVN 5801:2001, áp dụng cho tầu cấp SI, ngoài ra còn phải tuân thủ
các yêu cầu bổ sung được nêu dưới đây.
3.1.2. Chiều
cao tối thiểu thành miệng khoang hàng, lỗ khoét và ngưỡng cửa
Chiều cao tối
thiểu thành miệng khoang hàng, lỗ khoét và ngưỡng cửa nằm trên boong chính được
tính từ mặt trên của boong và không bị thượng tầng hoặc lầu lái che phủ được
quy định như sau:
3.1.2.1.
Chiều cao lỗ khoét trên boong chính
(1) Thành
quầy hàng không được thấp hơn 450 mm.
(2) Các lỗ
khoét khác không được thấp hơn 380 mm.
3. 1.2.2.
Ngưỡng cửa ra vào ở boong chính (boong mạn khô):
(1) Cửa vách
trước : 300 mm.
(2) Cửa vách
sau: 230 mm.
3.1.2.3. Cửa
trên thượng tầng:
(1) Cửa vách
trước lầu : 230 mm.
(2) Cửa vách
sau lầu: 230 mm.
3.1.3. Chiều
cao ống thông hơi, thông gió
3.1. 3.1.
Chiều cao tối thiểu ống thông hơi của tầu là:
(1) 600 mm ở
boong mạn khô.
(2) 380 mm ở
boong thượng tầng.
3.1.3.2.
Chiều cao tối thiểu ống thông gió của tầu là:
(1) 760 mm ở
boong mạn khô.
(2) 600 mm ở
boong thượng tầng.
Phụ
lục A
THƯỚC
NƯỚC
A.1.
Thước nước của tầu được chỉ ra như các hình vẽ sau đây:
A.2. Việc
định thước nước trên hai mạn ở phía mũi và phía lái của tầu được chỉ ra theo
hình vẽ sau:
TIÊU
CHUẨN NGÀNH
22
TCN 325-10: 04
QUY
PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN
THỦY
NỘI ĐỊA VỎ THÉP CHẠY TUYẾN VEN BIỂN
Phần 10. TRANG BỊ AN TOÀN
Chương
1
TRANG
BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU SINH
1.1. Quy
định chung
Phần này được
áp dụng trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác tẩu chạy
tuyến ven biển được quy định tại Mục 1.1, Chương 1, Phần 1 của Quy phạm này.
Ngoài các yêu
cầu được nêu trong các chương ở Phần 10 của TCVN 5801:2001, tầu chạy tuyến ven
biển còn phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung được nêu trong các chương của Phần
này.
1.2. Các
yêu cầu bổ sung
1.2.1. Trang
bị phương tiện cứu sinh
Định mức trang
bị phương tiện cứu sinh cho tầu hàng được nêu trong Bảng 10/1.1.
Định mức
trang bị phương tiện cứu sinh cho tầu khách, tầu phục vụ và phà tự hành được
nêu trong Bảng 10/1.2.
Định mức
trang bị phương tiện cứu sinh cho tầu đẩy (kéo), tầu công trình, tầu không tự
hành và các công trình nổi tĩnh tại... được nêu trong Bảng 10/1.3.
1.2.2. Các
yêu cầu về phương tiện cứu sinh
1.2.2.1. Các
phao tròn cứu sinh phải được phân bố sao cho luôn sẵn sàng sử dụng được ở hai
mạn tầu theo mức độ hợp lý có thể thực hiện được và phải đặt ở trạng thái sẵn
sàng sử dụng trên tất cả các boong hở kéo dài tới mạn tầu. Tối thiểu phải bố
trí một chiếc ở gần đuôi tầu;
Các phao tròn
cứu sinh phải được cất giữ sao cho có khả năng tháo ra được nhanh chóng và
không được cố định ở mức độ vĩnh cửu ở một chỗ. Trên mỗi phao phải kẻ tên tầu
bàng chữ La tinh in hoa.
1.2.2.2. Phải
kẻ tên tầu và số lượng người được phép chở bàng chữ in hoa trên phương tiện
cứu sinh tập thể.
Bảng
10/1.1. Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tầu hàng
Chiều
dài tầu L (m)
|
Tổng
số thuyền viên được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh ( % số người)
|
Số
lượng phao tròn (chiếc)
|
Dụng
cụ nổi cứu sinh (ở mỗi mạn)
|
Phao
áo cứu sinh
|
Tổng
số
|
Có
đèn tự cháy sáng
|
Có
dây ném
|
L
< 30
30
£ L < 50
L
³ 50
|
100%
100%
100%
|
100%
100%
100%
|
4
6
8
|
2
3
4
|
2
3
4
|
Chú thích:
1) Tầu có L
< 30 m, có thể thay bè cứu sinh bằng dụng cụ nổi cứu sinh;
2) Nếu bè cứu
sinh di chuyển được từ mạn này sang mạn kia thì tổng số bè lắp trên tầu có thể
giảm xuống với số lượng đủ sức chở 100% số người ở trên tầu.
3) Ngoài số
phao áo cứu sinh nêu trên, mỗi tầu tự hành còn phải được trang bị thêm 04 phao
áo cho người đi ca (Buồng máy: 02 chiếc và buồng lái: 02 chiếc).
Bảng
10/1.2. Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho
tầu
khách, tầu phục vụ
Chiều
dài tầu (m)
|
Tổng
số khách và thuyền viên được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh (% số người)
|
Số
lượng phao tròn (chiếc)
|
Bè
cứu sinh (mỗi mạn)
|
Phao
áo cứu sinh
|
Tống
số
|
Có
đèn tự cháy sáng
|
Có
dây ném
|
L
< 30
30
£ l < 50
L
³ 50
|
100%
100%
100%
|
105%
+
10%
cho
trẻ em
|
6
8
10
|
3
4
5
|
2
3
4
|
Chú thích:
1) Tầu có L
< 30 m, có thể thay bè cứu sinh bằng dụng cụ nổi cứu sinh;
2) Tầu có sức
chở n ³ 200 khách còn phải trang bị 02
xuống cấp cứu (mỗi mạn một chiếc);
Tầu có sức
chở từ 100 đến dưới 200 khách phải trang bị 01 xuống cấp cứu;
Tầu khách có
sức chở dưới 100 khách hoặc có L < 30 m không phải trang bị xuống cấp cứu.
3) Những công
nhân hoặc người phục vụ đi trên tầu không phải là tầu khách, phải được trang bị
phương tiện cứu sinh giống như quy định đối với thuyền viên của tầu.
Bảng
10/1.3. Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tầu đẩy (kéo), tầu công
trình, tầu không tự hành và các công trình nổi tĩnh tại
Chiều
dài tầu (m)
|
Tổng
số người được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh (% số người)
|
Số
lượng phao tròn (chiếc)
|
Dụng
cụ nổi cứu sinh (mỗi mạn)
|
Phao
áo cứu sinh
|
Tổng
số
|
Có
đèn tự cháy sáng
|
Có
dây ném
|
L
< 30
30
£ L < 50
L
³ 50
|
50%
50%
50%
|
100%
100%
100%
|
4
6
8
|
2
3
4
|
2
3
4
|
Chú thích:
Tầu có L <
30 m, có thể thay bè cứu sinh bằng dụng cụ nổi cứu sinh.
Chương
2
TRANG
BỊ TÍN HIỆU
2.1. Quy
định chung
Tầu thủy chạy
tuyến ven biển phải thỏa mãn các yêu cầu về trang bị tín hiệu, quy định tại
Luật Giao thông đường thủy nội địa, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Ngoài ra tầu
còn phải thỏa mãn các yêu cầu bổ sung dưới đây.
2.2. Yêu
cầu bổ sung
Đặc tính đèn
hiệu và vật hiệu áp dụng theo Phần 3 của Quy phạm Trang bị an toàn tầu biển
TCVN 6278: 2003.
Mỗi tầu phải
trang bị đủ 12 pháo hiệu dù.
Mỗi tầu khách
có chiều dài lớn hơn 30 m và tầu hàng có trọng tải toàn phần lớn hơn hoặc bằng
1.000 tấn phải trang bị một súng phóng dây loại 2 đầu phóng.
Chương
3
TRANG
BỊ HÀNG HẢI
3.1. Quy
định chung
Định mức
trang bị hàng hải cho tầu phải tuân thủ các yêu cầu có liên quan được quy định
ở Chương 3, Phần 10 của TCVN 5801:2001 đối với tầu sông cấp SI, ngoài ra còn
phải thỏa mãn những quy định bổ sung dưới đây;
Chủ tầu và
thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về số lượng và tình trạng kỹ thuật của
trang bị hàng hải kể cả độ tin cậy của chúng khi tầu hoạt động;
Phải có ít
nhất một thuyền viên có chứng chỉ xác nhận khả năng sử dụng các thiết bị VTD
được trang bị trên tầu.
3.2. Trang
bị hàng hải
3.2.1. Định
mức trang bị
3.2.1.1. Định
mức trang bị hàng hải cho tầu tự hành được lấy theo Bảng 10/3.1
Bảng
10/3.1. Định mức trang bị hàng hải
Số
thứ tự
|
Tên
trang bị
|
Số
lượng
|
01
|
La bàn lái hoặc la bàn từ chuẩn
|
1
chiếc
|
02
|
Máy định vị
vệ tinh (*)
|
1
chiếc
|
03
|
Radio
|
1
chiếc
|
04
|
Ống nhòm
hàng hải
|
1
chiếc
|
05
|
Thiết bị đo
độ nghiêng
|
1
chiếc
|
06
|
Máy đo tốc
độ gió
|
1
chiếc
|
07
|
Đồng hồ bấm
dây
|
1
chiếc
|
08
|
Thiết bi đo
sâu bằng tay có dây đo
|
1
chiếc
|
09
|
Thước đo
mức nước
|
2
chiếc
|
10
|
Thước đo
độ, thước đo song song (*)
|
1
bộ
|
11
|
Compa (*)
|
2
chiếc
|
12
|
Kính lúp
|
1
chiếc
|
13
|
Bảng mã
hiệu quốc tế (*)
|
1
bộ
|
14
|
Danh mục
đèn biển và đài trực canh trên bờ (*)
|
1
tập
|
15
|
Hải đồ chạy
tầu cùng thỏi chặn (*)
|
1
bộ
|
16
|
Bảng thủy
triều vùng chay tầu
|
1
quyển
|
17
|
Sách hướng
dẫn đi biển (*)
|
1
quyển
|
Chú thích:
(*) Đối với
các tầu hàng, tầu khách có L < 30 m chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách
không vượt quá 15 km, căn cứ vào tình hình cụ thể về điều kiện thông tin liên
lạc và điều kiện ứng cứu 2 đầu tuyến thì có thể được Đăng kiểm xem xét miễn
trang bị.
3.2.1.2. Định
mức trang bị VTD cho tầu được lấy thẹo Bảng 10/3.2
3.2.1.3. Các
tầu hàng, các tầu khách có L < 30 m chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách
2 đầu tuyến không quá 15 km chỉ cần trang bị một máy VHF DSC.
Bảng
10/3.2. Định mức trang bị VTD
Số
thứ tự
|
Tên
trang bị
|
Số
lượng
|
01
|
Thiết bị
MF/HF (1)
|
1
chiếc
|
02
|
Thiết bị
VHF DSC
|
1
chiếc
|
03
|
Thiết bị
truyền thanh chỉ huy (2)
|
1
chiếc
|
04
|
Thiết bị
VHF cầm tay (3)
|
1
chiếc
|
Chú thích:
(1)
Máy thu phát vô tuyến điện VTD phải được lắp đặt cố định chắc chắn trong buồng
lái tại vị trí dễ sử dụng và quan sát hai bên mạn tầu, có công suất không nhỏ
hơn 25 W;
Khuyến khích
chủ tầu trang bị các thiết bị tương tự của hệ thống GMDSS và các máy thu phát
vệ tinh INMARSAT; ăng ten dùng cho máy VTĐ phải là loại phân cực kiểu đứng được
đặt trên nóc buồng lái sao cho không vượt quá kim thu sét của tầu;
Các tầu không
tự hành được kéo, đẩy hoặc để lâu dài bên ngoài khu vực cảng và vùng có tầu qua
lại mà trên tầu có người thì phải trang bị thiết bị VHF DSC hoặc thiết bì MF/HF
để đảm bảo liên lạc với tầu kéo, đẩy hoặc đài vô tuyến điện trên bờ tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể;
Máy VTĐ phải
được cấp điện từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tầu.
(2)
Chỉ trang bị cho tầu khách có chiều dài L > 30 m; các tầu khách còn lại chỉ
cần trang bị loa phóng thanh cầm tay.
(3)
Chỉ trang bị cho tầu hàng có trọng tải toàn phần lớn hơn hoặc bằng 1000 tấn.
3.2.2. Bố trí
trang thiết bị hàng hải trên tầu
Các thiết bị
hàng hải nếu sử dụng nguồn năng lượng điện thì phải được cung cấp điện suất
ngày đêm từ trạm điện tầu hoặc ắc quy để đảm bảo thiết bị sẵn sàng hoạt động.
Tất cả các
thiết bị hàng hải dùng nguồn năng lượng điện phải được lấy điện theo từng đường
dây riêng từ một bảng diện (tủ điện) chung của các thiết bị hàng hải ở mỗi
đường dây riêng cấp cho mỗi thiết bị hàng hải phải có ngắt điện và cầu chì hoặc
thiết bị ngắt điện tự động.
Đường dây
điện của thiết bị hàng hải phải được bọc kín và phù hợp với các yêu cầu của
phần thiết bị điện.
Các trang
thiết bị hàng hải phải có giấy chứng nhận của nhà chế tạo.
3.2.3. Bố trí
thiết bị truyền thanh chỉ huy
Truyền thanh
trên boong dùng để vận hành các loa phóng thanh trong boong chính.
Đường phục vụ
để vận hành các loa phóng thanh trong các phòng ở, chỗ công cộng của nhân viên
trên tầu như ca bin, phòng ăn tập thể v.v... và cả các hành lang.
Đường truyền
thanh cho khách dùng để vận hành các loa phóng thanh đến các phòng cho khách
cũng như các nơi công cộng.
Chương
4
BẢO
VỆ THUYỀN VIÊN VÀ HÀNH KHÁCH
4.1. Quy
định chung
Tầu chạy
tuyến ven biển phải thỏa mãn các yêu cầu cố liên quan được quy định ở Chương 5,
Phần 10 của TCVN 5801:2001, áp dung cho tầu sông cấp SI, ngoài ra còn phải thỏa
mãn yêu cầu bổ sung được nêu dưới đây.
4.2. Yêu
cầu bổ sung về lan can và mạn chắn sóng
4.2.1. Lan
can và mạn chắn sóng phải được đặt xung quanh các phần hở của boong chính và
boong thượng tầng. Chiều cao lan can hoặc mạn chắn sóng phải bằng ít nhất 1 mét
tính từ mặt boong. Nhưng nếu chiều cao này gây trở ngại cho hoạt động bình
thường của tầu thì có thể được Đăng kiểm chấp nhận giảm xuống.
4.2.2. Khoảng
cách giữa các thanh lan can thấp nhất và mặt boong không được vượt quá 230 mm.
Các thanh lan can còn lại không được đặt cách nhau quá 380 mm. Trong trường hợp
tầu có mép boong lượn tròn thì các cột đỡ lan can phải đặt trên mặt boong
phẳng. Chân mạn chắn sóng phải khoét các lỗ đảm bảo thoát nước tại boong. Tổng
diện tích các lỗ khoét không nhỏ hơn 10% diện tích mạn chắn sóng liên tục./.