BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1591/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số
186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ vể quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Xét Tờ trình số 85/TTr-CĐNKTCN ngày 08/7/2009 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng
nghề Kỹ thuật công nghệ về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển Trường
Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ (kèm theo hồ sơ có liên quan);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính; Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ;
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020 với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu
Phát triển Trường Cao đẳng nghề Kỹ
thuật công nghệ thành trường trọng điểm ở khu vực miền Bắc, từng bước tiếp cận,
hội nhập trình độ đào tạo nghề tiên tiến khu vực châu Á và thế giới; cung cấp
lao động kỹ thuật có chất lượng cao góp phần đáp ứng yêu cầu cho phát triển thị
trường lao động trong nước và nước ngoài.
2. Yêu cầu
- Phù hợp với định hướng phát triển
dạy nghề, định hướng chung của ngành và hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam.
- Phát triển toàn diện các hoạt động
đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ, tư vấn, chuyên gia công nghệ gắn với quá
trình phát triển công nghệ và sản xuất trong nước, quốc tế.
- Chuẩn hóa chương trình, giáo
trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, trang thiết bị theo
chuẩn quốc gia, tiến tới đạt chuẩn quốc tế. Tiếp cận và ứng dụng các phương
pháp, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý, giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học.
- Tăng cường tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong hoạt động của Trường; đảm bảo tính khả thi, có bước đi phù hợp, đồng
bộ và hiệu quả.
3. Định hướng
phát triển
- Tăng quy mô đào tạo, trong đó tập
trung cho đào tạo cao đẳng nghề đảm bảo cơ cấu đào tạo phù hợp với một trường
cao đẳng nghề; phấn đấu đến năm 2020 quy mô có mặt thường xuyên ở các cấp trình
độ đạt tối thiểu 10.000 học sinh, sinh viên/năm, chia làm ba giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2010): Tối
thiểu 3.500 học sinh, sinh viên/năm, trong đó hệ cao đẳng là 2.600 sinh
viên/năm.
+ Giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến năm
2015): Tối thiểu 6.000 học sinh, sinh viên/năm, trong đó hệ cao đẳng là 4.000
sinh viên/năm.
+ Giai đoạn 3 (từ năm 2016 đến hết
năm 2020): Tối thiểu 10.000 học sinh, sinh viên/năm, trong đó hệ cao đẳng là
6.500 sinh viên/năm.
- Phát triển đào tạo đa cấp trình độ,
đa lĩnh vực, đa ngành nghề (bao gồm cả đào tạo lao động xuất khẩu) và tập trung
phát triển một số ngành, nghề trọng điểm (Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại,
hàn) để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao ở trong nước và quốc tế.
- Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng
theo yêu cầu của thị trường lao động.
- Phát triển nghiên cứu khoa học,
tư vấn, dịch vụ nhằm tăng cường hoạt động thực tiễn cho giáo viên, học sinh,
sinh viên, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất.
- Liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa
học, dịch vụ, tư vấn với các Trường dạy nghề, trường đại học, Viện nghiên cứu
trong và ngoài nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh.
4. Nhiệm vụ và
giải pháp
a. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy và học theo chuẩn hóa, hiện đại hóa:
- Quy hoạch xây dựng các cơ sở đảm
bảo phân khu chức năng đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của nhà trường (khu
hiệu bộ, khu học tập, thực hành, giáo dục thể chất, ký túc xá, v.v.).
- Liên kết đào tạo tại chỗ và từng
bước phát triển các cơ sở vệ tinh của Trường.
- Đổi mới phương pháp, ứng dụng tin
học vào giảng dạy, học tập, quản lý và nghiên cứu khoa học; phát triển thư viện,
thư viện điện tử; đầu tư trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập, văn hóa,
thể dục thể thao.
- Phát triển các đơn vị sự nghiệp
thuộc trường đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường.
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển đội ngũ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về số lượng và chất lượng. Đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm; đổi
mới phương pháp tiếp cận trong đào tạo nghề, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học và hoạt động thực tiễn cho đội ngũ giáo viên.
- Mở rộng hợp tác với các Trường
đào tạo nghề trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng
giáo viên. Phát triển mạng lưới giảng viên thỉnh giảng, kiêm chức ở các Trường
đào tạo nghề, các Viện nghiên cứu có trình độ cao ở trong nước và quốc tế.
c. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện
chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, tiếp cận với chuẩn quốc tế;
xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình cho một số ngành và chuyên
ngành mới. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và
đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
d. Đổi mới bộ máy, cán bộ
- Rà soát, quy hoạch, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý từ tổ trưởng bộ môn, khoa, phòng, ban
giám hiệu. Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện để lựa chọn, bố trí cán bộ
lãnh đạo, quản lý, trước hết là trưởng các bộ phận, đơn vị.
- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tổ chức, biên chế và phân cấp quản lý công chức, viên chức theo
quy định của Nhà nước và của Bộ.
- Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
của Trường đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả.
e. Đổi mới quy trình, phương pháp dạy
và học
- Nội dung đào tạo gắn liền với thực
tiễn phát triển sản xuất, công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phù hợp với
yêu cầu của thị trường để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đổi mới phương pháp đào tạo theo
hướng phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin, truyền
thông trong hoạt động dạy và học; khai thác các nguồn tư liệu giáo dục và nguồn
tư liệu trên mạng internet; lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên
tiến của nước ngoài.
- Đổi mới chế độ đào tạo, tạo điều
kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề liên
thông các cấp học cao hơn ở trong nước và quốc tế.
- Xây dựng định mức giờ giảng, nhiệm
vụ khoa học, học tập và làm việc đối với các giáo viên, cán bộ quản lý; cơ chế
đánh giá giảng viên, cán bộ .v.v.
5. Nguồn kinh
phí thực hiện quy hoạch
Kinh phí thực hiện quy hoạch từ đa nguồn:
ngân sách Nhà nước cấp; thu từ đặt hàng đào tạo, thu sự nghiệp của Trường; tín
dụng và tài trợ thông qua các dự án hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước,
quốc tế.
6. Tổ chức thực
hiện
a. Vụ Tổ chức Cán bộ
Hướng dẫn Trường Cao đẳng nghề Kỹ
thuật công nghệ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, cán bộ theo quy hoạch.
b. Tổng cục Dạy nghề
Chỉ đạo Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật
công nghệ tăng cường quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị, phát triển đội ngũ giáo viên, phát
triển chương trình, giáo trình theo chuẩn quốc gia; đồng thời tạo mọi điều kiện
để trường phát triển thành một trung tâm dạy nghề cho khu vực miền Bắc.
c. Vụ Kế hoạch – Tài chính
- Hướng dẫn Trường Cao đẳng nghề Kỹ
thuật công nghệ thực hiện xây dựng dự án và thực hiện đầu tư theo quy hoạch đã
duyệt.
- Quản lý quy hoạch phát triển Trường
Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
d. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật
công nghệ.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình giáo trình …
đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà Trường theo quy hoạch được duyệt.
- Xây dựng dự án và quản lý đầu tư
phát triển Trường theo quy hoạch.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu KHTC, VT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Đàm Hữu Đắc
|