Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quản lý khai thác cảng hàng không sân bay

Số hiệu: 17/2016/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành: 30/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quy định việc quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý sử dụng đất và quản lý xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 15/12/2016.

1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch cảng hàng không, sân bay

- Thông tư số 17/2016 hướng dẫn lập, phê duyệt và trình tự, thủ tục lập nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng và quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay. Nội dung cụ thể của việc lập và trình tự, thủ tục thực hiện được quy định tại Thông tư 17.

- Ngoài ra, việc sử dụng nguồn tài trợ kinh phí lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là nguồn tài trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền. Thông tư số 17/BTC quy định Cục Hàng không Việt Nam tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ đối với các quy hoạch.

2. Quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay

- Thông tư 17/2016 quy định các yêu cầu đối với hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay như yêu cầu về kết cấu hạ tầng sân bay; yêu cầu đối với giao thông trong cảng hàng không, sân bay; yêu cầu đối với nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa; đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước; hạ tầng cung cấp nhiên liệu...

- Bên cạnh đó, Thông tư số 17/TT-BTC  quy định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay gồm có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký; bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp; bản sao quyết định, chủ trương đầu tư; bản sao tài liệu xác nhận kết cấu hạ tầng và các giấy tờ liên quan khác.

3. Quản lý xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay, đưa công trình vào khai thác; đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay

- Theo Thông tư 17/2016/BTC, chủ đầu tư dự án muốn được chấp thuận xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận gửi đến Cục Hàng không Việt Nam gồm văn bản đề nghị chấp thuận; phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công và thỏa thuận phương án bảo đảm an toàn.

- Thông tư 17 còn hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để đề nghị được đưa vào khai thác, đóng tạm thời một phần công trình, kết cấu hạ tầng và các trường hợp đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay do sửa chữa, bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc có thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có hiệu lực ngày 15/12/2016.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2016/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhà chức trách hàng không;

Căn cứ Nghị định 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.

2. Các nội dung về quy hoạch và quản lý quy hoạch cảng hàng không, sân bay; quản lý, sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay; yêu cầu đối với hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay; quản lý xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay; đưa công trình vào khai thác, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; quản lý, khai thác thiết bị hàng không và phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm khai cảng hàng không, sân bay; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

Điều 3. Định nghĩa, thuật ngữ, chữ viết tắt

1. Điểm quy chiếu sân bay (Aerodrome Reference Point) là điểm đánh dấu vị trí địa lý của sân bay.

2. Khu bay (Airfield) là phần sân bay dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn, bao gồm cả khu cất hạ cánh và các sân đỗ tàu bay.

3. Sân đỗ tàu bay (Apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

4. Đường cất hạ cánh (Runway) là một khu vực hình chữ nhật được xác định trên mặt đất tại khu bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.

5. Vị trí chờ lên đường cất hạ cánh (Runway - Holding position) là vị trí được lựa chọn trên đường lăn hoặc khu vực tới hạn của hệ thống thiết bị ILS/MLS mà ở đó tàu bay và phương tiện đang vận hành phải dừng lại chờ huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu cho phép lăn tiếp, nhằm mục đích đảm bảo an toàn khai thác cho đường cất hạ cánh, không ảnh hưởng đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật (OLS).

6. Lề đường (Shoulder) là khu vực tiếp giáp với mép mặt đường được chuẩn bị tốt nhằm đảm bảo chuyển tiếp êm thuận giữa mặt đường và bề mặt tiếp giáp.

7. Khu vực an toàn tại vị trí đỗ tàu bay (Aircraft Safety Area on the Parking) là khu vực hạn chế nằm trong ranh giới có đường kẻ màu đỏ xung quanh vị trí đỗ của tàu bay.

8. Phương tiện chuyên ngành hàng không là phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế, đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cảng hàng không, sân bay.

9. Đường giao thông nội bộ trong sân bay là đường để các phương tiện di chuyển trong khu bay, không bao gồm tàu bay.

10. Đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không là đường giao thông trong ranh giới cảng hàng không, không bao gồm đường giao thông do địa phương quản lý và đường giao thông nội bộ trong sân bay.

11. Tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm tài liệu khai thác sân bay và tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.

12. Người khai thác công trình là tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình thuộc cảng hàng không, sân bay.

13. Các chữ viết tắt

ACN (Aircraft Classification Number): chỉ số phân cấp của tàu bay.

AIP (Aeronautical Information Publication): tập thông báo tin tức hàng không.

ASDA (Accelerate - Stop Distance Available): cự ly có thể dừng khẩn cấp.

IATA (International Air Transport Association): Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế.

ICAO (International Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.

ILS (Instrument Landing System): hệ thống hạ cánh, bằng thiết bị.

LDA (Landing Distance Available): cự ly có thể hạ cánh.

MLS (Microwave Landing System): hệ thống hạ cánh bằng sóng ngắn.

PCN (Pavement Classification Number): chỉ số phân cấp mặt đường.

TODA (Take - Off Distance Available): cự ly có thể cất cánh.

TORA (Take - Off Run Available): cự ly chạy đà cất cánh.

WGS (World Geodetic System): hệ thống đo đạc toàn cầu.

Chương II

QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 4. Lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc bao gồm:

a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết;

b) Luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi, mục tiêu, định hướng phát triển và thời hạn quy hoạch;

c) Khái quát dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không, nhu cầu phát triển của các ngành có liên quan, kinh, tế xã hội của cả nước;

d) Các yêu cầu trong thu thập số liệu, phân tích, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển giao thông vận tải lĩnh vực hàng không dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược;

đ) Xác định các chỉ tiêu phát triển, chức năng của từng cảng hàng không; các yêu cầu cụ thể về quy hoạch mạng đường bay, đội tàu bay, quản lý bảo đảm hoạt động bay, công nghiệp hàng không, nguồn lực và cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hàng không cùng các tiềm năng, động lực phát triển theo từng giai đoạn;

e) Xác định danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm;

g) Xác định giải pháp, tiến độ và tổ chức thực hiện;

h) Xác định dự toán, nguồn kinh phí lập quy hoạch.

2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

Điều 5. Lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Luận cứ, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, cơ sở căn cứ lập quy hoạch; xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch;

b) Xác định tính chất, vai trò cảng hàng không, sân bay. Dự báo sơ bộ tính chất, quy mô cảng hàng không, sân bay cùng các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;

c) Xác định yêu cầu và khảo sát, đánh giá hiện trạng, điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình của khu vực để lựa chọn hướng đường cất hạ cánh và xây dựng phương thức bay;

d) Xác định yêu cầu, phạm vi, khối lượng khảo sát địa hình, khối lượng khảo sát địa chất khu vực dự kiến quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay;

đ) Yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược và các yêu cầu khác phù hợp với mục tiêu phát triển đặc thù của khu vực;

e) Xác định danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện;

g) Xác định tổng dự toán, nguồn kinh phí lập quy hoạch.

2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay.

Điều 6. Lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Xác định ranh giới, diện tích khu vực lập hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết; chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;

b) Nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; yêu cầu về chiều cao tối đa được phép xây dựng công trình; yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh, quan, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay;

c) Xác định danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm; tiến độ và tổ chức thực hiện;

d) Xác định tổng dự toán, nguồn kinh phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay.

2. Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay.

Điều 7. Sử dụng nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay

1. Nguồn tài trợ kinh phí lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là nguồn tài trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền.

2. Căn cứ nhu cầu lập quy hoạch và khả năng đáp ứng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, Cục Hàng không Việt Nam công bố danh mục quy hoạch cảng hàng không, sân bay có nhu cầu sử dụng nguồn tài trợ kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để lập quy hoạch.

3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ đối với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 8. Thủ tục lập, điều chỉnh, trình quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc trình Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;

b) Hồ sơ quy hoạch, bao gồm thuyết minh quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và các bản vẽ có liên quan;

c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;

d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;

đ) Số lượng bộ hồ sơ: 15 bộ.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan, hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Điều 9. Thủ tục lập, điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay

1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, trình Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;

b) Hồ sơ quy hoạch, bao gồm thuyết minh quy hoạch và các bản vẽ có liên quan;

c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;

d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;

đ) Số lượng bộ hồ sơ: 15 bộ.

2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan, tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay.

Điều 10. Thủ tục lập, điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay

1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay.

2. Hồ sơ phê duyệt quy hoạch bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;

b) Hồ sơ quy hoạch, bao gồm thuyết minh quy hoạch và các bản vẽ có liên quan;

c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan;

d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 11. Công bố công khai quy hoạch cảng hàng không, sân bay

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải được công bố công khai.

2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức công bố quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật.

3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.

Điều 12. Trách nhiệm quản lý quy hoạch của Cục Hàng không Việt Nam

1. Giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay.

2. Cung cấp thông tin quy hoạch cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

3. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình thực hiện quy hoạch các cảng hàng không, sân bay hàng năm hoặc khi được Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Điều 13. Trách nhiệm quản lý quy hoạch của Cảng vụ hàng không

1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay.

2. Cung cấp thông tin quy hoạch cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

3. Phối hợp với chính quyền địa phương quản lý mốc giới, ranh giới cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch được duyệt.

4. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam tình hình thực hiện quy hoạch các cảng hàng không, sân bay hàng năm hoặc khi được Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 14. Xác định ranh giới đất

1. Đất tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Đất thuộc khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng;

b) Đất thuộc khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;

c) Đất thuộc khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do quân sự quản lý;

d) Đất thuộc khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do dân dụng quản lý.

2. Căn cứ quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với Quân chủng Phòng không Không quân và các đơn vị có liên quan xác định ranh giới đất thuộc khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng, đất thuộc khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do dân dụng quản lý; báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng để thống nhất và phê duyệt theo quy định.

3. Cảng vụ hàng không thực hiện việc cắm mốc giới theo ranh giới đất cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15. Xác định và đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cảng hàng không, sân bay, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Cảng vụ hàng không xác định và tổng hợp nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch để xây dựng, mở rộng cảng hàng không, sân bay và gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi có đất trước 06 tháng kể từ ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch tiếp theo sau khi đã có ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 16. Căn cứ giao đất, cho thuê đất

1. Quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn đề nghị giao đất, thuê đất.

Điều 17. Thủ tục giao đất

1. Tổ chức có nhu cầu sử dụng đất gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị giao đất trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện hoặc bằng các hình thức khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ đề nghị giao đất bao gồm:

a) Đơn đề nghị giao đất theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

c) Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng không thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

3. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng không thông báo bằng văn bản lý do từ chối việc giao đất cho tổ chức đề nghị hoặc ban hành quyết định giao đất theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và lập biên bản bàn giao theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giao đất, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi quyết định giao đất, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đến Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Điều 18. Thủ tục cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ đề nghị cho thuê đất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cho thuê đất theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng không thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng không gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định đơn giá thuê đất hoặc thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thuê đất lý do từ chối việc cho thuê đất.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đơn giá thuê đất của cơ quan thuế, Cảng vụ hàng không ban hành quyết định cho thuê đất theo Mẫu số 03 quy định, tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; tiến hành bàn giao đất trên thực địa và lập biên bản bàn giao theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; ký hợp đồng thuê đất theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi quyết định cho thuê đất, trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất đến Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Điều 19. Cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất

1. Cảng vụ Hàng không có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

2. Cảng vụ hàng không phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất; gửi quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất đến Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; ký hợp đồng thuê đất đối với tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất

Điều 20. Gia hạn cho thuê đất

1. Việc gia hạn thời gian thuê đất thực hiện trên cơ sở quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

2. Trước khi hết thời hạn thuê đất tối thiểu là 06 tháng, tổ chức, cá nhân sử dụng đất gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn thời gian thuê đất;

b) Bản gốc quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất; chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật;

c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án (nếu có);

d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc gia hạn thời hạn của dự án đầu tư.

3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng không thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

4. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng không gửi thông tin địa chính đến cơ quan, thuế để xác định đơn giá thuê đất hoặc thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn thuê đất lý do từ chối việc gia hạn thuê đất.

5. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đơn giá thuê đất của cơ quan thuế, Cảng vụ hàng không ban hành quyết định gia hạn cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất với tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

6. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định gia hạn thuê đất, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi quyết định gia hạn thuê đất, đến Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Điều 21. Thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật

1. Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.

Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra lập biên bản xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.

2. Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm gửi biên bản hành vi vi phạm đến Cảng vụ hàng không.

3. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản hành vi vi phạm, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết và ban hành quyết định thu hồi đất theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi đất, trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất thu hồi đến Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Điều 22. Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất

1. Cảng vụ hàng không thực hiện thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất khi:

a) Nhận được văn bản trả lại đất của tổ chức, cá nhân được Cảng vụ hàng không giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất nay chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Nhận được quyết định giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức được Cảng vụ hàng không giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

c) Nhận được giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân được Cảng vụ hàng không cho thuê đất.

2. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại các khoản 1 của Điều này, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thẩm tra và xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; ban hành quyết định thu hồi đất theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi đất, trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất thu hồi đến Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Điều 23. Quản lý hồ sơ đất đai tại cảng hàng không, sân bay

1. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ đất đai cảng hàng không, sân bay.

2. Hồ sơ đất đai cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp cho Cảng vụ hàng không;

b) Hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất của các tổ chức, cá nhân;

c) Các tài liệu khác có liên quan.

Chương IV

QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Mục 1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 24. Yêu cầu chung

1. Cảng hàng không, sân bay, công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được thiết kế, khai thác theo tiêu chuẩn của ICAO, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và quy định của Thông tư này.

2. Cảng hàng không, sân bay phải có tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được phê duyệt, ban hành theo quy định.

3. Công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải được kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và bảo trì để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn khai thác, tài liệu khai thác đã được ban hành.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; ban hành và tổ chức thực hiện tài liệu khai thác sân bay.

5. Người khai thác công trình chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác công trình thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; ban hành và tổ chức thực hiện tài liệu khai thác công trình.

6. Cảng vụ hàng không lập phương án, phân định trách nhiệm xây dựng, quản lý chung hàng rào ranh giới đất cảng hàng không, sân bay; giao trách nhiệm xây dựng, quản lý hàng rào ranh giới đất thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị, doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay.

7. Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xây dựng, lưu trữ, cập nhật hệ thống tài liệu kỹ thuật phục vụ việc cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay và hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định của ICAO, tiêu chuẩn nước ngoài do Cục Hàng không Việt Nam công nhận hoặc áp dụng liên quan tới việc thiết kế, vận hành, bảo trì kết cấu hạ tầng sân bay.

8. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm rà soát, đánh giá, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn khai thác sân bay và thông báo cho ICAO sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn của ICAO.

Điều 25. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng sân bay

1. Kết cấu hạ tầng sân bay được khai thác chung cho hoạt động của sân bay, trừ sân đỗ tàu bay được giao đồng bộ cho cơ sở bảo dưỡng tàu bay.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tài liệu khai thác sân bay.

3. Việc khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay phải tuân thủ các thông số kỹ thuật đã được công bố và các quy định về an toàn khai thác. Cục Hàng không Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.

4. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay chủ trì, phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay để lập phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay lập phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; cập nhật vào tài liệu khai thác sân bay, trừ trường hợp áp dụng tạm thời trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình liên quan.

5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xác định, xác định lại các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay khi có sự thay đổi; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không các thông số kỹ thuật chính của cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn của ICAO.

6. Các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh bao gồm:

a) Ký hiệu đường cất hạ cánh;

b) Chiều dài, chiều rộng đường cất hạ cánh;

c) Chiều dài, chiều rộng lề đường cất hạ cánh;

d) Dải bay, khu vực bảo hiểm 2 đầu cất hạ cánh, đoạn dừng và khoảng trống đầu đường cất hạ cánh;

đ) Tọa độ ngưỡng đường CHC (theo tọa độ WGS-84);

e) Độ dốc dọc đường cất hạ cánh;

g) Độ dốc ngang đường cất hạ cánh;

h) Sức chịu tải của đường cất hạ cánh;

i) Loại tầng phủ bề mặt đường cất hạ cánh, lề đường cất hạ cánh;

k) Hệ số ma sát;

l) Các cự ly công bố: TORA, TODA, ASDA, LDA.

7. Các thông số kỹ thuật chính của đường lăn bao gồm:

a) Ký hiệu đường lăn;

b) Chiều dài, chiều rộng đường lăn;

c) Chiều dài, chiều rộng lề đường lăn;

d) Độ dốc dọc đường lăn;

đ) Độ dốc ngang đường lăn;

e) Sức chịu tải của đường lăn;

g) Loại tầng phủ bề mặt của đường lăn;

h) Dải lăn.

8. Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay bao gồm:

a) Phương án vận hành tàu bay từ đường cất hạ cánh, đường lăn vào sân đỗ và ngược lại;

b) Sơ đồ sơn kẻ bố trí mặt bằng khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và vị trí đỗ tàu bay;

c) Tọa độ vị trí đỗ tàu bay, vị trí của các hệ thống chỉ dẫn chuyển động tàu bay trên mặt đất (theo tọa độ WGS-84);

d) Loại tàu bay khai thác đối với từng vị trí đỗ;

đ) Quy trình khai thác, phương án cung cấp dịch vụ đối với từng vị trí đỗ.

9. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo đường lăn, sân đỗ tàu bay có đầy đủ sơn tín hiệu, biển báo hoặc đèn chỉ dẫn cho tàu bay tự vận hành lăn an toàn vào vị trí đỗ theo tiêu chuẩn; chỉ cung cấp dịch vụ xe dẫn đường tàu bay (follow-me) theo yêu cầu của người khai thác tàu bay. Đối với cảng hàng không, sân bay chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho việc tàu bay tự di chuyển an toàn vào vị trí đỗ, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm cung cấp miễn phí dịch vụ xe dẫn đường tàu bay để dẫn dắt tàu bay vào vị trí đỗ; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kế hoạch khắc phục cơ sở hạ tầng của sân bay.

10. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đánh giá các ảnh hưởng đối với an toàn khai thác khi có sự thay đổi các thông số kỹ thuật và phương án khai thác của kết cấu hạ tầng sân bay.

11. Người và phương tiện chỉ được vào khu bay để thực hiện nhiệm vụ và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Tuân thủ tuyệt đối các quy định về công tác bảo đảm an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay;

b) Giữ liên lạc thường xuyên, thông suốt bằng bộ đàm với đài kiểm soát không lưu và đài kiểm soát mặt đất, tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu;

c) Mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang;

d) Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với tàu bay theo tiêu chuẩn của ICAO theo cấp sân bay khi có tàu bay hoạt động.

12. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng, lắp đặt hệ thống biển báo, đèn, biển chỉ dẫn, sơn kẻ tín hiệu, biển cấm đối với hạ tầng sân bay nhằm hướng dẫn, bảo đảm an toàn khai thác; thực hiện các biện pháp chống sự xâm nhập uy hiếp an toàn vào đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ; thiết lập các khu vực chờ tại đường ngang giao giữa đường lăn và đường cất hạ cánh, các vị trí chờ dự bị và vị trí chờ trên đường nội bộ; đánh giá rủi ro để bảo đảm khu vực xung quanh đường cất hạ cánh được an toàn trong trường hợp tàu bay chạy quá đà hoặc hạ cánh quá khu vực tiếp đất.

13. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải bố trí tối thiểu 01 vị trí đỗ tàu bay cách ly phục vụ cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan hoặc trong các tình huống bảo đảm an ninh hàng không, an ninh quốc phòng. Vị trí đỗ tàu bay cách ly phải bố trí cách xa các vị trí đỗ tàu bay khác, nhà cửa hoặc các công trình công cộng khác, đảm bảo thuận lợi cho công tác an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và xử lý nghiệp vụ. Không bố trí vị trí đỗ tàu bay cách ly phía trên các công trình, ngầm như bể chứa nhiên liệu tàu bay, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu cho tàu bay, tuyến cáp điện lực hoặc cáp thông tin.

14. Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phải được bố trí biệt lập so với nhà ga hành khách, hàng hóa để giảm tối đa ảnh hưởng đến nhà ga hành khách, hàng hóa do tiếng ồn, luồng khí thải, nhiên liệu gây ra; phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, dầu thải và các chất thải độc hại khác đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

15. Dải, lề bảo hiểm bao gồm dải bảo hiểm 2 đầu cất hạ cánh, dải bảo hiểm sườn và các dải, lề bảo hiểm khác phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của ICAO và các quy định sau:

a) Đảm bảo độ chặt, độ bằng phẳng; cỏ trên dải, lề bảo hiểm phải được duy trì không cao quá 30 cm;

b) Việc lắp đặt các thiết bị phụ trợ dẫn đường trong phạm vi dải, lề bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chướng ngại vật hàng không và Phụ lục 14 của Công ước Chicago.

16. Việc khai thác tàu bay tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay đã được công bố. Trong từng điều kiện khai thác cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định tiêu chuẩn áp dụng đối với việc khai thác tàu bay có chỉ số ACN lớn hơn chỉ số PCN của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ.

17. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm đo sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, tẩy vệt cao su đường cất hạ cánh; đo hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh trong trường hợp xây mới, nâng cấp; đo định kỳ hoặc đột xuất hệ số ma sát của đường cất hạ cánh theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam để đảm bảo hệ số ma sát tối thiểu cho phép của đường cất hạ cánh. Sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh được công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không, tài liệu khai thác sân bay. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn khai thác, Cục Hàng không Việt Nam chỉ định đơn vị có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện đo sức chịu tải, hệ số ma sát; chi phí đo do người khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo.

18. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên tình trạng mặt đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay nhằm loại bỏ các vật ngoại lai; xác định, công bố tình trạng ngập nước ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại khu bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để điều hành an toàn hoạt động bay, khai thác mặt đất theo quy định.

19. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa tàu bay di chuyển vào các đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đang đóng cửa.

Điều 26. Yêu cầu đối với giao thông trong cảng hàng không, sân bay

1. Đường giao thông trong cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Đường giao thông nội bộ trong sân bay;

b) Đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì, sửa chữa đường giao thông nội bộ trong sân bay.

3. Cảng vụ hàng không chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, bảo trì đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không theo quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hoặc phân bổ chi phí thực hiện cho các đơn vị sử dụng.

4. Giao thông trong sân bay tuân thủ theo tài liệu khai thác sân bay.

5. Giao thông ngoài sân bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông.

Điều 27. Yêu cầu đối với nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa

1. Nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa phải có các khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hàng hóa; khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; khu vực dành cho khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế; khu vực thủ tục hành lý thất lạc; khu vực lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận; khu vực chung để giải quyết khiếu nại giữa hành khách với hãng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; quầy hoặc thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách; khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu đối với hành khách; khu vực cách ly y tế để ứng phó tình huống khẩn nguy y tế; khu vực và thiết bị phục vụ hành khách cần sự trợ giúp đặc biệt.

2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga phải duy trì, đảm bảo các điều kiện vệ sinh tối thiểu như sau:

a) Nhà ga phải được bảo đảm vệ sinh, sạch sẽ, khô ráo, có các biển cảnh báo bảo đảm an toàn;

b) Các khu vệ sinh của nhà ga hành khách phải có bảng ghi tên người trực và dọn vệ sinh, thời gian, nội dung công việc được thực hiện.

3. Hệ thống biển báo trong nhà ga phải được lắp đặt đầy đủ, rõ ràng ở các vị trí làm thủ tục cho hành khách, hàng hóa, khu vực xử lý hành lý, hàng hóa và các khu vực cần thiết khác theo quy định.

4. Tại các khu vực cải tạo, sửa chữa trong khu vực nhà ga phải có vách ngăn và các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường và biển thông báo về việc cải tạo, sửa chữa.

5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, hàng hóa phải có phương án phòng chống cháy nổ, tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra định kỳ phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

6. Quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì các hạng mục trong nhà ga phải được phê duyệt và thực hiện theo kế hoạch bảo trì được duyệt.

7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, hàng hóa ban hành, tổ chức phổ biến và giám sát việc tuân thủ tài liệu khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa.

8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách bố trí vị trí để quảng bá văn hóa đặc sắc của Việt Nam phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cảng hàng không.

9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách lựa chọn các hãng taxi được nhượng quyền khai thác tại nhà ga theo nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch; thông báo công khai trong nhà ga về hãng taxi được nhượng quyền, giá vận chuyển taxi; đảm bảo năng lực phục vụ taxi đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà ga; bảo đảm văn minh, lịch sự, an ninh trật tự đối với hoạt động khai thác taxi; ban hành quy chế kiểm soát khai thác xe taxi, có biện pháp xử lý cụ thể đối với hãng taxi, lái xe taxi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế kiểm soát theo thỏa thuận đã được ký kết; tổ chức quầy điều phối và lập phương án khai thác đảm bảo an toàn, trật tự, không gây ùn tắc tại khu vực taxi hoạt động; đảm bảo số lượng xe taxi tối thiểu được nhượng quyền khai thác đáp ứng nhu cầu sản lượng hành khách thông qua theo khung giờ khai thác.

Điều 28. Yêu cầu đối với hạ tầng cung cấp nhiên liệu tàu bay

1. Các hạng mục của hạ tầng cung cấp nhiên liệu tàu bay bao gồm: kho, bồn chứa nhiên liệu; trạm tiếp nạp, cấp phát nhiên liệu; hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu.

2. Các kho xăng dầu, bồn chứa, trạm tiếp nạp, hệ thống đường ống phải được thiết kế theo tiêu chuẩn được áp dụng, có khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu, an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

3. Doanh nghiệp được phép cung cấp nhiên liệu tàu bay tại cảng hàng không, sân bay phải xây dựng phương án cung cấp nhiên liệu, sơ đồ bố trí vị trí bồn chứa, trạm tiếp nạp, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu tàu bay (nếu có).

Điều 29. Yêu cầu đối với hệ thống cấp điện

1. Các công trình, thiết bị hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải được duy trì nguồn cung cấp điện thường xuyên, dự phòng theo đúng tài liệu khai thác công trình, thiết bị.

2. Thời gian chuyển đổi từ hệ thống điện sử dụng thường xuyên sang hệ thống điện dự phòng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định cho từng hạng mục, từng thiết bị tại cảng hàng không, sân bay.

3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm lập kế hoạch xây dựng, bảo trì hệ thống cấp điện chung của cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay được phê duyệt; các cơ quan, đơn vị sử dụng phải trả chi phí bảo trì chung cho người khai thác cảng hàng không, sân bay theo thỏa thuận.

4. Căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng được phê duyệt, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không được quyền thiết lập hệ thống cấp điện riêng của doanh nghiệp.

Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống cấp, thoát nước

1. Người khai thác công trình tổ chức kiểm tra và đảm bảo chất lượng nước sử dụng được cấp trong phạm vi công trình do mình quản lý đạt tiêu chuẩn theo quy định.

2. Hệ thống thoát nước khu bay phải được kết nối thông suốt với hệ thống thoát nước tổng thể cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận; có phương án thoát nước với lượng mưa cao nhất dự báo có thể xảy ra.

3. Nước thải phải được thu gom và xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng hệ thống bảo vệ, quy trình cụ thể chống đột nhập qua hệ thống thoát nước; chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì, sửa chữa hệ thống cấp nước, thoát nước chung cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay được phê duyệt; các cơ quan, đơn vị sử dụng phải trả chi phí bảo trì chung cho người khai thác cảng hàng không, sân bay theo thỏa thuận.

5. Trường hợp hệ thống cấp nước, thoát nước phục vụ chủ yếu cho một số đơn vị, doanh nghiệp, Cảng vụ hàng không chỉ định doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì, sửa chữa hệ thống cấp nước, thoát nước và phân bổ chi phí thực hiện.

Điều 31. Yêu cầu đối với hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không

1. Tiêu chuẩn đối với hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không thực hiện theo các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý khai thác các công trình sau:

a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay;

b) Công trình hàng rào bảo đảm an ninh hàng không của khu bay.

Điều 32. Yêu cầu đối với hạ tầng phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sân bay đáp ứng quy định, về công tác phòng chống cháy nổ và khẩn nguy sân bay, cụ thể:

a) Có nhà tập kết xe cứu hỏa, kho tàng, vật tư, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn áp dụng; vị trí khu vực tập kết xe cứu hỏa phải được bố trí trong khu vực hạn chế, có đường giao thông thuận lợi bảo đảm tiếp cận nhanh chóng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, phù hợp với các phương án khẩn nguy sân bay;

b) Bảo đảm số lượng xe cứu hỏa, dung tích nước, khối lượng chất foam, bột phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay được duyệt;

c) Thiết lập trung tâm hiệp đồng khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy đảm bảo đầy đủ nhân lực, các phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tài liệu, các phương án xử lý các tình huống khẩn nguy để thực hiện nhiệm vụ trực và ứng phó với mọi tình huống khẩn nguy;

d) Thiết lập hệ thống đường công vụ phục vụ cho công tác khẩn nguy sân bay đảm bảo các phương tiện tham gia công tác khẩn nguy nhanh chóng đến được các vị trí trong khu bay đáp ứng thời gian theo quy định.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay ban hành quy trình kiểm tra các hạng mục của kết cấu hạ tầng, thiết bị; duy trì vật tư, vật liệu, nước dự trữ phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 33. Yêu cầu đối với hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay, hàng rào an ninh hàng không

1. Hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay cung cấp đủ ánh sáng nhằm hỗ trợ cho phi công điều khiển tàu bay vào, ra khỏi các vị trí dừng đỗ tàu bay; cung cấp đủ ánh sáng cho việc đón, trả hành khách, chất xếp, dỡ hành lý, hàng hóa ra khỏi tàu bay, tra nạp nhiên liệu và các dịch vụ khác liên quan đến tàu bay; đảm bảo an ninh của cảng hàng không, sân bay. Đèn chiếu sáng sân đỗ không được hướng trực tiếp vào đài kiểm soát không lưu, đài kiểm soát mặt đất, hướng tàu bay hạ cánh và lăn vào vị trí đỗ; trường hợp sân đỗ không có phương tiện chiếu sáng cố định thì phải có phương tiện chiếu sáng di động để chiếu sáng phục vụ tàu bay.

2. Hệ thống chiếu sáng hàng rào và các cổng ra vào phải bố trí hợp lý, độ sáng phải đủ để kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện và phát hiện đột nhập vào ban đêm nhưng không làm chói lóa gây khó khăn cho việc quan sát khi tuần tra của lực lượng chức năng và cho các hoạt động hàng không khác.

Điều 34. Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

1. Giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không, giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, được Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ giám sát viên để thực hiện nhiệm vụ.

2. Người được cấp thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật, xây dựng hoặc pháp luật;

b) Có tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

c) Có khả năng thành thạo tiếng Anh (TOEIC 450 hoặc tương đương trở lên);

d) Có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện về tiêu chuẩn khai thác cảng hàng không, sân bay, công tác giám sát an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay do Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện cấp.

3. Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay có các quyền hạn sau đây:

a) Giám sát, kiểm tra, điều tra, kiểm chứng đối với việc tuân thủ các quy định về an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay;

b) Tiếp cận vào khu vực có hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay vào các thời điểm khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các tài liệu hoặc vật chứng có liên quan đến sự cố mất an toàn hàng không hoặc phục vụ điều tra vụ việc vi phạm;

d) Kiểm tra và sao chép các giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, nhật ký kỹ thuật, tài liệu hoặc hồ sơ liên quan đến việc quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

đ) Đình chỉ tạm thời hoạt động của nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay nhằm phòng ngừa, ngăn chặn khả năng uy hiếp an toàn hàng không, gây cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay, phục vụ điều tra sự cố; lập biên bản về vụ việc, sự cố xảy ra.

4. Giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc pháp luật;

b) Có tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc vận chuyển hàng không;

c) Có khả năng thành thạo tiếng Anh (TOEIC 450 hoặc tương đương trở lên);

d) Có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện về tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ hàng không, vận chuyển hàng không do Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện cấp.

5. Giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay có các quyền hạn sau đây:

a) Giám sát, kiểm tra, kiểm chứng đối với việc thực hiện các quy định, về chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

b) Tiếp cận vào khu vực có hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay vào các thời điểm khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các tài liệu hoặc vật chứng có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hàng không, vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc phục vụ xác minh vụ việc vi phạm quy định của Thông tư này;

d) Kiểm tra và sao chép các giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, tài liệu hoặc hồ sơ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hàng không, vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

đ) Đình chỉ tạm thời hoạt động của nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng các cam kết, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; lập biên bản về vụ việc.

6. Trong các trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay làm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khai thác, giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không báo cáo ngay Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện biện pháp khẩn cấp đình chỉ hoạt động khai thác, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân xây dựng, khai thác công trình, cung cấp dịch vụ liên quan tại cảng hàng không, sân bay.

7. Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

8. Hồ sơ giám sát, kiểm tra, điều tra, kiểm chứng của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không được lưu trữ tại Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không trong 05 năm.

9. Tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện nghiêm các quyết định, yêu cầu của giám sát viên khi thực hiện nhiệm vụ.

10. Cục Hàng không Việt Nam ban hành tài liệu hướng dẫn về quy trình, nội dung kiểm tra, giám sát của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không.

Điều 35. Yêu cầu về báo cáo tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay

1. Phụ thuộc vào tính chất và mức độ uy hiếp an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay được phân loại như sau:

a) Tai nạn (mức A): tai nạn tàu bay xảy ra tại cảng hàng không, sân bay; sự cố gây ra chết người trong quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

b) Sự cố nghiêm trọng (mức B): sự cố tàu bay nghiêm trọng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay; sự cố mất an toàn nghiêm trọng dẫn đến việc đóng cửa tạm thời đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay hoặc đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay; sự cố gây bị thương nặng cho người trong quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

c) Sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C): sự cố gây hư hỏng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; gây hư hỏng phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay hoặc gây uy hiếp an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên khu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khai thác tàu bay;

d) Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D): sự cố phương tiện va chạm với phương tiện, trang thiết bị hoặc với người; sự cố làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;

đ) Vụ việc (mức E): các vụ việc không uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không nhưng có ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

2. Báo cáo tai nạn, sự cố bao gồm: báo cáo ban đầu; báo cáo sơ bộ; báo cáo cuối cùng kèm kết quả giảng bình. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn cụ thể danh mục, trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo tai nạn mức A, sự cố các mức B, C và D, vụ việc mức E.

3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác minh, giảng bình sự cố mức B, mức C; chỉ đạo xử lý, khắc phục tai nạn, sự cố; ban hành khuyến cáo phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố; báo cáo Bộ Giao thông vận tải về sự cố mức B bao gồm báo cáo ban đầu, báo cáo cuối cùng; báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tai nạn mức A.

4. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác minh, giảng bình sự cố mức D; chỉ đạo xử lý, khắc phục sự cố; ban hành khuyến cáo phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về sự cố mức D bao gồm báo cáo ban đầu, báo cáo cuối cùng.

5. Cơ quan đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức giảng bình vụ việc mức E; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố.

6. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện tự nguyện báo cáo vụ việc có nguy cơ gây mất an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay đến Cục Hàng không Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm:

a) Báo cáo tự nguyện và các phân tích tiếp theo được sử dụng dưới dạng hạn chế và không tiết lộ hoặc thể hiện thông tin liên quan đến người, tổ chức báo cáo trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân báo cáo đồng ý tiết lộ;

b) Bảo mật các báo cáo tự nguyện, thông tin sử dụng từ các báo cáo tự nguyện không làm ảnh hưởng đến người, tổ chức báo cáo;

c) Thực hiện các biện pháp xử lý, kiểm tra, giám sát an toàn cần thiết xuất phát từ báo cáo tự nguyện.

Mục 2. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 36. Thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay

1. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay, theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay; bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu cảng hàng không, sân bay là cá nhân;

c) Bản sao quyết định, chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư cảng hàng không, sân bay;

d) Bản sao tài liệu xác nhận kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay đã hoàn thành các thủ tục nghiệm thu theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay đang xây dựng, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, bao gồm các nội dung sau:

a) Cảng hàng không, sân bay được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đã được phê duyệt;

b) Kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay được xây dựng, nghiệm thu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định và năng lực khai thác;

c) Phương án xây dựng kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đối với việc đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay đang xây dựng và năng lực khai thác.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định, Cục Hàng không Việt Nam đăng ký cảng hàng không, sân bay vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay và cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.

5. Chậm nhất 60 ngày sau khi hoàn thành xây dựng, cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời phải được đăng ký theo quy định của Thông tư này.

6. Việc đăng ký cảng hàng không, sân bay có hiệu lực kể từ thời điểm được Cục Hàng không Việt Nam ghi vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay.

7. Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bị mất, rách, hỏng được đề nghị cấp lại. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác theo Mẫu số 09 ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này đến Cục Hàng không Việt Nam.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét quyết định cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp lại cho người đề nghị.

8. Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bị thu hồi trong trường hợp không còn đáp ứng điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.

Điều 37. Lập và quản lý Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay

1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm lập, cập nhật thông tin, quản lý sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay.

2. Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay được lập dưới dạng sổ giấy và sổ điện tử.

3. Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin sau đây:

a) Ngày vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay đối với từng loại đăng ký;

b) Giấy chứng nhận đã cấp với từng loại đăng ký: số, ngày cấp;

c) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người khai thác cảng hàng không, sân bay;

d) Tên cảng hàng không, sân bay;

đ) Vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay;

e) Cấp sân bay;

g) Mục đích khai thác;

h) Năng lực khai thác;

i) Quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay.

Điều 38. Sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay

1. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay phải cập nhật thông tin về những thay đổi của cảng hàng không, sân bay và đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay khi có sự thay đổi về:

a) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người khai thác cảng hàng không, sân bay;

b) Tên cảng hàng không, sân bay;

c) Vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay;

d) Cấp sân bay;

đ) Mục đích khai thác;

e) Năng lực khai thác.

2. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Đơn đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tài liệu chứng minh về các thay đổi được đề nghị sửa đổi.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định việc sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đã cấp hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối sửa đổi.

Điều 39. Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, thu hồi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay

1. Tổ chức được giao quản lý, khai thác khu bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tài liệu khai thác sân bay.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tài liệu khai thác sân bay, bao gồm các nội dung sau:

a) Các yếu tố bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, tiêu chuẩn dịch vụ;

b) Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của sân bay theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của ICAO;

c) Danh mục không đáp ứng (nếu có);

d) Kiểm chứng các điều kiện thực tế của sân bay đối với tài liệu khai thác.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định, Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.

4. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay được sửa đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi, chuyển đổi người khai thác cảng hàng không, sân bay;

b) Thay đổi mục đích, năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay, cấp sân bay.

5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Đơn đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tài liệu chứng minh về các thay đổi được đề nghị sửa đổi.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thẩm định, kiểm tra đối chứng thực tế, phê duyệt sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.

6. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị mất, rách, hỏng được đề nghị cấp lại. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp lại cho người đề nghị.

7. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 51 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

Điều 40. Tài liệu khai thác sân bay

1. Tài liệu khai thác sân bay bao gồm các nội dung chính sau:

a) Mục đích, căn cứ xây dựng, điều kiện khai thác sân bay;

b) Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay; hệ thống nhân sự bảo đảm khai thác;

c) Thông tin chung về sân bay, bao gồm các sơ đồ về vị trí, mặt bằng tổng thể, phân khu chức năng, hệ thống thiết bị; tên, vị trí, tọa độ, độ cao so với mực nước biển và địa thế của sân bay, độ cao so với mực nước biển của ngưỡng đường cất hạ cánh; tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người khai thác cảng hàng không, sân bay;

d) Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay

đ) Thông số kỹ thuật kết cấu hạ tầng sân bay theo quy định tại Thông tư này;

e) Thông tin về hệ thống đèn, đài dẫn đường và các thiết bị phụ trợ dẫn đường, điều hành bay;

g) Sơ đồ bề mặt giới hạn chướng ngại vật sân bay; sơ đồ chướng ngại vật trong sân bay và vùng lân cận sân bay;

h) Thông tin về hệ thống thiết bị bảo trì khu bay; thiết bị di chuyển tàu bay không có khả năng di chuyển; thiết bị liên lạc gắn trên phương tiện khi di chuyển trên khu bay;

i) Sơ đồ vùng ảnh hưởng đến hoạt động bay của đèn laze, thiết bị chiếu sáng;

k) Quy trình vận hành khai thác và biện pháp đảm bảo an toàn khai thác trong khu bay;

l) Danh mục không đáp ứng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, kèm theo báo cáo đánh giá rủi ro theo hướng dẫn tại tài liệu hệ thống quản lý an toàn sân bay; phương án, biện pháp giảm thiểu rủi ro và lộ trình khắc phục danh mục không đáp ứng;

m) Kế hoạch khẩn nguy sân bay; hệ thống quản lý an toàn sân bay; Chương trình an ninh hàng không; Chương trình an toàn đường cất hạ cánh; quy trình quản lý chim và động vật hoang dã;

n) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường cảng hàng không, sân bay đã được duyệt.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác sân bay khi có các thay đổi liên quan đến các nội dung của tài liệu khai thác sân bay, trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt. Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt;

b) Dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu;

c) Tài liệu chứng minh nội dung sửa đổi, bổ sung;

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thẩm định, kiểm tra đối chứng thực tế, phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.

3. Căn cứ tiêu chuẩn của ICAO, Cục Hàng không Việt Nam ban hành hướng dẫn xây dựng tài liệu khai thác sân bay.

Điều 41. Hệ thống quản lý an toàn sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm về điều phối chung, bảo đảm an toàn, liên tục, đồng bộ đối với hoạt động khai thác sân bay; bảo đảm đầy đủ số lượng nhân lực đáp ứng về trình độ kỹ thuật để bảo đảm hoạt động khai thác bình thường của sân bay; thực hiện công tác quản lý chướng ngại vật hàng không tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay theo quy định.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thiết lập và triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn sân bay, bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Mục tiêu và chính sách an toàn khai thác sân bay;

b) Phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý an toàn; cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý an toàn tại sân bay;

c) Biện pháp bảo đảm an toàn; quản lý nguy cơ rủi ro an toàn; hệ thống báo cáo về công tác an toàn;

d) Công tác huấn luyện, đào tạo, đào tạo lại về an toàn.

3. Hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ theo hệ thống quản lý an toàn sân bay đã được phê duyệt.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay ban hành quy tắc, tổ chức phổ biến và giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hàng không tại sân bay; phát hiện các vụ việc vi phạm và chuyển giao cho Cảng vụ hàng không xử lý theo quy định.

5. Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện hệ thống quản lý an toàn sân bay.

Điều 42. Danh mục không đáp ứng

1. Danh mục không đáp ứng bao gồm các công trình, các thiết bị được xây dựng, lắp đặt tại cảng hàng không, sân bay nhưng không đáp ứng được quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, liên quan đến:

a) Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng sân bay;

b) Yêu cầu về quản lý chướng ngại vật hàng không.

2. Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện hoặc khi được khuyến cáo về các hạng mục công trình không đáp ứng theo tiêu chuẩn khai thác, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm rà soát, đánh giá, cập nhật vào tài liệu khai thác sân bay và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để công bố theo quy định.

Điều 43. Hệ thống nhân sự bảo đảm khai thác của người khai thác cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo hệ thống nhân sự đầy đủ để đáp ứng các điều kiện khai thác thực tế và thực hiện được các quy định về an ninh, an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ.

2. Hệ thống nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm; giám đốc cảng hàng không, sân bay; vị trí phụ trách khai thác cảng hàng không, sân bay; vị trí phụ trách an toàn hàng không; vị trí phụ trách an ninh hàng không.

3. Danh sách nhân sự chủ chốt phải được nêu rõ trong tài liệu khai thác sân bay.

4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách khai thác sân bay phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tốt nghiệp Đại học;

b) Có ít nhất 05 năm công tác liên tục đối với cảng hàng không quốc tế và 03 năm công tác liên tục đối với cảng hàng không, sân bay nội địa trong các lĩnh vực quản lý hoạt động bay, quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc an toàn hàng không;

c) Được đào tạo, huấn luyện về thiết kế và khai thác sân bay, quy trình cung cấp dịch vụ mặt đất phục vụ tàu bay.

5. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách an toàn hàng không phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản a, b khoản 4 Điều này;

b) Được đào tạo, huấn luyện về thiết kế và khai thác sân bay, hệ thống quản lý an toàn hàng không.

6. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách an ninh hàng không phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không.

Chương V

QUẢN LÝ XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP, BẢO TRÌ, SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY; ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO KHAI THÁC; ĐÓNG TẠM THỜI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 44. Chấp thuận việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình; bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tại cảng hàng không, sân bay

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình; bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tại cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận đến Cục Hàng không Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình;

b) Bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị làm ngừng hoạt động của công trình, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không trên 24 giờ, trừ trường hợp đột xuất uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không cần thực hiện ngay;

c) Bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị được thực hiện trong thời gian không phục vụ chuyến bay theo kế hoạch bay liên tục từ 30 ngày trở lên.

2. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận;

b) Phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công;

c) Thỏa thuận phương án bảo đảm an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay với cơ quan, đơn vị liên quan.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận và triển khai cho các cơ quan, đơn vị có liên quan đến an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị, có nêu rõ lý do.

4. Đối với việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa đưa vào khai thác công trình dùng chung dân dụng và quân sự, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân để thống nhất các vấn đề liên quan đến hoạt động quân sự.

5. Trường hợp khai thác sân bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế theo quy định, không được phép thi công xây dựng, bảo trì các công trình gần hệ thống điện sân bay. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại sân bay có trách nhiệm thông báo việc khai thác sân bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế cho người phụ trách thi công công trình để dừng việc thi công.

6. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm tra, theo dõi tiến độ, chất lượng xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7. Việc bảo trì, sửa chữa công trình hoặc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải thông báo trước cho Cảng vụ hàng không về kế hoạch, phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay trong các trường hợp sau:

a) Ngừng hoạt động của công trình, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không chưa đến 24 giờ;

b) Ngừng hoạt động của công trình, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không trên 24 giờ trong trường hợp đột xuất uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không cần thực hiện ngay;

c) Thực hiện trong thời gian không phục vụ chuyến bay theo kế hoạch bay liên tục dưới 30 ngày.

8. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường trong khu vực thi công, phương án bảo đảm an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay. Trường hợp phát hiện kế hoạch, phương án thi công, phương án khai thác không đảm bảo an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay, Cảng vụ hàng không yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng việc thi công.

Điều 45. Đưa vào khai thác, đóng tạm thời công trình, một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị đưa công trình, một phần công trình, vào khai thác bao gồm các thông tin: vị trí và phạm vi đưa vào sử dụng; thời gian đưa vào sử dụng; các thông số kỹ thuật chính của hạng mục công trình; tuổi thọ công trình;

b) Bản sao hồ sơ liên quan đến việc nghiệm thu đưa công trình vào khai thác theo quy định của pháp luật;

c) Tài liệu khai thác công trình, cung cấp dịch vụ, bao gồm các nội dung sau: phương án khai thác, quy trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không; sơ đồ mặt bằng hạ tầng cung cấp dịch vụ; quy trình bảo trì.

2. Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

a) Tờ trình xin phép đóng cửa tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: lý do đóng tạm thời; vị trí và phạm vi đóng tạm thời; thời gian đóng tạm thời;

b) Bản sao sơ đồ bản vẽ chi tiết khu vực đóng tạm thời;

c) Phương án bảo đảm duy trì hoạt động liên quan đến công trình đóng tạm thời;

d) Biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến công trình đóng tạm thời.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định việc đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác, đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.

4. Cảng vụ hàng không thực hiện việc kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ phương án bảo đảm duy trì hoạt động, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến công trình đóng tạm thời.

Điều 46. Đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay để cải tạo, mở rộng, sửa chữa kết cấu hạ tầng

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay.

b) Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, mở rộng, sửa chữa kết cấu hạ tầng của cơ quan có thẩm quyền.

c) Phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

2. Thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.

Điều 47. Đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay khi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi

1. Cục Hàng không Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Tờ trình xin phép đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;

b) Quyết định thu hồi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay;

c) Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đã cấp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.

Điều 48. Đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay Cảng vụ hàng không đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không trong thời gian không quá 24 giờ. Giám đốc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem xét, ra quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

2. Thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không với thời gian đóng quá 24 giờ quy định như sau:

a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay Cục Hàng không Việt Nam về việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Báo cáo bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;

b) Ngay khi nhận được báo cáo của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;

c) Trong thời gian 24 giờ khi nhận được tờ trình của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.

Chương VI

QUẢN LÝ, KHAI THÁC THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG VÀ PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 49. Quy định chung

1. Thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng, bao gồm cả tiêu chuẩn của ICAO.

2. Thiết bị thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay; thiết bị lắp đặt, hoạt động tại khu bay phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác.

3. Người quản lý, khai thác thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay ban hành và thực hiện các quy trình khai thác, bảo trì phù hợp với tài liệu khai thác, bảo trì của nhà sản xuất; có phương án, thiết bị dự phòng thay thế để đảm bảo không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ hàng không; tổ chức huấn luyện, cập nhật cho nhân viên điều khiển, vận hành về tài liệu kỹ thuật, quy trình khai thác, bảo trì, quy định về bảo đảm an toàn khai thác tại khu bay.

4. Việc đầu tư, khai thác các thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay, điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, phạm vi cung cấp dịch vụ của người khai thác thiết bị, phương tiện, mục đích sử dụng.

5. Niên hạn sử dụng của các phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay tuân thủ theo tiêu chuẩn áp dụng.

Điều 50. Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép khai thác thiết bị thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay; thiết bị lắp đặt, hoạt động tại khu bay

1. Người quản lý, khai thác thiết bị gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thiết bị trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép trong đó giải trình rõ các nội dung sau: loại thiết bị; mục đích sử dụng; phạm vi, khu vực lắp đặt, hoạt động, tiêu chuẩn áp dụng; nhân lực khai thác thiết bị;

b) Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ) của thiết bị nhập khẩu;

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam;

d) Tài liệu hướng dẫn khai thác của sản xuất;

đ) Biên bản hoàn thành các thủ tục lắp đặt, kiểm tra, kiểm định hệ thống;

e) Các hồ sơ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng loại thiết bị (nếu có).

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thẩm định, quyết định cấp giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy phép cho người đề nghị.

2. Giấy phép khai thác thiết bị bị mất, hỏng được đề nghị cấp lại. Người quản lý, khai thác thiết bị gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định cấp lại giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.

3. Giấy phép khai thác thiết bị hàng không bị thu hồi trong trường hợp việc khai thác thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 51. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam

1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không, trong đó mô tả sản phẩm và các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;

b) Bản sao tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng;

c) Bản sao các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;

d) Bản sao biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;

đ) Bản sao biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;

e) Báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết, quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận cho người đề nghị. Công việc kiểm tra, thử nghiệm bao gồm các công việc sau:

a) Xác định yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng;

b) Kiểm tra thực tế sản phẩm; kiểm tra kết quả nghiệm thu;

c) Thẩm định các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật cần thiết chứng minh việc đáp ứng hoặc phù hợp của sản phẩm, với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng; bao gồm cả thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp sản phẩm;

d) Kiểm tra kết quả kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng; trong trường hợp cần thiết, thực hiện hoặc yêu cầu người đề nghị cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức độc lập đủ khả năng thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;

đ) Kiểm tra kết quả khai thác thử.

3. Giấy chứng nhận, đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không có giá trị đối với các thiết bị, phương tiện được sản xuất, lắp ráp, cải tiến theo thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.

Điều 52. Cấp, thu hồi biển số của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay

1. Cảng vụ hàng không cấp biển số của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp phương tiện có tham gia giao thông thường xuyên ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp biển số của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp biển số, trong đó nêu rõ nhu cầu sử dụng phương tiện; năm sản xuất, số seri của phương tiện; phương tiện đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng;

b) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng không cấp biển số cho phương tiện hoặc có văn bản thông báo lý do từ chối cấp biển số cho phương tiện.

3. Biển số bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Hết niên hạn sử dụng đối với các xe có niên hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không không còn nhu cầu sử dụng phương tiện để hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 53. Quy cách biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay

1. Phần chữ là mã (code) IATA của cảng hàng không nơi phương tiện hoạt động.

2. Chữ số đầu chỉ đơn vị quản lý khai thác phương tiện, cụ thể:

a) 1 là phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay;

b) 2 là phương tiện của các hãng hàng không;

c) 3 là phương tiện của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không khác.

3. Hai chữ số tiếp theo chỉ loại phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay do Cục Hàng không Việt Nam quy định.

4. Sau hai chữ số chỉ loại phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay là những chữ số chỉ số thứ tự được cấp phép của từng loại phương tiện, bắt đầu từ 01.

5. Kích thước, màu sắc biển số đăng ký, chữ và số trên biển số đăng ký của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay làm theo quy định về kích thước biển số đăng ký xe ô tô của cơ quan Nhà nước.

Điều 54. Khai thác phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

1. Việc khai thác phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ quy trình vận hành tiêu chuẩn của người sản xuất, người khai thác phương tiện, tài liệu hướng dẫn của IATA nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.

2. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng cảng hàng không, sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay quy định cụ thể tốc độ của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay để đảm bảo an toàn khai thác tại khu bay.

3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn yêu cầu tối thiểu đối với việc khai thác phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

4. Phương tiện chuyên ngành hàng không, sân bay bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp sau:

a) Không được kiểm định hoặc không đáp ứng yêu cầu khai thác theo tài liệu kỹ thuật của phương tiện;

b) Gây sự cố, tai nạn hàng không.

5. Phương tiện chuyên ngành hàng không bị đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều này được khai thác trở lại trong các trường hợp sau:

a) Đã khắc phục các vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 của Điều này;

b) Đã xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn liên quan đến phương tiện.

Điều 55. Bảo trì thiết bị, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

Người khai thác thiết bị, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay phải thực hiện việc bảo trì thiết bị, phương tiện theo quy định, của pháp luật liên quan về bảo trì và tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.

Điều 56. Tài liệu kỹ thuật của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

Người khai thác phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay phải lập tài liệu kỹ thuật phương tiện. Tài liệu kỹ thuật của phương tiện bao gồm: tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; tài liệu khai thác kỹ thuật; lý lịch và hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại.

Điều 57. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của phương tiện

1. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật là tài liệu do người chế tạo hoặc người khai thác phương tiện ban hành để hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo, khai thác, bảo trì phương tiện. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bao gồm:

a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng;

b) Tài liệu hướng dẫn bảo trì;

c) Tài liệu huấn luyện kỹ thuật.

2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng là tài liệu đưa ra những thông tin kỹ thuật cần thiết, những quy định, hướng dẫn cụ thể cho người điều khiển, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. Tài liệu hướng dẫn sử dụng bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Loại phương tiện;

b) Giới thiệu về công dụng, thành phần các hệ thống, trong đó nêu rõ số liệu kỹ thuật từng hệ thống;

c) Giới thiệu các loại nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, dầu thủy lực, khí nén, số lượng cần tra nạp mỗi loại;

d) Cấu tạo, nguyên lý làm việc của phương tiện, bao gồm các cụm tổng thành, các cơ cấu điều khiển: động cơ, ly hợp; hộp số, cơ cấu truyền lực, các loại đồng hồ đo, các hệ thống như thủy lực, điện, khí nén, nhiên liệu, bôi trơn, phòng chống cháy;

đ) Sơ đồ nguyên lý làm việc của các cụm và hệ thống;

e) Các sơ đồ lắp ráp, đấu dây các cụm tổng thành, các hệ thống;

g) Hướng dẫn quy trình vận hành và những yêu cầu về an toàn kỹ thuật khi vận hành;

h) Những hỏng hóc thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

3. Tài liệu hướng dẫn bảo trì phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay là tài liệu đưa ra các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho công tác bảo trì phương tiện. Tài liệu hướng dẫn bảo trì bao gồm các nội dung sau đây:

a) Loại phương tiện;

b) Giới thiệu các dạng bảo dưỡng và chu kỳ tiến hành;

c) Nội dung cụ thể của từng dạng bảo dưỡng;

d) Sơ đồ bôi trơn, chu kỳ và số lượng, chủng loại dầu mỡ cần thay mới;

đ) Hướng dẫn phương pháp và trình tự tháo lắp các cụm tổng thành, các hệ thống và các chi tiết và quy định về an toàn kỹ thuật khi tháo lắp;

e) Hướng dẫn quy trình bảo trì các hệ thống, bộ phận có kèm theo sơ đồ, bản vẽ;

g) Nêu các trường hợp hỏng hóc có thể phát sinh hoặc phát hiện được trong quá trình bảo dưỡng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục;

h) Nêu các phương pháp điều chỉnh, kiểm tra, thử nghiệm trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;

i) Nêu các dụng cụ, thiết bị đo và cách sử dụng khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa.

4. Tài liệu huấn luyện kỹ thuật bao gồm các tài liệu được sử dụng trong giảng dạy, hướng dẫn, chuyển loại cho nhân viên kỹ thuật tại các cơ sở huấn luyện kỹ thuật hoặc các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên hàng không. Tài liệu huấn luyện kỹ thuật có thể do nhà chế tạo, người khai thác phương tiện hoặc các cơ sở huấn luyện biên soạn và phê chuẩn trước khi sử dụng.

Điều 58. Tài liệu khai thác kỹ thuật của phương tiện

1. Tài liệu khai thác kỹ thuật là tài liệu cần thiết cho quá trình khai thác và quản lý kỹ thuật của phương tiện. Tài liệu khai thác kỹ thuật do nhà quản lý, khai thác phương tiện phê chuẩn gồm:

a) Nhật ký kỹ thuật, biên bản kỹ thuật;

b) Tài liệu thống kê kỹ thuật;

c) Báo cáo kỹ thuật;

d) Báo cáo đột xuất.

2. Nhật ký kỹ thuật ghi lại tình trạng kỹ thuật hàng ngày hoặc từng ca của phương tiện.

3. Biên bản kỹ thuật ghi lại những sự cố về kỹ thuật đối với phương tiện trong quá trình khai thác.

4. Tài liệu thống kê kỹ thuật nhằm tổng hợp, đánh giá tình trạng hoạt động của phương tiện trong những chu kỳ nhất định, bao gồm các số liệu thống kê về: số giờ hoạt động, số lần làm việc, số ki lô mét đã chạy, sự cố kỹ thuật và các chỉ tiêu khác do cơ sở quy định.

5. Báo cáo kỹ thuật là tài liệu tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động kỹ thuật của phương tiện bao gồm: báo cáo số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và môi trường, được cấp giấy phép hoạt động; phương tiện không đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và môi trường, không được cấp giấy phép hoạt động, chờ thanh lý; phương tiện được đầu tư mới.

6. Báo cáo đột xuất là báo cáo khi phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gây ra sự cố, hỏng hóc đối với tàu bay. Báo cáo sự cố bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên gọi và ký hiệu phương tiện gây ra sự cố;

b) Ngày, giờ, địa điểm xảy ra sự cố kỹ thuật;

c) Biên bản xác nhận diễn biến và hiện trạng sau khi xảy ra sự cố kỹ thuật;

d) Sơ bộ xác định nguyên nhân có thể gây ra sự cố và mức độ hư hại;

đ) Kiến nghị và biện pháp xử lý.

Điều 59. Lý lịch và hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại của phương tiện

1. Lý lịch kỹ thuật của phương tiện là tài liệu ghi lại nguồn gốc xuất xứ, tên, ký hiệu, chức năng chính, quá trình hoạt động, bảo trì phương tiện.

2. Lý lịch kỹ thuật do người quản lý, khai thác phương tiện xây dựng và bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên và địa chỉ của người khai thác;

b) Tên gọi, ký hiệu, số đăng ký của phương tiện;

c) Công dụng;

d) Nước sản xuất;

đ) Số khung, số máy, số các cụm tổng thành chính;

e) Ngày sản xuất, ngày sử dụng;

g) Ngày bảo dưỡng, sửa chữa.

3. Hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại phương tiện do người quản lý, khai thác xây dựng và bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, ký hiệu kiểu loại phương tiện được cải tiến hoặc thay đổi kiểu loại;

b) Lý do cải tiến hoặc thay đổi;

c) Xác nhận việc cải tiến, thay đổi kiểu loại phương tiện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Ngày cấp;

đ) Người cấp.

Điều 60. Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

1. Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được đào tạo, huấn luyện định kỳ theo quy định. Trường hợp nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không mà không được giao thực hiện công việc tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay từ 03 tháng trở lên phải được huấn luyện lại để bảo đảm an toàn khai thác.

2. Tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không đối với trường hợp cấp lần đầu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép của tổ chức quản lý nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không, kèm theo danh sách nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không;

b) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện), chứng chỉ đào tạo điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị phù hợp của nhà sản xuất hoặc cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định;

c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra, quyết định cấp giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy phép cho người đề nghị.

3. Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được đề nghị cấp lại trong các trường hợp hết thời hạn hiệu lực của giấy phép, giấy phép bị mất, hỏng. Tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép của tổ chức quản lý nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không, kèm theo danh sách nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không;

b) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện), chứng chỉ đào tạo điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp của nhà sản xuất hoặc cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định;

c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.

Trong thời hạn 30 ngày (đối với trường hợp giấy phép hết thời hạn hiệu lực) và 05 ngày làm việc (đối với trường hợp giấy phép bị mất, hỏng), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra (đối với trường hợp giấy phép hết thời hạn hiệu lực), quyết định cấp giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy phép cho người đề nghị.

4. Tổ chức đề nghị cấp bổ sung năng định giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp bổ sung năng định của tổ chức quản lý nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không, kèm theo danh sách nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không;

b) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện), chứng chỉ đào tạo điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp của nhà sản xuất hoặc cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định;

c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, quyết định cấp bổ sung năng định hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.

5. Cục Hàng không Việt Nam thu hồi giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trong trường hợp sau:

a) Giấy phép bị tẩy xóa, được sử dụng không đúng mục đích;

b) Nhân viên có hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp an toàn, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, có hành vi che dấu vi phạm quy định về an toàn, an ninh, hàng không;

c) Nhân viên bị phát hiện sử dụng chất gây nghiện; bị kết án trong các vụ án hình sự; gây mất trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cảng hàng không, sân bay;

d) Nhân viên không được giao thực hiện công việc tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay từ 03 tháng trở lên, không được huấn luyện lại nhưng vẫn thực hiện công việc theo giấy phép.

6. Người điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Chỉ được thực hiện công việc được ghi trong giấy phép;

b) Tuân thủ các giới hạn tốc độ theo quy định; làm chủ tốc độ trong mọi tình huống, điều kiện; không được tăng tốc hoặc phanh đột ngột khi phương tiện tiếp cận hoặc rời khỏi tàu bay; phải quan sát trước, sau và làm chủ được tốc độ khi cho phương tiện chuyển bánh, lưu thông trên đường công vụ, chuyển hướng tiếp cận tàu bay vòng tránh, lùi sau;

c) Chấp hành hướng di chuyển, phương thức di chuyển tránh va chạm với các phương tiện khác; tuân thủ quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay về tuyến và hành lang, luồng chạy của các phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;

d) Tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động và quy định phòng chống cháy nổ theo quy định; mặc trang phục làm việc đúng quy định của đơn vị;

đ) Khi điều khiển phương tiện đi lại trên khu bay phải có bộ đàm để liên lạc hai chiều và tuân thủ huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu;

e) Khi có nhu cầu di chuyển trên hoặc cắt ngang qua đường cất hạ cánh, đường lăn phải được phép của kiểm soát viên không lưu; đồng thời phải liên tục giữ liên lạc và tuân theo hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu;

g) Khi điều khiển phương tiện đi lại trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay gặp sự cố hoặc bị hư hỏng thì phải báo ngay cho kiểm soát viên không lưu và nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi khu vực đang hoạt động để sửa chữa; không được tiến hành sửa chữa trên đường lưu thông của tàu bay và các phương tiện khác;

h) Khi đã đến vị trí phục vụ, phải kéo phanh tay, chống chân hoặc chèn bánh; khi gặp biển báo hiệu dừng lại (Stop) trên đường công vụ, phải dừng lại quan sát, khi thấy không có dấu hiệu gây mất an toàn mới được đi qua;

i) Phải giảm tốc độ đến mức tối đa hoặc phải dùng các phương tiện để không gây mất an toàn trong những trường hợp sau đây: khi có tàu bay đang lăn; khi chạy trên đường công vụ đến đoạn cắt ngang qua đường lăn; khi đi ngang qua khu vực đỗ tàu bay, khu vực xếp dỡ hành lý, khu vực di chuyển của hành khách; khi tầm nhìn hạn chế; khi tránh xe ngược chiều hoặc cho xe sau vượt lên;

k) Xe đầu kéo không được quá 4 đo-ly và tổng chiều dài các đo-ly không được vượt quá 12,2 m (40 feet), không kể chiều dài cần kéo. Trước khi kéo phải đảm bảo thùng đựng hàng đã được đậy nắp, chốt của cần kéo đã được lắp chắc chắn, an toàn; chỉ được tháo các đo-ly ra khỏi đầu kéo khi xe đầu kéo đã dừng lại hẳn; không được vừa chạy vừa xả các đo-ly;

l) Phải bật đèn chiếu (đèn cốt) và đèn xoay, không dùng đèn pha khi vận hành các loại phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay vào ban đêm hoặc khi trời mù, trời mưa;

m) Không được dừng phương tiện trên đường công vụ trừ các trường hợp được qui định tại điểm h và i Điều này hoặc đỗ sai vị trí quy định, gây ách tắc cho các loại phương tiện khác; khi cần dừng, người điều khiển phải đưa phương tiện vào nơi quy định;

n) Không điều khiển phương tiện chạy cắt ngang qua khoảng cách giữa: xe dẫn tàu bay và tàu bay đang lăn; tàu bay và nhân viên đánh tín hiệu mặt đất; hệ thống hướng dẫn tàu bay vào điểm đỗ và tàu bay đang lăn vào vị trí đỗ tàu bay;

o) Không điều khiển phương tiện di chuyển dưới thân, cánh, động cơ tàu bay, trừ một số phương tiện có chức năng phục vụ phải di chuyển một phần phía dưới tàu bay trong quá trình phục vụ; không điều khiển những phương tiện có độ cao trên 3,90 m di chuyển dưới cầu ống dẫn khách; không sử dụng các phương tiện trái với tính năng và mục đích sử dụng đã được cấp phép; người điều khiển phương tiện không được rời khỏi vị trí điều khiển khi động cơ đang hoạt động, ngoại trừ xe tra nạp nhiên liệu có hệ thống phanh, liên động (interlock);

p) Khi tiếp cận tàu bay, phải tuân theo các quy tắc sau đây: chỉ được phép tiếp cận khi tàu bay đã dừng hẳn, đã chèn bánh, động cơ chính đã tắt, đèn nháy cảnh báo đã tắt, trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ; tiếp cận tàu bay theo đúng thứ tự quy định; đỗ đúng vị trí theo sơ đồ phục vụ của từng loại tàu bay và không được ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện khác hoạt động trên khu bay; có người hướng dẫn đối với các phương tiện tiếp cận tàu bay theo hình thức lùi, trừ các phương tiện có hệ thống tự động tiếp cận tàu bay;

q) Khi đang nạp nhiên liệu lên tàu bay, các phương tiện hoạt động trên khu bay đỗ trong phạm vi 15 m tính từ vị trí tra nạp nhiên liệu trên tàu bay không được khởi động động cơ;

r) Không được hút thuốc trên khu bay;

7. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm ban hành, tổ chức phổ biến và thực hiện các quy tắc an toàn trên khu bay.

Điều 61. Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường phương tiện chuyên ngành hàng không

1. Phương tiện chuyên ngành hàng không phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường định kỳ (sau đây gọi chung là kiểm định) theo tài liệu kỹ thuật của phương tiện. Chu kỳ kiểm định phương tiện được quy định như sau:

a) Đối với phương tiện chưa qua sử dụng, chu kỳ kiểm định lần đầu là 24 tháng, kể từ ngày được cấp biển số;

b) Đối với phương tiện đã qua sử dụng, chu kỳ kiểm định là 12 tháng, kể từ ngày được cấp biển số hoặc lần kiểm định trước.

2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức đủ năng lực thực hiện việc kiểm định phương tiện chuyên ngành hàng không; hướng dẫn nội dung kiểm định; thực hiện công tác giám sát kiểm định.

Chương VII

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 62. Quy định chung

1. Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Công tác phòng chống thiên tai;

b) Công tác khẩn nguy sân bay.

2. Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng không, tiêu chuẩn của ICAO, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam ban hành hoặc công nhận áp dụng.

3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đối phó ban đầu hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải bảo đảm các thiết bị, phương tiện tối thiểu phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo tiêu chuẩn áp dụng; người khai thác cảng hàng không, sân bay được phép huy động thiết bị, phương tiện của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay.

5. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thiết lập hệ thống cơ sở, lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; công tác diễn tập, ký kết văn bản hiệp đồng liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 63. Phòng chống thiên tai tại cảng hàng không, sân bay

1. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai của cảng hàng không, sân bay theo quy định;

b) Xây dựng, ký kết các văn bản hiệp đồng về công tác phòng chống thiên tai với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cảng hàng không và với chính quyền địa phương theo quy định;

c) Kiểm tra, rà soát, bổ sung, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng chống thiên tai;

d) Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chằng néo, neo đỗ tàu bay tại các sân đỗ tàu bay; kiểm tra, tổ chức gia cố các cơ sở, công trình, nhà xưởng, đài trạm;

đ) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hệ thống thoát nước tại cảng hàng không và việc kết nối giữa hệ thống thoát nước nội bộ cảng hàng không với hệ thống thoát nước bên ngoài đảm bảo không bị úng ngập trong mùa mưa bão;

e) Kiểm tra hệ thống chống sét tại các công trình, nhà ga, đài, trạm tại khu vực cảng hàng không, sân bay.

2. Trách nhiệm của các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay:

a) Xây dựng phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai cụ thể của đơn vị;

b) Kiểm tra, rà soát, bổ sung, bảo dưỡng hệ thống thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, các cơ sở, công trình, đài, trạm của đơn vị;

c) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay trong phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả.

Điều 64. Công tác khẩn nguy sân bay

1. Công tác khẩn nguy sân bay bao gồm các tình huống sau:

a) Tìm kiếm cứu nạn tàu bay lâm nạn ngoài cảng hàng không, sân bay trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay;

b) Khẩn nguy sân bay đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn trong cảng hàng không, sân bay;

c) Khẩn nguy sân bay liên quan đến tình huống các công trình, nhà xưởng, đài trạm tại cảng hàng không, sân bay bị cháy, nổ, bị sập đổ vì bão lốc, ngập úng, bị can thiệp bất hợp pháp, khẩn nguy y tế;

d) Khẩn nguy sân bay trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, địa hình khu vực lân cận sân bay phức tạp, gần biển;

đ) Khẩn nguy can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo quy định.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy sân bay; xây dựng lực lượng khẩn nguy cảng hàng không, sân bay chuyên nghiệp theo đúng quy định của ICAO; hợp đồng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác khẩn nguy sân bay.

3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không trên địa bàn cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện theo kế hoạch khẩn nguy sân bay của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

4. Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm các nội dung sau:

a) Quy định chung: mục đích, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm, căn cứ pháp lý để xây dựng, phân loại tình huống khẩn nguy và quy trình sửa đổi, bổ sung tài liệu;

b) Tổ chức công tác khẩn nguy gồm: ban chỉ huy khẩn nguy, trung tâm khẩn nguy cảng hàng không, sân bay, trạm báo động khẩn nguy, ban chỉ huy hiện trường; thiết lập các khu vực, sơ đồ luồng tuyến, cổng cửa ra vào cho lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác ứng phó khẩn nguy;

c) Phân định trách nhiệm cho các đơn vị trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện công tác khẩn nguy;

d) Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ trong công tác khẩn nguy;

đ) Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong công tác khẩn nguy;

e) Điều tra và khôi phục: trách nhiệm của các đơn vị trong công tác điều tra và khôi phục sự cố, tai nạn;

g) Chế độ trực khẩn nguy và công tác huấn luyện, kiểm tra, diễn tập;

h) Quy chế báo cáo;

i) Quy chế phối hợp với ban chỉ huy khẩn nguy địa phương;

k) Các phụ lục gồm: vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của cảng hàng không, sân bay; sơ đồ thông báo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông báo, báo động khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp; sơ đồ chỉ huy, chỉ đạo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông tin liên lạc, mật danh và tần số quy định cho công tác khẩn nguy; danh bạ điện thoại của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác khẩn nguy; sơ đồ kẻ lưới ô vuông cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không; sơ đồ cổng, cửa, luồng tuyến ra vào của lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó với tình huống khẩn nguy; các tình huống khẩn nguy giả định.

5. Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm khẩn nguy tại chỗ, khẩn nguy hoàn toàn và được chia thành các giai đoạn:

a) Giai đoạn thu thập thông tin và đánh giá tình huống;

b) Giai đoạn báo động;

c) Giai đoạn khẩn nguy.

6. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ huy, điều hành các lực lượng hàng không để ứng phó ban đầu với các tình huống khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứu nạn trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm được giao; bàn giao, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn tàu bay trong khu vực trách nhiệm được giao sau khi hoàn thành công tác ứng phó ban đầu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn, ứng phó hành vi can thiệp bất hợp pháp trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

7. Người khai thác cảng hàng không, sân bay triển khai thực hiện kế hoạch khẩn nguy trong cảng hàng không, sân bay, cụ thể:

a) Triển khai các lực lượng khẩn nguy cứu nạn sẵn sàng ứng phó, tiếp cận khu vực sự cố, tai nạn;

b) Kích hoạt trung tâm khẩn nguy cảng hàng không;

c) Thông báo cho các đơn vị hiệp đồng liên quan;

d) Dịch vụ y tế và cứu thương sẵn sàng ứng phó, tiếp cận khu vực sự cố, tai nạn;

đ) Thông báo cho người khai thác tàu bay lâm nguy, lâm nạn; thu thập thông tin liên quan đến các hàng hóa nguy hiểm trên tàu bay, thông báo cho những đơn vị liên quan;

e) Báo cáo Cảng vụ hàng không; thiết lập liên lạc với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay liên quan đến việc đóng cửa cảng hàng không, sân bay, chỉ định hành lang bay khẩn nguy, phát hành NOTAM;

g) Thông báo cho các cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay theo quy định;

h) Thông báo cho bộ phận khí tượng để đưa ra thông báo khí tượng đặc biệt;

i) Bố trí để thực hiện khảo sát và chụp ảnh ngay lập tức đường cất hạ cánh bị ảnh hưởng để có các giải pháp xử lý kịp thời;

k) Thông báo cho bộ phận khám nghiệm tử thi trong trường hợp có tử vong và thiết lập cơ sở nhà xác tạm thời.

8. Diễn tập khẩn nguy sân bay phải được tổ chức định kỳ tại từng cảng hàng không, sân bay theo các cấp độ như sau:

a) Tổng diễn tập khẩn nguy sân bay phải được tổ chức thực hiện với tần suất không quá 2 năm/lần;

b) Diễn tập khẩn nguy sân bay cơ sở giữa hai lần tổng diễn tập để khắc phục những thiếu sót được phát hiện trong lần tổng diễn tập.

Điều 65. Cứu hỏa sân bay

1. Cấp cứu hỏa sân bay được xác định theo tiêu chuẩn của ICAO. Cấp cứu hỏa sân bay được công bố trong AIP, quy chế bay trong khu vực sân bay và trong tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay; được triển khai tới các cơ quan, đơn vị liên quan.

2. Khi hệ thống phương tiện, trang thiết bị cứu hỏa gặp sự cố làm thay đổi về cấp cứu hỏa sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, thông báo cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, thực hiện quy trình thông báo tin tức hàng không để thông báo cho tàu bay đi, đến cảng hàng không, sân bay. Khi khắc phục xong sự cố, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thông báo lại các thông tin về cấp cứu hỏa sân bay theo quy định.

Điều 66. Yêu cầu đối với nhân viên cứu nạn, chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc và báo động, thời gian phản ứng, phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy sân bay

1. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy phải được huấn luyện tại cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành, theo chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên cứu nạn, chữa cháy phù hợp; có chứng chỉ phù hợp; tham gia các cuộc diễn tập cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay. Chương trình huấn luyện nhân viên cứu nạn, chữa cháy phải bao gồm huấn luyện kỹ năng hành động của từng người và khả năng phối hợp trong đội.

2. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy phải thường xuyên được huấn luyện thực hành để có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy trên xe chữa cháy, đảm bảo vận hành, khai thác các thiết bị với công suất tối đa trong quá trình chữa cháy, cứu nạn; sử dụng thành thạo dây, thang và các thiết bị cứu nạn, chữa cháy khác gắn liền với hoạt động cứu nạn, chữa cháy cho tàu bay.

3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải bố trí đủ số lượng nhân viên cứu hỏa phù hợp với cấp sân bay tương ứng; bố trí đầy đủ trang bị, thiết bị, dụng cụ, quần áo phòng cháy chữa cháy cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy theo phương án phòng cháy chữa cháy của cảng hàng không, sân bay; bố trí các xe cứu nạn và chữa cháy trực đúng nơi quy định của phương án khẩn nguy sân bay; bố trí các trạm chữa cháy trung gian (trạm chữa cháy vệ tinh) để đáp ứng được thời gian phản ứng theo quy định.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo đủ hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp giữa một trạm chữa cháy với đài kiểm soát tại sân bay, với các trạm chữa cháy khác trên sân bay, các xe cứu nạn, chữa cháy và đài kiểm soát không lưu, đài kiểm soát mặt đất; hệ thống báo động cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy.

5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay và cấp cứu hỏa sân bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không. Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp.

6. Xe cứu thương và các phương tiện y tế để vận chuyển người bị thương từ tàu bay bị nạn phải được chỉ đạo chung bởi người có thẩm quyền theo phương án khẩn nguy sân bay; được dự phòng trong kế hoạch cứu nạn với mọi trường hợp xử lý các tình huống khẩn nguy.

7. Thời gian phản ứng là thời gian giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay lâm nạn xả bọt với tốc độ tối thiểu là 50% tốc độ xả. Thời gian phản ứng của xe chữa cháy phải bảo đảm các quy định sau:

a) Các phương tiện chữa cháy phải đảm bảo thời gian phản ứng không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;

b) Các phương tiện chữa cháy phải đảm bảo thời gian phải ứng không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.

8. Hệ thống các xe cứu nạn, chữa cháy phải được bảo dưỡng để đảm bảo thiết bị làm việc hiệu quả và phù hợp với thời gian được quy định trong suốt thời gian hoạt động của xe.

9. Phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy sân bay phải luôn sẵn sàng để kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn nguy xảy ra trong vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của cảng hàng không.

Điều 67. Phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các tổ chức hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay phải xây dựng nội quy phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, trong đó có các nội dung sau:

a) Tình huống cháy lớn phức tạp và tình huống cháy đặc trưng khác, dự báo khả năng phát triển của đám cháy;

b) Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng các biện pháp kỹ, chiến thuật chữa cháy, thoát nạn phù hợp với từng giai đoạn và từng tình huống cháy;

c) Kế hoạch hợp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay quản lý tập trung lực lượng phòng chống cháy nổ, huy động từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay; thành lập đội chữa cháy chuyên ngành, thường xuyên duy trì chế độ huấn luyện phương pháp chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị; bố trí nhân viên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thường xuyên; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện phòng chống cháy nổ.

3. Nội dung huấn luyện phòng chống cháy nổ phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở. Đối với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại các sân bay, ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga.

4. Thiết kế, xây dựng, sửa chữa, cải tạo, khai thác nhà ga phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy hiện hành.

5. Việc sử dụng các thiết bị gas, thiết bị điện để chế biến thực phẩm trong khu vực nhà ga phải được phép của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga và tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

6. Không được phép hút thuốc lá trong cảng hàng không, sân bay trừ những khu vực dành riêng để hút thuốc.

7. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải có hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động, hệ thống phòng chống cháy nổ đối với tàu bay.

8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không phải có hệ thống kho, bồn chứa, phương tiện vận chuyển, tra nạp và cơ sở hóa nghiệm xăng dầu đáp ứng tiêu chuẩn quy định, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kiểm định và cấp phép; có phương án phòng chống cháy nổ được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phê duyệt.

9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không phải có phương án đối phó trong trường hợp có sự cố thiên tai, tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường, phương án và hệ thống thu gom, xử lý dầu thải, dầu tràn; có văn bản hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đối với việc xử lý sự cố cháy nổ, tràn dầu.

Chương VIII

BẢO ĐẢM KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 68. Kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi

1. Việc kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn của ICAO, tiêu chuẩn, quy chuẩn do Việt Nam ban hành hoặc công nhận áp dụng.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan, có trách nhiệm:

a) Khảo sát, lập sổ theo dõi tình trạng chim và động vật hoang dã cư trú tại địa bàn cảng và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay bao gồm: chủng loại, số lượng theo tháng, mùa;

b) Đánh giá các tác động, yếu tố về môi trường tại cảng và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay thu hút sự xuất hiện của chim và động vật hoang dã;

c) Khảo sát tình hình vật nuôi tại địa bàn cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận;

d) Lập sổ theo dõi các vụ uy hiếp an toàn bay do chim, động vật hoang dã, vật nuôi gây ra bao gồm các yếu tố: loài, thời gian xảy ra, phân loại đánh giá sự nguy hiểm của từng loài;

đ) Ban hành, thông báo tới các đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và tổ chức thực hiện chương trình phòng chống chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại từng cảng hàng không, sân bay;

e) Xem xét việc triển khai các dự án, các công trình nhằm ngăn chặn, hạn chế việc thu hút chim, động vật hoang dã tại cảng hàng không, sân bay; ngăn chặn việc nuôi động vật tại cảng hàng không, sân bay; ngăn chặn việc xâm nhập của vật nuôi vào cảng hàng không, sân bay;

g) Báo cáo hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu với Cục Hàng không Việt Nam về kết quả thống kê, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của chim, động vật hoang dã, vật nuôi tới hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.

3. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện thông báo các sự cố tàu bay va đập với chim và động vật hoang dã cho ICAO.

Điều 69. Kiểm soát các thiết bị chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thiết lập sơ đồ các vùng ảnh hưởng đến hoạt động bay của đèn laze, thiết bị chiếu sáng với cường độ cao trong tài liệu khai thác sân bay; gửi sơ đồ các vùng ảnh hưởng đến các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và chính quyền địa phương có liên quan để phối hợp kiểm soát.

2. Việc kiểm soát và giảm thiểu các mối nguy hiểm từ đèn laze, thiết bị chiếu sáng với cường độ cao mà không phải là đèn dẫn đường hàng không được thực hiện theo quy định của Thông tư này và tiêu chuẩn của ICAO.

Điều 70. Quản lý chướng ngại vật hàng không

1. Việc quản lý chướng ngại vật hàng không tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn của ICAO.

2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:

a) Xây dựng bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không trong khu vực sân bay, khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn chướng ngại vật khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; trình Bộ Tổng tham mưu phê duyệt;

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, ngăn ngừa và xử lý các công trình vi phạm bề mặt giới hạn chướng ngại vật ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng; tuyên truyền, phổ biến tới các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng dân cư nơi có sân bay và khu vực lân cận sân bay để tham gia duy trì, quản lý các bề mặt giới hạn chướng ngại vật, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động bay;

c) Công bố công khai bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng, danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.

3. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm:

a) Tổ chức đo đạc, lập sơ đồ, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng; thống kê, đánh dấu danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay cập nhật thông tin về chướng ngại vật; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam;

b) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý chướng ngại vật hàng không tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

Điều 71. Thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện

1. Việc thông tin liên lạc bằng các thiết bị vô tuyến điện tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tần số vô tuyến điện, pháp luật về hàng không dân dụng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị vô tuyến điện tại cảng hàng không, sân bay sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải thông báo việc sử dụng với Cảng vụ hàng không.

Điều 72. Yêu cầu về bảo vệ môi trường

Việc bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.

Điều 73. Yêu cầu đối với việc phòng, chống dịch bệnh

1. Phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, phòng, chống dịch bệnh lây lan qua đường hàng không, tuân theo các chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Nhà ga hành khách phải được đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Vệ sinh phòng bệnh thông thường; trong trường hợp có dịch bệnh phải được tăng cường vệ sinh, khử trùng thường xuyên bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, ICAO, Bộ Y tế;

b) Bố trí đủ dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng rửa tay tại các khu vệ sinh;

c) Bố trí đủ trang thiết bị, bảo hộ, thuốc, hóa chất để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

3. Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan, người cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách có trách nhiệm bố trí địa điểm kiểm tra để hành khách khai báo y tế; địa điểm để giám sát tình trạng sức khỏe, đo thân nhiệt hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, xử lý y tế khác theo quy định của pháp luật. Địa điểm kiểm tra được quy định như sau:

a) Đối với hành khách đến: trên tàu bay hoặc trước khi vào nhà ga; hoặc trong nhà ga nhưng trước khi làm các thủ tục liên quan khác;

b) Đối với hành khách đi: trong nhà ga trước khi lên tàu bay.

4. Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan, tùy mức độ cảnh báo dịch của Bộ Y tế, tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa phải được khử trùng bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, ICAO, Bộ Y tế. Việc khử trùng được thực hiện như sau:

a) Tàu bay, người, hàng hóa có dấu hiệu mang dịch truyền nhiễm nhóm A thì tàu bay phải được cách ly, kiểm tra và xử lý y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

b) Khi phát hiện hành khách có dấu hiệu mang bệnh truyền nhiễm nhóm A thì phải tiến hành khử trùng tàu bay trước khi cho hành khách ra khỏi máy bay.

5. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh dưới sự chủ trì, điều hành của Cảng vụ hàng không với sự tham gia của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế, người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách, các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không quốc tế. Ban chỉ đạo có trách nhiệm:

a) Triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc phòng chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, phòng chống dịch bệnh lây lan qua đường hàng không;

b) Ban hành phương án phòng chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, phòng chống dịch bệnh lây lan qua đường hàng không, quy trình xử lý cụ thể khi phát hiện có người nghi nhiễm dịch bệnh, trên nguyên tắc ưu tiên tuyệt đối cho quy trình xử lý y tế, đơn giản hóa thủ tục hàng không, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan theo quy định;

c) Thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên tại cảng hàng không, sân bay về công tác phòng chống dịch bệnh, vì sức khỏe cộng đồng;

d) Tổ chức thực hiện các phương án hỗ trợ: bố trí vị trí đỗ tàu bay phải cách ly; bố trí vị trí đặt thiết bị kiểm tra y tế, bố trí luồng tuyến vào ra cho hành khách tại cảng hàng không, sân bay; bố trí khu vực cách ly cho hành khách bị nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm lây lan theo yêu cầu; bảo đảm an ninh, hỗ trợ thực hiện các biện pháp bắt buộc đối với người, phương tiện; hỗ trợ về phục vụ kiểm dịch y tế, sát khử trùng, vệ sinh môi trường, phương tiện vận chuyển; huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay trong việc thực hiện các biện pháp cấp bách phục vụ chống dịch bệnh lây lan.

6. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không có trách nhiệm tuyên truyền cho hành khách khai báo tờ khai y tế một cách đầy đủ, chính xác, hợp tác với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phòng chống dịch bệnh lây lan; thông báo kịp thời cho các cơ quan có trách nhiệm về các chuyến bay xuất phát hoặc có hạ cánh tại các khu vực dịch bệnh truyền nhiễm lây lan; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết hành khách bị nghi ngờ hoặc mắc dịch bệnh truyền nhiễm lây lan.

7. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành hàng không phối hợp với các cơ quan kiểm dịch y tế triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, phòng chống dịch bệnh lây lan qua đường hàng không theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, ICAO, quy định của Bộ Y tế.

Điều 74. Hoạt động quảng cáo

1. Việc xây dựng các công trình quảng cáo phải tuân thủ quy hoạch được phê duyệt, quy định của pháp luật về quảng cáo; quy định của pháp luật về xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay; quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo.

2. Người khai thác công trình được thực hiện hoạt động quảng cáo tại công trình thuộc phạm vi quản lý, khai thác.

3. Việc xây dựng công trình quảng cáo, lắp đặt phương tiện quảng cáo phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc nhà ga, hệ thống biển báo trong nhà ga;

b) Không đặt biển quảng cáo, sử dụng tờ rơi, âm thanh để quảng cáo tại khu bay;

c) Không đặt biển quảng cáo tại vị trí cửa thoát hiểm của các công trình;

d) Không đặt biển quảng cáo ảnh hưởng đến công tác an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, cản trở luồng di chuyển của hành khách và hàng hóa;

đ) Không sử dụng âm thanh để quảng cáo tại các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tại các công trình khác ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hàng không;

e) Không lắp các đèn hiệu, biển quảng cáo có sử dụng đèn xoay, đèn laze và các thiết bị chiếu sáng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay trong khu vực cảng hàng không, sân bay;

g) Không quảng cáo bằng khinh khí cầu, bóng bay, diều và các vật thể bay khác trong khu vực cảng hàng không, sân bay;

h) Không quảng cáo trên phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, các thiết bị tại sân đỗ tàu bay làm ảnh hưởng đến hoạt động bay hoặc tính năng hoạt động bình thường của phương tiện, thiết bị.

4. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo; đình chỉ việc xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo vi phạm các quy định của pháp luật.

Điều 75. Phân bổ giờ cất hạ cánh

1. Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng điều phối giờ cất, hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay để thực hiện khảo sát, công bố danh mục cảng hàng không, sân bay được điều phối, giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay được điều phối theo quy định. của pháp luật.

2. Cục Hàng không Việt Nam phân bổ giờ hạ, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay trên cơ sở đề xuất của Hội đồng điều phối giờ cất, hạ cánh; việc xác nhận giờ hạ, cất cánh đối với lịch bay thường lệ tại các cảng hàng không, sân bay được điều phối thực hiện theo tài liệu Hướng dẫn điều phối giờ hạ, cất cánh toàn cầu (Worldwide Slot Guidelines), tài liệu thông tin lịch bay tiêu chuẩn (Standard Schedules Information Manual) được cập nhật của IATA và quy chế điều phối giờ cất, hạ cánh của Cục Hàng không Việt Nam.

Điều 76. Sân bay căn cứ của hãng hàng không trong nước

1. Cục Hàng không Việt Nam công bố sân bay căn cứ theo đề nghị của hãng hàng không trong nước trên cơ sở:

a) Năng lực khai thác sân đỗ tàu bay thực tế tại sân bay đã có sự điều tiết của người khai thác cảng hàng không, sân bay;

b) Nhu cầu khai thác mạng đường bay của hãng hàng không trong nước liên quan đến sân bay căn cứ;

c) Bảo đảm an toàn khai thác tàu bay; hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của các hãng hàng không trong nước, kế hoạch khai thác phục vụ bay của cảng hàng không, sân bay.

2. Trên cơ sở công bố sân bay căn cứ, số lượng vị trí đỗ qua đêm quy định tại khoản 1 Điều này, người khai thác cảng hàng không, sân bay bố trí vị trí đỗ tàu bay qua đêm tại sân bay căn cứ của các hãng hàng không trong nước.

Điều 77. Phân bổ sử dụng quầy làm thủ tục hàng không

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách phân bổ quầy làm thủ tục hàng không (check-in) cho các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trên nguyên tắc linh hoạt, đảm bảo tận dụng toàn bộ quầy làm thủ tục hàng không tại nhà ga hành khách trong các khung giờ cao điểm, không để xảy ra tắc nghẽn liên tục tại quầy làm thủ tục hàng không.

2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nguyên tắc phân bổ quầy làm thủ tục hàng không theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 78. Di chuyển tàu bay không có khả năng di chuyển

1. Phương án di chuyển tàu bay hư hỏng trên khu bay phải được quy định trong tài liệu khai thác sân bay.

2. Tàu bay bị hỏng hóc, mất khả năng di chuyển nằm trong khu vực có hoạt động bay cần phải được di dời đi nơi khác để không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không bình thường. Việc di dời tàu bay mất khả năng di chuyển thuộc trách nhiệm của người khai thác tàu bay. Người khai thác tàu bay phải tổ chức di dời tàu bay bị sự cố theo yêu cầu và chỉ đạo của người khai thác cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp người khai thác tàu bay không đủ khả năng để tổ chức di dời, người khai thác tàu bay phải hiệp đồng với người khai thác cảng hàng không, sân bay để người khai thác cảng hàng không, sân bay tổ chức di dời với chi phí di dời do người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm thanh toán.

3. Tổ chức di dời tàu bay mất khả năng di chuyển tại sân bay cần theo thứ tự như sau:

a) Xác định điều kiện mức độ hư hại của tàu bay bị tai nạn vào thời điểm sớm nhất để thông báo yêu cầu tới công ty cung cấp dịch vụ di dời nhanh chóng có mặt phục vụ theo hợp đồng đã được thỏa thuận và dự kiến trước các phương án để phối hợp thực hiện di dời; thông báo cho cơ quan điều tra tai nạn, công ty bảo hiểm có mặt tại hiện trường;

b) Thiết lập đường để cho các loại xe đặc chủng ra, vào phục vụ việc di dời tàu bay;

c) Tháo nguồn ắc quy hoặc tháo dây tiếp mát, tháo nguồn ra khỏi thanh dẫn điện; tổ chức thông gió phần bên trong tàu bay, kiểm tra dập tắt lửa những chỗ còn cháy khói, tẩy rửa các chất lỏng, bẩn cả bên trong khoang tàu bay và trên mặt đất trước khi di dời tàu bay đi. Tiến hành giảm trọng lượng tàu bay như rút dầu, giải tỏa hàng hóa và tháo bớt những bộ phận có thể tháo của tàu bay để giảm trọng lượng, tạo điều kiện cho việc nâng nhấc tàu bay đi;

d) Vận chuyển chuyên gia và các thiết bị phục vụ di dời của công ty dịch vụ đã thuê ra hiện trường; chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện cùng phối hợp với công ty dịch vụ thực hiện các bước di dời;

đ) Tổ chức nâng nhấc, sửa chữa phục hồi theo phương án đã được phê duyệt;

e) Sau khi đã di dời tàu bay mất khả năng di chuyển ra khỏi khu vực, tổ chức san gạt, thu dọn mặt bằng và kiểm tra tổng hợp; nếu đảm bảo đủ điều kiện an toàn, đưa đường cất hạ cánh, vào khai thác theo quy định.

4. Các yêu cầu trong thời gian tổ chức di dời:

a) Xe cứu hỏa và cứu thương phải trực tại địa điểm sẵn sàng làm nhiệm vụ;

b) Phải đảm bảo thông tin liên lạc với đài kiểm soát tại sân bay và với các cơ quan liên quan để không ảnh hưởng đến hoạt động bay của đường cất hạ cánh còn lại;

c) Tổ chức di dời không làm tàu bay hư hỏng thêm trừ trường hợp có ý kiến của chủ tàu bay hay người khai thác tàu bay trong trường hợp tàu bay bị hư hại nhiều không còn khả năng phục hồi sửa chữa;

d) Chọn địa điểm di dời tàu bay đến nơi thuận lợi và có khả năng phải lưu lại một thời gian dài;

đ) Không hút thuốc lá tại hiện trường và khu vực phụ cận;

e) Di dời tàu bay đi phải được phép của cơ quan điều tra tai nạn.

5. Người khai thác tàu bay hiệp đồng với người khai thác cảng hàng không, sân bay để canh giữ, bảo vệ tàu bay hư hỏng sau khi được di dời đến vị trí đỗ tàu bay được xác định trong phương án di chuyển tàu bay hư hỏng để phục vụ công tác điều tra sự cố tàu bay theo quy định.

6. Trong kế hoạch hiệp đồng sẵn sàng xử lý khi có tình trạng tàu bay mất khả năng di chuyển xảy ra tại cảng hàng không cần phải nêu rõ địa điểm của ban chỉ huy hiện trường, các số điện thoại quan trọng và chỉ dẫn các đường ra, vào của các phương tiện phục vụ di dời tàu bay.

Chương IX

KINH DOANH DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 79. Kinh doanh dịch vụ hàng không

1. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật và nguyên tắc chống độc quyền.

2. Tài liệu chứng minh đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không;

b) Tài liệu cung cấp dịch vụ bao gồm các nội dung: lĩnh vực cung cấp dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ (quy mô cung cấp dịch vụ, sơ đồ mặt bằng hạ tầng cung cấp dịch vụ); quy trình, phương án cung cấp dịch vụ hàng không; danh mục phương tiện, thiết bị;

c) Văn bản, biên bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của cơ quan phòng cháy chữa cháy; phương án phòng cháy chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Giấy kiểm định phương tiện chuyên ngành hàng không; giấy phép phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế; giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường;

đ) Hồ sơ, tài liệu bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.

3. Hãng hàng không có quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được phép tại cảng hàng không, sân bay. Vì lý do an toàn hàng không, an ninh hàng không, Cục Hàng không Việt Nam có thể chỉ định người cung cấp dịch vụ hàng không cho hãng hàng không trên cơ sở:

a) Khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng;

b) Yêu cầu thực hiện các biện pháp an ninh hàng không đặc biệt.

4. Người sử dụng dịch vụ có quyền thực hiện đánh giá dịch vụ hàng không được cung cấp tại cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn áp dụng. Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn an toàn, an ninh hàng không phải được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không để kiểm tra, giám sát, xử lý theo quy định.

5. Việc cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo tiêu chuẩn của ICAO, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và quy định của Thông tư này.

6. Cầu hành khách được sử dụng cùng các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ kèm theo tại cầu hành khách. Trong trường hợp có sự cố kỹ thuật đối với cầu hành khách, việc sử dụng dịch vụ kỹ thuật được thực hiện theo thỏa thuận giữa người sử dụng và đơn vị được phép cung ứng dịch vụ tại sân bay.

Điều 80. Cung cấp dịch vụ phi hàng không

1. Việc cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện trên nguyên tắc chống độc quyền.

2. Việc sử dụng mặt bằng tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không trong nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa phải tuân thủ theo tài liệu khai thác nhà ga.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không có trách nhiệm thông báo với Cảng vụ hàng không các nội dung sau:

a) Tên tổ chức cá nhân; loại hình cung cấp dịch vụ, danh mục sản phẩm, hàng hóa; vị trí, mặt bằng cung cấp dịch vụ;

b) Hợp đồng hoặc văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga chấp nhận doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không.

4. Cảng vụ hàng không kiểm tra, giám sát việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ phi hàng không.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 81. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016 và thay thế Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, Thông tư số 19/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT , Điều 3 Thông tư 38/2014/TT-BGTVT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam.

Điều 82. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC

Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BGVTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Số thứ tự

Tên các mẫu đơn, quyết định, biên bản, hợp đồng

Mẫu số 01

Đơn đề nghị giao đất/thuê đất tại cảng hàng không, sân bay

Mẫu số 02

Quyết định giao đất

Mẫu số 03

Quyết định cho thuê đất

Mẫu số 04

Biên bản giao đất trên thực địa

Mẫu số 05

Hợp đồng thuê đất

Mẫu số 06

Quyết định thu hồi đất

Mẫu số 07

Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay

Mẫu số 08

Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay

Mẫu số 09

Đơn đề nghị cấp, sửa đổi giấy chứng nhận, giấy phép

Mẫu số 10

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

….., ngày..... tháng …. năm....

ĐƠN1....

Kính gửi: Cảng vụ hàng không miền 2 …………………..

1. Tổ chức, cá nhân xin giao đất/thuê đất3 ...........................................................................

2. Địa chỉ/trụ sở chính: ...........................................................................................................

3. Địa chỉ liên hệ: ...................................................................................................................

4. Địa điểm khu đất: ..............................................................................................................

5. Diện tích (m2): ....................................................................................................................

6. Để sử dụng vào mục đích: 4 ...............................................................................................

7. Thời hạn sử dụng: .............................................................................................................

8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;

Các cam kết khác (nếu có)......................................................................................................

9. Hồ sơ gửi kèm:5 ................................................................................................................

Tổ chức/cá nhân làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

_______________

1 Ghi rõ đơn đề nghị giao đất hoặc đề nghị thuê đất.

2 Ghi rõ tên Cảng vụ hàng không có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.

3 Ghi rõ họ, tên tổ chức/cá nhân đề nghị giao đất, cho thuê đất kèm thông tin về cá nhân đối với trường hợp là cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu...); thông tin về tổ chức đối với trường hợp là tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế...).

4 Ghi rõ mục đích sử dụng đất theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

5 Ghi rõ thành phần hồ sơ gửi kèm theo yêu cầu của Thông tư này.

Mẫu số 02

CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG MIỀN …
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/QĐ-CVM...

………, ngày …. tháng …. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc …………………………………………..

CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG MIỀN ....

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGVTVT ngày…..tháng……năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Xét đề nghị của Phòng ……………….. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Giao cho ... (ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được giao đất) ...m2 đất tại Cảng hàng không, sân bay ……, xã/phường/thị trấn ….., huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh..., tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ... để sử dụng vào mục đích....

Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài.

Vị trí, ranh giới khu đất được xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính) số tỷ lệ ... do ... lập ngày ... tháng ... năm ... và đã được .... thẩm định.

Hình thức giao đất: Không thu tiền sử dụng đất

Những hạn chế về quyền của người sử dụng đất: Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Điều 2: Giao ………………………. tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

1. Xác định cụ thể mốc giới và giao đất trên thực địa cho tổ chức, cá nhân được giao đất.

2. Chỉnh lý bản đồ địa chính cảng hàng không, sân bay ………. và chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ quản lý đất tại cảng hàng không, sân bay....

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông/bà Trưởng phòng... và tổ chức, cá nhân được giao đất có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 03

CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG MIỀN …
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/QĐ-CVM...

………, ngày …. tháng …. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc …………………………………………..

CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG MIỀN ....

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định, số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGVTVT ngày…….tháng……năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Căn cứ văn bản số ………… ngày... tháng ... năm ... của (ghi rõ cơ quan ban hành đơn giá thuê đất) về việc xác định đơn giá cho thuê đất;

Xét đề nghị của Phòng ………….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Cho ... (ghi tên và địa chỉ của người được thuê đất) thuê ....m2 đất tại Cảng hàng không/sân bay..., xã/phường/thị trấn ….., huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh..., tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ... để sử dụng vào mục đích....

Thời hạn thuê đất là ……, kể từ ngày... tháng ... năm ...đến ngày... tháng ... năm...

Vị trí, ranh giới khu đất được xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính) số ……, tỷ lệ ... do …………. lập ngày ... tháng ... năm ... và đã được .... thẩm định.

Hình thức thuê đất: Trả tiền thuê đất hàng năm.

Đơn giá cho thuê đất: ……………………………….

Những hạn chế về quyền của người sử dụng đất: Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Điều 2: Giao ………………………….. có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

1. Thông báo cho người thuê đất nộp tiền thuê đất, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Xác định cụ thể mốc giới và giao đất trên thực địa.

3. Thông báo cho người thuê đất về việc ký hợp đồng thuê đất.

4. Chỉnh lý bản đồ địa chính cảng hàng không, sân bay …………. và chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ quản lý đất tại cảng hàng không, sân bay.... .

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông/bà Trưởng phòng... và tổ chức, cá nhân được thuê đất có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN GIAO ĐẤT TRÊN THỰC ĐỊA

Thực hiện Quyết định số …………………… ngày.... tháng.... năm.... của Cảng vụ hàng không miền…………… về việc giao đất/thuê đất, hôm nay ngày .... tháng.... năm ………, tại …………, thành phần gồm:

I. Bên giao đất/cho thuê đất - Đại diện Cảng vụ hàng không miền …:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

II. Bên được nhận đất trên thực địa:

.............................................................................................................................................

III. Các bên tiến hành giao đất, cụ thể như sau:

1. Giao nhận thửa đất số ……. tờ bản đồ số …………. tại ……………. cho (tên tổ chức/cá nhân sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích …………..

2. Giao nhận đất theo các mốc giới, ranh giới thửa đất, diện tích…..m2 trên thực địa xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính) số...., tỷ lệ... do ……………… lập ngày ...tháng...năm....và đã được ... thẩm định, gồm: ............................................................................................................................................ ;

.............................................................................................................................................

3. Biên bản lập hồi.... giờ... phút cùng ngày, đã đọc cho các bên tham dự cùng nghe, nhất trí thông qua ký tên dưới đây.

Biên bản này lập thành ... bản có giá trị như nhau, gửi …………………/.

BÊN GIAO ĐẤT
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

BÊN NHẬN ĐẤT
(ký, ghi họ tên, đóng dấu - nếu có)

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

…….., ngày..... tháng ….. năm ....

HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số ……../2016/TT-BGVTVT ngày …… tháng …… năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Căn cứ Quyết định số …………… ngày...tháng ...năm...của Cảng vụ hàng không miền ………… về việc cho thuê đất ………….

Căn cứ văn bản số …….. ngày ... tháng ... năm.... của ....(ghi rõ cơ quan ban hành đơn giá thuê đất) về việc xác định đơn giá cho thuê đất;

Căn cứ biên bản giao đất trên thực địa ............................................................................ ;

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ... tại ………………………,chúng tôi gồm:

I. Bên cho thuê đất:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

II. Bên thuê đất là: ...........................................................................................................

(Đối với cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, tài khoản (nếu có); đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ tên và chức vụ người đại diện, số tài khoản.....).

III. Hai Bên thỏa thuận ký hợp đồng thuê đất với các điều, khoản sau đây:

Điều 1. Bên cho thuê đất cho Bên thuê đất thuê khu đất như sau:

1. Diện tích đất... m2 (ghi rõ bằng số và bằng chữ, đơn vị là mét vuông)

Tại ... (ghi tên cảng hàng không/sân bay, xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất cho thuê).

2. Vị trí, ranh giới khu đất được xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính) số ….., tỷ lệ ……… do ………. lập ngày ... tháng ... năm... đã được ... thẩm định.

3. Thời hạn thuê đất... (ghi rõ số năm hoặc số tháng thuê đất bằng số và bằng chữ phù hợp với thời hạn thuê đất), kể từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

4. Mục đích sử dụng đất thuê: .................................................

Điều 2. Bên thuê đất có trách nhiệm trả tiền thuê đất theo quy định sau:

1. Giá đất tính tiền thuê đất là ... đồng/m2/năm, (ghi bằng số và bằng chữ).

2. Tiền thuê đất được tính từ ngày ... tháng ... năm ...............................

3. Phương thức nộp tiền thuê đất: ........................................................

4. Nơi nộp tiền thuê đất: ......................................................................

5. Việc cho thuê đất không làm mất quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và mọi tài nguyên nằm trong lòng đất.

Điều 3. Việc sử dụng đất trên khu đất thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng đất đã ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Bên cho thuê đất bảo đảm việc sử dụng đất của Bên thuê đất trong thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp Bên thuê đất bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai và Thông tư này.

2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê đất có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp Bên thuê đất bị thay đổi do chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, bán tài sản gắn liền với đất thuê thì tổ chức, cá nhân được hình thành hợp pháp sau khi Bên thuê đất bị thay đổi sẽ được tiếp quyền và nghĩa vụ của Bên thuê đất trong thời gian còn lại theo Hợp đồng này nếu có nhu cầu, tuy nhiên phải thực hiện lại trình tự thủ tục đề nghị thuê đất theo quy định để xác định lại đối tượng thuê đất.

Trường hợp Bên thuê đất bị thay đổi do quy hoạch cảng hàng không, sân bay có sự thay đổi và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bên thuê đất hoàn trả lại đất cho Cảng vụ hàng không và phối hợp với Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện phương án giải phóng mặt bằng tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê đất trả lại toàn bộ hoặc một phần khu đất thuê trước thời hạn thì phải thông báo cho Bên cho thuê đất biết trước ít nhất là 01 tháng. Thời điểm kết thúc hợp đồng tính đến ngày bàn giao mặt bằng.

4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các Bên (nếu có) 1

.............................................................................................................................................

Điều 5. Hợp đồng thuê đất chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hết thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp;

2. Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất chấp thuận;

3. Bên thuê đất bị phá sản hoặc bị phát mại tài sản hoặc giải thể;

4. Bên thuê đất bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định, của pháp luật về đất đai.

Điều 6. Việc giải quyết tài sản gắn liền với đất sau khi kết thúc Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Hai Bên cam kết thực hiện đúng quy định của hợp đồng này, nếu Bên nào không thực hiện thì phải bồi thường cho việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.

Cam kết khác (nếu có) 2 .....................................................................................................

............................................................................................................................................

Điều 8. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê đất.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ............................................................................. /.

BÊN THUÊ ĐẤT
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu (nếu có)

BÊN CHO THUÊ ĐẤT
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

_______________

1 Phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan

2 Phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan

Mẫu số 06

CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG MIỀN …
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/QĐ-CVM...

………, ngày …. tháng …. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thu hồi đất1 ……………………..

CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG MIỀN ...

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGVTVT ngày …… tháng …… năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;

Xét đề nghị của Phòng ……………. tại Tờ trình số ………. ngày ... tháng ... năm ...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi ... m2 đất của ... (ghi tên tổ chức/cá nhân có đất bị thu hồi), thuộc thửa đất số ... (một phần hoặc toàn bộ thửa đất), thuộc tờ bản đồ số ... tại Cảng hàng không/sân bay …………….., xã/phường/thị trấn ……………, huyện/thành phố thuộc tỉnh …………, tỉnh/thành phố ………….

Lý do thu hồi đất: …………….2

Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, cụ thể như sau:

1. Văn phòng/Phòng.... có trách nhiệm giao quyết định này cho tổ chức/cá nhân ...3

2. Văn phòng Cảng vụ hàng không miền .... có trách nhiệm đăng Quyết định này trên trang thông tin điện tử của Cảng vụ hàng không miền .... .

Điều 3.

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng …… năm ……….

2. Tổ chức/cá nhân bị thu hồi đất có tên tại Điều 2 nêu trên và các ông/bà Chánh Văn phòng, Trưởng phòng ……… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Ghi rõ mục đích thu hồi đất.... (theo Điều 64, 65 của Luật Đất đai)

2 Ghi rõ lý do thu hồi đất như (1)

3 Trường hợp tổ chức/cá nhân ... không nhận quyết định này hoặc vắng mặt thì phải lập biên bản; niêm yết quyết định này tại trụ sở Cảng vụ hàng không miền....

Mẫu số 07

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
----------

Số: /GCNĐK-CHK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

TÊN CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

...............................................

...............................................

TOẠ ĐỘ

□ Vĩ độ

□ Kinh độ

THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ

□ Đang xây dựng

□ Đã hoàn thành xây dựng

TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI ĐĂNG KÝ:

.............................................................................................................................................

MỤC ĐÍCH KHAI THÁC:

.............................................................................................................................................

TIÊU CHUẨN, NĂNG LỰC KHAI THÁC:

.............................................................................................................................................

CẤP SÂN BAY:......................................................................................................................

GHI CHÚ:

.............................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm đăng ký vào Sổ:

.........../………./………….

Ngày, tháng, năm cấp:

.........../………./………….

CỤC TRƯỞNG

Mẫu số 08

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
----------

Số: /GCNKT-CHK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Cấp lần đầu: ………………………..

Cấp lần thứ hai: …………………….

TÊN CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

...............................................

...............................................

TỌA ĐỘ

Vĩ độ ……..

Kinh độ …….

TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY:

.............................................................................................................................................

MỤC ĐÍCH KHAI THÁC:

.............................................................................................................................................

NĂNG LỰC KHAI THÁC:

.............................................................................................................................................

CẤP SÂN BAY:......................................................................................................................

DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CUNG CẤP:

.............................................................................................................................................

GHI CHÚ:

.............................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm cấp:

.........../………./………….

Ngày, tháng, năm hết hiệu lực:

.........../………./………….

CỤC TRƯỞNG

Mẫu số 09

TÊN DOANH NGHIỆP
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………..
V/v đề nghị cấp ....

………, ngày …. tháng …. năm …..

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

Căn cứ …………………

Căn cứ …………………

Công ty ………………… đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay (Giấp chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay....) tại cảng hàng không (sân bay) …………..

Thông tin cụ thể như sau:

1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế).

2. Địa chỉ trụ sở chính:

3. Địa chỉ liên lạc: (tên người có trách nhiệm, địa chỉ thư tín, địa chỉ điện tử, điện thoại, fax).

4. Họ và tên người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức).

5. Thông tin của người đại diện theo pháp luật (họ và tên, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày cấp).

6. Loại hình doanh nghiệp: (công ty TNHH, công ty cổ phần...).

7. Nội dung đề nghị1: yêu cầu nêu rõ nội dung đề nghị và các thông tin kèm theo tùy theo từng nội dung đề nghị (xem phần ghi chú).


Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

_______________

1 Ghi chú:

- Đối với đề nghị giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký tạm thời, sửa đổi nội dung đăng ký trong sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không: tên, địa chỉ của người đề nghị cấp tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, tọa độ; cấp sân bay; mục đích khai thác, năng lực khai thác.

- Đối với đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay: tên, địa chỉ của người đề nghị; loại hình dịch vụ cung cấp, địa điểm cung cấp dịch vụ; quy mô cung cấp dịch vụ.

Mẫu số 10

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT

Số:

Căn cứ quy định tại Thông tư số …………….. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận sản phẩm dưới đây sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật đưa vào khai thác tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

Tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận

Nhà sản xuất

Sản phẩm

Mã hiệu sản phẩm

Bộ hồ sơ sản phẩm gồm có:

Hồ sơ thiết kế

Hồ sơ kiểm tra thử nghiệm

Hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng

Đặc tính kỹ thuật chi tiết

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

Ngày ban hành

Giấy chứng nhận này không có giá trị đối với các sản phẩm:

- Được sản xuất khác với hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

- Không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng./.


Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 17/2016/TT-BGTVT

Hanoi, June 30, 2016

 

CIRCULAR

ON THE MANAGEMENT AND OPERATION OF AIRPORTS AND AERODROMES

Pursuant to the Law of Vietnam Civil Aviation dated June 29, 2006 and the Law on amendments to certain articles of the Law of Vietnam Civil Aviation dated November 21, 2014;

Pursuant to the Law of land dated November 29, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 43/2014/ND-CP dated May 15, 2014 on details and guidelines for the implementation of certain articles of the Law of land;

Pursuant to the Government’s Decree No. 66/2015/ND-CP dated August 12, 2015 on aviation authorities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 102/2015/ND-CP dated October 20, 2015 on the management and operation of airports;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 on the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Transport;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Transport elaborates the management and operation of airports and aerodromes.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular elaborates the management and operation of airports and aerodromes that serve civil aviation in Vietnam.

2. Certain contents defined in this Circular shall not apply to special-use aerodromes. Such contents include the planning of airports and aerodromes and the administration of such plans; the management and use of airport land; the requirements for the operation of airports and aerodromes; the management of the construction, renovation, upgrade, maintenance and repair of facilities in airports and aerodromes; the deployment of facilities and temporary shutdown of airports and aerodromes; the management and deployment of aviation equipment and vehicles in airports and aerodromes; the sustenance of airport and aerodrome operations; the precaution against natural disasters, the airport search and rescue; the provision of aviation services in airports and aerodromes.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations and individuals concerning civil aviation activities in the airports and aerodromes of Vietnam.

Article 3. Terminology and acronym

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Airfield is an aerodrome's area intended for the landing, take-off and taxiing of aircrafts and includes the landing area and aprons.

3. Apron is a defined area in an aerodrome, intended to accommodate aircraft for purposes of loading or unloading passengers, luggage, mail or cargo, fuelling, catering, technical service or maintenance.

4. Runway is a defined rectangular ground area in the airfield for the landing and take-off of aircraft.

5. Runway-holding position is a designated position of a runway or an ILS/MLS critical area at which taxiing aircraft and vehicles stop and hold for the authorization by an air traffic controller to continue moving, so as to maintain the safe operation of the runway and to not interfere an obstacle limitation surface (OLS),

6. Shoulder is an area adjacent to the edge of a pavement so prepared as to provide a smooth transition between the pavement and the adjacent surface.

7. Aircraft parking position safety clearance envelope is a restricted area bounded by a red line that surrounds the parking location of aircrafts.

8. Specialized aviation vehicles are automobiles that operate in the restricted area and on internal airport road to serve directly an airport’s activities.

9. Internal aerodrome roads are pathways on which vehicles, except aircrafts, travel around the airfield.

10. Internal airport roads are pathways within the boundary of an airport, which do not include the internal aerodrome roads and the roads managed by local authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Facility operators are organizations and individuals directly managing and operating the facilities in an airport or aerodrome.

13. Acronyms

CAN stands for Aircraft Classification Number.

AIP stands for Aeronautical Information Publication.

ASDA stands for Accelerate - Stop Distance Available.

IATA stands for International Air Transport Association.

ICAO stands for International Civil Aviation Organization. ISL stands for Instrument Landing System.

LDA stands for Landing Distance Available.

MLS stands for Microwave Landing System.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TODA stands for Take-off Distance Available.

TORA stands Take-off Run Available.

WGS stands for World Geodetic System.

Chapter II

AIRPORT AND AERODROME PLANNING AND PLAN MANAGEMENT

Article 4. Assigning and approval of the formulation and modification of general plans for development of the national system of airports and aerodromes

1. The formulation and modification of general plans for development of the national system of airports and aerodromes comprise:

a) Legal basis and imperativeness;

b) Grounds and fundamentals of the scope, objectives, development orientation and planning deadline;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Requirements for data collection, analysis, situation evaluation, orientation of the development of civil air transport, technical infrastructure and strategic environment assessment;

dd) Determination of development criteria and functions of each airport; specific requirements for planning of flight route network, aircraft fleet, air navigation management, aviation industry, resources and training institutions, aviation companies, potentials and impetus of development by period;

e) Listing and quantifying of documents and products;

g) Determination of solutions, scheduling and implementation;

h) Estimation and sourcing of expenditure for planning.

2. Civil Aviation Authority of Vietnam and Ministry of Transport shall be responsible for assigning and approving, respectively, the formulation and modification of general plans for development of the national system of airports and aerodromes.

Article 5. Assigning and approval of the formulation and modification of elaborate plans of airports and aerodromes

1. The formulation and modification of elaborate plans of airports and aerodromes comprise:

a) Grounds, scope and limitation of the formulation and modification of elaborate plans of airports and aerodromes, fundamentals, objectives and missions of the planning process;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Determination of requirements, surveying and evaluation of current circumstances, natural and topographic conditions of areas for orienting runways and establishing flight modes;

d) Determination of requirements, scope and workload of topographic and geological surveying of the areas planned specifically for airports and aerodromes;

dd) Requirements for strategic environment assessment and other requirements commensurate with specific development targets of the areas;

e) Listing and quantifying of documents and products, scheduling and implementation;

g) General estimation and sourcing of expenditure for planning.

2. Civil Aviation Authority of Vietnam and Ministry of Transport shall be responsible for assigning and approving, respectively, the formulation and modification of elaborate plans of airports and aerodromes.

Article 6. Assigning and approval of the formulation and modification of detailed plans for construction of functional areas in airports and aerodromes

1. The formulation and modification of detailed plans for construction of functional areas in airports and aerodromes:

a) Determine the boundary and size of the areas or revise the detailed plan; determine norms for land use and technical infrastructure;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) List and quantify documents and products; schedule and carry out the tasks;

d) Make the general cost estimate and source finances for planning the details of the construction of functional areas in airports and aerodromes.

2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for approving the assignment of formulating and modifying the detailed plans for construction of functional areas in airports and aerodromes.

Article 7. Allocation of finances from domestic and foreign sponsors on the planning of airports and aerodromes.

1. The finances sponsored by domestic and foreign organizations and individuals for the planning of airports and aerodromes shall be voluntary and not refundable in cash.

2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall announce the list of airport and aerodrome planning assignments in need of financial sponsorship beyond the state budget according to the demand for planning and the capacity of the state budget.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall receive, manage and appropriate efficiently the finances sponsored for general planning of the development of the national airport and aerodrome system, for elaborate planning of airports and aerodromes and for detailed planning of the construction of functional areas in airports and aerodromes pursuant to the laws.

Article 8. Procedure for formulating, modifying and submitting general plans for development of the national system of airports and aerodromes

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall formulate, revise and submit general plans for development of the national airport and aerodrome system to the Ministry of Transport. An application for approval of a general plan for development of the national airport and aerodrome system shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The documentation of the plan, including the plan description, strategic environment assessment report and relevant drawings;

c) The written recommendations by relevant organizations;

d) The written explanations of relevant organizations’ recommendations;

dd) The number of copies of an application: 15 copies.

2. In 60 days upon its receipt of the full application, Ministry of Transport shall be responsible for inquiring relevant organizations, completing and presenting such application to the Prime Minister for approval.

Article 9. Procedure for formulating, modifying and verifying elaborate plans of airports and aerodromes

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall formulate, revise and submit elaborate plans of airports and aerodromes to the Ministry of Transport. An application for approval of an elaborate plan of an airport or aerodrome shall include:

a) The application form;

b) The documentation of the plan, including the plan description and relevant drawings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The written explanations of relevant organizations’ recommendations;

dd) The number of copies of an application: 15 copies.

2. In 45 days upon its receipt of the full application, the Ministry of Transport shall be responsible for inquiring relevant organizations, verify and approve the elaborate plans of the airports and aerodromes.

Article 10. Procedure for formulating, modifying and approving detailed plans for construction of functional areas in airports and aerodromes

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for formulating, revising and approve detailed plans for construction of functional areas in airports and aerodromes.

2. An application for approval shall include:

a) The application form;

b) The documentation of the plan, including the plan description and relevant drawings;

c) The written recommendations by relevant organizations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Public disclosure of airport and aerodrome plans

1. In 30 days upon its approval, a plan of an airport or aerodrome shall be disclosed publicly.

2. Ministry of Transport shall organize the disclosure of general plans for development of the national airport and aerodrome system and cooperate with the relevant provincial People’s Committee in publishing elaborate plans of airports and aerodromes pursuant to the laws.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall organize the disclosure of detailed plans for construction of functional areas in airports and aerodromes pursuant to regulations.

Article 12. Responsibility of Civil Aviation Authority of Vietnam for plan management

1. Manage the implementation of airport and aerodrome plans.

2. Furnish information from the plans to organizations and individuals upon request.

3. Report to the Ministry of Transport, on annual basis or upon its request, on the implementation of airport and aerodrome plans.

Article 13. Responsibility of airports authorities for plan management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Furnish information from the plans to organizations and individuals upon request.

3. Cooperate with local authorities in managing the markings and boundaries of airports and aerodromes according to the plans approved.

4. Report to the Civil Aviation Authority of Vietnam, on annual basis or upon its request, on the implementation of airport and aerodrome plans.

Chapter III

MANAGEMENT AND USE OF LAND IN AIRPORTS AND AERODROMES

Article 14. Determination of land boundary

1. The lands of an airport or aerodrome are composed of:

a) Lands exclusively reserved for civil activities;

b) Lands exclusively reserved for military activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Lands managed by civil agencies and used for both civil and military activities;

2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall lead and cooperate with the Service of Air Defense - Air Force and relevant bodies, according to the elaborate plans of airports and aerodromes as approved by competent authorities, in determining the boundaries of the lands exclusively reserved for civil activities and those managed by civil agencies and used for both civil and military activities, then reporting to the Ministry of Transport and Ministry of National Defense for unanimity and approval pursuant to regulations.

3. Airports authorities shall set the markings of the lands of the airports and aerodromes under their management pursuant to competent authorities' approval.

Article 15. Determination and registration of requisite land area upon the formulation and modification of land use plan

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for determining and reporting to the Ministry of Transport the land area in need for the construction of an airport or aerodrome, according to the general plan for development of the national system of airports and aerodromes and the elaborate plan for such airport or aerodrome as approved by competent authorities, to apply for registration with the bodies competent to plan national and provincial land use pursuant to the legislation on land.

2. An airports authority shall aggregate the data on requisite land area in a planned year, according to the national and provincial land use plan approved by competent authorities, to construct or expand an airport or aerodrome. Upon the approval of the Ministry of Transport, the airports authority shall apply in writing for registration with the People's Committee of the district, commune or provincial city (referred to as the district-level People's Committee) in which the land area is located 06 months prior to the works from the 01st of January of the planned year that immediately succeeds.

Article 16. Grounds for land allocation and lease

1. The elaborate plan for the airport or aerodrome as approved by competent authorities.

2. The requisite land area indicated in the investment project's documents and the written request for land allocation or land rental.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An organization requiring land shall submit 01 application for land allocation to the relevant airports authority by hand, by post or by other methods. The application for land allocation includes:

a) The application form defined in Form No. 01 annexed to this Circular;

b) The copy of the certificate of business registration if the applicant is a company providing aviation or non-aviation services in the airport or aerodrome;

c) The certified copies of the written approval of the investment proposal, the decision on investment approval and the certificate of investment registration;

d) The extract of the cadastral map or the cadastral extract of the land parcel.

2. If the application is insufficient or invalid, the airports authority shall, in no more than 03 working days upon receiving such application, inform and guide the applicant to supplement and complete the documents as per regulations.

3. In no more than 05 working days upon receiving the valid application, the airports authority shall issue in writing an explained rejection or an approval of land allocation via Form No. 02 annexed to this Circular; deliver the land area on-site and make the allocation record via Form No. 04 annexed to this Circular.

4. In no more than 05 working days upon the approval of land allocation, the airports authority shall be responsible for sending the written approval, the extract of the cadastral map or the cadastral extract of the land parcel to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant land registry office to update and revise the cadastral archive and land database.

Article 18. Procedure for rental of non-auctioned land

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The application form defined in Form No. 01 annexed to this Circular;

b) The certified copies of the written approval of the investment proposal, the decision on investment approval and the certificate of investment registration;

c) The copy of the certificate of business registration if the applicant is a company providing aviation or non-aviation services in the airport or aerodrome;

d) The extract of the cadastral map or the cadastral extract of the land parcel.

2. If the application is insufficient or invalid, the airports authority shall, in no more than 03 working days upon receiving such application, inform and guide the applicant to supplement and complete the documents as per regulations.

3. In no more than 03 working days upon receiving the valid application, the airports authority shall send the cadastral data to the relevant tax agency to determine the base land rent or issue in writing the explained rejection to the applicant.

4. In no more than 05 working days upon receiving the tax agency’s notice of base land rent, the airports authority shall issue the written approval of land lease via Form No. 03 annexed to this Circular; deliver the land area on-site and make the delivery record via Form No. 04 annexed to this Circular; and sign the land rent contract as defined in Form No. 05 annexed to this Circular.

5. In no more than 05 working days upon the approval of land lease, the airports authority shall be responsible for sending the written approval, the extract of the cadastral map or the cadastral extract of the land parcel to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant land registry office to update and revise the cadastral archive and land database.

Article 19. Lease of land through auction of land use rights

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Airports authorities shall validate the winning bidders for land use rights then send the written approval of winning bidders and the extracts of the cadastral maps of the land parcels to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant land registry office to update and revise the cadastral archive and land database. In addition, the airports authorities shall sign land rent contracts with the winning bidders.

Article 20. Extension of lease term

1. The extension of lease term shall be subject to the elaborate plan for the airport or aerodrome as approved by competent authorities and the land user’s demand.

2. The land user shall, at least 06 months prior to the expiry of the lease, submit 01 application to the airports authority by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The form of application for land lease extension;

b) The originals of the written approval of land lease and the lease contract; the written evidences of the fulfillment of financial obligations regarding the land as per the laws;

c) The competent body’s written revision to the relevant investment project if such revision changes the duration of the project (if applicable);

d) The competent body’s written decision on extension of the investment project's duration.

3. If the application is insufficient or invalid, the airports authority shall, in no more than 03 working days upon receiving such application, inform and guide the applicant to supplement and complete the documents as per regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. In no more than 05 working days upon receiving the tax agency’s notice of base land rent, the airports authority shall issue the written approval of land lease extension and sign a land rent contract with the land user.

6. In no more than 05 working days upon the approval of land lease extension, the airports authority shall be responsible for sending the written approval to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant land registration office to update and revise the cadastral archive and land database.

Article 21. Procedure of land revocation for breach of law

1. If a violation of law results in land revocation, the relevant person competent to impose fines shall be responsible for making the written record of such administrative violation as the ground for land revocation upon the expiry of the statute of limitations of the penalty against such violation.

If a violation of the legislation on land does not result in an administrative penalty pursuant to the legislation on penalties against violations of land regulations, the competent inspection agency shall identify and record the act of violation in writing as the ground for land revocation.

2. In no more than 07 days upon making the written record of the violation, the competent inspection agency shall be held responsible for sending such record to the relevant airports authority.

3. In no more than 05 working days upon receiving the written record of the violation, the airports authority shall be responsible for verifying the on-site situation, if necessary, and issuing the written decision to revoke land via Form No. 06 annexed to this Circular.

4. In no more than 05 working days upon the decision on land revocation, the airports authority shall be responsible for sending the written decision and the cadastral map extract or cadastral extract of the land parcel revoked to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant land registration office to update and revise the cadastral archive and land database.

Article 22. Procedure of land retrieval for legitimate termination of land use or voluntary return of land

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The written request for land return from an organization or individual that is using a land parcel allocated, without land use fee, or leased by the airports authority but is going to relocate or no longer requires such land;

b) The decision of a competent authority on the dissolution or bankruptcy of an organization that is using a land parcel allocated, without land use fee, or leased by the airports authority;

c) The death certificate or written announcement, pursuant to the laws, of the death of an individual who is renting a land parcel from the airports authority and a competent authority’s attestation of the absence of inheritor.

2. In no more than 05 working days upon receiving a document defined in Section 1 of this Article, an airports authority shall be responsible for verifying the on-site situation, if necessary, and issuing the written decision to retrieve land via Form No. 06 annexed to this Circular.

5. In no more than 05 working days upon the decision on land retrieval, the airports authority shall be responsible for sending such written decision and the cadastral map extract or cadastral extract of the land parcel retrieved to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant land registration office to update and revise the cadastral archive and land database.

Article 23. Management of records of lands of airports and aerodromes

1. Airports authorities shall be responsible for managing the entire records of lands of relevant airports and aerodromes.

2. The records of lands of an airport or aerodrome include:

a) Written decisions on land allocation, certificates of land use rights and ownership of houses and other properties attached to the lands allocated by the provincial People’s Committee to the airports authority for aviation operations of the airport or aerodrome;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Other relevant documents.

Chapter IV

MANAGEMENT AND OPERATION OF AIRPORTS AND AERODROMES

Part 1. REQUIREMENTS FOR OPERATION OF AIRPORTS AND AERODROMES

Article 24. General requirements

1. Airports, aerodromes and infrastructural buildings shall be designed and operated pursuant to ICAO’s standards, standards and technical regulations in effect and this Circular.

2. Literature on operation of airports, aerodromes and infrastructural buildings shall be subject to verification and promulgation as per regulations.

3. Infrastructural buildings of airports and aerodromes shall be subject to periodic and ad hoc examinations and be maintained to meet the design and operation standards and operation materials promulgated.

4. Airport or aerodrome operators shall be responsible for organizing, managing and operating airports and aerodromes; ensuring the safety and security of aviation and the quality of services in adherence to regulated standards and conditions; promulgating and executing aerodrome operation literature.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Airports authorities shall devise plans and define responsibility for the construction and joint management of barriers within the boundaries of airport and aerodrome lands; assign responsibility for the construction and administration of barriers within the boundaries of the lands under the management of the units and companies in airports and aerodromes.

7. Civil Aviation Authority of Vietnam and airports authorities shall be responsible for formulating, retaining and updating technical documents for certification of airport and aerodrome operation and operation of airports and aerodromes. Such documents consist of Vietnamese technical standards and regulations, ICAO's regulations, foreign standards recognized by the Civil Aviation Authority of Vietnam or related to the design, operation and maintenance of aerodrome infrastructure.

8. Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for reviewing, evaluating and implementing aerodrome operation safety measures and for notifying ICAO of the differences between the legal regulations of Vietnam and ICAO's standards.

Article 25. Requirements for aerodrome infrastructure

1. Aerodrome infrastructure shall be universally operated for the aerodrome’s activities, except the apron which is synchronized with the aircraft maintenance facility.

2. Airport or aerodrome operators shall be responsible for constructing, managing and maintaining the aerodrome infrastructure under their management in adherence to the laws and aerodrome operation literature.

3. The operation of runways, taxiways and apron shall abide by technical specifications announced and operation safety regulations. Civil Aviation Authority of Vietnam shall promulgate guidelines for the implementation of regulations on the safe operation of runways, taxiways and aprons.

4. Air navigation service providers shall lead and cooperate with airport or aerodrome operators in planning the operation of aircrafts on runways and taxiways and in aprons.

Airport or aerodrome operators shall be responsible for cooperating with air navigation service providers in planning the operation of aircrafts on runways and taxiways and in aprons; and updating aerodrome operation literature except those temporarily used during the renovation, upgrade and repair of related facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Civil Aviation Authority of Vietnam shall publish the main specifications of airports and aerodromes pursuant to ICAO’s standards on the aeronautical information publication.

6. Main specifications of a runway include:

a) Designation of the runway;

b) Runway length and width;

c) Length and width of the runway’s shoulders;

d) Runway strip, runway end safety areas, stopway and clearway;

dd) Runway threshold coordinates (WGS-84);

e) Vertical slope of the runway;

g) Horizontal slope of the runway;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Types of coating of runway pavement surface and shoulders;

k) Friction coefficient;

l) Distances disclosed: TORA, TODA, ASDA, LDA.

7. Main specifications of a taxiway include:

a) Designation of the taxiway;

b) Length and width of the taxiway;

c) Length and width of the taxiway's shoulders;

d) Vertical slope of the taxiway;

dd) Horizontal slope of the taxiway;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Type of coating of taxiway pavement surface;

h) Taxiway strip.

8. Operation plan and aircraft parking position diagram include:

a) Plan for operation of aircrafts from runway and taxiway to apron and vice versa;

b) Diagram of painted markings of runways, taxiways, aprons and aircraft parking positions;

c) Coordinates of aircraft parking positions and aircraft surface movement guidance indicators (according to WGS-84);

d) Types of aircraft for each parking position;

dd) Operation procedure and service plan for each parking position.

9. Airport or aerodrome operators shall have runways and aprons fully furnished with painted markings, signposts or guidance lights for aircrafts to roll automatically and safely to parking positions pursuant to standards. Aircraft marshalling service shall only be provided upon the request of aircraft operators. In the airports and aerodromes that do not meet standards for aircrafts' automatic and safe rolling to parking positions, the operators of such airports and aerodromes shall provide gratis the aircraft marshalling service and report to the Civil Aviation Authority of Vietnam about the plan for aerodrome infrastructure renovation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Personnel and vehicles shall only enter the airfield to perform tasks in adherence to the following requirements:

a) Conform strictly to the regulations on airport and aerodrome safety and security;

b) Maintain constant and thorough communication via walkie-talkies with the air traffic control tower and ground control tower; abide strictly by the instructions of air traffic controllers;

c) Wear a reflective or reflective stripe jacket;

d) Maintain the minimum safe distance with aircrafts pursuant to ICAO’s standards according to the classification of the airport at which aircrafts are operating.

12. Airport or aerodrome operators shall set up signposts, lights, guidance signs, painted markings and prohibition signs for the aerodrome infrastructure in order to provide guidance and maintain operation safety; carry out measures against menacing intrusion into runways, taxiways and aprons; establish holding areas at the intersection of taxiways and runways, holding positions on standby and on internal roads; evaluate risks to maintain the safety of the vicinity of runways in an event of runway excursion or overshoot.

13. Airport or aerodrome operators shall set up at least 01 isolated aircraft parking position for emergencies, contagion prevention, aviation security and national security. The isolated aircraft parking position shall be distant from other parking positions, buildings or public facilities and be convenient for security, safeguarding, firefighting and professional tasks. The isolated aircraft parking position shall not be located above underground facilities such as aircraft fuel tanks, aircraft fueling pipelines, electrical cables or communications cables.

14. Aircraft maintenance and repair areas shall be located in isolation from passenger and cargo terminals to minimize impacts of the noise, exhaust and fuel on the terminals. A system for collection and treatment of wastewater, waste oil and other hazardous wastes shall be set up in accordance with environmental standards.

15. Safety strips that runs the length and extends to two ends of a runway and shoulders shall be subject to ICAO’s standards and the following rules:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The installation of auxiliary guidance equipment within strips and shoulders shall adhere to the legal regulations of Vietnam on aviation obstacle management and Annex 14 of the Chicago Convention.

16. The operation of aircrafts in airports and aerodromes shall accord with the published weight bearing capacity of runways, taxiways and aprons. In each specific circumstance of operation, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall consider and decide the standards applicable to the operation of aircrafts whose ACN is greater than the PCN of runways, taxiways and aprons.

17. Airport or aerodrome operators shall be responsible for measuring the weight bearing capacity of runways, taxiways and aprons; removing runway rubber; measuring the surface friction coefficient of runways newly constructed or upgraded; measuring the friction coefficient of runways on periodic or ad hoc basis according to the guidelines of the Civil Aviation Authority of Vietnam to maintain the minimum acceptable friction coefficient of the runways. The surface friction coefficient of runways and the weight bearing capacity of runways, taxiways and aprons shall be published in the aeronautical information publication and aerodrome operation literature. Civil Aviation Authority of Vietnam shall, when necessary for operation safety, designate qualified juridical entities to measure the weight bearing capacity and friction coefficient at the expense of the operators of airports and aerodromes.

18. Airport or aerodrome operators shall be responsible for examining regularly the conditions of runways, taxiways and aprons to remove incongruous obstacles; specifying and disclosing the flood's impact on airfield operation to air navigation service providers for safe management of air traffic and ground activities as per regulations.

19. Airport or aerodrome operators shall carry out measures to prevent aircrafts from rolling into closed runways, taxiways and aprons.

Article 26. Requirements for transport activities in airports and aerodromes

1. The road network of an airport or aerodrome consists of:

a) Internal aerodrome roads;

b) Internal airport roads.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Airports authorities shall be responsible for planning and organizing the construction and maintenance of internal airport roads by employing the planned finances sourced from the state budget as per regulations or by apportioning the expenditure among users.

4. Transport activities inside an aerodrome shall adhere to the aerodrome operation literature.

5. Transport activities outside an aerodrome shall adhere to the legislation on transport.

Article 27. Requirements for passenger and cargo terminals

1. Passenger and cargo terminals shall consist of the areas for handling of essential passenger and cargo service procedures, the working space of relevant state management agencies; the international airport's area for passengers ineligible for entry; the area for lost luggage procedure; the area for storage of lost or abandoned luggage; the shared area for airlines' and service providers’ settlement of customers’ complaints; the general information counters or devices for passengers; the area of medical assistance and first aid to passengers; the quarantine area for medical emergencies; the area and devices for passengers with special needs.

2. Terminal operators shall maintain the following minimum hygiene conditions:

a) The terminals shall be maintained in a hygienic, clean and dry condition and fitted with safety signs;

b) A sheet specifying the names of cleaners on duty, time and tasks shall be exhibited in the toilets of a passenger terminal.

3. The signs in a terminal shall be installed adequately and visibly at the areas for processing of passenger and cargo formalities, the areas for handling of luggage and cargo and other essential areas as per regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Passenger and cargo terminal operators have to possess a fire and explosion prevention plan and conduct periodic training, drill and inspection thereof as per the laws.

6. The procedures and plans for maintenance of a terminal’s facilities shall be subject to verification and the maintenance works shall adhere to the plans approved.

7. Passenger and cargo terminal operators shall promulgate and circulate the literature on passenger and cargo terminal operation and supervise the abidance by such literature.

8. Passenger terminal operators shall arrange spaces for propagating the unique culture of Vietnam according to specific conditions of each airport.

9. Passenger terminal operators shall select taxi companies for airport concession on the principles of competitiveness and transparency and publicly exhibit those chosen and their fares in the terminal. Taxi operation shall be maintained so as to meet the terminal's actual demand and uphold civility, safety and order. Taxi operation and control regulations shall be issued and taxi companies and drivers violating the laws or the control regulations shall be handled accordingly pursuant to the signed agreements; organize coordination counters and plan the safe and orderly operation of the taxi area without congestion shall be set up. The minimum quantity of cabs under concession agreements shall suit the passengers' demand by operational time frame.

Article 28. Requirements for aircraft fueling facilities

1. Aircraft fueling facilities consist of fuel storehouses and tanks, fueling stations and pipelines.

2. Petrol storehouses and tanks, fueling stations and pipelines shall be designed according to the standards in effect and disposed in safe distance as per the legislation on safeguarding of petrol-related facilities, fire prevention and environment protection.

3. Companies authorized to provide aircraft fuels in an airport or aerodrome shall formulate a fuel provision plan and layout map of tanks, fueling stations and pipelines (if applicable).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The regular and backup power supply for aviation buildings and equipment in an airport or aerodrome shall be maintained according to facility operation literature.

2. The time for switching between the regular power system and a backup one has to meet the regulated standards for each building or equipment in the airport or aerodrome.

3. Airport or aerodrome operators shall be responsible for planning the construction and maintenance of the general power supply system of the airport or aerodrome according to the elaborate plan approved for such airport or aerodrome. Users shall pay an agreed general maintenance fee to the operator of the airport or aerodrome.

4. Aviation service providers shall be allowed to set up their own power supply systems according to the detailed plans approved for functional areas.

Article 30. Requirements for water supply and drainage systems

1. Building operators shall examine the quality of water supplied to their buildings and assure its compliance with the regulated standards.

2. The airfield drainage system shall be thoroughly connected with the general drainage system of the airport or aerodrome and the vicinity. A drainage plan for the highest possible amount of rainfall forecasted shall be made available.

3. Wastewater shall be collected and treated before discharged to the receiving water bodies as per the legislation on environment protection.

4. Airport or aerodrome operators shall set up a protection system and formulate an anti-intrusion procedure for the drainage system. Moreover, they shall be responsible for constructing, maintaining and repairing the general water supply and drainage system of the airport or aerodrome according to the elaborate plan approved for such airport or aerodrome. Users shall pay an agreed general maintenance fee to the operator of the airport or aerodrome.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Requirements for aviation security infrastructure

1. The standard of aviation security infrastructure shall be subject to the legislation on aviation security.

2. Airport or aerodrome operators shall be responsible for constructing, managing and operating the following facilities:

a) Aviation security and aerodrome emergency facilities;

b) Airfield security barriers.

Article 32. Requirements for facilities dedicated to aerodrome emergency and airport fire prevention

1. The operator of an airport or aerodrome shall invest and construct the following aerodrome infrastructure in compliance with regulations on fire and explosion prevention and aerodrome emergency:

a) There is a garage bay for fire engines and a warehouse for aerodrome emergency and firefighting tools and materials according to the standards in effect. The fire engine garage bay shall be in located in a restricted area on a convenient road for rapid access to runways, taxiways and aprons in accordance with aerodrome emergency plans;

b) The amount of fire engines, water, foam and powder shall be commensurate with the airport firefighting level approved;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Service roads for aerodrome emergency shall be established to enable relevant vehicles' rapid access to the airfield by the regulated time.

2. Airport or aerodrome operators shall promulgate the procedure for inspecting components of the infrastructure and equipment; and maintain materials and water in stock for aerodrome emergency and airport fire prevention.

Article 33. Requirements for apron lighting and aviation security barrier

1. The apron lighting system shall generate sufficient light for pilots to maneuver aircrafts into and out of parking positions, for loading and unloading of passengers, luggage and cargo, for fueling and other aircraft services, and for airport security. Apron lights shall not be directed at the air traffic control tower, ground control tower, and direction of aircrafts’ landing and taxiing. If stationary lighting is not available in the apron, mobile lighting equipment for aircrafts has to be made available.

2. The barrier and entrance lighting system shall be reasonably arranged. The intensity of lights shall suffice to examine and control people and vehicles and to detect intruders at night; however, it shall not cause glare that limit the patrolling units' vision and obstruct other aviation activities.

Article 34. Supervisors of airport operation safety or airport-based aviation service quality

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue supervisor’s cards to the supervisors of aviation service quality or airport operation safety under the Civil Aviation Authority of Vietnam or airports authorities.

2. The holder of an airport operation safety supervisor’s card is subject to the following requirements:

a) Have graduated in engineering, construction or law from a university;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Be proficient in English (TOEIC 450 or equivalent or higher);

d) Possess training certificate(s) in airport operation standards and/or supervision of airport operation safety, which is (are) issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam or qualified aviation personnel training institution.

3. A supervisor of airport operation safety shall be entitled to:

a) Supervise, examine, investigate and verify the compliance with the regulations on the safety of operation of the airport or aerodrome;

b) Enter the areas where airport or aerodrome operations occur upon performing the duties;

c) Request relevant organizations and individuals to provide documents and objects concerning an incident that jeopardizes aviation safety or for investigating a violation;

d) Examine and copy licenses, certificates, technical logbooks, documents or files concerning the management and operation of the airport or aerodrome;

dd) Suspend temporarily aviation employees working in the airport or aerodrome to preclude possible menaces against aviation safety, to prevent potential fire or explosion, to investigate an incident; make written record of incidents.

4. A supervisor of the quality of aviation services in an airport or aerodrome is subject to the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Have at least 05 years' work experience in airport or aerodrome management and operation or in air transport;

c) Be proficient in English (TOEIC 450 or equivalent or higher);

d) Possess training certificate(s) in provision of aviation services and/or air transport, which is (are) issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam or qualified aviation personnel training institution.

5. A supervisor of aviation service quality in an airport or aerodrome shall be entitled to:

a) Supervise, examine and verify the implementation of regulations on the quality of aviation services in airports and aerodromes;

b) Enter the areas where airport or aerodrome operations occur upon performing the duties;

c) Request relevant organizations and individuals to provide documents or objects concerning the provision of aviation or air transport services in the airport or aerodrome or for ascertaining a violation against this Circular;

d) Examine and copy the licenses, certificates, documents or files concerning the provision of aviation services and air transport services in the airport or aerodrome;

dd) Suspend temporarily aviation employees working in the airport or aerodrome upon their serious breach of commitments and standards in provision of aviation services in the airport or aerodrome; make written records of incidents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Supervisors of airport operation safety and supervisors of aviation service quality shall be held liable for their decisions pursuant to the laws.

8. The documents on supervision, examination, investigation and verification by a supervisor of airport operation safety or a supervisor of aviation service quality shall be retained by the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant airports authority in 05 years.

9. The organizations and individuals concerned shall strictly adhere to the decisions and requests of the supervisors performing their duties.

10. Civil Aviation Authority of Vietnam shall promulgate written guidelines on the procedure and content of examination and supervision for the supervisor of airport operation safety and the supervisor of aviation service quality.

Article 35. Reporting of accidents and incidents regarding airport operation safety

1. The following classification of accidents and incidents regarding airport operation safety is based on the nature and level of menace against airport operation safety:

a) Accident (level A): an aircraft accident that occurs in an airport or aerodrome; a fatal incident that ensues during the operation or provision of aviation services in an airport or aerodrome;

b) Serious incident (level B): a serious aircraft incident that occurs in an airport or aerodrome; an incident that severely jeopardizes safety and results in temporary closure of runway(s), taxiway(s) and/or apron(s) or temporary shutdown of an airport or aerodrome; an incident that severely wounds individual(s) during the operation or provision of aviation services in an airport or aerodrome;

c) Highly menacing incident (level C): an incident that damages the infrastructure of an airport or aerodrome; impairs the vehicles and equipment operating in an airfield or menaces the safety of people and vehicles operating in the airfield, causes direct impacts on the safety of the operation of an aircraft;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Event (level E): an event that causes no direct impact on aviation safety but affects the provision of aviation services in an airport or aerodrome.

2. The reporting of an accident or incident consists of an initial report, preliminary report and final report with commentary conclusion. Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide specific guidelines on the list, responsibility for reporting and content of report on an A-level accident, an incident at level B, C or D, or an E-level event.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for organizing the investigation, verification and explication of the incidents at level B and level C; for directing the settlement of accidents and incidents; for issuing warnings to preclude accidents and incidents; for making initial and final reports to the Ministry of Transport about the incidents at level B; reporting to the Ministry of Transport about the accidents at level A.

4. Airports authority shall be responsible for organizing the investigation, verification and explication of the incidents at level D; for directing the settlement of accidents and incidents; for issuing warnings to preclude accidents; and making initial and final reports to the Civil Aviation Authority of Vietnam about the incidents at level D.

5. Relevant units shall be responsible for explicating the events at level E and implementing measures that preclude accidents and incidents.

6. Organizations and individuals shall be encouraged and supported to make voluntary reports to the Civil Aviation Authority of Vietnam on the events that likely impairs the safety of the operation of an airport or aerodrome. Civil Aviation Authority shall be responsible for assuring that:

a) Voluntary reports and subsequent analyses are restrictively accessible and the information on the reporting person or organization is not disclosed or made available unless requested by competent government authorities or authorized by such reporting entity;

b) Voluntary reports are secured and the data extracted from such voluntary reports does not impinge on the reporting person or organization;

c) The essential measures for safe processing, examination and supervision in relation to the voluntary reports are implemented.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Procedure for issuance, re-issuance and revocation of a certificate of registration of an airport or aerodrome

1. The proprietor of an airport or aerodrome or the organization designated to manage such airport or aerodrome shall submit 01 application for certification of registration of the airport or aerodrome to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The application form defined in Form No. 09 annexed to this Circular;

b) The certified copy of the incorporation decision or the certificate of company registration of the proprietor or the designated managing organization; the certified copy of the identification card or the citizen identity card or the passport of the individual(s) owning the airport or aerodrome;

c) The copies of the written decisions on investment proposal and on investment in the airport or aerodrome;

d) The copy of the written confirmation of the completion of acceptance procedures regarding the infrastructure of the airport or aerodrome pursuant to regulations on fundamental construction investment.

2. The proprietor or the organization designated to manage an airport or aerodrome under construction shall submit 01 application for certification of temporary registration of the airport or aerodrome to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes the documents defined in Point a, b, c, Section 1 of this Article.

3. In 10 days upon receiving the application pursuant to regulations, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for verifying the following contents from the documents:

a) The adherence of the construction of the airport or aerodrome to the approved general plan for development of the national airport and aerodrome system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The abidance of the construction plan of the infrastructure of the airport or aerodrome with the technical standards as regulated for the temporary registration of airports and aerodromes under construction and in line with the operational capacity.

4. In 03 working days from the date of verification, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall register the airport or aerodrome in the airport and aerodrome register book and issue the certificate of registration of the airport or aerodrome as defined in Form No. 07 annexed to this Circular. If refusing to certify the registration of the airport or aerodrome, it shall respond and explain in writing.

5. An airport or aerodrome for which a certificate of temporary registration has been issued shall be subject to registration pursuant to this Circular in no more than 60 days upon the completion of its construction.

6. The registration of an airport or aerodrome shall be validated upon the Civil Aviation Authority of Vietnam’s input of data in to the airport and aerodrome register book.

7. A certificate of airport or aerodrome registration, when lost, torn or spoiled, can be re-issued upon request. The holder of the certificate of airport or aerodrome registration shall submit Form No. 09 annexed to this Circular to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods to apply for re-issuance.

In 03 working days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall respond in writing to the applicant about its approval or rejection of the re-issuance of the certificate of airport or aerodrome registration.

8. A certificate of airport or aerodrome registration shall be revoked upon the failure of requirements for certification of airport or aerodrome registration.

Article 37. Establishment and management of the airport and aerodrome register book

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for establishing, updating and managing the airport and aerodrome register book.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The airport and aerodrome register book contains the following information:

a) Date of input by registration type;

b) Certificates issued by registration type: number, date of issue;

c) Name and address of proprietors or operators of airports and aerodromes;

d) Names of airports and aerodromes;

dd) Locations and coordinates of airport and aerodrome reference points;

e) Aerodrome classification;

g) Purposes of operation;

h) Operational capacity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 38. Amendment to a certificate of airport or aerodrome registration

1. A holder of a certificate of registration of an airport or aerodrome shall update information on the changes to the airport or aerodrome and request amendment to the certificate upon the alteration to:

a) The name or address of the proprietor or operator of the airport or aerodrome;

b) The name of the airport or aerodrome;

c) The location and coordinates of the airport or aerodrome reference point;

d) The aerodrome classification;

dd) The purposes of operation;

e) The operational capacity;

2. The holder of the certificate of airport or aerodrome registration shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The written evidences of the changes for which amendment is requested.

3. In 05 working days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the amendments to the certificate of airport or aerodrome registration; then issue a new certificate, revoke the existing certificate or reject the amendments with explanation(s) in writing.

Article 39. Procedure for issuance, re-issuance, amendment and revocation of a certificate of operation of an airport or aerodrome

1. The organization designated to manage and operate an airfield shall submit 01 application for certification of operation of the airport or aerodrome to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The application form defined in Form No. 09 annexed to this Circular;

b) The documents on aerodrome operation.

2. In 10 days upon receiving the full application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for verifying the following contents from the aerodrome operation literature:

a) The factors in the assurance of aviation safety, aviation security and service standards;

b) The compliance of the aerodrome’s technical standards with ICAO’s regulations and standards;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The aerodrome’s actual conditions against those described in the operation literature.

3. In 02 working days upon completing the verification process, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the certificate of airport or aerodrome operation as defined in Form No. 08 annexed to this Circular or reject with explanation in writing.

4. A certificate of airport or aerodrome operation can be amended in the following circumstance:

a) The operator of the airport or aerodrome is changed;

b) The aerodrome classification or the operational purpose or capacity of the airport or aerodrome is changed.

5. The operator of an airport or aerodrome shall submit 01 application for amendment to the certificate of operation of the airport or aerodrome to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. Such application includes:

a) The application form defined in Form No. 08 annexed to this Circular;

b) The written evidences of the changes for which amendment is requested.

In 05 working days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the documents against actual conditions and approve the amendment to the certificate of airport or aerodrome operation or notify the applicant of its rejection with explanation in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In 03 working days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall respond in writing to the applicant about its approval or rejection of the re-issuance of the certificate.

7. The revocation of certificates of airport or aerodrome operation is subject to Section 4, Article 51 of the Law of Civil aviation of Vietnam.

Article 40. Aerodrome operation literature

1. The main contents of the aerodrome operation literature include:

a) Purposes, grounds for construction, conditions for aerodrome operation;

b) The organization system, the functions, missions and authority of the operator of the airport or aerodrome; the operational personnel system;

c) The general profile of the aerodrome, including the position diagrams, general layout, functional areas, equipment; the aerodrome’s name, location, coordinates, elevation above sea level and topographic conditions, the elevation of the runway threshold above sea level; the name, address and phone number of the operator of the airport or aerodrome;

d) The operation plan and aircraft parking position diagram;

dd) The technical specifications of the aerodrome's infrastructure pursuant to this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) The chart of aerodrome obstacle limitation surfaces, the chart of aerodrome obstacles in the aerodrome and the vicinity;

h) The information on the airfield maintenance system, aircraft pushback tractors and communications devices on the vehicles moving in the airfield;

i) The chart of laser illuminations’ and lighting equipment’s range of effect on air traffic;

k) The procedure for airfield operation and operation safety assurance;

l) The list of components not compliant with technical regulations and standards in effect, with the risk assessment report pursuant to the guidelines in the aerodrome safety management system literature; the measures and solutions to minimize risks, and the approach to rectify non-compliant components;

m) The airport emergency plan; the aerodrome safety management system; the aviation security program; the runway safety program; the bird and wildlife management procedure;

n) The environmental impact assessment report, the environment protection plan or the airport environment protection plan approved.

2. The operator of the airport or aerodrome shall revise and supplement the aerodrome operation literature upon changes to their contents and apply for the Civil Aviation Authority of Vietnam’s approval thereof. The application includes:

a) The written request for approval;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The written evidences of such amendment(s) and supplement(s);

d) Quantity of the application: 01 set.

In 07 days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the documents against actual conditions and approve the amendment to the literature or notify the applicant of its rejection with explanation in writing.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the guidelines for formulating aerodrome operation literature pursuant to ICAO’s standards.

Article 41. Aerodrome safety management system

1. The operator of an airport or aerodrome shall be responsible for coordinating overall activities and assuring the safety, continuation and synchronization of aerodrome operations; maintaining sufficient personnel technically capable to assure the normal operation of the aerodrome; managing aviation obstacles in the airport or aerodrome and its vicinity pursuant to regulations.

2. The operator of the airport or aerodrome shall set up and deploy the aerodrome safety management system with the following primary contents:

a) Objectives and policies of aerodrome operation safety;

b) Scope of application of the safety management system; the organizational structure of the aerodrome safety management system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Training and re-training in safety.

3. The activities of all organizations and individuals providing services in the airport or aerodrome shall adhere to the aerodrome safety management system approved.

4. The operator of the airport or aerodrome shall promulgate relevant principles, propagate and supervise the abidance by the regulations on aerodrome safety assurance; expose and hand over violations to the relevant airports authority pursuant to regulations.

5. Civil Aviation Authority of Vietnam and airports authorities shall inspect and supervise the application of the aerodrome safety management system.

Article 42. Non-compliant components

1. Non-compliant components refer to an airport’s or aerodrome's buildings and equipment that fail technical regulations and standards in force in regard to:

a) Requirements for aerodrome infrastructure;

b) Requirements for aviation obstacle management.

2. The operator of the airport or aerodrome, when detecting or being warned about the facilities failing operational standards during the progress of operation, shall be responsible for reviewing, analyzing and updating the aerodrome operation literature and reporting to the Civil Aviation Authority of Vietnam for notification as per regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The operator of an airport or aerodrome shall maintain a personnel system that suffices for actual operational conditions and incorporates the regulations on aviation safety, aviation security and service quality.

2. The principal personnel system of the airport or aerodrome operator is composed of the director of the airport or aerodrome, aerodrome operation manager, aviation safety manager and aviation security manager.

3. Principal personnel shall be specifically listed in the aerodrome operation literature.

4. The manager of aerodrome operation shall be subject to the following conditions:

a) Have graduated from a university;

b) Have worked continuously for at least 5 years in an international airport or 3 years in a domestic airport or aerodrome in the management of air traffic, airport or aerodrome operation or aviation safety;

c) Have been trained in aerodrome design and operation and in aircraft ground service provision.

5. The manager of aviation safety shall be subject to the following conditions:

a) The conditions defined in Point a and b, Section 4 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The manager of aviation security shall be subject to the conditions defined in the legislation on aviation security.

Chapter V

MANAGEMENT OF CONSTRUCTION, RENOVATION, UPGRADE, MAINTENANCE AND REPAIR OF BUILDINGS IN AIRPORTS AND AERODROMES; OPERATION OF BUILDINGS; TEMPORARY SHUTDOWN OF AIRPORTS AND AERODROMES

Article 44. Approval of construction, renovation, upgrade, maintenance and repair of buildings; installation, maintenance and repair of equipment in airports and aerodromes

1. The main investor of a project for construction, renovation, upgrade, maintenance or repair of a building or for installation, maintenance or repair of a piece of equipment in an airport or aerodrome shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval in the following circumstance:

a) Construction, renovation or upgrade of the building;

b) Maintenance or repair of the building or installation, maintenance or repair of an equipment, which temporarily shut downs aviation service premises in more than 24 hours, unless such task is required to proceed immediately upon abrupt direct menace against aviation safety and security;

c) Maintenance or repair of the building or installation, maintenance or repair of the equipment during its continuous non-service period of 30 days or more according to the air traffic plan.

2. The application includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The work plan and measures for maintaining security, safety and environmental hygiene in the airport or aerodrome during the works;

c) The agreement(s) on airport or aerodrome operation safety plan with relevant unit(s) or organization(s).

3. In 15 days upon receiving the full application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for verifying information, issuing the written approval and propagating data to the units and organizations concerning the airport or aerodrome operation safety. If the application is rejected, the applicant shall be informed in writing of reason(s).

4. Civil Aviation Authority of Vietnam shall notify the air force - air defense corps to concur in military matters in regard to the construction, renovation, upgrade, maintenance or repair of the buildings for mixed military and civil uses or the temporary shutdown of airports and aerodromes.

5. If an aerodrome is operated in a condition of low visibility pursuant to regulations, the construction and maintenance of the buildings adjacent to the aerodrome's electricity system shall not proceed. Provider(s) of air navigation services in the aerodrome shall be responsible for notifying the works contractors of the operation of the aerodrome under low visibility to cease the works.

6. Civil Aviation Authority of Vietnam shall inspect and supervise the progress and quality of the construction of infrastructural buildings of airports and aerodromes as designated by the Minister of Transport.

7. The work plan for maintenance or repair of a building or for installation, maintenance or repair of an equipment of a provider of aviation service(s) in an airport or aerodrome and the plan for assurance of the safety of the airport’s or aerodrome’s activities and air traffic shall be subject to prior notice to the relevant airports authority in the following circumstance:

a) The building or aviation service provider is rendered inactive in less than 24 hours;

b) The building or aviation service provider is rendered inactive in more than 24 hours when the relevant works are required to proceed immediately upon an abrupt direct menace against the aviation safety and security;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Airports authority shall be responsible for examining and maintaining the compliance with the work plan, measures for assurance of safety, security and environmental hygiene at the work site and for assurance of airport and aerodrome operation safety. Airport authorities, when detecting the failure of the work plan and operation plan to maintain the safety of airport or aerodrome operation and air traffic, shall request main investors to cease the works.

Article 45. Launch and temporary closure of buildings, parts of airport or aerodrome infrastructure

1. The operator of an infrastructural building of an airport or aerodrome shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam for initiating the full or partial operation of the infrastructural building of the airport or aerodrome by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The written request for the launch of the entirety or part of the building, which indicates the location and scope of operation; time of initiation; main specifications of the building’s components; lifespan of the building;

b) The copy of the set of documents on the acceptance of the building for operation as per legal regulations;

c) The literature on the operation of the building and provision of services, which includes the plan and procedure for operation and provision of aviation services; the site plan of the service infrastructure; the maintenance procedure.

2. The operator of infrastructural buildings of an airport or aerodrome shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam for temporary partial closure of such buildings by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The written request for temporary closure of a part of the infrastructure of the airport or aerodrome, which indicates the reason(s) of closure; location and scope of closure; duration of closure;

b) The copies of the detailed drawings of the areas temporarily closed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The measures for safety and security assurance in connection with the buildings temporarily closed.

3. In 07 days upon receiving the full application as regulated; the Civil Aviation Authority of Vietnam shall consider and approve the full or partial launch of the infrastructural building of the airport or aerodrome or the temporary partial closure of the infrastructure of the airport or aerodrome. If rejecting the application, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide explanation(s) in writing.

4. Airports authorities shall inspect and assure the adherence to the plan for maintaining activities and assuring safety and security in connection with the buildings temporarily closed.

Article 46. Temporary shutdown of airports and aerodromes for renovation, expansion and repair of infrastructure

1. The operator of an airport or aerodrome shall submit 01 application for temporary shutdown of the airport or aerodrome to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The written request for temporary shutdown of the airport or aerodrome, which indicates the name of the airport or aerodrome, reason(s) for temporary shutdown, duration of shutdown.

b) The written decision by a competent authority on approval of the project for renovation, expansion or repair of infrastructure.

c) The work plan and the plan for safety assurance and environmental hygiene.

2. Procedure for temporary shutdown of an airport or aerodrome:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In 05 working days upon receiving the assessment report, the Minister of Transport shall issue a decision on the temporary shutdown of the airport or aerodrome.

Article 47. Temporary shutdown of an airport or aerodrome upon the revocation of the certificate of airport or aerodrome operation

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit 01 application for temporary shutdown of an airport or aerodrome to the Ministry of Transport by hand or by post. The application includes:

a) The written request for temporary shutdown of the airport or aerodrome, which indicates the name of the airport or aerodrome, reason(s) for temporary shutdown, duration of shutdown;

b) The decision on revocation of the certificate of operation of the airport or aerodrome;

c) The issued certificate of operation of the airport or aerodrome.

2. In 05 working days upon receiving the full application from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Minister of Transport shall issue a decision on the temporary shutdown of the airport or aerodrome.

Article 48. Temporary shutdown of an airport or aerodrome in an event of natural disaster, plague, environmental pollution, aviation incident or accident and other abnormal circumstances that menace aviation safety and security

1. The operator of an airport or aerodrome shall report promptly to the relevant airports authority for temporary shutdown of the airport or aerodrome in no more than 24 hours in an event of natural disaster, plague, environmental pollution, aviation incident or accident or in other abnormal situations that menace aviation safety and security. Director of the airports authority shall be responsible for considering information, validating the temporary shutdown of the airport or aerodrome in no more than 24 hours and reporting to the Civil Aviation Authority of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The operator of the airport or aerodrome reports promptly to the Civil Aviation Authority of Vietnam about the temporary shutdown of the airport or aerodrome. Such report shall indicate the name of the airport or aerodrome, reason(s) for temporary shutdown, duration of shutdown;

b) Upon receiving the report from the operator of the airport or aerodrome, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall file a request to the Ministry of Transport for temporary shutdown of the airport or aerodrome;

c) In 24 hours upon receiving the written request from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Minister of Transport shall issue a decision on the temporary shutdown of the airport or aerodrome.

Chapter VI

MANAGEMENT AND OPERATION OF AVIATION EQUIPMENT AND VEHICLES OPERATING IN AIRPORTS AND AERODROMES

Article 49. General provisions

1. Aviation equipment and vehicles functioning in an airport or aerodrome shall abide by technical and environmental requirements and standards in effect, including ICAO's standards.

2. Air navigation equipment and airfield equipment shall be subject to the Civil Aviation Authority of Vietnam’s licensing of operation.

3. The entity managing and operating aviation equipment and vehicles functioning in the airport or aerodrome shall promulgate and implement the operation and maintenance procedures in line with manufacturers' literature on operation and maintenance. Moreover, it shall possess backup plan(s) and equipment to prevent disruption to aviation services; train operational employees in technical dossier, operation and maintenance procedures and regulations on airfield operation safety assurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The service life of the vehicles functioning in an airport or aerodrome shall adhere to the standards in force.

Article 50. Procedure for issue and re-issuance of a license for operation of air navigation equipment or airfield equipment

1. The entity managing and operating a piece of equipment shall submit 01 application for licensing of operation of the equipment to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other methods. The application includes:

a) The written request for licensing, which specifies the type of equipment, purposes of use, scope of application, location of installation and operation, standards in force and equipment operation personnel.

b) Certificate of origin (CO) and certificate of quality of the equipment imported;

c) The certificate of technical eligibility of the aviation equipment or vehicle produced, assembled or remodeled in Vietnam;

d) The manufacturer's operation manual;

dd) The written record of the completion of formalities for installation and verification of the system;

e) Other documents as prescribed by the legislation on each type of equipment (if applicable).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A license of operation of a piece of equipment, when lost or damaged, can be re-issued upon request. The entity managing and operating the equipment shall apply for re-issuance of the license in writing to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. In 03 working days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess information and respond in writing to the applicant about its approval or rejection of re-issuance with explanation.

3. A license of operation of a piece of aviation equipment shall be revoked when the operation of such equipment possibly disrupts the safety of activities of the airport or aerodrome.

Article 51. Certification of technical eligibility of aviation equipment and vehicles manufactured, assembled or remodeled in Vietnam

1. A person applying for certification of technical eligibility of an aviation equipment or vehicle manufactured, assembled or remodeled in Vietnam shall send 01 application to Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The written request for certification of technical eligibility of the aviation equipment or vehicle, which describes the product and its main norms, specifications, limits and functionalities;

b) The copies of the documents on the technical and environmental standards incorporated;

c) The copies of relevant documents on technical and detailed design; materials; method and process of production; instructions for installation, operation, maintenance and assembly; main norms, specifications, limits and functionalities;

d) The copy of the handover record or the pre-operation acceptance record;

dd) The copies of the written records of examination, testing and evaluation by qualified entities as per legal regulations of the product pursuant to technical standards incorporated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In 15 days upon receiving the application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall conduct the requisite examination(s) and test(s) then issue the certificate of technical eligibility for the aviation equipment or vehicle, as defined in Form No. 10 annexed to this Circular, or respond with explanation in writing to the applicant on its refusal to certify. The examination and test consist of:

a) Determination of the technical and environmental requirements and standards incorporated;

b) Field testing of the product; inspection of the acceptance result;

c) Assessment of the technical norms, specifications, limits and functionalities necessary for evidencing the satisfaction or conformity of the product to the technical requirements and standards incorporated; including the data on materials, method and process of production.

d) Inspection of the results of the examination, test and evaluation of the product according to technical and environmental standards incorporated; conduct or request the applicant to contract a capable independent organization to conduct essential tests, when necessary, to verify the compliance with technical requirements and standards incorporated;

dd) Inspection of the result of trial operation.

3. A certificate of technical eligibility of an aviation equipment or vehicle shall be valid for the equipments and vehicles manufactured, assembled and remodeled according to the design, technical regulations and standards in force.

Article 52. Issuance and revocation of number plates of specialized vehicles operating in airports and aerodromes

1. Airports authorities shall issue number plates to the specialized vehicles operating in airports and aerodromes, except those regularly circulating outside the restricted areas of airports and aerodromes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The written request for issuance of number plate, which specifies the need for the vehicle; its production year and serial number; its status as a new or used vehicle;

b) The certificate of technical quality, safety and environment protection.

In 05 working days upon receiving the full application, the airports authority shall issue the number plate for the vehicle or refuse in writing with explanation.

3. A number plate is revoked upon:

a) The end of the vehicle’s service life defined by the manufacturer;

b) The aviation service provider’s obviating its need for the operation of the vehicle in the airport or aerodrome.

Article 53. Format of number plates of specialized vehicles operating in airports and aerodromes

1. The alphabetical characters refer the IATA’s code of the airport where the vehicle operates.

2. The first numerical character refers to the entity managing and operating the vehicle:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) 2 means the vehicle belongs to an airline;

c) 3 means the vehicle belongs to an aviation service provider.

3. The next two numerical characters refer to the type of the vehicle operating in restricted areas of the airport or aerodrome pursuant to the Civil Aviation Authority of Vietnam’s regulations.

4. In succession to the two numerical characters that manifest the type of the vehicle operating in restricted areas of the airport are the numerical characters that display the order of licensing of the vehicle, which starts at 01.

5. The size and color of the number plate of a vehicle operating in restricted areas of an airport or aerodrome and of alphabetical and numerical characters on the plate shall be subject to the government authorities’ regulations on the size of automobile registration plates.

Article 54. Operation of vehicles in restricted areas of airports and aerodromes

1. The operation of vehicles in restricted areas of airports and aerodromes shall be subject to the standard operating procedures defined by the manufacturers and operators and to IATA's written guidelines in order to maintain safety on the course of operation.

2. The operator of an airport or aerodrome shall define the speed of the vehicles operating in restricted areas according to specific conditions of the airport or aerodrome in order to maintain airfield operation safety.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide guidance on minimum requirements for the operation of vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) It is not certified or fails operational requirements pursuant to the vehicle’s technical literature;

b) It causes an aviation incident or accident.

5. An aviation vehicle suspended pursuant to Section 4 of this Article shall resume to operation in the following circumstance:

a) The violations defined in Point a, Section 4 of this Article have been rectified;

b) The cause of the incident or accident concerning the vehicle has been identified.

Article 55. Maintenance of equipment and vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes

Operators of the equipment and vehicles functioning in restricted areas of an airport or aerodrome shall maintain such equipment and vehicles pursuant to the relevant legislation on maintenance and to the manufacturers' written guidelines in order to maintain safety on the course of operation.

Article 56. Technical literature for vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes

Operators of the vehicles operating in restricted areas of an airport or aerodrome shall formulate the technical literature for such vehicles. The technical literature for a vehicle consists of written technical guidelines, technical operating documents, history record and dossier on model modification.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Written technical guidelines are issued by the builder or operator of the vehicle as guidance on the application of technical standards in the design, building, operation and maintenance of the vehicle. Written technical guidelines consist of:

a) User’s manual;

b) Maintenance manual;

c) Technical training literature.

2. A user’s manual gives the essential technical information, rules and specific instructions to the persons maneuvering, operating, maintaining and repairing a vehicle operating in restricted areas of an airport or aerodrome. The main content of a user’s manual includes:

a) Vehicle type;

b) Introduction of functions and components of the systems, including technical specification of each system;

c) Introduction of the types of fuel, lubricant, hydraulic oil and compressed air and the filling amount of each type;

d) Structure and functioning principles of the vehicle, including the assemblies and control mechanism: engine, clutch, gearbox, motion transmission, meters, hydraulic system, electrical system, compressed air system, fuel system, lubricant system, fire prevention system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Diagrams on assembly and wiring of assemblies and systems;

g) Guidelines on operational procedure and requirements for technical safety during the progress of operation;

h) Common errors, reasons and solutions.

3. A maintenance manual for a vehicle operating in restricted areas of an airport or aerodrome displays the information and guidelines necessary for maintenance. The main content of a maintenance manual includes:

a) Vehicle type;

b) Introduction of the forms and cycle of maintenance;

c) Specific content of each form of maintenance;

d) Lubrication diagram, cycle, amount and type of lubricant to be changed;

dd) Instructions on the method and sequence of assembly and dismantling of assemblies and systems; details and regulations on technical safety for dismantling and assembly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Errors that may ensue or be detected during the progress of maintenance, reasons and solutions;

h) Methods of calibration and testing during the progress of maintenance and repair;

i) Measurement tools and usage for maintenance and repair.

4. Technical training literature includes written materials used for training, guiding and re-classifying technicians in technical training institutions or aviation employee training courses. Manufacturers, vehicle operators or training institutions can prepare and endorse technical training literature prior to use.

Article 58. Technical operating documents for vehicles

1. Technical operating documents are the essential literature for the operation and technical management of vehicles. Technical operating documents endorsed by the entities managing and operating the vehicles include:

a) Technical logbooks, technical records;

b) Technical statistics documents;

c) Technical reports;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A technical logbook records technical conditions of the vehicles on daily basis or shift basis.

3. A technical record keeps account technical problems of the vehicles on the course of operation.

4. Technical statistics documents compile and analyze the operational status of the vehicles in certain cycles. They contain statistical data on the number of active hours, the amount of functional times, kilometers traveled, technical problems and other data defined by the relevant entity.

5. Technical reports aggregate and impart the technical and operational status of the vehicles, including the quantity of vehicles satisfying and failing technical safety and environmental standards and those licensed and not licensed to operate; those being liquidated; those newly invested.

6. Ad hoc reports take account of the vehicles causing an incident or damage to aircrafts when operating in restricted areas of the airport or aerodrome. The content of an incident report includes:

a) Name and designation of the vehicle(s) causing the incident;

b) Date, time and location of the technical incident;

c) Written confirmation of the progress of the technical incident and consequential conditions;

d) Preliminary determination of possible cause(s) of the incident and damage level;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 59. Vehicle history record and model modification dossier

1. A record of a vehicle's technical history is the written account of its origin, name, designation, main functionalities, operation and maintenance.

2. The technical history record is formulated by the entity managing and operating the vehicle and consists of:

a) Name and address of the operator;

b) Name, designation and registration number of the vehicle;

c) Functionalities;

d) Country of manufacture;

dd) Chassis number, engine number, main assemblies’ codes;

e) Date of manufacture, date of use;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A model modification dossier is formulated by the entity managing and operating the vehicle and consists of:

a) Name and designation of the vehicle’s model after renovation or modification;

b) Reason(s) for renovation or modification;

c) Verification of the adherence of the vehicle model renovation or modification to technical standards as approved by competent authorities;

d) Date of issue;

dd) Issuer.

Article 60. Personnel regularly operating aviation vehicles and equipment in restricted areas of airports and aerodromes

1. Personnel who regularly operate aviation vehicles and equipment in restricted areas of an airport or aerodrome shall undergo periodical training as per regulations. If an employee operating aviation vehicles and equipment is not assigned to work in a restricted area of the airport or aerodrome in 03 months or more, such employee shall be retrained to assure operation safety.

2. To apply for initial licensing of personnel operating aviation equipment and vehicles, an organization shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The copies of the relevant land motorized vehicle driving licenses (of the employees operating vehicles) and the relevant certificates of training by the manufacturers or qualified aviation employee training institutions in the operation of vehicles or equipment pursuant to regulations;

c) 02 ID color photos (3x4 cm) taken for less than 06 months.

In 20 days upon receiving the full application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall examine documents, verify information and respond to the applicant in writing on its approval or refusal to license with explanation.

3. An employee’s license to operate an aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome, when expired, lost or damaged, can be reissued upon request. An organization applying for reissuance of the license for its employees to operate an aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

a) The written request for licensing from the organization managing the personnel operating aviation equipment and vehicles, enclosed with the list of employees who operate aviation equipment and vehicles;

b) The copies of the relevant land motorized vehicle driving licenses (of the employees operating vehicles) and the relevant certificates of training by the manufacturers or qualified aviation employee training institutions in the operation of vehicles or equipment pursuant to regulations;

c) 02 ID color photos (3x4 cm) taken for less than 06 months.

In 30 days (for expired license) or 05 working days (for lost or damaged license) upon receiving the full application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall examine documents, verify information (in case of license expiration) and respond to the applicant in writing on the approval or refusal to license with explanation.

4. An organization applying for supplement to the license for its employees to operate an aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome shall submit 01 application to the Civil Aviation Authority of Vietnam by hand, by post or by other appropriate methods. The application includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The copies of the relevant motorized land vehicle driving licenses (of the employees operating vehicles) and the relevant certificates of training by the manufacturers or qualified aviation employee training institutions in the operation of vehicles or equipment pursuant to regulations;

c) 02 ID color photos (3x4 cm) taken for less than 06 months.

In 03 working days upon receiving the full application as regulated, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify documents and respond to the applicant in writing on its approval or refusal to supplement with explanation.

5. Civil Aviation Authority of Vietnam shall revoke an employee’s license to operate aviation equipment or vehicles in restricted areas of an airport or aerodrome in the following circumstance:

a) The license is altered or is misused;

b) The employee's violation(s) directly menace(s) the aviation safety and security of the airport or aerodrome or the employee conceals violations against regulations on aviation safety and security;

c) The employee's use of addictive substance(s) is exposed; the employee has criminal convictions; or the employee disturbs social order and safety inside the airport or aerodrome;

d) The employee performs the licensed tasks though having not been assigned to work in a restricted area of the airport or aerodrome for 03 months or more.

6. Personnel operating aviation equipment and vehicles in restricted areas of an airport or aerodrome shall be required:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To abide by the regulated speed limits; to control the speed in every situation or condition; not to accelerate or brake suddenly upon the vehicle’s approach to or detachment from an aircraft; to observe and control the speed when driving the vehicle on service roads or steer the vehicle’s approach to an aircraft or reverse the vehicle;

c) To adhere to a course and manner of direction to avoid collision with other vehicles; to abide by the airport or aerodrome operator’s regulations on route, corridor, traffic flow of vehicles operating in restricted area of the airport or aerodrome;

d) To comply with the regulated principles of occupational safety and fire prevention; to put on work uniform pursuant to the employer’s regulations;

dd) To carry handheld radio transceivers when driving a vehicle in the airfield for two-way communication, and to obey the instructions of the air traffic controllers;

e) To obtain an air traffic controller’s clearance before driving on or crossing a runway or taxiway; to communicate continuously with air traffic controllers and abide by their guidance;

g) To inform air traffic controllers immediately of an incident or breakdown of the vehicle driven on a runway or taxiway or in an apron then to displace such vehicle quickly for repair; not to repair a vehicle in movement areas of aircrafts and other vehicles;

h) To pull the hand brake, kick down the prop stand or fit wheel chock(s) when the vehicle reaches the work site; to cease and observe upon seeing a stop sign on a service road before continue driving if detecting no sign of hazard;

i) To decelerate to the maximum extent or stop the vehicle to prevent unsafe happenings upon an aircraft's taxiing; the vehicle’s approach to the junction of a service road and a runway; the vehicle’s passing the apron, luggage loading and unloading area or passenger’s pathway; the limitation of vision; the vehicle’s dodging or giving way to another running in opposite direction or coming from behind, respectively;

k) To have at most 4 dollies attached to a tractor unit and to keep the total length of the dollies, excluding that of pole drawbars, from exceeding 12.2 m (40 feet). Before towed, baggage dollies must be covered and pole drawbars are securely hinged. Dollies are only detached from the tractor unit that stops completely and are not unhinged when being in motion;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Not to stop a vehicle on a service road except for circumstances defined in Point h and i of this Article; not to park a vehicle against regulations or obstruct the movement of other vehicles; to park a vehicle in a regulated position when desiring to stop;

n) Not to pass through the gap between a marshalling vehicle and an aircraft taxiing; an aircraft and a marshaller; an aircraft taxiing into a parking position and the aircraft docking guidance system;

o) Not to drive under the fuselage, wings and engines of aircrafts, except functional vehicles that have to move partially under an aircraft during their service; not to drive vehicles more than 3.90 m in height under jet bridges; not to employ vehicles against the functionalities and purposes licensed; not to leave the driver’s cabin during the operation of the vehicle’s engine except refuellers with brake interlock system;

p) To abide by the principle of approaching an aircraft when it completely stops moving, it is fitted with wheel chocks, its main engines and warning strobes are turned off, unless the shutdown of its engines requires supporting equipment; to approach an aircraft in the regulated order; to park at the position defined in the service layout for each type of aircraft and not to disturb the activities of other vehicles operating in the airfield; to have a person guide vehicles reversing towards an aircraft, except those fitted with an automatic aircraft approach system;

q) Not to turn on the engine of the airfield vehicles parking within 15 m from the refueling position during the refueling of an aircraft;

r) Not to smoke in the airfield;

7. Airport and aerodrome operators shall be responsible for promulgating, propagating and applying the airfield safety principles.

Article 61. Inspection of technical quality, safety and environment protection of aviation vehicles

1. Aviation vehicles shall undergo periodical inspections of technical quality, safety and environment protection (hereinafter referred to as inspections) according to their technical literature. Vehicle inspection cycle is defined below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The inspection cycle of a used vehicle is 12 months from the date of issue of its number plate or the date of previous inspection.

2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall conduct or designate a competent organization to conduct inspections of aviation vehicles, provide guidelines on the content of inspection and supervise inspections.

Chapter VII

NATURAL DISASTER PREVENTION AND SEARCH AND RESCUE IN AIRPORTS AND AERODROMES

Article 62. General provisions

1. Natural disaster prevention, search and rescue in an airport or aerodrome consist of:

a) Natural disaster prevention;

b) Aerodrome emergency activities.

2. Natural disaster prevention, search and rescue in an airport or aerodrome shall be subject to the regulations on natural disaster prevention, aviation search and rescue, to ICAO’s standards and to technical regulations and standards that Vietnamese authorities promulgate or recognize.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Airport and aerodrome operators shall maintain the minimum equipment and vehicles for natural disaster prevention, search and rescue pursuant to the standards in force. Airport and aerodrome operators can mobilize the equipment and vehicles of the companies operating in the airport or aerodrome.

5. Civil Aviation Authority of Vietnam shall guide airport and aerodrome operators and companies operating in airports and aerodromes to establish the fundamental system and personnel; conduct drills and enter coordination contracts for natural disaster prevention, search and rescue in airports and aerodromes.

Article 63. Natural disaster prevention in airports and aerodromes

1. Operators of airports and aerodromes shall be responsible for:

a) Promulgating and enforcing the plans for natural disaster prevention in airports and aerodromes pursuant to regulations;

b) Formulating and signing the collaboration agreements in natural disaster prevention with airport-related organizations and bodies and with local authorities pursuant to regulations;

c) Examining, scrutinizing, supplementing and maintaining the equipment and vehicles for natural disaster prevention;

d) Examining and maintaining the anchoring and aircraft parking system in aprons; examining and reinforcing premises, buildings, hangars and towers;

dd) Examining the airport drainage system and the connection of the drainage systems inside and outside airports on regular and periodical basis to prevent water logging and flood in rainy and stormy seasons;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Companies operating in airports and aerodromes shall be responsible for:

a) Promulgating their specific plans for natural disaster prevention;

b) Examining, scrutinizing, supplementing and maintaining the natural disaster prevention equipment systems of their premises, buildings and towers;

c) Cooperating with the operators of airports and aerodromes in preventing natural disasters and recovering from consequences.

Article 64. Aerodrome emergency activities

1. Aerodrome emergency activities include:

a) Search and rescue of aircrafts involved in incidents outside airports and aerodromes but in areas for which airport and aerodrome operators are held responsible;

b) Aerodrome emergency response for aircrafts that meet with incidents or accidents at airports and aerodromes;

c) Aerodrome emergency response to fire, explosion, storm-induced collapse, flooding, unlawful interference in airport and aerodrome buildings, hangars and towers, or medical emergency response;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Emergency response to unlawful interference with civil aviation pursuant to regulations.

2. Airport and aerodrome operators shall formulate aerodrome emergency plans, establish professional units for airport and aerodrome emergency response pursuant to ICAO’s regulations, and cooperate closely on contract basis with local authorities and organizations in regard to aerodrome emergency activities.

3. Providers of aviation services in airports and aerodromes shall be responsible for maintaining sufficient personnel and equipment according to the aerodrome emergency plans of the operators of the airports and aerodromes.

4. An aerodrome emergency plan consists of:

a) General provisions: objectives, regulated entities, scope of responsibility, legal grounds, classification of emergencies and document revision procedure;

b) Execution of emergency activities: emergency command committee and emergency center of the airport or aerodrome, emergency alert station, onsite command committee; establishment of areas, routes and entrances for personnel and vehicles engaged in emergency response;

c) Specification of responsibilities of units for organizing, collaborating and implementing emergency activities;

d) Communications system for emergency activities;

dd) Personnel, vehicles and equipment for emergency activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Emergency patrol, training and drill;

h) Reporting;

i) Cooperation with local emergency command committee;

k) Appendices: areas included in the search and rescue range of the airport or aerodrome; sequence of notification upon emergency; sequence of notification and alert upon acts of unlawful interference; sequence of command upon emergency; sequence of communication, code names and frequencies for emergency activities; phone numbers of individuals and organizations concerning emergency activities; airport and environs grid maps; diagrams of gates, doors and entrances for emergency response personnel and vehicles; emergency simulations.

5. Aerodrome emergency plans are intended for onsite and full-scale emergencies and consist of the following phases:

a) Information collection and situation analysis;

b) Alert;

c) Emergency.

6. Airport and aerodrome operators shall command and manage aviation units to respond initially to aerodrome emergencies, search and rescue in their designated areas, and cooperate with relevant agencies and organizations in searching and rescuing aircrafts in their designated areas after completing the initial response as per the Prime Minister’s regulations on cooperation in search, rescue and response to acts of unlawful interference with civil aviation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Deploy emergency and rescue units to be prepared to respond and approach the scene of accident or incident;

b) Activate the airport emergency center;

c) Notify relevant collaborative units;

d) Have medical and ambulance services ready to respond and approach the scene of accident or incident;

dd) Notify the operator of the aircraft involved in the incident or accident; collect information on hazardous cargo on the aircraft and inform relevant entities;

e) Report to the relevant airports authority; communicate with the air navigation service provider in regard to the shutdown of the relevant airport or aerodrome, define the emergency flight corridor, issue NOTAMs;

g) Notify the agencies investigating aircraft incidents and accidents as per regulations;

h) Notify the relevant meteorology center to release special meteorological notice;

i) Assign individuals to survey and photograph the runways affected to have timely solutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Airport emergency drills shall be conducted periodically in each airport or aerodrome on the following scale:

a) Overall aerodrome emergency drill shall be carried out at least once every 2 years;

b) A fundamental aerodrome emergency drill shall occur between two overall drills to rectify shortcomings exposed in an overall drill.

Article 65. Aerodrome firefighting

1. The level of aerodrome firefighting shall be defined pursuant to ICAO’s standards. The level of aerodrome firefighting shall be presented in the AIP, the aerodrome’s flight regulation and the airport or aerodrome operation literature and be notified to relevant organizations and units.

2. The operator of an airport or aerodrome shall report to the Civil Aviation Authority of Vietnam, notify air navigation service providers and issue notices to the aircraft departing from or arriving at the airport or aerodrome upon the change to the aerodrome firefighting level due to problems in firefighting equipment and vehicles. The airport or aerodrome operator, after rectifying the problems, shall send other notifications of the level of aerodrome firefighting as per regulations.

Article 66. Requirements for rescue and firefighting personnel, communication and alert systems, response time, aerodrome firefighting and emergency equipment and vehicles

1. Firefighting and rescue personnel shall undergo appropriate training courses in specialized training institutions, possess proper certificate(s) and participate in firefighting and rescue drills in the airport or aerodrome. Training courses for firefighting and rescue personnel shall involve individual skills and teamwork.

2. Firefighting and rescue personnel shall be regularly trained in practical actions to handle proficiently the firefighting equipment on fire engines and to deploy the equipment to the maximum extent during a process of firefighting or rescue. In addition, they shall be adept in using ropes, ladders and other rescue and firefighting equipment in connection with aircraft rescue and firefighting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The operator of an airport or aerodrome shall maintain a system of direct communication between each fire station and the aerodrome control tower, between fire stations in the aerodrome, between rescue vehicles, fire engines and the air traffic control tower and ground control tower. Moreover, an alert system for rescue and firefighting staff shall be maintained.

5. The operator of an airport or aerodrome shall arrange aerodrome firefighting and emergency equipment and vehicles in line with the size of the airport, aircraft traffic, aerodrome firefighting level, and topographic conditions of the airport or its vicinity. The operator of an airport or aerodrome in a region with complex topographic and environmental conditions shall dispose firefighting and emergency equipment and vehicles accordingly.

6. An authorized person shall command universally ambulances and medical vehicles to transport the injured from an aircraft in distress according to the aerodrome emergency plan. Such vehicles shall be anticipated in the rescue plans for all emergencies.

7. Response time means the period of time from the initial alert to the first fire engine’s release of foam at no less than 50% of the release speed at the location of the aircraft in distress. The following rules apply to the response time of fire engines:

a) The response time of fire engines shall not exceed 02 minutes to reach a position on a runway in the conditions of good visibility, clean road surface and no rain;

b) The response time of fire engines shall not exceed 03 minutes to reach a section of the airfield in the conditions of good visibility, clean road surface and no rain.

8. Fire engines shall be maintained to assure the efficiency and response time defined for the entire service life of the vehicles.

9. Aerodrome firefighting and rescue vehicles and equipment shall always be available to respond promptly to the emergencies ensuing in the search and rescue range of the airport.

Article 67. Prevention of fire and explosion in airports and aerodromes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Large complicated and typical fires, anticipated development of fire;

b) Plans for mobilization of personnel and vehicles, command, application of firefighting tactics and escape solutions according to each stage and each situation of fire;

c) Plans for cooperation with firefighting agencies, military and police units, and other relevant organizations in the locality upon an event of fire or explosion in the airport or aerodrome.

2. The operator of an airport or aerodrome shall assume the centralized management of fire and explosion personnel mobilized from the companies operating in the territory of the airport or aerodrome; establish a specialized firefighting team, maintain the regular training in firefighting methods and usage of firefighting equipment; assign employees to examine regularly the assurance of firefighting safety; and cooperate closely with local authorities and relevant entities in preventing fire and explosion.

3. The content of training in fire and explosion prevention shall accord with the specific dangers of fire in the premises. The specialized firefighting team of an airport shall be trained not only in aerodrome emergency firefighting but also in terminal firefighting tactics.

4. The design, construction, repair, renovation and operation of terminals shall adhere to current regulations on firefighting.

5. The use of gas-fueled and electric devices for food processing in a terminal shall be subject to the authorization of the terminal service provider and to the regulations on firefighting safety.

6. Smoking is not allowed in airports and aerodromes and is only permissible in reserved areas.

7. Aircraft maintenance and repair hangars shall be equipped with an automatic firefighting system and explosion prevention system for aircrafts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Aviation fuel service providers shall have plans for response to natural disasters and oil spill that affect the environment; possess plan(s) and system(s) for gathering and treatment of waste oil and spilled oil; and enter collaboration agreements with local organizations and units for handling fire, explosion and oil spill.

Chapter VIII

ASSURANCE OF AIRPORT AND AERODROME OPERATION

Article 68. Control and minimization of hazards from birds, wildlife and pets

1. The control and minimization of hazards from birds, wildlife and pets shall be subject to Vietnam’s laws, ICAO’s standards and other technical regulations and standards that Vietnamese authorities promulgate or recognize.

2. The operator of an airport or aerodrome shall lead and cooperate with local authorities and relevant organizations in:

a) Surveying and monitoring, in writing, the status of birds and wildlife inhabiting the territory and vicinity of the airport or aerodrome, such as their types and quantity by month and season;

b) Assessing the environmental impacts and elements in the airport and its vicinity, to which birds and wildlife are attracted;

c) Surveying the status of pets in the territory and vicinity of the airport or aerodrome;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Promulgating and propagating programs for containment of bird, wildlife and pet to relevant entities operating in the airport or aerodrome, and implementing such programs in the airport or aerodrome;

e) Considering the implementation of projects and buildings that preclude and reduce the attraction of birds and wildlife to the airport or aerodrome; restraining the raising of pets in the airport or aerodrome; and preventing the intrusion of pets into the airport or aerodrome;

g) Reporting to the Civil Aviation Authority of Vietnam on monthly or quarterly basis or upon request about the results of statistics, surveying and assessment of impacts of birds, wildlife and pets on the air traffic of the airport or aerodrome.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall notify ICAO of the collision of aircrafts with birds and wildlife.

Article 69. Control of lighting equipment’s impact on flight activities

1. The operator of an airport or aerodrome shall formulate diagrams on the range of effect on flight activities of laser lamps and high-intensity lighting devices in the aerodrome operation literature; and send such diagrams to the entities operating in the airport or aerodrome and relevant local authorities for control cooperation.

2. The control and minimization of hazards from laser lamps and high-intensity lighting devices that are not aviation guidance beacons shall be subject to this Circular and ICAO’s standards.

Article 70. Management of aviation obstacles

1. The management of aviation obstacles in an airport or aerodrome and its vicinity shall be subject to Vietnam's laws and ICAO's standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Regulating the aviation obstacle limitation surfaces, the height of buildings in connection with aviation obstacle limitation surfaces in aerodromes and in restricted functional areas of towers and aviation radio stations; and the limitation of obstacles in the vicinity of airports and aerodromes; and presenting such regulations to the General Staff for approval;

b) Cooperate with relevant agencies and units under the General Staff, ministries, bodies and provincial People’s Committees in managing aviation obstacle limitation surfaces, precluding and handling the buildings in violation of aviation obstacle limitation surfaces and of civil flight activities; propagating information to organizations and communities in the territory and vicinity of aerodromes to have them participate in the maintenance and management of obstacle limitation surfaces for the safety of flight activities;

c) Publishing the aviation obstacle limitation surfaces and maps of obstacles in civil flight areas, the list of natural and artificial obstacles that may affect the safety of flight activities.

3. Airports authorities shall be responsible for:

a) Measuring and mapping obstacles in civil flight areas; reckoning and marking natural and artificial obstacles that may affect the safety of flight activities; updating the data on obstacles; and reporting thereof to the Civil Aviation Authority of Vietnam;

b) Inspecting and supervising the compliance with regulations on management of aviation obstacles in airports, aerodromes and their vicinity.

Article 71. Radio communication

1. Radio communication in airports and aerodromes shall be subject to the legislation on management of radio frequencies and on civil aviation.

2. Individuals and organizations utilizing radio devices in airports and aerodromes, upon being licensed by competent authorities, shall notify airports authorities of their utilization of such devices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The protection of environment in airports and aerodromes shall be subject to the legislation on environment protection in civil aviation activities.

Article 73. Requirements for plague prevention

1. Vehicles, organizations, agencies and individuals working in airports and aerodromes shall abide by the legislation on prevention of plagues in airports and aerodromes and prevention of plagues transmitted by air. Moreover, they shall adhere to the instructions of competent government authorities.

2. Passenger terminals shall be subject to the following conditions:

a) Normal hygienic prevention of diseases; intensification of hygiene and sterilization with permissible disinfectant chemicals during a plague pursuant to the regulations of World Health Organization, ICAO and Ministry of Health;

b) Arrangement of sufficient disinfectant solutions or hand soaps in toilets;

c) Arrangement of sufficient equipment, protective gears, medicines and chemicals for anti-plague measures pursuant to the Ministry of Health's instructions.

3. In an event of plague outbreak, the providers of passenger terminal services shall be responsible for arranging examination areas for passengers' health declaration and areas for health monitoring, temperature checkup or other measures of health examination and treatment pursuant to the laws. An examination area is defined below:

a) Arriving passengers: on the aircraft or prior to their entry into the terminal; or inside the terminal prior to other procedures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. In an event of contagious plague, international and domestic aircrafts shall be sterilized with permissible disinfectant chemicals according to the Ministry of Health’s plague alert level pursuant to the regulations of the World Health Organization, ICAO and Ministry of Health. The process of sterilization proceeds in the following manner:

a) If an aircraft or its passengers or its crews or its cargo shows signs of a contagious disease in group A, the aircraft shall be isolated, examined and medically treated prior to entry, departure or transit;

b) If a passenger shows signs of a contagious disease in group A, the relevant aircraft shall be sterilized prior to the unloading of passengers from the aircraft.

5. An anti-plague steering committee, under the management of the airports authority, shall be established in cooperation with international medical quarantine organizations, the operator of the airport or aerodrome, passenger terminal service providers and state management agencies operating in the international airport. The steering committee shall be responsible for:

a) Conducting essential measures according to the guidelines and instructions of competent government authorities concerning the prevention of plagues in airports and aerodromes and the prevention of plagues transmitted by air;

b) Issuing the plans for plague prevention in the airport or aerodrome and prevention of plagues transmitted by air, and the specific procedure upon detection of persons suspected of contracting a plague, on the principle of absolute priority over medical treatment process and simplification of aviation formalities, immigration formalities and customs formalities pursuant to regulations;

c) Propagating information and raising the awareness of the officials and employees in the airport or aerodrome in plague prevention and public health;

d) Organizing supportive measures: arrange parking positions for isolated aircrafts; arrange areas for medical examination equipment, arrange pathways for passengers in the airport or aerodrome; arrange isolation areas available upon request for passengers suspected of contracting or having been infected with a contagious disease; maintain security and support the enforcement of mandatory measures against people and vehicles; provide support to medical quarantine, sterilization, environmental hygiene and means of transport; mobilize resources of the individuals and organizations carrying out business activities in the airport or aerodrome for imperative measures for prevention of plague transmission.

6. Air transport companies shall be responsible for propagating information so as for passengers to declare health conditions fully and accurately and for cooperating with competent agencies in preventing plague transmission; for notifying promptly the agencies in charge of aircrafts departing from or arriving in the regions where a contagious plague spreads; for cooperating with competent agencies in handling passengers suspected of contracting or having been infected with a contagious disease.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 74. Advertisement

1. The construction of advertisement structures shall adhere to the plans approved, the legislation on advertisement and on construction of buildings in airports and aerodromes, and the technical regulations on construction and installation of advertisement facilities.

2. The operator of such structures can conduct advertising activities at the structures under their management or operation.

3. The construction of advertisement structures and the installation of advertisement facilities shall be subject to the following requirements:

a) No interference with the aesthetic and architectural features of the terminals and the signs inside the terminals;

b) No placement of advertisement panels or use of fliers and sound for advertisement in the airfield;

c) No placement of advertisement panels at emergency exits of the premises;

d) No placement of advertisement panels that interfere with aviation safety, aviation security, firefighting, traffic safety or movement of passengers and cargo;

dd) No use of sound for advertisement in infrastructural buildings of the airport or aerodrome or in other buildings, causing interference with aviation services;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) No use of hot air balloon, balloon, kite and other flying objects for advertisement in the airport or aerodrome;

h) No advertisement on the vehicles operating in restricted areas of the airport or aerodrome or the equipment in the apron, causing interference with flight activities or normal functionalities of such vehicles and equipment.

4. Airports authorities shall be responsible for inspecting and supervising the construction of advertisement structures and the advertising activities and for suspending those in violation of the laws.

Article 75. Allocation of time slots for takeoff and landing

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall establish a Slot Coordination Council in each airport or aerodrome to survey and publish the list of airports and aerodromes permitted for coordination and their operational capacity limit pursuant to the laws.

2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall allocate time slots for takeoff and landing in airports and aerodromes according to the recommendations of the Slot Coordination Councils. The confirmation of takeoff and landing time slots in the regular flight schedule of airports and aerodromes shall proceed pursuant to the updated Worldwide Slot Guidelines and Standard Schedules Information Manual of IATA and the regulations of the Civil Aviation Authority of Vietnam on coordination of takeoff and landing time slots.

Article 76. Bases of domestic airlines

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall announce the aerodromes serving as bases of domestic airlines at their requests according to:

a) The actual operational capacity of the apron of the aerodrome coordinated by the operator of the airport or aerodrome;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The assurance of aircraft operation safety; limitation of interference with domestic airlines’ operation plans and flight operation plans of the airport or aerodrome.

2. The operator of airports and aerodromes shall arrange overnight parking positions for domestic airlines at their bases according to the announcement of bases and quantity of overnight parking positions as stated in Section 1of this Article.

Article 77. Allocation of check-in counters

1. The provider of operational services in a passenger terminal shall allocate check-in counters to airlines and ground-based commercial service providers in a flexible manner so as to deploy all check-in counters in the passenger terminal in rush hours and to prevent continuous congestion at check-in counters.

2. The airports authority shall be responsible for supervising the implementation of principles for allocation of check-in counters as stated in Section 1 of this Article.

Article 78. Relocation of immobile aircrafts

1. The plan(s) for relocating inoperative aircrafts in the airfield shall be defined in the aerodrome operation literature.

2. An inoperative or immobile aircraft that remains in an area where flight activities occur shall be moved to another place to avoid interference with ordinary civil aviation. The relocation of an immobile aircraft shall be burdened upon the operator of such aircraft. The operator of an inoperative aircraft shall move the aircraft as per the request and instruction of the operator of the airport or aerodrome. If the operator of the aircraft is not capable of the relocation process, it shall collaborate with the airport of the airport or aerodrome for the latter’s relocation of the aircraft at the expense of the operator of the aircraft.

3. The relocation of an immobile aircraft in an aerodrome shall proceed in the following order:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Establish pathways for special vehicles' relocation of the aircraft;

c) Remove the accumulator or ground wire, remove the power supply from the conductor bar; ventilate the interior of the aircraft, extinguish fire at positions where smoke belches, clean fluids and dirt inside the fuselage and on the ground prior to relocation. Reduce the weight of the aircraft by draining oil, clearing cargo and dismantling removable parts of the aircraft to ease its relocation;

d) Transport specialists and relocation equipment outsourced by the relocation service provider to the scene; prepare the personnel and devices to cooperate with the relocation service provider in the steps of relocation;

dd) Move the aircraft and make repairs according to the scheme approved;

e) After the relocation of the aircraft, clear the ground and examine the overall status; resume the operation of the runway pursuant to regulations if safety is assured.

4. Requirements during the relocation:

a) Fire engine(s) and ambulance(s) shall be present and ready at the scene;

b) The communication with the aerodrome control tower and relevant agencies shall be maintained to avoid interference with flight activities on other runways;

c) The relocation process does not worsen the aircraft’s damage unless otherwise decided by the owner or operator of the aircraft if it is so broken than repair is infeasible;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Smoking is not allowed at the scene and its vicinity;

e) The relocation of the aircraft is subject to the authorization of the investigation agency.

5. The operator of the aircraft shall collaborate with the operator of the airport or aerodrome to guard and protect the damaged aircraft relocated to a parking position defined in the plan for relocation of inoperative aircrafts for the investigation of aircraft incident pursuant to regulations.

6. The collaboration plan for handling immobile aircrafts in the airport shall indicate the location of the onsite command committee, important phone numbers and pathways for aircraft relocation vehicles.

Chapter IX

PROVISION OF AVIATION SERVICES IN AIRPORTS AND AIRODROMES

Article 79. Provision of aviation services

1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall license companies' provision of aviation services in airports and aerodromes pursuant to the laws and anti-monopoly principles.

2. The written evidences of the compliance with technical regulations and standards on aviation safety, aviation security, fire and explosion prevention and environment protection include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The documents on services provided, which indicate the fields of service; scope of service (service range, servicing facility diagrams); procedure, plan for aviation service provision; list of equipment and vehicles;

c) Record(s) of firefighting agencies' acceptance of fire prevention; firefighting plan(s) approved by competent authorities;

d) Certificates of inspection of aviation vehicles; licenses of vehicles operating in restricted areas; certificates of technical safety and environment protection;

dd) Environment protection documents as regulated by the laws.

3. The selection of permissible aviation service providers in airports or aerodromes is at the discretion of airlines. Civil Aviation Authority of Vietnam may designate aviation service providers for airlines for aviation safety according to:

a) The capacity of the infrastructure;

b) The demands for special aviation security measures.

4. Service users shall be entitled to evaluate the aviation services provided in the airport or aerodrome according to standards in effect. The result of evaluation by aviation safety and security standards shall be sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant airports authority for inspection, supervision and remedial actions as per regulations.

5. The provision of aviation services in airports and aerodromes shall be subject to ICAO's standards, technical regulations and standards in effect and this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 80. Provision of non-aviation services

1. The provision of non-aviation services in airports and aerodromes shall be subject to the anti-monopoly principle.

2. The use of premises for provision of non-aviation services in passenger terminals and cargo terminals shall be subject to the terminal operation literature.

3. Non-aviation service providers shall be responsible for notifying the airports authority of:

a) Names of relevant organizations and individuals; types of service, list of products and merchandises; positions and premises for service provision;

b) The contracts or agreements by the terminal service provider with the providers of non-aviation services in the airport.

4. Airports authorities shall inspect and supervise the provision of non-aviation services, handle or request competent authorities to handle violations in the provision of non-aviation services.

Chapter X

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular takes effect as of December 15, 2016 and replaces the Circular No. 16/2010/TT-BGTVT dated June 30, 2010 by the Minister of Transport on the management and operation of airports and aerodromes, the Circular No. 19/2011/TT-BGTVT dated March 31, 2011 by the Minister of Transport on amendments to certain articles of the Circular No. 16/2010/TT-BGTVT, and Article 3 of the Circular No. 38/2014/TT-BGTVT dated September 05, 2014 by the Minister of Transport on the assurance of aviation fuel engineering in Vietnam.

Article 82. Implementation

Chief of Office, Chief inspector of the Ministry, heads of departments, Head of the Civil Aviation Authority of Vietnam, heads of organizations and individuals concerned shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

MINISTER




Truong Quang Nghia

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 17/2016/TT-BGTVT ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


35.776

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.205.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!