|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1517/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Hoàng Trung Hải
|
Ngày ban hành:
|
26/08/2014
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1517/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 08 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng
9 năm 2006 của Chính phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ
trình số 14258/TTr-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 và Văn bản số
9590/BGTVT-KHĐT ngày 06 tháng 8 năm 2014 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận
tải biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 với những nội
dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
a) Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là
tiềm năng biển để phát triển vận tải biển một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm, vừa có bước đi phù hợp, vừa có bước đột phá theo hướng hiện đại nhằm góp
phần thực hiện những mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tạo tiền
đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại với
chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh để chủ động hội nhập và mở rộng thị
trường vận tải biển trong khu vực và thế giới.
c) Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển
các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng
không; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, hiện đại; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ
logistics để tạo nên một hệ thống vận tải
đồng bộ, liên hoàn và hiệu quả.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển để đảm nhiệm
vận chuyển hàng hóa trong nước, giảm tải cho vận tải bằng đường bộ; đảm nhận vận
chuyển phần lớn khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển; tham gia vận
chuyển hàng hóa trên các tuyến biển xa, khu vực Bắc Âu, Nam Mỹ, Khôi phục tuyến
vận tải hành khách trên trục Bắc - Nam vào thời gian thích hợp nhằm đáp ứng nhu
cầu đi lại của nhân dân. Đến năm 2020, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải biển của
nền kinh tế quốc dân với chất lượng cao, giá thành hợp lý và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Về vận tải biển và đội tàu:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ
vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa; tập trung khai thác tối đa
lợi thế trên tuyến vận tải trong nước, các tuyến biển gần đối với các loại hàng
truyền thống; từng bước nâng thị phần vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu; kết
hợp vận chuyển hàng hóa giữa các cảng biển nước ngoài, trên tuyến biển xa;
+ Khối lượng hàng hóa do đội tàu Việt Nam đảm nhận
đạt khoảng từ 85 đến 91 triệu tấn vào năm 2015; khoảng từ 140 đến 153 triệu tấn
vào năm 2020; khoảng từ 237 đến 270 triệu
tấn vào năm 2030; số lượng hành khách (bao gồm vận chuyển hành khách trên các
tuyến ven biển nội địa, tuyến từ bờ ra đảo và tuyến giữa các đảo) đạt khoảng 05
triệu lượt người vào năm 2015; đạt khoảng từ 08 đến 09 triệu lượt người vào năm
2020;
+ Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện
đại, hiệu quả; chú trọng phát triển các
loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, hàng lỏng) có trọng tải lớn. Đến
năm 2015, tổng trọng tải đội tàu đạt khoảng từ 4,7 đến 5,2 triệu tấn và khoảng
từ 6,8 đến 7,5 triệu tấn vào năm 2020; từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam.
- Về hệ thống cảng biển: Thực hiện mục tiêu phát triển
theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24
tháng 6 năm 2014.
- Về công nghiệp tàu thủy: Thực hiện mục tiêu phát
triển theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2290/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2013.
- Về dịch vụ hàng hải và logistics: Thực hiện mục
tiêu phát triển theo Đề án phát triển dịch vụ logistics trong ngành giao thông
vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định
số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH
Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch loại, cỡ tàu vận tải:
a) Tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế:
- Đối với hàng rời, sử dụng tàu chuyên dùng hàng rời
trọng tải từ 100.000 đến 200.000 tấn (DWT) để nhập khẩu than cho các nhà máy
nhiệt điện, than quặng cho nhà máy liên hợp luyện gang thép; sử dụng tàu trọng
tải 30.000 đến 50.000 tấn để xuất khẩu than, quặng, alumin, nhập phân bón và
clinke.
- Đối với hàng bách hóa, hàng tổng hợp, sử dụng tàu
trọng tải từ 5.000 đến 50.000 tấn, trong đó, đi/đến các nước khu vực Châu Á sử
dụng cỡ tàu từ 10.000 đến 20.000 tấn, đi/đến các nước khu vực Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Phi sử dụng cỡ tàu từ 30.000 đến 50.000 tấn.
- Đối với hàng container, đi/đến các nước khu vực
Châu Á chủ yếu sử dụng tàu có sức chở từ 500 đến 3.000 TEU, đi/đến các nước thuộc
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi sử dụng cỡ tàu có sức chở từ 4.000 đến 9.000 TEU và
tàu có sức chở lớn hơn khi có điều kiện.
- Đối với hàng lỏng, sử dụng tàu có trọng tải từ 100.000
đến 400.000 tấn chở dầu thô nhập khẩu; tàu có trọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn
chở dầu sản phẩm nhập khẩu; tàu mẹ có trọng tải từ 150.000 đến 300.000 tấn vận
chuyển xăng dầu nhập khẩu trung chuyển; tàu có trọng tải từ 1.000 đến 10.000 tấn
chở khí hóa lỏng.
b) Tàu hoạt động trên các tuyến nội địa:
- Đối với hàng rời, hàng bách hóa, sử dụng tàu có
trọng tải từ 1.000 đến 10.000 tấn; sà lan biển chuyên dùng có trọng tải từ
5.000 đến 10.000 tấn để vận tải than nhập khẩu từ đầu mối trung chuyển về các bến
của nhà máy.
- Đối với hàng container, sử dụng tàu có sức chở từ
200 đến 1.000 TEU.
- Đối với hàng lỏng, sử dụng tàu dầu có trọng tải từ
100.000 đến 150.000 tấn chở dầu thô từ các mỏ vào nhà máy lọc dầu; tàu dầu có
trọng tải từ 1.000 đến 30.000 tấn chở sản phẩm dầu chuyên dùng.
2. Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt
Nam
a) Tổng khối lượng vận tải của đội tàu biển Việt
Nam đến năm 2020 đạt khoảng từ 140 đến 152 triệu tấn, trong đó vận tải biển quốc
tế đạt khoảng từ 40 đến 46 triệu tấn, vận tải biển trong nước đạt khoảng từ 100
đến 106 triệu tấn.
b) Quy mô và nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu:
- Tổng trọng tải đội tàu hàng vận tải biển Việt Nam
đến năm 2020 đạt khoảng từ 6,84 đến 7,52 triệu tấn (DWT), trong đó: Tàu hàng
bách hóa, hàng tổng hợp đạt khoảng từ 2,51 đến 2,68 triệu tấn; tàu hàng
container đạt khoảng từ 0,68 đến 0,72 triệu tấn; tàu hàng rời đạt khoảng từ
2,21 đến 2,54 triệu tấn; tàu hàng lỏng đạt khoảng từ 1,44 đến 1,58 triệu tấn.
- Nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm 2020 khoảng từ
1,38 đến 2,12 triệu tấn.
- Nhu cầu bổ sung sức chở đội tàu khách du lịch,
tàu khách ven biển ra đảo khoảng 14.000 ghế ngồi.
3. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
Thực hiện theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014.
4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy
Việt Nam
Thực hiện theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2013.
5. Định hướng quy hoạch phát triển dịch vụ hỗ trợ vận
tải biển và logistics
Thực hiện theo Đề án
phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014.
6. Định hướng phát triển nguồn nhân lực vận tải biển
a) Đến năm 2020, đào tạo và bồi dưỡng đạt khoảng
42.000 sỹ quan, thuyền viên; trong đó đào tạo mới khoảng 15.000 người, bao gồm
7.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu và 8.000 người thay thế lực
lượng hiện có; cơ cấu đào tạo khoảng 6.000 sỹ quan quản lý và khoảng 9.000 thuyền
viên, công nhân kỹ thuật hàng hải.
b) Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực
logistics, công nghiệp đóng tàu, khai thác cảng biển và quản trị doanh nghiệp.
c) Đổi mới phương thức đào tạo, chương trình, tiêu
chuẩn đào tạo và huấn luyện hàng hải, đặc biệt với công tác đào tạo cán bộ quản
lý sỹ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý khai thác hoạt động logistics, vận tải
đa phương thức. Coi trọng đào tạo ngoại ngữ, thực hành đi đối với lý thuyết.
d) Tăng cường tính gắn kết giữa các doanh nghiệp vận
tải biển với các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên.
7. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu biển
Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển đội tàu từ nay
đến năm 2020 khoảng từ 20.000 đến 30.000 tỷ đồng (khoảng từ 1,0 đến 1,5 tỷ
USD), chủ yếu do các doanh nghiệp tự huy động từ các nguồn vốn hợp pháp.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CHÍNH
SÁCH CHỦ YẾU
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thuộc
ngành hàng hải, tạo hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động vận tải
biển. Trước mắt bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy về cơ chế, chính sách nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, từng bước
nâng cao năng lực và thị phần vận chuyển hàng xuất, nhập khẩu của đội tàu biển
Việt Nam; các văn bản về vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics, quản lý đầu
tư và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển phù hợp với thông lệ quốc tế và tình
hình, xu thế phát triển của Việt Nam.
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực vận
tải biển, đặc biệt là thủ tục hành chính tại các cảng biển và thủ tục đăng ký
tàu biển; nhanh chóng triển khai ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt động hàng hải (cảng vụ
điện tử, hải quan điện tử...), thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện
thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng biển.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực
thi luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan về đảm bảo an toàn
hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên; nâng
cao chất lượng đội ngũ đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký,
giám sát kỹ thuật tàu, đặc biệt là tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
4. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả
các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam. Xây dựng chương
trình phát triển đội tàu biển Việt Nam để có cơ chế, chính sách thích hợp, đồng
bộ, hỗ trợ kịp thời quá trình đầu tư tái cơ cấu kết hợp phát triển và hiện đại
hóa đội tàu quốc gia. Bổ sung, chỉnh sửa quy định về điều kiện (hàng rào kỹ thuật)
cho việc thành lập doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ hàng hải nhằm xây dựng môi trường thông thoáng, thuận lợi đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo tiền đề tập
trung nguồn lực đầu tư hình thành các
doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển và dịch
vụ hàng hải; phát huy được mối quan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển, dịch vụ
logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu.
5. Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu để xây dựng, phát
triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm nòng cốt trong
lĩnh vực vận tải biển và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy làm nòng cốt trong
lĩnh vực công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển. Xây dựng mạng lưới dịch vụ hàng hải
để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực.
6. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân
lực, bao gồm cả đào tạo trong nước và nước ngoài; củng cố phát triển các trường
đại học, cao đẳng dạy nghề chuyên ngành ở cả 03. khu vực Bắc, Trung, Nam đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho vận hành khai thác tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy,
dịch vụ logistics và dịch vụ cung cấp thuyền viên làm việc cho các hãng tàu nước
ngoài. Có chính sách, chế độ ưu đãi với đặc thù lao động của ngành vận tải biển
nhằm khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với nghề.
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, tích cực thực
hiện các công ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương trong lĩnh vực hàng
hải; hỗ trợ về thủ tục pháp lý cho doanh
nghiệp dịch vụ vận tải biển Việt Nam mở rộng đại lý hoạt động ở nước ngoài.
8. Các doanh nghiệp vận tải biển cần theo dõi sát
diễn biến của thị trường trong nước, thị trường thế giới để tìm kiếm, tận dụng
cơ hội, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu linh hoạt,
theo định hướng quy hoạch đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh; nâng cao năng
lực quản trị và khai thác đội tàu. Tăng cường phối hợp, liên kết với các doanh
nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu để chủ động tìm kiếm hợp đồng vận
chuyển hàng hóa; nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút chủ hàng, phát triển hệ
thống mạng lưới đại lý có năng lực tại nước ngoài, từng bước tạo lập hệ thống dịch
vụ logistics khép kín, chuyên nghiệp, hiệu quả và uy tín mang thương hiệu riêng
cho doanh nghiệp.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có liên quan, tổ chức triển
khai thực hiện Quy hoạch này, kết hợp chặt
chẽ với quá trình thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
b) Chỉ đạo, Hướng dẫn các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển theo
dõi sát diễn biến của thị trường trong nước, khu vực và thế giới để tìm kiếm, tận
dụng cơ hội, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu phù hợp với quy hoạch được duyệt, đồng thời
nghiên cứu đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện, quy hoạch có hiệu quả,
phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, triển
khai thực hiện các quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy
nội địa nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả cho phát triển giao thông vận tải
biển.
d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải
biển và dịch vụ logistics trong ngành giao thông vận tải.
2. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nghiên cứu phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa và dịch vụ
logistics tại các đầu mối giao thông vận tải quan trọng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Tài chính nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển vận tải biển; đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách
phát triển và quản lý dịch vụ logistics.
3. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi đối với
người lao động phù hợp với đặc thù của ngành vận tải biển là ngành lao động nặng
nhọc, nguy hiểm.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải nghiên cứu và đổi mới phương thức đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo
cho lực lượng lao động ngành vận tải biển nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nhân
lực vận tải biển, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Quyết định này thay thế Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
Quyết định 1517/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------
|
No. 1517/QD-TTg
|
Hanoi, August 26,
2014
|
DECISION APPROVING THE MASTER
PLAN ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SEA TRANSPORT UP TO 2020, WITH ORIENTATIONS
TOWARD 2030 THE PRIME MINISTER Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government; Pursuant to the June 14, 2005 Vietnam Maritime
Code; Pursuant to the Government’s Decree No.
92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, appraisal, approval and
management of socio-economic development master plans, and Decree No.
04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of
articles of Decree No. 92/2006/ND-CP; At the proposal of the Ministry of Transport in
Report No. 14258/TTr-BGTVT of December 27, 2013, and Document No.
9590/BGTVT-KHDT of August 6, 2014, on adjustment of the master plan on
development of Vietnam’s sea transport up to 2020, with orientations toward
2030, DECIDES: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS AND OBJECTIVES 1. Development viewpoints a/ To promote to the utmost the country’s
advantages in geographical position and natural conditions, especially marine
potential, so as to develop sea transport in a comprehensive manner, with
focuses, priorities, appropriate steps as well as breakthroughs toward
modernity, contributing to achieving the objectives set in Vietnam’s marine
strategy up to 2020, creating a prerequisite for socio-economic development and
national defense and security assurance, serving the national industrialization
and modernization; b/ To develop sea transport toward modernity,
higher quality, reasonable expenses, safety, environmental pollution reduction,
energy conservation and higher competitiveness to proactively integrate into
and expand to the regional and international sea transport markets; c/ To develop sea transport in synchrony with road,
inland waterway, rail and aừ transport; to apply modem and advanced transport
technologies; to attach importance to developing multimodal transport and
logistic services so as to create a synchronous, uninterrupted and efficient
transport system. 2. Development objectives a/ General objectives: To improve the quality of sea transport services to
assume domestic cargo transport and reduce the land transport load; to
transport by sea most of the volume of imports and exports; and to participate
in long-distance shipping routes and routes in North European and South
American regions. To restore the North-South passenger transport route at an
appropriate time in order to meet people’s travel demand. By 2020,
to basically meet the national economy’s sea transport demand with high
quality, reasonable costs and minimum environmental pollution. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Regarding sea transport services and fleet: + To improve the quality and business effectiveness
of sea transport services, meeting the domestic sea transport demand; to
concentrate on making full use of advantages in domestic routes and
short-distance shipping routes in the transport of traditional goods; to
gradually increase the market share in the transport of imports and exports;
and to participate in the cargo transport between overseas ports and in
long-distance routes; + The volume of cargo transported by Vietnam’s
fleets will reach 85-91 million tons by 2015 and 140-153 million tons by 2020;
and 237-270 million tons by 2030; the number of passengers (including
passengers on domestic inshore routes and routes from the mainland to islands
and between islands) will reach around 5 million by 2015 and between 8-9
million by 2020; + To develop Vietnam’s fleet toward modernity and
effectiveness; to attach importance to developing large-tonnage special-use
ships (container ships, bulk carriers and liquid cargo tankers). The fleet’s
total tonnage will reach 4.7-5.2 million tons by 2015 and Ó.8-7.5 million tons
by 2020; to step by step rejuvenate Vietnamese seagoing ships. - Regarding the seaport system: To comply with the
development objectives set in the adjusted master plan on development of Vietnam’s
seaport system up to 2020, with orientations toward 2030, which was approved
under Decision No. 1037/QD-TTg of June 24, 2014. - Regarding the shipbuilding industry: To comply
with the development objectives set in the master plan on development of Vietnam’s
shipbuilding industry up to 2020, with orientations toward 2030, which was
approved under Decision No. 2290/QD-TTg of November 27, 2013. - Regarding maritime and logistic services: To
comply with the development objectives set in the scheme on development of
logistics services up to 2020, with orientations toward 2030, which was
approved under Decision No. 169/QD-TTg of January 22, 2014. II. PLANNING CONTENTS The master plan on development of Vietnam’s sea
transport by 2020, with orientations toward 2030, contains the following
principal contents: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a/ Ships operating on international routes: - For bulk cargo, to use special-use bulk carriers of
between 100,000 and 200,000 DWT for transporting imported coal for thermopower
plants and transporting pit coal for cast-iron and steel complexes; to use
ships of between 30,000 and 50,000 tons for transporting exported coal, ores
and alumina and imported fertilizers and clinker. - For general cargo, to use ships of between 5,000
and 50,000 tons, of which ships of between 10,000 and 20,000 tons and between
30,000 and 50,000 tons will be used for transporting cargo to/from Asian
countries and European, American and African countries, respectively. - For containerized cargo, to mainly use ships of
between 500 and 3,000 TEU for transporting cargo to/from Asian countries and
ships of between4,000 and 9,000 TEU and ships of higher capacity when
conditions permit for transporting cargo to/from European, American and African
countries. - For liquid goods, to use ships of between 100,000
and 400,000 tons for transporting imported crude oil, lighter-aboard ships of
between 150,000 and 300,000 tons for transporting transshipped imported petrol
and oil; and ships of between 1,000 and 10,000 tons for transporting liquefied
petroleum gas. b/ Ships operating on domestic routes: - For bulk cargo and general cargo, to use ships of
between 1,000 and 10,000 tons; to use special-use seagoing barges of between
5,000 and 10,000 tons for transporting imported coal from transshipment
terminals to plants’ wharves. - For containerized cargo, to use ships of between
200 and 1,000 TEU. - For liquid cargo, to use oil tankers of between
100,000 and 150,000 tons for transporting crude oil from oil fields to oil
refinery plants, and oil tankers of between 1,000 and 30,000 tons for
transporting special-use oil products. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a/ By 2020, the total transport volume of Vietnam’s
seagoing cargo fleet will reach 140- 152 million tons in which international
sea transport will contribute 40-46 million tons and domestic sea shipping,
100-106 million tons. b/ Size of the fleet and need to increase its
tonnage: - The total deadweight tonnage of Vietnam’s cargo
fleet will reach 6.84-7.52 million tons by 2020, in which general cargo ships
will contribute 2.51-2.68 million tons; container ships, 0.68-0.72 million
tons; bulk carriers, 2.21 -2.54 million tons, and liquid cargo tankers,
1.44-1.58 tons. - To increase the fleet’s total tonnage by
1.38-2.12 million tons by 2020. - To increase the capacity of tourist ships and
passenger ships operating on inshore areas and between the mainland and islands
by 14,000 seats. 3. Planning on development of Vietnam’s seaport
system To comply with the master plan on development of
Vietnam’s seaport system up to 2020, with orientations toward 2030, which was
approved by the Prime Minister in Decision No. 1037/QD-TTg of June 24, 2014. 4. Planning on development of Vietnam’s
shipbuilding industry To comply with the master plan on development of
Vietnam’s shipbuilding industry up to 2020, with orientations toward 2030,
which was approved by the Prime Minister in Decision No. 2290/QD-TTg of
November 27, 2013. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To comply with the masterplan on development of
logistic services in the transport sector approved by the Prime Minister in Decision
No. 169/QD-TTg of January 22, 2014. 6. Orientations on development of sea transport
human resources a/ By 2020, to train and re-train about 42,000
officers and crewmembers, including 15,000 first-time trainees of whom 7,000
will be added to meet the fleet development requirements and 8,000 will replace
the existing staff; to train about 6,000 managerial officers and 9,000
crewmembers and maritime technical workers; b/ To boost the training of human resources for
logistic services, shipbuilding industry, seaport operation and business
administration; c/ To renovate training methods and programs and
criteria for maritime training and retraining, especially for training
managerial officers, crew and logistic and multimodal service managers. To
attach importance to foreign-language training, combining theory with practice; d/ To improve linkage between sea transport
businesses and crew training institutions. 7. Demand for investment funds to develop the
seagoing fleet The total investment fund for development of the
fleet from now to 2020 is VND 20-30 trillion (approximately USD 1-1.5 billion),
mainly mobilized by businesses themselves from lawful funding sources. IIII. SOME MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. To accelerate administrative reform in sea
transport, especially administrative procedures at seaports and seagoing ship registration
procedures; to quickly apply information technology in maritime activities
(e-port authority, e-customs, etc.) and apply the single-window mechanism so as
to create' favorable conditions for ships entering and leaving seaports. 3. To increase inspection and supervision of the
enforcement of Vietnam’s laws and relevant treaties on maritime safety and
security and environmental protection to which Vietnam is a contracting party;
to raise the quality of Vietnamese registrars and quality of ship registration
and technical supervision work, especially for seagoing ships operating on
international routes. 4. To encourage all economic sectors, including
foreign organizations, to invest in the development of Vietnam’s seagoing
fleet. To elaborate a program on development of Vietnam’s seagoing fleet, adopt
appropriate and comprehensive mechanisms and policies to timely support the
process of investing in restructuring, developing and modernizing the national
fleet. To amend and supplement regulations on conditions (technical barriers)
for establishment of sea transport and maritime service businesses, aiming to
build an open and favorable environment, assuring fair competition and creating
prerequisites for concentrating investment sources on the formation of
Vietnamese businesses capable of operating competitively in the sea transport
and maritime service fields; to promote close relations between the fleet,
seaports, logistic service providers and production, import and export
businesses. 5. To speed up the processes of restructuring the
Vietnam National Shipping Lines and Vietnam Shipbuilding Industry Corporation
so as to build and develop them into the cores of the sea transport and
seagoing ship building and repair sectors, respectively. To build up a maritime
service network so as to increase competitiveness in the context of
international and regional economic integration. 6. To step up socialization of human resource
training, both domestic and overseas training; to consolidate and develop
specialized universities and vocational colleges in the northern, central and
southern regions in order to meet the demand for human resources for seagoing
ship and seaport operation and exploitation, shipbuilding, logistic services
and the service of crew supply for foreign shipping companies. To adopt
preferential policies and regimes suitable to particular characteristics of the
sea transport sector so as to encourage laborers to work permanently in the
sector. 7. To promote international cooperation in the
maritime sector, actively implement maritime conventions and bilateral and
multilateral agreements; to provide support in legal procedures for Vietnamese
sea transport businesses to expand their overseas agent networks. 8. Sea transport businesses should closely follow
developments in the domestic and world markets so as to find and seize
opportunities, proactively elaborate and implement flexible fleet development
plans in line with the planning orientations so as to ensure business
efficiency; to raise fleet management and exploitation capacity. To enhance
coordination and affiliation with production as well as import and export
businesses so as to seek cargo transport contracts; to improve service quality
to lure goods owners, develop capable overseas agent networks, and step by step
build up closed, professional, effective and prestigious logistics service
systems under their own brands. Article 2. Responsibility for organization
of implementation 1. The Ministry of Transport ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b/ To direct and guide state economic groups and
corporations and businesses operating in the sea transport sector to closely
monitor developments in the domestic, regional and world markets so as to find
and seize opportunities, proactively elaborate and implement their own fleet
development plans in accordance with the approved master plan and, at the same
time, study and propose solutions for the effective implementation of the
master plan to suit realities and socio-economic development requirements in
each period; c/ To assume the prime responsibility for, and
coordinate with provincial-level People’s Committees in, elaborating and
implementing master plans on rail, road and inland waterway transport networks
so as to ensure synchrony and effectiveness for sea transport development; d/ To increase state management, guide and examine
the implementation of master plans on development of sea transport, sea
transport support services and logistic services within the transport sector. 2. The Ministry of Industry and Trade a/ To assume the prime responsibility for, and
coordinate with the Ministry of Transport and provincial-level People’s
Committees in, studying the development of goods distribution and logistic
service centers in important transport hubs; b/ To assume the prime responsibility for, and
coordinate with the Ministry of Transport and the Ministry of Finance in,
studying and promulgating, or submitting to competent authorities for
promulgation, mechanisms and policies to support sea transport development; and
at the same time, promulgate on development and management mechanisms and
policies for logistic services. 3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social
Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
Ministry of Transport in, promulgating preferential policies for laborers in
conformity with particular characteristics of the sea transport sector which
requires heavy and dangerous work. 4. The Ministry of Education and Training shall
assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of
Transport in, studying and renewing methods of and criteria for sea transport
training so as to further improve the quality of the sector’s human resources
to meet requirements in the new situation. Article 3. This Decision takes effect on the
date of its signing, replacing the Prime Minister’s Decision No. 1601/QD-TTg of
October 15, 2009, approving the master plan on Vietnam’s sea transport
development up to 2020, with orientations toward 2030. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 FOR THE PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Hoang Trung Hai
Quyết định 1517/QĐ-TTg ngày 26/08/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
9.795
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|