Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT điều kiện thành lập giải thể nhiệm vụ quyền hạn

Số hiệu: 61/2012/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 28/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2012/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2013.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, các kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTN-NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc CP;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY ĐỊNH

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động; đình chỉ hoạt động và giải thể; cơ cấu tổ chức, hoạt động; nhiệm vụ, quyền hạn và tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Văn bản này áp dụng đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoặc do tổ chức, cá nhân thành lập.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

2. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Kiểm định chất lượng giáo dục gồm có kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (gọi tắt là kiểm định trường) và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục (gọi tắt là kiểm định chương trình). Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục được áp dụng đối với các chương trình giáo dục các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

3. Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là kiểm định viên).

4. Đối tượng được ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm các cơ sở giáo dục thuộc các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và các chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

5. Phạm vi được ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm các cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước, trong một cấp học hay trong một khu vực địa lý và các chương trình giáo dục nói chung hay theo từng lĩnh vực chuyên môn trên cơ sở hồ sơ đăng ký hoạt động, trình độ chuyên môn và nguồn lực của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục theo các quy định của Quy định này, có chức năng đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu riêng; có trụ sở giao dịch; hoạt động độc lập với các cơ sở giáo dục.

Điều 4. Tên và biểu tượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tên và biểu tượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được xác định trong quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập. Tên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong các giấy tờ giao dịch, khi cần thiết có thể được viết bằng thứ tiếng khác.

2. Tên và biểu tượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không được trùng lặp với tên các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác đã được thành lập và đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

3. Tên và biểu tượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phát hành.

Chương II

THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 5. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập hoặc cho phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó đã xác định cụ thể đối tượng, phạm vi hoạt động và phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có từ 3 kiểm định viên trở lên đứng tên đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (đối với chủ thể đề nghị thành lập là tổ chức, cá nhân);

c) Có ít nhất 10 kiểm định viên đạt tiêu chuẩn, phù hợp với đối tượng, phạm vi hoạt động quy định ở điểm a khoản 1 Điều này, cam kết sẽ làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sau khi được thành lập;

d) Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

đ) Có dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ;

e) Có bản thiết kế trang thông tin điện tử.

2. Trong giai đoạn 2012-2015, thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà nước; trong giai đoạn sau năm 2015, cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có ít nhất 10 kiểm định viên làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Có trụ sở hoạt động ổn định và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có đủ phòng làm việc cho kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 8m2/người; mỗi kiểm định viên có một máy tính và bàn ghế làm việc;

d) Có số vốn tối thiểu 2 tỷ đồng để triển khai các hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, được góp hoặc phân bổ bằng các nguồn hợp pháp;

đ) Có quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

e) Có quy chế chi tiêu nội bộ;

g) Có trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:

a) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy định này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng thủ tục, căn cứ các quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế;

c) Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thành lập, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải chuẩn bị đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 5 của Quy định này và nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đúng thủ tục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế;

c) Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phải xác định rõ đối tượng, phạm vi được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Giấy phép hoạt động có giá trị sử dụng trong 5 năm kể từ ngày cấp và được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

đ) Ít nhất 30 ngày trước khi giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn sử dụng hoặc khi có nhu cầu đăng ký lại trước khi hết thời hạn sử dụng, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện theo quy định tại các điểm b và c của khoản 2 Điều này.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập, cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó ghi rõ chủ thể đề nghị thành lập hoặc chủ thể xin phép thành lập; dự kiến tên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác nếu cần thiết; thiết kế biểu tượng; dự kiến địa điểm trụ sở; mục tiêu, nhiệm vụ; đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập và năng lực của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; xác định đối tượng và phạm vi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; dự kiến số lượng, cơ cấu trình độ của các kiểm định viên; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; các điều kiện cơ sở vật chất; kế hoạch, lộ trình phát triển và giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn;

c) Danh sách các kiểm định viên đứng tên đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và lý lịch cá nhân có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nếu chủ thể đề nghị thành lập là tổ chức, cá nhân); quyết định thành lập của tổ chức (nếu chủ thể đề nghị thành lập là tổ chức);

d) Danh sách dự kiến Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có) và các thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên;

đ) Danh sách tối thiểu 10 kiểm định viên dự định làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo lý lịch có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên;

e) Cam kết của kiểm định viên làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

g) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ;

h) Bản thiết kế trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó ghi rõ tên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; địa chỉ trụ sở; địa chỉ trang thông tin điện tử; đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phù hợp với đề án thành lập hoặc cho phép thành lập; Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Quy chế chi tiêu nội bộ;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Danh sách kiểm định viên kèm theo lý lịch, bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên;

đ) Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động ký giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục với kiểm định viên;

e) Văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc hợp đồng thuê nhà làm trụ sở của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời hạn ít nhất 2 năm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; bản kê diện tích phòng làm việc, trang thiết bị;

g) Biên bản xác nhận về việc đã góp vốn có chữ ký của người góp vốn và chữ ký xác nhận của người đứng đầu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc quyết định phân bổ kinh phí cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan nhà nước đứng tên đề nghị thành lập và văn bản xác nhận của ngân hàng có trụ sở tại Việt Nam về tài khoản của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 8. Đăng ký bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trong quá trình hoạt động, nếu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục làm thủ tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này.

Điều 9. Đăng ký đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Khi đối tượng và phạm vi hoạt động đã dùng để cấu thành tên riêng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không còn phù hợp sau khi bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 8 của Quy định này thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải đăng ký đổi tên.

2. Khi đối tượng và phạm vi hoạt động không thay đổi nhưng tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhu cầu đổi tên, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho đổi tên trong lần tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 của Quy định này.

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo tài liệu chứng minh việc cần thiết phải đổi tên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 10. Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Quy định này;

c) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều 5 của Quy định này;

d) Không triển khai hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

đ) Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục không khách quan, trung thực, công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục sai so với thực tế;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục:

a) Khi phát hiện tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập hồ sơ đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục biết, trong đó nêu rõ lý do đình chỉ hoạt động;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về việc phát hiện hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phải xác định rõ lý do và thời hạn đình chỉ. Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

4. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động được khắc phục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động trở lại.

Điều 11. Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc không đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mà không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

d) Hết thời hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhưng không đăng ký hoặc không được cấp giấy phép hoạt động tiếp;

đ) Có hành vi vi phạm để được thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

e) Người ký quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không đúng thẩm quyền quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học và Quy định này;

g) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:

a) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị giải thể:

- Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xin giải thể, trong đó phải nêu rõ lý do;

- Tờ trình của đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể.

b) Đối với các trường hợp bị buộc phải giải thể:

- Tờ trình của đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể;

- Văn bản thuyết trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo các chứng cứ chứng minh tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục vi phạm quy định dẫn đến bị giải thể, được quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục:

a) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị giải thể:

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ đề nghị giải thể tới Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, xem xét, đánh giá và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

b) Đối với các trường hợp bị buộc phải giải thể (các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này):

- Bộ Giáo dục và Đào tạo lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó nêu rõ lý do giải thể và thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục biết;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo về việc lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, xem xét, đánh giá và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần nêu rõ lý do giải thể và được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay sau khi được ký ban hành.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 12. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có Giám đốc, Phó Giám đốc, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục; văn phòng và các phòng chuyên môn để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Giám đốc, Phó Giám đốc và các thành viên của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục phải đáp ứng các tiêu chuẩn đối với kiểm định viên.

2. Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập, sẽ do người đứng đầu tổ chức sáng lập hoặc do cá nhân sáng lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có nhiệm vụ phê duyệt các kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục, phê chuẩn thành phần các đoàn đánh giá ngoài, quyết định công nhận hoặc không công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

3. Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục và các phòng chuyên môn để triển khai các hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục:

a) Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục có nhiệm vụ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đề nghị Giám đốc công nhận hoặc không công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

b) Thành phần của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm lãnh đạo của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; lãnh đạo các phòng chuyên môn; một số kiểm định viên; đại diện một số bộ, ngành, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan. Số lượng thành viên của Hội đồng do Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định nhưng phải là số lẻ và có ít nhất 9 thành viên, trong đó:

- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc Phó Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Giám đốc ủy quyền.

- Các Phó chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, lãnh đạo các phòng chuyên môn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

- Uỷ viên Hội đồng có nhiệm kỳ 5 năm và tham gia không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Đối với các uỷ viên Hội đồng là đại diện một số bộ, ngành, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan thì không tham gia Hội đồng khi không còn giữ chức vụ ở cơ quan mà họ đại diện.

c) Hội đồng có Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng (trong đó Tổ trưởng Tổ thư ký là 01 thành viên của Hội đồng) do Chủ tịch Hội đồng đề nghị Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thành lập.

d) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định những vấn đề thuộc chức năng của Hội đồng;

- Hội đồng họp định kỳ mỗi năm hai lần hoặc theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng. Các quyết định của Hội đồng chỉ có giá trị khi được ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng nhất trí thông qua;

- Uỷ viên Hội đồng là đại diện của cơ sở giáo dục được kiểm định chất lượng giáo dục sẽ không tham gia phiên họp của Hội đồng khi Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục nơi uỷ viên đó đã hoặc đang công tác.

5. Hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

a) Tổ chức hoạt động đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục theo yêu cầu của cơ sở giáo dục hoặc tổ chức có thẩm quyền;

b) Xem xét, công nhận cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;

c) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục ở trong nước và quốc tế.

Điều 13. Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng sau:

a) Tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;

b) Tư vấn cho các cơ sở giáo dục thực hiện cải tiến chất lượng sau khi được kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhiệm vụ sau:

a) Công bố công khai quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách các kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

b) Ít nhất 30 ngày trước khi giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; các nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng và phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

đ) Cung cấp các dịch vụ tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục; thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng dịch vụ tư vấn đã ký kết với các cơ sở giáo dục; chịu trách nhiệm đối với các hoạt động chuyên môn do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện;

e) Quản lý kiểm định viên, cán bộ và nhân viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

g) Quản lý tài chính, thực hiện việc thu chi theo quy định của pháp luật hiện hành;

h) Hằng năm, trước ngày 31 tháng 12 gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm tình hình hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; những thay đổi trong năm, thuận lợi, khó khăn, các kiến nghị, đề xuất và các thông tin cần cung cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có các trách nhiệm sau:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục và trước các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục về dịch vụ đã cung cấp;

b) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm định viên, trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gây ra cho cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong khi thực hiện dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục và các dịch vụ liên quan khác; mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

d) Trong quá trình triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu phát hiện thấy cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục có hiện tượng vi phạm pháp luật, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm thông báo với cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đó;

đ) Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e) Chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tiến hành các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 14. Quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Được thực hiện các hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để phối hợp với các kiểm định viên thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc hợp tác với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác theo quy định của pháp luật.

3. Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế.

4. Yêu cầu cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu và thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Kiểm tra, xác nhận các thông tin và minh chứng có liên quan đến cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

6. Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn liên quan đến các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

7. Được quyền từ chối không cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục.

8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 15. Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập bao gồm:

a) Kinh phí do Nhà nước cấp:

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước đặt hàng;

- Kinh phí hoạt động thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên tối đa không quá 03 năm đầu mới thành lập theo dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hằng năm;

b) Các nguồn thu sự nghiệp: thu từ phí và lệ phí theo quy định; thu từ các hoạt động đánh giá ngoài cho các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục; thu từ việc xem xét, công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; thu từ việc tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục ở trong nước và quốc tế; thu sự nghiệp khác (nếu có);

c) Vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;

d) Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

đ) Cơ chế tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập được thực hiện theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ và căn cứ vào đặc thù của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để quy định cụ thể về cơ chế tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đảm bảo phù hợp với thực tế.

2. Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập bao gồm nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập được áp dụng cơ chế tài chính đối với cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Điều 16. Quyền hạn và nghĩa vụ tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền thu phí kiểm định chất lượng chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Tài chính về các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và khung mức thu phí kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc đối với các chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục. Đối với các khoản thu từ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục có tính chất không bắt buộc (hoạt động dịch vụ), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được tự quyết mức thu phí dịch vụ căn cứ vào nội dung công việc và hợp đồng thỏa thuận với cơ sở giáo dục.

2. Hằng năm, sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, trong phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 17. Quản lý tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện chế độ kế toán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện công khai tài chính và kiểm toán theo quy định của pháp luật./.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 61/2012/TT-BGDDT

Ha Noi, December 28, 2012

 

CIRCULAR

PROMULGATION OF REGULATIONS ON CONDITIONS FOR FOUNDATION AND DISSOLUTION, MISSIONS AND RIGHTS OF EDUCATION ACCREDITATION ORGANIZATIONS

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2006 and amendment to some articles of the Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Tertiary Education date June 18, 2012;

Pursuant to Decree No.36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 of the Government providing for functions, missions, rights and the organizational structure of ministries and ministerial agencies;

Pursuant to Decree No.32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 of the Government providing for functions, missions, rights and the organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decree No.75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 of the Government providing for details and guidelines for some articles of the Law on Education and Decree No.31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 of the Government on amendment to some articles of the above-mentioned Decree;

At the request of the Director of Department of Education Testing and Accreditation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. The Regulation on conditions for the foundation and dissolution, missions and rights of the education accreditation organization is issued together with this Circular.

Article 2. This Circular comes into force from February 15, 2013.

Article 3. The chief office, Director of Department of Education Testing and Accreditation, relevant agencies affiliated with the Ministry of Education and Training; Chairperson of People's Committee of centrally-affiliated provinces and cities; Director of Departments of Education and Training, national and regional universities, institution; Rector of university, college and technical college, Director of education accreditation organizations and education accreditors shall take responsibility to implement this Circular./.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

REGULATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I 

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This document provides for conditions for the foundation, operation registration or suspension and dissolution, the organizational structure, operations, missions, rights and finance of education accreditation organizations.

2. This document applies for state-owned education accreditation organizations and individuals non state education accreditation organizations.

Article 2. Definitions

For the purposes of this document, the terms below shall be construed as follows:

1. “education quality” means achieving objectives of education facilities or programs, meeting requirements of the Law on Education, amendment to the Education Law and Tertiary Education, satisfying the demand for the use of human resources for the purpose of local and national socio-economic development.

2. “education accreditation” means the activity in which the evaluation and certification of the actualization of educational objectives, programs and contents of schools and other education facilities is presented. Education accreditation includes the accreditation of education facilities (hereinafter referred to as school accreditation) and that of educational programs (hereinafter referred to as program accreditation). The school accreditation shall be applied to all education facilities of all educational and training level. The program accreditation shall be applied to educational programs for technical college, college, university, master and professor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. “entities mentioned in the license for education accreditation” include education facilities of all educational and training levels of the national education system and educational programs of universities, colleges and technical colleges.

5. “scope of the education accreditation” includes nationwide education facilities, in one education level or geographical area and general or professional educational programs according to the application for registration, professional qualifications and resources of the education accreditation organization.

Article 3. The education accreditation organization

1. An education accreditation organization means the entity performing the job of education accreditation in accordance with regulations of this document and functions of evaluation and certification of education facilities and programs which comply with the standard of education quality.

2. Education accreditation organizations include state-owned education accreditation organizations and non state education accreditation organizations.

a) State-owned education accreditation organizations shall operate in compliance with regulations of the State on public service providers.

b) Non state education accreditation organizations shall operate in accordance with regulations of the State on private facilities running the business the sector of education and training.

3. Each education accreditation organization shall have legal status, its own private account and seal; office and operate independently from educational facilities.

Article 4. Name and logo of the education accreditation organization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The name and logo of the education accreditation organization shall be different from these of other founded education accreditation organizations operating nationwide.

3. The name and logo of the education accreditation organization shall be written in capital in transaction documents, applications and works published by the education accreditation organization.

Chapter II

FOUNDATION, PERMISSION FOR FOUDATION, REGISTRATION, SUSPENSION AND DISSOLUTION OF EDUCATION ACCREDITATION ORGANIZATIONS

Article 5. Conditions for foundation or permission for foundation and registration of education accreditation organizations.

1. The education accreditation organization shall be founded or permitted to be founded when it:

a) has a plan for the foundation of the education accreditation organization which specifies the operating scope suitable for the education accreditation organization network.

b) has at least 3 accreditors representing the proposal of the foundation of the education accreditation organization (applied to organizations and individuals proposing the foundation)

c) has at least 10 qualified accreditors who are suitable for the operating scope specified in Point a of this Article and have a written commitment to work full-time for the education accreditation organization after its foundation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) has the draft of internal expenditure regulations; and

e) has a design of the website.

2. State education accreditation organizations shall be founded in the period of 2012 – 2015 while private ones are allowed to be established after the above-mentioned period.

3. The license for education accreditation shall be issued to the education accreditation organization which:

a) receives the decision on the foundation or permission for the foundation;

b) has at least 10 accreditors working full-time for the education accreditation organization;

c) has stable office and infrastructure conditions assuring the operation of the education accreditation organization; has sufficient working office of 8 square metres pursuant per capita for accreditors; each accreditor shall have one computer, desk and chair;

d) has the minimum capital of 2 billion dong to launch the operation of the education accreditation organization or have the capital contributed or allocated by legal sources;

d) has organizational and operating regulations of the education accreditation organization;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) has the website of the education accreditation organization.

Article 6. The order, procedure for the foundation or permission for foundation and issuance of the license for education accreditation

1. The order, procedure for the foundation, permission for foundation or issuance of the license for education accreditation shall be stipulated as follows:

a) Regulatory agencies, organizations and individuals demanding to found the education accreditation organization shall submit the application to the Ministry of Education and Training as prescribed at Clause 1 in Article 7 of this document;

b) If the application is not satisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a notice in writing so as for regulatory agencies, organizations and individuals proposing the foundation to provide necessary documents within 10 working days from the day on which the application is received.

The Ministry of Education and Training shall inspect the application, check the authenticity of documents inside and organize reality check if necessary within 30 working days from the day on which the complete application is received following the procedure pursuant to regulations at Clause 1 in Article 5 of this document.

c) If the application is eligible for the foundation, the Minister of Education and Training shall made decision on the foundation or permission for foundation of the education accreditation organization. In case the application fails to meet the requirement, the Ministry of Education and Training shall response in writing and provide explanation.

2. The order, procedure for the issuance of license for education accreditation shall be regulated as follows:

a) The education accreditation organization shall satisfy all conditions as prescribed at Clause 3 in Article 5 of this document and submit the application for the license for education accreditation to the Ministry of Education and Training as prescribed at Clause 2 in Article 7 of this document within 6 months from the day on which the decision on foundation or permission for foundation is issued.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Education and Training shall inspect the application, check the authenticity of documents inside and organize reality check if necessary within 20 working days from the day on which the satisfactory application for the license for education accreditation following the procedure is received.

c) If the application is eligible for the issuance of license for education accreditation, the Minister of Education and Training shall decide to issue the license for education accreditation. In case the application fails to meet the requirement, the Ministry of Education and Training shall response in writing and provide explanation.

d) The operating scope of the education accreditation operation shall be clarified in the license for education accreditation. The license shall be expired after 5 years from the day on which it is issued and made publicly available on the website of the Ministry of Education and Training and the education accreditation organization.

d) The education accreditation organization shall send in the application for the re-issuance of the license for education accreditation as prescribed at Clause 2 in Article 7 of this document at least 30 days in advance of the license’s expiration or the organization desires for the re-registration prior to the expiration of the license. The order, procedure of the re- issuance of the license for education accreditation shall be done as stipulated at point b and c in Clause 2 of this document.

Article 7. The application for the foundation or permission for foundation and issuance of the license for education accreditation.

1. The application for the foundation or permission for foundation of the education accreditation organization includes:

a) The request for foundation or permission for foundation of the education accreditation organization, in which the proposer shall be specified; the name of the education accreditation organization shall be suggested in both Vietnamese and English or other languages if necessary; the logo shall be designed; the location of headquarters, objectives, missions, operating scope of the education accreditation shall be proposed.

b) The program for the foundation of the education accreditation organization which clearly state the necessity for the foundation and capacity of the education accreditation organization; determine operating scope of the education accreditation operation; anticipated the quantity and level structure of accreditors, organizational structure of the management mechanism, infrastructure conditions; plans, development roadmaps and solutions for each period;

c) The list of accreditors proposing the foundation of the education accreditation organization associated with certified copies of accreditor card and curriculum vitae verified by People's Committee of commune, ward, district town (if the proposer is organization or individual); the decision on the foundation of the organization (if the proposer is the organization); d) The proposed list of the Director, Vice Directors (if any) and members of the council of education accreditation associated with curriculum vitae verified at the workplace or by People's Committee of commune, ward, district town; certified copies of accreditor card and qualifications of accreditors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The written commitment to work full-time for the education accreditation organization of accreditors;

g) The draft of the regulations on the structure and operation of the education accreditation organization and internal expenditure;

h) The design of the website of the education accreditation organization.

2. The application for the license for education accreditation includes:

a) The application form for the license for education accreditation which clearly specify the name of the education accreditation organization; address of the headquarters and website; operating scope of the education accreditation operation suitable for the program for foundation or permission for foundation; in accordance with regulations on the structure and operation of the education accreditation organization and internal expenditure;

b) Certified copies of decision on the foundation or permission for foundation of education accreditation organization;

b) Certified copies of decision on appointment of the Director of the education accreditation organization;

c) The list of accreditors associated with curriculum vitae, certified copies of accreditor card and qualifications of accreditors;

d) The decision on the recruitment or labour contracts between the education accreditation organization and accreditors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) The confirmation minutes of capital contribution bearing the signature of the contributor and the head of the education accreditation organization or decision on funding allocation for the education accreditation organization of regulatory agencies suggesting the foundation and the document of the bank whose its headquarters is located in Vietnam confirming the account of the education accreditation organization.

Article 8. Adjusting the operating scope of an education accreditation organization

1. During the operating period, if the education accreditation organization has demand for the amendment to the operating scope, the education accreditation organization shall follow the procedure to request the Ministry of Education and Training to re-issue the license for education accreditation as prescribed at Clause 2 in Article 6 of this document.

2. The application for the re-issuance of the license for education accreditation shall comply with regulations specified at Clause 2 in Article 7 of this document.

Article 9. Renaming an education accreditation organization

1. The education accreditation organization must register the name change when its operating scope is changed and thus no longer appropriate to its name.

2. If the education accreditation wishes to change its name without any change to its operating scope, the Ministry of Education and Training shall consider the request at the time the education accreditation organization applies for the re-issuance of the operating license for the education accreditation as prescribed at point d Clause 2 in Article 6 of this Regulation.

3. The Minister of Education and Training shall consider permitting the reaming of the education accreditation organization within 20 working days from the day receiving the application for name change of the education accreditation organization.

Article 10. Suspension of an education accreditation organization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) It commits a fraud in pursuit of having the operating license for the education accreditation issued;

b) The issued license for education accreditation is claimed to be ultra vires as prescribed at point c Clause 2 in Article 6 of this document;

c) It fails to fulfill one of the conditions stipulated at point b and c of Clause 3 in Article 5 of this document during the operation process.

d) It fails to launch the operation of education accreditation within 12 months from the day receiving the license for education accreditation;

d) It conducts the education accreditation subjectively, dishonestly and accepts false result;

e) Other cases in compliance with regulations of the law.

2. The order, procedure for suspending the operation of the education accreditation organization:

a) When noticing that the education accreditation organization violates one of cases regulated at Clause 1 in this Article, the Ministry of Education and Training shall make the suspending application in which the reason for suspending the operation of education accreditation is clearly stated and inform the education accreditation organization.

b) The Minister of Education and Training shall consider and decide to suspend the operation of the education accreditation within 20 working days from the day informing the education accreditation organization that its violation have been caught.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. When the suspending time is expired, if causes for the suspension are reasoned out, the Minister of Education and Training shall permit the education accreditation organization to return to its business.

Article 11. Dissolution of an education accreditation organization

1. An education accreditation organization shall be dissolved in the following cases:

a) It seriously violates regulations on management, structure and operation of the education accreditation organization;

b) It fails to apply for registration or is not eligible to receive the operating license for the education accreditation after 6 months from the day the decision on the foundation or permission for foundation is made;

c) It fails to rectify the causes of the suspension by the end of the suspension time;

d) It fails to apply for extension of the license when the license expires or the application for extension is rejected;

d) It commits a violation for the purpose of being given the decision on the foundation or permission for foundation of the education accreditation organization;

e) The person who ultra vires signs the decision on the foundation or permission for foundation of the education accreditation as regulated in the Law on the amendment to some articles of Education Law, Tertiary Education and this document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Dissolution documents:

a) In case of voluntary dissolution (dissolution is requested by the founder of the education accreditation organization):

- The founder’s request for dissolution for which the explanation is provided;

- The document of unit affiliated with the Ministry of Education and Training requesting the dissolution of the education accreditation organization for which explanation is provided.

b) In case of involuntary dissolution:

- The request of functional entities affiliated with the Ministry of Education and Training asking for the dissolution of the education accreditation organization for which explanation is provided;

- The written explanation of the Ministry of Education and Training associated with the evidence of breaching the regulation of the education accreditation organization which leads to the dissolution as prescribed at from point a to e of clause 1 in this Article.

3. Procedures for the dissolution of the education accreditation organization:

a) In case of voluntary dissolution (dissolution is requested by the founder of the education accreditation organization):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Education and Training shall verify, consider, evaluate and request the Minister of Education and Training to issue the decision on the dissolution of the education accreditation organization within 30 working days from the day on which the application is received.

b) In case of involuntary dissolution (e.g. cases as prescribed at from point a to e in clause 1 of this Article):

- The Ministry of Education and Training shall make the dissolution application in which the dissolving reason must be clarified and inform the education accreditation organization.

- The Ministry of Education and Training shall verify, consider, evaluate and request the Minister of Education and Training to make the decision on the dissolution of the education accreditation organization within 30 working days from the day on which the making of dissolution application is notified to the education accreditation organization.

4. The reason for dissolution must be clearly specified in the decision on the dissolution of the education accreditation organization which is required to be posted on the website of the Ministry of Education and Training as soon as being signed for promulgation.

Chapter III

 ORGANIZATIONAL STRUCTURE, OPERATIONS, MISSIONS AND RESPONSIBILITIES OF EDUCATION ACCREDITATION ORGANIZATIONS

Article 12. The organizational structure and operations of an education accreditation organization

1. The education accreditation organization shall have the Director, Vice Director and Council of education accreditation; offices and professional divisions for the purpose of launching the operations of education accreditation. The Director, Vice Director and member of the Council of education accreditation must achieve all standard for accreditors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Director of the education accreditation organization shall decide to form the council of the education accreditation and professional divisions in pursuit of launching operations of the education accreditation organization.

4. The council of education accreditation:

a) The Council of the education accreditation shall shoulder the responsibility to inspect the education accreditation results and request the Director to recognize or not recognize education facilities and programs meeting the education quality standard.

 b) Components of the Council of the education accreditation consist of the chief of the education accreditation organization and professional divisions; some accreditors; representatives of relevant ministries, departments, education facilities, enterprises and occupational social organization. The member's quantity of the Council of the education accreditation shall be decided by the Director but it is required to be an odd number and there must be at least 9 members, in which:

- The Chairperson of the Council shall be the Director or Vice Director authorized by the Director of education accreditation organization.

- The Vice Chairperson of the Council shall be the Vice Director and chief of professional divisions of the education accreditation organization.

- The term in office of the Council's member is 5 years; however; the member is not allowed to serve in the office for more than two continuous terms. Members of the Council who are representatives of relevant ministries, departments, education facilities and occupational social organizations shall not be allowed to serve in the Council if they are no longer holding the position in the agency they represent for.

c) The Council shall have secretaries (in which the Head Secretary is a member of the Council) founded by the Director of the education accreditation organization due to the proposal of the Chairperson of the Council.

d) Working rules of the Council:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Council shall periodically have biannual meeting or be convened by the Chairperson. Decisions of the Council shall be only valid if they have at least two third votes of the members.

- The Council's member who is the representative of accredited education facility shall not attend the meeting of the Council when the result of education quality evaluation of the educational facility or program which that member used to work or is working for is being inspected.

5. Operations of the education accreditation organization shall include:

a) Organize the external evaluation operation for educational facilities and programs at the request of competent education facilities or authorities.

b) Consider and recognize educational facilities and programs meeting the standard of education quality;

c) Organize or involve in the organization of domestic and international evaluation operation of education quality.

Article 13. Functions, missions and responsibilities of the education accreditation organization

1. The education accreditation organization shall have the following functions:

a) Organize the evaluation operation and recognize educational facilities and programs meeting the standard of education quality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The education accreditation organization shall:

a) Make the decision on the foundation or permission for foundation, license for education accreditation, Regulations on structure and operation, list of accreditors of the education accreditation organization publicly available on its website and other public media;

d) The education accreditation organization shall have document for requesting the Ministry of Education and Training to expand its license if wishing to continue the operation within at least 30 days in advance of the expiration of the license.

c) Comply with regulations on standards of education quality evaluation, the procedure for education quality inspection, operating rules, conditions and standards of organizations and individuals entering the profession of education accreditation;

d) Organize operations of education quality inspection depending on the operating scope specified in the license for education accreditation;

d) Provide consultancy services of education quality inspection for education facilities; abide by all provisions in the consultancy service contract signed with education facilities and take responsibility for professional operations conducted by education accreditation organization.

e) Manage accreditors, officials and employees of the education accreditation organization;

g) Mange the finance and do the expenditure in accordance with the law in force;

h) Send the report in writing to the Ministry of Education and Training containing the current operation of education accreditation; changes during the year; advantages, disadvantages, proposals and information required to be provided to the Ministry of Education and Training prior to December 31 each year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Be responsible to the law, education facilities undergoing education accreditation and organizations and individuals using the results of education accreditation for the provided service.

b) Purchase occupational responsibility insurance for accreditors and establish a back-up fund for occupational risk in accordance with regulations of the Ministry of Finance;

c) Make compensation for damage caused by the education accreditation organization to the education facility undergoing education accreditation when operating the service of education accreditation and other relevant services; the compensation rate shall be dealed by both parties or decided by the competent authority of dispute settlement;

d) During the process of launching the operation of education accreditation, if noticing that the education facility undergoing accreditation breaches the law, the education accreditation organization shall take the responsibility to inform that education facility, the Ministry of Education and Training and supervisory authority of that education facility

d) Provide written applications and documents of education accreditation as required by the competent regulatory agencies in compliance with regulations of the law;

e) Take civil responsibility in accordance with regulations of the law; do not let any individual or organization use the name and infrastructures of the education accreditation organization to carry out the operation of education accreditation.

Article 14. Rights of the education accreditation organization

1. May conduct operations specified in the license for education accreditation.

2. Hire domestic and foreign experts to cooperate with accreditors in implementing service contracts or other education accreditation organizations as regulated by the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ask the education facility undergoing accreditation to opportunely provide all documents and information concerning the operation of education accreditation.

5. Examine, verify the information and evidence regarding the education facility undergoing education accreditation.

6. Suggest that competent agencies and individuals should carry out the professional inspection or take the position of the counselor regarding operations of education accreditation.

7. May refuse to provide the service of education accreditation.

8. Exercise other authority in accordance with regulations of the law.

Chapter IV

FINANCE OF EDUCATION ACCREDITATION ORGANIZATIONS

Article 15.The Funding source of education accreditation organizations

1. The funding source of the education accreditation organization founded by the State shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The investment funding for basic construction, reciprocal capital, funding for purchasing equipments and repairing fixed assets shall be allocated in the scope of the cost estimate of budget expenditure approved by the competent authority;

- The funding for undertaking missions of education accreditation ordered by the State:

- Regular operating funding: The regular operating subsidy from the State Budget shall not be provided for more than 3 first years of foundation depending on the cost estimate of state budget assigned by the competent authority each year;;

b) Non-business revenue sources: earning from fees as regulated; the activity of external evaluation for educational facilities and programs; consideration and recognization of educational facilities and programs meeting the standard of education quality; the organization or involvement in domestic and international activities of education quality evaluation and other non-business revenue (if any)

c) Sponsor capital, subsidy, presents from domestic and international organizations and individuals;

d) Other legal funding sources in accordance with regulations of the law (if any);

d) The financial mechanism of state-owned education accreditation organizations shall be operated according to that of public service provider in compliance with regulations of the Government and in consideration of the feature of education accreditation organization for the purpose of particularly regulating its financial mechanism in line the reality.

2. The funding source of non state education accreditation organizations shall include the source of operating funding of the organization through capital contribution of organizations and individuals and other legal funding sources as regulated. Non state education accreditation organizations shall use the same financial mechanism as that of private facilities doing business in the sector of education and training as regulated by the Government.

Article 16. Rights and financial obligations of an education accreditation organization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. After reasonably meeting all expenditure, education accreditation organizations shall take responsibility to fulfill the tax duty to the State in accordance with the law each year; in terms of the difference between the revenue and expenditure (if any), state-owned education accreditations organizations is entitled to establish a fund as regulated by laws applied to public service provider.

Article 17. Finance management of an education accreditation organization

1. The education accreditation organization shall adopt the financial policy in compliance with regulations of the competent authority.

2. The education accreditation organization shall make the finance publicly available and audit in accordance with the law./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 về Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.077

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.162.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!