Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 782/QĐ-UBND 2015 Đề án phát triển trường trung học chất lượng cao 2015 2025 Bắc Giang

Số hiệu: 782/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 07/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 782/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 07 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường trung học phthông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chun quốc gia;

Căn cứ Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 08/8/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 421/TTr-SGD&ĐT ngày 04 tháng 5 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025.

Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
-
Chủ tịch, các PCT UBND tnh;
-
TH, TKCT, CVP;
-Lưu: VT,VX1.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 07/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo Bắc Giang đã có những bước phát triển ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tiến bộ, luôn duy trì trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực, thi đại học, cao đẳng. Trong kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của các trường THCS điểm của các huyện, thành phố trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tạo nguồn học sinh giỏi cho các đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp, nâng cao chất lượng tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên và các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Thực tế, giáo dục THCS của Bắc Giang phát triển đồng đều, chất lượng khá tốt: bình quân hàng năm, số học sinh THCS xếp loại học lực giỏi trên 13%; đội ngũ giáo viên THCS có trình độ đào tạo trên chuẩn 60,5%, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mỗi chu kỳ đạt khoảng 26% và có đều ở các huyện, thành phố, đủ ở các bộ môn. Những căn cứ trên cho thấy Bắc Giang có cơ sở để phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao.

Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; thực hiện chủ trương “Hoàn thiện hệ thống trường phổ thông chất lượng cao các huyện, thành phố, đáp ng nhu cầu phát triển của giáo dục, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh đồng thời xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi các bộ môn, làm nòng cốt trong bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong toàn ngành...” đã được xác định tại Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 08/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, cần xây dựng hệ thống trường phổ thông thực hiện mô hình điểm, đi đầu trong thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thực hiện tốt mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh...,

Vì vậy, việc xây dựng “Đán phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2025” nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu THCS đảm bảo tính liên thông và phát triển bền vững đồng thời tạo nguồn tuyển sinh vào trường THPT Chuyên và các trường THPT trên toàn tỉnh, thúc đẩy việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là cần thiết.

II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

Các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia; số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 về ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;

Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 08/8/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 05/11/2014 của y ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 08/8/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 05/9/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

III. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Những kết quả đạt đưc

1.1. Kết quả chung của cấp THCS

Về quy mô, hệ thống trường, lớp: Toàn tỉnh có 223 trường THCS và 15 trường TH&THCS hệ công lập gồm 3.122 lớp với 95.123 học sinh.

Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Toàn bậc học có 8.110 người (cán bộ quản lý: 570; giáo viên: 6473; nhân viên: 1067), trong đó số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên 460 người đạt 5,67%; đảng viên 4.049 người, đạt 49,93%; cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn 4.907 người, đạt tỉ lệ 60,50%; giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kì 2011-2015 là có 372, đạt tỉ lệ 5,23%; tỉ lệ giáo viên/lp đạt 2,07.

Chất lượng giáo dục: Trung bình 03 năm học trở lại đây (năm 2012-2013 đến 2014-2015), tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 95%; xếp loại văn hóa từ trung bình trở lên đạt trên 96% (trong đó học sinh học lực giỏi 13,29%, học lực khá 40,4%); tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 96%, trong đó có trên 50% xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi; có 4.040 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và 219 học sinh đạt giải các kì thi quốc gia.

1.2. Đối với các trường THCS điểm

Hiện có 16 trường THCS trên toàn tỉnh được các huyện, thành phố chỉ đạo điểm về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, các trường này đã đạt chuẩn quốc gia, dẫn đầu về chất lượng giáo dục cấp THCS. Các trường THCS điểm có 724 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tỉ lệ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt 70%, có 296 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 108 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 2,27.

Chất lượng giáo dục phát triển ổn định và đạt cao: Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trên 96%; xếp loại học lực giỏi trên 35%, khá trên 38%. Điểm trung bình các môn thi vào lớp 10 THPT thuộc tốp đầu các trường THCS tại địa phương, trên 90% học sinh đỗ vào các trường THPT hệ công lập. Hàng năm, trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia, học sinh học tại các trường này đều làm nòng cốt cho các đội tuyển, tạo nguồn học sinh giỏi cho trường THPT Chuyên và lớp chất lượng cao của các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Trong 03 năm trở lại đây (năm 2012-2013 đến 2014-2015), có 1.435 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và 113 học sinh đạt giải các kì thi quốc gia.

Cơ sở vật chất trường lớp và thiết bị dạy học, hạ tầng về công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 95%, các phòng học bộ môn, thư viện, phòng truyền thống và các phòng làm việc khác, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học.

2. Hạn chế

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, còn thiếu so với yêu cầu, thiếu giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; công tác bồi dưỡng đội ngũ chưa có sự đổi mới về nội dung chương trình, hình thức và phương pháp tổ chức, nên chất lượng chưa cao. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn chưa đồng bộ, thiếu các phòng thực hành, phòng học bộ môn, sân chơi, bãi tập đạt chuẩn theo quy định. Các trường THCS điểm, công tác tuyển sinh chưa huy động triệt để số học sinh giỏi, học sinh năng khiếu vào trường; chất lượng giáo dục mũi nhọn hàng năm chưa bền vững; công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh chưa đổi mới, chưa phù hợp với học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.

IV. NỘI DUNG

1. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống trường THCS trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại; đội ngũ giáo viên chuyên môn nghiệp vụ giỏi; đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tạo nguồn tốt cho trường THPT Chuyên và các lớp chất lượng cao của các trường THPT trong tỉnh; là nòng cốt trong thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và công tác nghiên cứu khoa học; là mô hình điểm để triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Xây dựng và phát triển 10 trường THCS trọng điểm chất lượng cao

- Đối với 09 huyện: Phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao trên cơ sở các trường THCS điểm ở các thị trấn trung tâm huyện, cụ th:

Trường THCS Thị trấn An Châu-Thị trấn An Châu, huyện Sơn Động.

Trường THCS Trần Hưng Đạo - Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn.

Trường THCS Thị trấn Đồi Ngô - Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam.

Trường THCS Thị trấn Neo - Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng.

Trường THCS Thị trấn Vôi-Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang.

Trường THCS Thị trấn Thắng-Thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa.

Trường THCS Thị trấn Cao Thượng - Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.

Trường THCS Hoàng Hoa Thám - Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế.

Trường THCS Thân Nhân Trung - Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên.

- Đối với thành phố Bắc Giang: Xây dựng mới 01 trường THCS trọng điểm chất lượng cao (trước mắt tổ chức các lớp chất lượng cao ở 4 trường THCS Lê Lợi, Trần Phú, Ngô Sĩ Liên, Hoàng Hoa Thám).

- Khuyến khích các huyện có điều kiện xây dựng mới trường THCS trọng điểm chất lượng cao riêng.

- Mở rộng quy mô các trường THCS trọng điểm chất lượng cao để thu hút khoảng 25-35% học sinh có học lực giỏi, học sinh năng khiếu trên địa bàn huyện, thành phố vào học, chiếm 7-10% trong số học sinh cấp THCS trên toàn tỉnh. Mỗi trường có từ 14 đến 21 lớp, trong đó có từ 6 đến 16 lớp chất lượng cao, mỗi lớp chất lượng cao không quá 35 học sinh. Việc tuyển sinh vào các lớp chất lượng cao ở các huyện, thành phố thực hiện cho các khối lớp 7, 8 và 9. Môn học nâng cao thực hiện ở các khối lớp là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và các môn học khác ở lớp 8, 9.

1.2.2. Về chất lượng giáo dục

Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, củng cố chất lượng mũi nhọn. Là những trường dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện, 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá, có kỹ năng sống, ý thức công dân tốt; 80% học sinh trở lên xếp loại học lực khá-giỏi, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm và học lực yếu, kém.

Đến năm 2020, có 100% học sinh được học tin học; có từ 20% trở lên học sinh có khả năng đọc, hiểu và giải một số bài tập các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; 100% số học sinh lp chất lượng cao được tuyển vào trường THPT Chuyên và các lớp chất lượng cao của các trường THPT trên địa bàn.

1.2.3. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

Đến năm 2025, có 100% cán bộ quản lý và 80% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn, ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong dạy học và quản lý; không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, 75% trở lên là giáo viên giỏi các cấp, không có giáo viên trung bình và yếu về chuyên môn. Mỗi giáo viên dạy lớp chất lượng cao mỗi năm học có ít nhất 01 chuyên đề có chất lượng về chuyên môn thuộc môn dạy, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên cấp THCS.

1.2.4. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Xây dựng cơ svật chất và thiết bị trường học đảm bảo đạt chuẩn quốc gia và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông (cấp THCS) và nhiệm vụ giáo dục chất lượng cao.

Mở rộng diện tích đất trường học, quy hoạch xây dựng mới, bổ sung cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, bảo đảm đủ điều kiện cho các hoạt động giáo dục toàn diện, đáp ứng 80% trở lên (với các trường khu vực miền núi) và 60% trở lên (các trường khu vực trung du, đồng bằng) về nhu cầu học sinh ở nội trú, bán trú. Cụ thể:

- Tại thành phố Bắc Giang: Xây dựng 01 trường mới với diện tích 10.000m2, có 16 phòng học kiên cố, 8 phòng học bộ môn, 3 phòng chờ, khối nhà chức năng với diện tích 1.200 m2.

- Tại 9 huyện: Mở rộng 66.000m2 đất; xây mới 40 phòng học, 18 phòng học bộ môn; xây dựng 7.360 m2 nhà ký túc xá cho học sinh, 1.840 m2 nhà bếp; mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Công tác tuyên truyền

Tuyên truyền sâu rộng về mục đích, kế hoạch, nội dung, nhiệm vụ xây dựng trường THCS trọng điểm chất lượng cao tới các cấp, các ngành, nhân dân địa phương nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và hành động để việc xây dựng và phát triển các trường này đạt mục tiêu đề ra.

2.2. Công tác tuyển sinh

Tuyển 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học của địa bàn nơi trường đóng có nguyện vọng vào học lớp 6 (thực hiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo). Đối với các lớp chất lượng cao, tuyển học sinh từ lớp 7, 8, 9. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và giao chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể hàng năm cho từng trường.

Hàng năm, bổ sung một số học sinh đạt giải cao trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, thành phố, cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia vào học tại các lớp chất lượng cao, đồng thời luân chuyển những học sinh không đáp ứng được yêu cầu sang học ở các lớp khác trong hoặc ngoài nhà trường, phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh và phụ huynh học sinh, bảo đảm sĩ số không quá 35 học sinh/lớp.

(Chi tiết tại biểu số 1)

2.3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

Tuyển chọn, bổ sung, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chất lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của trường trọng điểm chất lượng cao.

Cán bộ quản lý có trình độ đào tạo trên chuẩn, năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao; giáo viên dạy các trường THCS trọng điểm chất lượng cao phải có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, phẩm chất đạo đức tốt, ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong dạy học. Riêng giáo viên dạy các lớp chất lượng cao phải là giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, mỗi giáo viên dạy lp chất lượng cao mỗi năm học có ít nhất 01 chuyên đề có chất lượng về chuyên môn thuộc môn dạy.

Hằng năm, thực hiện luân chuyển đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực, hiệu quả dạy học.

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phối hp với các trường đại học trong nước và quốc tế thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên.

2.4. Nâng cao chất lượng dạy, học

Các trường THCS trọng điểm chất lượng cao chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục toàn diện; linh hoạt trong việc xây dựng chương trình dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đáp ứng phát triển năng lực học sinh.

Thực hiện tốt nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi và công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên tổ chức và hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học; đa dạng hình thức dạy học; ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong dạy học; nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ và tin học. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục lý tưởng, truyền thống, pháp luật và ý thức công dân; tăng cường giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh.

Xây dựng hệ thống tiêu chí, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục để đánh giá chất lượng một cách khoa học, khách quan, công bằng, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên và học sinh vươn lên.

Thường xuyên giao lưu với các trường THCS trọng điểm chất lượng cao trong tỉnh và cả nước, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh được học tập, trao đi kinh nghiệm.

2.5. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị dạy học

Các địa phương quan tâm bố trí ngân sách và lồng ghép các chương trình, dự án, đồng thời thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư xây dng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đáp ng yêu cầu tổ chức các hoạt động dạy và học đối với trường THCS trọng đim chất lượng cao.

Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án 166.100 triệu đồng.

(Chi tiết tại biu số 2)

Nguồn kinh phí đầu tư do ngân sách cấp huyện, xã đảm nhiệm; ngân sách do tỉnh quản lý (ngân sách tỉnh và trung ương htrợ) và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2.6. Ưu tiên chế độ làm việc đối với giáo viên

Giáo viên được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách hiện hành, ngoài ra 01 tiết giảng dạy của giáo viên dạy lớp chất lượng cao thuộc môn nâng cao được tính bằng 2,0 tiết quy chun theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án, giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, trin khai và tng hợp tình hình thực hiện Đán; chủ trì phối hp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố cụ thể hóa nội dung Đán và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn.

Hàng năm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để các địa phương thực hiện Đ án.

Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh theo từng năm, từng giai đoạn và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ.

2. Sở Kế hoch và Đầu tư

Phối hp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ các huyện, thành phố kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học; hướng dẫn các địa phương lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đ án.

3. S Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn việc thanh, quyết toán. Chỉ đạo, kiểm tra việc tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn thực hiện Đ án.

4. SNội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường THCS trọng điểm chất lượng cao.

5. SXây dựng

Chủ trì việc hướng dẫn các địa phương lựa chọn thiết kế xây dựng phù hợp với tng loại hình công trình; phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục xây dựng cơ bản.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, rà soát tình hình sử dụng đất, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường học theo quy định.

7. UBND các huyện, thành phố

Trên cơ sở Đán của tỉnh, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đán đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực và hỗ trợ ngân sách cấp huyện cho các xã, phường, thị trấn để tổ chức thực hiện Đán. Căn cứ tình hình thực tế các huyện có thể xây dựng mới trường THCS trọng điểm chất lượng cao (chỉ có các lớp chất lượng cao) không nhất thiết phát triển từ trường THCS điểm hiện nay.

Tuyển chọn, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của trường trọng điểm chất lượng cao.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Đ án trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định./.

 

QUY MÔ PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG THCS CHẤT LƯỢNG CAO

Biểu số 1

TT

Huyện TP

Trường THCS

TS lớp

TS học sinh

Lớp CLC

TS học sinh lp CLC

Ghi chú

1

Sơn Động

Thị trn An Châu

14

450

6

200

Mỗi khối 7, 8, 9 có 2 lớp chất lượng cao

2

Lục Ngạn

Trn Hưng Đạo

17

710

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

3

Lục Nam

Thị trấn Đồi Ngô

21

780

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

4

Yên Thế

Hoàng Hoa Thám

17

700

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

5

Lạng Giang

Thị trấn Vôi

21

780

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

6

Tân Yên

TTr. Cao Thượng

21

780

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

7

Yên Dũng

Thị trấn Neo

21

780

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

8

Hiệp Hòa

Thị trấn Thắng

21

780

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

9

Việt Yên

Thân Nhân Trung

21

780

9

315

Mỗi khối 7, 8, 9 có 3 lớp chất lượng cao

10

Bắc Giang

Xây dựng mới

16

480

12

420

Mỗi khối 7, 8, 9 có 4 lớp chất lượng cao

 

Cộng

 

190

7020

90

3140

 

 

BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CAO

Biểu số 2

TT

Trường THCS

Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (triệu đồng)

Ghi chú

Mở rộng đất

Phòng học

Nhà ký túc xá

Nhà bếp, ăn

Phòng bộ môn

Tiền TB, ĐD

TS tiền

m2

Tiền

SL

Tiền

m2

Tiền

m2

Tiền

SL

Tiền

1

TTr. An Châu

10000

2,000

5

2,750

640

3,840

160

960

2

1,300

1,000

11,850

160 hs ở bán trú

2

Trần Hưng Đạo

5000

1,000

2

1,100

1040

6,240

260

1,560

2

1,300

1,000

12,200

290 hs ở bán trú

3

TTr. Đồi Ngô

5000

1,000

2

1,100

1040

6,240

260

1,560

2

1,300

1,000

12,200

290 hs ở bán trú

4

Hoàng Hoa Thám

10000

2,000

3

1,650

1040

6,240

260

1,560

2

1,300

1,000

13,750

290 hs ở bán trú

5

TTr. Vôi

6000

1,200

4

2,200

720

4,320

180

1,080

2

1,300

1,000

11,100

180 hs ở bán trú

6

TTr. Cao Thượng

5000

1,000

2

1,100

720

4,320

180

1,080

2

1,300

1,000

9,800

180 hs ở bán trú

7

TTr. Neo

10000

2,000

4

2,200

720

4,320

180

1,080

2

1,300

1,000

11,900

180 hs ở bán trú

8

TTr. Thắng

10000

2,000

9

4,950

720

4,320

180

1,080

2

1,300

1,000

14,650

180 hs ở bán trú

9

Thân Nhân Trung

5000

1,000

9

4,950

720

4,320

180

1,080

2

1,300

1,000

13,650

180 hs ở bán trú

 

Cộng huyện

66,000

13,200

40

22,000

7,360

44,160

1,840

11,040

18

11,700

9,000

111,100

 

10

TP. Bắc Giang

15000

Xây dựng trường mới quy mô 12 lp chất lượng cao

55,000

 

 

Cộng chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

166,100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng 01 phòng học: 550 triệu đồng

Xây dựng 01m2 nhà bán trú, nhà bếp, nhà ăn: 6 triệu đồng (04m2 nhà bán trú và 01m2 nhà bếp, nhà ăn cho 01hs bán trú)

Xây dựng 01 phòng TN, TH: 650 triệu đồng

Tiền giải phóng mặt bằng (đất): 200000 đồng /m2

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 782/QĐ-UBND ngày 07/05/2015 về việc phê duyệt Đề án phát triển trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.085

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.92.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!