Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 65/NQ-CP phê duyệt Nghị định thư hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải Việt Nam Bê-la-rút 2016

Số hiệu: 65/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 27/07/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/NQ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2016

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NGHỊ ĐỊNH THƯ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA BÊ-LA-RÚT VỀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CÓ ĐỘNG CƠ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định thư nêu trên.

Điều 3. Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương hoàn tất các thủ tục đối ngoại theo quy định hiện hành./.

Nơi nhận:
- Các Thành viên Chính phủ;
- Các Bộ: CT, NG, TP, TC, KHĐT, GTVT, KHCN;
- VPCP: các PCN, Trợ lý TTg, Các Vụ: TH, KTN, PL;
- Lưu: VT, QHQT(3) TB.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PROTOCOL

BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF BELARUS ON SUPPORTING THE PRODUCTION OF MOTOR TRANSPORT VEHICLES IN THE TERRITORY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Belarus, hereinafter referred to individually as a “Party” and collectively as the “Parties”;

Preserving adherence to strengthening cooperation between the Socialist Republic of Viet Nam and the Republic of Belarus;

Implementing Article 1.6 of the Free Trade Agreement between the Socialist Republic of Viet Nam, of the one part, and the Eurasian Economic Union and its Member States, of the other part, done at Burabay on 29 May 2015 (the VN-EAEU FTA), regarding the support of priority investment projects;

Reaffirming the respective rights and obligations of the Parties under the existing international agreements to which the Parties are party;

With a view to long-term and mutually beneficial development of industries of both countries;

Have agreed as follows:

Article 1

Definitions

For the purposes of this Protocol:

“joint venture(s)” shall mean the legal entity established by the JSC "Minsk Automobile Plant" - managing company of “BELAUTOMAZ” holding (MAZ) of the Republic of Belarus and the interested enterprise(s) of the Socialist Republic of Viet Nam in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam in accordance with the provisions of this Protocol and the laws and regulations of the Socialist Republic of Viet Nam;

“motor transport vehicles” shall mean certain types of trucks (N) and motor transport vehicles for the transport of ten or more persons, including the driver (M2, M3), agreed by MAZ and the interested enterprise(s) of the Socialist Republic of Viet Nam1. The list of motor transport vehicles shall be included in the production plan(s) of the joint venture(s) which shall be approved by the Vietnamese Party;

“sets of parts and components of motor transport vehicles” shall mean a set of parts and components, which is imported by the joint venture to the territory of the Socialist Republic of Viet Nam and necessary for industrial assembly of motor transport vehicles, except for the parts and components produced in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam;

“level of localisation" shall be the local value added content which is calculated according to the following formula:

Level of localisation


=

Viet Nam Material Cost

+

Direct Labour Cost

+

Direct Overhead Cost

+

Profit


*100%

Price for End Customer

For the purposes of calculating the level of localisation:

1. “Viet Nam Material Cost" shall mean value of materials, parts or goods originating in the Socialist Republic of Viet Nam that meet the origin criteria in accordance with Chapter 4 (Rules of Origin) of the VN-EAEU FTA;

2. Direct Labour Cost shall include wages, remuneration and other employee benefits associated with the manufacturing process as required by the laws and regulations of the Socialist Republic of Viet Nam;

3. Direct Overhead Cost shall include, but not be limited to commercial and administrative costs; costs of property items associated with the production process (rental and leasing costs, depreciation on buildings, taxes, interests on mortgage); leasing costs and interest payments for plant and equipment; factory guard costs; insurance costs (plant, equipment and materials used in the manufacture of the goods); utility costs (energy, electricity, water and other costs of utilities directly associated with the production of goods); research and development, design and engineering costs; dies, moulds, tooling and depreciation, maintenance and repair of plant and equipment; royalties or licenses (in connection with patented machineries or processes used in the production process of goods or the right to produce the goods); costs of inspection and testing of materials and goods; costs of storage and handling in the factory; disposal of recyclable waste costs; and cost elements used in calculation of the value of raw materials, i.e. port and clearance charges and import duties paid for dutiable component;

4. “Profit” shall mean net profit of the joint venture after deducting all taxes and fees provided for in the laws and regulations of the Socialist Republic of Viet Nam;

5. “Price for End Customer” shall mean the price of the goods on the sales invoice.

Article 2

Specific Requirements

1. MAZ may establish one joint venture for trucks (N) and one joint venture for motor transport vehicles for the transport of ten or more persons, including the driver (M2, M3) to manufacture motor transport vehicles in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam.

2. If the Belarusian Party intends to replace or reorganise MAZ it shall send the Vietnamese Party a written proposal and the feasibility study of the newly proposed enterprise or successor of MAZ which includes the type(s) of motor transport vehicles to be produced in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam. The Vietnamese Party shall confirm the eligibility of the newly proposed enterprise or successor of MAZ. Such newly proposed enterprise or successor of MAZ shall be required to have had actual manufacture activities of motor transport vehicles in the territory of the Republic of Belarus for at least 10 consecutive years before the date of entry into force of this Protocol and shall not be:

a. Owned by a person(s) of a third country by beneficially owning more than 50 percent of the equity interest in the newly proposed enterprise or successor of MAZ; or

b. Controlled by a person(s) of a third country by having the power to name a majority of its directors or otherwise to legally direct the actions of the newly proposed enterprise or successor of MAZ.

3. The capital contribution ratio of Vietnamese enterprise(s) in each joint venture shall be at least 50 percent of total charter capital of the joint venture.

4. The joint venture(s) shall be established for the period of at least 10 years but not more than 30 years.

5. MAZ shall not transfer its capital in the joint venture to any third party from a third country.

6. Motor transport vehicles manufactured by the joint venture for using in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam shall be required to meet the technical regulations, standards and conformity assessment procedures provided for in the laws and regulations of the Socialist Republic of Viet Nam.

7. Motor transport vehicles manufactured by the joint venture have to coincide with ideas, expressed in the Decision on Approval of Viet Nam’s Automobile Industry Development Master Plan to 2020, Vision to 2030. The level of localisation as provided for in Article 1 (Definitions) of this Protocol will be gradually increased to 40 percent by 2020 and 60 percent by 2026. If motor transport vehicles manufactured by the joint venture(s) are not meeting such localisation level requirements by 10 years from the date of entry into force of this Protocol, the Establishment License/ Business Registration Certificate of the joint venture(s) shall be withdrawn.

8. The origin of motor transport vehicles and the origin of sets of parts and components of motor transport vehicles imported by joint venture(s) for industrial assembly in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam, if assembled into complete motor transport vehicles in the territory of the Republic of Belarus, shall be subject to origin criteria in accordance with Chapter 4 (Rules of Origin) of the VN-EAEU FTA and approved by Certificate of Origin issued with indication of 55 percent value added content calculated in accordance with Chapter 4 (Rules of Origin) of the VN-EAEU FTA. The value of Vietnamese materials shall be excluded from calculation of the value added content.

9. The establishment of the joint venture(s) and the production activities of motor transport vehicles in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam shall be in compliance with the agreement(s) concluded by MAZ and the interested enterprise(s) of the Socialist Republic of Viet Nam. Such agreement(s) shall contain provisions which require MAZ providing support for the operation of the joint venture(s) by the following measures:

a. Transferring of technology and/or transferring of industrial property subject matters under a contract(s) of technology transfer and/or industrial property licensing between MAZ and the interested enterprise(s) of the Socialist Republic of Viet Nam;

b. Contributing to the development the industry of spare parts manufacturing and the supporting industry in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam;

c. Developing the system of automobile maintenance and repair services;

d. Technical personnel training for local workers;

e. Supporting motor transport vehicles, parts and components of motor transport vehicles manufactured by the joint venture(s) for exporting to the markets of other countries, including the Eurasian Economic Union;

f. Granting the joint venture (s) an exclusive right to supply the same models of the motor transport vehicles, parts and components of motor transport vehicles manufactured in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam by the joint venture(s) in the markets of the ASEAN countries.

Article 3

Preferences

1. The Socialist Republic of Viet Nam shall grant the following tariff rate quotas for duty-free import of the models of motor transport vehicles imported by the joint venture(s), which are included in the production plan(s) in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam of such joint venture(s) approved by the Vietnamese Party:

for year 2016: 200 units;

for year 2017: 250 units;

for year 2018: 300 units.

2. The Socialist Republic of Viet Nam shall grant the following tariff rate quotas for duty-free import of sets of parts and components of motor transport vehicles necessary for production of motor transport vehicles imported by the joint venture(s):

for year 2016: 200 sets;

for year 2017: 700 sets;

for year 2018: 1000 sets;

for year 2019: 1050 sets;

for year 2020: 1050 sets.

3. Volume of quota granted in the following year shall be reduced subject to the implementation of localisation level of the joint venture(s) in its (their) project execution schedule(s) and utilisation of quota indicated in paragraphs 1 and 2 of this Article in the previous year:

a. Percentage of the granted quota in the following year shall be the actual percentage of implementation of localisation level in the project execution schedule(s) of the previous year;

b. If the quota indicated in paragraphs 1 and 2 of this Article is not taken up for the previous year it shall be transferred to the following year;

c. If the joint venture(s) utilise(s) from 50 to 80 percent of the quota indicated in paragraphs 1 and 2 of this Article, the quota for the following year shall be reduced by 30 percent;

d. If the joint venture(s) utilise(s) less than 50 percent of quota indicated in paragraphs 1 and 2 of this Article, the quota for the following year shall be reduced by 50 percent.

4. On the basis of the annual production plan(s) approved by the Vietnamese Party the joint venture(s) will submit an application(s) to Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Viet Nam (MOIT of Viet Nam) for duty exemption on motor transport vehicles and/or sets of parts and components of motor transport vehicles, which includes the Certificate of Origin as provided for in paragraph 8 of Article 2 (Specific Requirements) of this Protocol and the indicated quantity for all model(s), expected time schedules of importation and the Harmonized System 8-digit tariff lines corresponding to motor transport vehicles and/or all motor transport vehicles parts and components necessary for production of motor transport vehicles, except for the parts and components of motor transport vehicles produced in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam. Basing on the provisions of this Protocol, MOIT of Viet Nam will consider and issue import licenses for the applying joint venture(s) within 10 working days.

5. A joint venture(s) has the right to import out-of-quota sets of parts and components of motor transport vehicles that will be used in the manufacture of motor transport vehicles and these motor transport vehicles will be exported to the other ASEAN countries after production with the tax payment deadline in accordance with the laws and regulations of the Socialist Republic of Viet Nam.

6. The Republic of Belarus shall provide insurance, loan and other forms of support which are within the limits of the laws and regulations of the Republic of Belarus for the investment cooperation in the manufacture of motor transport vehicles under this Protocol.

Article 4

Dispute Settlement

1. Any differences relating to the interpretation and/or application of this Protocol shall be settled in accordance with Chapter 14 (Dispute Settlement) of the VN-EAEU FTA, except for Articles 14.1 (Objectives), 14.3 (Scope and Coverage), 14.4 (Information exchange and Amicus Curiae) and 14.15 (Compensation and Suspension of Benefits).

2. For the purposes of this Protocol, the dispute settlement procedures and provisions set out in Article 14.2 (Definitions), Articles 14.5 (Good Offices, Conciliation or Mediation) through 14.14 (Implementation), 14.16 (Expenses) and 14.17 (Language) of Chapter 14 (Dispute Settlement) of the VN-EAEU FTA shall apply with respect to the settlement of disputes between the Parties to this Protocol regarding the interpretation and/or application of this Protocol with the following modifications:

a. The term “a disputing Party” referred to in Chapter 14(Dispute Settlement) of the VN-EAEU FTA shall mean “a Party to this Protocol”;

b. The request for consultations referred to in paragraph 2 of Article 14.6 of the VN-EAEU FTA shall be submitted in writing to the responding Party through the diplomatic channels; and

c. The request for the establishment of an Arbitral Panel referred to in paragraph 3 of Article 14.7 (Establishment of Arbitration Panel) of the VN-EAEU FTA shall be submitted in writing to the responding Party through the diplomatic channels.

Article 5

Stabilisation Clause

1. During the term of validity of this Protocol, where a new legal normative document that provides less favourable investment incentives than those currently enjoyed by the joint venture(s) is promulgated, the Socialist Republic of Viet Nam ensures that the joint venture(s) shall keep enjoying the current incentives for the remaining period of validity of this Protocol.

2. Paragraph 1 of this Article shall not apply if a legal normative document of the Socialist Republic of Viet Nam is changed for reasons of national defense and security, social order and security, public morals, public health, or environmental protection.

3. If the joint venture(s) is no longer eligible for the investment incentives due to reasons prescribed in paragraph 2 of this Article, one or some of the following solutions shall be adopted:

a. Deducting the damage actually suffered by the joint venture(s) from its (their) taxable income;

b. Adjusting the objectives of the investment project(s);

c. Assisting the joint venture(s) in recovery from damage.

4. With regard to the investment assurance measures in paragraph 3 of this Article, MAZ shall submit a written request to the Vietnamese Investment Registration Authority within three years from the effective date of the new legal normative document of the Socialist Republic of Viet Nam.

Article 6

Amendments

This Protocol may be amended by separate protocols agreed by the Parties that shall form an integral part of this Protocol.

Amendments shall enter into force in accordance with Article 7 (Entry into Force and Termination) of this Protocol.

Article 7

Entry into Force and Termination

This Protocol shall enter into force 10 days after the date of receipt of the latter written notification of the Parties, through diplomatic channels, upon completion of internal procedures necessary for its entry into force.

This Protocol shall remain in force for 10 years from the date of entry into force and shall be automatically extended every five years if neither Party declares its intention to terminate it by written notification through diplomatic channels to the other Party not less than six months before the expiration of the Protocol.

Done at Minsk, this 23rd day of March 2016, in duplicate in the English language.

For the Government of
the Socialist Republic of Viet Nam




Vu Huy Hoang
Minister of Industry and Trade

For the Government of
the Republic of Belarus




Vitaly Vovk
Minister of Industry

NGHỊ ĐỊNH THƯ

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA BELARUS VỀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CÓ ĐỘNG CƠ TRÊN LÃNH THỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Belarus, sau đây gọi riêng là một "Bên" và gọi chung là "các Bên";

Tiếp tục gắn kết với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Belarus;

Thực hiện Điều 1.6 của Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên, ký tại Burabay ngày 29 tháng 5 năm 2015 (VN-EAEU FTA), liên quan đến việc hỗ trợ cho các dự án đầu tư ưu tiên,

Khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ của các Bên theo các điều ước quốc tế mà các Bên là thành viên,

Với quan điểm phát triển lâu dài và cùng có lợi của các ngành công nghiệp của hai nước,

đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Định nghĩa

Cho mục đích của Nghị định thư:

“(các) liên doanh” nghĩa là pháp nhân được thành lập bởi Công ty cổ phần "Minsk Automobile Plant" - công ty quản lý của “BELAUTOMAZ” (MAZ) của Cộng hòa Belarus và (các) doanh nghiệp có quan tâm của CHXHCN Việt Nam trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam phù hợp với các điều khoản của Nghị định thư và các luật và quy định có liên quan của CHXHCN Việt Nam;

“phương tiện vận tải có động cơ” nghĩa là một số loại xe tải (N) và các phương tiện vận tải có động cơ dùng chở 10 người trở lên, bao gồm cả lái xe (M2, M3) theo thống nhất của MAZ và doanh nghiệp có quan tâm của CHXHCN Việt Nam.1 Danh sách các phương tiện vận tải có động cơ sẽ phải được đưa vào (các) kế hoạch sản xuất của (các) liên doanh có chấp thuận của Bên Việt Nam;

“bộ phụ tùng và linh kiện của các phương tiện vận tải có động cơ” nghĩa là một bộ phụ tùng và linh kiện được (các) liên doanh nhập khẩu vào lãnh thổ CHXHCN Việt Nam và cần thiết cho lắp ráp công nghiệp các phương tiện vận tải có động cơ, trừ các phụ tùng và linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam;

“tỷ lệ nội địa hóa” nghĩa là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa được tính toán theo công thức sau:

Tỷ lệ nội địa hóa


=

Chi phí nguyên vật liệu của Việt Nam

+

Chi phí lao động trực tiếp

+

Chi phí chung trực tiếp

+

Lợi nhuận


*100%

Giá người tiêu dùng cuối cùng

Để cho mục đích tính toán tỷ lệ địa hóa:

1. “Chi phí nguyên vật liệu của Việt Nam” nghĩa là giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ CHXHCN Việt Nam và đạt các tiêu chí xuất xứ phù hợp với quy định của Chương 4 (Quy tắc xuất xứ) của Hiệp định VN-EAEU FTA;

2. Chi phí lao động trực tiếp bao gồm lương, thưởng và các khoản lợi ích khác của người lao động có gắn với quá trình sản xuất theo quy định của luật và quy định của CHXHCN Việt Nam;

3. Chi phí chung trực tiếp bao gồm, nhưng không giới hạn chỉ các chi phí hành chính và thương mại; chi phí các tài sản cố định gắn với quá trình sản xuất (chi phí thuê, khấu hao tòa nhà, thuế, lãi suất thế chấp); chi phí thuê và lãi suất phải thanh toán đối với nhà máy và thiết bị; chi phí bảo vệ nhà máy; chi phí bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất hàng hóa); chi phí sử dụng dịch vụ công cộng (năng lượng, điện, nước và các chi phí sử dụng dịch vụ công cộng khác gắn với sản xuất hàng hóa); chi phí nghiên cứu và phát triển, thiết kế và kỹ thuật; thuốc nhuộm, khuôn, công cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền hoặc giấy phép (có liên quan đến những máy móc và công nghệ có bản quyền được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); chi phí kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và hàng hóa; chi phí kho bãi tại nhà máy; chi phí xử lý chất thải có thể tái chế; và chi phí các yếu tố được sử dụng trong tính toán giá trị nguyên vật liệu thô, tức là phí cảng và giải phóng hàng và thuế nhập khẩu phải trả cho các phần phải chịu thuế;

4. “lợi nhuận” nghĩa là lợi nhuận ròng của liên doanh sau khi trừ đi tất cả các thuế và phí theo quy định của pháp luật của CHXHCN Việt Nam;

5. “Giá người tiêu dùng cuối cùng” nghĩa là giá của hàng hóa trên vận đơn bán hàng.

Điều 2

Yêu cầu cụ thể

1. MAZ có thể thành lập một liên doanh sản xuất xe tải (N) và một liên doanh sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ chở 10 người trở lên, bao gồm cả lái xe (M2, M3) để sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam.

2. Nếu Bên Belarus có ý định thay thế hoặc tổ chức lại MAZ thì sẽ gửi Bên Việt Nam đề nghị bằng văn bản và nghiên cứu khả thi về doanh nghiệp mới được đề nghị hoặc doanh nghiệp kế thừa của MAZ, trong đó có (các) loại phương tiện vận tải có động cơ sẽ được sản xuất trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam. Bên Việt Nam sẽ xác nhận sự đủ điều kiện của doanh nghiệp mới được đề nghị hoặc doanh nghiệp kế thừa của MAZ, Doanh nghiệp mới được đề nghị hoặc doanh nghiệp kế thừa của MAZ này phải có hoạt động sản xuất thực tế các phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ của Cộng hòa Belarus ít nhất trong 10 năm liên tục kể từ ngày Nghị định thư này có hiệu lực và sẽ không được:

a. Sở hữu bởi người của một bên thứ ba thông qua việc nắm giữ hơn 50% quyền lợi trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mới được đề nghị hoặc doanh nghiệp kế thừa của MAZ; hoặc

b. Kiểm soát bởi người của một bên thứ ba khác ngoài Nga thông qua việc nắm quyền chỉ định đa số thành viên ban Giám đốc hoặc bằng cách nào khác điều hành một cách hợp pháp hoạt động của doanh nghiệp mới được đề nghị hoặc doanh nghiệp kế thừa của MAZ.

3. Phần vốn do (các) doanh nghiệp Việt Nam đóng góp trong liên doanh phải đạt ít nhất 50% tổng vốn điều lệ của liên doanh.

4. (Các) liên doanh phải được thành lập trong thời gian ít nhất 10 năm và không quá 30 năm.

5. MAZ không được chuyển vốn trong liên doanh cho bất cứ bên thứ ba của một nước thứ ba nào.

6. Các phương tiện vận tải có động cơ do liên doanh sản xuất để sử dụng trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam phải đáp ý các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp theo quy định của luật và các quy định của CHXHCN Việt Nam.

7. Các phương tiện vận tải có động cơ do liên doanh sản xuất cần phải phù hợp với các định hướng chính được nêu trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030: Tỷ lệ nội địa hóa được quy định tại Điều 1 (Định nghĩa) của Nghị định thư này sẽ được tăng dần đạt mức 40% vào năm 2020 và 60% vào năm 2026. Nếu (các) liên doanh không sản xuất được các phương tiện vận tải có động cơ đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa như trên trong vòng 10 năm kể từ ngày Nghị định thư này có hiệu lực, sẽ bị rút Giấy phép thành lập/Đăng ký kinh doanh của (các) liên doanh này.

8. Xuất xứ của các phương tiện vận tải có động cơ và xuất xứ các bộ phụ tùng và linh kiện do (các) liên doanh nhập khẩu cho lắp ráp công nghiệp trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam nếu như cũng được dùng để lắp ráp thành phương tiện vận tải có động cơ hoàn chỉnh trên lãnh thổ của Cộng hòa Belarus phải có xuất xứ phù hợp với quy định của Điều 4 (Quy tắc xuất xứ) của Hiệp định VN-EAEU FTA và được xác nhận bằng giấy Chứng nhận xuất xứ được cấp có chỉ rõ hàm lượng giá trị gia tăng 55% theo cách tính quy định của Chương 4 (Quy tắc xuất xứ) của Hiệp định VN-EAEU FTA. Giá trị các nguyên vật liệu của Việt Nam được loại trừ khỏi cách tính hàm lượng giá trị gia tăng.

9. Việc (các) liên doanh thành lập và triển khai sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam phải phù hợp với thỏa thuận được ký giữa MAZ và (các) doanh nghiệp có quan tâm của CHXHCN Việt Nam. Thỏa thuận như vậy phải có chứa các điều khoản yêu cầu MAZ hỗ trợ hoạt động của (các) liên doanh thông qua các biện pháp sau đây:

a. Chuyển giao công nghệ và/hoặc chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp theo (các) hợp đồng chuyển giao công nghệ và/hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp giữa MAZ và (các) doanh nghiệp có quan tâm của CHXHCN Việt Nam;

b. Đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng ô; tô và công nghiệp phụ trợ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam;

c. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

d. Đào tạo tay nghề kỹ thuật cho lao động địa phương;

e. Hỗ trợ các các phương tiện vận tải có động cơ, phụ tùng và linh kiện do (các) liên doanh sản xuất xuất khẩu vào thị trường các nước khác, bao gồm cả Liên minh Kinh tế Á - Âu;

f. Dành cho (các) liên doanh quyền độc quyền cung cấp cùng các dòng phương tiện vận tải có động cơ, linh kiện và phụ tùng do (các) liên doanh sản xuất trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam vào thị trường các nước ASEAN.

Điều 3

Ưu đãi

1. CHXHCN Việt Nam sẽ dành ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như dưới đây đối với các dòng phương tiện vận tải có động cơ do (các) liên doanh nhập khẩu, được ghi trong (các) kế hoạch sản xuất trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam của (các) liên doanh mà đã được Bên Việt Nam thông qua:

- Năm 2016: 200 chiếc;

- Năm 2017: 250 chiếc;

- Năm 2018: 300 chiếc.

2. CHXHCN Việt Nam sẽ dành ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như dưới đây đối với các bộ phụ tùng và linh kiện do (các) liên doanh nhập khẩu, cần thiết cho sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ:

- Năm 2016: 200 bộ;

- Năm 2017: 700 bộ;

- Năm 2018: 1.000 bộ;

- Năm 2019: 1.050 bộ;

- Năm 2020: 1.050 bộ.

3. Khối lượng hạn ngạch được cấp năm sau sẽ giảm phụ thuộc vào việc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa của (các) liên doanh nêu trong (các) lộ trình thực hiện dự kiến của mình và việc sử dụng hạn ngạch năm trước được ghi tại khoản 1 và 2 của Điều khoản này:

a. Phần trăm hạn ngạch được cấp vào năm sau sẽ bằng phần trăm thực hiện tỷ lệ nội địa hóa trong lộ trình thực hiện dự kiến của năm trước;

b. Nếu hạn ngạch được ghi tại khoản 1 và 2 của Điều khoản này không được sử dụng hết trong năm trước thì sẽ được chuyển sang năm sau;

c. Nếu (các) liên doanh sử dụng từ 50-80% lượng hạn ngạch được ghi tại khoản 1 và 2 của Điều khoản này, hạn ngạch cấp cho năm sau sẽ bị giảm 30%.

d. Nếu (các) liên doanh sử dụng ít hơn 50% lượng hạn ngạch được ghi tại khoản 1 và 2 của Điều khoản này, hạn ngạch cấp cho năm sau sẽ bị giảm 50%.

4. Trên cơ sở (các) kế hoạch sản xuất hàng năm được Bên Việt Nam thông qua, (các) liên doanh sẽ gửi (các) đơn đến Bộ Công Thương CHXHCN Việt Nam (MOIT Việt Nam) đề nghị miễn thuế nhập khẩu các phương tiện vận tải có động cơ và/hoặc bộ phụ tùng và linh kiện của phương tiện vận tải có động cơ, kèm theo Chứng nhận xuất xứ như quy định tại khoản 8 Điều khoản 2 (Yêu cầu cụ thể) của Nghị định thư này và số lượng đăng ký đối với tất cả các dòng xe, thời gian nhập khẩu dự kiến và các dòng thuế ở cấp độ 8 chữ số theo biểu Hài hòa thuế quan tương ứng với các phương tiện vận tải có động cơ và/hoặc tất cả phụ tùng và linh kiện của các phương tiện vận tải có động cơ cho sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ, trừ các phụ tùng và Linh kiện của các phương tiện vận tải có động cơ được sản xuất trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam. Dựa trên các điều khoản của Nghị định thư này MOIT Việt Nam sẽ xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu cho (các) liên doanh yêu cầu trong vòng 10 ngày làm việc.

5. Liên doanh có quyền nhập khẩu ngoài hạn ngạch bộ phụ tùng và linh kiện của các phương tiện vận tải có động cơ để sử dụng cho sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ và các phương tiện vận tải có động cơ này sau khi sản xuất dự kiến sẽ được xuất khẩu sang các nước ASEAN khác trong thời hạn thanh toán thuế theo luật và quy định của CHXHCN Việt Nam.

6. Cộng hòa Belarus sẽ cung cấp bảo đảm, khoản vay và các hình thức hỗ trợ khác trong mức quy định trong các luật và quy định của Cộng hòa Belarus cho hợp tác đầu tư trong sản xuất các phương tiện vận tải gắn động cơ trong khuôn khổ của Nghị định thư này.

Điều 4

Giải quyết tranh chấp

1. Bất kỳ sự khác biệt liên quan đến việc giải thích và / hoặc áp dụng của Nghị định thư này sẽ được giải quyết phù hợp với Chương 14 (Giải quyết tranh chấp) của Hiệp định VN-EAEU FTA trừ các Điều 14.1 (Mục tiêu), 14.3 (Phạm vi), 14.4 (Trao đổi thông tin và Người góp ý cho tòa án) và 14.15 (Bồi thường và Tạm ngừng các ưu đãi).

2. Vì mục đích của Nghị định thư này, các thủ tục giải quyết tranh chấp và các quy định nêu tại Điều 14.2 (Định nghĩa) và các Điều 14.5 (Trung gian và hòa giải) đến 14.14 (Thực hiện), các Điều 14.16 (Chi phí) và 14.17 (Ngôn ngữ) của Chương 14 (Giải quyết tranh chấp) của VN-EAEU FTA sẽ được áp dụng, với các sửa đổi phù hợp, đối với việc giải quyết các tranh chấp giữa các các Bên tham gia Nghị định thư này liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng của Nghị định thư này với những sửa đổi như sau:

a. Thuật ngữ "một Bên tranh chấp" được đề cập trong Chương 14 (Giải quyết tranh chấp) của FTA VN-EAEU có nghĩa là "một Bên của Nghị định thư này”;

b. Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 2 Điều 14.6 của VN-EAEU FTA sẽ được thực hiện bằng văn bản gửi cho Bên bị khiếu nại thông qua đường ngoại giao; và

c. Yêu cầu thành lập Hội đồng trọng tài nêu tại khoản 3 Điều 14.7 (Thành lập Hội đồng trọng tài) của VN-EAEU FTA sẽ được thực hiện bằng văn bản gửi cho Bên bị khiếu nại thông qua đường ngoại giao.

Điều 5

Điều khoản ổn định pháp luật

1. Trong thời hạn hiệu lực của Nghị định thư này, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo rằng (các) liên doanh sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian còn lại của Nghị định thư.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng hay bảo vệ môi trường.

3. Trường hợp (các) liên doanh không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a. Khấu trừ thiệt hại thực tế của liên doanh vào thu nhập chịu thuế;

b. Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

c. Hỗ trợ liên doanh khắc phục thiệt hại.

4. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, MAZ phải có yêu cầu bằng văn bản gửi Cơ quan đăng ký đầu tư của Việt Nam trong thời hạn ba năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới của CHXHCN Việt Nam có hiệu lực thi hành.

Điều 6

Sửa đổi

Nghị định thư này có thể được sửa đổi dưới hình thức các nghị định thư riêng ký giữa các Bên và sẽ là phần không tách rời của Nghị định thư này.

Sửa đổi sẽ có hiệu lực theo Điều 7 (Hiệu lực) của Nghị định thư này.

Điều 7

Hiệu lực

1. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản; thông qua kênh ngoại giao, của các Bên về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết để nghị định thư có hiệu lực.

2. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày có hiệu lực và sẽ được tự động gia hạn 5 năm một lần, nếu không Bên nào tuyên bố ý định chấm dứt hiệu lực của Nghị định thư bằng việc gửi thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao cho Bên kia không ít hơn 6 tháng trước ngày hết hiệu lực của Nghị định thư.

Làm tại Minsk ngày 23 tháng 3 năm 2016, thành hai bản bằng tiếng Anh.

Đại diện Chính phủ CHXHCN Việt Nam

Đại diện Chính phủ Cộng hòa Belarus



1 The classification of motor transport vehicles by categories is regulated in the United Nations Economic Commission for Europe (UNECE) regulations.

1 Phân loại phương tiện vận tải gắn động cơ theo loại xe theo quy định của Ủy ban Kinh tế của Liên hợp quốc về Châu Âu (UNECE)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 27/07/2016 phê duyệt Nghị định thư về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam giữa Việt Nam và Bê-la-rút do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.932

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.102.163
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!