BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 431/KH-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 06 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO TỪ XA GIAI ĐOẠN 2015-2020”
Thực hiện Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai
đoạn 2015- 2020” (Đề án 1559), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện
Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020” như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển đào tạo từ xa trong giai đoạn 2015-2020 đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Làm căn cứ để các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, tổ chức thực hiện, kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án 1559 của Thủ tướng Chính phủ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng và hoàn thiện các
chính sách phát triển đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo
từ xa cấp văn bằng:
a) Xây dựng và ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình
độ đại học thay thế các quy định về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp bằng tốt
nghiệp đại học theo hình thức giáo dục từ xa tại Quyết định số
40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng
tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa (Quy chế 40), trong đó quy định rõ, cụ
thể các tiêu chí đảm bảo chất lượng đối với chương trình đào tạo từ xa.
b) Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình đào tạo từ xa.
2. Phát triển mạng lưới các cơ
sở giáo dục cung cấp các chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng của hệ thống
giáo dục quốc dân và khuyến khích các cơ sở giáo dục áp dụng công
nghệ đào tạo từ xa tiên tiến:
a) Thực hiện hiệu quả Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng
và triển khai đào tạo theo phương thức E-learning tại Viện Đại học Mở Hà Nội và
Dự án Tăng cường năng lực các nước Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam (CMLV)
về việc thành lập đại học mạng (ASEAN Cyber University) tại Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội từ nguồn tài trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Thực hiện
chuyển giao công nghệ đào tạo từ xa, công nghệ sản xuất học liệu tiên tiến cho
các cơ sở giáo dục khác trong phạm vi cả nước.
b) Đẩy mạnh các chương trình đào tạo từ xa cấp chứng
chỉ, chương trình phổ biến kiến thức tại các cơ sở giáo dục thường xuyên nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội
học tập.
c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đầu tư và sử dụng
công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến để triển khai các chương trình đào tạo từ xa
cấp văn bằng.
d) Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục trong
nước với các cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác chuyển
giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo từ xa tiên tiến trên thế giới.
3. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, triển khai kiểm định các chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ
chức thực hiện các chương trình đào tạo từ xa cấp
văn bằng của các cơ sở giáo dục đã được cấp
phép.
b) Triển khai kiểm định đối với tất cả các chương
trình đào tạo từ xa cấp văn bằng đã được cấp phép. Khuyến khích các cơ sở giáo
dục cung cấp các chương trình đào tạo từ xa được kiểm định bởi tổ chức kiểm định
quốc tế có uy tín được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý, giáo viên và giảng viên tham gia đào tạo từ xa:
a) Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ và các giáo viên, giảng viên làm công tác đào tạo từ xa.
b) Các cơ sở giáo dục đã được cấp phép tổ chức đào
tạo từ xa cấp văn bằng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng biên
soạn nội dung, chương trình, thiết kế học liệu, phương pháp giảng dạy, kiểm tra
đánh giá, nghiệp vụ quản lý và tổ chức đào tạo từ xa để tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý làm công tác đào tạo từ xa.
5. Tuyên truyền và quảng bá các
thông tin liên quan đến Đề án 1559 và triển
khai các nhiệm vụ của Đề án 1559:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền phù hợp trên các phương tiện thông tin đại
chúng về các nội dung của Đề án 1559.
b) Tổ chức các hội thảo, hội nghị sơ kết và tổng kết
về việc thực hiện Đề án 1559.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chủ yếu từ:
1. Nguồn thu của các cơ sở giáo dục.
2. Nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần và trực
tiếp cho người học thuộc các đối tượng chính sách theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch công
tác hàng năm, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp tình hình, đánh
giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng về các biện
pháp cần thiết, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ; xây dựng
Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa thay thế Quy chế 40, hoàn thành trước
Quý III năm 2016; chỉ đạo, giám sát việc triển khai kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo từ xa của các cơ sở giáo dục đại học; chỉ đạo công tác phối hợp,
chuyển giao công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến với các cơ sở giáo dục khác trên
cả nước; tuyên truyền và quảng bá các thông tin liên quan đến Đề án 1559 và triển
khai các nhiệm vụ của Đề án 1559.
2. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan
xây dựng Thông tư ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
từ xa và các văn bản hướng dẫn triển khai, hoàn thành trước Quý III năm 2017;
chỉ đạo các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục xây dựng chương trình đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên để triển khai đánh giá, kiểm định các chương
trình đào tạo từ xa cấp văn bằng.
3. Vụ Giáo dục Thường xuyên chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo tổ chức, triển
khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng từ xa ngắn hạn, chương trình phổ biến
kiến thức phục nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
4. Cục Công nghệ
thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo, giám
sát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển đào tạo từ xa của Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Đại học Mở Hà Nội theo đúng kế hoạch đã được
phê duyệt; chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong các hoạt động quản lý và đào tạo từ xa.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học và các đơn vị liên quan bố trí
kinh phí để thực hiện Đề án 1559 theo quy định.
6. Các cơ sở giáo dục nghiên
cứu và phát triển công nghệ hoặc tiếp nhận công nghệ đào tạo từ xa tiên
tiến để áp dụng triển khai đào tạo từ xa; chú trọng xây dựng và phát triển các chương
trình, học liệu đào tạo từ xa các ngành, nghề, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của
người dân, xây dựng xã hội học tập; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và giảng viên tham gia đào tạo từ xa. Các
cơ sở giáo dục cung cấp chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng xây dựng báo
cáo tự đánh giá, chuẩn bị minh chứng và đăng ký kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo từ xa với các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đã được cấp
phép hoạt động hoặc các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được cơ quan có thẩm
quyền công nhận.
7. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch,
các đơn vị kịp thời phản ánh các vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc về Bộ Giáo dục
và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học) để tổng hợp,
báo cáo Bộ trưởng xem xét, xử lý./.
Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban quốc gia Đổi mới GD&ĐT;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT;
- Các cơ sở giáo dục;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, GDĐH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|