ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 360/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 02 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
BAN HÀNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ
Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;
Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc
lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tại Công văn số 156/SGDĐT-GDMNTH ngày
18/01/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ
sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Sở
Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố có
trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông
lựa chọn sách giáo khoa theo quy định hiện hành; đảm bảo đủ sách giáo khoa từ
năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Bộ GDĐT (b/c);
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX6.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|
TIÊU CHÍ
LỰA CHỌN
SÁCH GIÁO KHOA TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Đính kèm Quyết định số 360/QĐ-UBND, ngày 19/02/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
I. MỤC TIÊU
Làm căn cứ để các cơ sở giáo dục lựa
chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông.
II. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH
GIÁO KHOA
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với năng lực học tập của học sinh
- Minh chứng 1: Tranh ảnh, bảng, biểu,
đồ thị, số liệu, dữ liệu trong sách giáo khoa đảm bảo chính xác, sắp xếp khoa học,
phù hợp với nội dung chủ đề hoặc bài học, tạo được hứng
thú cho học sinh. Kênh chữ rõ ràng, ngữ nghĩa cụ thể, dễ hiểu, đảm bảo tính phổ
thông, đại trà cho học sinh các vùng miền.
- Minh chứng 2: Cấu trúc sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với tâm
sinh lý lứa tuổi và trình độ của học sinh; đảm bảo tính khoa học, hiện đại; đề
cao bản sắc văn hóa của dân tộc; tính kế thừa các mạch kiến thức; tính thiết thực,
dễ hiểu; thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học;
đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
- Minh chứng 3: Nội dung kiến thức
phù hợp với thời lượng của tiết học, các hoạt động học tập được hướng dẫn rõ
ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt,
đảm bảo khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực;
vận dụng thực hành kiến thức và kỹ năng thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt
ra trong mỗi bài học.
- Minh chứng 4: Cấu trúc nội dung sách giáo khoa thiết kế từ dễ đến khó, tạo cơ hội học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác,
phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập của học
sinh; đồng thời phải mang tính phát triển đồng tâm đối với
các lớp học, cấp học.
2. Tiêu chí 2: Tạo điều kiện cho
giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
- Minh chứng 5: Các bài học trong
sách giáo khoa được thiết kế và sắp xếp theo từng chủ đề, bài học với các hoạt
động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
- Minh chứng 6: Nội dung sách giáo
khoa có sự liên kết tới việc thực hiện tích hợp kiến thức
liên môn, đảm bảo tính khoa học, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học
gắn kết với thực tiễn cuộc sống.
- Minh chứng 7: Nội dung sách giáo
khoa thể hiện rõ, đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo
mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như đánh giá được kết quả
giáo dục.
- Minh chứng 8: Mục đích, yêu cầu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá nêu trong bài
học phải mang tính hệ thống, liên quan và hỗ trợ cho nhau.
- Minh chứng 9: Nội dung sách giáo
khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn và cá nhân xây dựng kế hoạch kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt
động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người
học.
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với các yếu tố đặc thù của địa phương
- Minh chứng 10: Nội dung sách giáo
khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương
và cộng đồng dân cư vùng miền.
- Minh chứng 11: Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để các nhà trường, tổ chuyên
môn và giáo viên bổ sung, điều chỉnh nội dung môn học và hoạt động giáo dục
thích hợp, gắn với thực tiễn của địa phương.
- Minh chứng 12: Hệ thống câu hỏi,
bài tập và yêu cầu các hoạt động ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với các đối tượng học
sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền. Sách giáo khoa có giá bìa hợp lí,
đóng cuốn chắc chắn, đảm bảo sách được sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí.
- Minh chứng 13: Nội dung sách giáo
khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày hoặc 1 buổi/ngày.
4. Tiêu chí 4: Phù hợp với điều kiện
đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục của địa phương
- Minh chứng 14: Nội dung sách giáo
khoa đảm bảo có tính mở, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều
nhóm đối tượng học sinh.
- Minh chứng 15: Nội dung sách giáo
khoa đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả, phù hợp với trình độ học sinh, điều
kiện, đặc điểm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Minh chứng 16: Nội dung sách giáo
khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các
điều kiện dạy học khác tại các địa phương.
- Minh chứng 17: Nội dung sách giáo
khoa giúp nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự hướng dẫn của các cơ
quan quản lý giáo dục ở cơ sở./.