ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
63/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG
GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008-2020" TỈNH NINH BÌNH
Phần 1.
THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ
HỌC NGOẠI NGỮ Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
1. Quy mô và cơ
cấu dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục
Các cơ sở giáo dục của tỉnh có dạy
và học ngoại ngữ gồm: 151 trường Tiểu học, 143 trường THCS, 27 trường THPT, 8
Trung tâm GDTX, 01 trung tâm Tin học ngoại ngữ, 01 trường Trung cấp chuyên
nghiệp, 01 trường Cao đẳng, 01 trường Đại học và 05 trường trung cấp nghề, 01
trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh. Ngoại ngữ được dạy chủ yếu là Tiếng
Anh. Chỉ có trường THPT chuyên Lương Văn Tụy có 02 lớp học Tiếng Nga, 03 lớp
học Tiếng Pháp với 121 học sinh (chiếm 121/29300 = 0,4% số học sinh THPT) (xem
phụ lục 4).
Cấp THCS và THPT dạy và học theo
chương trình Ngoại ngữ bắt buộc 7 năm hoặc 3 năm (ở một số lớp cấp THPT) theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở cấp Tiểu học và các ngành học, cấp học
còn lại được học theo chương trình Tiếng Anh tự chọn (xem phụ lục 1). Tỉnh Ninh
Bình bắt đầu dạy thí điểm dạy Tiếng Anh theo chương trình mới từ lớp 3 ở 1 lớp
(trường Tiểu học Kim Định, huyện Kim Sơn) từ năm học 2010 - 2011, dạy ở 37 lớp
3 của 11 trường từ năm học 2011 - 2012 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chất lượng
dạy học ngoại ngữ
- Nhìn chung, chất lượng dạy và học
ngoại ngữ của tỉnh chưa cao. Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh: Tỉ lệ
học sinh từ điểm 5 trở lên còn thấp (năm 2009: 55,48%, năm 2010: 62%, năm 2011
là 89,5%). Các môn Tiếng Nga, Tiếng Pháp có kết quả cao hơn.
- Kết quả thi học sinh giỏi quốc
gia môn tiếng Anh: Chất lượng giải chưa cao, số lượng giải chưa nhiều (năm
2009: 1 giải ba, 2 giải KK; năm 2010: 3 giải ba, 2 giải KK, năm 2011: 1 giải
ba, năm 2012: 1 giải nhất, 1 giải ba, 1 giải KK).
3. Đội ngũ giáo
viên ngoại ngữ
3.1. Giáo viên Tiếng Anh:
- Số giáo viên Tiếng Anh có bằng
cấp đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng đa số đề được đào tạo ở loại hình không
chính quy (tại chức, văn bằng 2). Riêng ở giáo dục phổ thông có 696 giáo viên
Tiếng Anh, trong đó học và tốt nghiệp các loại hình đào tạo ngoài chính quy là:
cấp Tiểu học: 79,7%; cấp THCS: 79,8%; cấp THPT: 33,3%. Năng lực của giáo viên
Tiếng Anh phổ thông theo kết quả khảo sát, đánh giá do công ty IIG Việt Nam
thực hiện vào tháng 7/2011 cho 1/3 số giáo viên Tiếng Anh toàn tỉnh như sau:
Cấp
học
|
Tổng
|
C1
|
B2
|
B1
|
A2
|
A1
|
Dưới
A1
|
THPT
|
59
|
8
|
12
|
34
|
5
|
0
|
0
|
THCS
|
81
|
0
|
0
|
29
|
43
|
9
|
0
|
Tiểu học
|
84
|
1
|
0
|
15
|
44
|
21
|
3
|
Cộng
|
224
|
9
|
12
|
78
|
92
|
30
|
3
|
Tỉ
lệ %
|
4.02
|
5.36
|
34.82
|
41.07
|
13.39
|
1.34
|
- So với KNLNN (Khung năng lực
ngoại ngữ) Châu Âu cấp THPT mới có 8 giáo viên đạt trình độ C1 và cấp TH có 1
giáo viên đạt trình độ C1 đáp ứng được yêu cầu quy định, cấp THCS chưa có giáo
viên nào đạt trình độ B2 theo yêu cầu theo quy định.
- Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên
tiếng Anh cấp tiểu học còn hạn chế: 100% giáo viên được đào tạo để dạy cấp THCS
và THPT. Có 68/187 giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học bước đầu được đào tạo, bồi
dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
- Hệ thống trường trung cấp nghề
trên địa bàn tỉnh thuộc Sở Lao động - Thương bình và Xã hội quản lý hiện có 5
trường, có 01 trường đã hoạt động và dạy nghề dài hạn và có 02 giáo viên Tiếng
Anh.
- Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình có
6 giáo viên Tiếng Anh đều có trình độ Thạc sĩ (trong đó có 02 giáo viên học Đại
học tại chức); Trường Đại học Hoa Lư có 13 giảng viên Tiếng Anh, đều tốt nghiệp
đại học chính quy (8 người đã và đang học Cao học).
3.2. Giáo viên Tiếng Nga,
Tiếng Pháp toàn tỉnh là 57 người, trong đó 51 người đã học văn
bằng 2 Tiếng Anh và chuyển sang dạy tiếng Anh. Chỉ còn số ít tại trường THPT
chuyên Lương Văn Tụy là dạy Tiếng Nga, Tiếng Pháp và một số giáo viên khác
không tham gia giảng dạy. Những giáo viên này đều tốt nghiệp hệ chính quy, đạt
chuẩn và trên chuẩn, có năng lực và trình độ khá tốt.
4. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ
Trong các năm học gần đây, giáo dục
phổ thông tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tốt thiểu
phục vụ đổi mới nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa theo quy định
của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên trong danh mục thiết bị
dùng để dạy và học ngoại ngữ chỉ có các loại tranh, ảnh, băng đĩa và một số
thiết bị dùng chung như đài cassette, đầu DVD, tivi, máy chiếu, máy vi tính; số
lượng thiết bị đã đầu tư cũng dừng lại ở mức tối thiểu theo quy định của Bộ
GD&ĐT.
Cơ sở vật chất dạy và học ngoại ngữ
còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy và học môn ngoại ngữ. Tất cả
các trường Tiểu học và THCS đều không có phòng học tiếng chuyên dụng dùng để
dạy ngoại ngữ, cấp THPT chỉ có 02/27 trường có phòng học tiếng. 100% các trường
Tiểu học, THCS, THPT chưa có phòng học đa phương tiện phục vụ dạy và học môn
ngoại ngữ (phụ lục 3). Các điều kiện phục vụ dạy học tương tác như thiết bị đa
phương tiện, phần mềm phục vụ dạy học tương tác chưa được đầu tư tại các trường
học. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học ngoại ngữ của Khoa Ngoại ngữ và Tin
học thuộc Đại học Hoa Lư, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, nhất là các
trường trung cấp nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội còn hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ.
Đánh giá chung: Việc
triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" ban hành theo Quyết định số
1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ
quốc gia 2020) của tỉnh Ninh Bình có những thuận lợi và khó khăn chính sau:
Về thuận lợi:
- Đối với giáo dục phổ thông, tỉ lệ
trường đạt chuẩn quốc gia khá cao, nhất là ở cấp Tiểu học, là điều kiện cơ bản
về cơ sở vật chất và đội ngũ, trong đó có đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đã được
phủ kín ở các cấp học phổ thông, là một điều kiện để triển khai thực hiện Đề án
ngoại ngữ quốc gia 2020.
- Nền kinh tế của tỉnh đang phát
triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có ngành du lịch
đang được đầu tư và có tiềm năng phát triển mạnh, tạo môi trường và nhu cầu tất
yếu đòi hỏi nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong thời gian tới.
Về khó khăn:
- Tuy đội ngũ giáo viên ngoại ngữ
được phủ kín, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về bằng cấp, nhưng số giáo
viên tiếng Anh đạt KNLNN theo chuẩn quốc tế còn hạn chế, đào tạo chủ yếu ở loại
hình tại chức, một bộ phận yếu kém về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; việc
sàng lọc đội ngũ giáo viên yếu kém rất khó khăn.
- Thiết bị, đồ dùng dạy học nói
chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo
dục.
- Ninh Bình tuy có tốc độ phát
triển kinh tế khá, nhưng vẫn là tỉnh nghèo, các nguồn lực đầu tư cho phát triển
giáo dục, trong đó có dạy và học ngoại ngữ, còn hạn chế.
Phần 2.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN "DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ
TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008 - 2020" CỦA TỈNH NINH BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học
ngoại ngữ mới ở các cấp học và ở các trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt
được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn
nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh
niên Ninh Bình tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại
ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường
hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của nhân
dân Ninh Bình, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Mục tiêu
cụ thể
a) Giáo dục phổ thông: Triển khai
thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt
buộc, theo lộ trình dự kiến sau (chi tiết xem phụ lục 6 và phụ lục 7):
- Cấp Tiểu học: Từ năm học 2010 -
2011, đã triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho học sinh lớp 3 ở 01
Trường Tiểu học (Kim Định, Kim Sơn). Năm học 2011-2012 đã có 11 trường (mỗi
huyện có 1 đến 2 trường) với 37 lớp (khoảng 8% học sinh lớp 3) và mở rộng dần
quy mô để đạt 100% số học sinh lớp 3 học tiếng Anh theo chương trình mới từ năm
học 2016 - 2017. Từ năm học 2018 - 2019, có 100% học sinh tiểu học từ lớp 3 đến
lớp 5 học theo chương trình mới.
- Cấp THCS: Từ năm học 2012 - 2013:
Triển khai dạy thí điểm chương trình mới cho lớp 6 (2 trường với 04 lớp). Từ
năm học 2014 - 2015, chọn 8 trường (mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 trường),
mỗi trường 3-4 lớp (tổng khoảng 28 lớp) để triển khai dạy chính thức cho học
sinh lớp 6; mở rộng dần để đạt khoảng 12% số trường với khoảng 12-15% học sinh
lớp 6 vào năm học 2015 - 2016 và 100% số trường và học sinh lớp 6 được học theo
chương trình mới vào năm học 2019 - 2020.
- Cấp THPT: Từ năm học 2014 - 2015,
thực hiện dạy thí điểm ở 02 trường THPT với 6 lớp 10. Từ năm học 2017 - 2018,
triển khai dạy chương trình Tiếng Anh mới 10 năm cho học sinh lớp 10 ở 4 trường
với 12 lớp, các năm sau mở rộng dần, đến năm học 2020 - 2021, có 100% số trường
và khoảng 30 - 40% số lớp 10 (108 lớp) học theo chương trình mới.
b) Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục
thường xuyên và dạy nghề:
- Triển khai chương trình đào tạo
tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số lượng
học sinh trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 2012 - 2013, 50%
vào năm 2015 - 2016 và đạt 100% vào năm học 2019 - 2020;
- Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ
trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù
hợp với các cấp học, trình độ đào tạo, góp phần tích cực vào công tác bồi
dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu
người học.
c) Giáo dục Đại học: Triển khai
chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học cho
khoảng 10-20% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học từ năm học 2012 - 2013; đạt
50-70% vào năm học 2014 - 2015 và đạt 100% vào năm học 2018 - 2019;
d) Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho
cán bộ, công chức, viên chức:
- Đối với giáo viên Tiếng Anh:
Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh, phấn đấu cấp Tiểu
học có 50% đạt trình độ B2 vào năm 2015 và 100% đạt B2 vào năm 2017; cấp THCS
có 40% đạt trình độ B2 vào năm 2015 và 100% đạt B2 vào năm 2017, cấp THPT có
30% đạt trình độ C1 vào năm 2015 và 100% đạt C1 vào năm 2018;
- Đối với cán bộ, công chức, viên
chức (có chuyên môn đào tạo là không phải là ngoại ngữ): Phấn đấu có tỉ lệ cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
có trình độ tiếng Anh từ B1 trở lên đạt 3% vào năm 2015 và đạt 10% vào năm 2020
(Xem phụ lục 11).
II. NHIỆM VỤ
1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy
và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh
và một số ngoại ngữ khác.
2. Khảo sát, đánh giá dạy và học
ngoại ngữ theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa theo khung
trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại
ngữ quốc tế thông dụng theo quy định của Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020.
3. Thực hiện chương trình mới đào
tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt
nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt
trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3
theo KNLNN.
Khuyến khích các trường THPT trên
địa bàn chủ động thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trình
độ ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên trong các cơ sở của mình.
Ngoài chương trình đào tạo môn
ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh trung học có thể tự chọn học thêm
một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện
từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông. Trước mắt, ưu tiên bố trí dạy ngoại ngữ 2 ở các
trường THCS trọng điểm chất lượng cao của các huyện, thị xã, thành phố; trường THPT
chuyên và một số trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện các chương trình dạy và
học bằng ngoại ngữ cho 5 môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học ở
các trường trung học phổ thông, trước hết là triển khai ở trường THPT chuyên
của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Triển khai đào tạo theo chương
trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở mức trình độ
tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3
theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương
trình đào tạo ngoại ngữ có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù
hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau.
5. Triển khai đào tạo theo chương
trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học. Nội dung chương trình đào tạo
ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối
tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo
chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã
học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông.
Đối với giáo dục đại học chuyên ngữ
(dự kiến sau 2015 ở trường Đại học Hoa Lư), phải đạt trình độ bậc 5; đối với
giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải đạt trình độ
tới thiểu là bậc 3 theo KNLNN sau khóa tốt nghiệp.
6. Thực hiện đổi mới chương trình
đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.
Chương trình đào tạo ngoại ngữ áp
dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong
phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học, có
tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy.
Chương trình đào tạo ngoại ngữ
trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu nội dung, chất
lượng. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở
giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức
chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.
7. Thực hiện đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu
hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu
quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.
III. GIẢI PHÁP
1. Thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh
để tham mưu xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, gồm
đại diện lãnh đạo các Sở, Ngành có liên quan, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phụ trách khối Văn xã làm Trưởng ban.
2. Tổ chức rà soát, quy hoạch, xây
dựng, bổ sung kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, sàng lọc, tuyển dụng
đội ngũ giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục trong tỉnh, bảo đảm đáp
ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo của giáo viên ngoại ngữ.
- Tiếp tục thực hiện việc rà soát,
đánh giá đội ngũ giáo viên ngoại ngữ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng
lực ngoại ngữ, để đạt trình độ theo KNLNN cho đội ngũ giáo viên, giảng viên
ngoại ngữ trong các cấp học, ngành học. Đối với giáo dục phổ thông, khoảng 110
giáo viên Tiếng Anh Tiểu học và THCS phải tự học, tự bồi dưỡng để có trình độ
tối thiểu A2, khoảng 50 giáo viên Tiếng Anh THPT phải tự học để đạt trình độ
tối thiểu là B1; từ đó tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT và Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức để từng bước đạt trình độ quy định (phụ lục 8). Không bố
trí kinh phí để tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên
Tiếng Anh phổ thông từ A1 lên A2, cho giáo viên Tiếng Anh cấp THPT từ A2 lên
B1. Mỗi giáo viên được hỗ trợ 01 lần kinh phí thi khảo sát cấp chứng chỉ năng
lực theo KNLNN, nếu dự thi không đạt lần sau thi phải đóng góp kinh phí theo
quy định.
- Tổ chức triển khai các lớp bồi
dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng đạt chuẩn chính quy cho
giáo viên tốt nghiệp loại hình tại chức và các lớp bồi dưỡng khác theo chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có chính sách khuyến khích giáo viên ngoại ngữ tự
học, tự bồi dưỡng đạt chuẩn KNLNN theo quy định.
- Thực hiện việc tuyển dụng giáo
viên ngoại ngữ các cấp học hàng năm phù hợp với các quy định, tiêu chí hiện
hành, nhằm bổ sung, chuẩn hóa về trình độ đào tạo đội ngũ theo quy định. Ngoài
bằng cấp chuyên môn theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên Tiểu học và THCS
cần phải có chứng chỉ xác nhận trình độ ngoại ngữ theo KNLNN từ B2 (bậc 4/6)
trở lên, giáo viên THPT có chứng chỉ từ C1 (bậc 5/6) trở lên của cơ quan, tổ
chức được phép đánh giá, cấp chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo KNLNN chung và
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ưu tiên cử giáo viên trẻ (dưới 40
tuổi) thuộc các bộ môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học đi học
ngoại ngữ để đạt trình độ tối thiểu B1 (nêu trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức, chuyên ngành đào tạo không phải là
ngoại ngữ, xem phụ lục 11, 12). Xây dựng lộ trình, chọn cử giáo viên trung học
ở các bộ môn này đi học Tiếng Anh chuyên ngành để dạy các môn Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Tin bằng Tiếng Anh (kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho giáo viên Toán, Lý,
Hóa, Sinh, Tin nêu trong phụ lục 8).
- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp
đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích bồi dưỡng giáo viên qua các khóa tập huấn quốc
tế trong nước và ngoài nước, được cấp chứng chỉ quốc tế (Kế hoạch cử giáo viên
Tiếng Anh đi học tập, bồi dưỡng ở nưới ngoài, phụ lục 8);
- Tăng cường đầu tư mọi mặt để nâng
cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở,
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình, Khoa Ngoại ngữ - Tin học của
Trường Đại học Hoa Lư để trở thành những đầu mối đào tạo, liên kết đào tạo;
thực hiện việc kiểm tra, liên kết để kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực
ngoại ngữ của giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên của tỉnh;
- Khuyến khích, tạo cơ chế thuận
lợi để các trường liên kết, hợp tác giảng dạy, đào tạo, tuyển dụng người Việt
Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đủ trình độ ngoại ngữ làm giáo viên
dạy ngoại ngữ trong các nhà trường. Thu hút sự giúp đỡ, tham gia đào tạo của
các tổ chức, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng đến từ những nước nói
tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
3. Nghiên cứu, tham mưu để điều
chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, chế độ cần thiết, phù hợp,
đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong các cơ sở giáo
dục có dạy và học ngoại ngữ.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
những cơ chế, chính sách phù hợp của tỉnh dành cho đội ngũ giáo viên, giảng
viên ngoại ngữ các cấp học; có chính sách sàng lọc, tinh giản hoặc bố trí, sắp
xếp lại đối với một bộ phận giáo viên ngoại ngữ năng lực yếu, không đáp ứng được
yêu cầu mới. Cụ thể ở giáo dục phổ thông như sau:
+ Đến tháng 8/2015 không còn giáo
viên Tiếng Anh phổ thông có trình độ ngoại ngữ từ bậc A2 trở xuống;
+ Đến tháng 8/2017 không còn giáo
viên Tiếng Anh Tiểu học và THCS có trình độ dưới chuẩn theo KNLNN.
+ Đến tháng 8/2018 không còn giáo
viên Tiếng Anh THPT có trình độ dưới chuẩn theo KNLNN.
Những giáo viên tuổi cao (nam 50
tuổi, nữ 45 tuổi trở lên) không đáp ứng được yêu cầu có thể bố trí công việc
khác (nếu phù hợp), các đối tượng khác không đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều
kiện cho chuyển công tác hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc (nếu sau 2 năm, xếp
loại không hoàn thành nhiệm vụ).
- Chuẩn bị các điều kiện để đến năm
học 2012 - 2013, lấy môn ngoại ngữ là một trong những môn thi tuyển sinh vào
lớp 10 THPT.
- Thực hiện các chính sách đầu tư,
các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục có đào tạo
ngoại ngữ hoặc được giao liên kết đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ. Xây dựng Trung
tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, Khoa Ngoại ngữ - Tin học thuộc Trường Đại
học Hoa Lư thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ có chất lượng; ngoài
việc đào tạo theo nhu cầu còn góp phần tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng
ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu
hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích
đầu tư nước ngoài để phát triển mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ;
- Triển khai thực hiện tốt các quy
định về việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ (xem phụ lục 9)
- Mua sắm thiết bị tối thiểu phục vụ
cho việc dạy và học ngoại ngữ trong các cấp học, trình độ đào tạo; đảm bảo tiêu
chuẩn phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện;
- Từng bước đầu tư mua sắm các
thiết bị dạy và học ngoại ngữ phù hợp cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình
triển khai đề án, bảo đảm 100% các trường lần lượt đều có phòng học tiếng nước
ngoài và có phòng nghe nhìn;
- Xây dựng và triển khai kế hoạch
bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy và học ngoại
ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong
dạy và học ngoại ngữ
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục
mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc
gia có ngôn ngữ phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở tỉnh; thực hiện các
chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các giáo viên người nước ngoài tham gia đào tạo ngoại ngữ trong
các trường cao đẳng, đại học của tỉnh;
- Phấn đấu từ nay đến năm 2015 tổ
chức được cho 35-40% số giảng viên, giáo viên ngoại ngữ của các trường cao
đẳng, đại học và một bộ phận giáo viên ngoại ngữ của các trường phổ thông, dạy
nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hoặc
dài hạn ở nước ngoài.
6. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ
trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ;
tạo động lực cho giáo viên ngoại ngữ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn là
chủ yếu, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung chương trình, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và về phương pháp giảng dạy;
- Tăng cường công tác tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới;
- Xây dựng và phát huy mạnh mẽ các
môi trường tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ của mọi đối tượng;
- Xây dựng môi trường làm việc có
sử dụng ngoại ngữ ở các cơ quan, đơn vị; gắn yêu cầu về ngoại ngữ trong việc
tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức nhà nước;
- Duy trì thường xuyên, mở rộng,
nâng cao chất lượng các chương trình tiếp sóng truyền hình, phát thanh dành
riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sử dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các
đài truyền thanh và truyền hình của nước ngoài. Khuyến khích mua, đọc các loại
báo, tạp chí bằng ngoại ngữ trong các nhà trường; tổ chức các hoạt động văn hóa,
âm nhạc, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá có sử dụng ngoại ngữ;
- Khuyến khích phát triển các câu
lạc bộ ngoại ngữ của giáo viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục có dạy
ngoại ngữ.
- Từng bước tổ chức bồi dưỡng ngoại
ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh (chuyên ngành đào tạo
không phải là ngoại ngữ), nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trẻ (từ 40 tuổi trở xuống) nâng dần trình độ từ A1 lên B1 (phụ lục 11,12,12a);
ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh, đối tượng được tiếp
tục đào tạo ở trình độ sau Đại học, giáo viên trung học dạy các bộ môn Toán,
Lý, Hóa, Sinh, Tin học. Khuyến khích những người lớn hơn 40 tuổi (không quá 45
tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam) đi học ngoại ngữ theo kế hoạch này.
IV. DỰ TOÁN KINH
PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Tổng dự toán
kinh phí thực hiện: 224.985 triệu đồng (Hai trăm hai bốn tỷ chín
trăm tám lăm triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí thi khảo sát năng lực cho
giáo viên tiếng Anh theo KNLNN và đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực,
trình độ tiếng Anh cho giáo viên: 40.997 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh (Phụ lục 12):
39.688 triệu đồng.
- Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị
dạy học ngoại ngữ cho các trường (phụ lục số 9): 144.300 triệu đồng.
2. Nguồn kinh
phí và lộ trình thực hiện (Phụ lục số 10):
2.1. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí từ ngân sách Trung ương
(Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo, Dự án tăng cường dạy và
học trong hệ thống giáo dục Quốc dân): 159.369 triệu đồng.
- Kinh phí của tỉnh, huyện, xã (tối
đa) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác: 65.616 triệu đồng.
2.2. Cơ chế đầu tư:
- Kinh phí thi khảo sát năng lực
cho giáo viên tiếng Anh theo KNLNN và đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực,
trình độ tiếng Anh cho giáo viên nêu trong phụ lục 8: Ngân sách Trung ương 80%,
ngân sách tỉnh, huyện, xã 20%.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nêu trong phụ
lục 12:
+ Các lớp do Sở Giáo dục và đào tạo
tổ chức: Chi từ ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo
dục và Đào tạo, Dự án tăng cường dạy và học trong hệ thống giáo dục Quốc dân).
+ Các lớp do Sở Nội vụ tổ chức: Chi
từ ngân sách tỉnh.
- Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị
dạy học ngoại ngữ cho các trường:
+ Thuộc cấp huyện: Ngân sách trung
ương 70%, ngân sách tỉnh (tối đa) 10%, ngân sách địa phương (huyện, xã) 20% và
các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
+ Thuộc cấp tỉnh (THPT): Ngân sách
trung ương 70%, ngân sách tỉnh (tối đa) 30% và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2.3. Lộ trình đầu tư kinh phí:
- Giai đoạn 2008 - 2011: 1.295
triệu đồng từ ngân sách Trung ương.
- Giai đoạn 2012 - 2015: 68.903
triệu đồng trong đó ngân sách trung ương: 48.424 triệu đồng; Ngân sách tỉnh
(tối đa) 15.107 triệu đồng; Ngân sách địa phương (huyện, xã) 5.372 triệu đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 154.787
triệu đồng trong đó ngân sách trung ương: 109.650 triệu đồng; Ngân sách tỉnh
(tối đa): 25.757 triệu đồng; Ngân sách địa phương (huyện, xã): 19.380 triệu
đồng.
Hằng năm, căn cứ vào nguồn lực được
Trung ương và Tỉnh phân bổ, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch cụ thể để
thực hiện và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Lộ trình
thực hiện
Kế hoạch được triển khai thực hiện
theo ba giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn 2008 - 2011: đã triển
khai thực hiện các nội dung để chuẩn bị các điều kiện thực hiện thí điểm các
chương trình ngoại ngữ mới và chuẩn bị để triển khai đại trà ở các cấp học phổ
thông.
- Rà soát, khảo sát, đánh giá thực
trạng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên ngoại ngữ phổ thông để chuẩn bị triển khai các chương trình ngoại ngữ mới
ở cấp tiểu học vào năm học 2011 - 2012 và cấp trung học vào năm học 2012 - 2013
theo kế hoạch;
- Rà soát, đánh giá thực trạng và
triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại
ngữ cho các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;
- Tăng cường trang thiết bị dạy
học, xây dựng phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương
tiện cho một số trường học ở các cấp học;
- Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch
triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm của địa phương trong giai đoạn từ 2011
cho đến 2020;
- Xây dựng môi trường làm việc, văn
hóa, thông tin theo hướng hỗ trợ sử dụng thường xuyên và hiệu quả ngoại ngữ,
nâng cao động lực học ngoại ngữ trong thế hệ trẻ;
Năm học 2010 - 2011 đã tiến hành
thí điểm chương trình 10 năm ở phổ thông ở 01 trường Tiểu học (đã thực hiện dạy
cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Kim Định, huyện Kim Sơn với 2 lớp; năm học
2011 - 2012 dạy cho học sinh lớp 3 ở 11 trường với 37 lớp).
b) Giai đoạn 2012 - 2015: Trọng tâm
của giai đoạn này là triển khai đại trà chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ
thông và chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với các cấp học.
- Từ năm học 2011 - 2012, triển
khai chương trình ngoại ngữ 10 năm theo các mục tiêu đề ra cho các cấp học phổ
thông;
- Tiếp tục tuyển dụng bổ sung giáo
viên ngoại ngữ còn thiếu. Tổ chức các lớp tại chức, tập trung để đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ từ A2
lên B1 và từ B1 lên B2 đối với giáo viên Tiểu học và THCS; từ B1 lên B2 và từ
B2 lên C1 đối với giáo viên cấp THPT (phụ lục 8). Từng bước tổ chức thi cấp
chứng chỉ theo KNLNN, mỗi năm tối thiểu khoảng 20% giáo viên được dự thi và
khoảng 10% được cấp chứng chỉ phù hợp (bằng hoặc cao hơn chuẩn quy định) với
cấp học.
- Tiếp tục xây dựng các phòng dạy
và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và phòng học đa phương tiện cho các trường
học các cấp.
- Từng bước đào tạo, nâng cao năng
lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức (không phải chuyên môn đào tạo
là ngoại ngữ), đạt 3% (mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia là 5%) số cán bộ,
công chức, viên chức đạt từ Bậc B1 trở lên (khoảng 510 người) vào năm 2015
(theo số liệu nêu ở phụ lục 11 và kế hoạch thực hiện nêu ở phụ lục 12).
c) Giai đoạn 2016 - 2020: trọng tâm
của giai đoạn này là triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên quy mô toàn
tỉnh và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả
các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
- Triển khai chương trình 10 năm
đối với 100% học sinh lớp 6 trong tỉnh; mở rộng dần thực hiện chương trình này
ở cấp THPT.
- Triển khai chương trình dạy và
học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học trong tỉnh.
- Triển khai dạy 5 môn tự nhiên
(Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin) ở trường THPT chuyên và một số trường trung học
trọng điểm của các huyện, Thị xã, Thành phố.
- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, sàng lọc, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại
ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt yêu
cầu về KNLNN được đào tạo, bồi dưỡng, dự thi và cấp chứng chỉ phù hợp (phụ lục
8); thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc bố trí công việc khác (nếu có) cho giáo
viên ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
- Tiếp tục xây dựng các phòng dạy
và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và phòng học đa phương tiện cho các trường
học các cấp.
- Tiếp tục đào tạo, nâng cao năng
lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức không phải chuyên ngữ, đạt 10%
(mục tiêu của Đề án ngoại ngữ Quốc gia là 30%) số cán bộ, công chức, viên chức
đạt từ bậc B1 trở lên vào năm 2020. Cụ thể: có khoảng 1200 đến 1300 cán bộ,
công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ B1 trở lên, trong
tổng số gần 5 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng về ngoại ngữ ở các bậc A1, A2 và B1 được nêu trong kế hoạch ở phụ lục 12.
2. Trách
nhiệm của các Sở, Ngành, các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có liên quan
a) Sở Giáo dục và Đào tạo là
cơ quan chủ trì có trách nhiệm:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch, gồm đại
diện lãnh đạo các Sở, cơ quan có liên quan, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh
làm Trưởng ban;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Sở, các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục, căn cứ thực
trạng tình hình dạy, học ngoại ngữ thuộc phạm vi phụ trách và chức năng, nhiệm
vụ được giao, tham mưu để xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa vào kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học hằng năm, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các Phòng Giáo dục và
Đào tạo thực hiện để từng bước hoàn thành Kế hoạch của tỉnh theo Đề án ngoại
ngữ Quốc gia 2020;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, cơ
quan có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa nội dung Kế
hoạch thành các chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện
Kế hoạch theo hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ trì và phối hợp với các ngành
liên quan tổng hợp, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên ngoại ngữ hằng năm theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo
kế hoạch chung của tỉnh. Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đủ năng lực,
trình độ để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ
thông.
- Chỉ đạo xây dựng các điều kiện
cho Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh:
để có thể tham gia nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ cho cán bộ, công
chức viên chức ngành giáo dục không phải chuyên ngành ngoại ngữ (trừ Đại học
Hoa Lư và Cao đẳng Y tế Ninh Bình); liên kết với các cơ sở đào tạo đại học để
bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông trong tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nội vụ: hướng dẫn
thực hiện các quy định về định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ
trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy ngoại ngữ; các cơ chế, chính sách
tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên ngoại ngữ;
- Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xác định kinh phí từ
nguồn ngân sách Trung ương và của tỉnh để thực hiện Kế hoạch theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
- Tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế
hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ hằng
năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (chuyên môn đào tạo không phải là
chuyên ngữ) trực thuộc Sở GD&ĐT, trực thuộc các phòng GD&ĐT theo yêu
cầu và chỉ tiêu đề ra.
b) Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm:
Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong lĩnh vực dạy nghề, phù hợp với lộ
trình, kế hoạch triển khai chung.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư có
trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành
phố, các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để
hướng dẫn, chỉ đạo, tổng hợp các kế hoạch triển khai thực hiện theo năm và từng
giai đoạn để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, trình UBND tỉnh
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp nhu cầu,
căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch.
d) Sở Tài chính có trách
nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, hằng năm căn cứ khả năng ngân sách của
tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và
đào tạo để thực hiện Kế hoạch theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước.
đ) Sở Nội vụ có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo: Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế của tỉnh để tham
mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung về tuyển
dụng, sử dụng, sàng lọc đội ngũ, định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại
ngữ phù hợp trong hệ thống giáo dục và yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ theo
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020;
- Chủ trì tổng hợp nhu cầu, xây
dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức hằng năm, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ (đạt mức
3 theo KNLNN) cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (chuyên môn đào tạo
không phải là chuyên ngữ); chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo
chỉ tiêu đề ra (trừ cán bộ, công chức, viên chức do Sở GD&ĐT đảm nhận tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng).
e) Sở Thông tin và Truyền
thông có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về các chương trình đổi mới công tác
giáo dục, đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu
mới; tạo môi trường văn hóa, điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ.
g) Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Chỉ đạo Phòng giáo dục và đào
tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
của huyện thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 của tỉnh trên địa bàn; kiểm
tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của huyện, định kỳ
báo cáo UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Chịu trách nhiệm chính trong việc
tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên ngoại ngữ cấp Tiểu
học và THCS; sắp xếp, bố trí công việc khác hoặc cho thôi việc đối với một bộ
phận giáo viên ngoại ngữ không hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và tự
học, tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu mới; cử và hỗ trợ kinh phí (tiền đi
đường, tiền lưu trú, trền nghỉ… theo quy định của Nhà nước) cho giáo viên ngoại
ngữ thuộc quyền quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Sở Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức (chuyên môn không phải là chuyên ngữ) hằng năm,
trong đó có chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ (đạt bậc 3 theo KNLNN),
gửi Sở Nội vụ tổng hợp và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được
đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ theo chỉ tiêu của Kế hoạch đề ra;
- Chỉ đạo để xây dựng quy hoạch
mạng lưới trường lớp hợp lý, nhất là cấp THCS trên địa bàn, đảm bảo xây dựng cơ
sở vật chất trường Tiểu học và THCS đáp ứng yêu cầu dạy và học, trong đó có dạy
và học ngoại ngữ;
- Bám sát sự chỉ đạo của tỉnh để
triển khai thống nhất, đồng bộ trên địa bàn huyện, phù hợp với yêu cầu, kế
hoạch chung của tỉnh.
h) Các cơ sở giáo dục có dạy
ngoại ngữ có trách nhiệm:
- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên,
giáo viên, nhân viên nghiên cứu, quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu và các mục
tiêu, nhiệm vụ nêu trong Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và của Kế hoạch của
tỉnh; đặc biệt quán triệt sâu sắc đến giáo viên ngoại ngữ;
- Căn cứ vào kế hoạch, lộ trình
thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của tỉnh để xây dựng kế hoạch phù hợp
với điều kiện của đơn vị để thực hiện các mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên
ngoại ngữ theo chuẩn KNLNN của ngành học, cấp học; tạo điều kiện cho giáo viên,
giảng viên ngoại ngữ được tự học, tự bồi dưỡng, được kiểm tra năng lực ngoại
ngữ theo KNLNN và được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của
tỉnh; từng bước xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy
và học ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và kế hoạch của tỉnh.
- Thực hiện việc đánh giá, xếp loại
viên chức khách quan, công bằng, chính xác, nhất là viên chức thuộc đối tượng
được đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ; lấy kết quả học tập, bồi dưỡng về ngoại
ngữ để đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ và mức độ hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm
quyền được nêu trong kế hoạch của tỉnh thuộc trác nhiệm của cơ sở giáo dục;
Riêng Trường Đại học Hoa Lư có kế
hoạch từng bước tăng cường đầu tư đội ngũ và cơ sở vật chất cho dạy và học để
nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của Khoa Tin học và Ngoại ngữ, làm đầu mối
liên kết để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trong khối đại
học, cao đẳng và dạy nghề; thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho
cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh (trừ cán bộ, công chức, viên chức do Sở
GD&ĐT đảm nhận tổ chức đào tạo, bồi dưỡng); liên kết để tổ chức thi xác
nhận trình độ ngoại ngữ theo KNLNN.
- Định kỳ báo cáo việc thực hiện kế
hoạch về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục
và Đào tạo. (Riêng kế hoạch thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của đơn vị,
gửi cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 15/10/2012).
i) Cán bộ, công chức, viên
chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
cấp tỉnh, cấp huyện:
- Những người có chuyên môn đào tạo
không phải là ngoại ngữ dưới 40 tuổi (tính đến thời điểm năm 2012) phải tham
gia đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ để đạt trình độ bậc 3/6 (B1) trước năm
2020, là một yêu cầu bắt buộc; trong đó ưu tiên cho những người ở các ngành,
nghề cần sử dụng ngoại ngữ được đào tạo, bồi dưỡng trước;
- Đối với giáo viên, giảng viên
ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục công lập được kiểm tra, đánh giá theo KNLNN
chung Châu Âu (được hỗ trợ kinh phí 01 lần dự kiểm tra, khảo sát). Trên cơ sở
kết quả khảo sát, mỗi cá nhân phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học tập về
ngoại ngữ; chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của tỉnh
để đạt trình độ theo yêu cầu quy định; chấp hành việc bố trí, sắp xếp, chấm dứt
hợp đồng làm việc khi không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy mới;
- Cán bộ, công chức, viên chức được
cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ngoại ngữ được hưởng chế độ theo
chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định và
được hỗ trợ một lần học phí cho chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu; trường hợp
nếu không đạt, người học phải tự túc kinh phí để học lại.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề
án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -
2020" tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh yêu cầu các Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiêm
túc triển khai thực hiện đạt kết quả./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- BCĐ thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện thành phố, thị xã;
- Lưu: VT, VP2, VP4, VP5, VP6, VP7.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Dung
|