BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2014/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
18 tháng 4 năm 2014
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 23 VÀ ĐIỀU 24 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ
06/2012/TT-BGDĐT NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục;
Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa
đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm
2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung
học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy
chế sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 của Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số
06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung
Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“ Điều 23. Tuyển sinh vào lớp đầu cấp trường
chuyên
1. Nguyên tắc tuyển sinh
a) Tuổi của học sinh tuyển sinh vào lớp đầu cấp trường
chuyên thực hiện theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
b) Đảm bảo lựa chọn được những học sinh có tư chất
thông minh, đạt kết quả học tập xuất sắc ở cấp trung học cơ sở, đủ năng lực học
lớp chuyên;
c) Đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng.
2. Kế hoạch tuyển sinh
a) Trường chuyên thuộc tỉnh: hàng năm, sở giáo dục
và đào tạo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển
sinh của trường chuyên;
b) Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học:
hàng năm, hiệu trưởng trường chuyên trình người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học
quản lý trường chuyên phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên;
c) Chậm nhất trước ngày thi tuyển 60 ngày, trường
chuyên thông báo tuyển sinh bằng văn bản đến các cơ quan quản lý giáo dục, các
trường học có đối tượng dự thi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
3. Sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học
quản lý trường chuyên (gọi chung là cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên)
quy định việc đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và điều kiện dự tuyển.
4. Tổ chức tuyển sinh
a) Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học
sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển theo quy định tại khoản
3 Điều này;
Việc sơ tuyển để chọn học sinh tham gia thi tuyển
vòng 2 được căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài
năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực và quốc tế;
- Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực 4 năm cấp
trung học cơ sở;
- Kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở;
- Kết quả đánh giá các chỉ số thông minh (IQ),
chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số đánh giá trí tuệ khác
(nếu có tổ chức đánh giá).
Cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định
cách thức quy ra điểm và mức sơ tuyển cần đạt của các tiêu chí để chọn học sinh
vào thi tuyển vòng 2.
b) Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học
sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1.
Việc thi tuyển có thể tổ chức độc lập hoặc kết hợp
với kỳ thi tuyển sinh vào lớp đầu cấp trung học phổ thông hàng năm.
- Cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định:
môn thi, hình thức thi và thời gian làm bài của mỗi môn thi theo từng lớp
chuyên; hệ số điểm bài thi, điểm xét tuyển vào lớp chuyên và lớp không chuyên
thuộc trường chuyên;
- Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp trường
chuyên ra quyết định thành lập các hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc
khảo;
- Việc tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi được
vận dụng theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện
hành;
- Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp trường
chuyên duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào trường chuyên.
5. Báo cáo kết quả thi tuyển sinh
a) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 8 hàng năm, cơ
quan quản lý trực tiếp trường chuyên báo cáo kết quả tuyển sinh với Bộ Giáo dục
và Đào tạo kết quả tuyển sinh.
b) Báo cáo tuyển sinh gồm:
- Kế hoạch tuyển sinh;
- Kết quả tuyển sinh gồm: môn thi, hình thức thi
và số lượng học sinh trúng tuyển vào mỗi lớp chuyên, cách thức xét tuyển và số
học sinh trúng tuyển vào mỗi lớp chuyên; cách thức xét tuyển và số học sinh
trúng tuyển vào mỗi lớp không chuyên (nếu có); đánh giá kết quả tuyển sinh (ưu
điểm, hạn chế) và những kiến nghị, đề xuất.
2. Điều
24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Tuyển bổ sung vào lớp chuyên
1. Hàng năm, trường chuyên có thể tổ chức thi
tuyển bổ sung vào các lớp chuyên.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp trường
chuyên quyết định việc tuyển bổ sung vào các lớp chuyên, quy định đối tượng, điều
kiện dự tuyển bổ sung, môn thi tuyển bổ sung và tổ chức thực hiện việc tuyển bổ
sung vào lớp chuyên.”
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 6 năm
2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo,
Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại học có trường trung học phổ
thông chuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|