Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 590/QĐ-BNN-TCCB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Minh Nhạn
Ngày ban hành: 26/04/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 590/QĐ-BNN-TCCB

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

Xét Tờ trình của các chủ tịch hội đồng nghiệm thu nghề (thành lập theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho 30 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp và khuyến nghị áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp, tham gia dạy nghề lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đối với các nghề có tên dưới đây.

1. Nghề: Trồng cây làm gia vị (hành, tỏi, ớt) (Phụ lục 1);

2. Nghề: Nhân giống và trồng khoai tây (Phụ lục 2);

3. Nghề: Trồng bầu, bí, dưa (Phụ lục 3);

4. Nghề: Nuôi dê, thỏ (Phụ lục 4);

5. Nghề: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ (Phụ lục 5);

6. Nghề: Trồng rau hữu cơ (Phụ lục 6);

7. Nghề: Trồng hoa lily, hoa loa kèn (Phụ lục 7);

8. Nghề: Trồng tre lấy măng (Phụ lục 8);

9. Nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu (Phụ lục 9);

10. Nghề: Trồng và sơ chế gừng, nghệ (Phụ lục 10);

11. Nghề: Trồng nho (Phụ lục 11);

12. Nghề: Trồng chuối (Phụ lục 12);

13. Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong (Phụ lục 13);

14. Nghề: Chế biến hải sản khô (Phụ lục 14);

15. Nghề: Chế biến rau quả (Phụ lục 15);

16. Nghề: Trồng hồi, quế, sả lấy tinh dầu (Phụ lục 16);

17. Nghề: Trồng lúa cạn (Phụ lục 18);

18. Nghề: Nhân giống và trồng tràm trên đất ngập, phèn (Phụ lục 18);

19. Nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt (Phụ lục 19);

20. Nghề: Nuôi tôm càng xanh (Phụ lục 20);

21. Nghề: Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy (Phụ lục 21);

22. Nghề: Trồng cây lâm sản ngoài gỗ (song, mây, trám trắng, táo mèo) (Phụ lục 22);

23. Nghề: Nuôi cá rô đồng (Phụ lục 23);

23. Nghề: Nuôi cua đồng (Phụ lục 24);

25. Nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê (Phụ lục 25);

26. Nghề: Vận hành, bảo trì máy tàu cá (Phụ lục 26);

27. Nghề: Nuôi cá bống tượng (Phụ lục 27);

28. Nghề: Sản xuất giống tôm sú (Phụ lục 28);

29. Nghề: Câu vàng cá ngừ đại dương (Phụ lục 29);

30. Nghề: Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh (Phụ lục 30);

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng các trường thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp các nghề quy định tại Điều 1 và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Tổng cục Dạy nghề (phối hợp);
- Lưu: VT, TCCB.

TUQ. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ




Nguyễn Minh Nhạn

 

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ (HÀNH, TỎI, ỚT)
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng cây làm gia vị (hành, tỏi, ớt)

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng đào tạo: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng cây làm gia vị”.

Số lượng mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức: trình bày được các bước công việc sau:

+ Chuẩn bị giống để trồng cây làm gia vị theo hướng VietGAP

+ Chuẩn bị đất và phân bón để trồng cây làm gia vị theo hướng VietGAP

+ Trồng và chăm sóc cây làm gia vị đúng quy trình theo hướng VietGAP

+ Thu hoạch, phân loại, làm sạch và sơ chế sản phẩm theo hướng VietGAP

+ Tiếp cận thị trường, quảng cáo sản phẩm, lựa chọn đối tác, bán hàng và hạch toán thu chi

- Kỹ năng: có khả năng thực hiện

+ Chuẩn bị được giống hành, tỏi, ớt để trồng theo hướng VietGAP

+ Chuẩn bị được đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt theo hướng VietGAP

+ Trồng, chăm sóc hành, tỏi, ớt đúng yêu cầu kỹ thuật theo hướng VietGAP

+ Nhận biết được các đối tượng hại hành, tỏi, ớt và tiến hành được các biện pháp phòng trừ có hiệu quả

+ Thu hoạch, làm sạch, phân loại, sơ chế, bảo quản hành, tỏi ớt theo hướng VietGAP

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề “Trồng cây làm gia vị”.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây làm gia vị”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất hành, tỏi, ớt tại hộ gia đình hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng cây làm gia vị”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 94 giờ

+ Thời gian học thực hành: 346 giờ.

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị giống hành, tỏi, ớt để trồng

68

12

49

7

MĐ 02

Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt

92

16

68

8

MĐ 03

Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành

100

22

70

8

MĐ 04

Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi

100

22

70

8

MĐ 05

Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt

100

22

70

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

20

Tổng cộng

480

94

327

59

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (59 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (19 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề:

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây làm gia vị” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập Mô đun 03: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành; Mô đun 04: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi; Mô đun 05: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt cho các học viên và cấp giấy chứng nhận cho người học đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị giống hành, tỏi, ớt” để trồng có thời gian đào tạo là 68 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 7 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng nghề để thực hiện các công việc lựa chọn giống, chuẩn bị giống hành, tỏi, ớt để trồng đạt chất lượng và hiệu quả cao theo hướng VietGAP.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt” có thời gian đào tạo là 92 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng nghề để thực hiện các công việc chọn đất, vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất, làm đất, lên luống, chuẩn bị phân bón, rạch hàng bón phân lót để trồng hành, tỏi, ớt che phủ đất bằng màng nilon và rơm rạ theo hướng VietGAP.

- Mô đun 03: “Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành” có thời gian đào tạo là 100 giờ trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xử lý giống trước khi trồng; Trồng; Chăm sóc; Phòng trừ sâu bệnh hại; Thu hoạch, phân loại và làm sạch sản phẩm; Sơ chế, bảo quản và tiêu thụ hành theo hướng VietGAP.

- Mô đun 04: “Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi” có thời gian đào tạo là 100 giờ trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xử lý giống trước khi trồng; Trồng; Chăm sóc; Phòng trừ sâu bệnh hại; Thu hoạch, phân loại và làm sạch sản phẩm; Sơ chế, bảo quản và tiêu thụ tỏi theo hướng VietGAP.

- Mô đun 05: “Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt” có thời gian đào tạo là 100 giờ trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xử lý giống trước khi trồng; Trồng; Chăm sóc; Phòng trừ sâu bệnh hại; Thu hoạch, phân loại và làm sạch sản phẩm; Sơ chế, bảo quản và tiêu thụ ớt theo hướng VietGAP.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác:

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nông nhàn, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất hành, tỏi, ớt để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng hành, tỏi, ớt và một số cơ sở sơ chế hành, tỏi, ớt ở địa phương có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác nếu có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NHẬN GIỐNG VÀ TRỒNG KHOAI TÂY
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nhân giống và trồng khoai tây

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nhân giống và trồng khoai tây”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức

+ Trình bày được các nội dung cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất cho 01 vụ trồng khoai tây.

+ Mô tả được quy trình khảo sát đánh giá, chọn đất trồng khoai tây.

+ Trình bày được quy trình làm đất và các tiêu chuẩn cần đạt được trong việc vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất, làm đất lên luống và bón lót trước khi trồng khoai tây.

- Kỹ năng

+ Thực hiện được việc khảo sát đánh giá đất, chọn đất cho mục đích trồng khoai tây.

+ Thực hiện thành thạo các bước công việc trong vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất chua, xử lý mầm mong sâu bệnh hại trong đất.

+ Xác định được loại phân bón và tính toán lượng phân bón cần thiết sử dụng cho việc bón lót trước khi trồng khoai tây.

+ Thực hiện thành thạo kỹ thuật bón phân lót, lấp phân trước khi trồng khoai tây.

- Thái độ

+ Có thái độ bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường.

+ Tuân thủ nghiêm quy trình, quy phạm trong việc khảo sát đánh giá chọn đất, làm đất, bón phân lót trước khi trồng khoai tây.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nhân giống và trồng khoai tây”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất nhân giống khoai tây hoặc trồng khoai tây thương phẩm tại hộ hoặc trang trại gia đình (gia trại); người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Nhân giống và trồng khoai tây”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó thời gian ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 20 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 112 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 328 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã mô đun

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ01

Chuẩn bị trồng khoai tây

76

20

52

4

MĐ02

Trồng khoai tây nhân giống

80

20

56

4

MĐ03

Trồng khoai tây thương phẩm

80

20

52

8

MĐ04

Chăm sóc khoai tây

84

20

56

8

MĐ05

Phòng trừ dịch hại khoai tây

80

20

52

8

MĐ06

Thu hoạch và bảo quản khoai tây

60

12

40

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

112

308

60

Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nhân giống và trồng khoai tây” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng khác có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình nghề “Nhân giống và trồng khoai tây” gồm 06 mô đun sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị trồng khoai tây” có thời gian đào tạo là 76 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề để thực hiện các công việc lập kế hoạch sản xuất, phương pháp chọn đất và kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng, làm đất, lên luống, bón lót chuẩn bị cho việc trồng khoai tây đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Trồng khoai tây nhân giống” có thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra; Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về các điều kiện cách ly đối với khu vực nhân giống khoai tây; yêu cầu về nguồn giống cho việc nhân giống cấp xác nhận; kỹ thuật xử lý giống và trồng khoai tây nhân giống; kỹ thuật chọn lọc khử bỏ cây khác, dạng cây bị bệnh hại nguy hiểm.

- Mô đun 03: “Trồng khoai tây thương phẩm” có thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về phương pháp xử lý củ giống trước khi trồng; phương pháp bẻ mầm, cắt tách củ (đối với củ có kích thước lớn); phương pháp trồng và chăm sóc ruộng khoai tây sau trồng.

- Mô đun 04: “Chăm sóc khoai tây” có thời gian đào tạo là 84 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây khoai tây, bao gồm: bón thúc, tưới tiêu nước, vun xới, làm cỏ đối với khoai tây giống và khoai tây thương phẩm.

- Mô đun 05: “Phòng trừ dịch hại khoai tây” có thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về phương pháp điều tra sâu bệnh hại; đặc điểm nhận biết; đặc tính sinh sống, gây hại và biện pháp phòng trừ các loại dịch hại chính hại khoai tây

- Mô đun 06: “Thu hoạch và bảo quản khoai tây” có thời gian đào tạo là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra; mô đun này cung cấp cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về phương pháp thu hoạch, phân loại, xử lý đóng gói; bảo quản khoai tây giống và khoai tây thương phẩm; phương pháp kiểm tra xử lý khoai tây trong quá trình bảo quản và phương pháp đánh giá củ giống sau bảo quản.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

Đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học với nội dung, hình thức và thời lượng theo hướng dẫn sau:

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức kỹ năng nghề

1

2

Kiến thức nghề

Kỹ năng nghề

Vấn đáp, hoặc trắc nghiệm

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 60 phút

Không quá 19 giờ

3. Các chú ý khác

Số học viên nên bố trí khoảng 25 - 30 người/lớp (có thể thay đổi phù hợp với tình hình cụ thể).

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm bắt đầu vụ trồng hoặc nhân giống khoai tây.

Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây khoai tây để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất khoai tây thương phẩm hoặc nhân giống khoai tây có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG BÀU, BÍ, DƯA CHUỘT
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng bầu, bí, dưa chuột

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề trồng bầu, bí, dưa chuột

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Mô tả được các bước làm đất, làm giàn, làm hệ thống tưới, tiêu nước phù hợp cho từng loại cây.

+ Xác định được kiến thức cơ bản về chuẩn bị giống, lựa chọn đất và chất điều hòa sinh trưởng đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây bầu, bí, dưa chuột.

+ Hiểu và thực hiện được việc thụ phấn bổ sung cho cây bầu, bí, dưa chuột.

+ Liệt kê được các phương pháp trồng và chăm sóc cây bầu, bí, dưa chuột.

+ Trình bày được kỹ thuật thu hái và bảo quản sản phẩm.

+ Trình bày được cách sử dụng và bảo trì trang thiết bị sử dụng trong nghề trồng bầu, bí, dưa chuột.

+ Phân biệt được việc sản xuất cây bầu, bí, dưa chuột theo phương pháp truyền thống và sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được đất trồng phù hợp với từng loại cây bầu, bí, dưa chuột;

+ Thực hiện làm đất, làm giàn đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại cây;

+ Lựa chọn được giống bầu, bí, dưa chuột phù hợp với điều kiện của cơ sở và nhu cầu thị trường;

+ Làm được hệ thống tưới tiêu phù hợp với yêu cầu của cây;

+ Lựa chọn được các chất điều tiết sinh trưởng đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của từng giống bầu, bí, dưa chuột;

+ Thực hiện được việc thụ phấn bổ sung cho cây bầu, bí, dưa chuột đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ để trồng và chăm sóc bầu, bí, dưa chuột đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Tổ chức được khâu bán hàng mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề trồng bầu, bí, dưa chuột, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất bầu, bí, dưa chuột tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề trồng bầu, bí, dưa chuột.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 03 tháng.

- Thời gian học tập: 12 tuần.

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn thi và kiểm tra kết thúc khóa học là 16).

2. Phân bổ thời gian học tập

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 84 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 396 giờ.

II. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng

94

16

70

8

MĐ 02

Trồng và chăm sóc bầu

70

13

51

6

MĐ 03

Trồng và chăm sóc bí

90

16

66

8

MĐ 04

Trồng và chăm sóc dưa chuột

120

24

86

10

MĐ 05

Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

90

15

67

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

84

340

56

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (56 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (16 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng bầu, bí, dưa chuột” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun 02 đến mô đun 04 và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Trồng bầu, bí, dưa chuột” bao gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng” có thời gian học tập là 94 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc thường xuyên chuẩn bị đất, nước, phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật.

- Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc bầu” có thời gian đào tạo là 70 giờ trong đó có 13 giờ lý thuyết, 51 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chuẩn bị cây giống cho các loại bí như bí xanh, bí ngô và bí thu hoạch ngọn, đưa cây giống ra ruộng trồng, chăm sóc đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc bí” có thời gian đào tạo là 90 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chuẩn bị cây giống, đưa ra ruộng trồng, chăm sóc, thụ phấn bổ sung đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc dưa chuột” có thời gian đào tạo là 120 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chuẩn bị cây giống, đưa ra ruộng trồng, chăm sóc đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm có thời gian đào tạo là 90 giờ trong đó có 15 giờ lý thuyết, 67 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc thu hái, sơ chế, quảng bá, bán sản phẩm và tính toán được hiệu quả kinh tế.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm thích hợp, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất bầu, bí, dưa chuột có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 4

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ NUÔI DÊ, THỎ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nuôi dê, thỏ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề nuôi dê, thỏ.

Số lượng mô đun đào tạo: 6 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được các công việc cần làm trong chuẩn bị giống dê, thỏ và chuẩn bị thức ăn cho dê, thỏ.

+ Mô tả được các công việc cần làm trong nuôi dưỡng và chăm sóc dê, thỏ.

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị giống và thức ăn nuôi dê, thỏ theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cao.

+ Nuôi dưỡng và chăm sóc dê, thỏ đúng quy trình kỹ thuật.

- Thái độ:

+ Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê, thỏ.

+ Bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi dê, thỏ.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức nuôi dê, thỏ ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, trang trại, hoặc làm việc tại hợp tác xã và các cơ sở chăn nuôi khác.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 360 giờ.

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP:

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị giống dê, thỏ

72

12

52

8

MĐ 02

Chuẩn bị thức ăn cho dê, thỏ

68

12

48

8

MĐ 03

Nuôi dưỡng dê

72

12

52

8

MĐ 04

Chăm sóc dê

104

20

72

12

MĐ 05

Nuôi dưỡng thỏ

64

12

44

8

MĐ 06

Chăm sóc thỏ

84

12

62

10

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

80

330

70

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra 70 giờ bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (30 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp “Nuôi dê, thỏ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một, hoặc một số mô đun liên quan cho người học và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình nghề “Nuôi dê, thỏ” bao gồm 06 mô đun như sau:

- Mô đun 1: “Chuẩn bị giống dê, thỏ” có thời gian đào tạo là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Đặc điểm sinh học của dê, thỏ; Xác định các giống dê, thỏ cần nuôi; Chọn lọc giống dê, thỏ; Nhân giống dê, thỏ; Theo dõi và quản lý giống đạt chất lượng và hiệu quả.

- Mô đun 2: “Chuẩn bị thức ăn cho dê, thỏ” có thời gian đào tạo là 68 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Các loại thức ăn cho dê, thỏ; phối trộn thức ăn cho dê, thỏ; chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ đạt chất lượng và hiệu quả.

- Mô đun 3: “Nuôi dưỡng dê” có thời gian đào tạo là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Nuôi dưỡng dê đực giống, nuôi dưỡng dê cái sinh sản; nuôi dưỡng dê thịt; nuôi dưỡng dê vắt sữa đạt chất lượng và hiệu quả

- Mô đun 4: “Chăm sóc dê” có thời gian đào tạo là 104 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuồng trại nuôi dê; vận động tắm, chải cho dê; Phân đàn, ghép đàn; phối giống cho dê; đỡ đẻ cho dê; vắt sữa dê; phòng và trị bệnh cho dê đạt chất lượng và hiệu quả.

- Mô đun 5: “Nuôi dưỡng thỏ” có thời gian đào tạo là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Nuôi dưỡng thỏ đực giống; Nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản; Nuôi dưỡng thỏ con; Nuôi dưỡng thỏ thịt đạt chất lượng và hiệu quả.

- Mô đun 6: “Chăm sóc thỏ” có thời gian đào tạo là 84 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuồng trại nuôi thỏ; Vận động cho thỏ; Phân đàn, ghép đàn; Phối giống cho thỏ; Đỡ đẻ cho thỏ; Phòng và trị bệnh cho thỏ đạt chất lượng và hiệu quả.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề “Nuôi dê thỏ” trình độ sơ cấp cần được tổ chức tại hiện trường có đủ cơ sở vật chất cần thiết vào thời điểm nông nhàn tại các địa phương. Cũng có thể tổ chức dạy tại cơ sở dạy nghề đáp ứng được yêu cầu về điều kiện thực hiện của chương trình dạy nghề.

- Trong quá trình học nên tổ chức cho học viên tham quan các mô hình chăn nuôi dê, thỏ tiên tiến, học tập kinh nghiệm của người sản xuất giỏi và thành đạt trong nghề, hoặc tham gia hội thi chăn nuôi dê, thỏ giỏi.

- Có thể tổ chức dạy nghề thành nhiều đợt phù hợp với điều kiện học tập của bà con nông dân và gắn với chu kỳ sinh trưởng của dê, thỏ.

 

PHỤ LỤC 5

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CHĂN NUÔI GÀ, LỢN HỮU CƠ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ”.

Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chi sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức

+ Liệt kê được những điều kiện cần chuẩn bị để nuôi gà, lợn hữu cơ

+ Mô tả được đặc điểm của một số giống gà, lợn phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ

+ Trình bày được kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc gà, lợn hữu cơ

+ Trình bày được biện pháp phòng và điều trị bệnh trong chăn nuôi gà, lợn hữu cơ

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị được các điều kiện để chăn nuôi gà, lợn hữu cơ

+ Chọn được giống gà, lợn để nuôi theo phương thức hữu cơ

+ Thực hiện được việc nuôi dưỡng, chăm sóc gà, lợn theo phương thức hữu cơ

+ Thực hiện được việc phòng và trị bệnh trong chăn nuôi hữu cơ

- Thái độ:

+ Có ý thức bảo vệ môi trường

+ Tuân thủ quy trình phòng bệnh

2. Cơ hội việc làm:

Người học sau khi học xong nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ thường được bố trí làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực nuôi lợn gà, hữu cơ hoặc có thể tự làm tại gia đình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra hết khóa học là 20 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 96 giờ

+ Thời gian học thực hành: 324 giờ

II. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP:

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Nuôi gà thịt

70

16

48

6

MĐ 02

Nuôi gà đẻ

70

16

48

6

MĐ 03

Nuôi lợn con

70

16

48

6

MĐ 04

Nuôi lợn choai

70

12

52

6

MĐ 05

Nuôi lợn vỗ béo

70

12

52

6

MĐ 06

Nuôi lợn nái

70

16

48

6

MĐ 07

Tiêu thụ sản phẩm

40

8

28

4

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

96

324

60

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun: nuôi gà thịt, nuôi gà đẻ, nuôi lợn nái và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình gồm 07 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 1: “Nuôi gà thịt” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi gà thịt; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho gà đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 2: “Nuôi gà đẻ” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi gà đẻ; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho gà đẻ đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 3: “Nuôi lợn con” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn con; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho lợn con đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 4: “Nuôi lợn choai” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết; 52 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn choai; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho lợn choai đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 5: “Nuôi lợn vỗ béo” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết; 52 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn vỗ béo; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và bệnh cho lợn vỗ béo đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 6: “Nuôi lợn nái” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn nái; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho lợn nái đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 7: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 40 giờ trong đó có 8 giờ lý thuyết; 28 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: quảng bá chất lượng sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu thị trường, chọn địa điểm bán hàng đạt hiệu quả cao

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghể

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác:

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nông nhàn. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của vật nuôi, để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở chăn nuôi có uy tín;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 6

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG RAU HỮU CƠ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng rau hữu cơ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng rau hữu cơ”

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về sản xuất rau hữu cơ: Chọn đất, làm phân ủ, chế biến thuốc thảo mộc, trồng cây xua đuổi, cây hàng rào

+ Nêu được các điểm chính trong quy trình về trồng các cây rau: gieo hạt, trồng cây, chăm sóc, quản lý dịch hại, thu hoạch và sơ chế sản phẩm theo tiêu chuẩn PGS ( Hệ thống đảm bảo có sự tham gia).

+ Nhận biết được một số loại giống cây rau, phân bón.

+ Xác định được loại sâu hại chính và đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp.

+ Sử dụng được các công thức luân canh trong phòng trừ sâu bệnh.

+ Vận dụng quy trình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS vào mô hình trồng rau tại địa phương.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện nghiên cứu thị trường và lập được kế hoạch, tổ chức kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cây rau hữu cơ đạt hiệu quả.

+ Thực hiện thành thạo các thao tác ủ phân hữu cơ, chế biến thuốc thảo mộc, sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm cây rau theo phương pháp hữu cơ.

+ Tổ chức quản lý sản xuất trồng rau hữu cơ có hiệu quả, theo đúng theo tiêu chuẩn PGS.

- Thái độ:

+ Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.

+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.

+ Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng

2. Cơ hội việc làm

Người có chứng chỉ sơ cấp nghề kỹ thuật trồng rau hữu cơ có thể bố trí làm việc tại trang trại, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất rau hữu cơ;

Có thể trực tiếp sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PSG tại địa phương nơi sinh sống.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Tổng thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập : 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ.

+ Thời gian học lý thuyết: 84 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 352 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ 01

Chuẩn bị trước gieo trồng

92

16

68

8

MĐ 02

Sản xuất cây giống

48

12

32

4

MĐ 03

Trồng và chăm sóc rau hữu cơ

132

24

92

16

MĐ 04

Quản lý dịch hại cây rau

80

16

56

8

MĐ 05

Thu hoạch và bảo quản sản phẩm

64

8

48

8

MĐ 06

Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ

48

8

36

4

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng số

480

84 1

332

64

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard. gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau hữu cơ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 01 “Trồng và chăm sóc rau hữu cơ”, mô đun 04 “Quản lý dịch hại cây rau”, mô đun 06 “ Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 6 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước gieo trồng” có thời gian đào tạo là 92 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chọn đất, lập kế hoạch sản xuất, ủ phân hưu cơ, làm đất, lên luống, bón phân lót, trồng cây hàng rào, cây phân xanh, cây dẫn dụ, xua đuổi.

- Mô đun 02: “Sản xuất cây giống” có thời gian đào tạo là 48 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chọn các loại hạt giống, gieo hạt, chăm sóc cây giống.

- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc rau hữu cơ” có thời gian đào tạo là 132 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc trồng cây rau, tưới nước, bón thúc, che phú đất, bấm ngọn, tỉa cành, phá váng, làm giàn quản lý sâu, bệnh hại và các dịch hại khác.

- Mô đun 04: “Quản lý dịch hại cây rau” có thời gian đào tạo là 80 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chế biến thuốc thảo mộc, xây dựng công thức luân canh cây trồng, phòng và trừ các loại sâu, bệnh hại cây rau.

- Mô đun 05: “Thu hoạch và bảo quản sản phẩm” có thời gian đào tạo là 64 giờ trong đó có 8 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch sản phẩm, sơ loại, bảo quản sản phẩm và đãng ký chất lượng sản phẩm.

- Mô đun 06: “Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ” có thời gian đào tạo là 40 giờ trong đó có 8 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc, thực hiện được quảng bá, bán sản phẩm rau và tính toán được hiệu quả kinh tế

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề “Trồng rau hữu cơ” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.

- Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 7

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN
(Phê duyệt tạI Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm chính về sinh trưởng phát triển và yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh khi trồng hoa Lily, hoa Loa kèn;

+ Liệt kê đúng các bước công việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để tiến hành sản xuất hoa;

+ Trình bày được các bước chính trong quy trình sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn để đạt năng suất và hiệu quả cao;

+ Nêu được tiêu chuẩn xuất vườn của cây hoa và trình tự các công việc để tiêu thụ hoa đạt hiệu quả cao.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện tốt các công việc trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để trồng hoa;

+ Tiến hành sản xuất các loại hoa trên theo đúng trình tự và tiêu chuẩn kỹ năng nghề để đạt được năng suất và hiệu quả sản xuất cao;

+ Tiêu thụ sản phẩm hoa làm ra đạt hiệu quả sản xuất và kinh tế cao nhất.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trồng các loại hoa Lily, hoa Loa kèn;

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững;

+ Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được với đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn quy mô hộ gia đình hoặc trang trại nhỏ. Người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoa.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng.

- Thời gian học tập: 12 tuần.

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 90 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 350 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị giống trồng

48

24

16

8

MĐ 02

Chuẩn bị vườn trồng

84

16

58

10

MĐ 03

Trồng cây hoa Lily

100

16

74

10

MĐ 04

Trồng cây hoa Loa kèn

92

12

70

10

MĐ 05

Quản lý dịch hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn

92

16

66

10

MĐ 06

Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

48

6

36

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

90

320

70

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (70 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (30 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 03 “Trồng hoa Lily”, mô đun 04 “Trồng hoa Loa kèn”, và mô đun 05 “Quản lý dịch hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình nghề trồng hoa Lily, hoa Loa kèn bao gồm 06 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị giống trồng” có thời gian đào tạo là 48 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 16 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: nhận biết đặc điểm hình thái của cây hoa Lily, hoa Loa kèn; lựa chọn giống hoa Lily, hoa Loa kèn và kỹ thuật nhân giống hoa Loa kèn.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị vườn trồng” có thời gian đào tạo là 84 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho ngưòi học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị nhà che, chuẩn bị đất và chuẩn bị giá thể nhằm đạt kết quả tốt trong quá trình thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc trồng hoa.

- Mô đun 03: “Trồng cây hoa lily” có thời gian đào tạo là 100 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 74 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xử lý củ giống, trồng củ giống trên nền đất và trong chậu, kỹ thuật chăm sóc và điều khiển hoa nở đúng lúc nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất hoa Lily.

- Mô đun 04: “Trồng cây hoa Loa kèn” có thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xử lý củ giống, trồng củ giống trên nền đất, kỹ thuật chăm sóc và điều khiển hoa nở đúng lúc nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất hoa Loa kèn.

- Mô đun 05: “Quản lý dịch hại trên cây hoa” có thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Nhận biết sâu bệnh và dịch hại khác trên cây hoa Li ly, hoa Loa kèn; phòng trừ sâu bệnh và dịch hại khác trên cây hoa để đạt hiệu quả cao trong quá trình phòng trừ và bảo vệ số lượng cũng như chất lượng hoa.

- Mô đun 06: “Thu hái và tiêu thụ hoa Lily, hoa Loa kèn” có thời lượng là 48 giờ, trong đó có 6 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Thu hái; Bảo quản và tiêu thụ hoa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản phẩm.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề “Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở trồng hoa tập trung.

Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ trồng, chăm sóc, tiêu thụ hoa để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 8

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG TRE LẤY MĂNG
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng tre lấy măng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng tre lấy măng”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được phương pháp lập kế hoạch sản xuất trồng tre lấy măng.

+ Trình bày được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây tre

+ Nhận biết được một số giống tre chuyên măng đang được trồng phổ biến ở nước ta.

+ Giải thích được cơ sở của các biện pháp tác động trong quá trình nhân giống, trồng và chăm sóc sau trồng, nuôi dưỡng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

- Kỹ năng:

+ Lập được kế hoạch sản xuất trồng và tiêu thụ măng.

+ Thực hiện được các công việc nhân giống, chuẩn bị đất, trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tre lấy măng đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Thực hiện được các công việc thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Phát hiện, nhận biết được các đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu và tiến hành các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

- Thái độ:

+ Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát triên sản xuất bên vững.

+ Có trách nhiệm đối với quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể làm việc tại các trang trại, các công ty, hộ gia đình trồng tre lấy măng, hoặc các chương trình phát triển trồng tre lấy măng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 03 tháng.

- Thời gian học tập: 12 tuần.

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ

+ Thời gian học thực hành: 340 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ1

Lập kế hoạch sản xuất

62

15

39

8

MĐ2

Chuẩn bị giống

92

19

63

10

MĐ3

Trồng và chăm sóc

94

19

65

10

MĐ4

Nuôi dưỡng rừng tre lấy măng

68

15

45

8

MĐ5

Phòng trừ sâu bênh hại

86

18

58

10

MĐ6

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ mãng

62

14

40

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

100

310

70

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (70 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (30 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng tre lấy măng” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 07 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất” có thời gian đào tạo là 62 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 39 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như tìm hiểu tình hình sản xuất tre lấy măng tại địa phương, lập và chuẩn bị thực hiện kế hoạch sản xuất.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị giống” có thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 19 giờ lý thuyết, 63 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị giống trước khi trồng tre lấy măng, như thiết lập vườn ươm, nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm hom cành và nhân giống bằng phương pháp tách gốc, lựa chọn cây có đủ tiêu chuẩn đem trồng.

- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc” có thời gian đào tạo là 94 giờ, trong đó có 19 giờ lý thuyết, 65 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như trồng và áp dụng các biện pháp chăm sóc tre lấy măng sau trồng.

- Mô đun 04: “Nuôi dưỡng rừng tre lấy măng” có thời gian đào tạo là 68 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 45 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra; Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như áp dụng các biện pháp tác động làm tăng sản lượng, chất lượng măng và kinh doanh rừng tre lấy măng bền vững.

- Mô đun 05: “Phòng trừ sâu bệnh hại” có thời gian đào tạo là 86 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra; Mô đun này cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng nghề chủ yếu tập trung về nhận biết được đặc điểm sâu bệnh hại và các triệu chứng gây hại trên cây tre và quyết định biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn cho người và cây tre.

- Mô đun 06: “Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng” có thời gian đào tạo là 62 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng nghề chủ yếu để xác định được thời điểm thu hoạch măng, bảo quản măng đúng yêu cầu kỹ thuật và lựa chọn được hình thức bán hàng, địa điểm bán hàng hợp lý đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Trong quá trình thực hiện, để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế, các cơ sở dạy nghề và giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các trang trại, công ty hoặc vùng chuyên trồng tre lấy măng, để học viên được tiếp xúc với thực tế và học hỏi thêm kinh nghiệm, sẽ mang lại hiệu quả cao của nghề. Khi có điều kiện, có thể kết hợp với địa phương tổ chức thêm các hoạt động văn hóa, thể thao.

 

PHỤ LỤC 9

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU
(Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”.

Số lượng mô đun đào tạo: 7 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các công việc trong xây dựng vườn ươm giống

+ Mô tả được các bước chính trong quy trình sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu

+ Nêu được cách tiến hành các hoạt động để tiêu thụ cây giống hiệu quả

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị vườn ươm đạt yêu cầu sản xuất cây giống

+ Thực hiện sản xuất được cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu đạt yêu cầu về chất lượng, đúng thời vụ, đạt hiệu quả cao ....

+ Tiêu thụ được cây giống, đạt hiệu quả sản xuất và kinh tế

- Thái độ:

- Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc sản xuất các loại cây giống.

- Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khóa học, người lao động có thể tự tổ chức xây dựng được vườn ươm quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình, trang trại nhằm sản xuất được cây giống đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường và phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Người lao động cũng có thể làm việc ở tất cả các vị trí sản xuất trong vườn ươm cây giống cao su, cà phê và hồ tiêu.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ

+ Thời gian học thực hành: 352 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị vườn ươm

52

8

40

4

MĐ 02

Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su

72

12

52

8

MĐ 03

Sản xuất cây giống cao su

76

16

52

8

MĐ04

Sản xuất cây giống cà phê từ hạt

76

16

52

8

MĐ 05

Sản xuất cây giống cà phê ghép

72

12

52

8

MĐ 06

Sản xuất cây giống hồ tiêu

60

12

44

4

MĐ 07

Tiêu thụ cây giống

56

12

40

4

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

88

332

60

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề ‘‘sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp nhằm dạy nghề sản xuất cây giống cho các đối tượng là người lao động kể cả người làm công tác quản lý, kỹ thuật có nhu cầu hành nghề. Khi học viên học đủ thời gian và nội dung theo quy định trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo nhu cầu của người học có thể dạy độc lập hoặc dạy một số mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06, MĐ07) nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình dạy nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” có 07 mô đun, cụ thể như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị vườn ươm” có thời gian học tập là 52 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chuẩn bị đất lập vườn ươm, làm giàn che, làm luống và hệ thống đường đi, chuẩn bị bầu đất có chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: chọn giống làm vườn gỗ ghép, thiết kế, trồng, chăm sóc vườn gỗ ghép, thao tác chọn, cắt, xử lí, bó và vận chuyển cành gỗ ghép đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Sản xuất cây giống cao su” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Chuẩn bị hạt, gieo hạt, chăm sóc cây gốc ghép, ghép mắt cao su, chăm sóc cây ghép, chọn cây xuất vườn, cắm chăm sóc stump bầu và chăm sóc cây bầu hạt có tầng lá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Sản xuất cây giống cà phê từ hạt” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chọn giống, xử lý quả giống, bảo quản hạt giống, xử lý và ủ hạt thúc mầm, gieo hạt và cấy cây, chăm sóc cây con và xuất vườn, chuyển cây giống sang túi bầu lớn đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Sản xuất cây giống cà phê ghép” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót, trồng vườn lấy chồi ghép, chăm sóc vườn chồi, thu hoạch, bảo quản chồi ghép, ghép nêm cà phê, chăm sóc cây giống và xuất vườn đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 06: “Sản xuất cây giống hồ tiêu” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 08 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Chuẩn bị hom giống, đặt hom, chăm sóc vườn ươm hom tiêu và chọn cây xuất vườn đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 07: “Tiêu thụ cây giống” có thời gian học tập là 56 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Đăng ký sản xuất cây giống, tìm hiểu thị trường và tiếp thị cây giống, bán cây giống, chăm sóc khách hàng và tính hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

Số TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Trắc nghiệm hoặc vấn đáp

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Chương trình dạy nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.

Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia để chia sẻ kinh nghiệm với người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng và sơ chế gừng, nghệ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ”

Số lượng mô đun đào tạo: 5 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các đặc điểm cơ bản của cây gừng và cây nghệ

+ Kể được các công việc chuẩn bị đất, giống và phân bón lót để trồng gừng nghệ

+ Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng, nghệ

+ Nêu được kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản gừng, nghệ

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị đất, giống và phân bón lót để trồng gừng nghệ

+ Trồng và chăm sóc gừng, nghệ đúng kỹ thuật

+ Thu hoạch, sơ chế và bảo quản gừng, nghệ đúng kỹ thuật

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế gừng nghệ

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững

2. Cơ hội việc làm

Sau khóa học, người học có thể tự sản xuất gừng, nghệ qui mô hộ gia đình hoặc trang trại đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, người học còn có thể tham gia vào các chương trình dự án có liên quan đến gừng, nghệ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (kiểm tra hết mô đun 24 giờ, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 96 giờ

+ Thời gian học thực hành: 344 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ

88

16

64

8

MĐ 02

Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót

92

20

64

8

MĐ 03

Trồng và chăm sóc gừng

112

24

72

16

MĐ 04

Trồng và chăm sóc nghệ

92

20

56

16

MĐ 05

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ

80

16

56

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

96

312

72

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề “trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để sản xuất gừng, nghệ. Khi học viên học đủ thời gian và nội dung theo quy định trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo nhu cầu của học viên có thể dạy độc lập, đặc biệt là 2 mô đun (MĐ03, MĐ04).

Chương trình dạy nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” có 05 mô đun, cụ thể như sau:

- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc dự tính sản lượng; dự trù vật tư, nhân lực và vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế; lập kế hoạch tiến độ sản xuất để đưa ra được quyết định trồng gừng, nghệ.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chọn đất, làm đất, chọn củ giống, xử lý hom, ươm hom, chọn phân, ủ phân, lên luống và chuẩn bị bao trồng nhằm sản xuất gừng nghệ đạt năng suất và hiệu quả.

- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc gừng” có thời gian học tập là 112 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc xác định mật độ, khoảng cách; rạch hàng, cuốc hốc; rải phân lót; đặt hom gừng; dặm, tỉa; làm cỏ, xới đất và vun gốc; tưới nước và tiêu nước; bón phân thúc; tủ gốc; bảo vệ vườn gừng nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao khi trồng gừng.

- Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc nghệ” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Xác định mật độ, khoảng cách; Rạch hàng, cuốc hốc; Rải phân lót; Đặt hom nghệ; Dặm, tỉa; Làm cỏ, xới đất và vun gốc; Tưới nước và tiêu nước; Bón phân thúc; Tủ gốc; Bảo vệ vườn nghệ nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao khi trồng nghệ.

- Mô đun 05: “Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun ý này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: thu hoạch, làm sạch, phân loại, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gừng, nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả kinh tế.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.

- Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.

- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất gừng, nghệ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 11

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG NHO
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng nho

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng nho”.

Số lượng mô đun đào tạo: 5 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các đặc điểm sinh trưởng của cây nho, yêu cầu ngoại cảnh và đất trồng nho;

+ Trình bày được các bước trong quy trình sản xuất nho: nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch nho; đặc điểm dịch hại và các biện pháp quản lý dịch hại nhằm sản xuất nho theo tiêu chuẩn an toàn được chứng nhận.

+ Nêu được tiêu chuẩn quả khi xuất vườn và các công việc trong tiêu thụ nho.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các khâu: chuẩn bị đất, giống, trồng và chăm sóc nho theo quy trình và các điều kiện cụ thể;

+ Nhận biết được sâu bệnh hại nho và áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả và bảo vệ môi trường;

+ Thu hoạch, phân loại, đóng gói đúng yêu cầu, bán sản phẩm đạt hiệu quả cao

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trong nghề trồng nho;

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau tốt nghiệp người học có đủ trình độ và năng lực làm việc ở các vị trí trong nghề trồng nho ở quy mô trang trại hay hộ gia đình; làm cán bộ khuyến nông cho các chương trình phát triển cây nho.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Tổng thời gian đào tạo: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết 68 giờ;

+ Thời gian thực hành 362 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị cây giống

80

14

56

10

MĐ 02

Trồng mới

74

8

56

10

MĐ 03

Chăm sóc nho

140

20

108

12

MĐ 04

Quản lý dịch hại nho

102

16

72

14

MĐ 05

Thu hoạch và tiêu thụ

68

10

48

10

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

68

340

72

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề “Trồng nho” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (từ mô đun 1 đến mô đun 5) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình dạy nghề trồng nho gồm 5 mô đun cụ thể như sau:

- MĐ 01: “Chuẩn bị cây giống” có thời gian đào tạo 80 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: lựa chọn giống nho, làm vườn ươm và nhân giống nho đảm bảo số lượng và chất lượng cho sản xuất đại trà.

- MĐ02: “Trồng mới” có thời gian đào tạo 74 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị đất, xác định mật độ khoảng cách hàng cây, chuẩn bị phân bón, đào hố và trồng mới một cách thành thạo.

- MĐ03: “Chăm sóc nho” có thời gian đào tạo 140 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 108 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: làm cỏ, tưới và tiêu nước, bón phân, ghép nho và cắt cành tạo tán

- MĐ04: “Quản lý dịch hại nho” có thời gian đào tạo 102 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nho an toàn và hiệu quả.

- MĐ05: “Thu hoạch và tiêu thụ” có thời gian đào tạo 68 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch phân loại và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật và tính được hiệu quả kinh tế.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề trồng nho trình độ sơ cấp nghề nên bố trí giảng dạy kết hợp giữa cơ sở đào tạo và vùng trồng nho.

- Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo viên chính cần mời chuyên gia, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch nho. Có thể tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trang trại trồng nho có uy tín trong và ngoài địa phương.

- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 12

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CHUỐI
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng chuối

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng chuối”

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được nội dung xây dựng kế hoạch trồng chuối;

+ Trình bày được điều kiện sinh thái cây chuối và đất trồng chuối;

+ Trình bày được kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc chuối;

+ Trình bày được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chuối;

+ Hiểu được kỹ thuật thu hoạch, đóng gói.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng kế hoạch trồng chuối phù hợp;

+ Thực hiện được các khâu: kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối;

+ Nhận biết và phòng trừ được sâu bệnh hại chuối;

+ Thu hoạch, phân loại, đóng gói đúng yêu cầu.

- Thái độ:

+ Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun;

+ Bảo quản vật tư, dụng cụ cẩn thận;

+ Có tinh thần trách nhiệm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

2. Cơ hội việc làm

Sau khóa học, người học có thể tự tổ chức sản xuất chuối ở quy mô hộ gia gia đình, trang trại, làm cán bộ khuyến nông cho các chương trình phát triển cây chuối.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Tổng thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 84 giờ,

+ Thời gian thực hành: 356 giờ

III. DANH MỤC MỒ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị sản xuất chuối

80

14

58

8

MĐ 02

Nhân giống chuối

82

14

60

8

MĐ 03

Trồng và chăm sóc chuối

128

24

88

16

MĐ 04

Phòng trừ sâu bệnh

98

16

70

12

MĐ 05

Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối

76

16

48

12

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

84

324

72

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trồng chuối được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (từ mô đun 1 đến mô đun 5) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình dạy nghề trồng chuối có 5 mô đun cụ thể như sau:

- MĐ01: “Chuẩn bị sản xuất chuối” có thời gian đào tạo là 80 giờ (lý thuyết 14 giờ, thực hành 58 giờ và kiểm tra 8 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị điều kiện, lập kế hoạch trồng chuối đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- MĐ02: “Nhân giống chuối” có thời gian đào tạo là 82 giờ (lý thuyết 14 giờ, thực hành 60 giờ và kiểm tra 8 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như làm vườn ươm, chọn vật liệu để giâm, nhân giống chuối đạt chất lượng cao.

- MĐ03: “Trồng và chăm sóc chuối” có thời gian đào tạo là 128 giờ (lý thuyết 24 giờ, thực hành 88 giờ và kiểm tra 16 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị đất, xác định mật độ trồng, chuẩn bị phân bón, đào hố và kỹ thuật trồng mới và chăm sóc chuối.

- MĐ04: “Phòng trừ sâu bệnh” có thời gian đào tạo là 98 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 70 giờ và kiểm tra 12 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như điều tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại theo đúng quy định.

- MĐ05: “Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” có thời gian đào tạo là 76 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 48 giờ và kiểm tra 12 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như xác định thời điểm thu hoạch, thu hái, phân loại và đóng gói chuối, tiêu thụ chuối đạt hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề trồng chuối trình độ sơ cấp nghề nên bố trí giảng dạy kết hợp giữa cơ sở đào tạo và vùng trồng chuối.

- Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo viên chính cần mời chuyên gia, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch chuối. Có thể tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng, trang trại hoặc hộ nông dân trồng chuối có uy tín trong và ngoài địa phương.

- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 13

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT TINH BỘT DONG RIỀNG VÀ LÀM MIẾN DONG
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong”.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Mô tả được các bước thực hiện công việc trong qui trình sản xuất tinh bột dong riềng theo phương pháp bán cơ giới;

+ Liệt kê được các dụng cụ, thiết bị cơ bản và trình bày được các bước thực hiện công việc trong qui trình sản xuất miến dong theo phương pháp ép đùn và phương pháp tráng cắt;

+ Mô tả được các bước thực hiện hoàn thiện sản phẩm miến dong để chuẩn bị đưa sản phẩm đi tiêu thụ;

+ Trình bày được một số chi tiêu chất lượng cơ bản của củ dong riềng, tinh bột dong riềng và miến dong;

+ Nhận biết được những nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong;

+ Trình bày được các bước tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm, ước tính giá thành sản phẩm và tiêu thụ tinh bột dong riềng, miến dong đạt hiệu quả cao.

- Kỹ năng:

+ Sản xuất được sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong dạng sợi ép đùn và dạng sợi tráng cắt theo đúng qui trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Chọn lựa và xử lý các nguyên liệu dùng trong sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị trong qui trình sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong có hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động;

+ Vận dụng những kiến thức cơ bản về tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm, ước tính được giá thành và bán sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế.

- Thái độ:

+ Tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình sản xuất;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng ổn định và bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong ở qui mô hộ gia đình; hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất tinh bột dong và miến dong ở qui mô công nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ. Trong đó, kiểm tra hết mô đun: 20 giờ, ôn tập và kiểm tra cuối khóa học: 20 giờ

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 340 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ01

Sản xuất tinh bột dong riềng

128

28

88

12

MĐ02

Sản xuất miến dong theo phương pháp ép đùn

100

24

64

12

MĐ03

Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt

120

24

84

12

MĐ04

Hoàn thiện sản phẩm miến dong

64

12

44

8

MĐ05

Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong

48

12

28

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

100

308

72

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẨN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh muc mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong” được dùng để dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04) kết hợp với MĐ 05 và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong” gồm 5 mô đun, với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Sản xuất tinh bột dong riềng” có thời gian học tập là 128 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 88 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị cho sản xuất; chuẩn bị nguyên liệu củ dong riềng, làm sạch củ dong; nghiền củ dong; lọc dịch bột; rửa tinh bột; làm khô tinh bột; bảo quản và kiểm tra chất lượng tinh bột dong riềng đạt hiệu quả cao

- Mô đun 02: “Sản xuất miến dong theo phương pháp ép đùn” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, trang thiết bị cho sản xuất; chuẩn bị tinh bột dong; ép tạo sợi và phơi khô sợi miến đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 03: “Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt” có thời gian học tập là 120 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 84 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, trang thiết bị cho sản xuất xử lý bột chủ, chuẩn bị bột giống; hòa dịch bột tráng; tráng bánh; phơi bánh; cắt (pha) bánh; ủ bánh; cắt tạo sợi và phơi khô sợi miến đạt chất lượng và hiệu quả cao

- Mô đun 04: “Hoàn thiện sản phẩm miến dong” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhãn, bao bì; chuẩn bị miến khô; bó và bao gói; bảo quản và kiểm tra chất lượng miến dong thành phẩm đạt hiệu quả cao

- Mô đun 05: “Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong và miến dong” có thời gian học tập là 48 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tìm hiểu thị trường; giới thiệu sản phẩm; ước tính giá thành sản xuất; thỏa thuận mua bán sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác:

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm mùa vụ. MĐ 01: “Sản xuất tinh bột dong riềng” vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, MĐ 02: “Sản xuất miến dong theo phương phát tráng cắt” và MĐ 03: “Sản xuất miến dong theo phương pháp ép đùn” có thể giảng dạy vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào 3 tháng cuối năm là mùa vụ sản xuất tinh bột dong riềng và sản xuất miến dong phục vụ tết nên thường sản xuất với sản lượng lớn.

Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí theo thời gian của qui trình sản xuất và phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây dong riềng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua trải nghiệm và sản xuất thực tế.

Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong có uy tín ở các địa bàn lân cận;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 14

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SO CẤP CHO NGHỀ: CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Chế biến hải sản khô

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các tiêu chuẩn của các loại sản phẩm hải sản khô, tiêu chuẩn của nguyên liệu dùng trong chế biến hải sản khô; các yêu cầu và cách bố trí đối với khu vực chế biến và thiết bị, dụng cụ trong nhà xưởng;

+ Mô tả được sơ đồ quy trình công nghệ; các bước tiến hành trong từng công đoạn chế biến, bảo quản và kiểm tra chất lượng tôm khô, mực khô, cá khô, ruốc khô (moi khô);

+ Nêu được cách phòng ngừa và khắc phục các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra trong chế biến và bảo quản sản phẩm hải sản khô;

+ Liệt kê được các mối nguy và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản sản phẩm hải sản khô;

+ Mô tả được các bước tiến hành khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, ước tính giá thành sản phẩm, mua bán và giao nhận sản phẩm khi tổ chức tiêu thụ sản phẩm chế biến hải sản khô.

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị được nhà xưởng, sân phơi; lựa chọn, vệ sinh, bố trí thiết bị, dụng cụ trong nhà xưởng chế biến hải sản khô theo đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn;

+ Tiếp nhận được tôm, cá, mực, ruốc nguyên liệu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; chuẩn bị được bao bì bao gói sản phẩm đúng quy cách;

+ Chế biến được các sản phẩm hải sản khô đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả kinh tế và an toàn thực phẩm;

+ Kiểm tra, đánh giá được một số tiêu chuẩn cảm quan và độ ẩm của các sản phẩm tôm khô, cá khô, mực khô, ruốc khô;

+ Phòng ngừa và khắc phục được các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra trong chế biến và bảo quản hải sản khô;

+ Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm tôm khô, mực khô, cá khô, ruốc khô.

- Thái độ:

+ Trung thực, tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong chế biến tôm khô; có ý thức bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng;

+ Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tôm khô, mực khô, cá khô, ruốc khô tại hộ hoặc trang trại gia đình, trong điều kiện thủ công hoặc bán cơ giới; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hải sản khô.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ

+ Thời gian học thực hành: 352 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chế biến tôm khô

92

16

68

8

MĐ 02

Chế biến mực khô

108

20

76

12

MĐ 03

Chế biến cá khô

128

24

92

12

MĐ 04

Chế biến ruốc khô

72

12

52

8

MĐ 05

Tiêu thụ sản phẩm hải sản khô

60

16

36

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

88

324

68

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kjỳ trong từng mô đun (28 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chế biến hải sản khô” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun Chế biến tôm khô, Chế biến mực khô, Chế biến cá khô, Chế biến ruốc khô kết hợp với mô đun Tiêu thụ sản phẩm hải sản khô và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Chế biến hải sản khô” bao gồm 5 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Chế biến tôm khô” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tiếp nhận tôm nguyên liệu; chế biến tôm khô nguyên con; chế biến tôm khô nõn; kiểm tra chất lượng và bảo quản tôm khô đạt chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Mô đun 02: “Chế biến mực khô” có thời gian học tập là 108 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 76 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tiếp nhận mực nguyên liệu; chế biến mực khô còn da; chế biến mực khô lột da; chế biến mực khô tẩm gia vị; kiểm tra chất lượng và bảo quản mực khô thành phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Mô đun 03: “Chế biến cá khô” có thời gian học tập là 128 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tiếp nhận cá nguyên liệu; chế biến cá khô sống; chế biến cá khô chín; chế biến cá khô mặn; chế biến cá khô tẩm gia vị; kiểm tra chất lượng và bảo quản cá khô thành phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Mô đun 04: “Chế biến ruốc khô” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tiếp nhận ruốc nguyên liệu; làm chín ruốc; làm khô ruốc; làm sạch ruốc khô bán thành phẩm; kiểm tra chất lượng và bảo quản ruốc khô thành phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Mô đun 05: “Tiêu thụ sản phẩm hải sản khô” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: khảo sát thị trường; xác định giá thành sản phẩm; tổ chức bán hàng, chăm sóc khách hàng và thu thập ý kiến khách hàng để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm có nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của quá trình chế biến từng loại hải sản khô, để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học;

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất hải sản khô có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công để học viên có thể học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề này;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 15

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CHẾ BIẾN RAU QUẢ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Chế biến rau quả

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Chế biến rau quả”

Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được cách chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ trong chế biến rau quả;

+ Trình bày được các bước công việc trong qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm như: rau quả tươi, rau quả muối chua, dầm giấm, rau quả sấy khô, mứt quả, tương ớt, quả ngâm đường bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm;

+ Nêu được các yêu cầu chất lượng và kiểm tra được chất lượng sản phẩm chế biến từ rau quả;

+ Trình bày được các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và biện pháp hạn chế các mối nguy an toàn thực phẩm;

+ Nêu được các hoạt động tiêu thụ sản phẩm như: giới thiệu sản phẩm, tính giá thành sản phẩm và mua bán sản phẩm.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị nhà xưởng; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ; chuẩn bị nguyên liệu (chính, phụ) và vật tư để chế biến rau quả thành các loại sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Thực hiện được các công đoạn gia công, xử lý trong qui trình công nghệ chế biến rau quả thành các loại sản phẩm như rau quả muối chua, rau quả sấy khô, mứt quả, tương ớt, quả ngâm đường... bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm;

+ Tiến hành được các phương pháp giới thiệu, mua bán và tính toán được giá thành sản phẩm.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề;

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững;

+ Có lòng yêu nghề, cầu tiến, tích cực học tập vì sự phát triển của nghề trong tương lai;

+ Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Chế biến rau quả”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất các sản phẩm chế biến từ rau quả tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề chế biến rau quả.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bỗ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 340 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng Số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ 01

Sơ chế rau quả tươi

68

12

48

8

MĐ 02

Sản xuất mứt quả

76

16

52

8

MĐ 03

Sản xuất quả ngâm nước đường đóng hộp

72

16

48

8

MĐ 04

Sản xuất rau quả muối chua, đầm dấm

76

18

50

8

MĐ 05

Sản xuất tương ớt

68

16

44

8

MĐ 06

Sản xuất rau quả sấy khô

72

16

48

8

MĐ 07

Tiêu thụ sản phẩm

32

8

18

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

102

308

70

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (70 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (30 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chế biến rau quả” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun Sơ chế rau quả tươi, Sản xuất mứt quả và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Chế biến rau quả” bao gồm 7 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Sơ chế rau quả tươi” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà sơ chế, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để xử lý rau quả, tiếp nhận nguyên liệu và thực hiện các hoạt động làm sạch, phân loại, bao gói rau quả trong nhà sơ chế, vận chuyển sản phẩm rau quả sau khi bao gói đến nơi tiêu thụ, biên pháp giữ an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm sơ chế rau quả tươi đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun MĐ 02: “Sản xuất mứt quả” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ; chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật tư cần thiết để sản xuất mứt quả; thực hiện sản xuất các loại mứt quả như mứt gừng, mứt bí đao đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun MĐ 03: “Sản xuất quả ngâm nước đường đóng hộp” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật tư cần thiết dùng trong sản xuất quả ngâm nước đường đóng hộp; thực hiện sản xuất các sản phẩm quả dứa và quả vải ngâm nước đường đóng hộp đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun MĐ 04: “Sản xuất rau quả muối chua, dầm giấm” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 50 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ; chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật tư dùng trong sản xuất rau quả muối chua, dầm dấm; thực hiện sản xuất các sản phẩm dưa, cải muối chua và dưa chuột bao tử dầm dấm đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun MĐ 05: “Sản xuất tương ớt” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ; chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật tư dùng trong sản xuất tương; thực hiện sản xuất các sản phẩm tương ớt và tương cà chua đặt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun MĐ 06: “Sản xuất rau quả sấy khô” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ; chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật tư dùng trong sản xuất rau quả sấy khô và thực hiện sản xuất các sản phẩm hỗn hợp rau sấy khô, chuối sấy khô đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun MĐ 07: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: cách tính giá thành sản phẩm; giới thiệu sản phẩm và mua bán sản phẩm đạt hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức và kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm vụ mùa của cây trồng. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng mà nội dung mô đun chọn giảng dạy để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất tại các nông trại, nhà sơ chế và các cơ sở chế biến sản phẩm rau quả có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 16

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRồNG QUẾ, HỒI, SẢ LẤY TINH DẦU
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu”

Số lượng mô đun đào tạo: 04 mô đun

Bằng cấp sau khI tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các yêu cầu cơ bản về lập kế hoạch trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu;

+ Mô tả được các đặc điểm sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quế, hồi, sả;

+ Phân biệt được đặc điểm một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây quế, hồi và sả;

+ Liệt kê được các loại chi phí và hiệu quả sản xuất;

- Kỹ năng:

+ Thu thập được thông tin cần thiết để lập kế hoạch sản xuất quế, hồi, sả đảm bảo tính khả thi, đáp ứng nhu cầu của thị trường;

+ Lựa chọn và nhân giống được cây giống đủ tiêu chuẩn đáp ứng kế hoạch sản xuất;

+ Thực hiện được các công việc: chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ thu hoạch sơ chế và bảo quản sản phẩm đảm bào đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Xác định được một số loại sâu, bệnh hại và thực hiện được các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại đảm bảo an toàn, hiệu quả;

+ Lựa chọn được phương thức và nơi tiêu thụ sản phẩm phù hợp; tính toán được doanh thu và lợi nhuận của sản xuất;

- Thái độ:

+ Có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người; có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất bền vững.

+ Sử dụng tiết kiệm vật tư và có ý thức giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị sản xuất.

2. Cơ hội làm việc

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu” người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu”.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 94 giờ

+ Thời gian học thực hành: 346 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ 01

Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

92

30

52

10

MĐ 02

Trồng cây quê

136

24

102

10

MĐ 03

Trồng cây hồi

140

24

104

12

MĐ 04

Trồng cây sả

96

16

72

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

94

330

56

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (56 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (16 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề.

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu” được dùng dạy nghề cho người lao động có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học có thể dạy độc lập từng mô đun hoặc một số mô đun như mô đun: Trồng cây quế; Trồng cây hồi; Trồng cây sả và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu” bao gồm 04 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo là 92 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như thu thập thông tin, xác định nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tính giá thành sản phẩm và xác định hiệu quả của sản xuất.

- Mô đun 02: “Trồng cây quế” có thời gian đào tạo là 136 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 102 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây quế đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Mô đun 03: “Trồng cây hồi” có thời gian đào tạo là 140 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 108 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây hồi đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Mô đun 04: “Trồng cây sả” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây sả đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra kết thúc mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm hoặc viết

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm phù hợp với mùa vụ sản xuất cây giống, trồng và chăm sóc cho 03 loại cây quế, hồi, sả. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, trồng quế, hồi và sả có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 17

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG LÚA CẠN
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng lúa cạn

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ học vấn tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng lúa cạn”

Số lượng mô đun đào tạo: 04 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các bước chuẩn bị trồng lúa cạn

+ Nêu được các bước làm đất trồng lúa cạn

+ Liệt kê được đặc điểm chính của một số giống lúa cạn

+ Nêu được các phương pháp gieo, trồng lúa cạn

+ Mô tả được phương pháp phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại

+ Kể tên được các phương pháp thu hoạch và bảo quản lúa;

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được đặc điểm chính của một số giống lúa cạn ở địa phương.

+ Thực hiện được các bước chuẩn bị bước khi trồng lúa cạn.

+ Lựa chọn được đất trồng lúa cạn.

+ Lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện địa phương.

+ Trồng được lúa cạn đúng quy trình kỹ thuật

+ Phòng trừ được các loại cỏ dại, sâu bệnh hại phổ biến ở ruộng trồng lúa cạn.

+ Thu hoạch và bảo quản lúa đảm bảo chất lượng.

- Thái độ:

+ Có lòng yêu nghề, cầu tiến, tinh thần học tập tích cực vì sự phát triển của nghề trong tương lai.

+ Cần cù, siêng năng, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn lao động.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng lúa cạn”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ gia đình, hợp tác xã.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập : 440 giờ

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 68 giờ;

+Thời gian học thực hành: 236 giờ.

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo nghề

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ 01

Chuẩn bị trồng lúa cạn

80

12

60

8

MĐ 02

Trồng và chăm sóc cây lúa cạn

120

16

92

12

MĐ 03

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa cạn

140

28

100

12

MĐ 04

Thu hoạch, bảo quản và sử dụng lúa

80

12

60

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

440

68

212

60

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng lúa cạn được dùng giảng dạy cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun trong số các mô đun trong chương trình cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 04 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị trồng lúa cạn” có thời gian đào tạo 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra; mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như nhận biết được các đặc điểm sinh học của cây lúa cạn, các bước chuẩn bị trồng lúa cạn, chọn đất và làm đất trồng lúa can.

- Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc cây lúa cạn” có thời gian đào tạo là 120 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra; mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như xác định phương pháp trồng, phương pháp chăm sóc, bón phân cho cây lúa cạn.

- Mô đun 03: “Phòng trừ sâu bệnh hại” có thời gian đào tạo là 140 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 100 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra; mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như điều tra, phát hiện các loại sâu, bệnh hại, lựa chọn và áp dụng hợp lý các phương pháp phòng trừ sâu hại, bệnh hại, cỏ dại và ngăn ngừa động vật phá hoại.

- Mô đun 04: “Thu hoạch, bảo quản và sử dụng lúa” có thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra; mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch lúa, bảo quản lúa, giữ giống cho vụ sau.

Đánh giá kết quả học tập của người học toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

- Trắc nghiệm hoặc vấn đáp

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

- Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác:

- Chương trình dạy nghề trồng lúa cạn trình độ sơ cấp nghề nên bố trí giảng dạy kết hợp giữa cơ sở đào tạo và vùng trồng lúa cạn, bố trí thời gian giảng dạy trùng với thời vụ tròng lúa cạn trên từng vùng, miền.

- Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo viên chính cần mời chuyên gia ...tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch lúa cạn. Có thể tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương, trang trại, hộ nông dân trồng lúa cạn đạt hiệu quả cao.

- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 18

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRÀM TRÊN ĐẤT NGẬP PHÈN
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nhân giống và trồng tràm trên đất ngập phèn.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ học vấn từ tiêu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nhân giống và trồng tràm” trên đất ngập phèn.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04 mô đun.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức

+ Nêu được đặc điểm hình thái của hai loại tràm (tràm ta, tràm úc) trên vùng đất ngập phèn;

+ Mô tả được các phương pháp thu hái và bảo quản tràm;

+ Liệt kê được các bước kỹ thuật trong quy trình nhân giống, trồng tràm trên vùng đất ngập phèn;

+ Nêu được biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng tràm;

- Kỹ năng

+ Thu hái và bảo quản được quả tràm giống;

+ Lựa chọn được khu đất trồng tràm;

+ Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị đất trồng tràm;

+ Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật nhân giống, trồng tràm;

+ Thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng tràm trên vùng đất ngập phèn; Xử lý được các sự cố thông thường xảy ra trong quá trình phòng chống cháy rừng;

+ Khai thác tràm đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật khi thực hiện các công việc trong nghề nhân giống và trồng tràm;

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững;

+ Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được với đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong chương trình đào tạo nghề, học viên có khả năng hành nghề tại các trang trại trồng rừng tràm; cơ sở nhân giống, hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh có đất trồng được tràm, ban quản lý rừng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng;

- Thời gian học tập: 11 tuần;

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ;

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 440 giờ;

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 320 giờ.

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Nhân giống tràm

150

28

110

12

MĐ 02

Trồng và chăm sóc tràm

140

26

102

12

MĐ 03

Bảo vệ, nuôi dưỡng rừng tràm

70

14

48

8

MĐ 04

Khai thác và tiêu thụ tràm

60

12

42

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

440

80

302

58

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (58 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (18 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nhân giống và trồng tràm” trên vùng đất ngập phèn được dùng giảng dạy cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun trong chương trình cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 04 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Nhân giống tràm” có thời gian đào tạo 150 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 110 giờ thực hành, 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: nhận biết đặc điểm hình thái của cây tràm ta, tràm úc; thu hái, chế biến, bảo quản quả/ hạt tràm giống; nhân giống và chăm sóc cây ươm.

- Mô đun 02: “Trồng và chăm sóc tràm” có thời gian đào tạo 140 giờ, trong đó có 26 giờ lý thuyết, 102 giờ thực hành, 12 giờ kiểm tra 12. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: chọn đất; thiết kế đất trồng; xác định mật độ trồng; chọn được cây trồng đạt tiêu chuẩn; trồng cây rễ trần; trồng cây túi bầu và chăm sóc cây tràm trên vùng đất ngập phèn.

- Mô đun 03: “Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tràm” có thời gian đào tạo 70 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: kiểm tra; vệ sinh; tỉa thưa; phòng cháy, chữa cháy và ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng tràm trên vùng đất ngập phèn.

- Mô đun 04: “Khai thác và tiêu thụ tràm” có thời gian đào tạo 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 42 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: khai thác; tính toán chi phí đầu tư, lợi nhuận; xác định giá bán và tổ chức tiêu thụ tràm trên vùng đất ngập phèn.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện cơ sở vật chất.

Khi tổ chức dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn để chia sẻ kinh nghiệm với người học, đồng thời tổ chức cho người học đi tham quan tại các cơ sở trồng, chế biến tràm thành đạt để học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề này.

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 19

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
(Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”.

Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính của quá trình trồng sầu riêng, măng cụt như chuẩn bị trước khi trồng, trồng và chăm sóc, phòng trừ dịch hại để đạt năng suất cao, bền vững và chất lượng quả sầu riêng, măng cụt tốt;

+ Nêu được tiêu chuẩn quả khi thu hoạch và các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao.

+ Có hiểu biết về trồng sầu riêng, măng cụt theo tiêu chuẩn GAP

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các bước chuẩn bị trong quá trình trồng sầu riêng, măng cụt như: Lập kế hoạch, chuẩn bị đất đai, giống cây để trồng;

+ Thực hiện thành thạo các công việc chủ yếu trong quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt;

+ Thu hoạch sầu riêng, măng cụt đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ được sản phẩm đạt hiệu quả cao.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trồng sâu riêng, măng cụt.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”, người học có khả năng tự tổ chức trồng sầu riêng, măng cụt tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo; 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 92 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 348 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ 01

Chuẩn bị trước khi trồng

60

14

40

6

MĐ 02

Chuẩn bị cây giống

70

16

46

8

MĐ 03

Trồng cây sầu riêng, măng cụt

68

12

46

10

MĐ 04

Chăm sóc sầu riêng

70

16

46

8

MĐ 05

Chăm sóc măng cụt

50

8

36

6

MĐ 06

Phòng, trừ dịch hại

86

12

66

8

MĐ 07

Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt

60

14

40

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

92

320

68

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun 03 “Trồng cây sầu riêng, măng cụt”, mô đun 04 “Chăm sóc sầu riêng hay mô đun 05 “Chăm sóc măng cụt”, mô đun 06 “Phòng trừ dịch hại” ... thì cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành mô đun/các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” bao gồm 07 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị đất, chuẩn bị mô/hố và chuẩn bị giống để trồng sầu riêng, măng cụt. Đồng thời cũng trang bị kiến thức và kỹ năng để lập kế hoạch và chuẩn bị vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, nhân công để phục vụ trồng sầu riêng, măng cụt.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị cây giống” có thời gian học tập là 70 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra; Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị vườn ươm, nhân cây giống sầu riêng, măng cụt bằng phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế như gieo hạt hay chiết hoặc ghép, đảm bảo cây giống có chất lượng tốt.

- Mô đun 03: “Trồng cây sầu riêng, măng cụt” có thời gian đào tạo là 68 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Trồng cây sầu riêng, măng cụt và trồng cây trồng xen trong vườn sầu riêng, măng cụt ở những năm mới trồng, cây chưa giao tán và chưa cho thu hoạch quả.

- Mô đun 04: “Chăm sóc sầu riêng” có thời gian đào tạo là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Bón phân; Điều chỉnh nước; Tỉa cành, tạo tán; Xử lý ra hoa, quả và tỉa hoa, tỉa quả; Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng; Khắc phục cơm sầu riêng bị sượng.

- Mô đun 05 : “Chăm sóc măng cụt” có thời gian đào tạo là 50 giờ trong đó có 08 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Bón phân; Điều chỉnh nước; Tỉa cành, tạo tán; Xử lý măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt.

- Mô đun 06: “Phòng, trừ dịch hại” có thời gian đào tạo là 86 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Phòng trừ cỏ dại, sâu hại, bệnh hại và động vật khác hại vườn sầu riêng, măng cụt.

- Mô đun 07: “Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt” có thời gian đào tạo là 60 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; Chuẩn bị thu hoạch; Thu hoạch; Bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương có các vườn cây của các cơ sở sản xuất vào thời điểm trồng, chăm sóc hay thu hoạch sầu riêng, măng cụt. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng, nhưng trong thực tế có thể bố trí thời gian học tập trùng với các thời điểm như: Trồng, chăm sóc, thu hoạch sầu riêng, măng cụt để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình, nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng sầu riêng, măng cụt có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 20

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nuôi tôm càng xanh

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiêu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nuôi tôm càng xanh”

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được một số đặc điểm sinh học của tôm càng xanh.

+ Nêu được các yêu cầu cơ bản về xây dựng và trình tự các bước cải tạo ao, ruộng.

+ Mô tả được đặc điểm con giống khỏe mạnh và cách thả giống.

+ Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và biện pháp phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh.

+ Nêu được cách thu hoạch và bảo quản tôm sau thu hoạch .

- Kỹ năng:

+ Xây dựng được ao, ruộng nuôi tôm càng xanh.

+ Cải tạo ao, ruộng theo đúng trình tự các bước.

+ Chọn được tôm giống khỏe mạnh và thả giống đúng kỹ thuật.

+ Chăm sóc tôm và quản lý được ao, ruộng nuôi.

+ Thực hiện được việc phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh.

+ Thu hoạch và bảo quản tôm sau thu hoạch đạt chất lượng.

- Thái độ:

Tuân thủ qui trình nuôi, đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn, bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Người học hoàn thành khóa học sơ cấp nghề “Nuôi tôm càng xanh” có thể tự tổ chức nuôi tôm ở qui mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình; làm việc tại các cơ sở, trang trại nuôi tôm càng xanh.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ

+ Thời gian học thực hành: 360 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP.

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ01

Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh

56

10

40

6

MĐ02

Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh

72

10

54

8

MĐ03

Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh

64

10

46

8

MĐ04

Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi

120

20

86

14

MĐ05

Phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh

80

16

54

10

MĐ06

Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh

72

14

48

10

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

80

328

72

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi tôm càng xanh” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 06 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh” gồm 04 bài, được giảng dạy trong thời gian 56 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 4 giờ kiểm tra định kỳ và 2 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh; Chọn địa điểm và xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh” gồm 05 bài, được giảng dạy trong thời gian 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành, 4 giờ kiểm tra định kỳ và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun cung cấp cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về các bước: Cải tạo ao, ruộng; cấp nước vào ao, ruộng; Tạo nơi trú ẩn cho tôm.

- Mô đun 03: “Lựa chọn và thả tôm giống tôm càng xanh” gồm 05 bài, được giảng dạy trong thời gian 64 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành, 4 giờ kiểm tra định kỳ và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun cung cấp cho người học kiến thức và thực hành kỹ năng nghề về cách tính số lượng con giống; Lựa chọn, vận chuyển và thả tôm giống đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Mô đun 04: “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” gồm 09 bài, được giảng dạy trong thời gian 120 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra định kỳ và 6 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun trình bày các nội dung nuôi tôm theo hướng Gap; Cách cho tôm ăn; Kiểm tra môi trường; Thay nước; Kiểm tra tôm định kỳ, Kích thích tôm lột xác đồng loạt; Thu tỉa tôm loại và kiểm tra hệ thống nuôi.

- Mô đun 05 “Phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh” gồm 07 bài, được giảng dạy trong thời gian 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành, 6 giờ kiểm tra định kỳ và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Sau khi học xong mô đun này người học có kỹ năng thực hiện các bước công việc chủ yếu là phòng bệnh cho tôm, Chẩn đoán và trị bệnh cho tôm kịp thời, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.

- Mô đun 06 “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh” gồm 05 bài, được giảng dạy trong thời gian 72 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành, 6 giờ kiểm tra định kỳ và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun trình bày các kiến thức và kỹ năng về chất lượng, tiêu thụ tôm thương phẩm; xác định thời điểm thu hoạch có hiệu quả; Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm sau thu hoạch đảm bảo chất lượng; Đánh giá được kết quả vụ nuôi.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình này được sử dụng cho các khóa học trình độ sơ cấp nghề cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập; có thể tổ chức giảng dạy tại địa phương hoặc cơ sở dạy nghề nuôi trồng thủy sản.

- Để giảng dạy chương trình này, các giáo viên cần có kỹ năng thực hành tốt, kết hợp với các phương pháp giảng dạy mới và hoạt động thực hành trên hiện trường của học viên.

- Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần có trại nuôi tôm càng xanh thực hành liên kết với các cơ sở nuôi tại địa phương hoặc các đơn vị sản xuất khác.

- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở cần mời các chuyên gia cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với học viên.

- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho ngưòi học đi thăm quan tại các cơ sở nuôi tôm càng xanh; nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 21

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG KEO, BỒ ĐỀ, BẠCH ĐÀN LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy”.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các phương pháp lập kế hoạch sản xuất và hạch toán sản xuất.

+ Trình bày được quy trình sản xuất giống keo, bồ đề, bạch đàn.

+ Trình bày được điều kiện gây trồng keo, bồ đề, bạch đàn

+ Trình bày được nội dung các khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ keo, bồ đề và bạch đàn.

+ Trình bày được các bước lập kế hoạch khai thác, kỹ thuật khai thác và vận chuyển keo, bồ đề và bạch đàn.

- Kỹ năng:

+ Xác định được đầy đủ các hoạt động và tính toán được chi phí sản xuất;

+ Sản xuất được giống: keo, bồ đề, bạch đàn đảm bảo chất lượng;

+ Chuẩn bị được đất trồng, bón lót, trồng và chăm sóc và bảo vệ cây: keo, bồ đề, bạch đàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Lập được kế hoạch khai thác và vận chuyển sản phẩm: keo, bồ đề, bạch đàn đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.

- Thái độ:

+ Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

+ Có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng trong sản xuất, có trách nhiệm đối với quá trình sản xuất và sản phẩm do mình làm ra, an toàn cho người sử dụng sản phẩm.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp khóa học sơ cấp của nghề “Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy”, học viên có thể sản xuất kinh doanh tại hộ gia đình, trang trại, lâm trường, công ty, chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh keo, bồ đề, bạch đàn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng.

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó ôn thi và kiểm tra kết thúc khóa học là 20 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 320 giờ.

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ1

Lập kế hoạch sản xuất

40

10

26

4

MĐ2

Sản xuất giống keo, bồ đề, bạch đàn

132

28

92

12

MĐ3

Trồng keo, bạch đàn

108

24

76

8

MĐ4

Trồng bồ đề

100

22

70

8

MĐ5

Khai thác sản phẩm

80

16

56

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

100

320

60

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chúng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 05 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất” có thời gian đào tạo là 40 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 26 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này giúp cho học viên tìm hiểu tình hình sản xuất rừng nguyên liệu giấy tại địa phương, xây dựng kế hoạch sản xuất, xác định chi phí và hạch toán sản xuất keo, bồ đề, bạch đàn.

- Mô đun 02: “Sản xuất giống keo, bồ đề, bạch đàn” có thời gian đào tạo là 132 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho học viên nội dung kiến thức về thiết lập vườn ươm, chuẩn bị đất vườn ươm, tạo giống cây từ hạt, hom, cây mầm mô keo, bồ đề, bạch đàn.

- Mô đun 03: “Trồng keo, bạch đàn” có thời gian đào tạo là 108 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 76 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học về điều kiện gây trồng, kỹ thuật, kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng keo, bạch đàn.

- Mô đun 04: “Trồng bồ đề” có thời gian đào tạo là 100 giờ, trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho học viên kiến thức về điều kiện gây trồng, kỹ thuật, kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng bồ đề.

- Mô đun 05: “Khai thác sản phẩm” có thời lượng là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho học viên kiến thức về lập kế hoạch khai thác, chuẩn bị trước khi khai thác, kỹ thuật khai thác và vận xuất, vận chuyển sản phẩm.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

- Chương trình dạy nghề “Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy” trình độ sơ cấp nghề nên bố trí giảng dạy kết hợp giữa cơ sở đào tạo và vùng trồng nguyên liệu giấy, bố trí thời gian giảng dạy trùng với thời vụ trồng, chăm sóc các loại cây nguyên liệu.

- Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo viên chính cần mời chuyên gia tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch các cây nguyên liệu giấy. Có thể tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương, trang trại, hộ nông dân trồng cây nguyên liệu giấy đạt hiệu quả cao.

- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 22

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ SONG, MÂY, TRÁM TRẮNG, TÁO MÈO
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

Tên nghề: Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo”.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo;

+ Mô tả được các công việc chủ yếu trong quy trình trồng và chăm sóc cây: song, mây, trám trắng, táo mèo;

+ Trình bày được các công việc chính như: chuẩn bị đất, giống, bón lót, trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại nhằm đạt năng suất cây trồng cao, bền vững và chất lượng sản phẩm tốt;

+ Nếu được tiêu chuẩn sản phẩm thu hoạch cây song, mây, trám trắng, táo mèo và các bước công việc trong quá trình thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các bước chuẩn bị trong quá trình trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo;

+ Thực hiện thành thạo các công việc chủ yếu trong quy trình trồng cây song, mây, trám trắng, táo mèo như: tạo giống, làm đất, trồng và chăm sóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để đạt năng suất và hiệu quả cao;

+ Thu hoạch sản phẩm song, mây, trám trắng, táo mèo đúng thời điểm. Sơ chế, bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất song, mây, trám trắng, táo mèo tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề trồng cây lâm sản ngoài gỗ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 94 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 346 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN B THỜI GIAN HỌC TP

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

01

Công tác chuẩn bị

60

14

40

6

MĐ 02

Trồng song, mây

112

22

82

8

03

Trồng trám trăng

112

22

82

8

MĐ 04

Trồng táo mèo

100

20

72

8

05

Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

80

16

58

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

94

334

52

* Ghi chú: Tng s giờ kiểm tra (52 giờ) bao gm: s giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (12 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kêt thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trng, táo mèo” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học, học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng ch sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như: MĐ: Trồng song, mây; MĐ: Trồng trám trắng; MĐ: Trồng táo mèo hoặc kết hợp với MĐ: Thu hoạch và tiêu thụ sản phm và cp giy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo” bao gồm 05 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Công tác chuẩn bị” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị hiện trường, xây dựng vườn ươm xác định các hoạt động và tính toán chi phí sản xuất.

- Mô đun 02: “Trồng song, mây” có thời gian học tập là 112 giờ, trong đó có 22 giờ lý thuyết, 82 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tạo giống, chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ vườn rừng song, mây đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Trồng trám trắng” có thời gian học tập là 112 giờ, trong đó có 22 giờ lý thuyết, 82 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tạo giống, chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ vườn rừng trám trắng đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Trồng táo mèo” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tạo giống, chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ vườn rừng táo mèo đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch, phân loại, sa chế, bảo quản và tiêu thụ sàn phẩm cây song, mây, trám trắng, tào mèo đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kim tra kết thúc khóa học:

TT

Nội dung kim tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức kỹ năng nghe

 

 

1

Kiến thức nghề

Vn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm phù hợp. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 23

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
(Phê duyệt tại Quyết địnhsố 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nuôi cá rô đồng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nuôi cá rô đồng”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được một số đặc điểm chính trong đời sống cá rô đồng;

+ Mô tả được kỹ thuật xây dựng, chuẩn bị ao nuôi cá rô đồng;

+ Nêu được yêu cầu tuyển chọn và vận chuyển cá rô đồng giống;

+ Nêu được yêu cầu về thức ăn công nghiệp, chế biến thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn;

+ Hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến đời sống của cá rô đồng

+ Nêu được cách đo và xử lý một số yếu tố môi trường: màu nước, hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, hàm lượng amoniac, hàm lượng hydrosunfua;

+ Nêu được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và xử lý bệnh do môi trường, dinh dưỡng gây ra cho cá rô đồng;

+ Trình bày được kỹ thuật thu hoạch cá;

- Kỹ năng:

+ Theo dõi xây dựng và chuẩn bị được ao nuôi cá;

+ Lựa chọn và vận chuyển được cá rô đồng giống;

+ Lựa chọn được thức ăn công nghiệp, chế biến được thức ăn và thực hiện cho cá ăn đúng kỹ thuật;

+ Đo và xử lý được một số yếu tố môi trường: màu nước, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, amoniac, hydrosunfua;

+ Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, chẩn đoán và xử lý một số bệnh thường gặp trên cá rô đồng;

+ Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ được cá.

- Thái độ:

+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá rô đồng;

+ Có trách nhiệm với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững;

+ An toàn trong lao động.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá rô đồng”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất cá rô đồng tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề nuôi cá rô đồng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ

+ Thời gian học thực hành: 360 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Xây dựng ao nuôi cá

76

12

56

8

MĐ 02

Chuẩn bị ao nuôi cá

72

12

52

8

MĐ 03

Chọn và thả cá giống

72

8

56

8

MĐ 04

Cho ăn và quản lý ao nuôi cá

92

20

64

8

MĐ 05

Phòng và trị một số bệnh cá

84

16

60

8

MĐ 06

Thu hoạch và tiêu thụ cá

68

12

48

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

80

336

64

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá rô đồng” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun “Xây dựng ao nuôi cá”, “Chuẩn bị ao nuôi cá”, “Chọn và thả cá giống”, “ Cho ăn và quản lý ao nuôi cá”, “Phòng và trị một số bệnh cá”, “Thu hoạch và tiêu thụ cá” và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Nuôi cá rô đồng” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Xây dựng ao nuôi cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị địa điểm xây dựng ao, vẽ sơ đồ ao nuôi và giám sát thi công xây dựng ao đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: làm cạn nước ao; xử lý đáy ao; tu sửa bờ, cống; cấp và gây màu nước; kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chọn cá rô đồng giống; vận chuyển cá giống; thả giống; kiểm tra cá sau khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Cho ăn và quản lý ao nuôi cá” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị thức ăn; cho cá ăn; quản lý một số yếu tố môi trường và an toàn ao nuôi; kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Phòng và trị một số bệnh cá” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: phòng bệnh tổng hợp cho cá, chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường, dinh dưỡng; chẩn đoán và trị được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ cá” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị thu hoạch; thu hoạch cá; vận chuyển và tiêu thụ cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hưởng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nuôi cá rô đồng thương phẩm, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cá rô đồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cá rô đồng thương phẩm có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 24

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CUA ĐỒNG
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nuôi cua đồng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Nuôi cua đồng”

Số lượng mô đun đào tạo: 6 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình nuôi thương phẩm cua đồng trong ao, ruộng.

+ Mô tả được các công việc chủ yếu trong quy trình nuôi cua đồng thương phẩm theo tiêu chuẩn Viet - GAP: Xây dựng ao, ruộng nuôi cua; Chuẩn bị ao, ruộng nuôi cua; Chọn và thả cua giống; Cho cua ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua; Phòng, trị bệnh cua; Thu hoạch và tiêu thụ cua.

+ Nêu được tiêu chuẩn sản phẩm khi thu hoạch và các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ cua đồng thương phẩm nhằm đạt hiệu quả cao.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các bước chuẩn bị trong quá trình nuôi cua đồng

+ Thực hiện thành thạo các công việc chủ yếu trong quy trình để đạt năng suất và hiệu quả cao:

Thực hiện được việc theo dõi xây dựng ao, ruộng nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;

Chuẩn bị được ao, ruộng nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;

Chọn được cua giống khỏe mạnh và thả giống đúng yêu cầu kỹ thuật;

Thực hiện được biện pháp kỹ thuật chăm sóc cua, quản lý môi trường ao nuôi cua đồng;

Phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở cua đồng;

+ Thu hoạch sản phẩm đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề nuôi cua đồng.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cua đồng”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Nuôi cá cua đồng”;

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 40giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2. Phân bồ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tạp: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết 80 giờ

+ Thời gian học thực hành 360 giờ.

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ01

Xây dựng ao, ruộng nuôi cua

76

12

56

8

MĐ02

Chuẩn bị ao, ruộng nuôi cua

76

8

60

8

MĐ03

Chọn và thả cua giống

72

12

52

8

MĐ04

Cho ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua

92

20

64

8

MĐ05

Phòng và trị một số bệnh cua đống

84

20

56

8

MĐ06

Thu hoạch và tiêu thụ cua

64

8

48

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

80

336

64

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cua đồng” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả từ 5 điểm trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc kết hợp một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình dạy nghề Nuôi cua đồng có 06 mô đun, cụ thể như sau:

- Mô đun 01: “Xây dựng ao, ruộng nuôi cua” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chọn địa điểm xây dựng ao, ruộng nuôi cua; Vẽ sơ đồ, và cắm tiêu ao ruộng nuôi cua; Xây dựng, giám sát thi công ao, ruộng nuôi cua đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao, ruộng nuôi cua” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xử lý đáy ao, ruộng; Tu sửa công trình nuôi; cấp nước, và kiểm tra ao, ruộng nuôi trước khi thả cua giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Chọn và thả cua giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thả cua giống; Chọn cua giống; Vận chuyển và thả cua giống đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Cho cua ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực, hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị thức ăn và cho cua ăn; Quản lý ao, ruộng nuôi cua; Kiểm tra cua sinh trưởng đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Phòng và trị một số bệnh cua đồng” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Phòng bệnh tổng hợp; Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường và dinh dưỡng; Chẩn đoán và trị một số bệnh do kí sinh trùng, nấm, vi khuẩn trên cua đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 06: Thu hoạch và tiêu thụ cua; có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm, cỡ cua thu hoạch; Thu hoạch, chế biến và bảo quản cua; Vận chuyển và tiêu thụ cua đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

- Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm đang tiến hành nuôi cua, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cua đồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

- Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở nuôi cua đồng có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 25

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn)

Tên nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được những đặc tính kỹ thuật của một số vật vật tư dùng để chế tạo lưới rê thông dụng;

+ Trình bày được cấu tạo của lưới rê thông dụng;

+ Trình bày được các thông số kỹ thuật của bản vẽ của lưới rê thông dụng;

+ Trình bày được quy trình lắp ráp, sửa chữa lưới rê thông dụng;

+ Trình bày được quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới rê thông dụng;

+ Trình bày được quy trình bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện các công việc theo các bản vẽ lưới rê thông dụng;

+ Lắp ráp, sửa chữa đúng yêu cầu kỹ thuật của lưới rê thông dụng;

+ Thực hiện được quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới rê thông dụng;

+ Bảo quản được sản phẩm hải sản sau thu hoạch đúng quy định.

- Thái độ:

+ Luôn tuân thủ đúng quy trình lắp ráp, sửa chữa lưới rê;

+ Luôn thận trọng, chính xác trong việc Đánh bắt hải sản bằng lưới rê;

+ Luôn luôn chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc;

+ Có lòng yêu nghề, cầu tiến, tích cực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vì sự phát triển của nghề trong tương lai.

2. Cơ hội việc làm

Sau khóa học, khi đã đủ trình độ và năng lực người học có thể làm thủy thủ trên các tàu đánh bắt hải sản bằng lưới rê ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 20 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ

+ Thời gian học thực hành: 360 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ01

Lắp ráp, sửa chữa lưới rê

88

14

66

8

MĐ02

Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp

76

14

54

8

MĐ03

Đánh bắt cá Hồng bằng lưới rê ba lớp tầng đáy

76

14

54

8

MĐ04

Đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy.

76

14

54

8

MĐ05

Đánh bắt cá Thu, Ngừ bằng lưới rê trôi tầng mặt

76

14

54

8

MĐ06

Bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch

68

10

50

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

80

332

68

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu của người học, có thể dạy độc lập hoặc một số mô đun trong 6 mô đun của nghề cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê” gồm 06 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Lắp ráp, sửa chữa lưới rê” có thời gian học tập là 88 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về lắp ráp, sửa chữa lưới rê đạt chất lượng và có hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp” có thời gian học tập là 76 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp” đạt chất lượng và có hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Đánh bắt cá hồng bằng lưới rê ba lớp tầng đáy” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho mgười học kiến thức và kỹ năng về nghề lưới rê cá hồng đạt chất lượng và có hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Đánh bắt ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về nghề lưới rê ghẹ đạt chất lượng và có hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Đánh bắt cá thu, ngừ bằng lưới rê trôi tầng đáy” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về nghề lưới rê cá thu, ngừ đạt chất lượng và có hiệu quả cao.

- Mô đun 06: “Bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch” có thời gian học tập là 68 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24-5-2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp /trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm thích hợp, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của nghề đánh bắt hải sản bằng lưới rê để rèn luyện kỹ năng nghề cho người học qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi tham quan các cơ sở đánh bắt hải sản bằng lưới rê có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 26

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Vận hành, bảo trì máy tàu cá

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Vận hành, Bảo trì máy tàu cá”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và cách vận hành, khắc phục sự cố và bảo trì: máy chính, hệ thống điện,... trên tàu cá;

+ Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và cách vận hành, khắc phục sự cố và bảo trì các loại trang thiết bị cơ khí như: máy lái, máy neo, tời, máy bơm, máy khai thác, ... trên tàu cá.

- Kỹ năng:

+ Vận hành, xử lý, khắc phục được một số sự cố và bảo trì: máy chính, hệ thống điện,... trên tàu cá;

+ Phát hiện kịp thời, xử lý, khắc phục được một số sự cố và bảo trì các loại trang thiết bị cơ khí như: máy lái, máy neo, tời, máy bơm, máy khai thác... trên tàu cá.

- Thái độ:

+ Tuân thủ quy định về trách nhiệm của người thợ máy tàu cá và các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;

+ Không ngại khó khăn, cẩn thận, ngăn nắp, có ý thức gìn giữ vệ sinh nơi làm việc;

+ Sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn bạn bè, đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Vận hành, Bảo trì máy tàu cá”, người học có khả năng tự vận hành, bảo trì được máy tàu cá của gia đình hoặc của các hợp tác xã đánh cá; người học cũng có thể vận hành, bảo trì được các động cơ diesel tương tự.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kêt thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 340 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo nghề

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Vận hành máy chính

96

20

66

10

MĐ 02

Bảo trì máy chính

96

20

66

10

MĐ 03

Vận hành hệ thống điện tàu cá

64

12

44

8

MĐ 04

Bảo trì hệ thống điện tàu cá

56

12

36

8

MĐ 05

Vận hành các thiết bị cơ khí tàu cá

76

18

48

10

MĐ 06

Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá

76

18

48

10

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

100

308

72

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Vận hành, bảo trì máy tàu cá” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cấu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06) và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Vận hành, bảo trì máy tàu cá” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Vận hành máy chính” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: trình bày nguyên lý hoạt động, vận hành máy tàu cá các loại, phương pháp khởi động, quy trình vận hành, tuân thủ các quy định kỹ thuật về vận hành máy tàu thủy cũng như ghi chép nhật ký vận hành máy chính tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Bảo trì máy chính” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: bảo trì động cơ tàu tàu cá các loại, biết được phương pháp kiểm tra, xử lý được các sự cố xảy ra trong vận hành động cơ, tuân thủ các quy định kỹ thuật về bảo trì máy tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Vận hành hệ thống điện tàu cá” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: vận hành hệ thống điện trên tàu cá, kiểm tra, vận hành, xử lý sự cố của hệ thống điện tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Bảo trì hệ thống điện tàu cá” có thời gian học tập là 66 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: bảo trì hệ thống điện trên tàu cá bao gồm việc kiểm tra, xử lý sự cố các thiết bị của hệ thống điện tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Vận hành các thiết bị cơ khí” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và cách kiểm tra một số thiết bị cơ khí thường gặp trên tàu cá. Đồng thời cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc vận hành, các thiết bị trên tàu như: hệ trục chân vịt, hệ thống lái, máy tời, máy nén khí, máy bơm nước, máy khai thác,... đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 06: “Bảo trì các thiết bị cơ khí” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: kiểm tra về sự làm việc của các thiết bị cơ khí thường gặp trên tàu cá. Đồng thời cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc bảo trì các thiết bị trên tàu như: hệ trục chân vịt, hệ thống lái, máy tời, máy nén khí, máy bơm nước, máy khai thác,...

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

01

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

02

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nghỉ bờ giữa 2 chuyến biển của tàu cá, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của tàu cá để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã đánh bắt thủy sản,... có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 27

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Nuôi cá bống tượng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trong độ tuổi lao động, có trình độ từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề nuôi cá bống tượng.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình nuôi cá bống tượng thương phẩm.

+ Hiểu được các nội dung chủ yếu trong quy trình nuôi cá bống tượng thương phẩm theo tiêu chuẩn Viet GAP.

+ Nêu được tiêu chuẩn sản phẩm khi thu hoạch và các bước công việc trong quá trình thu hoạch, tiêu thụ cá bống tượng thương phẩm nhằm đạt hiệu quả cao.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các bước chuẩn bị trong quá trình nuôi cá bống tượng thương phâm.

+ Thực hiện thành thạo các công việc chủ yếu trong quy trình để đạt năng suất và hiệu quả cao:

Thực hiện được việc theo dõi xây dựng ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;

Chuẩn bị được ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;

Chọn được cá giống khỏe mạnh và thả giống đúng yêu cầu kỹ thuật;

Thực hiện được biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá, quản lý môi trường ao nuôi cá bống tượng;

Phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở cá bống tượng;

+ Thu hoạch sản phẩm đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có khả năng tự tổ chức sản xuất tại trang trại gia đình hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề Nuôi cá bống tượng;

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học

- Thời gian học tập: 480

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 92 giờ

+ Thời gian học thực hành: 348 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo nghề

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị ao nuôi cá

80

16

56

8

MĐ 02

Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá

80

16

56

8

MĐ 03

Thả và chăm sóc cá

80

16

56

8

MĐ 04

Kiểm tra hệ thống nuôi

80

16

56

8

MĐ 05

Phòng, trị bệnh cá

80

16

56

8

MĐ 06

Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm

64

12

44

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

92

324

64

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp “Nuôi cá bống tượng” được dùng dạy nghề cho lao đông nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của học viên, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun trong các mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá, Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá, Thả và chăm sóc cá, Kiểm tra hệ thống nuôi, Phòng, trị bệnh cá, Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho học viên.

Chương trình nghề “Nuôi cá bống tượng” gồm 06 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị ao nuôi cá” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ nàng nghề để thực hiện các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đào ao, chuẩn bị, cải tạo ao, chuẩn bị nước nuôi cá bống tượng đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đặt bè, lắp ráp, đưa vào vị trí và cố định lồng, bè nuôi cá bống tượng đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: ”Thả và chăm sóc cá” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chọn giống, vận chuyển và thả giống cá bống tượng, cho cá ăn và kiểm tra cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Kiểm tra hệ thống nuôi” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: kiểm tra chất lượng nước, ao, lồng bè nuôi, xử lý chất thải, ghi nhật ký nuôi cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Phòng, trị bệnh cá” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: phòng bệnh, chẩn đoán và trị một số bệnh cho cá đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 06: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ, vận chuyển cá thương phẩm sống đạt chất lượng và hiệu quả cao và tính được hiệu quả nuôi cá.

Đánh giá kết quả học tập của học viên trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất trong suốt năm. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ nuôi cá bống tượng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở nuôi cá bống tượng có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 28

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Sản xuất giống tôm sú

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trong độ tuổi lao động, có trình độ từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Sản xuất giống tôm sú”.

Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các công việc chuẩn bị sản xuất tôm sú giống;

+ Trình bày được qui trình cho tôm đẻ và ương nuôi ấu trùng;

+ Nêu được biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở ấu trùng tôm sú;

+ Trình bày được việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ tôm sú giống

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được việc chuẩn bị cho sản xuất giống: xây dựng trại, lắp đặt trang thiết bị;

+ Nuôi vỗ được tôm bố mẹ thành thục, cho tôm đẻ và ương nuôi ấu trùng đúng kỹ thuật;

+ Phòng, chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp ở tôm sú giống;

+ Thực hiện được việc thu hoạch, vận chuyển tôm giống đúng kỹ thuật.

- Thái độ:

+ Tuân thủ các qui định về tôm bố mẹ và tôm sú giống P15; Qui định bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững;

+ Có ý thức đảm bảo an toàn trong lao động.

2. Cơ hội việc làm

Học viên học nghề “Sản xuất giống tôm sú” sau khi hoàn thành khóa học có thể tìm kiếm việc làm tại các cơ sở, trang trại sản xuất giống tôm sú hoặc tự xây dựng được trại sản xuất giống tôm sú hộ gia đình.

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Sản xuất giống tôm sú”, người học có khả năng làm tại các cơ sở, trang trại sản xuất giống tôm sú hoăc tự xây dựng được trại sản xuất giống tôm sú hộ gia đình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 340 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo nghề

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Xây dựng trại sản xuất giống

64

16

40

8

MĐ 02

Chuẩn bị sản xuất giống

60

14

38

8

MĐ 03

Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục

64

12

44

8

MĐ 04

Cho tôm đẻ

48

8

32

8

MĐ 05

Ương nuôi ấu trùng

68

16

44

8

MĐ 06

Phòng trị bệnh ấu trùng tôm

80

16

54

10

MĐ 07

Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống

80

18

52

10

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

100

304

76

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (76 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (36 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề:

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Sản xuất giồng tôm sú” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của học viên, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống tôm sú” gồm 07 mô đun như sau:

- Mô đun 01 “Xây dựng trại sản xuất giống” có thời gian học tập 64 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về chọn địa điểm và xây dựng trại sản xuất giống tôm sú;

- Mô đun 02 “Chuẩn bị sản xuất giống” có thời gian học tập 60 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về chuẩn bị các công việc để sản xuất giống tôm sú;

- Mô đun 03 “Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục” có thời gian học tập 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ;

- Mô đun 04 “Cho tôm đẻ” có thời gian học tập 48 giờ, trong đó có 08 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về các công việc chuẩn bị, cho tôm sú mẹ đẻ và nuôi tái phát dục;

- Mô đun 05 “Ương nuôi ấu trùng” có thời gian học tập 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về ương ấu trùng tôm sú đến P15.

- Mô đun 06 “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” có thời gian học tập 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về phòng bệnh, phát hiện và trị một số bệnh thường gặp ở ấu trùng tôm sú;

- Mô đun 07 “Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống” có thời gian học tập 80 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ tôm sú giống P15;

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác:

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm sản xuất giống tôm sú, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất giống để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất giống tôm sú có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

 

PHỤ LỤC 29

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Câu vàng cá ngừ đại dương

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Câu vàng cá ngừ đại dương”.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Liệt kê được các nhiệm vụ thi công vàng câu, chuẩn bị chuyến biển, thả câu, thu câu, xử lý và bảo quản cá.

+ Trình bày được các công việc của từng nhiệm vụ.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc trong quá trình thi công vàng câu cá ngừ đại dương; sửa chữa được vàng câu bị hỏng;

+ Thực hiện được các bước chuẩn bị chuyến biển.

+ Sử dụng được các dụng cụ, trang thiết bị chuyên biệt của nghề câu vàng cá ngừ đại dương;

+ Làm được các công việc tại các vị trí trong quá trình thả, ngâm và thu vàng câu cá ngừ đại dương;

+ Thực hiện được các công việc xử lý và bảo quản cá sau thu hoạch;

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường biển; bảo vệ an ninh quốc gia

+ Có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn trên biển

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Câu vàng cá ngừ đại dương”, người học có khả năng làm Thủy thủ trên các tàu câu vàng cá ngừ đại dương; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Câu vàng cá ngừ đại dương”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ

+ Thời gian học thực hành: 360 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP:

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo nghề

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra (*)

MĐ 01

Thi công vàng câu

80

16

55

9

MĐ 02

Chuẩn bị chuyến biển

76

12

55

9

MĐ 03

Thả câu

80

16

55

9

MĐ 04

Thu câu

76

12

55

9

MĐ 05

Xử lý cá

76

12

55

9

MĐ 06

Bảo quản cá

76

12

55

9

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

80

330

70

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (70 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (30 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Câu vàng cá ngừ đại dương” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như: MĐ01- Thi công vàng câu, MĐ06 - Bảo quản cá và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Câu vàng cá ngừ đại dương” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Thi công vàng câu” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Thắt các nút thường dùng, chầu dây, sử dụng dụng cụ liên kết dây, thi công các bộ phận vàng câu, liên kết các bộ phận của vàng câu đạt chất lượng và hiệu quả cao .

- Mô đun 02: “Chuẩn bị chuyến biển.” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu vàng câu; Chuẩn bị dụng cụ xử lý cá; Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản cá; Chuẩn bị vàng câu; Chuẩn bị mồi câu đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 03: “Thả câu” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Sử dụng máy thả câu; thả phao; thả dây chính; móc mồi, thả đây nhánh, ngâm câu đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 04: “Thu câu” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Sử dụng tời thu câu; thu và xử lý dây chính; thu và xử lý dây nhánh; thu phao và sắp xếp phao, dây phao; thu cá lên tàu đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 05: “Xử lý cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị, giết cá, xả máu cá, lấy mang và nội tạng cá, làm sạch cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Mô đun 06: “Bảo quản cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị, ngâm hạ nhiệt, bảo quản cá bằng đá xay, bảo quản cá bằng nước biển lạnh, chăm sóc trong quá trình bảo quản cá, bốc cá lên cảng đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học:

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

2. Các chú ý khác:

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm không trùng mùa cá, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ hoạt động của chuyển biển .... để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học,

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, các đội tàu hành nghề câu vàng cá ngừ đại dương có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện./.

 

PHỤ LỤC 30

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: CHẾ BIẾN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ ĐÔNG LẠNH
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nồng nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh”

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu đối với dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng chế biến nhuyễn thể hai mảnh đông lạnh (nghêu, sò).

+ Nêu được hành vi người lao động không được làm trong quá trình làm việc.

+ Nêu được đặc điểm sinh học cơ bản của nghêu, sò. Biết các tiêu chuẩn cần kiểm tra đối với lô nguyên liệu.

+ Nêu được yêu cầu kỹ thuật, đồng thời liệt kê được dụng cụ, máy và thiết bị, nguyên vật liệu để tiếp nhận nguyên liệu, chế biến nghêu vỏ, chế biến nghêu thịt và các sản phâm giá trị gia tăng từ thịt nghêu, chế biến sò và các sản phẩm giá trị gia tăng từ sò, cấp đông; bao gói và bảo quản sản phẩm

- Kỹ năng:

+ Thực hiện vệ sinh cá nhân; dụng cụ; máy thiết bị; nhà xưởng; kho bảo quản đúng quy định.

+ Thực hiện được các công việc kiểm đánh giá chất lượng nguyên liệu (nghêu, sò) đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn.

+ Thực hiện được công việc chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị, máy... đảm bảo an toàn lao động.

+ Thực hiện được các thao tác trong quá trình tiếp nhận, chế biến nghêu vỏ, chế biến nghêu thịt; chế biến sò; chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nghêu, sò; cấp đông; bao gói; bảo quản sản phẩm đúng kỹ thuật.

+ Phát hiện được và hạn chế, khắc phục kịp thời các lỗi thường gặp trong việc quá trình thực hiện công việc.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề.

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

+ Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác tốt với đồng nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề chế biến nhuyển thể hai mảnh vỏ, người học có khả năng làm việc tại các cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh, các cơ sở thu mua nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò).

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hét mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ

+ Thời gian học thực hành: 352 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun đào tạo nghề

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm Tra*

MĐ 01

Vệ sinh trong chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh

60

12

44

4

MĐ 02

Tiếp nhận nguyên liệu

56

12

38

6

MĐ 03

Chê biến nghêu vỏ

72

16

48

8

MĐ 04

Chế biến nghêu thịt

100

16

74

10

MĐ 05

Chế biến sò

80

16

56

8

MĐ 06

Cấp đông, bao gói, bảo quản

96

16

68

12

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

88

328

64

*Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH Đ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun: vệ sinh trong chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh, tiếp nhận nguyên liệu, chế biến nghêu vỏ, chế biến nghêu thịt, chế biến nghêu sò hoặc cấp đông, bao gói, bảo quản và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.

Chương trình nghề “Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Vệ sinh trong chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh” có thời gian giảng dạy là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 4 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học những nguyên tắc cơ bản về vệ sinh an toàn trong chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh. Kỹ năng thực hiện công việc theo các nguyên tắc, thủ tục an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động

- Mô đun 02: “Tiếp nhận nguyên liệu” có thời gian giảng dạy là 56 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành, 6 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc nhận biết, kiểm tra, đánh giá chất lượng nghêu, sò; sơ chế nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chế biến.

- Mô đun 03: “Chế biến nghêu vỏ” có thời gian giảng dạy là 72 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc chế biến nghêu vỏ, nghêu một mảnh bao gồm các công việc như rửa, phân loại, tách vò... đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh lao động.

- Mô đun 04: “Chế biến nghêu thịt” có thời gian giảng dạy là 100 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 74 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc chế biến nghêu thịt, chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ thịt nghêu, bao gồm các bước công việc: gia nhiệt, làm nguội, tách tạp chất, phân loại ... đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh lao động.

+ Mô đun 05: “Chế biến sò” có thời gian giảng dạy là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc chế biến sò nguyên con, sò nửa mảnh, sò thịt, chế biến sò để tạo ra một số sản phẩm giá trị gia tăng từ sò đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh lao động.

+ Mô đun 06: “Cấp đông, bao gói bảo quản” có thời gian giảng dạy là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành, 12 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc thực hiện cấp đông, bao gói, bảo quản sản phẩm đông lạnh gồm các công việc cân, lên khuôn, đông block, động IQF, tách khuôn, mạ băng, rà kim loại, đóng gói, bảo quản ... của các dạng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh lao động.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh nơi có vùng nguyên liệu (nghêu, sò). Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng thời gian được phép thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò) để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao, tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/04/2013 phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.979

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.119.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!